Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Thái độ của sinh viên trường ĐHSPĐHTN đối với hành vi vi phạm quy chế thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.77 KB, 65 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự cố gắng của bản thân tôi đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên, khích lệ của các thầy cô và các bạn.
Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cô giáo – Thạc sỹ
Trịnh Thị Thuận, người đã tận tình chu đáo hướng dẫn, động viên em trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong Khoa Tâm lý -
Giáo dục đã giúp đỡ em khi em tiến hành nghiên cứu đề tài này. Cảm ơn các
bạn trong lớp và các bạn sinh viên trong khoa đã giúp đỡ cổ vũ tôi khi thực
hiện đề tài.
Cảm ơn các bạn sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN đã tạo điều kiện cho
tôi trong quá trình điều tra để thu thập thông tin phục vụ cho đề tài.
Do hạn chế về mặt thời gian và kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu
khoa học, đề tài này không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong được sự đóng
góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 03 năm 2014
NGƯỜI THỰC HIỆN
Trần Thị Oanh
Tâm lý Giáo dục K46
i
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2
4. Giả thuyết khoa học 2
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3
6. Phương pháp nghiên cứu 3
Chương 1 5


CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI HÀNH VI VI
PHẠM QUY CHẾ THI 5
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
1.1.1 Trên thế giới 5
1.1.2 Ở Việt Nam 8
1.2 Lý luận về thái độ của sinh viên đối với hành vi vi phạm quy chế thi 11
1.2.1. Lý luận về quy chế thi 11
1.2.2 Hành vi vi phạm quy chế thi 17
1.2.3. Thái độ của sinh viên đối với hành vi vi phạm quy chế thi cử 21
1.2.4. Khái quát đặc điểm tâm lý sinh viên 26
Chương 2 29
THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐHTN ĐỐI
VỚI HÀNH VI VI PHẠM QUY CHẾ THI 29
2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu 29
2.2 Thái độ của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên
đối với hành vi vi phạm quy chế thi 30
2.2.1 Nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái
Nguyên về quy chế thi và hành vi vi phạm quy chế thi 31
2.2.2 Thái độ của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái
Nguyên đối với hành vi vi phạm quy chế thi cử 43
2.2.3.Thực trạng vi phạm quy chế thi của sinh viên trường Đại học Sư
phạm – Đại học Thái Nguyên 46
2.2.4 Nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm quy chế thi của sinh viên
trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên 49
KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
PHỤ LỤC 58
ii
M ĐU
1. Lí do chọn đề tài

Trong thời kỳ hội nhập và thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ở
Việt Nam, con người luôn phải hướng tới tiếp thu những kho tàng văn hóa,
kinh nghiệm xã hội - lịch sử, những thành tựu khoa học tiên tiến… để phát
triển và hoàn thiện nhân cách của bản thân. Học tập là hoạt động nhận thức
tích cực và sáng tạo, là con đường cơ bản nhằm chiếm lĩnh những tri thức
khoa học, hình thành những năng lực mới. Đó là hoạt động trí óc căng thẳng,
nghiêm túc, có tổ chức, nền nếp rõ ràng. Để cho học tập đạt kết quả cao,
người học cần phải tích cực, tự giác học tập. Đặc biệt phải nắm vững và có
thái độ đúng đắn đối với quy chế học tập, quy chế thi cử. Thi cử là khâu quan
trọng và không thể thiếu trong quá trình học tập. Quy chế thi tạo cơ sở cho sự
phối hợp, sự đ•ng thuận, thống nhất giữa các khâu trong quá trình thi, kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập của người học. Mặt khác nó được coi như công
cụ tạo lề lối làm việc, học tập, thi cử một cách khoa học, hợp lý, là công cụ
để quản lý người học, đ•ng thời giúp cho việc kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập và rèn luyện của sinh viên một cách thuận lợi, dễ dàng.
Trong dạy học, ở mỗi trường đều có quy chế học tập, thi cử riêng quy
định cụ thể các quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của người học. Quy chế thi
giữ vai trò quan trọng góp phần duy trì trật tự, k„ cương trong suốt quá trình
học tập, thi cử. Từ đó, người học cần tuân thủ đúng quy chế học tập và có thái
độ đúng đắn cũng như phê phán các hành vi vi phạm quy chế học tập, thi cử.
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên là trung tâm Giáo
dục - Đào tạo giáo viên cho các bậc học. Trường có chế học tập, quy chế thi
cử khoa học, hoàn ch„nh, chặt chẽ đòi hỏi sinh viên phải tuân thủ một cách
nghiêm túc. Tuy nhiên, thực tế qua mỗi kỳ thi ở trường ĐHSP – ĐHTN
thường xảy ra tình trạng sinh viên có hành vi vi phạm quy chế thi. Điều này
xuất phát từ sự nhận thức chưa đầy đủ và thái độ chưa đúng đắn của sinh viên
1
đối với quy chế thi cử, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập của sinh viên
cũng như nền nếp, trật tự, kỷ cương của nhà trường.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Thái độ của

sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN đối với hành vi vi phạm quy chế thi” để
nghiên cứu với mong muốn xác định được thái độ của sinh viên đối với vấn
đề này. Trên cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao nhận thức, giáo dục thái độ
đúng đắn cho sinh viên để hạn chế tình trạng tiêu cực trong thi cử góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở trường ĐHSP – ĐHTN.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thái độ của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN đối với hành
vi vi phạm quy chế thi. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp giáo dục sinh viên
để họ có thái độ nghiêm túc đối với những hành vi sai trái góp phần ngăn
ngừa tình trạng vi phạm quy chế thi.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Thái độ của sinh viên trường ĐH sư phạm - ĐH
Thái Nguyên đối với hành vi vi phạm quy chế thi.
3.2. Khách thể nghiên cứu: Sinh viên trường ĐHSP - ĐH Thái Nguyên
Trong đó: 50 sinh viên khoa Toán K46
50 sinh viên khoa Ngữ Văn K46
50 sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục K46
4. Giả thuyết khoa học
Còn một bộ phận sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN chưa có thái độ
đúng đắn đối với những hành vi vi phạm quy chế thi. Đó là nguyên nhân dẫn
đến tình trạng sinh viên vi phạm quy chế thi.
Xác định được thái độ của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học
Thái Nguyên đối với hành vi vi phạm quy chế thi tạo cơ sở cho việc giáo dục
thái độ đúng đắn và khắc phục tình trạng vi phạm quy chế thi ở sinh viên.
2
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm sáng tỏ cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu: Lý luận về
quy chế thi, thái độ đối với hành vi vi phạm quy chế thi.
Khảo sát thực trạng thái độ của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN đối

với hành vi vi phạm quy chế thi.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất các giải pháp giáo dục sinh viên
để họ có thái độ nghiêm túc đối với những hành vi sai trái góp phần ngăn
ngừa tình trạng vi phạm quy chế thi.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Thái độ của sinh viên trường ĐH sư phạm - ĐH Thái Nguyên đối với
hành vi vi phạm quy chế thi là một vấn đề rất rộng. Do hạn chế về thời gian
và năng lực nghiên cứu, trong khuôn khổ một đề tài nghiên cứu khoa học của
sinh viên, chúng tôi ch„ tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
Thái độ của sinh viên đối với hành vi vi phạm quy chế thi.
Những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên đối với hành vi vi
phạm quy chế thi.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương
pháp:
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Chúng tôi tiến hành
phân tích lý thuyết thành từng bộ phận theo một trình tự. Trên cơ sở đó,
chúng tôi tiến hành tổng hợp những ý kiến, những vấn đề lý thuyết để có được
những tri thức lý luận tương đối đầy đủ, khái quát về vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp phân loại và hệ thống lý thuyết nhằm sắp xếp các tri
thức lý thuyết thành một hệ thống lôgíc chặt chẽ theo từng đơn vị kiến thức để
làm sáng tỏ cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.

3
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp quan sát: Quan sát các biểu hiện về hành vi vi phạm quy
chế thi cử của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN.
- Phương pháp điều tra bằng Anket: Chúng tôi xây dựng hệ thống câu
hỏi đóng, mở để tìm hiểu thực trạng thái độ của sinh viên trường ĐH sư phạm

- ĐH Thái Nguyên đối với hành vi vi phạm quy chế thi. Đây là phương pháp
được sử dụng là phương pháp chủ yếu trong quá trình nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp sinh viên
trường ĐH sư phạm - ĐH Thái Nguyên để nắm bắt được thái độ của họ đối
với hành vi vi phạm quy chế thi.
6.3. Nhóm phương pháp toán học
Khi đã thu thập được những thông tin, chúng tôi tiến hành xử lý thông
tin đó bằng các công thức toán học học để đảm bảo tính khách quan và độ tin
cậy của các kết quả nghiên cứu.
Công thức chúng tôi đã sử dụng như sau
Công thức tính phần trăm:
% =
Trong đó: m là số lượng khách thể trả lời
N là số lượng khách thể nghiên cứu
4
Chương 1
CƠ S LÝ LUẬN VỀ THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI HÀNH VI
VI PHẠM QUY CHẾ THI
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Trên thế giới
1.1.1.1 Nghiên cứu về thái độ
Trong lĩnh vực tâm lý xã hội ở phương tây vấn đề thái độ của con
người luôn là vấn đề được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt là
các công trình nghiên cứu về thái độ của các nhà tâm lý học người Nga (Liên
Xô) và Đức. Nhiều công trình nghiên cứu đã có ảnh hưởng to lớn đến sự phát
triển của nghành tâm lý học nói riêng và khoa học nói chung trên thế giới.
Trọng tâm của các công trình này các tác giả muốn đi sâu vào nghiên cứu
định nghĩa thái độ, cấu trúc của thái độ, mối quan hệ giữa thái độ đối với hành
vi của con người.
Trong một nghiên cứu tổng quan khi nghiên cứu lich sử thái độ trong

tâm lý học phương tây, nhà tâm lý học người Nga P.M Shikhirev đã chia quá
trình này thành 3 thời kỳ:
Thời kỳ thứ nhất (Từ khi khái niệm thái độ được sử dụng lần đầu tiên
vào năm 1918 cho đến trước chiến tranh thế giới thứ hai): Đây là thời kỳ
phát triển mạnh mẽ, với nhiều công trình tập trung chủ yếu vào định nghĩa,
cấu trúc, chức năng thái độ và mối quan hệ giữa thái độ và hành vi. Tiêu
biểu là công trình nghiên cứu của W.I Thomas và F. Znaniecki (Mỹ). Nội
dung chủ yếu của các nghiên cứu tập trung vào định nghĩa, cấu trúc, chức
năng của thái độ, mối quan hệ giữa thái độ và hành vi. Đặc biệt trong thời
gian này đã có hai tác giả phát hiện ra sự không nhất quán giữa thái độ và
hành vi của con người.
5
Thời kỳ thứ hai (Từ chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối những năm
1950): Vì lí do chiến tranh diễn ra trên toàn thế giới, cùng với sự bế tắc trong
quá trình giải thích các nghịch lý nảy sinh khi nghiên cứu thái độ, nên trong
thời kỳ này, các công trình nghiên cứu về thái độ giảm sút cả về s• lượng và
chất lượng so với thời kỳ trước đó. Nội dung của thời kỳ này là sự hoài nghi
về vai trò của thái độ trong việc chi phối hành vi của con người.
Thời kỳ thứ 3 (Đầu năm 1960 cho đến nay): Các nước phương Tây
phục h•i và phát triển trở lại sau chiến tranh, cùng với sự phát triển đi lên
của đất nước, các công trình nghiên cứu thái độ cũng được tiếp tục với
nhiều ý tưởng và quan điểm mới. Ngoài việc kế thừa những nghiên cứu
trước đó, các nhà Tâm lý học thời kỳ này còn nghiên cứu nhiều khía cạnh
khác nhau của thái độ nhất là các vấn đề về vai trò, cấu trúc, chức năng
Chẳng hạn như các nghiên cứu của M.Rokeach (1968), T.M.Ostrom (1969)
và U.J.Mc.Guire (1969).
Như vậy có thể thấy rằng trong suốt thời kỳ đầu tiên của thế kỷ XX đến
nay, ở phương Tây có rất nhiều công trình nghiên cứu về thái độ, và cùng với
các nghiên cứu đó là các phương pháp tiếp cận để làm sáng tỏ hiện tượng tâm
lý đặc biệt này. Bên cạnh những kết quả đạt được còn t•n tại những hạn chế

nhất định như sự bế tắc trong phương pháp luận trong việc lý giải các số liệu
thực nghiệm, không lý giải được mâu thuẫn giũa thái độ và hành vi
Như vậy ta có thể thấy lịch sử nghiên cứu thái độ của con người đã trải
qua những thăng trầm cùng với lịch sử phát triển của xã hội loài người.
Gần đây, khi nghiên cứu nhân cách như một phạm trù của Tâm lý học,
V.F Lomop nhà tâm lý học Xô Viết đã đề cập đến thái độ chủ quan của nhân
cách, sự chế định của quan hệ xã hội đối với thái độ chủ quan thông qua hoạt
động và giao tiếp. Khi nghiên cứu thái độ, các nhà Tâm lý học Liên Xô đã
vận dụng cách tiếp cận hoạt động và nhân cách đối với thái độ và nhu cầu.
Coi thái độ như một hệ thống từ đó lý giải khoa học về sự hình thành thái độ,
vị trí, chức năng của thái độ trong sự điều ch„nh hành vi của cá nhân.
6
Ở Đức, những công trình nghiên cứu thái độ tiêu biểu là các công trình
nghiên cứu của các nhà tâm lý học xã hội như: Vnâyzơ, V.ddorrxtow ngoài
vấn đề truyền thống, các nhà tâm lý học Đức còn đề cập đến kiểu định hình
thái độ, cơ chế của thái độ, coi thái độ như một thành tố của năng suất lao
động tập thể.
Như vậy có thể thấy rằng trong suốt thời kỳ đầu tiên của thế kỷ XX đến
nay, ở phương Tây có rất nhiều công trình nghiên cứu về thái độ và xuất hiện
các phương pháp nghiên cứu hiện tượng tâm lý này.
1.1.1.2 Nghiên cứu về thi cử
Trong thập kỷ vừa qua, ở khắp nơi trên thế giới, từ châu Á, châu Âu
cho đến châu Mỹ đâu đâu người ta cũng có thể chứng kiến hiện tượng gian
lận trong học đường và “tỷ lệ gian lận” này ngày càng tăng lên với tốc độ
chóng mặt. Ch„ tính ở Hoa Kỳ, nghiên cứu của Trường Đại học Duke với đối
tượng là sinh viên trường cao đẳng và học sinh trung học cho thấy 70% thừa
nhận đã từng có hành vi gian lận trong thi cử dưới các hình thức khác nhau.
Năm 2011, cảnh sát Nhật vào cuộc điều tra việc đề thi vào Đại học
Tokyo bị đăng lên mạng trong khi cuộc thi đang diễn ra.
Năm 2012, trường đại học danh tiếng Harvard đã tiến hành điều tra về

thực trạng gian lận trong thi cử của trường này. Kết quả nhóm điều tra của
trường Đại học Harvard ở Mỹ mới đây đã phát hiện dấu hiệu gian lận của
khoảng một nửa trong tổng số 250 bài thi được làm ở nhà của các sinh viên
theo học tại trường.
Ở Trung Quốc, bộ giáo dục nước này đã điều tra, khảo sát thực trạng vi
phạm quy chế thi và đã sửa đổi quy định phòng thi để ngăn chặn gian lận.
Trên trang web, bộ này đã thêm 15 khoản mới trong quy định và cho biết việc
sửa đổi lần đầu tiên này nhằm đối phó "các tình huống, vấn đề mới, nạn gian
lận tràn lan và sử dụng công nghệ cao". Cụ thể, các thiết bị bị cấm mang vào
phòng thi không ch„ g•m điện thoại mà là tất cả những gì "có thể gửi và nhận
tín hiệu", theo Tân Hoa xã. Không đăng ký thông tin hay gây rối khi thi sẽ bị
7
phạt nặng. Bị bắt quả tang gian lận sẽ bị cấm thi 1-3 năm. Hình phạt cũng
tăng đối với các giáo viên, công chức tiếp tay cho gian lận.
1.1.2  Việt Nam
1.1.2.1 Nghiên cứu về thái độ
Nghiên cứu về thái độ ở Việt Nam thường gắn với các hoạt động cụ thể
như: thái độ trong học tập, thái độ trong nghề nghiệp Những đề tài nghiên
cứu không còn mang tính chung chung, trừu tượng mà nó được cụ thể hóa,
thể hiện trên các mặt cụ thể, trên các khía cạnh khác nhau của thái độ như xúc
cảm, tình cảm, hứng thú và vai trò của nó đối với hoạt động thực tiễn. “Tình
cảm là ngu•n động lực mạnh mẽ giúp con người đạt được kết quả của nhận
thức” (nguyễn Quang Uẩn).
Khi nghiên cứu các thành tựu của tâm lý học thế giới và thực tiễn tâm
lý học nước nhà, các nhà Tâm lý học Việt Nam đã xác định một số khái
niệm cơ bản về vị trí, vai trò của thái độ trong quá trình thực hiện hoạt động
giảng dạy và hoạt động học tập. Mục tiêu giáo dục là hình thành ở người học
có đầy đủ tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo là một trong những động cơ
của hoạt động học tập. Thái độ là một bộ phận cấu thành đ•ng thời là một
thuộc tính trọn vẹn của ý thức tham gia hoạt động của chủ thể, là yếu tố quy

định tính tự giác, tích cực hoạt động của chủ thể và được thể hiện bằng
những cảm xúc, hành động tương ứng. Trong mối tương quan: Nhận thức,
thái độ, hành động thì lĩnh hội tri thức đóng vai trò cơ sở, có ý nghĩa định
hướng, điều ch„nh soi sáng cho thái độ, hành vi. Sự hình thành động cơ hoạt
động của sinh viên chịu sự chi phối của nhiều nhân tố trong đó có quan
niệm, thái độ của gia đình đối với việc học tập của con cái, thái độ, sự đánh
giá của xã hội đối với học tập nói riêng và các hoạt động khác nói chung.
Từ thực tiễn của việc nghiên cứu thái độ của nước ta có thể kể ra
một số công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề thái độ của sinh
viên như sau:
8
Tác giả - TS Nguyễn Kim Dung “Tìm hiểu nhận thức và thái độ của sinh viên
về định hướng tương lai”. Nội dung đề tài xoay quanh vấn đề nhận thức, thái
độ của sinh viên về định hướng tương lai
Tác giả Tạ Nhật Ánh với bài viết đôi điều suy nghĩ về thái độ của sinh
viên đối với việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (2006).
1.1.2.2 Nghiên cứu về thi cử
Trong giáo dục phổ thông có thể dẫn ra hàng loạt các vụ việc tiêu cực,
vi phạm quy chế thi cử trong thời gian qua: Năm học 2006-2007, theo báo cáo
tổng kết thanh tra thi tốt nghiệp phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Có
2.525 thí sinh bị đình ch„ thi do lỗi mang tài liệu vào phòng thi trong giờ làm
bài, 8 thí sinh thi hộ” Năm học 2007-2008, theo báo cáo tổng kết thanh tra
tốt nghiệp phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Có 1.809 thí sinh bị đình
ch„ thi do mang tài liệu vào phòng thi trong giờ làm bài, 293 thí sinh thi hộ;
trong đó riêng Nghệ An đã phát hiện 151 thí sinh thi hộ tại đợt thi lần 2”.
Đối với giáo dục đại học, các vụ việc tiêu cực trong thi cử thời gian vừa
qua cũng cao đến mức lo ngại. Theo Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Đề án
cải tiến tuyển sinh đại học, cao đẳng theo giải pháp 3 chung (2002-2006) của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, số thí sinh bị xử lý kỷ luật do vi phạm quy chế thi cử
như sau: Năm 2002 có 3.186 trường hợp, năm 2003 có 5.544 trường hợp, năm

2004 có 3.186 trường hợp, năm 2005 có 1.546 trường hợp, năm 2006 có
1.166 trường hợp. Các vi phạm phổ biến là mang tài liệu vào phòng thi để sử
dụng, sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc cá nhân trong phòng thi.
Đặc biệt, trong mấy năm gần đây, do sự phát triển như vũ bão của công
nghệ thông tin, các phương tiện thông tin liên lạc cá nhân ngày càng tinh xảo,
nhỏ gọn, đã tạo điều kiện cho thí sinh dễ dàng mang vào phòng thi mà khó bị
phát hiện. Gần đây, nhờ kỹ thuật photo màu đã trở nên thông dụng, nhiều thí
sinh đã làm giả giấy chứng nhận kết quả thi tuyển sinh đại học, cao đẳng để
tham gia xét tuyển vào cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp…
9
Bộ giáo dục và đào tạo nước ta đã đưa ra nhiều quyết định, nhiều quy
chế liên quan đến vấn đề thi cử như: Quy chế Tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ
chính quy (Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/TT-BGDĐT ngày 05
tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo); “Quy định thi kết
thúc học phần đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín ch„”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3693/QĐ-ĐHSP, ngày 09 tháng 12 năm
2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm) hoặc “Quy chế thi tốt
nghiệp Trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-
BGDĐT ngày 6/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo”…
Trên cơ sở những thực trạng này, ở nước ta đã có một số đề tài nghiên
cứu về thi cử như:
Tác giả TS.Đỗ Hạnh Nga (Trường ĐH Sư phạm TP. HCM), ThS.Bùi
Thị Kim Dung (Trường ĐH Bách Khoa TP. HCM) “Kiểm tra và thi cử trong
nhà trường phổ thông”.
TS. Phạm Ngọc Trúc “ Khảo sát, đánh giá thực trạng tiêu cực trong thi
cử, làm luận văn thuộc hệ thống giáo dục quốc dân”.
Tóm lại, ở trên thế giới và Việt Nam, các công trình nghiên cứu về thái
độ và vi phạm quy chế thi cử có nhiều tuy nhiên chưa có đề tài nào đi sâu
nghiên cứu về thái độ của sinh viên đối với hành vi vi phạm quy chế thi.
Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài “Thái độ của sinh viên trường ĐHSP –

ĐHTN đối với hành vi vi phạm quy chế thi” để nghiên cứu với mong muốn
xác định được thái độ của sinh viên đối với vấn đề này. Trên cơ sở đề xuất
các giải pháp nâng cao nhận thức, giáo dục thái độ đúng đắn cho sinh viên để
hạn chế tình trạng tiêu cực trong thi cử góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
giáo viên ở trường ĐHSP – ĐHTN.
10
1.2 Lý luận về thái độ của sinh viên đối với hành vi vi phạm quy chế thi
1.2.1. Lý luận về quy chế thi
1.2.1.1. Khái niệm quy chế
“Quy chế” là những nguyên tắc đặt ra cho mỗi người trong công việc,
trong các hoạt động, trong quan hệ ứng xử. Đó là một khái niệm phức tạp có
thể hiểu khái niệm “quy chế” ở nhiều phương diện khác nhau:
Theo cách giải thích tại Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học
do NXB Đà Nẵng phát hành năm 2007: “Quy chế là những điều đã được quy
định thành chế độ để mọi người theo đó mà thực hiện trong những hoạt động
nhất định nào đó”. [2]
Theo ngu•n http://www.từ-điển.com/quy%20chế: “Quy chế là chế độ
được quy định bởi một cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong một phạm vi
nhất định, được ban hành có văn bản và có hiệu lực thi hành trong phạm vi
cơ quan, tổ chức đó”; “quy chế là điều định ra để nhiều người, nhiều nơi
cùng theo đó mà làm”. [12]
Ngu•n có viết:
“Quy chế là những điều đã được quy định thành chế độ để mọi người theo đó
mà thực hiện trong những hoạt động nhất định nào đó”. [12]
Theo ngu•n />quy-trinh.html?m=1: “Quy chế là quy phạm điều ch„nh các vấn đề liên quan
đến chế độ, chính sách, công tác tổ chức hoạt động, công tác nhân sự, phân
công và phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn, định mức, đơn giá áp dụng. Đ•ng
thời quy chế đưa ra yêu cầu cần đạt được và có tính định khung mang tính
nguyên tắc. [12]
Dựa vào các cách định nghĩa trên, chúng tôi khái quát: Quy chế là văn

bản được quy định bởi một cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đã được quy định
thành chế độ để mọi người theo đó mà thực hiện.
11
1.2.1.2 Quy chế thi
a. Định nghĩa
Dựa vào khái niệm “Quy chế” có thể hiểu: Quy chế thi là những quy
định trong thi cử mà người học bắt buộc phải tuân theo do nhà trường hoặc
các tổ chức Giáo dục – Đào tạo ban hành nhằm đảm bảo tính nghiêm túc,
khách quan, công bằng… của hoạt động thi cử.
b. Vai trò của quy chế thi
Kiểm tra và thi cử là một thành phần không thể tách rời của hoạt động
dạy - học và đang được sử dụng như một biện pháp quan trọng thúc đẩy và
cải tiến việc dạy-học. Trong mỗi kỳ thi, kiểm tra, đánh giá, quy chế thi là văn
bản không thể thiếu. Nó đóng vai trò như một yếu tố quan trọng để ổn định kỷ
cương, đảm bảo tính nghiêm túc, có nề nếp của học sinh, sinh viên trong toàn
trường nhằm thực hiện chủ trương Giáo dục - Đào tạo học sinh, sinh viên trở
thành những người có “đức”, có “tài”, có phẩm chất, năng lực và đạo đức
toàn diện.
Quy chế thi có vai trò vô cùng quan trọng trong dạy học, có thể kể đến
các vai trò cụ thể như sau:
Quy chế thi là yếu tố vô cùng quan trọng, nó tạo nên tính nghiêm túc
trong các kỳ thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học. Đ•ng thời
nó giúp cho việc duy trì, ổn định kỷ cương, nền nếp học tập của học sinh, sinh
viên trong nhà trường.
Quy chế thi quy định sinh viên phải nghiêm túc trong các kỳ thi từ đó
góp phần làm cho kết quả thi, kiểm tra, đánh giá khách quan, công bằng hơn.
Hay nói cách khác, quy chế thi giúp sinh viên hạn chế tình trạng tiêu cực
trong thi cử cũng như các hoạt động liên quan đến giáo dục và đào tạo từ đó
góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình giáo dục .
Quy chế thi còn tạo thái độ tích cực, chủ động của học sinh, sinh viên

trong học tập và rèn luyện. Nó như một yếu tố thôi thúc sinh viên tự lực, tự
12
giác phấn đấu học thật, thi thật, chủ động chiếm lĩnh tri thức khoa học từ đó
làm chủ kiến thức và tương lai chính bản thân mình.
Quy chế thi tạo cơ sở cho sự phối hợp, sự đ•ng thuận, thống nhất giữa
các khâu trong quá trình thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học.
Mặt khác nó được coi như công cụ tạo lề lối làm việc, học tập, thi cử một
cách khoa học, hợp lý, là công cụ để quản lý người học, đ•ng thời dễ dàng
trong việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên.
Hơn nữa, nếu học sinh, sinh viên sau khi cầm tấm bằng tốt nghiệp đúng
với thực chất của mình thì khi bước vào đời họ sẽ không gặp phải những bỡ
ngỡ, khó khăn, loay hoay tìm một chỗ đứng cho mình trong xã hội. Những
kiến thức họ tiếp thu được trên ghế nhà trường sẽ là hành trang hữu ích, là
nền tảng để họ có thể thể hiện mình, phát huy hết năng lực của mình trong
công cuộc phát triển đất nước.
c. Nội dung của quy chế thi
Trích “QUY ĐỊNH thi kết thúc học phần đào tạo đại học và cao đẳng
hệ chính quy theo hệ thống tín ch„” (Ban hành kèm theo Quyết định số
3693/QĐ-ĐHSP, ngày 09 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại
học Sư phạm)
Điều 2. Kỳ thi kết thúc học phần và quy định về điều kiện dự thi
1. Cuối mỗi học kỳ, Trường tổ chức một kỳ thi kết thúc các học phần
đã giảng dạy; không tổ chức thi lại (trừ các học phần Giáo dục thể chất
không chuyên).
2. Điều kiện để sinh viên được dự thi kết thúc học phần:
a. Sinh viên phải đảm bảo tham gia tối thiểu 80% số giờ lên lớp kể cả
lý thuyết và thảo luận của học phần mới được dự thi. Đối với các học phần có
cả lý thuyết và thực hành sinh viên phải tham gia tối thiểu 80% số giờ của
mỗi loại mới được dự thi.
b. Danh sách sinh viên đủ (hoặc không đủ) điều kiện dự thi kết thúc

học phần (được ghi trong bản Báo cáo điểm học tập của sinh viên) do giảng
13
viên đề nghị, Trưởng khoa/bộ môn quản lý nội dung đào tạo duyệt và giao
cho Trợ lý đào tạo của Khoa/Bộ môn (sau đây gọi tắt là Khoa). Trợ lý đào tạo
của Khoa chịu trách nhiệm gạch tên những sinh viên không đủ điều kiện dự
thi trong Danh sách thi và biên bản chấm thi trước buổi thi.
3. Sinh viên vắng mặt trong buổi thi kết thúc học phần, nếu không có lý
do chính đáng coi như bỏ thi và phải nhận điểm không (0).
4. Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng (có đơn xin hoãn thi được
chấp nhận hoặc có quyết định ngh„ học trước thời gian thi) sẽ không bị đánh
giá điểm không (0), không phải học lại, được bảo lưu các điểm thành phần và
được đăng ký thi vào những kỳ thi tiếp sau.
Điều 9. Trách nhiệm của sinh viên dự thi
1. Phải có mặt tại địa điểm thi đúng thời gian quy định đã thông báo
trong lịch thi. Đối với môn thi tự luận, sinh viên đến chậm quá 15 phút sau
khi đã bóc đề thi thì không được dự thi. Đối với các môn thi theo hình thức
vấn đáp, thực hành, trắc nghiệm trên máy tính, trường hợp sinh viên vắng mặt
khi CBCT gọi tên vào phòng thi, trong thời gian tổ chức môn thi, nếu sinh
viên có lý do chính đáng thì CBCT có thể xem xét và quyết định cho sinh
viên được dự thi.
2. Phải đeo thẻ sinh viên khi dự thi. Trường hợp mất hoặc quên thẻ,
sinh viên phải viết giấy cam đoan có xác nhận của giảng viên hoặc sinh viên
cùng lớp học phần.
3. Chuẩn bị giấy thi (theo mẫu giấy thi tuyển sinh hiện hành), giấy nháp
chưa sử dụng để làm bài thi (trong trường hợp Trường và Khoa chưa có quy
định riêng). Giấy thi và giấy nháp của sinh viên chuẩn bị phải đảm bảo không
có bất cứ dấu hiệu nào liên quan đến việc có thể lợi dụng để làm bài thi.
4. Ch„ được mang vào phòng thi các vật dụng, g•m: bút viết; bút chì;
compa; tẩy; thước kẻ; thước tính; máy tính bỏ túi không có thẻ nhớ cắm thêm
vào, không soạn thảo được văn bản và các vật dụng khác được quy định cụ

thể trong đề thi. Được mang các loại máy ghi âm và ghi hình ch„ có chức năng
14
ghi thông tin mà không truyền được thông tin, không có màn hình hiển thị
hình ảnh, nhưng phải báo cáo cho CBCT trước khi vào phòng thi.
5. Trước khi làm bài thi phải ghi đầy đủ họ tên, số báo danh vào giấy
thi và nhất thiết phải đề nghị cả hai CBCT ký và ghi rõ họ tên vào giấy thi.
6. Bài làm phải viết rõ ràng, sạch sẽ, không nhàu nát, không đánh
dấu hoặc làm ký hiệu riêng. Không làm bài thi bằng hai thứ mực, mực đỏ,
bút chì (trừ hình vẽ). Các phần viết hỏng phải dùng thước gạch chéo,
không dùng bút xoá.
7. Phải bảo vệ bài làm của mình, nghiêm cấm mọi hành vi gian lận,
không được xem bài của sinh viên khác, không được trao đổi ý kiến, trao đổi
giấy nháp với sinh viên khác.
8. Nếu có biểu hiện vi phạm quy chế thi, sinh viên phải tuân thủ mọi
yêu cầu của CBCT hoặc Cán bộ Thanh tra thi để làm sáng tỏ sự việc. Sinh
viên phải giữ trật tự trong phòng thi, không được ra ngoài trong thời gian làm
bài thi. Sinh viên ch„ được ra khỏi phòng thi sau 2/3 thời gian làm bài và sau
khi đã nộp bài làm, đề thi cho CBCT. Trường hợp ốm đau hoặc có lý do đặc
biệt, phải báo cáo để CBCT xử lý.
9. Khi hết giờ thi, sinh viên phải ngừng làm bài và nộp bài cho CBCT.
Không làm được bài, sinh viên cũng phải nộp giấy thi. Khi nộp bài, sinh viên
phải ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký vào bản danh sách dự thi. Ngoài ra, SV
phải nộp lại tất cả các tờ giấy thi đã có chữ ký của CBCT nhưng chưa làm bài.
Điều 16. Xử lý sinh viên dự thi vi phạm quy định về công tác thi
1. Khiển trách tại phòng thi áp dụng với những sinh viên phạm lỗi một
lần: nhìn bài của bạn, trao đổi với bạn, mất trật tự trong phòng thi, không bảo
vệ bài làm của mình để cho sinh viên khác chép bài (hình thức này do cán bộ
coi thi quyết định và ghi rõ trong biên bản). Sinh viên bị khiển trách trong khi
thi môn nào sẽ bị trừ 25% tổng số điểm thi của môn đó.
2. Cảnh cáo tại phòng thi đối với các sinh viên vi phạm một trong các

lỗi sau đây:
15
a. Đã bị khiển trách một lần trong giờ thi môn đó nhưng vẫn tiếp tục
vi phạm;
b. Trao đổi bài làm hoặc giấy nháp cho bạn;
c. Chép bài của sinh viên khác;
d. Cố tình để cho sinh viên khác nhìn bài.
Hình thức kỷ luật cảnh cáo do cán bộ coi thi lập biên bản, thu tang vật
(nếu có) và ghi rõ hình thức kỷ luật đã đề nghị trong biên bản.
Sinh viên bị kỷ luật cảnh cáo trong khi thi môn nào sẽ bị trừ 50% số điểm
thi của môn đó.
3. Đình ch„ thi đối với các sinh viên vi phạm một trong các lỗi sau đây:
a. Đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi môn đó vẫn tiếp tục
vi phạm;
b. Khi vào phòng thi vẫn mang theo vật dụng không được phép: tài
liệu; điện thoại; máy tính bỏ túi có thẻ nhớ và có khả năng soạn thảo được văn
bản; các loại máy ghi âm và ghi hình có khả năng truyền, nhận được thông tin
để lợi dụng làm bài thi; vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, các vật dụng gây nguy
hại khác;
c. Đưa đề thi ra ngoài khu vực thi hoặc nhận bài giải từ ngoài vào
phòng thi;
d. Viết vẽ những nội dung không liên quan đến bài thi;
đ. Có hành động gây gổ, đe dọa hoặc chống đối cán bộ có trách nhiệm
trong kỳ thi hay đe dọa sinh viên dự thi khác;
e. Nhờ người khác thi hộ, làm bài hộ dưới mọi hình thức.
Hình thức đình ch„ thi do cán bộ coi thi lập biên bản, thu tang vật. Việc xử
lý kỷ luật sinh viên tại phòng thi phải được công bố cho sinh viên biết. Nếu
sinh viên không chịu ký tên vào biên bản thì ch„ cần hai cán bộ coi thi ký vào
biên bản. Sinh viên bị kỷ luật đình ch„ thi trong khi thi môn nào sẽ bị điểm
không (0) môn đó.

16
4. Đối với các trường hợp vi phạm khác, tuỳ theo tính chất và mức độ
vi phạm, cán bộ có trách nhiệm trong kỳ thi lập biên bản đề nghị Ban Giám
hiệu hoặc người được ủy quyền xử lý kỷ luật theo các hình thức theo quy định
của Bộ Giáo dục và đào tạo.
5. Ngoài các mức độ xử lý vi phạm tại phòng thi đã nêu ở trên, sinh
viên vi phạm quy định về công tác thi của Trường còn bị xử lý theo Quy định
công tác học sinh sinh viên ban hành theo Quyết định số 809/QĐ-ĐHTN ngày
03/8/2012 của Giám đốc Đại học Thái Nguyên. Căn cứ vào biên bản đã lập tại
phòng thi, các Khoa xử lý kết quả thi và xét kỷ luật sinh viên vi phạm.
1.2.2 Hành vi vi phạm quy chế thi
1.2.2.1. Khái niệm hành vi
Theo từ điển tiếng Việt: “Hành vi là cách ứng xử được biểu hiện bằng
lời nói, cử ch„, hành động của một người”. [2]
X.L.Rubinstein định nghĩa: “Hành vi là hình thức đặc biệt của hoạt
động: Nó trở thành hành vi khi động cơ hành động từ kế hoạch đối tượng
chuyển sang kế hoạch quan hệ nhân cách xã hội ( hai kế hoạch này không
tách rời nhau; quan hệ nhân cách xã hội được hiện thực hóa ở quan hệ đối
tượng. Hành vi người có tiền đề tự nhiên nhưng trên cơ sở được chế định bởi
xã hội, gián tiếp bởi ngôn ngữ và các hệ thống dấu hiệu - ngữ nghĩa khác mà
hình thức đặc trưng của chúng là lao động và thuộc tính là giao tiếp”. [10]
Cuốn từ điển Tâm lý học của Nguyễn Khắc Viện có viết: ”Tiếng Anh
”Behavior” thường dùng trong sách vở tâm lý có thể dịch ra tiếng Pháp với
hai từ khác nhau là ”comportement và conduite”; qua tiếng Việt cũng thành
hai từ là ứng xử và hành vi. Từ ứng xử ch„ mọi phản ứng của một động vật
khi bị một yếu tố nằm trong môi trường kích thích; các yếu tố bên ngoài và
tình trạng bên trong gộp thành một tình huống, và tiến trình của ứng xử để
thích ứng có định hướng nhằm giúp chủ thể thích nghi với hoàn cảnh. Khi
nhấn mạnh về tính khách quan, tức là các yếu tố bên ngoài kích thích cũng
như phản ứng đều là những hiện tượng quan sát được, chứ không như tình ý

17
bên trong, thì gọi là ứng xử. Khi nhấn mạnh mặt định hướng, mục tiêu thì gọi
là hành vi”. [3]
Theo cuốn từ điển Tâm lý học của GS.TS. Vũ Dũng: “Hành vi là sự
tương tác với môi trường có ở động vật trên cơ sở tính tích cực bên ngoài (vận
động) và bên trong (tâm lý) của chúng, tính tích cực có định hướng của cơ thể
sống đảm bảo thực hiện các tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Thuật ngữ hành
vi được ứng dụng đối với các con vật, các cả thể nhất định”.[10]
I.P.Paplôp định nghĩa: “Hành vi được coi là tổng hợp các phản ứng vận
động đối với các kích thích bên ngoài”. [10]
Theo ngu•n />hanh -vi-va-hanh-vi-suc-khoe.html: “Hành vi của con người được hiểu là
một hành động hay nhiều hành động phức tạp trước một sự việc, hiện
tượng mà các hành động này lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên
trong và bên ngoài, chủ quan và khách quan”. [12]
Ngu•n có viết: “Hành vi
của con người là một chuỗi các hành động lặp đi, lặp lại. Hành động là những
hoạt động có mục đích cụ thể, phương tiện cụ thể tại một địa điểm cụ thể.
Như vậy, đơn vị cơ sở của hành vi là hành động và do đó hành vi của con
người có tính chất hướng đích”. [12]
Dựa vào các cách định nghĩa trên, chúng tôi khái quát: Hành vi là cách
ứng xử của con người đối với một sự kiện, sự vật, hiện tượng trong một hoàn
cảnh, tình huống cụ thể, nó được biểu hiện bằng lời nói, cử ch„, hành động
nhất định. Hay nói cách khác, hành vi là hành động phức tạp có mục đích cụ
thể của con người nhằm đáp lại các kích thích từ bên ngoài hiện thực khách
quan. Hành vi chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: bên trong, bên ngoài, chủ
quan, khách quan
Tóm lại: Hành vi là khái khái niệm phức tạp có nhiều định nghĩa khác
nhau về hành vi. Song có thể hiểu một cách tổng quát: Hành vi là toàn thể
những phản ứng, cách ứng xử của cơ thể nhằm đáp lại kích thích ngoại giới.
18

1.2.2.2. Hành vi vi phạm quy chế thi
a. Khái niệm hành vi vi phạm quy chế thi
Hành vi vi phạm quy chế thi là hành vi của người học không tuân theo
hoặc thực hiện sai lệch các quy chế thi, quy định do nhà trường hoặc các tổ
chức GD-ĐT ban hành làm mất đi tính nghiêm túc, khách quan, công bằng
của hoạt động thi cử.
Gian lận, tiêu cực, bất minh trong các kỳ thi sẽ làm sai lệch kết quả thi
cử. Những hành vi đó xuất phát từ nhiều động cơ, nguyên nhân và mục đích
khác nhau. Tiêu cực trong thi cử được thực hiện độc lập hoặc có sự phối hợp
từ nhiều phía: Người thi, người coi thi, người xét duyệt kết quả…
b. Biểu hiện của hành vi vi phạm quy chế thi
Những bất cập và biểu hiện gian lận, tiêu cực trong tuyển sinh, thi cử
như tình trạng mua điểm, chạy điểm; gian lận, tiêu cực, vi phạm quy chế
tuyển sinh, xét tuyển. Tại không ít hội đ•ng thi, các giám thị trông thi còn quá
lơ là, dễ dãi để cho học sinh tùy tiện mang tài liệu vào phòng thi. Sau mỗi
buổi thi, sân trường và ở nhiều phòng thi vẫn tràn ngập "phao" do thí sinh bỏ
lại. Có trường hợp, thí sinh sử dụng thiết bị hiện đại vào việc quay cóp như
liên lạc qua điện thoại di động, tai nghe, nhưng cán bộ trông thi bỏ qua, không
lập biên bản. Việc thuê người thi hộ, thi kèm chưa chấm dứt. Công tác chấm
thi ở các trường, các địa phương vẫn còn nhiều kẽ hở. Vẫn xảy ra những sai
sót về trình tự dọc phách, ghép điểm, nhập điểm, nhiều khi để lại hậu quả
nặng nề. Cá biệt, có nơi xuất hiện việc mua chuộc cán bộ chấm thi và hội
đ•ng thi để làm sai lệch kết quả thi cử
Đối với sinh viên, những hành vi vi phạm quy chế thi là:
Mang vào khu vực thi và phòng thi giấy than, bút xoá, các tài liệu, vũ
khí, chất gây nổ, gây cháy, bia, rượu, phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyền
tin, ghi âm, ghi hình, thiết bị chứa đựng thông tin có thể lợi dụng để làm bài
thi và các vật dụng khác.
Hút thuốc trong phòng thi
19

Xem bài của thí sinh khác, trao đổi ý kiến, trao đổi giấy nháp với thí
sinh khác.
Đến muộn giờ thi hoặc ra về trước thời gian quy định.
Tổ chức, thực hiện nhờ người thi hộ hoặc đi thi hộ người khác.
Không xuất trình thủ tục, giấy tờ khi tham dự các kỳ thi.
Mang vào phòng thi tài liệu không cho phép đã được quy định trong
quy chế thi
c. Hậu quả của hành vi vi phạm quy chế thi
Bàn về vấn đề này, thầy giáo Nguyễn Quốc Bình (Hiệu trưởng Trường
THPT Việt Đức - Hà Nội) đánh giá: “Việc quay cóp ảnh hưởng đến sự hình
thành nhân cách của những công dân trong tương lai. Đây là sự ăn cắp kiến
thức không phải của mình. Trong quá trình thực hiện quay cóp, sử dụng nhiều
hình thức khác nhau, sẽ hình thành ở con người những mánh khóe. Điều
không giúp thế hệ công dân trong tương lai làm việc khoa học, có tầm nhìn
xa, có sự sáng tạo mà đưa đến một số nhóm học sinh quen quay cóp, quen lừa
dối, trong các hoạt động thì thụ động, trông chờ vào kiến thức của người
khác. Như vậy sẽ không tạo ra được sản phẩm của chính mình, mong muốn
có đội ngũ trí thức, công nhân lành nghề hoặc những công nhân thời kỳ hội
nhập của mình đang bị yếu kém đi. Để mỗi một học sinh là một con người
không ch„ có kiến thức mà còn có đạo đức và có những khát vọng để trở
thành công dân trong tương lai. Những công dân đó không ch„ làm việc tốt
mà còn rèn luyện đức tính trung thực ngay khi ng•i trên ghế nhà trường.
Không trung thực trong học tập và thi cử sẽ dần dần biến học sinh trở thành
nạn nhân của sự lười biếng và ngu dốt”.
Vi phạm quy chế thi là một vấn đề đang bức xúc hiện nay. Nó là hành
vi tiêu cực, sai trái để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Cụ thể:
Vi phạm quy chế, gian lận trong thi cử sẽ tạo ra kết quả ảo, thành tích
ảo, chất lượng giáo dục đi xuống. Người học không có kiến thức cho nên
không đáp ứng được yêu cầu của xã hội từ đó sẽ kéo theo nhiều hệ lụy.
20

Gian lận sẽ làm cho người học không có chí tiến thủ trong học tập,
càng sinh ra sự lười biếng, „ lại làm mất đi tương lai của mình khi còn ng•i
trên ghế nhà trường.
Vi phạm quy chế thi nhiều lần sẽ tạo nên thói quen dựa dẫm, là biểu
hiện của con người thiếu lòng tự trọng, thiếu tự tin, đánh mất đi nhân cách,
phẩm giá của mình.
Một trường học có những học sinh gian lận sẽ làm cho những sinh viên
trung thực bi quan, mất niềm tin với cuộc sống thậm chí sẽ sa ngã vào con
đường gian lận, vi phạm quy chế thi cử. Không ch„ thế, một thế hệ thiếu trung
thực trong thi cử, gian lận trong cuộc sống sẽ kéo theo những thế hệ kế tiếp
rơi vào vòng thiếu trung thực, gian lận, luẩn quẩn.
Cuối cùng, xã hội sẽ mất niềm tin vào nghành giáo dục của đất nước,
chất lượng giảm sút, không thể nâng cao chất lượng giáo dục trên trường quốc
tế, đánh dấu sự sa sút của một đất nước.
Tóm lại: Vi phạm quy chế thi là hành vi xấu, làm cho người học ỷ lại,
không tự phát huy năng lực học tập của mình, làm cho giáo viên mất đi lương
tâm nghề nghiệp. Nếu tiêu cực kéo dài, người học không có động lực để học,
không tiếp thu được kiến thức sẽ không có tương lai. Các thầy cô cũng sẽ
không có động lực để dạy, không có sáng kiến đổi mới phương pháp dạy học,
nền giáo dục khi ấy sẽ ngày càng trì trệ.
1.2.3. Thái độ của sinh viên đối với hành vi vi phạm quy chế thi cử
1.2.3.1. Khái niệm thái độ
“Thái độ” là một khái niệm phức tạp, có nhiều cách hiểu khác nhau về
thái độ:
Từ điển tiếng Việt - Hoàng Phê (chủ biên) có ghi: “Thái độ là tổng
thể nói chung của những biểu hiện ra bên ngoài (nét mặt, cử ch„, lời nói,
hành động) của ý nghĩ, tình cảm đối với ai hoặc sự việc nào đó trước một
vấn đề. [2]
21
Theo Từ điển tâm lý học của tác giả Vũ Dũng (chủ biên): “Thái độ là

những phản ứng tức thì, tiếp nhận dễ dàng hay khó khăn, đ•ng tình hay chống
đối như đã có sẵn những cơ cấu tâm lý tạo ra định hướng cho việc ứng phó”.
[10]
Từ điển Tâm lý học – Nguyễn khắc Viện khẳng định: ”Trước một
đối tượng nhất định, nhiều người thường có phản ứng tức thì, tiếp nhận dễ
dàng hay khó khăn, đ•ng tình hay chống đối như đã có sẵn, có những cơ
cấu tâm lý tạo ra định hướng cho việc ứng phó. Từ những thái độ có sẵn,
tri giác về đối tượng cũng như tri thức bị chi phối về vận động thì thái độ
gắn liền với tâm thế”. [3]
Còn trong từ điển các thuật ngữ Tâm lý và Phân tâm học xuất bản
tại New York năm 1996 thì lại cho rằng: "Thái độ là một trạng thái ổn
định bền vững, do tiếp thu được từ bên ngoài, hướng vào sự ứng xử một
cách nhất quán đối với một nhóm đối tượng nhất định, không phải như
bản thân chúng ra sao mà chúng được nhận thức ra sao. Một thái độ được
nhận biết ở sự nhất quán của những phản ứng đối với một nhóm đối
tượng. Trạng thái sẵn sàng có ảnh hưởng trực tiếp lên cảm xúc và hành
động có liên quan đến đối tượng”. [9]
Như vậy, các từ điển khi định nghĩa về thái độ đều cho rằng đó là “cách
ứng xử của cá nhân đối với các tình huống, các vấn đề của xã hội”. Nó được
cấu thành rất phức tạp, với nhiều bộ phận hợp thành, cho dù cách sử dụng từ
ngữ khi định nghĩa về thái độ là khác nhau.
Nhà tâm lý học T.M.Newcom cho rằng: “Thái độ chính là một thiên
hướng hành động, tư duy nhận thức, cảm nhận của cá nhân tới một đối tượng
hay sự việc có liên quan”. [7]
G.W.Allport định nghĩa: “Thái độ là trạng thái sẵn sàng về mặt tinh
thần và thần kinh, được tổ chức thông qua kinh nghiệm, điều ch„nh hoặc ảnh
hưởng năng động đến các phản ứng của các nhân với tất cả các khách thể và
tình huống mà có mối quan hệ”. [7]
22
Những quan niệm về thái độ cũng được phản ánh trong quan điểm của

các nhà tâm lý học Việt Nam. Đó là quan niệm cho rằng “thái độ là một bộ
phận cấu thành, đ•ng thời là một thuộc tính cơ bản của ý thức” hay “thái độ,
về mặt cấu trúc, bao hàm cả mặt nhận thức, mặt xúc cảm và mặt hành vi.
Tóm lại: Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về thái độ. Chúng tôi đã
xem xét, phân tích các định nghĩa đó, và khái quát: “Thái độ là một bộ phận
hợp thành, một thuộc tính trọn vẹn của ý thức, nói lên cách nhìn, cách suy
nghĩ và thể hiện của con người đối với đối tượng theo một hướng nhất định,
được bộc lộ ra bên ngoài thông qua hành vi, cử ch„, nét mặt và lời nói của
người đó trong những tình huống, điều kiện cụ thể”.
1.2.3.2. Đặc trưng của thái độ
Thái độ là một thuộc tính nhân cách, nó bao g•m những đặc trưng sau:
- Có sự thống nhất: Thái độ của con người là một ch„nh thể thống nhất
bao g•m các mặt: Nhận thức, hứng thú, hành vi. Các mặt này có liên quan đến
nhau, kết hợp chặt chẽ với nhau tao thành một ch„nh thể thống nhất chứ
không phải là một phép cộng trừ đơn giản của các mặt riêng lẻ. Vì vậy khi
xem xét, đánh giá thái độ của con người đối với một đối tượng nào đó chúng
ta cần xem xét chúng trong mối liên hệ với các mặt của thái độ.
- Có tính không ổn định: Dưới tác động của xã hội và giáo dục thì thái
độ của con người cũng sẽ thay đổi, nó có thể thay đổi theo hai chiều hướng
tích cực hoặc tiêu cực tùy theo khả năng nhận thức của các nhân và tác động
của xã hội. Tuy nhiên thái độ thay đổi từ từ chứ không thay đổi tức khắc khi
có tác động.
- Có tính chân thực: Thái độ của con người biểu hiện rõ ra bên ngoài
thông qua các hành vi, hành động, thái độ của con người thế nào thì hành vi,
hành động của con người như thế đó, con người không thể che dấu được thái
độ của mình. Như vậy thông qua hành vi, hành động chúng ta có được hiểu
biết về thái độ của con người.
23

×