Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

phát triển thị trường tiêu thụ phân bón của doanh nghiệp tiến nông thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.92 KB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


NGUYỄN DỤNG TUẤN



PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ PHÂN BÓN
CỦA DOANH NGHIỆP TIẾN NÔNG – THANH HÓA




LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 603405



Người hướng dẫn khoa học: TS BÙI THỊ GIA






HÀ NỘI – 2011
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
…………………………… i

LỜI CAM ðOAN




Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là trung thực và hoàn toàn chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một
học vị nào.
Tôi xin cam ñoan, mọi sự giúp ñỡ ñể hoàn thành luận văn này ñã
ñược cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ
nguồn gốc.


Tác giả luận văn


Nguyễn Dụng Tuấn









Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
…………………………… ii



























Trong quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp, tôi xin
ñược bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo và cán
bộ của trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, về sự hướng dẫn,
khích lệ và giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu
tại trường.
ðặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Cô giáo
– Tiến sĩ Bùi Thị Gia, người ñã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi
trong suốt quá trình làm luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh ñạo và tập thể cán bộ

doanh nghiệp Tiến Nông – Thanh Hóa về sự giúp ñỡ, hộ trợ và
cung cấp các tài liệu, số liệu liên quan phục vụ cho việc nghiên
cứu luận văn.
Cảm ơn các em sinh viên khoa kinh tế - ðại học Công
Nghiệp TP. HCM cơ sở tại Thanh Hóa ñã giúp tôi thu thập một số
thông tin cho luận văn.
Lời cảm ơn chân thành nhất tôi xin gửi tới gia ñình, bạn bè
và ñồng nghiệp những người ñã giúp ñỡ, khuyến khích và tạo rất
nhiều ñiều kiện ñể tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin ñược gửi tới thầy cô, gia ñình, bạn bè và ñồng
nghiệp những tình cảm chân thành nhất và những lời chúc tốt ñẹp
nhất .



LỜI CẢM ƠN

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
…………………………… iii

MỤC LỤC
Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vii
1 MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài 2

1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
4
2.1. Các khái niệm 4
2.1.1 Các khái niệm về thị trường 4
2.1.2 Khái niệm phát triển thị trường 5
2.2 Vai trò và các phương pháp phát triển thị trường 6
2.2.1 Vai trò hoạt ñộng phát triển thị trường 6
2.2.2 Các phương pháp phát triển thị trường 7
2.3 Các nhân tố tác ñộng ñến phát triển thị trường 8
2.3.1 Môi trường kinh doanh 8
2.3.2 Tiềm năng và mục tiêu của doanh nghiệp 12
2.3.3 ðặc ñiểm của ngành phân bón 12
3.
ðẶC ðIỂM CỦA DOANH NGHIỆP VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
14

3.1 ðặc ñiểm của doanh nghiệp Tiến Nông – Thanh Hóa 14
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp Tiến Nông 14
3.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Doanh nghiệp Tiến Nông 16
3.1.3 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp Tiến Nông 16
3.1.4 Những ñặc ñiểm chính trong sản xuất kinh doanh của DN Tiến Nông 20
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
…………………………… iv

3.1.5 Kết quả kinh doanh của DN Tiến Nông giai ñoạn 2008 - 2010 26
3.2 Phương pháp nghiên cứu 28
4. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG PHÂN BÓN CỦA DN TIẾN NÔNG – THANH HÓA 31
4.1 Thực trạng thị trường phân bón của doanh nghiệp Tiến Nông 31

4.1.1 Sản lượng và doanh số tiêu thụ phân bón 31
4.1.2 Thị trường phân bón của doanh nghiệp Tiến Nông – Thanh Hóa 33
4.1.2.1 Thị trường theo khu vực 33
4.1.2.2 Thị trường theo ñối tượng khách hàng 37
4.1.2.3 Thị trường theo kênh phân phối 39
4.1.3 Thực trạng ñưa sản phẩm mới ra thị trường của Tiến Nông 42
4.1.4 Thực trạng chính sách giá sản phẩm của doanh nghiệp Tiến Nông 44
4.1.5 Thực trạng chính sách xúc tiến hỗn hợp của doanh nghiệp Tiến Nông 47
4.2 Giải pháp phát triển thị trường cho doanh nghiệp Tiến Nông 50
4.2.1 Mục tiêu của tỉnh Thanh Hóa và phương hướng phát triển
thị trường của doanh nghiệp 50
4.2.1.1 Mục tiêu của tỉnh Thanh Hóa 50
4.2.1.2 Phương hướng phát triển thị trường của doanh nghiệp Tiến Nông 53
4.2.2 Các giải pháp phát triển thị trường cho doanh nghiệp Tiến Nông 55
4.2.2.1 Tổ chức lại bộ phận marketing của doanh nghiệp Tiến Nông 55
4.2.2.2 Hoàn thiện chính sách sản phẩm của doanh nghiệp Tiến Nông 58
4.2.2.3 Hoàn thiện chính sách giá sản phẩm phân bón của Tiến Nông 65
4.2.2.4 Phân vùng thị trường và có chính sách phân phối sản phẩm phù hợp 69
4.2.2.5 Hoàn thiện chính sách xúc tiến hỗn hợp của Tiến Nông 77
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84
5.1 Kết luận 84
5.2 Kiến nghị 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
…………………………… v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DN Doanh nghiệp
Cty Công ty

ðL ðại lý
SP Sản phẩm
SL Sản lượng
SXKD Sản xuất kinh doanh
KHKT Khoa học kỹ thuật
CNH – HðH Công nghiệp hóa – Hiện ñại hóa
ðH ðại học
Cð Cao ñẳng
Gð Giám ñốc
PGð Phó giám ñốc
HðQT Hội ñồng quản trị
TC – HC – NS Tổ chức – Hành chính – Nhân sự












Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
…………………………… vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

3.1 Số lao ñộng của DN Tiến Nông 22
3.2 ðặc ñiểm nguồn vốn của DN Tiến Nông 23
3.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật của DN Tiến Nông 24
3.4 Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Tiến Nông 27
3.5 Các tỷ số về hoạt ñộng kinh doanh 28
3.6 Danh sách các ñại lý chọn phỏng vấn 29
4.1 Sản lượng phân bón tiêu thụ của doanh nghiệp Tiến Nông 31
4.2 Doanh số tiêu thụ các loại phân bón của doanh nghiệp Tiến Nông 32
4.3 Số lượng ñại lý của Tiến Nông tại các huyện trong tỉnh Thanh Hóa 34
4.4 Biến ñộng về số ñại lý trong tỉnh của DN Tiến Nông 35
4.5 Quy mô thị phần trong tỉnh Thanh Hóa năm 2010 36
4.6 Quy mô thị phần vùng lân cận Thanh Hóa năm 2010 37
4.7 Sản lượng tiêu thụ trên thị trường toàn quốc theo ñối tượng khách hàng 38
4.8 Sản lượng tiêu thụ theo kênh phân phối trên thị trường toàn quốc 40
4.9 Phân bổ số ñại lý cấp 1 ở các tỉnh thành năm 2010 41
4.10 Bảng tỷ lệ hiện diện phân bón Tiến Nông tại các ñại lý (2010) 42
4.11 Bảng so sánh giá sản phẩm Tiến Nông so với sản phẩm cùng loại
của công ty Bình ðiền – Long An ( tháng 02/2011) 46
4.12 Tỷ lệ các ñại lý dán Poster chương trình khuyến mại của Tiến Nông 48
4.13 ðề suất ña dạng số nhãn hàng và dòng phân bón Tiến Nông 62
4.14 ðề xuất chính sách giá ñối với thị trường từng khu vực 67
4.15 Dự kiến sản lượng phân bón Tiến Nông khi phân vùng tại thị trường
Thanh Hóa tới năm 2015 72
4.16 ðề xuất phát triển ñại lý phân bón Tiến Nông tại các khu vực ngoài tỉnh
Thanh Hóa tới năm 2015 74
4.17 ðề xuất các giải pháp kích thích tiêu thụ phân bón Tiến Nông 81





Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
…………………………… vii

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang
2.1 Các kênh cho hàng hóa tiêu dùng cá nhân 11
3.1 Mô hình tổ chức của doanh nghiệp Tiến Nông – Thanh Hóa 17
4.1 ðề xuất mô hình phòng marketing DN Tiến Nông - Thanh Hóa 56
4.2 ðề xuất mô hình hệ thống kênh phân phối cho công ty Tiến Nông 76















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
…………………………… 1

1. MỞ ðẦU


1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
- Việt Nam ñã và ñang phát triển nền kinh tế thị trường, với các chính sách kinh tế
mở và chiến lược tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển kinh tế thị trường ñã,
ñang và sẽ ñặt nền kinh tế nước ta nói chung và các doanh nghiệp nói riêng ñối diện với
những thách thức, khó khăn trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt mang tính quốc tế
nhằm giành giật khách hàng và mở rộng thị trường.
- ðể có thể tồn tại và phát triển bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh nào cũng ñều
phải có những biện pháp nhằm duy trì và phát triển thị trường của mình, ñó là ñiều tất
yếu của kinh doanh hiện ñại song ñể có ñược chiến lược phát triển thị trường phù hợp
với hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của mình doanh nghiệp cần phải dựa vào tiềm lực
của bản thân xu hướng vận ñộng của xã hội mà ñưa ra những giải pháp hữu hiệu nhất
nhằm phát triển thị trường. ðây chính là vấn ñề mà DN Tiến Nông – Thanh Hóa dành
nhiều thời gian quan tâm nhất trong chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ phân bón
của mình nhằm tìm ra thị trường mới xâm nhập, củng cố và duy trì thị trường truyền
thống.
- Khách hàng phân bón của doanh nghiệp Tiến Nông là các Tổng công ty, các
nông lâm trường, các công ty vật tư nông nghiệp, các HTX dịch vụ nông nghiệp, các
hội nông dân và các ñại lý tại các tỉnh trên toàn quốc. Tuy nhiên khách hàng chủ yếu là
trong tỉnh, thị trường ñã ñược mở rộng ra các tỉnh lân cận nhưng thực chất chỉ có bề
rộng, chưa có chiều sâu các khách hàng chưa thực sự trung thành với sản phẩm phân
bón của Tiến Nông. Chưa tạo ra ñược các kênh phân phối vững chắc, chất lượng sản
phẩm chưa thật cao, sức cạnh tranh trên thị trường còn kém.
- Trong bối cảnh cạnh tranh mang tính toàn cầu như ngày nay, ñể các doanh
nghiệp phân bón nói chung và DN phân bón Tiến Nông nói riêng có thể tồn tại và phát
triển phải có giải pháp phát triển thị trường. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản
phẩm phân bón Tiến Nông trên thị trường trong tỉnh, trong nước, khu vực và thế giới ñể
có thể mở rộng thị trường. Doanh nghiệp phải tự nhìn nhận ñánh giá ñúng về trình ñộ,
năng lực quản lý, chiến lược phát triển và kinh doanh, nguồn lực con người, chất lượng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
…………………………… 2


và giá thành sản phẩm, mạng lưới tiêu thụ, khả năng tiếp thị, … thì mới có khả năng
chiếm lĩnh ñược thị trường lớn trong nước và khu vực.
- Doanh nghiệp Tiến Nông ñang ñứng trước một thực trạng lớn sau 15 năm hoạt
ñộng là chưa xây dựng ñược hệ thống kênh phân phối rộng khắp tại thị trường Việt
Nam. Hiện nay doanh nghiệp mới có ñại lý ở 10 tỉnh thành phố trong cả nước, chưa
phát triển ñược mức sản lượng tiêu thụ của các nhà phân phối hiện có. ðể có thể cạnh
tranh ñược với các ñối thủ, mở rộng thị trường tăng thị phần, tiến tới tăng doanh thu,
tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải ñưa ñược sản phẩm phân bón của
mình tới các tỉnh thành hiện chưa có ñại lý và tăng số lượng ñại lý tiêu thụ tại các tỉnh
thành ñã có ñại lý song còn ít.
- Vấn ñề cấp thiết của doanh nghiệp Tiến Nông là phải phát triển thị trường tiêu
thụ sản phẩm, từ ñó tăng thị phần trên thị trường dẫn tới tăng doanh thu và lợi nhuận,
phát triển bền vững hơn.
Từ thực tế ñó chúng tôi xin chọn ñề tài:

“PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU
THỤ PHÂN BÓN CỦA DOANH NGHIỆP TIẾN NÔNG – THANH HÓA”

làm ñề tài
nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Luận văn tập trung nghiên cứu ñánh giá hiện trạng thị trường tiêu thụ phân bón
của doanh nghiệp Tiến nông – Thanh Hóa, trên cơ sở ñó ñề xuất các giải pháp phát triển
thị trường phân bón cho doanh nghiệp.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
1. Luận văn làm rõ cơ sở lý luận về thị trường và phát triển thị trường.
2. ðánh giá thực trạng thị trường tiêu thụ phân bón theo kênh phân phối, theo ñối
tượng khách hàng, theo vùng lãnh thổ hiện có. Chỉ ra những kết quả ñạt ñược, những

tồn tại và nguyên nhân của doanh nghiệp Tiến Nông – Thanh Hóa.
3. Trên cơ sở phân tích thực trạng ñưa ra các giải pháp phát triển thị trường tiêu
thụ phân bón cho doanh nghiệp.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
…………………………… 3

1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu
ðề tài nghiên cứu những lý luận và thực tiễn về phát triển thị trường tiêu thụ phân
bón của doanh nghiệp Tiến Nông – Thanh Hóa.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung xem xét, phân tích ñánh giá những kết quả ñạt ñược và những
tồn tại trong việc phát triển thị trường tiêu thụ phân bón của doanh nghiệp Tiến Nông
từ năm 2008 tới năm 2010.























Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
…………………………… 4

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
2.1. Các khái niệm
2.1.1 Các khái niệm về thị trường
Thị trường là một phạm trù của kinh tế hàng hoá, thị trường xuất hiện ñồng thời
với sự ra ñời và phát triển của nền sản xuất hàng hoá, ñược hình thành trong lĩnh vực
lưu thông. ðã có rất nhiều quan ñiểm về thị trường ñược các nhà kinh tế học ñưa ra.
Theo các quan niệm cổ ñiển, thị trường là nơi mua bán hàng hoá, là nơi gặp gỡ ñể
tiến hành các hoạt ñộng mua bán giữa người mua và người bán [10].
Theo các nhà kinh tế học của Hội Quản trị Hoa Kỳ, thị trường là tổng hợp các lực
lượng và các ñiều kiện mà trong ñó người mua và người bán thực hiện các quyết ñịnh
chuyển giao hàng hoá và dịch vụ từ người bán sang người mua [10].
Theo quan ñiểm của marketing hiện ñại: Thị trường bao gồm những khách hàng
tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể; sẵn sàng có khả năng tham gia
chao ñổi ñể thỏa mãn nhu cầu và mong muốn ñó [2].
Thị trường có vai trò quan trọng tới các quyết ñịnh của doanh nghiệp, thị trường là
nơi ñể người mua và người bán tự tìm ñến với nhau qua trao ñổi, thăm dò, tiếp xúc ñể
nhận lấy lời giải ñáp mà mỗi bên cần biết, thông qua thị trường thì ba vấn ñề cơ bản của
một tổ chức kinh tế là: Sản xuất cái gì ? sản xuất như thế nào ? và sản xuất cho ai ?
ñược xác ñịnh. Các doanh nghiệp khi xây dựng chiến lược mà không dựa vào thị trường

ñể tính toán và kiểm chứng số cung, cầu thì chiến lược sẽ không có cơ sở khoa học và
mất phương hướng dẫn ñến dối loạn trong hoạt ñộng kinh doanh [10].
Tuỳ theo cách tiếp cận về thời gian , không gian, ñịa lý, thông tin có thể có
những khái niệm khác nhau, nhưng dù ñứng ở góc ñộ nào thì ñể tồn tại thị trường luôn
cần sự có mặt của 3 yếu tố sau ñây:
- Khách hàng ñược xem là yếu tố tiên quyết của thị trường, thị trường phải có
khách hàng nhưng không nhất thiết phải gắn với ñịa ñiểm cố ñịnh.
- Khách hàng phải có nhu cầu chưa ñược thoả mãn. ðây ñược xem là ñộng lực
thúc ñẩy khách hàng mua hàng hoá và dịch vụ.
- ðể việc mua bán hàng hoá và dịch vụ ñược thực hiện thì yếu tố quan trọng là
khách hàng phải có khả năng thanh toán.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
…………………………… 5

Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh, một cơ thể
sống của ñời sống kinh tế. Cơ thể ñó cần có sự trao ñổi chất với môi trường bên ngoài –
thị trường. Quá trình trao ñổi chất ñó càng diễn ra thường xuyên, liên tục với quy mô
càng lớn thì cơ thể ñó càng khỏe mạnh. Ngược lại, sự trao ñổi ñó diễn ra yếu ớt thì cơ
thể ñó có thể quặt quẹo và chết yểu [5].
Mặt khác, doanh nghiệp muốn tồn tại thì dứt khoát cũng phải có các hoạt ñộng
chức năng như: Sản xuất, tài chính, quản trị nhân lực…. Nhưng các chức năng quản lý
sản xuất, chức năng quản lý tài chính, chức năng quản lý nhân lực chưa ñủ ñảm bảo cho
doanh nghiệp tồn tại, và lại càng không có gì ñảm bảo chắc chắn cho sự thành công của
doanh nghiệp, nếu tách rời nó khỏi một chức năng khác - chức năng kết nối mọi hoạt
ñộng của doanh nghiệp với thị trường - chức năng phát triển thị trường [3].
Thị trường phân bón là tập hợp những nhu cầu mua và có khả năng mua sản phẩm
phân bón của nhà nông trên mọi vùng miền ñất nước và trên thế giới.
Như vậy, chỉ có phát triển thị trường mới có vai trò quyết ñịnh và ñiều phối sự kết
nối các hoạt ñộng kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường, có nghĩa là ñảm bảo cho
hoạt ñộng kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường – nhu

cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết ñịnh kinh
doanh.
2.1.2 Khái niệm phát triển thị trường
Dưới góc ñộ vi mô (góc ñộ của doanh nghiệp): Phát triển thị trường của doanh
nghiệp có thể hiểu là phát triển các yếu tố cấu thành nên thị trường của doanh nghiệp
bao gồm các yếu tố thị trường ñầu vào và các yếu tố thị trường ñầu ra [4].
Như vậy phát triển thị trường là một trong những yếu tố không thể thiếu trong các
chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, phát triển thị trường nhằm tìm kiếm cơ hội
hấp dẫn trên thị trường. Có rất nhiều cơ hội trên thị trường, nhưng chỉ những cơ hội phù
hợp với tiềm năng và mục tiêu của doanh nghiệp mới ñược gọi là cơ hội hấp dẫn.
Phát triển thị trường là các hoạt ñộng của doanh nghiệp nhằm tăng thêm thị phần
và thị trường (không những thị trường cũ doanh nghiệp ñã có mà còn phát triển thêm
các thị trường mới) từ ñó tăng thêm sản phẩm tiêu thụ, tăng lợi nhuận cho bản thân
doanh nghiệp [4].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
…………………………… 6

2.2 Vai trò và các phương pháp phát triển thị trường
2.2.1 Vai trò hoạt ñộng phát triển thị trường
Bất cứ doanh nghiệp nào dù ñang ở vị trí nào cũng có thể bị nhanh chóng bỏ lại
phía sau nếu không nắm bắt ñược thị trường. ðồng thời, phạm vi cạnh tranh có tính
chất toàn cầu lại tạo cơ hội cho bất cứ nhà kinh doanh nào cũng có thể chiếm lĩnh thị
trường nếu họ nhạy bén phát hiện ra xu thế hay những "kẽ hở" của thị trường ñể len
chân vào.
Nền kinh tế thị trường mở rộng trên mọi lĩnh vực kinh doanh cho nên ñối trọng
giữa các doanh nghiệp trên thị trường thay ñổi rất nhanh. Doanh nghiệp nào không
nhận thức ñược ñiều ñó, không nỗ lực tăng trưởng sẽ nhanh chóng tụt xuống thứ hạng
thấp hơn ở lĩnh vực kinh doanh của mình bởi trong nền kinh tế mà cạnh tranh ñược coi
là linh hồn của thị trường thì dậm chân tại chỗ cũng chính là bị tụt hậu, thậm chí có thể
dẫn tới phá sản.

Một doanh nghiệp muốn thành công thì không chỉ dành ñược một phần thị trường
mà phải luôn cố gắng vươn lên nằm trong nhóm doanh nghiệp dẫn ñầu tại lĩnh vực mà
nó tham gia. Khai thác thị trường hiện có theo chiều sâu và mở rộng thị trường theo
chiều rộng ñược xem là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của một doanh nghiệp kinh
doanh trong kinh tế thị trường.
Vươn lên dẫn ñầu trong thị trường là ước vọng của mọi doanh nghiệp và là công
việc vô cùng khó khăn nhưng ñể bảo vệ ñược vị trí dẫn ñầu ñó thì còn khó khăn hơn
nhiều. Chính vì vậy nó ñòi hỏi doanh nghiệp phải có những chiến lược, sách lược kinh
doanh phù hợp với những ñiều kiện, tiềm năng kinh tế của doanh nghiệp, xu thế vận
ñộng của thị trường.
Phát triển mở rộng thị trường sẽ giúp các doanh nghiệp ñẩy mạnh tốc ñộ tiêu thụ,
bán sản phẩm, khai thác triệt ñể mọi tiềm năng của thị trường, nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận và khẳng ñịnh vị trí vai trò của doanh nghiệp trên
thương trường. Vị trí trước sau trong cạnh tranh có tầm quan trọng quyết ñịnh, hoặc các
ñối thủ phải ñuổi theo doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp phải ñuổi theo các ñối thủ. Việc
ñánh mất vị thế cạnh tranh nhiều khi phải trả giá rất dắt vì doanh nghiệp có thể bị ñánh
bật ra khỏi thương trường.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
…………………………… 7

2.2.2 Các phương pháp phát triển thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp có thể tham gia vào hoạt ñộng
kinh doanh ở bất kỳ một lĩnh vực nào, song họ không thể và không có khả năng tham
gia vào tất cả các lĩnh vực, ñáp ứng tất cả các khách hàng trong nền kinh tế. Vì vậy, mỗi
doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình một vị trí nhất ñịnh nào ñó trong toàn bộ bức
tranh hỗn hợp của thị trường cho phù hợp với tiềm năng của doanh nghiệp.
- Thị trường của doanh nghiệp có thể chia thành thị trường cũ và thị trường mới:
* Thị trường cũ: Còn ñược gọi là thị trường truyền thống, ñó là những thị trường
mà doanh nghiệp ñã có quan hệ mua bán từ trước ñến nay. Trên thị trường này doanh
nghiệp ñã có khách hàng quen thuộc [8].

* Thị trường mới: Là thị trường mà từ trước ñến giờ doanh nghiệp chưa có quan
hệ mua bán. Trên thị trường này doanh nghiệp chưa có khách hàng [8].
- Sản phẩm có thể phân thành sản phẩm cũ và sản phẩm mới:
* Sản phẩm cũ: Là những sản phẩm mà doanh nghiệp ñã và có thể ñang kinh
doanh, khách hàng ñã quen thuộc với sản phẩm này.
* Sản phẩm mới: ðược hiểu theo hai cách
+ Sản phẩm mới hoàn toàn: Là sản phẩm lần ñầu tiên xuất hiện trên thị trường
chưa có sản phẩm khác thay thế. Khách hàng chưa hề quen dùng sản phẩm này.
+ Sản phẩm cũ ñã ñược cải tiến và thay ñổi thì cũng là sản phẩm mới. Sản phẩm
cũ và sản phẩm mới chỉ là khái niệm tương ñối vì sản phẩm có thể cũ trên thị trường
này nhưng lại mới nếu bán ñược trên thị trường khác [2].
Vấn ñề ñặt ra là doanh nghiệp phải lựa chọn ñược cơ hội hấp dẫn với doanh
nghiệp, cơ hội giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường và vươn tới thị trường mới
trong số vô vàn các cơ hội kinh doanh ở khắp mọi nơi. Yếu tố quyết ñịnh thị trường của
một doanh nghiệp là ở chỗ sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh có ñược thị trường
chấp nhận, có vượt qua ñược sản phẩm của ñối thủ cạnh tranh hay không và làm thế
nào ñể khách hàng tập trung mua hàng của mình mà không mua của người khác. ðiều
này chỉ thực hiện ñược nếu doanh nghiệp có một chiến lược phát triển thị trường ñúng
ñắn mà cốt lõi của chiến lược là phải linh hoạt, nhạy bén, quyết ñịnh kịp thời ñể bán cái
người ta cần chứ không phải bán cái mà ta có.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
…………………………… 8

Việc tìm và xác ñịnh thị trường phân bón của doanh nghiệp phân bón là một vấn
ñề hết sức khó khăn. Doanh nghiệp ñã có ñầy ñủ các dòng sản phẩm ñể phục vụ cho
từng ñối tượng khách hàng chưa ?, doanh nghiệp có khả năng cung cấp sản phẩm phân
bón của mình tới tất cả vùng miền toàn quốc không ?, Thương hiệu của doanh nghiệp
ñã ñủ mạnh ñể cạnh tranh với các thương hiệu khác trong ngành chưa ?, … Nếu doanh
nghiệp xác ñịnh thị trường quá hẹp có thể doanh nghiệp sẽ bỏ lỡ thời cơ kinh doanh,
nếu thị trường quá rộng sẽ làm cho các nỗ lực và tiềm năng của doanh nghiệp bị lãng

phí. ðể tìm kiếm, lựa chọn khả năng phát triển thị trường doanh nghiệp dựa vào những
tham số về: nhóm khách hàng mà doanh nghiệp sẽ phục vụ, nhóm sản phẩm - dịch vụ
doanh nghiệp sẽ kinh doanh, ñịa ñiểm doanh nghiệp sẽ tiến hành kinh doanh, tiềm năng
và mục tiêu của ban lãnh ñạo doanh nghiệp.

Doanh nghiệp xác ñịnh một số phương pháp sau ñể phát triển thị trường:
1. Phát triển thị trường theo chiều rộng: Là liên tục khai thác, hợp tác ký kết với
những khách hàng tiêu thụ mới, ñưa sản phẩm của doanh nghiệp tới những vùng mới.
Biện pháp ñể phát triển thị trường theo chiều rộng:
+ Tìm kiếm khách hàng mới cho sản phẩm của mình.
+ Mở rộng thị trường theo vùng ñịa lý.
+ ðưa các sản phẩm cũ vào bán tại thị trường mới.
+ ðưa các sản phẩm mới vào bán tại thị trường mới.
2. Phát triển thị trường theo chiều sâu: Là liên tục tác ñộng bằng các chính sách
về giá, về sản phẩm mới, phân phối, xúc tiến hốn hợp ñể giử vững và tăng sản lượng
tiêu thụ từ các khách hàng ñã có.
Biện pháp ñể phát triển thị trường theo chiều sâu:
+ Khai thác tăng mức tiêu thụ của thị trường hiện tại.
+ Tăng tần số tiêu thụ của khách hàng truyền thống.
+ ðưa các sản phẩm mới vào tiêu thụ tại thị trường cũ.
2.3 Các nhân tố tác ñộng ñến phát triển thị trường
2.3.1 Môi trường kinh doanh
2.3.1.1 Nhóm các nhân tố thuộc chính trị, xã hội và tâm sinh lý con người
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
…………………………… 9

Hoạt ñộng thị trường là hoạt ñộng của con người. Bản chất con người không phải
là một cái trừu tượng cố hữu của những cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó,
bản chất con người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội. Quan hệ xã hội của con
người rất rộng rãi. Quan hệ quốc tế tức là quan hệ giữa dân tộc này với dân tộc khác.

ðặc ñiểm của dân tộc và tình trạng hoà bình hay chiến tranh, trong hay ngoài dân tộc,
gần hay xa cũng ảnh hưởng tới thị trường.
Các cá nhân có quyền tự do trong hoạt ñộng kinh tế theo pháp luật. Các yếu tố tâm
lý, sinh lý, mức sống, của từng con người cũng ảnh hưởng tới hoạt ñộng kinh doanh,
ảnh hưởng tới thị trường. Ví dụ có người khi thấy hàng hoá giá cao thì họ tung hàng ra
bán, có người lại tích trữ ñể chờ giá cao hơn. Có người thấy giá thấp thì mua vào nhưng
có người lại bán ra vì sợ giá xuống thấp hơn nữa.
Sự tăng giảm dân số, cơ cấu dân cư theo nghề nghiệp, ñộ tuổi hay theo vùng ñịa
lý, trình ñộ văn hoá của dân cư cũng ảnh hưởng quyết ñịnh tới sự vận ñộng của thị
trường. Chẳng hạn khi thay ñổi cơ cấu cây trồng từ cây nông nghiệp sang cây công
nghiệp nó sẽ tác ñộng ngay tới nhu cầu phân bón dùng cho cây nông nghiệp sang dùng
cho cây công nghiệp, thay ñổi cơ cấu nghề nghiệp từ lao ñộng làm nông nghiệp sang
lao ñộng dịch vụ sẽ làm giảm nhu cầu về sử dụng phân bón, vv…
2.3.1.2 Nhóm các nhân tố thuộc quản lý vĩ mô và quản lý vi mô
Thị trường tự do là thị trường ñể cho sức mạnh cung cầu ñộc quyền ấn ñịnh giá
cả. Thị trường tự do nếu có dư cầu hay dư cung thì chính áp lực của chúng sẽ ñẩy giá
tới ñiểm cân bằng một cách nhanh chóng. Thị trường tự do sẽ bảo ñảm cho các nguồn
lực ñược di chuyển tự do và các doanh nghiệp có thể tự xác ñịnh lĩnh vực ñầu tư có lợi
nhất cho doanh nghiệp nhưng nhiều khi lại không có lợi cho xã hội. Vì vậy, cần các
nhân tố thuộc quản lý vĩ mô là sự tác ñộng của "bàn tay hữu hình" của Nhà nước ñến thị
trường ñể nó vận hành theo các mục tiêu ñề ra nhằm bảo ñảm có lợi cho cả xã hội và
các doanh nghiệp.
Thị trường có ñiều tiết là thị trường có sự tác ñộng của Nhà nước về các chính
sách kinh tế, tài chính, luật pháp Tuỳ theo ñiều kiện cụ thể của mỗi nước, mỗi thời
kỳ mà có sự ñiều tiết khác nhau. Các biện pháp ñược sử dụng phổ biến là thuế, quỹ ñiều
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
…………………………… 10

hoà giá cả, trợ giá, v.v Xét về mức ñộ ñiều tiết của các quốc gia khác nhau nhưng
không một nước nào lại không có sự ñiều tiết của chính phủ ñến thị trường.

Nhóm nhân tố thuộc quản lý vi mô là những nhân tố thuộc nội bộ một doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh như khả năng quản lý, trình ñộ ñiều hành doanh nghiệp,
khả năng vốn của doanh nghiệp, các chính sách về sản phẩm, chính sách giá, chính sách
phân phối, chính sách xúc tiến hỗn hợp. Cụ thể:
+ Chính sách sản phẩm: Doanh nghiệp quyết ñịnh sản xuất nhãn hiệu sản phẩm
gì?, quy cách bao gói sản phẩm ra làm sao? quyết ñịnh bao nhiêu chủng loại danh mục
sản phẩm và marketing sản phẩm mới sẽ tác ñộng tới việc tiêu thụ sản phẩm của DN.
+ Chính sách về giá: Doanh nghiệp xác ñịnh mức giá cơ bản cao hay thấp? chính
sách về giá như thế nào? Có thay ñổi, tăng giảm giá không ñể ñối phó với việc thay ñổi
giá của ñối thủ. Tất cả ñều tác ñộng trực tiếp tới nhu cầu của người mua.
+ Chính sách phân phối: Phân phối là một yếu tố quan trọng của việc phát triển thị
trường, hoạt ñộng phân phối giải quyết vấn ñể hàng hóa dịch vụ ñược ñưa như thế nào
ñến người tiêu dùng, các quyết ñịnh về phân phối rất phức tạp và có ảnh hưởng trực tiếp
ñến các lĩnh vực khác trong hoạt ñộng phát triển thị trường. Hiện nay, ngày càng có
nhiều doanh nghiệp quan tâm ñến phân phối như là biến số marketing tạo lợi thế cạnh
tranh dài hạn cho doanh nghiệp trên thị trường. Các doanh nghiệp tổ chức và quản lý
hoạt ñộng phân phối thông qua các hệ thống kênh phân phối. Các kênh phân phối cung
cấp cho người tiêu dùng cuối cùng hoặc khách hàng công nghiệp các lợi ích về thời
gian, ñịa ñiểm và sở hữu. Doanh nghiệp sẽ quyết ñịnh cấu trúc kênh phân phối như thế
nào? Là bề rộng của hệ thống kênh hay chiều dài của hệ thống kênh xác ñịnh bằng cấp
ñộ trung gian có mặt trong kênh thể hiện qua hình 2.1.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
…………………………… 11

Hình 2.1 : Các kênh cho hàng hóa tiêu dùng cá nhân

ðể ñạt ñược sự bao phủ thị trường tốt nhất, doanh nghiệp phải quyết ñịnh số lượng
các trung gian ở mỗi cấp ñộ phân phối. Ví dụ, nếu kênh phân phối chỉ qua một cấp
trung gian bán lẻ thì số lượng người bán lẻ là bao nhiêu trên một khu vực ñịa lý. Doanh
nghiệp phải lựa chọn giữa nhiều phương thức phân phối khác nhau và mỗi phương thức

có số lượng trung gian thương mại tham gia vào kênh khác nhau. Có 3 phương thức
phân phối là phân phối rộng rãi, phân phối chọn lọc và phân phối ñộc quyền. Nếu
doanh nghiệp lựa chọn chính sách phân phối hợp lý sẽ tăng sản lượng tiêu thụ, tăng thị
phần cho doanh nghiệp.
+ Chính sách xúc tiến hỗn hợp: Doanh nghiệp sử dụng các chiến lược như Quảng
cáo, khuyến mại, tuyên truyền, bán hàng cá nhân, marketing trực tiếp ñể nhằm mục tiêu
bán hàng, phát triển thị trường.
2.3.1.3 Nhóm nhân tố thuộc về ñiều kiện tự nhiên và tiến bộ khoa học kỹ thuật
Sự hình thành và phát triển của thị trường, ñặc biệt là tốc ñộ phát triển nhanh hay
chậm có liên quan ñến các nhân tố thuộc về ñiều kiện tự nhiên của mỗi quốc gia, của
các khu vực và những vùng, miền trong phạm vi quốc gia.
Vị trí ñịa lý của từng vùng, tình trạng giao thông vận tải, ñường xá, ñịa hình của
từng tỉnh, thành phố, thị xã, thị trấn, khu kinh tế, tình trạng tài nguyên thiên nhiên, có
Nhà SX Nhà SX Nhà SX Nhà SX
ðại lý
Nhà bán
buôn
Nhà bán lẻ
Người TD
Nhà bán
buôn
Nhà bán
lẻ
Người
TD
Nhà bán
lẻ
Người
TD
Người

TD
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
…………………………… 12

ảnh hưởng trực tiếp ñến việc mở rộng và phát triển thị trường hàng hoá - dịch vụ. ðiều
kiện tự nhiên là ñiều kiện bên ngoài, là cái nền, còn sự vận ñộng chủ quan, tức là con
người trong xã hội mới là lực lượng quyết ñịnh.
Tại các nước phát triển, tiến bộ khoa học, kỹ thuật - công nghệ ñóng vai trò vô
cùng quan trọng trong việc thay ñổi bộ mặt thị trường mà thể hiện rõ nét ở khả năng rút
ngắn thời gian từ nghiên cứu ñến sản xuất, khả năng tìm kiếm nguồn nguyên nhiên liệu
thay thế cho phép ñổi mới các mặt hàng một cách nhanh chóng.
Ngoài những yếu tố trên còn nhiều nhân tố khác ảnh hưởng tới thị trường bao
gồm: sự tăng trưởng của kinh tế nói chung, của các ngành kinh tế nói riêng, sự phát
triển của cơ sở hạ tầng. Tóm lại, thị trường là nơi tập trung giải quyết các mối quan hệ
trong nền kinh tế, vì vậy nó chịu tác ñộng của vô vàn các nhân tố. Tuy nhiên, tuỳ thuộc
vào thời ñiểm dự báo, tính chất mặt hàng mà coi trọng yếu tố này hay yếu tố khác.
2.3.2 Tiềm năng và mục tiêu của doanh nghiệp
Tiềm năng và mục tiêu của doanh nghiệp quyết ñịnh ñến lĩnh vực doanh nghiệp có
thể tham gia vào thị trường ñạt hiệu quả nhất. Tiềm năng của doanh nghiệp gồm: tiềm
năng về tài chính, con người, tiềm năng vô hình như thương hiệu, nó cho phép doanh
nghiệp có ñủ thực lực ñể bước vào cạnh tranh khốc liệt trên thị trường mà vẫn ñạt ñược
các mục tiêu ñề ra. ðặc biệt trong hoạt ñộng mở rộng thị trường, khi mà doanh nghiệp
thực thi thì tiềm lực của doanh nghiệp là một vấn ñề cần phải ñược ñặt lên hàng ñầu.
2.3.3 ðặc ñiểm của ngành phân bón
- Sản xuất phân bón là một trong những ngành có lợi nhuận thấp, rủi ro cao vì ñối
tượng tiêu thụ sản phẩm phân bón là nông dân - thuộc giai tầng nghèo nhất của xã hội
do ñó chưa kích thích ñược nhiều cá nhân, tổ chức ra nhập vào ngành kinh doanh này.
- Công nghệ sản xuất phân bón phức tạp, cần vốn lớn, yêu cầu công nhân kỹ thuật
cao và phải ñược ñào tạo chính quy nên ñể tạo ra ñược loại sản phẩm mới là không dễ.
- Mặt hàng phân bón là mặt hàng thiết yếu, không thể thiếu ñối với cây trồng do

ñó việc ñáp ứng kịp thời nhu cầu về phân bón là rất cần thiết.
- Nhu cầu về phân bón mang tình thời vụ rất cao (2 vụ chính là vụ mùa và vụ
chiêm) nên sản lượng tiêu thụ cũng mang tính thời vụ.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
…………………………… 13

- Thời tiết khí hậu, sâu bệnh cũng tác ñộng rất lớn tới nhu cầu tiêu thụ phân bón
của nhà nông, thời tiết khí hậu thuận lợi cây cối phát triển tốt, diện tích cây trồng ñược
ñảm bảo thì nhu cầu tiêu thụ tăng, ngược lại lũ lụt, giông bão, sâu bệnh, làm giảm
diện tích trồng trọt sẽ làm giảm nhu cầu tiêu thụ phân bón.
- Có một thực tế là nền kinh tế Việt Nam hiện nay thực chất là một nền kinh tế
nặng về gia công; lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân bón nông nghiệp cũng không
phải là ngoại lệ. Hầu hết nguyên vật liệu dùng cho sản xuất phân bón ñều ñược nhập
khẩu từ nước ngoài; do ñó, khi giá phân bón thế giới biến ñộng thì gần như ngay lập tức
ảnh hưởng tới thị trường trong nước.
- ðối với phân bón là sản phẩm không ñồng nhất, có rất nhiều chủng loại ñáp ứng
nhu cầu ña dạng với các chất lượng khác nhau do vậy giá cũng rất khác nhau, mỗi ñối
tượng mua lại có nhu cầu khác nhau tùy theo loại cây trồng, tùy theo loại ñất, khí hậu,
khu vực ñịa lý khác nhau do ñó ñể ñáp ứng ñược ñầy ñủ những nhu cầu ñó là một vấn
ñề lớn ñối với các doanh nghiệp phân bón.
ðặc ñiểm ngành phân bón tác ñộng rất lớn tới ñịnh hướng phát triển thị trường của
doanh nghiệp phân bón nói chung và DN Tiến Nông nói riêng.















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
…………………………… 14

3. ðẶC ðIỂM CỦA DOANH NGHIỆP VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ðặc ñiểm của doanh nghiệp Tiến Nông – Thanh Hóa
Doanh nghiệp Tiến Nông - Thanh Hóa có trụ sở tại 274B – Phường ðông Thọ - TP.
Thanh Hóa
Tên giao dịch bằng tiếng anh: Tien nong Thanh Hoa Enterprise
ðT: 0373.729.729 - Fax: 0373.961.144
Email:
Website: www.tiennong.vn
Vốn ñiều lệ: 4.500 triệu ñồng
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp Tiến Nông
Thanh Hoá là một tỉnh nông nghiệp có diện tích gieo trồng lớn, cây trồng rất ña
dạng phong phú bao gồm: Cây công nghiệp, nông nghiệp và hoa màu khác. Hàng năm
nhu cầu ñầu tư phân bón phục vụ cho gieo trồng tỉnh Thanh Hoá từ 500 ñến 600 tỷ
ñồng, trong khi ñó các doanh nghiệp của tỉnh chỉ ñáp ứng ñược một phần nhỏ nhu cầu
của thị trường. Mặt khác, Thanh Hoá là một tỉnh có tiềm năng lớn về nguyên liệu ñể
sản xuất phân bón như: Quặng phốtphorit, than bùn hữu cơ, các phụ phẩm của nhà máy
mía ñường…ñặc biệt lực lượng lao ñộng của tỉnh Thanh Hoá ñang dôi dư nhiều. Từ
những suy nghĩ và ñiều kiện trên ông Nguyễn Xuân Cộng một cán bộ nghỉ hưu trong
doanh nghiệp nhà nước ñã mạnh dạn ñầu tư xây dựng xưởng sản xuất và lựa chọn phân
lân nung chảy làm sản phẩm ñầu tiên, sản phẩm chiến lược của Doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Tiến Nông - Thanh Hóa ñược Thành lập ngày 04/01/1995 theo giấy

phép số 11 TC/UBTH của UBND tỉnh Thanh Hóa với chức năng ngành nghề kinh
doanh chính là sản xuất kinh doanh phân bón phục vụ nông nghiệp. DN Tiến Nông là
doanh nghiệp tư nhân ñầu tiên tại Việt Nam sản xuất thành công phân lân nung chảy
bằng quy trình nhiệt lò cao. Từ một sản phẩm ñầu tiên là phân lân nung chảy, ñến nay
doanh nghiệp ñã ña dạng hóa ñược nhiều loại sản phẩm bao gồm: Phân lân nung chảy
ñạt tiêu chuẩn Việt Nam TCVN – 1078/1999, các loại phân NPK, phân hữu cơ vi sinh,
phân hữu cơ tổng hợp và phân bón qua lá. ðặc biệt Tiến Nông ñã sản xuất ñược các
loại phân bón chuyên dùng theo nhu cầu dinh dưỡng của một số loại cây trồng chủ yếu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
…………………………… 15

như: Lúa, Mía, Cao su, Cà phê, Dâu tằm, Lạc, Ngô…và một số cây Công nghiệp, các
sản phẩm xử lý môi trường nước trong chăn nuôi thủy sản.
Năm 1995 khi mới thành lập Tiến Nông chủ yếu sản xuất phân lân nung chảy
bằng quy trình nhiệt lò cao.
Năm 1996 Tiến Nông mở rộng sản xuất và ñầu tư xây dựng nhà máy sản xuất
phân bón số 2 tại khu công nghiệp ðình Hương – TP.Thanh Hóa với công suất 20.000
tấn sản phẩm một năm.
Năm 1998 Tiến Nông tiếp tục ñầu tư xây dựng xưởng sản xuất phân bón số 3 tại
xã Thành Tâm – huyện Thạch Thành nhằm ñáp ứng nhu cầu tiêu thụ phân bón của nhà
máy mía ñường Việt Nam – ðài Loan và nhu cầu các huyện phía bắc tỉnh Thanh Hóa.
Năm 2005 Tiến Nông ñầu tư xây dựng thêm nhà máy sản xuất phân bón số 4 tại
xã Hoằng Quý – Hoằng Hóa – Thanh Hóa với công suất 60.000 tấn sản phẩm/năm,
chính thức ñi vào hoạt ñộng từ năm 2007.
Năm 2009, Tiến Nông ñầu tư nhà máy sản xuất phân lân nung chảy công suất
200.000 tấn/năm trên diện tích 20 ha tại khu công nghiệp Bỉm Sơn – Thanh. Dự kiến
nhà máy bắt ñầu cho ra sản phẩm vào cuối năm 2011.
Trong quá trình hoạt ñộng doanh nghiệp luôn ñảm bảo tốt các chế ñộ cho người
lao ñộng theo ñúng luật ñịnh, giúp cho người lao ñộng yên tâm làm việc, gắn bó với
doanh nghiệp, coi doanh nghiệp là nhà của mình. Ngoài ra, doanh nghiệp còn tích cực

tham gia các hoạt ñộng từ thiện, xã hội. Tiến Nông cũng là doanh nghiệp tư nhân ñầu
tiên trong tỉnh Thanh Hóa có tổ chức chi bộ ðảng ñược ñánh giá là hoạt ñộng có hiệu
quả. Từ năm 2002 doanh nghiệp ñã có ñầy ñủ các tổ chức ñoàn thể như: Công ñoàn,
ñoàn thanh niên, hội liên hiệp thanh niên và ñang phát huy tốt vai trò của mình.
Hiện nay Doanh nghiệp là hội viên của:
- Hiệp hội phân bón Việt Nam (Anh Nguyễn Hồng Phong – chủ doanh nghiệp ñã
ñược tín nhiệm bầu làm UV thường vụ của hội).
- Thành viên hội ñồng tư vấn khuyến nông tỉnh Thanh Hóa.
- Hội viên liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa.
- Thành viên hội công nghệ sinh học tỉnh Thanh Hóa (Anh Nguyễn Hồng Phong –
chủ doanh nghiệp ñã ñược tín nhiệm bầu vào BCH của hội).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
…………………………… 16

- Thành viên câu lạc bộ Sao ñỏ.
- Hội viên hội doanh nghiệp trẻ tỉnh Thanh Hóa (Anh Nguyễn Hồng Phong – chủ
doanh nghiệp ñã ñược tín nhiệm bầu làm PCT của hội).
- Hội làm vườn Thanh Hóa (Anh Nguyễn Hồng Phong – chủ doanh nghiệp ñã ñược
tín nhiệm bầu làm phó Chủ tịch hội của hội kiêm chủ nhiệm câu lạc bộ trang trại).
- Ngoài ra Tiến Nông ñang kết hợp có hiệu quả với các ñơn vị, các nhà khoa học
ñầu ngành của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, dinh dưỡng cho cây, nông hóa thổ
dưỡng như: Viện nông hóa thổ dưỡng Việt Nam, Viện di truyền học Việt Nam, Trường
ðH Nông nghiệp I – Hà Nội, Trường ðH Bách khoa Hà Nội, Trường ðH Hồng ðức
Thanh Hóa.
3.1.2 Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp Tiến Nông
Doanh nghiệp Tiến Nông - Thanh Hóa là doanh nghiệp tư nhân, ñược thành lập
ngày 04/01/1995 theo Giấy phép số 11 TC/UBTH của UBND tỉnh Thanh Hóa với
ngành nghề kinh doanh chính là: Sản xuất kinh doanh phân bón phục vụ nông nghiệp.
ðó cũng là chức năng nhiệm vụ chính của doanh nghiệp. Sứ mệnh của DN Tiến Nông
là: “ Tiến Nông – Tiến cùng nông dân việt”. Doanh nghiệp Tiến Nông Thanh Hóa

không ngừng nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm
tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất với mục tiêu “nâng cao giá trị sử dụng sản
phẩm phân bón Tiến Nông trên một ñơn vị diện tích ñất nhằm ñem lại hiệu quả kinh tế
cao cho người tiêu dùng”. Bên cạnh ñó doanh nghiệp cũng thường xuyên tổ chức
chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật tới bà con nông dân với sứ mệnh là ñồng
hành cùng với nông dân Việt Nam phát triển bền vững và chủ ñộng hội nhập kinh tế
quốc tế.
3.1.3 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp Tiến Nông
Cơ cấu tổ chức của DN Tiến Nông - Thanh Hóa ñược bố trí theo hướng gọn nhẹ và
phân cấp rõ ràng. Cụ thể ñược thể hiện theo sơ ñồ sau:




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
…………………………… 17

Hình 3.1: Mô hình tổ chức của doanh nghiệp Tiến Nông – Thanh Hóa

























1. Chủ doanh nghiệp

Là người nắm mọi quyền hành trong doanh nghiệp, ñứng ñầu trong doanh nghiệp, trực
tiếp ñiều tiết nguồn vốn, quyết ñịnh các công việc quan trọng của doanh nghiệp.
• Thiết lập và duy trì các mối quan hệ giữa các phòng ban trong doanh nghiệp.
• Nắm bắt và theo dõi tình hình thị trường liên quan ñến hoạt ñộng của doanh nghiệp.
2. Ban Giám ñốc
• Ban giám ñốc Doanh nghiệp bao gồm : Giám ñốc, phó Gð, Trưởng phòng ban,
Giám ñốc bộ phận.
• ðiều hành mọi hoạt ñộng sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt ñộng hằng ngày
của doanh nghiệp.


Ban gi¸m ®èc
Ban gi¸m ®ècBan gi¸m ®èc
Ban gi¸m ®èc




Phòng
hành
chính
nhân sự

Phòng
kế toán

Phòng
k
ế hoạch
vật tư
Phòng
kinh
doanh
Phòng
NC - PT

(R&D)

Các nhà máy
SX
(Số 1, 2, 3,4)
Kho

khÝ
Ca
s¶n
xuÊt



to¸n
Bèc
xÕp



CH
CHCH
CH
Ủ DN

×