Tải bản đầy đủ (.doc) (159 trang)

Sử dụng phần mềm M.S PowerPoint thiết kế bài giảng điện tử dạy học chương 6 môn Khí tượng nông nghiệp ở trường Trung cấp Nông Nghiệp Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 159 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới Cô giáo hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Thúy – GVC-
Khoa Sư phạm và Ngoại ngữ - Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, gữ, cô
đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ về mọi mặt của các
thầy, các cô trong bộ môn Tâm lý và Phương pháp Giáo dục cũng như các
thầy, các cô trong Ban chủ nhiệm khoa Sư phạm và Ngoại ngữ, trường Đại
học Nông Nghiệp Hà Nội.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo: Vũ Thị Quỳnh Nga
và các em học sinh trường Trung cấp Nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện
giúp đỡ và cộng tác cùng tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến gia đình, người
thân và bạn bè – những người đã luôn động viên, cổ vũ và giúp đỡ để tôi có
thể hoàn thành tốt đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Đinh Thị Hồng
i
MỤC LỤC
Trong công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2010 – 2011, Bộ GD&ĐT
cũng chỉ rõ: “Chỉ đạo ứng dụng CNTT trong học tập và giảng dạy theo hướng lấy người
học làm trung tâm; tập trung hướng dẫn, định hướng cho người học biết tự khai thác và
ứng dụng CNTT vào quá trình học tập của bản thân, thay vì chỉ tập trung vào việc chỉ đạo
GV ứng dụng CNTT trong giảng dạy, ” 7
4.3.2.2. Phân tích khả năng tư duy logic, lập luận của học sinh 69
DANH MỤC BẢNG
Trang
Trong công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2010 – 2011, Bộ GD&ĐT


cũng chỉ rõ: “Chỉ đạo ứng dụng CNTT trong học tập và giảng dạy theo hướng lấy người
học làm trung tâm; tập trung hướng dẫn, định hướng cho người học biết tự khai thác và
ứng dụng CNTT vào quá trình học tập của bản thân, thay vì chỉ tập trung vào việc chỉ đạo
GV ứng dụng CNTT trong giảng dạy, ” 7
4.3.2.2. Phân tích khả năng tư duy logic, lập luận của học sinh 69
ii
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
BGĐT
Đọc là
Bài giảng điện tử
CNTT Công nghệ thông tin
DH Dạy học
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
GD Giáo dục
GV Giáo viên
HS Học sinh
KTNN Khí tượng Nông nghiệp
M.S Microsoft
PP Phương pháp
PPDH Phương pháp dạy học
PT Phương tiện
PTDH Phương tiện dạy học
PMDH Phần mềm dạy học
TCNN Trung cấp Nghiệp
TN Thực nghiệm
iii
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI – thế kỷ của nền văn minh trí tuệ,
của sự cạnh tranh và hội nhập mang tính chất toàn cầu. Đây là thế kỷ của sự
bùng nổ CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT nhằm nâng cao sức cạnh tranh
và hiệu quả hoạt động mọi mặt của tất cả các quốc gia. Trong thế kỷ ấy, sự
bứt phá, vượt lên của mỗi quốc gia, dân tộc diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc
cơ bản vào việc quốc gia đó, dân tộc đó có tạo ra được lớp người có đầy đủ
đức, trí, thể, mỹ hay không? Nhiệm vụ đào tạo này đặt trọng trách trước hết
và chủ yếu vào ngành GD, nơi mà sẽ đào tạo và phát triển những con người
toàn diện đó. Tuy nhiên, làm thế nào để đào tạo ra được những con người
toàn diện đáp ứng được đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
của đất nước và của thời đại? Đó là một câu hỏi lớn đặt ra cho ngành GD
nước nhà, do vậy chúng ta không thể không tiến hành cải cách, đổi mới toàn
diện mà trong đó việc ứng dụng đúng đắn, sáng tạo và phù hợp CNTT vào
quá trình đổi mới PPDH là một trong những nội dung cơ bản nhất.
CNTT ra đời là một bước tiến lớn trong lịch sử văn minh của nhân loại.
Nó tạo ra những PT đắc lực cho con người không chỉ trong các lĩnh vực kinh
tế, quản lí, mà nó còn có vai trò quan trọng cả trong lĩnh vực DH. Việc thực
hiện mô hình DH với sự hỗ trợ của CNTT, trong đó có ứng dụng phần mềm
M.S. PowerPoint để thiết kế BGĐT vào DH đang ngày được phổ biến ở nước
ta. Với BGĐT, người GV được giảm nhẹ việc thuyết giảng, cũng như trình
bày bảng, đồng thời được tăng cường đối thoại, thảo luận với người học, qua
đó kiểm soát được người học. Người học qua đó được thu hút, kích thích tư
duy, chủ động nêu câu hỏi và nhờ vậy quá trình học tập trở nên hứng thú, sâu
sắc hơn. Đồng thời khi sử dụng phần mềm M.S PowerPoint để thiết kế BGĐT
vào DH sẽ giúp GV trình bày nội dung một cách lôgic hơn, dẫn dắt HS đi sâu
1
vào từng vấn đề cụ thể. GV có thể sử dụng các tư liệu liên quan đến nội dung
bài học như videoclip, hình ảnh, sơ đồ, kết hợp với nội dung bài học, các câu
hỏi, và bài tập cho lần lượt xuất hiện trên màn hình theo tiến trình DH. Theo
Ngô Tứ Thành (2008) : “Sử dụng phần mềm M.S PowerPoint cho phép kết

nối các slide chứa nội dung DH tạo thành một chương trình lôgíc theo hình
thức tự động hóa hoàn toàn, giúp GV hoàn toàn chủ động trong quá trình DH
để đạt được hiệu quả cao”.
Môn học KTNN là một môn học cơ sở đã và đang được giảng dạy ở
một số trường TCNN. Môn học này trang bị cho HS kiến thức về khí hậu,
thời tiết, ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, thời tiết đối với sản xuất nông –
lâm – ngư nghiệp, các biện pháp khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên khí
hậu phục vụ sản xuất và đời sống. Môn học gồm 7 chương với lượng kiến
thức khá nhiều và phức tạp nên việc truyền đạt kiến thức cho HS đòi hỏi phải
có PT và PPDH hợp lý.
Tuy nhiên, việc DH môn KTNN ở nhiều trường TCNN các GV
vẫn còn sử dụng PP Thuyết trình - Giảng giải là chủ yếu, với PP này người
thầy đóng vai trò là trung tâm, thuyết giảng, phân tích các nội dung của bài
học cho HS nghe và chép. Đồng thời, HS quan sát thụ động, ghi chép lại một
cách máy móc những điều thầy nói. Như vậy PPDH này không những tạo ra
sự khô cứng, đơn điệu trong quá trình giảng dạy của thầy cũng như học tập
của trò, mà còn không phát huy được tính chủ động, hứng thú cho người học.
Chương 6 : “Khí hậu Việt Nam và khí hậu Hà Nội” môn KTNN cung
cấp cho HS các kiến thức về điều kiện hình thành khí hậu Việt Nam và đặc
điểm khí hậu Hà Nội, sự phân hóa khí hậu theo các vùng địa lý ở Hà Nội.
Chương này cũng cung cấp cho HS khái niệm về biến đổi khí hậu, nguyên
nhân và những giải pháp ứng phó. Do vậy khi dạy GV cần gắn các nội dung
dạy học với thực tiễn nhiều hơn, tích cực tìm các videoclip, hình ảnh minh
họa để HS dễ nắm bắt được kiến thức.
2
Từ những lý do trên chúng tôi xin tiến hành đề tài “Sử dụng phần mềm
M.S PowerPoint thiết kế bài giảng điện tử dạy học chương 6 môn Khí tượng
nông nghiệp ở trường Trung cấp Nông Nghiệp Hà Nội”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thiết kế và sử dụng BGĐT vào DH chương 6 môn KTNN bằng phần

mềm M.S PowerPoint tại trường TCNN Hà Nội nhằm phát huy tính độc lập,
tích cực học tập của HS
1.3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Sử dụng phần mềm M.S Powerpoint thiết kế BGĐT và DH chương 6
môn KTNN ở trường TCNN Hà Nội sẽ làm tăng tính độc lập, tích cực học tập
của HS.
3
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
2.1.1. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục ở một số
nước trên thế giới
Hiện nay thế giới đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của CNTT và
truyền thông. Sự ra đời Internet đã kết nối toàn cầu thành một hệ thống thông
tin khổng lồ. Việc trao đổi thông tin không chỉ là đơn lẻ một khu vực hay
quốc gia mà rộng khắp thế giới. Các thông tin thời sự và các kết quả nghiên
cứu khoa học được cập nhật nhanh nhất. Với sự ra đời của Intemet đã thực sự
mở ra một kỷ nguyên ứng dụng CNTT và truyền thông trong mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội, kinh tế, GD. Cùng với sự phát triển như vũ bão của CNTT và
truyền thông, việc nghiên cứu và triển khai các thế mạnh của CNTT nhằm hỗ
trợ quá trình DH đang được nhiều quốc gia và các nhà GD quan tâm.
Khi bàn về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong việc GD và
giảng dạy Spencer (1995) đã nhấn mạnh: “ Sẽ không có khía cạnh nào của
giáo dục mà không ứng dụng CNTT”. Theo ông, đây là một khía cạnh cần
được sự quan tâm đúng mức để đạt được hiệu quả cao trong dạy và học (Trích
theo Nguyễn Thị Huỳnh Lộc, 2008)
Một số nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Australia, đã
nghiên cứu xây dựng và đưa vào sử dụng nhiều PMDH trong dạy và học
nhiều môn học ở trường Phổ thông và cho kết quả tốt. Ví dụ, một số chương
trình nghiên cứu ứng dụng CNTT vào DH như:
- Đề án: “Tin học cho mọi người” năm 1970 do Pháp xây dựng.

- Chương trình MEP (Microelectonics Education Programe) năm 1980
do Anh xây dựng.
- Chương trình phần mềm các môn học ở Trung học của Australia do tổ
chức NSCU (Nationnal Software- Cadination Unit ) thành lập năm 1985.
4
- Hội thảo xây dựng các PMDH của các nước khu vực Châu Á- Thái
Bình Dương (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Thái Lan, Malaysia,
Xerilanca) năm 1985 ở Malaysia.
Nhiều nước như Pháp, Anh, Nhật cũng đã xác định chiến lược phát
triển ứng dụng CNTT, một mặt quan trọng của chiến lược đó là GD Tin học
phổ thông. Vì vậy, họ đã đầu tư xây dựng các trung tâm máy tính điện tử cho
các viện nghiên cứu và cho các trường học. Việc đưa Tin học vào trường phổ
thông trên thế giới hình thành hai xu hướng: Một là đưa tin học vào nội dung
DH, hai là sử dụng máy vi tính như công cụ DH (Nguyễn Thái Dũng, 2010)
Ở Nhật, từ 1994, khi mạng máy tính và Internet còn rất mới mẻ trên thế
giới, thì dự án kết nối mạng 100 trường học (100 - School Networking
Project) đã được triển khai để kết nối, trao đổi thông tin giữa các trường học
và kết nối trường với mạng Internet. Dự án cũng xây dựng các ứng dụng CNTT
hỗ trợ giảng dạy và học tập trong trường. Ngoài ra, Bộ GD& ĐT Nhật Bản còn
kết hợp với Bộ Bưu Chính Viễn Thông , Bộ Ngoại Thương và Công Nghiệp để
thực hiện việc phổ cập Tin học. Theo đó, Tin học trở thành môn học chính thức
trong chương trình giảng dạy Phổ Thông từ năm 2002 đối với bậc tiểu học và
trung học cơ sở, từ năm 2003 đối với bậc trung học Phổ Thông (Theo
/>Ở Hoa Kỳ: CNTT - đặc biệt là Internet, bắt đầu được sử dụng vào năm
1995 (Wiles và Bondi, 2002). Năm 2001 có trên 90% số trường học có máy
nối mạng.( Theo />Tại các trường ở Mỹ, ngay từ cấp tiểu học, máy tính và Internet đã trở
lên vô cùng phổ biến. Con số mới đây cho thấy đến năm 2008, ở Mỹ 100%
các trường công đều có Internet, còn các trường tiểu học và trung học cơ sở
sở hữu hơn 14 triệu máy tính cá nhân, tức là khoảng 4 học sinh/ máy (Theo
)

5
Như vậy, trên thế giới việc ứng dụng CNTT vào DH đã có từ rất sớm và
đạt được nhiều thành tựu. Và hiện nay việc ứng dụng các thành tựu vào việc dạy
và học vẫn là một yêu cầu cấp thiết, quan trọng nhằm phát huy được sự chủ
động, tích cực của người học, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo.
2.1.2. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở Việt Nam
Việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào DH đang trở thành xu
thế tất yếu. Trong đó Tin học thực sự trở thành một PT hỗ trợ đắc lực cho
DH. Tin học có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy sự ra đời của nhiều lí
thuyết mới, của nhiều ngành khoa học mới. Do vậy, việc DH muốn đạt được
chất lượng cao cần phải thích ứng được những điều kiện công nghệ mới và
tận dụng những thành tựu của Tin học. Đặc biệt đối với những nước chậm
phát triển như nước ta thì đây là con đường đi tắt đón đầu nhanh nhất để loại
bỏ sự cách biệt về GD với những nước phát triển (Nguyễn Thái Dũng, 2010)
Từ giữa thập niên 80 của thế kỉ XX, Viện khoa học
Giáo dục đã tiến hành thử nghiệm đưa môn Tin học vào trường phổ thông.
Sau khi Tin học trở thành một môn chính thức trong chương trình phổ thông
thì việc ứng dụng CNTT vào trong DH ngày càng được phổ biến. Trong
những năm gần đây việc ứng dụng CNTT trong DH đã được Đảng, Nhà nước
và Bộ GD& ĐT đặc biệt chú ý và đã được đề cập trong nhiều văn bản có tính
pháp lí cao như:
Chỉ thị số 40/CT-TW của Ban chấp hành TW Đảng ra ngày 15/6/2004
về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
GD đã nêu rõ:"Tích cực áp dụng một cách sáng tạo các PP tiên tiến, hiện đại,
ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy và học."
Nhằm tăng cường hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy,
sử dụng CNTT làm công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc đổi mới PPDH, góp phần
nâng cao chất lượng GD, ngày 30/09/2008, Bộ trưởng Bộ GD& ĐT đã có chỉ
6
thị số 55/2008/CT- GD& ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng

CNTT trong ngành GD giai đoạn 2008- 2012.
Theo Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính
phủ cũng đã nhấn mạnh “Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường phổ
thông nhằm đổi mới PP dạy và học theo hướng GV tự tích hợp CNTT vào
từng môn học thay vì học trong môn Tin học…”
Trong công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2010 –
2011, Bộ GD&ĐT cũng chỉ rõ: “Chỉ đạo ứng dụng CNTT trong học tập và
giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm; tập trung hướng dẫn,
định hướng cho người học biết tự khai thác và ứng dụng CNTT vào quá trình
học tập của bản thân, thay vì chỉ tập trung vào việc chỉ đạo GV ứng dụng
CNTT trong giảng dạy, ”
Hiện nay việc ứng dụng CNTT vào DH được áp dụng ở hầu hết các
bậc học. Cùng với sự phát triển của máy tính điện tử là sự phát triển của các
phần mềm Tin học trong đó các phần mềm GD cũng đạt được những thành
tựu đáng kể như: bộ Office, Cabri, Crocodile, SketchPad/Geomaster
SketchPad, Maple/Mathenatica, ChemWin, LessonEditor/VioLet….
Thực tế cho thấy, tuy CNTT đã đi vào trường học rất phổ biến nhưng việc
ứng dụng các thành tựu của nó trong DH vẫn còn hạn chế. Vì vậy đã có nhiều nhà
GD ở nước ta tiến hành nghiên cứu về ứng dụng của CNTT vào quá trình DH.
Một số công trình nghiên cứu khoa học về ứng dụng CNTT trong DH như:
- Dương Tiến Sỹ, Lê Thanh Oai, Nguyễn Văn Thắng (2002): “ Sử dụng
phần mềm M.S. PowerPoint thiết kế các trình phim DH Sinh học”, Tạp chí lý
luận, khoa học GD, số 23 (2/2002). Trong đề tài này tác giả đã sử dụng phần
mềm M.S. PowerPoint thiết kế được một số trình phim DH Sinh học tuy
nhiên chưa đưa ra được quy trình thiết kế cụ thể
- Trịnh Thanh Hải (2004) “Ứng dụng CNTT trong DH Toán”. Trong đề
tài này tác giả đã nêu được sự cần thiết phải ứng dụng CNTT vào DH, liệt kê
7
một số phần mềm Tin học sử dụng trong DH Toán nói chung. Tuy nhiên tác
giả mới chỉ dùng lại ở việc minh họa cho bài giảng.

- Luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Như Quỳnh (2005): “Sử dụng phần
mềm M.S. Powerpoint thiết kế bài giảng Sinh học 6.” Trong đề tài này tác giả
đã giới thiệu được quy trình thiết kế BGĐT bằng phần mềm MS. Powerpoint,
tuy nhiên tác giả mới chỉ dùng lại ở việc minh họa cho bài giảng.
- TS. Nguyễn Văn Hiền, “Thiết kế bài dạy Sinh học bằng phần mềm
Powerpoint”, Tạp chí GD, số 152 (kì 2 - 12/2006), trang 33 – 34. Trong đề tài
này tác giả đã sử dụng phần mềm M.S. PowerPoint thiết kế được một số trình
phim DH Sinh học tuy nhiên chưa đưa ra được quy trình thiết kế cụ thể cũng
như biện pháp sử dụng.
- Nguyễn Văn Hồng: “ Sử dụng phần mềm M.S. Powerpoint thiết kế
một số thí nghiệm ảo trong DH Sinh lớp 11”- Tạp chí GD, số 199 (kì 1-
10/2008). Trong đề tài này tác giả đã nêu được quy trình thiết kế BGĐT bằng
phần mềm M.S. Powerpoint, tuy nhiên chưa đưa ra được biện pháp sử dụng
- Lê Đăng Duy (2009): “Ứng dụng M.S. Powerpoint trong soạn BGĐT
ở trường THPT Lang Chánh”, Sáng kiến kinh nghiệm GD trường THPT
Lang Chánh, 2009. Trong đề tài này tác giả đã nêu được nguyên tắc, quy trình
thiết kế BGĐT bằng phần mềm M.S. Powerpoint. Tuy nhiên tác giả mới chỉ
dùng lại ở việc minh họa cho bài giảng.
- Luận văn thạc sĩ của Hoàng Thị Quyên (2009): “ Thiết kế và sử dụng
mô hình động DH Sinh lý thực vật (Sinh học 11) bằng phần mềm MS.
Powerpoint” - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Trong đề tài này tác
giả đã nghiên cứu, đưa ra được quy trình thiết kế và đề xuất các biện pháp sử
dụng phần mềm Microft Powerpoint trong thiết kế mô hình ảo DH Sinh lý
thực vật (Sinh học 11).
- Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thái Dũng (2010): “Ứng dụng phần
mềm MS. Powerpoint thiết kế mô hình động DH phần Di truyền, Sinh học 9,
(trung học cơ sở)”- Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Trong đề tài này,
8
tác giả đã nghiên cứu, đưa ra được nguyên tắc thiết kế bài giảng nói chung và
ứng dụng phần mềm MS. Powerpoint trong thiết kế mô hình động DH phần

Di truyền Sinh học 9.
- ThS Nguyễn Thị Liên Hương (2011): “Ứng dụng CNTT trong biên
soạn và giảng dạy môn học Quản trị tài chính”, Hội thảo khoa học cấp khoa
tháng 6/2011, Đại học Nha Trang. Trong đề tài này tác giả đã nêu được sự
cần thiết phải ứng dụng CNTT vào dạy học, liệt kê một số phần mềm tin học
sử dụng trong DH môn học quản trị tài chính. Tuy nhiên tác giả mới chỉ dùng
lại ở việc đưa ra quy trình biên soạn bài giảng dựa trên các ứng dụng CNTT
một cách chung chung.
- ThS Nguyễn Văn Thắng (2011): “ Sử dụng BGĐT nhằm tăng kết quả
học tập môn Vật lý của học sinh lớp 12 khi học Chương Vật lý thiên văn”-
Sáng kiến kinh nghiệm GD,Trường THPT Thuận Hòa. Trong đề tài này tác
giả mới chỉ dùng lại ở việc đưa ra quy trình biên soạn bài giảng dựa trên các
ứng dụng CNTT một cách chung chung.
Một số đề tài của sinh viên khoa Sư phạm và Ngoại ngữ trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội đã nghiên cứu về ứng dụng của phần mềm
MS.Powerpoint để thiết kế BGĐT trong DH như:
- Luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Thị Thúy (2009): “ Sử dụng phần
mềm MS. Powerpoint để thiết kế BGĐT, DH chương I, môn Dinh dưỡng vật
nuôi tại trường THNN Hà Nội”. Trong đề tài này tác giả đã đưa ra được quy
trình thiết kế BGĐT bằng phần mềm MS. Powerpoint, tuy nhiên chưa đưa ra
được hướng sử dụng.
- Luận văn tốt nghiệp của Phạm Thị Bạch Yến (2009): “Sử dụng phần
mềm MS Powerpoint thiết kế BGĐT DH Chương VI, VII, môn Chăn nuôi gia
cầm ở trường TCNN Hà Nội”. Trong đề tài này, tác giả đã đưa ra được những
lí luận, cơ sở thực tiễn của việc thiết kế BGĐT bằng phần mềm MS.
Powerpoint. Tuy nhiên, đề tài mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng phần mềm
9
M.S. Powerpoint để thiết kế bài giảng, các hình ảnh, biểu đồ sử dụng trong
bài giảng chủ yếu là sưu tầm.
- Luận văn tốt nghiệp của Phạm Thị Duyên (2011) ): “Ứng dụng phần

mềm MS. Powerpoint thiết kế BGĐT vào DH các bài 18,19,20 chương III-
Nghề làm vườn 11- hoạt động GD nghề phổ thông” Trong đề tài này, tác giả
Trong đề tài này tác giả đã đưa ra được quy trình thiết kế BGĐT, hướng sử
dụng BGĐt trong DH. Tuy nhiên các bài giảng trong đề tài còn có màu sắc
chưa hài hòa, độ tương phản thấp
- Luận văn tốt nghiệp của Đàm Thị Phương (2011): “Ứng dụng phần
mềm MS. Powerpoint thiết kế BGĐT DH chương III môn Kĩ thuật trồng lúa ở
trường TCNN ”. Trong đề tài này, tác giả đã nghiên cứu, tổng hợp, hệ thống
hóa cũng như tiếp thu những lí luận, cơ sở thực tiễn của việc thiết kế bài
giảng nói chung và ứng dụng phần mềm MS. Powerpoint. Tuy nhiên chưa
đưa ra được biện pháp sử dụng
Như vậy, ở nước ta hiện nay đã có rất nhiều cuộc hội thảo, nhiều bài
báo, nhiều công trình nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong DH. Tuy các công
trình nghiên cứu trên còn một số hạn chế nhưng có vai trò quan trọng trong
việc đẩy mạnh công cuộc ứng dụng CNTT vào DH sau này.
KTNN là một môn học có nhiều kiến thức cơ sở cũng như kiến thức kĩ
thuật liên quan. Tuy nhiên chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về ứng dụng phần
mềm M.S. Powerpoint vào giảng dạy môn KTNN. Vì vậy việc ứng dụng phần
mềm M.S. Powerpoint sẽ giúp cho HS lĩnh hội được các kiến thức và kĩ năng
thực hành tốt hơn.
2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.2.1. Phương tiện dạy học
2.2.1.1. Khái niệm về phương tiện dạy học
PTDH với tư cách là một trong những thành tố của quá trình DH, có
vai trò rất lớn trong việc đổi mới PPDH. Trong DH nói chung và DH môn
10
KTNN nói riêng, PTDH có vai trò quan trọng, góp phần không nhỏ vào thành
công của bài dạy, từ đó nâng cao hiệu quả học tập.
Trong các tài liệu GD hiện nay, khái niệm PTDH vẫn chưa có một định
nghĩa thống nhất. Về khái niệm PTDH có rất nhiều tác giả đã đưa ra các quan

điểm khác nhau:
- Theo Nguyễn Ngọc Quang (2002): "PTDH bao gồm mọi thiết bị kỹ
thuật từ đơn giản đến phức tạp được dùng trong quá trình DH để làm dễ
dàng cho sự truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo"
- Theo Nguyễn Văn Hộ (2002): “PTDH là đối tượng vật chất giúp cho
GV và HS tổ chức có hiệu quả quá trình DH nhằm đạt được mục đích DH”
- Theo Nguyễn Thị Ngọc Thuý (2004): “PTDH là tập hợp những đối
tượng vật chất được GV sử dụng với tư cách là PT điều khiển hoạt động nhận
thức của HS, được HS sử dụng như là nguồn tri thức phong phú, sinh động
giúp lĩnh hội tri thức và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo”.
- Theo Phan Trọng Ngọ (2005): “PTDH là tất cả những PT vật chất
cần thiết giúp GV và HS tổ chức tiến hành hợp lý, có hiệu quả trong GD và
giáo dưỡng ở các cấp học, các lĩnh vực, các môn học để có thể thực hiện
được những yêu cầu của chương trình giảng dạy”.
- Theo Nguyễn Văn Tuấn (2009): “ PTDH theo nghĩa rộng là toàn bộ
các yếu tố sử dụng vào trong quá trình DH nhằm tác động đến sự chuyển
biến nội dung đạt được mục tiêu DH. PTDH theo nghĩa hẹp: là những đối
tượng mang nội dung DH, được sử dụng trực tiếp vào quá trình DH để chuyển
biến nội dung đến mục tiêu DH”.
- Theo Nguyễn Văn Cường (2009): “PTDH là những kĩ thuật thông tin
và liên lạc được sử dụng trong quá trình DH”
Tóm lại PTDH là tập hợp đối tượng vật chất được GV sử dụng với tư
cách là PT để điều khiển hoạt động DH, được HS sử dụng như là nguồn tri
11
thức để tiến hành hoạt động học tập của mình, thông qua đó nhằm thực hiện
được mục tiêu DH.
2.2.1.2. Phân loại phương tiện dạy học
- Theo Phan Trọng Ngọ (2005) PTDH được phân loại dựa vào 3 tiêu
chí sau:
*Phân loại dựa vào nguồn gốc, xuất xứ của sự vật, hiện tượng thì

PTDH gồm:
+ Các PTDH có nguồn gốc từ chính nội dung hoạt động DH.
+ Các PTDH có nguồn gốc từ chính người dạy và người học.
+ Các PTDH có nguồn gốc từ sự chế tác của con người.
+ Các PTDH có nguồn gốc xuất xứ từ tự nhiên, được con người khai
thác và sử dụng vào quá trình DH.
* Phân loại theo chức năng của các PT trong quá trình DH gồm:
+ Các PT thay thế là các PT có chức năng đại diện, thay thế cho đối
tượng mà người dạy và người học phải tác động
+ Các PT hỗ trợ trong quá trình DH, đó là các PT có chức năng làm
giá đỡ, dẫn truyền và làm tăng cường sức mạnh tác động dạy và học lên đối
tượng, giúp người dạy và người học thuận lợi hơn, tiện lợi hơn khi tác động
đến đối tượng DH, từ đó làm tăng hiệu quả của các đối tượng đó.
*Phân loại theo đối tượng tác động của PTDH:
+ Nhóm PTDH theo lứa tuổi học viên
+ Nhóm các PTDH theo nội dung môn học
+ Nhóm các PTDH theo chiều hướng tác động chủ đạo.
- Theo Ngô Thị Hải Yến (2008): Dựa vào mục đích sử dụng có thể
phân loại các PTDH thành hai loại : PT dùng trực tiếp để DH và PT dùng để
hỗ trợ, điều khiển quá trình DH
12
- Theo Nguyễn Văn Tuấn (2009), nếu phân loại theo kênh thu nhận
thông tin của con người thì PTDH gồm:
+) PT nghe: băng âm, CD âm
+) PT nhìn: loại 2 chiều (chữ viết và hình ảnh), loại 3 chiều (mô hình)
+) PT nghe nhìn: Phim DH
2.2.1.3. Vai trò của phương tiện dạy học
- Theo Nguyễn Văn Hộ (2002): “ Với những thành tựu do khoa học kỹ
thuật công nghệ mang lại, PTDH ngày càng có vai trò quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng DH ở nhà trường”. Theo ông, hệ thống các PTDH phải

bao gồm các PT có tính đồng bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ DH đó là:
+ Những PT giúp HS lĩnh hội và vận dụng hiệu quả tri thức cơ bản
+ Những thiết bị biểu diễn trên lớp và những thiết bị giúp cho việc thực
hành theo cá nhân và theo nhóm.
+ Những PT giúp cho HS làm quen với các phương pháp khoa học ở
chừng mực nhất định
+ Những thiết bị phục vụ cho các thí nghiệm.
+ Những PT phục vụ cho các mối liên hệ ngược
- Theo Nguyễn Văn Tuấn (2009), PTDH có các đặc trưng chủ yếu
sau:
+ Rút ngắn thời gian giảng dạy mà việc lĩnh hội kiến thức của HS lại
nhanh hơn.
+ Giải phóng người thầy giáo khỏi một khối lượng lớn các công việc
tay chân, do đó làm tăng chất lượng DH.
+ Dễ dàng gây được cảm tình và sự chú ý của HS.
+ Bằng việc sử dụng PTDH, GV có thể kiểm tra một cách khách quan
khả năng tiếp thụ kiến thức cũng như sự hình thành kiến thức, kỹ năng ở HS.
- Theo Đàm Thị Nhụy (2010): Mỗi PTDH có thể giúp thực hiện một số
trong các chức năng sau đây:
13
+ Chức năng kiến tạo tri thức: Nếu HS chưa biết thông tin chứa trong
PTDH thì PT này mang chức năng hình thành biểu tượng về đối tượng cần
nghiên cứu. Nếu HS đã biết nội dung của một khái niệm dưới dạng lời nói,
văn tự hoặc ký hiệu, còn PTDH chứa thông tin dưới dạng hình ảnh hay mô
hình thì PTDH có chức năng minh họa khái niệm đã biết.
+ Chức năng rèn luyện kỹ năng: PTDH có thể hỗ trợ rèn luyện kĩ năng
sử dụng một số công cụ, ví dụ như từ điển, máy tính bỏ túi, PTDH cũng có
thể giúp HS rèn luyện kĩ năng thực hiện một hoạt động nào đó, chẳng hạn
những mô hình hình học không gian có thể hỗ trợ rèn luyện kĩ năng quan sát,
phân tích, so sánh…

+ Chức năng kích thích hứng thú học tập: PTDH có thể kích thích hứng
thú học tập nhờ hình thức thông tin như âm thanh, màu sắc, hình ảnh động,
nhờ nội dung thông tin như mô phỏng những hiện tượng trong tự nhiên, xã
hội và con người, ứng dụng của một lĩnh vực khoa học công nghệ, khám phá
về nguyên tử, điện tử, hạt nhân…
+ Chức năng tổ chức, điều khiển quá trình học tập: PTDH có thể có
chức năng tổ chức, điều khiển quá trình DH. Sách GV, băng tiếng, băng hình
phát ra những lệnh yêu cầu HS thực hiện công việc này, chuyển sang hoạt
động khác…là những PTDH có khả năng thực hiện chức năng này.
+ Chức năng hợp lý hóa công việc của thầy và trò: PTDH còn có thể
hợp lý hóa việc tiến hành một số hoạt động của thầy hoặc trò, ví dụ như trình
bày văn bản và hình ảnh nhờ Powerpoint, chiếu bản trong có viết bài làm của
HS, tính toán bằng máy tính bỏ túi.
Như vậy, trước yêu cầu đổi mới PPDH hiện nay, nhằm nâng cao hiệu
quả học tập của người học thì không thể thiếu việc kết hợp sử dụng các PTDH
của người GV trong quá trình DH.
2.2.1.4. Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học
Theo Nguyễn Văn Hộ (2002), khi sử dụng PTDH cần chú ý:
14
+ Đúng lúc: sử dụng đúng lúc các PTDH có nghĩa là đưa PTDH vào
những thời điểm cần thiết, khi HS có nhu cầu, phù hợp với tiến trình bài học.
+ Đúng chỗ: nghĩa là tìm vị trí thích hợp để giới thiệu, trình bày PTDH
trên lớp một cách hợp lý nhất, tạo điều kiện để HS đồng thời có thể sử dụng
nhiều giác quan để tiếp cận.
+ Đủ cường độ: nghĩa là nội dung và PP khai thác các PTDH phải phù
hợp với trình độ đặc điểm nhận thức của mỗi HS và đặc điểm vốn có của bản
thân mỗi PTDH.
Như vậy, đối với mỗi PTDH nếu chúng ta biết sử dụng một cách hợp
lý vào quá trình DH thì sẽ phát huy được các chức năng của nó, cũng như làm
tăng hiệu quả của quá trình nhận thức của HS, giúp HS thu nhận được kiến

thức về đối tượng thực tiễn khách quan. Ngược lại, nếu sử dụng PTDH một
cách không hợp lý thì hiệu quả sư phạm của PTDH không những không tăng
lên mà còn làm cho HS trở lên nhàm chán, khó hiểu, căng thẳng
2.2.2. Cơ sở lý luận về phần mềm Microsoft Powerpoint
2.2.2.1. Phần mềm dạy học
a. Khái niệm phần mềm dạy học
Theo Tô Xuân Giáp (2000): “Một phần mềm Tin học ứng dụng được
gọi là PMDH khi có chứa đựng các yếu tố lý luận DH, nội dung DH, những
phương án DH, luyện tập, kiểm tra, đánh giá, thu thập thông tin hai chiều,
quản lý chương trình DH và thiết lập BGĐT”.
Phạm Huy Điển (2001): “ PMDH là một loại PTTQ đặc biệt chứa các
thông tin ra lệnh cho máy tính thực hiện các yêu cầu về nội dung và phương
pháp DH theo mục đích đã định”
Theo Nguyễn Hồng Trang (2009): “ PMDH là dạng phần mềm ứng
dụng được xây dựng với mục đích tin hóa quá trình dạy – học”

15
Theo Đàm Thị Nhụy (2010): “ PMDH là phần mềm nhằm phục vụ cho
việc áp dụng máy tính vào DH bằng cách ra lệnh cho máy tính thực hiện các
yêu cầu về nội dung và phương pháp DH theo các mục tiêu đã định”.
Như vậy PMDH hơn hẳn các PTTQ khác vì có thể lựa chọn, sao chép, in
giấy phóng to, thu nhỏ, ngoài ra còn có màu sắc âm thanh hài hòa, có thể nhấn
mạnh nội dung quan trọng, kiểm tra một cách dễ dàng. Chính vì vậy, PMDH là
một PT không thể thiếu trong quá trình DH góp phần đổi mới PPDH
b. Ý nghĩa của phần mềm dạy học
Theo Nguyễn Hồng Trang (2009), PMDH có ý nghĩa:
- Cung cấp thông tin dưới nhiều dạng khác nhau: hình ảnh, âm thanh,
text, video, biểu đồ, đồ thị,… Tính tích hợp này của PMDH cho phép mở
rộng khả năng biểu diễn thông tin nâng cao tính trực quan hóa trong DH.
- Khả năng mô phỏng các đối tượng và hiện tượng một cách trực quan, các

nguyên lý, quá trình, cơ chế mà các PTTQ khác khó có thể thực hiện được.
- Khả năng lưu giữ cơ sở dữ liệu lớn, truy xuất nhanh các tài liệu dạy và học
- Nâng cao cường độ dạy- học, tiết kiệm thời gian trong việc hình thành
một đơn vị kiến thức mới, giảm nhẹ lao động sư phạm của GV và HS
- Thỏa mãn nhu cầu hiểu biết và hứng thú của HS qua khả năng biểu
diễn thông tin đa dạng, phong phú, sinh động và trực quan.
Như vậy PMDH có nhiều ý nghĩa quan trọng trong hoạt động dạy và
học đối với cả HS và GV, nhìn chung PMDH có các ý nghĩa chính sau:
Ý nghĩa của PMDH đới với HS: Góp phần khơi dậy hứng thú nhu cầu
nhận thức, nâng cao tính tự giác của HS trong học tập. Các dạng câu hỏi được
sử dụng trong phần mềm kết hợp với việc quan sát hình ảnh, nghe âm thanh,
theo dõi băng hình…có tác dụng kích thích, định hướng tư duy tìm tòi phát
hiện tri thức mới, giúp HS tự kiểm tra đánh giá mức độ nắm vững kiến thức,
phát huy được tính tích cực chủ động áng tạo của HS.
Ý nghĩa của PMDH đối với GV:
16
- Thúc đẩy người GV luôn phải chủ động tìm tòi, sáng tạo và lĩnh hội
tri thức phù hợp với thời đại. Biết sử dụng các thiết bị CNTT trong quá trình
DH và thao tác thành thạo với các phần mềm.
- Đổi mới phương pháp dạy- học theo hướng tích cực hóa – hiện đại
hóa, khi làm chủ công nghệ thì người GV sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian,
giảm sức lao động trong công việc dạy – học của mình. Ví dụ như soạn giáo
án, ra đề thi, chấm bài, GV có thể tạo ra những giáo án chuẩn, ngân hàng câu
hỏi, bộ đề thi trắc nghiệm và việc chấm bài sẽ tự động trên máy tính
2.2.2.2. Phần mềm dạy học M.S Powerpoint
a. Khái niệm
Theo Lê Công Triêm (2011) : “Microsoft Powerpoint là một phần
mềm thuộc bộ tin học văn phòng - MicroSoft Office – phục vụ việc tạo ra các
bản trình diễn mang tính chuyên nghiệp. Có thể sử dụng Powerpoint cho các
mục đích như DH; thuyết trình; báo cáo công việc; báo cáo đồ án, luận văn;

trình bày một dự án”
Theo Hoàng Thị Quyên (2009): “Microsoft PowerPoint là chương
trình ứng dụng trong bộ sản phẩm nổi tiếng của Microsoft mang tên
Microsoft Office. Cùng với Microsoft Word và Microsoft Excel, PowerPoint
thực sự cần thiết cho tất cả các cơ quan, công sở, trường học, văn phòng.
Hiện nay, phần mềm MS. PowerPoint là công cụ được sử dụng với nhiều mục
đích và ngày càng được khẳng định tầm quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Nó
cũng được nghiên cứu sâu những chức năng vốn có để phục vụ nhu cầu ngày
càng lớn về giảng dạy và học tập trong các nhà trường”
b. Ưu điểm, nhược điểm khi sử dụng phần mềm M.S. Powerpoint
Theo .
Các ưu, nhược điểm của việc sử dụng bài giảng bằng MS. Powerpoint
*Ưu điểm
17
- Các hiệu ứng màu sắc, kiểu chữ…rất tiện lợi cho việc xử lí một bài
giảng linh hoạt, hấp dẫn và sư phạm.
- Khả năng sử dụng hiệu quả các hình ảnh, phim, các tư liệu DH nhanh
chóng và chất lượng.
- Tiết kiệm nhiều thời gian viết, vẽ trên lớp.
*Nhược điểm:
- Tốn khá nhiều kinh phí để đào tạo GV sử dụng máy tính, cán bộ kĩ
thuật đảm bảo cho việc thực hiện của GV được thông suốt, máy móc không bị
hư hỏng một cách vô lí và mua sắm máy móc trang bị cho các đơn vị GD.
- Vấn đề kĩ thuật sử dụng máy tính , máy chiếu còn là một khó khăn
chưa thể vượt qua ở nhiều GV
- Nếu không có ý thức sử dụng Powerpoint tốt thì các ưu thế của phần
mềm này có lẽ sẽ trở thành nhược điểm lớn và cơ bản: sinh viên thích học vì
mới lạ nhưng tâm lí bị phân tán, không theo dõi được bài học, không ghi được
nội dung cơ bản của bài…
c. Những chức năng của phần mềm Powerpoint

Theo Hoàng Thị Quyên (2009): Phần mềm MS. PowerPoint có những
tính năng sau:
- Giúp GV trình bày nội dung kiến thức một cách lôgic, dẫn dắt HS đi
sâu vào từng vấn đề cụ thể.
- GV có thể dùng hình ảnh, âm thanh, cùng với chữ viết dưới dạng câu
hỏi, bài tập Các vấn đề cụ thể được trình bày lần lượt trên một phông nền có
màu sắc hài hoà, kèm theo hình ảnh, âm thanh sinh động gây ấn tượng mạnh
tới người học.
- GV có thể tự thiết kế nội dung bằng các sơ đồ, biểu bảng, chữ viết kết
hợp với việc dùng đồ dùng học; có thể cho các hình ảnh, sơ đồ, nội dung của
các câu hỏi, bài tập lần lượt xuất hiện trên màn hình theo tiến trình DH; cũng
18
có thể sử dụng âm thanh, lời nói, nhạc nền phụ học cho bài giảng tạo cảm giác
hưng phấn giúp cho HS tiếp thu kiến thức tốt hơn.
- GV có thể kết nối các slide trong từng phần của nội dung DH để tạo
thành một chương trình lôgic theo hình thức động hoá hoàn toàn, hoặc theo
hình thức tự điều khiển thông qua bàn phím hay con chuột cho phép GV
hoàn toàn chủ động điều khiển hoạt động DH trong một tiết dạy để đạt hiệu
quả cao nhất.
19
2.2.3. Bài giảng điện tử
2.2.3.1. Khái niệm bài giảng điện tử
Theo trang ( :“BGĐT
là bài giảng được xây dựng, thiết kế trên máy tính qua việc tích hợp các ứng
dụng CNTT nhằm hỗ trợ DH một cách có hiệu quả”
Theo Lê Công Triêm (2002): “BGĐT là một hình thức tổ chức bài lên
lớp nhằm thực thi giáo án điện tử, BGĐT là tập hợp các học liệu điện tử được
tổ chức theo một kết cấu sư phạm để có thể giúp người học đạt được kiến
thức và kĩ năng cần thiết”.
2.2.3.2. Nguyên tắc thiết kế bài giảng điện tử

Theo Hoàng Thị Quyên (2009): BGĐT được thiết kế tuân theo các
nguyên tắc:
* Đảm bảo tính khoa học của nội dung
- Phải phù hợp với chương trình và sách giáo khoa
- Đáp ứng yêu cầu của quá trình DH như: hình thành kiến thức mới, ôn
luyện, rèn luyện kỹ năng bộ môn.
- Khắc phục được những hạn chế của sách giáo khoa và các thiết bị DH
"tĩnh" như đưa âm thanh, hình ảnh "động" bằng video để minh hoạ.
* Đảm bảo tính sư phạm
- BGĐT cần được tích hợp kiến thức đầy đủ của lĩnh vực dạy và PP sư
phạm thuyết phục, tạo một môi trường giao tiếp tích cực, có khả năng DH
trong thế giới thực.
- BGĐT phải thiết kế, xây dựng đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lý của HS, giao diện thuận lợi, âm thanh và hình ảnh sinh động, gây hứng
thú học tập cho HS.
- BGĐT phải giúp HS yếu nắm được kiến thức cơ bản, HS giỏi có thể
hiểu sâu, mở rộng hơn trên cơ sở các nền kiến thức cơ bản.
- Tạo được môi trường hoạt động học tập hứng thú cho HS.
20
* Đảm bảo tính kỹ thuật
- BGĐT phải tiếp cận được những thành tựu mới nhất của CNTT.
- Trình bày rõ ràng, đồ hoạ đẹp, có sức hấp dẫn với HS.
- Lập trình tối ưu, mô phỏng chân thực các nội dung kiến thức.
- Thiết kế, lập trình phải thuận lợi cho việc nâng cấp phần mềm sau này.
*Quán triệt mục tiêu DH
- Khi thiết kế bài giảng mỗi mục tiêu phải được cụ thể hóa bằng các câu
hỏi, các phiếu học tập cùng với việc quan sát các hình ảnh… để định hướng
các hoạt động học và tự học của HS. Tiến trình tổ chức cho HS từng bước giải
quyết được các câu hỏi, phiếu học tập, đó cũng đồng thời là quá trình thực
hiện các mục tiêu dạy - học đã đề ra.

2.2.3.3. Các yếu tố cần thiết đối với một bài giảng điện tử
Theo Võ Đình Bảy và cộng sự (2011): Quá trình thiết kế và thực hiện
một BGĐT cần thể hiện được các yếu tố sau:
* Tính đa phương tiện (Multimedia): là sự kết hợp của các PT khác
nhau dùng để trình bày thông tin thu hút người học bao gồm văn bản (text),
âm thanh (sound), hình ảnh đồ họa (image/graphic), phim minh họa.
* Tính tương tác: Sự trợ giúp đa phương tiện của máy tính cho phép
người thầy và người học khai thác các đối thoại, xem xét, khám phá các vấn
đề, đưa ra câu hỏi và nhận xét về câu trả lời
* Tri thức: Là trung tâm và là mục tiêu của bài học mà hai yếu tố đa
phương tiện và tương tác phải nhắm đến. Nếu hai yếu tố trên nhằm thu hút sự
chú ý của người học thì chính yếu tố tri thức kích thích sự tưởng tượng sáng
tạo của người học.
2.2.3.4. Các yêu cầu đối với một bài giảng điện tử
Theo Võ Đình Bảy (2011): Các yêu cầu đối với một BGĐT là:
- Đầy đủ: Đảm bảo đủ yêu cầu nội dung bài học
- Chính xác: Về thông tin, đảm bảo có sai sót ít nhất
21
- Trực quan: Hình vẽ, âm thanh, bảng biểu trực quan, sinh động hấp
dẫn người học
- Bài kiểm tra: Thực hiện từng mục, từng bài, sắp xếp từ dễ tới khó,
trình bày trực quan nhằm đánh giá đầy đủ mức độ nhận thức của người học
từng phần và toàn bộ bài học.
- Yêu cầu về phần nội dung: Cần trình bày nội dung với lý thuyết cô
đọng được minh họa sinh động và có tính tương tác cao rõ nét mà phương
pháp giảng bằng lời khó diễn tả. Để thực hiện yêu cầu này, người thầy phải
hiểu rất rõ vấn đề trình bày, nắm được các phương pháp sư phạm cần thiết và
đồng thời phải có kĩ năng về tin học để thực hiện các minh họa, mô phỏng
hoặc tận dụng chọn lọc từ tư liệu điện tử có sẵn
- Yêu cầu về phần câu hỏi - giải đáp

BGĐT cần thể hiện một số câu hỏi- giải đáp, với mục đích:
+) Giới thiệu một chủ đề mới.
+) Kiểm tra đánh giá người học có hiểu nội dung (từng phần, toàn bài)
vừa trình bày không
+) Liên kết một chủ đề đã được dạy trước với chủ đề hiện tại hay kế tiếp.
+) Thông báo lỗi và gợi ý tìm chỗ sai bằng cách nhắc nhở và cho quay
lại phần đề mục bài học cần thiết theo quy trình sư phạm để người học chủ
động tìm tòi câu trả lời.
+) Cuối cùng đưa ra một giải pháp hoàn chỉnh
- Yêu cầu về phần thể hiện khi thiết kế: Các câu hỏi và phần giải đáp
phải được thiết kế theo một trình tự hợp lí, kết hợp những minh họa sinh động
nhờ sử dụng công cụ đa phương tiện nhằm kích thích tính tò mò, thúc đẩy
khám phá vấn đề để tìm câu trả lời.
2.2.3.5. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử bằng phần mềm MS. Powerpoint
Theo Lê Công Triêm (2011) : BGĐT có thể được xây dựng theo quy
trình gồm sáu bước:
22

×