Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

Phát triển mối liên kết kinh tế giữa nông nghiệp thủ đô hà nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 188 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN




































HONG MNH



HOÀNG MẠNH HÙNG




PHÁT TRIỂN LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA NÔNG NGHIỆP
THỦ ĐÔ HÀ NỘI VỚI NÔNG NGHIỆP CÁC TỈNH PHỤ CẬN




Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Mã số : 62 62 01 15


















LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ










Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS PHẠM VĂN KHÔI
2. PGS.TS NGUYỄN VĂN ÁNG




HÀ NỘI, NĂM 2014
i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu
trong luận án là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một
học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực
hiện luận án đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong
luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, tháng năm 2014
Tác giả luận án


Hoàng Mạnh Hùng










ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.Phạm Văn Khôi &
PGS.TS. Nguyễn Văn Áng đã dành nhiều thời gian chỉ dẫn và giúp đỡ tận
tình để tôi hoàn thành luận án.

Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Viện Đào tạo
sau đại học; Khoa Bất động sản và KTTN - Đại học Kinh tế quốc dân đã giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và công tác tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cơ quan, cá nhân đã tạo mọi
điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành việc nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng tôi xin dành tình cảm thân yêu tới những người thân, bạn bè
đã giúp đỡ, động viên, ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề
tài này.
Hà Nội, tháng năm 2014
Tác giả luận án



Hoàng Mạnh Hùng

iii
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ix


MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA
NÔNG NGHIỆP THỦ ĐÔ VỚI NÔNG NGHIỆP CÁC TỈNH PHỤ CẬN 8

1.1. Tình hình nghiên cứ về LKKT và LKKT giữa nông nghiệp Thủ đô với
nông nghiệp các tỉnh phụ cận 8

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 8

1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 12

1.2. Những kết luận và những vấn đề đặt ra cho nghiên cứu tiếp theo của luận án 16

1.2.1. Những kết luận từ nghiên cứu các công trình về LKKT nông nghiệp Thủ
đô với nông nghiệp các tỉnh phụ cận 16

1.2.2. Những vấn đề đặt ra cho nghiên cứu tiếp của luận án 16

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA
NÔNG NGHIỆP THỦ ĐÔ VỚI NÔNG NGHIỆP CÁC TỈNH PHỤ CẬN 18

2.1. Cơ sở lý luận về LKKT giữa nông nghiệp Thủ đô Hà Nội với nông nghiệp
các tỉnh phụ cận 18

2.1.1. Các lý thuyết cơ bản làm cơ sở cho LKKT nông nghiệp theo vùng 18

2.1.2. Khái niệm về LKKT giữa nông nghiệp Thủ đô với nông nghiệp các tỉnh
phụ cận 29


2.1.3. Nguyên tắc của LKKT giữa nông nghiệp Thủ đô với nông nghiệp các tỉnh
phụ cận 34

2.1.4. Vai trò của LKKT giữa nông nghiệp Thủ đô với nông nghiệp các tỉnh phụ cận . 36

iv
2.1.5. Nội dung của LKKT giữa nông nghiệp Thủ đô với nông nghiệp các tỉnh
phụ cận 39

2.1.6. Các hình thức liên kết giữa nông nghiệp thủ đô với nông nghiệp các tỉnh
phụ cận 44

2.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến LKKT giữa nông nghiệp Thủ đô với nông
nghiệp các tỉnh phụ cận 47

2.1.8. Đánh giá kết quả và hiệu quả của LKKT giữa nông nghiệp Thủ đô với
nông nghiệp các tỉnh phụ cận 52

2.2. Cơ sở thực tiễn về LKKT giữa nông nghiệp Thủ đô Hà Nội với nông
nghiệp các tỉnh phụ cận 54

2.2.1. Liên kết giữa KTNN của Thủ đô với nông nghiệp các tỉnh phụ cận của một
số nước trên thế giới 54

2.2.2. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh về LKKT nông nghiệp với các
tỉnh, thành phố phụ cận 59

2.2.3. Những bài học rút ra từ nghiên cứu các kinh nghiệm LKKT giữa nông
nghiệp các thủ đô và thành phố trong và ngoài nước 62


CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA NÔNG NGHIỆP
THỦ ĐÔ HÀ NỘI VỚI NÔNG NGHIỆP CÁC TỈNH PHỤ CẬN 64

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội Hà Nội và các tỉnh phụ cận tác động
đến LKKT nông nghiệp 64

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Hà Nội và các tỉnh phụ cận 64

3.1.2. Những tác động của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đến liên kết
giữa nông nghiệp Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận 72

3.2. Khái quát tình hình phát triển nông nghiệp Hà Nội và các tỉnh phụ cận
những năm đổi mới 74

3.2.1. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp Hà Nội và các tỉnh phụ cận 74

3.2.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu KTNN Hà Nội và các tỉnh phụ cận 77

3.2.3. Sự phát triển các ngành trong nông nghiệp Hà Nội và các tỉnh phụ cận 81

v

3.3. Thực trạng LKKT giữa nông nghiệp Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh
phụ cận trong quá trình ĐTH 90

3.3.1. Thực trạng phát triển các mối quan hệ liên kết giữa nông nghiệp Hà Nội
với nông nghiệp các tỉnh phụ cận giai đoạn trước 2008 90

3.3.2. Thực trạng phát triển các mối quan hệ liên kết giữa nông nghiệp Hà Nội
với nông nghiệp các tỉnh phụ cận giai đoạn từ 2008 đến 2012 105


3.3.3 Những kết quả và những hạn chế, những vấn đề đặt ra cần giải quyết của
LKKT giữa nông nghiệp Hà Nội và các tỉnh phụ cận 121

CHƯƠNG 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LIÊN KẾT
KINH TẾ GIỮA NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI VỚI CÁC TỈNH PHỤ CẬN 124

4.1. Những quan điểm và phương hướng phát triển LKKT giữa nông nghiệp
Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận 124

4.1.1. Những quan điểm phát triển LKKT giữa nông nghiệp Hà Nội với nông
nghiệp các tỉnh phụ cận 124

4.1.2. Phương hướng phát triển Nông nghiệp và LKKT giữa nông nghiệp Hà Nội
với các tỉnh phụ cận 128

4.2. Các giải pháp đẩy mạnh phát triển LKKT giữa nông nghiệp Hà Nội với
nông nghiệp các tỉnh phụ cận 135

4.2.1. Tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, hiểu biết về LKKT giữa nông
nghiệp Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận đầy đủ, chi tiết 135

4.2.2. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, đánh giá tiềm năng và các cơ hội phát triển
mối liên kết của nông nghiệp Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận 137

4.2.3. Nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong phát triển các mối quan hệ liên
kết giữa nông nghiệp Hà Nội và các tỉnh phụ cận 139

4.2.4. Đẩy mạnh gắn kết giữa các chủ thể sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản
giữa nông nghiệp Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận 141


4.2.5. Đổi mới, hoàn thiện các chính sách tạo các môi trường pháp lý và kinh tế
cho phát triển các mối liên kết 144

vi
4.2.6. Thiết lập lại trật tự hoạt động liên kết trong hệ thống tiêu thụ nông sản của
nông nghiệp các tỉnh phụ cận ở địa bàn Thủ đô Hà Nội 146

4.2.7. Phát triển và nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng trong LKKT
giữa nông nghiệp Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận 150

4.2.8. Nâng cao năng lực các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp đáp ứng yêu cầu
LKKT giữa nông nghiệp Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận 151

KẾT LUẬN 156

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 159

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160




vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐBBB Đồng bằng Bắc Bộ
ĐTH Đô thị hoá
CNH Công nghiệp hóa
KTNN Kinh tế nông nghiệp
LKKT Liên kết kinh tế

CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
HTX Hợp tác xã
HTXNN Hợp tác xã nông nghiệp
DN Doanh nghiệp
PCLĐ Phân công lao động
CMHSX Chuyên môn hóa sản xuất
HĐBT Hội đồng Bộ trưởng
LHQ Liên hiệp quốc (UN)
FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
GATT Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch
WTO Tổ chức thương mại quốc tế
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông nam á
ĐBSH Đồng bằng Sông hồng
ÐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
GDP (Gross Domestic Product) Tổng sản phẩm quốc nội
USD
(United States dollar) Đô la Mỹ
UBND Ủy Ban nhân dân
Sở NN & PTNT Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
GS Giáo sư
PGS Phó Giáo sư
TS Tiến sỹ
ThS Thạc sỹ
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Dân số, diện tích và mật độ dân số Hà Nội và các tỉnh phụ cận 68

Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp Hà Nội và các tỉnh phụ cận giai đoạn
2000-2007 74


Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp Hà Nội và các tỉnh phụ cận giai đoạn
2008 - 2012 76

Bảng 3.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Nội 2000 - 2007 78

Bảng 3.5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Nội 2008 -2012 79

Bảng 3.6. Sản lượng cây lương thực có hạt của Hà Nội và các tỉnh phụ cận 83

Bảng 3.7. Số lượng đàn trâu, bò của Hà Nội và các tỉnh phụ cận 84

Bảng 3.8. Số lượng đàn lợn của Hà Nội và các tỉnh phụ cận 86

Bảng 3.9. Số lượng đàn gia cầm của Hà Nội và các tỉnh phụ cận 87

Bảng 3.10: Khối lượng một số mặt hàng nông sản và có nguồn gốc nông sản của
các tỉnh cung cấp thành phố Hà Nội 1995-1998 95

Bảng 3.11: Nhu cầu nông sản và mức độ cung ứng nông sản các tỉnh cho Hà Nội
năm 2005 102

Bảng 3.12: Tổng hợp điều tra khảo sát tư thương cung cấp sản phẩm chăn nuôi
tại 4 chợ đầu mối Hà Nội tháng 5/2013. 116

Bảng 3.13: Tổng hợp điều tra khảo sát tư thương cung cấp sản phẩm trồng trọt tại
4 chợ đầu mối Hà Nội tháng 5/2013. 117





ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Giá trị sản xuất nông nghiệp Hà Nội và các tỉnh phụ cận giai đoạn
2000-2007 75

Biểu đồ 3.2: Giá trị sản xuất nông nghiệp Hà Nội và các tỉnh phụ cận giai đoạn
2008 - 2012 77

Biểu đồ 3.3: Tương quan về sản lượng cây lương thực có hạt của Hà Nội và các
tỉnh phụ cận các năm 2000 - 2007 và 2008 - 2011 84

Biểu đồ 3.4: Tương quan về số lượng đàn trâu, bò của Hà Nội và các tỉnh phụ cận
các năm 2000 - 2011 85

Biểu đồ 3.5: Tương quan về số lượng đàn lợn của Hà Nội và các tỉnh phụ cận các
năm 2000 - 2007 và 2008 – 2011 86



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Hà Nội là Thủ đô của cả nước, với vị trí địa lý nằm trong vùng trung tâm
vùng Đồng bằng Bắc Bộ (ĐBBB) nên giữ vị trí hết sức quan trọng đối với cả nước,
với các tỉnh ĐBBB, nhất là các tỉnh phụ cận Hoà Bình, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Phú
Thọ, Bắc Ninh, Hưng Yên và Thái Nguyên.
Đối với Hà Nội, nông nghiệp giữ vai trò cung cấp nông sản đáp ứng nhu cầu
đa dạng, phong phú và ngày càng tăng của hơn 6 triệu dân Thủ đô và một lượng
không nhỏ khách vãng lai. Tuy nhiên, tốc độ đô thị hoá (ĐTH) nhanh làm thu hẹp

đất sản xuất nông nghiệp, vai trò này ngày càng bị thu hẹp. Không những vậy,
ĐTH, công nghiệp hóa (CNH) đã và đang đặt ra những vấn đề về môi trường, lao
động việc làm ở các huyện ngoại thành cần có sự hỗ trợ, liên kết của các tỉnh xung
quanh mới có thể giải quyết được. Ngoài ra, với vị trí là trung tâm văn hoá, khoa
học và công nghệ, nông nghiệp Hà Nội có điều kiện rất thuận lợi tiếp cận các kết
quả nghiên cứu của các Viện, các Trường đại học, các trung tâm nghiên cứu chuyên
ngành phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn Hà Nội và làm hình mẫu cho nông
nghiệp ở các địa phương, nhất là các tỉnh phụ cận.
Kinh tế nông nghiệp (KTNN) các tỉnh phụ cận có mối quan hệ 2 chiều với
nông nghiệp và các ngành kinh tế khác của Hà Nội, nhất là khi nền kinh tế đất nước
chuyển mạnh sang kinh tế thị trường. Trong những năm qua, nhất là từ khi Hà Nội
được mở rộng về mặt địa giới, mối liên kết kinh tế (LKKT) giữa nông nghiệp Hà
Nội với các tỉnh thuộc vùng Bắc Bộ, nhất là 7 tỉnh phụ cận đã được thiết lập từ tự
phát đến từng bước chủ động, tự giác.
Sự hỗ trợ của nông nghiệp các tỉnh trong việc cung cấp nông sản, hình thành
các vành đai lượng thực, thực phẩm đến hình thành các vành đai rừng, hồ điều hoà
tạo lập môi trường, cảnh quan cho Thủ đô Hà Nội trở thành “Thành phố xanh, hoà
bình”…. Ngược lại, nông nghiệp Thủ đô Hà Nội với ưu thế gần trung tâm khoa học
đã trở thành những hình mẫu trong việc tiếp cận các khoa học công nghệ, trong sản
xuất các loại giống quý… đối với nông nghiệp các tỉnh phụ cận.
Trong những năm tới, quá trình đô thị hoá (ĐTH) sẽ diễn ra mạnh mẽ, nông
2

nghiệp Hà Nội tiếp tục bị thu hẹp về quy mô đất đai, nhưng nhu cầu nông sản càng
tăng lên về số lượng, chất lượng, chủng loại và an toàn vệ sinh thực phẩm, những
vấn đề về môi trường, về lao động việc làm càng trở nên gay gắt. Vì vậy, mở rộng
mối LKKT giữa nông nghiệp Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận là yêu cầu
cấp thiết. Xuất phát từ những vấn đề trên của thực tế, tác giả chọn vấn đề: “Phát
triển mối liên kết kinh tế giữa nông nghiệp Thủ đô Hà Nội với nông nghiệp các
tỉnh phụ cận” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sỹ kinh tế, nhằm góp phần tăng

cường hơn nữa mối quan hệ LKKT đó.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
- Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển mối quan hệ
LKKT nông nghiệp nói chung, LKKT giữa nông nghiệp của Thủ đô Hà Nội với
nông nghiệp các tỉnh phụ cận nói riêng.
- Phân tích thực trạng phát triển mối LKKT giữa nông nghiệp Thủ đô Hà Nội
với nông nghiệp các tỉnh phụ cận, chỉ ra những thành công, những hạn chế, những
vấn đề đặt ra cần giải quyết và các nguyên nhân.
- Đánh giá những tiềm năng, thách thức và thời cơ mới trong việc phát triển
các mối liên kết, đề xuất phương hướng và các giải pháp đẩy mạnh phát triển LKKT
giữa nông nghiệp Thủ đô Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các mối quan hệ liên kết về kinh tế của
nông nghiệp Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận, theo hình thức, tính chất và
lĩnh vực liên kết theo chiều dọc giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản là
chủ yếu, các mối liên kết ngang giữa các khâu của sản xuất…tuy có xuất hiện
nhưng không phải là các mối quan hệ chủ yếu, vì vậy tuy cũng là đổi tượng của
nghiên cứu, nhưng không phải là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận án.
Ngoài ra, luận án còn nghiên cứu đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình
thành và tổ chức thực hiên các mối quan hệ liên kết như các đặc điểm đặc thù của
các chủ thể liên kết, vai trò của quản lý vĩ mô, sự tác động của CNH, HĐH, đặc biệt
là mức độ ĐTH của Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phụ cận.
3

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu các vấn đề chủ yếu như:
+ Những vấn đề lý luận về LKKT vùng, kinh tế vùng nông nghiệp. Những
biểu hiện của nó trong LKKT vùng giữa nông nghiệp thủ đô với nông nghiệp các
tỉnh phụ cận.

+ Những vấn đề thực tiễn trong và ngoài nước là bài học kinh nghiệm cho
phát triển LKKT giữa nông nghiệp thủ đô nói chung, nông nghiệp Thủ đô Hà Nội
với nông nghiệp các tỉnh phụ cận nói riêng.
+ Thực trạng phát triển các mối quan hệ liên kết về kinh tế giữa nông nghiệp
Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận.
+ Những thời cơ, thách thức mới trong phát triển các mối quan hệ liên kết về
kinh tế giữa nông nghiệp Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận đến 2020.
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu mối quan hệ giữa nông nghiệp
Thủ đô Hà Nội với nông nghiệp của 7 tỉnh phụ cận, gồm: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc
Ninh, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hà Nam và Hòa Bình.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài đánh giá trong thời gian từ 2000 đến nay, trong
đó tập trung vào giai đoạn 2008-2012 (giai đoạn Hà Nội đã mở rộng).
4. Phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp tiếp cận
- Tiếp cận đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là LKKT giữa
nông nghiệp Thủ đô Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận. Vì vậy, đề tài tiếp
cận LKKT với 2 vế liên kết là “nông nghiệp Thủ đô Hà Nội” và “nông nghiệp các
tỉnh phụ cận”; trong đó, các vấn đề LKKT đã được tiếp cận là:
+ Tiếp cận LKKT giữa nông nghiệp Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh
phụ cận theo chiều ngang và theo chiều dọc. Liên kết theo chiều ngang là liên
kết giữa các chủ thể trong từng khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản;
liên kết theo chiều dọc là liên kết theo các khâu từ sản xuất đến chế biến và tiêu
thụ nông sản; …
+ Tiếp cận theo 2 nhóm chủ thể liên kết: Liên kết giữa các chủ thể thông qua
4

các hoạt động quản lý của nhà nước như: quy hoạch, kế hoạch, các cam kết, sự phối
hợp quản lý và LKKT giữa các chủ thể kinh doanh (hộ nông dân, các trang trại, các
cơ sở chế biến, các HTX và các doanh nghiệp tư nhân…) thông qua liên doanh, hợp
đồng kinh tế…

Ngoài ra, luận án tiếp cận và nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến các mối
LKKT giữa nông nghiệp Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận như: Các nguồn lực
của nông nghiệp Hà Nội và nông nghiệp các tỉnh phụ cận như là sự cần thiết và năng
lực thực thi các mối quan hệ liên kết; các chính sách vĩ mô như là môi trường kinh tế
và pháp lý cho các hoạt động liên kết; nhu cầu thị trường, nhất là thị trường Hà Nội
như là sự cần thiết và là đối tượng đánh giá kết quả, tác động của sự liên kết.
- Tiếp cận theo không gian nghiên cứu: Luận án tiếp cận mối liên kết theo
không gian kinh tế 2 chiều, một bên là nông nghiệp Thủ đô Hà Nội, bên kia là nông
nghiệp của các tỉnh phụ cận. Luận án không nghiên cứu mối quan hệ liên kết của
nông nghiệp giữa các tỉnh phụ cận, LKKT trong nội bộ nông nghiệp Hà Nội hay nội
bộ nông nghiệp các tỉnh.
Tuy nhiên, nông nghiệp Hà Nội và các tỉnh phụ cận có không gian hoạt động
rộng với sự biến động qua các giai đoạn mở rộng địa giới hành chính của Thủ đô.
Vì vậy, để tiếp cận và phân tích đúng bản chất của các mối quan hệ liên kết luận án
đã xem xét nông nghiệp các tỉnh phụ cận theo thời gian biến đổi địa giới hành chính
mở rộng; theo đặc điểm đặc thù của nông nghiệp các tỉnh, trong đó theo điều kiện tự
nhiên, nhất là vị trí địa lý và đất đai, theo mối tương quan giữa năng lực sản xuất
nông nghiệp và nhu cầu tiêu dùng nông sản của các tỉnh phụ cận.
Luận án cũng đã xem xét các chủ thể LKKT vĩ mô, vi mô trong mối liên hệ
giữa nông nghiệp Hà Nội và nông nghiệp các tỉnh phụ cận để tiếp cận và nghiên
cứu, để nghiên cứu một cách trực tiếp các mối quan hệ liên kết theo không gian
rộng của phạm vi nghiên cứu.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm cơ sở
phương pháp luận cho nghiên cứu và sử dụng các phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Phương pháp chuyên gia, chuyên
5

khảo được sử dụng trong việc thu thập và lựa chọn các thông tin thứ cấp có liên
quan đến luận án. Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như:

Thư viện Quốc gia; Thư viện Đại học Kinh tế Quốc dân; Tổng cục Thống kê; Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Các báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương… thành phố Hà Nội và
các tỉnh phụ cận; các trang WEB; các sách, báo và tạp chí đã xuất bản v.v.
Ngoài ra, luận án đã khảo nghiệm các mô hình LKKT nông nghiệp giữa thủ
đô các nước với các tỉnh phụ cận.
Đặc biệt, luận án sử dụng phương pháp chuyên gia để tiếp cận các tri thức và
nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà quản lý về LKKT nông nghiệp giữa thủ
đô các nước với các tỉnh phụ cận. Phương pháp chuyên gia được áp dụng dưới 2
hình thức: Trao đổi trực tiếp với nhà khoa học của Đại học Kinh tế quốc dân về
cách thức thể hiện và các nội dung cần nghiên cứu để xác lập đề cương chi tiết của
luận án và các vấn đề trọng tâm cần nghiên cứu của luận án. Đã tiếp cận các nhà
khoa học trong Hội đồng cấp cơ sở để tiếp cận thêm các nguồn tài liệu và xin ý về
hoàn thiện các nội dung luận án theo góp ý của Hội đồng. Đã tiếp cận với các nhà
quản lý của Hà Nội để nhận được sự góp ý về các điểm đặc thù của nông nghiệp Hà
Nội trong quá trình liên kết.
- Phương pháp nghiên cứu tình huống (Case study): Phương pháp nhận thức
thế giới bao gồm những quan điểm tiếp cận, những quy trình, các thao tác cụ thể tác
động vào sự phát triển nông nghiệp và các mối liên kết nông nghiệp giữa trung tâm
và vùng phụ cận để làm bộc lộ bản chất của nó. Luận án đã tập trung nghiên cứu về
các tình huống liên kết theo các sản phẩm: Rau, gia cầm, thủy sản; về sự cạnh tranh
giữa các sản phẩm của các tỉnh phụ cận với các tỉnh ĐBSH, thậm chí của Đà Lạt
với cây rau, của các tỉnh Trung bộ với sản phẩm thủy sản; về các tình huống ô
nhiễm nông sản và xuất hiện tình trạng tự lo nhu cầu nông sản của bộ phận dân cư
Hà Nội khi nông sản bị ô nhiễm nặng nề.
- Phương pháp thống kê kinh tế: Luận án sử dụng phương pháp phân tích
thống kê (phân tổ, đồ thị hóa số liệu); phương pháp so sánh (so sánh hệ số, so sánh
số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân; so sánh giữa các thời kỳ, so sánh của các
mối quan hệ liên kết) được sử dụng thường xuyên nhằm phân tích thực trạng LKKT
6


giữa nông nghiệp Hà Nội và nông nghiệp các tỉnh phụ cận.
- Phương pháp dự đoán, dự báo: Các phương pháp dự đoán, dự báo cũng được
vận dụng trong việc định hướng các mô hình, các phương hướng liên kết, đặc biệt để
dự báo các điều kiện cho liên kết, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển các mối
LKKTgiữa nông nghiệp Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận đến năm 2020.
- Phương pháp phân tích SWOT: Phương pháp này đã sử dụng để đánh giá
thực trạng LKKT giữa nông nghiệp Hà Nội và nông nghiệp các tỉnh phụ cận, phân
tích các nhân tố tác động đến các mối quan hệ liên kết hiện trạng cũng như những
năm 2012-2020, làm cơ sở cho đề xuất các giải pháp phát triển liên kết thuộc đối
tượng nghiên cứu những năm tới.
Để có hệ thống số liệu phân tích đề tài đã tổ chức điều tra theo phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên về các hình thức liên kết giữa các chủ thể kinh doanh nông
nghiệp của thủ đô Hà Nội và các tỉnh phụ cận dưới dạng các biểu mẫu thu thập
thông tin và điều tra phỏng vấn. Cụ thể:
Tiến hành khảo sát các hiệp hội, các HTX nông nghiệp, các hộ nông dân sản
xuất nông sản, các cửa hàng cung ứng nông sản, các thương nhân nông sản… trong
đó có 30 phiếu phỏng vấn lãnh đạo 3 tỉnh (Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Ninh), 30
phiếu cho 3 huyện của 3 tỉnh (Khoái Châu, Kim Bảng, Yên Phong), và 30 phiếu cho
3 xã của 3 huyện; 200 phiếu với thương nhân, hiệp hội, doanh nghiệp nông nghiệp
và nông dân; trong đó: 100 hộ nông dân, 60 thương nhân, 40 chủ các hiệp hội,
doanh nghiệp nông nghiệp về nông sản.
Để xử lý số liệu, tác giả sử dụng Exel và sử dụng phần mềm SPSS (phân tích
tương quan hồi qui).
5. Những đóng góp mới của luận án
- Về lý luận: Luận án đã xây dựng được khung lý thuyết về phát triển LKKT
giữa nông nghiệp thủ đô với nông nghiệp các tỉnh phụ cận. Điểm đặc biệt là, luận
án đã hệ thống và phân tích khung lý thuyết chung về liên kết kinh tế, từ đó tập
trung phân tích LKKT nông nghiệp theo vùng, cụ thể hóa và phát hiện ra những
điểm mang tính đặc thù trong LKKT nông nghiệp giữa thủ đô nói chung, thủ đô Hà

Nội nói riêng với nông nghiệp các tỉnh phụ cận. Tổng kết thực tiễn của một số nước
7

trở thành những vấn đề có tính lý thuyết có thể vận dụng cho Hà Nội và các tỉnh
phụ cận trong phát triển các mối KTNN.
- Về thực tiễn: Đã phân tích thực trạng trên nhiều phương diện, qua đó đã mổ
xẻ được các mối quan hệ liên kết chủ yếu, đặc biệt đã tổng kết được những kết quả,
những hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong phát triển các mối
LKKT giữa nông nghiệp Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận. Đánh giá những
tiềm năng, những thách thức và thời cơ mới trong việc phát triển các mối liên kết, đề
xuất một số mô hình LKKT chủ yếu giữa nông nghiệp Thủ đô Hà Nội với nông
nghiệp các tỉnh phụ cận, những giải pháp để đẩy mạnh các mối liên kết theo các mô
hình đó khi CNH, HĐH tăng cường.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ biểu và danh mục tài liệu tham khảo, luận
án sẽ được kết cấu thành 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về LKKT giữa nông nghiệp Thủ đô với
nông nghiệp các tỉnh phụ cận
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về LKKT giữa nông nghiệp Thủ đô với
nông nghiệp các tỉnh phụ cận
Chương 3: Thực trạng phát triển LKKT giữa nông nghiệp Thủ đô Hà Nội
với nông nghiệp các tỉnh phụ cận
Chương 4: Phương hướng và giải pháp phát triển LKKT giữa nông nghiệp
Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận
8

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ LIÊN KẾT KINH TẾ
GIỮA NÔNG NGHIỆP THỦ ĐÔ VỚI NÔNG NGHIỆP
CÁC TỈNH PHỤ CẬN


1.1. Tình hình nghiên cứu về LKKT và LKKT giữa nông nghiệp Thủ đô
với nông nghiệp các tỉnh phụ cận
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Về phân công lao động (PCLĐ) xã hội và chuyên môn hóa sản xuất
(CMHSX): PCLĐ và CMHSX nói chung, trong nông nghiệp nói riêng một trong
các cơ sở khoa học của LKKT đã được các nhà khoa học nghiên cứu, nhất là các
nhà kinh tế học Mác xít.
C.Mác đã có nhiều công trình nghiên cứu về PCLĐ kể cả PCLĐ theo ngành
(trong đó có ngành nông nghiệp) và PCLĐ theo lãnh thổ, trong đó có vùng kinh tế
nông nghiệp (KTNN). Tiếp theo C.Mác, rất nhiều nhà kinh tế học Mác xít và tư sản
đã giành sự quan tâm nghiên cứu về PCLĐ xã hội. Các nghiên cứu này đủ để tạo
lập cơ sở khoa học cho nghiên cứu về LKKT nông nghiệp theo vùng và cụ thể hóa
cho nghiên cứu về LKKT giữa nông nghiệp thủ đô và nông nghiệp các tỉnh phụ cận.
Luận án sẽ hệ thống và phân tích ở rõ chương 2.
Về chuỗi giá trị ngành hàng: Đã có nhiều nghiên cứu của học giả ngoài nước,
trong đó chuỗi giá trị (value chain) hay phân tích chuỗi giá trị (value chain analysis)
được chuyên gia hàng đầu về lý thuyết cạnh tranh Michael Porter (1985) mô tả và
phổ biến đầu tiên [11, 56-60].
Khung khái niệm của M.Porter xác định chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp: một
chuỗi giá trị gồm một chuỗi các hoạt động được thực hiện trong phạm vi một công
ty để sản xuất ra một sản lượng nào đó. Dựa trên khung khái niệm này, việc phân
tích chuỗi giá trị nằm trong phạm vi hoạt động của một công ty, mà mục đích cuối
cùng là nâng cao lợi thế cạnh tranh của công ty. Sự cạnh tranh của doanh nghiệp có
thể được phân tích bằng cách nhìn vào chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động chi tiết
khác nhau. Phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhắm vào việc hỗ trợ quyết định quản lý
và các chiến lược quản trị.
9

Một cách tiếp cận chuỗi giá trị rộng hơn, theo phương pháp “filière” - Phân

tích ngành hàng CCA - Commodity Chain Analysis với các đặc điểm chính là (1)
Tập trung vào những vấn đề của các mối quan hệ định lượng và vật chất trong
chuỗi; (2) sơ đồ hóa các dòng chảy của hàng hóa vật chất và (3) sơ đồ hóa các quan
hệ chuyển dạng sản phẩm. Theo cách xem xét này, bên cạnh những vấn đề nội tại của
các tác nhân, phân tích ngành hàng còn xem xét đến mối quan hệ giữa các tác nhân
của ngành hàng trong quá trình hình thành chuỗi giá trị của ngành. Đây là cách tiếp
cận được sử dụng để xây dựng các giải pháp có tính vĩ mô, giải quyết những vấn đề
có tính liên kết ngành trên phạm vi từng vùng và phần lãnh thổ có tính liên vùng.
Phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị của Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức GTZ
“Valuelinks Manual The methodology of value chain promotion first Edition” được
xây dựng dựa trên bài học kinh nghiệm với các chương trình thúc đẩy phát triển nông
thôn và tư nhân được hỗ trợ bởi GTZ. Nó cung cấp bí quyết về cách thức cần thiết để
tăng cường việc làm và thu nhập kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có
kích thước và nông dân bằng cách thúc đẩy các chuỗi giá trị mà họ đang tham gia hoạt
động. Vì vậy, nó gần giống với cách xem xét của M.Porter về phạm vi xem xét.
Raphael Kaplinsky and Mike Morris. (2001). A handbook for value chain
research đã biên soạn cuốn “Sổ tay nghiên cứu chuỗi giá trị”, trong đó đã chỉ ra
cách thức phân tích chuỗi giá trị. Nó khắc phục được một số nhược điểm quan trọng
của phân tích ngành truyền thống vốn có xu hướng mang tính chất tĩnh và sự ràng
buộc về thông số, [12, 3-12].
Ở đây, chuỗi giá trị vượt xa phân tích theo từng doanh nghiệp thông qua sự
tập trung vào các mối liên kết qua lại, phân tích chuỗi giá trị cho phép khám phá
dòng hoạt động kinh tế, tổ chức và cưỡng chế năng động giữa các nhà sản xuất
trong các ngành khác nhau thậm chí trên quy mô toàn cầu. Các mối liên kết lẫn
nhau về mặt tổ chức làm nền tảng cho phân tích chuỗi giá trị giúp dễ dàng phân tích
mối quan hệ qua lại giữa công việc chính thức và phi chính thức. Đây cũng là công
trình có thể giúp ích cho nghiên cứu về LKKT khi làm rõ sự cần thiết phải liên kết
và nội dung tổ chức các mối quan hệ liên kết kinh tế.
LKKT và LKKT nông nghiệp đã nhận sự quan tâm của nhiều học giả ngoài
nước, có thể kể đến các công trình nghiên cứu trực tiếp và tiêu biểu sau:

C. Mac là nhà kinh tế học đầu tiên đã nghiên cứu về thể chế kinh tế. Theo
10
Mác (1883) sự phát triển của lực lượng sản xuất mà trực tiếp là quan hệ sở hữu sẽ
quyết định quan hệ lao động (tức quan hệ quản lý), trong đó có thể chế kinh tế,
được xem như là quan hệ lao động, quan hệ quản lý ở tầm vĩ mô của nền kinh tế.
Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác - Lênin tuy không trực tiếp đề cập đến LKKT
như là một thể chế kinh tế mà chỉ nêu lên hai cơ chế từng có mặt trong lịch sử là cơ
chế thị trường, dựa trên cơ sở sở hữu tư nhân và cơ chế kế hoạch hóa trên phạm vi
toàn xã hội dựa trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu; hoặc trong
phạm vi một doanh nghiệp dựa trên sự tập trung tư liệu sản xuất, [45].
C.Mác và V Lênin [67] cùng các nhà nghiên cứu khác ở Liên Xô (cũ) như V.
A Ti - khô - nốp, GA. Co-Dơ- Lốp và S.P Pe - Rơ - Vu - Sin,
đã nghiên cứu nhiều
hình thức cụ thể của liên kinh tế như phường buôn, phường hội… xuất hiện trong
lịch sử xã hội phong kiến; đặc biệt là các hình thức liên kết trong các hình thức tổ
chức của Các - ten, Xanh - đi - ca, Công - xooc - xi - om, Côn - xoc trong chủ
nghĩa tư bản thì các vấn đề của liên kết kinh tế được coi như là các nâng thang về xã
hội hóa sản xuất, là sự phát triển của các hình thức tổ chức sản xuất khắc phục
những tiêu cực của chế độ sở hữu tư nhân trong điều kiện của xã hội hóa phát triển.
Khi nghiên cứu sâu về các hình thức liên minh công nông trong xây dựng
kinh tế dưới Chủ nghĩa xã hội trong điều kiện công hữu về tư liệu sản xuất như:
Hợp đồng đặt mua, Hiệp tác hóa các công xưởng, xí nghiệp công nghiệp, các Tổ
hợp nông nghiệp và công nghiệp trong nền kinh tế.
C.Mác cho rằng, chủ nghĩa tư bản đã tách rời nông nghiệp với công nghiệp,
do đó một trong những nhiệm vụ quan trọng của cách mạng là việc xóa bỏ từng
bước sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn [45]. Cùng dòng tư tưởng với C.
Mác, nhà kinh tế học VA.Ti-khô-nôp, trong tác phẩm “Cơ sở kinh tế xã hội của liên
kết nông công nghiệp” cho rằng, chỉ có thể liên kết nông nghiệp với công nghiệp
khi đã bảo đảm được sự thích ứng hoàn toàn giữa tính chất xã hội của sản xuất với
hình thức xã hội của nó, tức khẳng định chỉ có thể có trong chủ nghĩa xã hội [66].

Khác với chủ nghĩa Mác - Lênin, giới nghiên cứu kinh tế học phương Tây lại
cho rằng, LKKT là hiện tượng tất yếu khách quan và là một hình thức của quản trị
thị trường dưới chủ nghĩa tư bản và tối thiểu hóa “chi phí giao dịch” (Transaction
Cost Economic-TCE). Đó mới là động lực của sự biến đổi của thể chế kinh tế, khi
thị trường trở nên bất cập, thất bại hoặc không hoàn hảo làm gia tăng chi phí giao
11
dịch. Lý thuyết chi phí giao dịch (Transaction Cost Economic-TCE) của doanh
nghiệp được học thuyết “kinh tế thể chế mới” ra đời ở Mỹ với các đại diện như
Coase (1960), Demsez (1964), William (1985) và Kleinet (1978). Họ đã đưa ra lý
thuyết về mối quan hệ hợp đồng đã cho rằng trong nền kinh tế thị trường, những cải
tiến về thể chế sẽ hướng tới cắt giảm chi phí giao dịch. Mục đích chính của lý
thuyết là giải thích sự chuyển dịch từ cơ chế thị trường tự do sang các cơ chế khác,
trong đó có liên kết kinh tế [46]. Wlliamson (1985) trong “The Economic
Institutions of Capitalism” (Thể chế kinh tế của chủ nghĩa tư bản) đã mô tả 3 loại cơ
chế quản lý nhằm thay đổi mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các đối tác mậu dịch đó
là: thị trường giao ngay, hợp đồng dài hạn và quan hệ thứ bậc (Hierachies) [72, 1-
23]. Sartorius, K Kirsten, JF (2007) trong “The boundaries of the firm: why do
suger producers outsource sugarcane production?” (Các ranh giới của các doanh
nghiệp: tại sao những nhà sản xuất đường sử dụng nguồn bên ngoài sản phẩm
đường) đã khái quát hình thành 5 thể chế: Hợp đồng giao ngay (Hợp đồng cổ điển),
hợp đồng đặt hàng chi tiết kỹ thuật (Hợp đồng tân cổ điển), đồng minh chiến lược
(Hợp đồng tân cổ điển)… [71, 640-655].
Theo các tác giả đó LKKT được đề cập đến dưới nhiều thuật ngữ khác nhau.
LKKT có các đặc điểm chủ yếu là tính độc lập về sở hữu, quan hệ lâu dài, tin cậy
lẫn nhau, chia sẻ lợi ích, gánh nặng và thực hiện công bằng. Trong tác phẩm “The
Theory of Economic Integration” (Lý thuyết về LKKT) [72, 1-23]. Besla Balassa,
cho rằng: LKKT hiểu theo một cách chặt chẽ, là việc gắn kết mang tính thể chế giữa
các tổ chức kinh tế, các nền kinh tế lại với nhau. Như vậy LKKT về bản chất là một
thể chế kinh tế (economic institution), là một hình thức của quan hệ tổ chức quản lý
xét ở góc độ vĩ mô của nền kinh tế.

Gần đây Douglas C. North (1998) trở thành nhà nghiên cứu kinh điển về thể
chế kinh tế và trong tác phẩm “Istituation, institutional change and economic
performance” (Các thể chế, sự thay đổi thể chế và hoạt động kinh tế). Ông đã cho
rằng chi phí giao dịch tăng lên là do giao dịch của con người ngày càng mở rộng,
trở nên phức tạp, gia tăng rủi ro, thất bại [69]. Vì vậy nếu chúng ta liên kết 2 trường
phái lại với nhau có thể nói cách lý giải của C Mác về biến đổi cơ chế do sự phát
triển của lực lượng sản xuất và sở hữu với cách lý giải do chi phí giao dịch tăng lên
của các tác giả phương Tây tuy khác nhau nhưng không hẳn đã mâu thuẫn nhau vì
12
chính sự gia tăng tần số giao dịch mở rộng phạm vi giao dịch trong điều kiện lực
lượng sản xuất phát triển làm cho mọi chi phí giao dịch tăng lên dẫn đến sự cần
thiết phải thay đổi thể chế giao dịch. Sự biến đổi của thể chế giao dịch đến lượt nó
thúc đẩy sự chuyển đổi sở hữu.
LKKT giữa nông nghiệp thủ đô và các tỉnh phụ cận là một bộ phận của LKKT
nói chung, tuy nhiên nó có những đặc điểm và vấn đề riêng của nó. Trên thế giới, các
nhà nghiên cứu không trực tiếp đề cập đến vấn đề LKKT nông nghiệp giữa thủ đô và
các tỉnh phụ cận mà chỉ tập trung bàn về hình thức liên kết ngành nông nghiệp. Từ
nhiều giác độ khác nhau, các nhà nghiên cứu đã đi sâu phân tích các nhân tố khách
quan và chủ quan tác động đến sự phát triển quan hệ liên kết trong nông nghiệp.
Nhìn chung các tác giả ở phương Tây hiện đại đã nghiên cứu sâu và toàn
diện về LKKT nông nghiệp không chỉ nghiên cứu về cơ sở khoa học của các vấn đề
liên kết, mà còn có những nghiên cứu trực diện, với những khía cạnh tích cực mà
còn cả những khía cạnh tiêu cực của nó và chỉ ra những đặc điểm, phương pháp
thực hiện nó. Hạn chế của các nhà nghiên cứu phương Tây về LKKT nông nghiệp
là đã không thấy được nhân tố sự phát triển của lực lượng sản xuất tác động đến sự
hình thành và phát triển của liên kết kinh tế, mối quan hệ tác động qua lại giữa
LKKT và quan hệ sở hữu. Mặt khác, trong khi khẳng định tối ưu hóa chi phí giao
dịch là động lực duy nhất của LKKT thì họ lại không thấy rằng LKKT có ảnh
hưởng đến năng suất lao động, năng suất sản xuất, chi phí sản xuất nhất là chi phí
dự trữ, nghĩa là LKKT còn nhắm đến tiết kiệm chi phí sản xuất nói chung chứ

không chỉ chi phí giao dịch, dù cho chi phí giao dịch đóng vai trò quan trọng hơn.
Ví dụ như trong trường hợp doanh nghiệp lớn không tự sản xuất mọi chi tiết sản
phẩm mà đưa ra gia công là một hình thức LKKT nhằm phi tập trung hóa sản xuất;
trong đó sự chuyển dịch thể chế kinh tế làm gia tăng chi phí giao dịch nhưng làm
giảm được chi phí sản xuất nhiều hơn, miễn là cuối cùng tổng chi phí giảm xuống.
1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, các hình thức liên kết đã xuất hiện từ lâu trong thực tiễn kinh tế
ngay từ thời kỳ phong kiến như: Phường, hội; đến thời kỳ thực hiện chế độ kế hoạch
hóa tập trung như: Gia công đặt hàng, hợp đồng đặt hàng trong công nghiệp, hợp
đồng hai chiều giữa thương mại quốc doanh với nông dân trong nông nghiệp. Khái
niệm LKKT trong cụm từ “liên kết liên doanh” xuất hiện sau khi Đảng ta thực hiện
13
từng bước xóa bỏ chế độ kế hoạch hóa tập trung với chủ trương “sản xuất bung ra”
trong công nghiệp và khoán 100 cho nhóm và người lao động trong các HTX nông
nghiệp (1981).
Sự ra đời của Nghị quyết số 25 CP ngày 21 tháng 1 năm 1981 của Hội đồng
chính phủ theo đó cho phép thực hiện kế hoạch 3 phần A,B,C trong xí nghiệp quốc
doanh trong đó phần C là phần mà nguồn vật tư sản xuất do xí nghiệp thực hiện
“liên doanh liên kết” mà có [31, 1-3]. Tiếp theo đó Quyết định của Hội đồng Bộ
trưởng số 162/ HĐBT ngày 14 tháng 12 năm 1984 về tổ chức hoạt động liên kết
trong kinh tế đã chính thức đặt cơ sở pháp lý cho hoạt động của LKKT giữa các xí
nghiệp quốc doanh, đã dấy lên một trào lưu nghiên cứu về liên kết của các nhà khoa
học [33, 1-3]. Từ đó đến nay đề tài LKKT luôn mang tính thời sự trong xã hội và
trong giới nghiên cứu ở nước ta, có ít nhiều điểm khác biệt:
Các tác giả đã nghiên cứu vấn đề LKKT trong khung lý luận về kinh tế của
chủ nghĩa Mác - Lênin mà điểm then chốt là lý giải vấn đề LKKT theo lý luận về
mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất; coi LKKT là quá trình xã
hội hóa sản xuất, là tất yếu của sản xuất lớn và chú trọng nghiên cứu LKKT trong
lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
Mở đầu cho trào lưu này, đề tài luận án tiến sỹ “LKKT trong ngành nuôi

ong” (1984) [50] của tác giả Trần Đức Thịnh đã xem LKKT vừa là hình thức tổ
chức sản xuất vừa là cơ chế quản lý; sự cần thiết khách quan của LKKT là do yêu
cầu của quá trình tái sản xuất mở rộng, yêu cầu phải phát huy và kết hợp mọi lực
lượng kinh tế xã hội; chỉ ra lợi ích của liên kết kinh tế; nhấn mạnh nguyên tắc cùng
có lợi trong LKKT và đã đề cập đến nhiều hình thức liên kết kinh tế. Một vài điểm
hạn chế của nghiên cứu này là đã đồng nhất LKKT với quan hệ kinh tế, LKKT với
quan hệ quản lý kinh tế của nhà nước. Mặt khác các hình thức liên kết được trình
bày còn khiêm tốn do bị chi phối bởi thực tiễn khi đó kế hoạch hóa tập trung bao
trùm, tác động toàn bộ nền kinh tế nước ta.
Hoàng Kim Giao (1989) với công trình nghiên cứu của mình đã trở thành
nhà nghiên cứu về LKKT đã nhấn mạnh “Các hình thức LKKT trong thời kỳ quá độ
ở nước ta, chú ý đến liên kết nông công nghiệp, liên kết ngành lãnh thổ, liên kết các
thành phần kinh tế”. Ông đã nghiên cứu LKKT như là “một phạm trù kinh tế phản
ánh các mối quan hệ kinh tế về hợp tác, liên doanh, liên hợp hóa trong lĩnh vực sản
14
xuất kinh doanh của quá trình tái sản xuất xã hội” [24]. Hạn chế của tác phẩm này là
đã xem LKKT là toàn bộ mối quan hệ kinh tế trong các hình thức tổ chức LKKT
chứ chưa coi LKKT là một loại quan hệ kinh tế đặc thù trong nhiều loại quan hệ
kinh tế có trong các hình thức tổ chức xã hội đó.
Trong thời gian này, Nguyễn Đình Huấn (1989) đã có bài viết: “LKKT và
các hình thức của nó”. Ông đã đi sâu phân tích khái niệm điều kiện, thực chất và
các hình thức LKKT [34
]
. Đáng chú ý là ông có quan niệm tương tự về LKKT như
GS Hoàng Kim Giao, nhưng ông đã thấy được đặc trưng cơ bản của LKKT là quan
hệ giữa các chủ thể kinh tế độc lập với nhau thực hiện và LKKT không nằm ngoài
mà nằm trong các hình thức tổ chức sản xuất như: hiệp tác hóa, chuyên môn hóa,
liên hiệp hóa, tập trung hóa. LKKT không đồng nghĩa với hoạt động móc ngoặc phi
pháp làm thiệt hại cho xã hội và LKKT không đối lập với tính kế hoạch. Hạn chế
của nghiên cứu này là đã đồng nhất LKKT vốn là một kiểu quan hệ kinh tế nằm

trong các hình thức tổ chức sản xuất cụ thể chứ không là thể chế, cơ chế trong số
nhiều thể chế cơ chế khác nhau để thực hiện các hình thức tổ chức sản xuất đó.
Tiếp đến là công trình rất đáng chú ý của nhà nghiên cứu của GS.TS Nguyễn
Đình Phan (1992 - chủ nhiệm đề tài cấp bộ): “Phát triển và hoàn thiện cơ chế hoạt
động, các hình thức LKKT giữa các thành phần kinh tế trong sản xuất- kinh doanh
công nghiệp”. Ông và nhóm nghiên cứu của mình đã nghiên cứu thực chất, tính tất
yếu khách quan, quan điểm chủ trương của Đảng, nhà nước, kinh nghiệm nước
ngoài, thực trạng và các giải pháp nhằm phát triển LKKT giữa các thành phần kinh
tế trong sản xuất kinh doanh công nghiệp [44].
Ông đã chỉ ra sự khác biệt giữa LKKT và quan hệ kinh tế; xem sự phối hợp
giữa các chủ thể kinh tế mới là thực chất của liên kết kinh tế; chú trọng nghiên cứu
liên kết giữa các thành phần kinh tế chứ không chỉ là giữa các doanh nghiệp. Hạn
chế của nghiên cứu này đã xem tất cả các hình thức tập trung hóa sản xuất đều là
liên kết kinh tế.
Tiếp tục nghiên cứu về LKKT, từ sau thập niên những năm 1990, hàng loạt
những tác giả, các nhà nghiên cứu khác tiếp tục nghiên cứu về nội dung này như:
Vũ Minh Trai (1993) với luận án tiến sỹ về đề tài “Phát triển và hoàn thiện LKKT
của các doanh nghiệp công nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ở nước ta hiện
nay” đã nêu lên vai trò của sự phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ cạnh tranh
15
trong việc hình thành LKKT [58]. Dương Bá Phượng (1995) với nghiên cứu của
mình về “LKKT giữa sản xuất và thương mại trong quá trình chuyển sang nền kinh
tế thị trường” đã nêu lên được mối quan hệ giữa LKKT kinh tế với quan hệ sở hữu
khi cho rằng: “ Sự vận động phát triển của các quan hệ LKKT giữa các doanh
nghiệp đến giai đoạn cao tức liên hợp hóa, đi đến sát nhập, kết hợp, hợp nhất lại
hình thức một doanh nghiệp mới có qui mô lớn hơn” [46].
Cao Đông và các cộng sự (1995) với đề tài cấp Bộ 94 - 98 - 09 - 084/ ĐT
“Phát triển các hình thức LKKT nông thôn ở các tỉnh phía Bắc trong nền kinh tế thị
trường hiện nay” đề cập nhiều vấn đề mới nổi lên trong LKKT ở nông thôn như:
Hình thức, kết hợp các lợi ích, công tác cán bộ, các mô hình thực tiễn liên kết của

LKKT ở nông thôn [22]. Tuy nhiên sự đóng góp mới của các tác giả này so với các
nhà nghiên cứu đi trước là không nhiều
PGS.TS Phan Công Nghĩa với đề tài cấp Bộ “Tăng cường LKKT giữa Hà Nội
và các tỉnh thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” năm 2008 đã chỉ ra được
mối liên kết trong các ngành kinh tế [43]. Hồ Quế Hậu - Hoàn thiện mô hình LKKT
giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân trồng bông vải ở Việt nam năm 2007 [27].
PGS.TS Ngô Thắng Lợi - Phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến
năm 2020 năm 2010 [40]. Hồ Quế Hậu với đề tài luận án tiến sĩ “Liên kết kinh tế giữa
Doanh nghiệp chế biến nông sản với Nông dân ở Việt Nam” năm 2012 [28].
Các công trình này đã phần nào đề cập đến các nội dung có liên quan về LKKT
nói chung và liên kết nông nghiệp nói riêng. Phản ánh được về các lý luận, thực trạng
và đưa ra các kiến nghị giải pháp về LKKT và LKKT nông nghiệp. Tác động của thế
giới và thực tiễn tại Việt Nam về các khả năng LKKT và liên kết KTNN
Gần đây đã có những nghiên cứu về chuỗi giá trị trong ngành hàng, kể cả
ngành hàng nông sản như: “Phân tích chuỗi giá trị và tổ chức quan hệ LKKT của
các Doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam” của tác giả Đỗ Thị Đông [23]; Kinh
nghiệm tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu hàng nông sản” (2010), chủ biên
PGS.TS Đinh Văn Thành [49]. Liên kết dọc trong chuỗi giá trị nông sản: nhìn từ vụ
Bianfishco của Trần Tiến Khải… [39]. Mặc dù không phải là những nghiên cứu
trực tiếp đến liên kết kinh tế, nhưng những nghiên cứu này cũng đề cập đến tính tất
yếu của liên kết và những vấn đề có tính giải pháp của liên kết để đạt đến sự tối ưu
về giá trị của chuỗi ngành hàng nói chung, ngành hàng nông sản nói riêng.

×