Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ môi trường đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 175 trang )




2

DANH MỤC TỪ VIÉT TẮT

ADB Ngân hàng phát triển châu Á
AKA Chương trình tài chính tín dụng xuất khẩu
APC Kiểm soát ô nhiễm không khí
APEC Khu vực kinh tế Châu Á – Thái bình dương
ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á
BDE Liên đoàn Quản lý chất thải và dịch vụ môi
trường của Đức
BDI Liên đoàn công nghiệp Đức
BEER Ban phụ trách các vấn đề kinh doanh, doanh
nghiệp và đổi mới quy chế
BOI Ủy ban xúc tiến đầu tư Thái Lan
BOO Xây dựng - sở hữu - vận hành
BOT Xây dựng – kinh doanh - chuyển giao
CAC Công cụ mệnh lệnh và kiểm soát
CDG Nhóm Hợp tác Phát triển
CEE Trung và Đông Âu
COE Giấy phép qua hệ thống đánh giá điện tử
CPC Trung tâm phân loại sản phẩm
DEFRA Ban phụ trách các vấn đề môi trường, lương
thực và nông thôn
DEG Chương trình Quảng bá đầu tư
DIHK Hiệp hội của phòng công nghiệp và thương mại
Đức
DtA Chương trình môi trường cho các nước giáp


Đức
DVMT Dịch vụ môi trường
EAP Chương trình Hành động vì môi trường
EDB Ủy bản Phát triển kinh tế
EEC Hội đồng xuất khẩu môi trường


3

EGSS Ngành hàng hóa và dịch vụ môi trường
ENR Văn phòng tài nguyên và môi trường
EPA Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ
ERP Chương trình tài chính xuất khẩu
ESI Chỉ số bền vững môi trường
EU Liên minh châu Âu
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FEAD Liên đoàn quản lý chất thải và dịch vụ môi
trường châu Âu
FEAD Liên đoàn quản lý chất thải và dịch vụ môi
trường châu Âu
FGD Hệ thống xử lý lưu huỳnh khí khói lò
EUROSTAT Tổng cục thống kê châu Âu
FTA Hiệp định tự do thương mại
GATS Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ
GEPA Các hoạt động quảng bá xuất khẩu của Đức
GTZ Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức
HDB Ban Phát triển nhà ở
IESF Quỹ Hỗ trợ sáng kiến vì sự bền vững về môi
trường
IMF Quỹ tiền tệ thế giới

KfW Một ngân hàng quốc doanh của Đức
LTA Cơ quan Giao thông vận tải và đất đai
MEWR Ministry of the Environment and Water
Resources
NEA Cơ quan môi trường quốc gia
ODA Viện trợ phát triển chính thức
OECD Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế
OEPP Văn phòng Chính sách môi trường và Quy
hoạch
PCD Cục Kiểm soát ô nhiễm


4

PPP Quan hệ đối tác Nhà nước-Tư nhân
PSI Chỉ số tiêu chuẩn ô nhiễm
PTT Cơ quan quản lý dầu mỏ Thái Lan
PUB Uỷ ban công ích
PWCs Nhà thu gom rác thải thỉa công cộng
REACH Quy định về đăng ký, đánh giá và cấp phép sử
dụng hóa chất
R&D Quảng cáo về nghiên cứu và triển khai
RoHS Quy định hạn chế sử dụng một số chất độc hại

SPG Quy hoạch xanh Singapre
SME Các doanh nghiệp vừa và nhỏ
TIFAs Các hiệp định khung đầu tư
UNEP Chương trình Liên Hợp Quốc về môi trừơng
UNFCCC Hội nghị về Biến đổi khí hậu trong khuôn khổ
liên hợp quốc

URA Cơ quan tái thiết đô thị
USAID Cơ quan hợp tác quốc tế Mỹ
USTR Cơ quan đại diện thương mại Mỹ
WB Ngân Hàng Thế Giới
WEEE Quy định về thiết bị và chất thải điện tử
VHP Hỗ trợ tiếp thị
WMA Cơ quan quản lý nước thải
VpA Hiệp hội Quản lý nước và chất thải tư nhân
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
W120 Danh mục phân ngành dịch vụ
ZDH Hiệp hội thương mại Đức



5

MỤC LỤC
I. Giới thiệu 12
II. Kinh nghiêm về xây dựng khung pháp lý về phát triển dịch vụ môi trường 14
1. Kinh nghiệm của EU 14
1.1 Tổng quan về thị trường DVMT 14
1.2 Hệ thống tổ chức phân tầng chặt chẽ. 17
1.3. Một số công cụ, chính sách của EU nhằm phát triển ngành dịch vụ môi
trường. 18
1.4. EU tận dụng cơ hội từ WTO để phát triển thị trường dịch vụ môi trường 20
1.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: 22
2. Kinh nghiệm DVMT của Mỹ. 23
2.1 Tổng quan về thị trường dịch vụ môi trường của Mỹ 23
2.2 Khung pháp lý về bảo vệ môi trường của Mỹ. 27
2.3 Khung pháp lý để phát triển thương mại của Mỹ 29

2.4. Một số quy định pháp lý liên quan đến phát triển dịch vụ môi trường ở Mỹ 30
2.5. Tổ chức, phát triển dịch vụ môi trường ở Mỹ 31
2.6. Bài học cho Việt Nam 34
3. Kinh nghiệm Hàn Quốc 35
3.1 Tổng quan về thị trường DVMT 35
3.2 Khung pháp lý DVMT 36
3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 39
4. Kinh nghiệm Singapore 40
4.1. Khung pháp lý để phát triển dịch vụ môi trường 40
4.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 46
4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 51
5. Kinh nghiệm Thái Lan 52
5.1 Khái quát về kinh tế và vị thế của Thái Lan trong thương mại Quốc tế 52
5.2 Khái quát về thị trường hàng hóa và dịch vụ môi trường của Thái Lan 55
5.3 Hệ thống khung pháp lý trong lĩnh vực dịch vụ môi trường ở Thái Lan 58
5.4. Tổ chức phát triển dịch vụ môi trường ở Thái Lan 63


6

5.5 Bài học kinh nghiệm về xây dựng và điều chỉnh khung pháp lý, kinh nghiệm
tổ chức, điều chỉnh phát triển dịch vụ môi trường có hiệu quả 65
III. Kinh nghiệm xây dựng chiến lược, định hướng chính sách phát triển dịch vụ
môi trường 66
1. Kinh nghiệm EU 66
1.1.Tại cấp EU 66
1.2.Tại cấp quốc gia thành viên EU 69
1.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 71
2. Kinh nghiệm của Mỹ 72
2.1. Kinh nghiệm xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ môi trường của Mỹ

phù hợp với tiến trình hội nhập Quốc tế 72
2.2. Định hướng chính sách phát triển dịch vụ môi trường phù hợp với tiến trình
hội nhập quốc tế của Mỹ 74
2.3. Bài học cho Việt Nam về xây dựng chiến lược, định hướng chính sách phát
triển dịch vụ môi trường phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế 75
3.Kinh nghiệm Hàn Quốc 77
4. Kinh nghiệm Singapre 81
5.Kinh nghiệm Trung Quốc 85
6.Kinh nghiệm Thái Lan 89
6.1. Chiến lược và định hướng phát triển thương mại của Thái Lan trong bối
cảnh hiện nay 89
6.2. Chiến lược và định hướng phát triển dịch vụ môi trường phù hợp với tiến
trình hội nhập quốc tế của Thái Lan 90
6.3. Bài học kinh nghiệm xây dựng chiến lược, định hướng chính sách phát triển
dịch vụ môi trường phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế của Thái Lan 95
IV. Kinh nghiệm về việc quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng về dịch vụ môi trường 96
1. Quy hoạch tổng thể cơ sơ hạ tầng dịch vụ môi trường 97
2. Quy hoạch tổng thể phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước (WSI) 100
V. Nghiên cứu kinh nghiệm về chính sách mở cửa cho các nhà cung cấp dịch vụ
nước ngoài thành lập hiện diện thương mại 109
1. Kinh nghiệm tại EU 109
1.1. Hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường dịch vụ môi trường: . 109


7

1.2. Dùng các rào cản phi thuế quan khiến nhập khẩu hàng hóa phải kết hợp sử
dụng dịch vụ môi trường tại châu Âu 110
1.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 111
2. Kinh nghiệm của Mỹ 112

2.1. Cam kết, lộ trình mở cửa về thị trường dịch vụ môi trường của Mỹ đối với
các quốc gia thành viên WTO 112
2.2. Những chính sách ảnh hưởng đến nhà cung cấp dịch vụ môi trường nước
ngoài của Mỹ 114
2.3. Bài học cho Việt Nam về chính sách mở cửa cho các nhà cung cấp dịch vụ
môi trường nước ngoài thành lập hiện diện thương mại 117
3.Kinh nghiệm Hàn Quốc 118
3.1. Quản lý nước sinh hoạt và nước thải 119
3.2. Quản lý chất thải rắn/ chất thải nguy hại 120
3.3. Khắc phục và làm sạch môi trường đất và nước 120
3.4. Bảo vệ cảnh quan và đa dạng sinh học 121
3.5. Các dịch vụ đi kèm và các dịch vụ môi trường khác 121
3.6. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 123
4. Kinh nghiệm Singapore 124
5. Kinh nghiệm Trung Quốc 129
6. Kinh nghiệm Thái Lan 136
6.1. Khái quát chung về chính sách của Thái Lan đối với đầu tư nước ngoài 136
6.2. Các chính sách mở cửa của Thái Lan cho các nhà cung cấp dịch vụ môi
trường nước ngoài thành lập hiện diện thương mại 137
6.3. Bài học kinh nghiệm về chính sách mở cửa cho các nhà cung cấp dịch vụ
môi trường nước ngoài thành lập hiện diện thương mại của Thái Lan 145
VI. Kinh nghiệm và mô hình hợp tác công tư trong việc cung cấp các dịch vụ môi
trường 146
1. Quan hệ đối tác Nhà nước-Tư nhân và nguồn cung cấp hàng hóa và dịch vụ môi
trường. 148
2. Đánh giá môi trường khả dụng cho quan hệ đối tác Nhà nước-Tư nhân hiện nay
ở Việt Nam. 152




8

DANH MỤC HÌNH

Hình 01: Ước tính thị trường môi trường toàn cầu năm 2008

14

Hình 02. Kim ngạch xuất nhập khẩu thương mại của Mỹ 23

Hình 03. Tỷ trọng của các nước trong lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ môi trường

23

Hình 04. Diễn biến thị trường hàng hóa và dịch vụ môi trường ở Mỹ

24

Hình 05. Tỷ trọng lao động trong các lĩnh vực của ngành dịch vụ môi trường ở Mỹ
(2008)

26

Hình 06. Tỷ trọng đóng góp của các ngành trong tổng GDP của Thái Lan (2008)

52

Hình 07. Kim ngạch xuất- nhập khẩu của Thái Lan

53


Hình 08. Tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ môi trường của
Thái lan ở các khu vực trên thế giới
54

Hình 09. Doanh thu từ thị trường hàng hóa và dịch vụ môi trường của Thái Lan

56

Hình 10: Diễn biến quá trình điều chỉnh luật đầu tư của Thái Lan

62

Hình 11: Mô hình đào tạo giảng viên, người đàm phán và tư vấn trong lĩnh vực dịch
vụ môi trường của Thái Lan

93




9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 01: Tóm tắt thị trường xuất khẩu dịch vụ môi trường của EU
15
Bảng 02: Sử dụng công cụ kinh tế phát triển thị trường DVMT
tại Châu Âu
18

Bảng 03: So sánh sự phân loại ngành dịch vụ môi trường của EU và GATS
20
Bảng 04: Doanh thu từ dịch vụ môi trường của Mỹ: 2006-2007 24
Bảng 05: Cán cân thương mại dịch vụ môi trường Mỹ năm 2007 25
Bảng 06: Khung chính sách chủ yếu của Mỹ liên quan đến bảo vệ môi trường 27
Bảng 07: Vai trò của từng đối tượng trong Chương trình Mở rộng trách nhiệm
của nhà sản xuất
37
Bảng 08: Tốc độ tăng trưởng GDP của Thái Lan qua các năm 52
Bảng 09: Ma trận đánh giá tác động của dịch vụ môi trường với sự phát triển
con người ở Thái Lan
57
Bảng 10: Thái Lan tham gia thực hiện các công ước quốc tế về môi trường 58
Bảng 11: Một số luật và quy định liên quan đến bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
và môi trường của Thái Lan
58
Bảng 12: Nội dung quy định của một số Bộ luật chính liên quan đến quản lý ô
nhiễm môi trường nước ở Thái Lan
59
Bảng 13: Khung pháp lý chính liên quan đến hoạt động thương mại và dịch vụ
của Thái Lan
60
Bảng 14: Doanh thu ngành công nghiệp môi trường của các vùng lãnh thổ
68
Bảng 15: Cam kết mở cửa thị trường dịch vụ môi trường của Mỹ với các quốc
gia thành viên của WTO
111

Bảng 16: Tiến độ cam kết của Mỹ trong mở cửa thị trường dịch vụ môi trường
với các nước thành viên WTO

112

Bảng 17: Mỹ mở rộng thương mại trong lĩnh vực dịch vụ môi trường 112

Bảng 18: Đánh giá cơ hội kinh doanh lĩnh vực dịch vụ môi trường ở Mỹ 113

Bảng 19: Tóm tắt các quy định và các chính sách hiện hành của Mỹ về vấn đề
dịch vụ môi trường đối với các nhà cung cấp nước ngoài
114

Bảng 20. Cam kết dịch vụ môi trường của Singapore 123

Bảng 21: Cam kết dịch vụ môi trường của Trung Quốc 128



10

Bảng 22: Tóm tắt các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ môi trường của Thái
Lan đối với các nước thành viên WTO
136

Bảng 23: Cam kết của Thái Lan trong mở cửa thị trường dịch vụ môi trường
trong khối APEC trong GATS
137

Bảng 24: Tóm tắt về một số cam kết đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ môi
trường của Thái Lan trong khối APEC
138


Bảng 25: Tóm tắt các quy định và các chính sách hiện hành của Thái Lan về
vấn đề dịch vụ môi trường đối với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài
141

Bảng 26 : Phí và thời hạn của các loại thị thực của Thái Lan 143

Bảng 27: Tóm tắt thị trường xuất khẩu dịch vụ môi trường của EU 174

Bảng 28: Sử dụng công cụ kinh tế phát triển thị trường DVMT
tại Châu Âu
174




11

Lời cảm ơn

Dự án “Xây dựng Chiến lược phát triển dịch vụ môi trường đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030”chân thành cảm ơn tất cả những cá nhân,
tổ chức đã đóng góp cho việc hoàn thành báo cáo này thông qua các cuộc họp
tham vấn và chuyên gia.
Đặc biệt Dự án xin cảm ơn Chương trình BWTO đã đóng góp nguồn
lực tài chính, và việc tham gia của bà Nguyễn Thị Mỹ Bình trong việc khảo
sát kinh nghiệm quốc tế tại Hàn Quốc.
Dự án xin cảm ơn Cơ quan môi trường Hàn Quốc (KECO) với sự tham
của ông Jung, Gun-Young trưởng đại diện tại Việt Nam, bà Tô Kim Oanh thư
ký trưởng đại diện KECO tại Việt Nam, trong việc thu xếp cho Dự án làm việc
với các đối tác tại Hàn Quốc.

Dự án xin cảm ơn Ths. Lại Văn Mạnh, Viện CLCSTNMT, Ths.Nguyễn
Diệu Hằng, Đại học Kinh tế quốc dân, Ths. Nguyễn Thị Nga, Đại học Thương
Mại trong việc đóng góp ý kiễn và hỗ trợ dự án một số thông tin, tài liệu để
hoàn thành báo cáo này
Dự án cũng xin chân thành cảm ơn:
Nhóm chuyên gia xây dựng báo cáo:
PGS.TS. Nguyễn Danh Sơn
TS. Nguyễn Khắc Thành
PGS.TS.Ngô Văn Hợi
Ths.Chu Đức Khải
Th.s Bùi Đình Khước
TS. Vũ Thu Hạnh
TS. Nguyễn Mạnh Khải
Th.s Nguyễn Chí Yên
ThS. Phạm Thị Ngọc Lan
TS. Nguyễn Tuấn Minh

Nhóm cán bộ của văn phòng dự án “Xây dựng Chiến lược phát triển
dịch vụ môi trường đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”:
TS. Nguyễn Văn Tài
Ths. Nguyễn Hoàng Minh
Ths. Bùi Thị Diệp
Ths. Nguyễn Thị Minh Tâm



12

Báo cáo tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về
phát triển dịch vụ môi trường và rút ra

bài học cho Việt Nam

I. Giới thiệu
Thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa, Việt Nam đã đạt được nhiều
thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế và an sinh xã hội. Đời sống của
nhân dân liên tục được cải thiện. Vị thế và tiềm lực của đất nước không ngừng
được nâng cao và lớn mạnh. Tuy nhiên, bên cạnh các thành công thì Việt Nam
cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề bức xúc, đặc biệt là sự xuống cấp của chất
lượng môi trường. Ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên đang diễn ra gay
gắt với mức độ phức tạp ngày càng gia tăng, làm thiệt hại lớn về kinh tế và
gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng khác.
Trong bối cảnh đó, nhu cầu về xử lý chất thải và cải thiện môi trường
ngày càng cao, đòi hỏi cần có những bước phát triển mới trong lĩnh vực dịch
vụ môi trường. Thực tế cho thấy, năng lực cung ứng dịch vụ và chất lượng
dịch vụ còn thấp, khu vực tư nhân tham gia chưa nhiều, chỉ mới phát triển ở
các thành phố lớn. Trước đây, các hoạt động làm sạch, khôi phục môi trường
và bảo vệ tài nguyên được xem là những dịch vụ công, do các chính phủ cung
cấp. Điều này một phần là do cá nhân mỗi doanh nghiệp thường không có đủ
điều kiện về vốn để đầu tư, cũng như không có động lực lợi nhuận để tiến
hành cung cấp dịch vụ. Nhưng hiện nay, do gánh nặng đối với ngân sách ngày
càng lớn, cộng với một thực tế là các doanh nghiệp nhà nước hoạt động không
hiệu quả, các chính phủ đã tìm cách xã hội hoá lĩnh vực dịch vụ môi trường và
tạo ra các cơ chế khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này. Cùng với quá
trình phát triển của khoa học và công nghệ môi trường, sự gia tăng nhu cầu xử
lý ô nhiễm môi trường ở các nước, tự do hoá thương mại dịch vụ, cung cấp
dịch vụ môi trường qua biên giới ngày càng phát triển. Dịch vụ môi trường đã
dần dần được coi là một ngành trong thương mại dịch vụ quốc tế.
Theo phân ngành dịch vụ của WTO, dịch vụ môi trường nằm trong số
12 lĩnh vực thuộc Danh mục phân ngành dịch vụ (W120) được xây dựng dựa
trên hệ thống phân loại CPC của Liên Hợp Quốc và được chia nhỏ hơn thành

4 nhóm chính gồm dịch vụ về nước thải, dịch vụ về rác thải, dịch vụ vệ sinh
và các dịch vụ môi trường khác.


13

Hiện nay, Việt Nam đã tham gia và trở thành thành viên của nhiều công
ước quốc tế về môi trường, đặc biệt là trở thành thành viên của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) với nhiều cam kết mở cửa thị trường trong nước,
trong đó có dịch vụ môi trường. Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường dịch
vụ môi trường trong hầu hết các phân ngành dịch vụ môi trường của WTO
như Dịch vụ xử lý nước thải (CPC 9401); Dịch vụ xử lý rác thải (CPC 9402);
Dịch vụ làm sạch khí thải; Dịch vụ xử lý tiếng ồn (CPC 94050); Dịch vụ đánh
giá tác động của môi trường (CPC 94090). Cơ hội này đang đặt các doanh
nghiệp Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ môi trường
nói riêng trước những cơ hội và thách thức rất lớn.
Để phát triển ngành dịch vụ môi trường tại Việt Nam và chủ động hội
nhập quốc tế, Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môit trường thực hiện
nhiệm vụ xây dựng “Chiến lược phát triển dịch vụ môi trường đến năm 2020
và định hướng đến năm 2030” . Kết quả của dự án góp phần hoàn thiện hệ
thống chính sách, pháp luật liên quan đến lĩnh vực dịch vụ môi trường, đồng
thời thúc đẩy phát triển dịch vụ môi trường có kế hoạch, định hướng phù hợp
với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, các cam kết quốc tế, đặc biệt là WTO.
Thị trường dịch vụ môi trường ở Việt Nam hiện nay mới ở giai đoan
đầu tiên của sự phát triển. Việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế có ý nghĩa hết
sức quan trọng trong việc phát triển thị trường dịch vụ môi trường của Việt
Nam.
Báo cáo Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về dịch vụ môi trường sẽ tập
chung vao nghiên cứu các nội dung sau:
i) Nghiên cứu khung pháp lý về phát triển dịch vụ môi trường;

ii) Nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng chiến lược, định hướng chính
sách phát triển dịch vụ môi trường phù hợp với tiến trình hội nhập
quốc tế;
iii) Nghiên cứu kinh nghiệm về việc quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng
về dịch vụ môi trường;
iv) Nghiên cứu kinh nghiệm về chính sách mở cửa cho các nhà cung cấp
dịch vụ nước ngoài thành lập hiện diện thương mại;
v) Nghiên cứu kinh nghiệm và mô hình hợp tác công tư trong việc cung
cấp các dịch vụ môi trường.


14

Báo cáo sẽ lựa chọn một số nước có tính đến mức độ phát triển khác
nhau bao gồm các nước có nên kinh tế phát triển- nơi dịch vụ môi trường đã
phát triển cao, các nước mới nổi và các nước trong khu vực có điệu kiện tương
đồng đối với Việt Nam. Các kinh nghiệm này sẽ được phân tích và rút ra bài
học phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu này sẽ là đầu vào quan trong trong việc xây dựng
“Chiến lược phát triển dịch vụ môi trường đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2030”.
II. Kinh nghiêm về xây dựng khung pháp lý về phát triển dịch
vụ môi trường
Thị trường hàng hóa và dịch vụ môi trường đang phát triển với tốc độ
gấp hai lần giao dịch thương mại nói chung trên thế giới (Eropean
Commission, 2007). Tính riêng năm 2008, thị trường môi trường toàn cầu
giao dịch hơn 674 tỷ Euro (Global Environmenal Market, 2008). Các dịch vụ
môi trường chiếm khoảng 65% thị trường và thị phần còn lại là hàng hóa môi
trường (EBJ, 2001). Thị phần lớn nhất của thị trường dịch vụ môi trường hiện
nay do các nước phát triển nắm giữ, trong đó Mỹ chiếm 34% thị phần, EU

chiếm 31% thị phần, Nhật Bản chiếm 17% thị phần. Để đạt được những thành
tựu này, khung pháp lý về phát triển dịch vụ môi trường đóng vai trò quan
trong. Trong phần này, báo cáo sẽ nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước
như Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Singapore và EU.
1. Kinh nghiệm của EU
1.1 Tổng quan về thị trường DVMT
Liên minh châu Âu (EU) đóng góp 31% thị trường hàng hóa và dịch vụ
môi trường toàn cầu (Global Environmental Market, 2008), chỉ đứng thứ 2 sau
Mỹ.
EU là một trong những khu vực có yêu cầu rất cao về môi trường và do
vậy hệ thống các chính sách và quy định về môi trường cũng hết sức chặt chẽ
và phức tạp. Là một liên minh các quốc gia có trình độ phát triển và ý thức xã
hội trong lĩnh vực môi trường tương đối cao, EU có điều kiện phát triển ngành
môi trường như một ngành kinh tế độc lập, đóng góp đáng kể cho thu nhập
quốc dân và việc làm của các nước thành viên. Theo báo cáo của Ủy ban châu
Âu tháng 9/2006, doanh thu bình quân hàng năm của ngành công nghiệp môi


15

trường chấu Âu là 227 tỷ euro, chiếm khoảng 2.2% GDP của toàn EU. Lĩnh vực
này đã tạo công việc cho khoảng 3,4 triệu người tức là xấp xỉ 1.7% lao động
của châu Âu. Riêng Vương quốc Anh tính đến năm 2007 đã có 11.481 công ty
tham gia lĩnh vực dịch vụ và hàng hóa môi trường với khoảng 192.000 lao
động (Sharp, 2009).
Hình 01: Ước tính thị trường môi trường toàn cầu năm 2008

Nguồn: Global Environmental Market, 2008
EU rất mạnh về xuất khẩu các dịch vụ môi trường. Khoảng 8% doanh
thu của ngành công nghiệp sinh thái của EU là do xuất khẩu sang các thị

trường ngoài EU, khoảng 15% là do xuất khẩu giữa các nước nội khối EU.
Hàng hoá và dịch vụ môi trường xuất khẩu chủ yếu liên quan tới các lĩnh vực
xử lý nước thải, quản lý chất thải và kiểm soát ô nhiễm không khí. Thị trường
xuất khẩu lớn nhất của EU là Hoa Kỳ, các nước Đông Âu và Trung Âu, Đông
Nam Á, Nam Mỹ và Trung Đông.
Theo báo cáo S/CSC/W/25 ngày 28/11/2000, EU phân chia mảng dịch vụ môi
trường thành các phân ngành cụ thể như sau:
- Nước sinh hoạt và quản lý nước thải
- Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại
- Bảo vệ khí quyển và khí hậu


16

- Khôi phục và làm sạch đất, nước
- Giảm độ rung và tiếng ồn
- Bảo vệ đa dạng sinh học và cảnh quan môi trường
- Các dịch vụ hỗ trợ và dịch vụ môi trường khác.
Bảng 01: Tóm tắt thị trường xuất khẩu dịch vụ môi trường của EU
Nước Thị trường xuất khẩu Dịch vụ môi trường xuất
khẩu
Áo Đức, Trung và Đông Âu (CEE) (không có thông tin)
Đan
Mạch
Tây Âu, CEE, Châu Á Công nghệ đốt chất thải và xử
lý nước thải
Phần Lan (không có thông tin) Công nghệ sản xuất nước, Xử
lý chất thải
Pháp Bắc Mỹ, EU, Mỹ Latinh, CEE Xử lý nước và nước thải, kiểm
soát ô nhiễm không khí (APC)

Đức Tây Âu, Nhật Bản APC, xử lý nước và nước thải
Ý Châu Mỹ, Đông Nam Á, CEE Xử lý chất thải, APC
Hà Lan Bắc Mỹ, EU, CEE Xử lý nước thải, quản lý chất
thải, APC
Bồ Đào
Nha
EU Bảo vệ nguồn nước, tái chế
kim loại, thương mại chất thải
Tây Ban
Nha
Mehico, Braxin, Bắc Mỹ, châu
Âu
Xử lý nước thải,lọc nước tinh
khiết
Thụy
Điển
Bắc Âu và Tây Âu Xử lý nước thải, quản lý chất
thải, APC, các công nghệ sạch
Vương
quốc Anh
EU, Bắc Mỹ, Trung Đông,
Nhật
Xử lý nước và nước thải, dịch
vụ quan trắc, APC
Nguồn: ECOTEC, 2002

Nhằm phát triển thị trường dịch vụ môi trường, EU đã thực hiện nhiều
chính sách, công cụ quản lý, tổ chức và xây dựng khung pháp lý phù hợp
nhằm tranh thủ cơ hội từ các cam kết của WTO.



17

1.2 Hệ thống tổ chức phân tầng chặt chẽ.
Liên quan tới hệ thống tổ chức quản lý về phân ngành dịch vụ môi
trường, EU có sự kết hợp giữa hệ thống quản lý chung của Liên Minh châu Âu
cũng như hệ thống riêng biệt tại từng nước.
Ở phạm vi Liên minh châu Âu, chính sách môi trường thường được đề
xuất, phê duyệt và đánh giá bởi Quốc hội châu Âu, hội đồng liên minh châu
Âu và Ủy ban châu Âu. Sau đó các quốc gia thành viên châu Âu dựa trên
hướng dẫn chung này để đề ra các chương trình mục tiêu môi trường của riêng
mình. Các thông cáo quy định liên quan tới dịch vụ môi trường thường được
thể hiện trên trang web của Ban Môi trường (European Environment
Commission) và Ban Thương mại (European Trade Commission) của Ủy ban
Liên minh châu Âu. Thông thường, các quy định pháp lý của EU đều ảnh
hưởng tới toàn bộ các nước thành viên nhưng với mức độ và thời gian khác
nhau. Ví dụ: Quy định về pin của Quốc hội châu Âu năm 2006 trong đó yêu
cầu các nước thành viên phải thiết lập dịch vụ thu gom tái chế pin sau sử dụng
và cấm giao dịch pin chứa trên 0.0005% chì và 0.002% cadimi trừ các trường
hợp khẩn cấp. Với quy định này các nước thành viên có thể đưa thành luật
quốc gia tùy thời điểm khác nhau. Đối với Vương quốc Anh thì năm 2008 là
năm đưa quy định này thành luật quốc gia bắt buộc thực hiện và phấn đấu thu
gom được 25% pin sau sử dụng vào năm 2012 (Environmental Services
Associations, 2006).
Về cơ chế tài chính, EU quy định các quỹ riêng tài trợ cho dự án môi
trường và trợ cấp các chương trình môi trường của doanh nghiệp. Ví dụ quỹ
Cohesion với ngân quỹ 61.5 tỷ Euro hoạt động trong thời gian 2007-2013
thường tài trợ cho các dự án môi trường tại Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và các
thành viên mới của EU (EBI, 2006). Các dự án dịch vụ môi trường cũng
thường được đồng tài trợ bởi ngân hàng đầu từ châu Âu (the European

Investment Bank), chính phủ các nước và các công ty tư nhân.
Tại phạm vi quốc gia, ví dụ như Vương quốc Anh, có nhiều ban ngành
quốc gia cùng phối hợp quản lý các vấn đề về thị trường dịch vụ môi trường.
Điển hình là Ban phụ trách các vấn đề môi trường, lương thực và nông thôn
(UK Department for Environment, Food and Rural Affairs – DEFRA) và Ban
phụ trách các vấn đề kinh doanh, doanh nghiệp và đổi mới quy chế
(Department for Business Enterprise and Regulatory Reform – BEER). Từ đó


18

các công ty dịch vụ môi trường (chủ yếu là công ty tư nhân) hoặc Hiệp hội
dịch vụ môi trường của Anh (Environmental Services Associations) thực hiện.
Về tổ chức mô hình kinh doanh dịch vụ môi trường, Liên đoàn quản lý
chất thải và dịch vụ môi trường châu Âu (European Federation of Waste
Management and Environmental Services – FEAD) là đại diện cho các hiệp
hội của hơn 20 quốc gia thành viên. Thị phần của liên đoàn này chiếm tới 60%
thị trường quản lý chất thải hộ gia đình và khoảng 75% chất thải thương mại
và công nghiệp ở châu Âu. Doanh thu hàng năm của hơn 3000 công ty trong
liên đoàn lên tới 54 tỷ euro. Tại đây, có khoảng 295.000 lao động điều hành
khoảng 1800 trung tâm phân loại và tái chế chất thải, 1100 khu sản xuất phân
hữu cơ, 260 nhà máy sản xuất năng lượng từ chất thải và 1100 bãi chôn lấp đạt
tiêu chuẩn (FEAD, 2010). Vì vậy dịch vụ họ cung cấp rất chuyên nghiệp, có tổ
chức liên thông và là chu trình khép kín. Hầu hết các công ty là công ty tư
nhân.
Trong từng nước, ví dụ ở Đức cũng có thành viên của FEAD là Liên
đoàn Quản lý chất thải và dịch vụ môi trường của Đức (The German
Federation of Waste Management And Environmental Services - BDE) thành
lập từ năm 1961. Trong đó, có 750 công ty thành viên với rất nhiều mô hình
doanh nghiệp gia đình. Bên cạnh lực lượng lao động phổ thông, họ chú ý tới

việc thành lập mạng lưới chuyên gia các lĩnh vực và thiết lập hơn 30 nhóm
làm việc kết hợp với nhau.
1.3. Một số công cụ, chính sách của EU nhằm phát triển ngành dịch
vụ môi trường.
- Công cụ mệnh lệnh và kiểm soát (CAC) được áp dụng chặt chẽ tại
châu Âu và tạo tiền đề cho thị trường dich vụ môi trường phát triển. Chỉ thị
hướng dẫn về các vấn đề liên quan đến nước (năm 2000 - the Water
Framework Directive), Quy định về đăng ký, đánh giá và cấp phép sử dụng
hóa chất (REACH – năm 2006), quy định về xử lý nước thải đô thị (Urban
Waste Water Treatment Directive) là những văn bản pháp luật nhằm đem lại
môi trường sống đảm bảo sức khỏe cho con người. Như vậy các dịch vụ môi
trường ở châu Âu cần chấp hành theo các chỉ thị và quy định này. Liên quan
tới dịch vụ xử lý chất thải rắn, khung pháp lý của EU đề ra một loạt chỉ thị
như Chỉ thị về chất thải (Directive on Waste), Chỉ thị về bãi chôn lấp (the
Landfill Directive), Chỉ thị về vận chuyển chất thải (the Waste Shipment
Regulation), Quy định về thiết bị và chất thải điện tử (Waste Electrical and


19

Electronic Equipment Directive 2002/96/ EC – WEEE). Những chỉ thị này đã
tác động đến thị trường dịch vụ môi trường về thu gom và xử lý chất thải rắn
tại châu Âu.
- Chính sách khuyến khích và bắt buộc tái chế chất thải: gần đây, Cộng
hoà Áo đã ban hành một nghị định về bao bì với mục tiêu đặt ra là khuyến
khích tái chế tới 80% chất thải. Bỉ cũng áp dụng hàng loạt quy định về sử
dụng nguyên liệu tái chế và tái xử lý những chất thải gây hại. Đan Mạch cũng
xây dựng một Chương trình hành động về Chất thải và tái chế. Phần Lan cũng
đặt ra mục tiêu tăng tỷ lệ tái chế giấy thải tới mức yêu cầu chung của EU.
Pháp đặt ra quy định là mọi chất thải phải được qua xử lý, đồng thời ban hành

một nghị định yêu cầu các doanh nghiệp phải tái chế lại các bao gói họ thải ra
hoặc tự chuyển cho các đơn vị có chức năng tái chế. Vương quốc Anh cũng
đặt ra mục tiêu tái chế và giảm thiểu tới 3/4 lượng chất thải sinh hoạt hoặc cao
hơn đối với một số chất thải cụ thể. Đây chính là chính sách kích cầu cho dịch
vụ thu gom và tái chế chất thải.
- Một số nước còn áp dụng hình thức thoả thuận tự nguyện của ngành
với chính phủ. Ví dụ như ở Áo, thoả thuận tự nguyện theo kiểu này đã được
ký kết về việc tăng cường tái chế trong các ngành sản xuất giấy, xi măng,
nhựa và ngành sản xuất động cơ giao thông. Hà Lan áp dụng thoả thuận tự
nguyện đối với các ngành luyện kim, hoá chất và in ấn.
- Công cụ kinh tế được sử dụng rộng rãi nhằm đảm bảo sự tuân thủ thay
vì chỉ có các quy định hành chính để phát triển dịch vụ môi trường. Bảng 02
cho thấy sự sử dụng linh hoạt các công cụ kinh tế trong các nước EU nhằm
khuyến khích các công ty mở rộng dịch vụ môi trường.
Bảng 02: Sử dụng công cụ kinh tế phát triển thị trường DVMT
tại Châu Âu
Nước Công cụ kinh tế được sử dụng
Thổ Nhĩ Kỳ Đánh thuế đối với chất thải
Na Uy Khuyến khích tái chế hoặc thải an toàn đối với 26 loại chất thải
và giảm lượng chất thải nói chung, đã đánh thuế đối với lượng
CO
2
thải ra
Thụy Điển Đánh thuế đối với chất thải có chứa Sunphua, thu phí đối với
nitro ôxit, đánh thuế đối với dầu diesel, đánh thuế đối với CO
2



20


và thuế môi trường đối với giao thông vận tải đường hàng
không nội địa
Đan Mạch Trợ cấp cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch
Phần Lan Trợ giá tối đa 24% hàng năm trong vòng 4 năm cho chi phí của
các dự án kiểm soát ô nhiễm nước và không khí
Hà Lan Trợ giá cho các dự án đầu tư vào sáu lĩnh vực liên quan tới
nước, đất, không khí, chất thải, tiếng ồn và năng lượng nếu các
dự án này đảm bảo một số điều kiện nhất định.
Nguồn: HM Treasury, UK, July 2001
Những nước này cũng sử dụng các điều kiện ràng buộc khi trợ cấp dự
án nhằm đảm bảo tính hiệu quả để phát triển thị trường dịch vụ môi trường. Ví
dụ các điều kiện như: sử dụng các công nghệ có độ rủi ro thấp, mức độ phạm
vi ứng dụng cao và dự án chiếm ít hơn 30% thị phần hiện tại của lĩnh vực đó.
1.4. EU tận dụng cơ hội từ WTO để phát triển thị trường dịch vụ môi
trường
Trong khuôn khổ WTO, EU tận dụng triệt để cơ hội đàm phán thương
mại để phát triển thị trường của mình trong lĩnh vực công nghiệp sinh thái nói
chung và dịch vụ môi trường nói riêng. Tại vòng đàm phán Doha, EU đã đưa
ra đề xuất mới về đàm phán dịch vụ môi trường với nội dung chủ yếu là thay
đổi cách phân loại danh mục dịch vụ môi trường theo hướng chi tiết hơn. EU
đề xuất thay vì 4 phân ngành hiện tại theo phân loại CPC, đàm phán tiếp theo
về dịch vụ môi trường sẽ dựa trên danh mục mới gồm 7 phân ngành: (i) nước
sinh hoạt và quản lý nước thải, (ii) quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại,
(iii) bảo vệ khí quyển và khí hậu, (iv) khôi phục và làm sạch đất, nước, (v)
giảm độ rung và tiếng ồn, (vi) bảo vệ đa dạng sinh học và cảnh quan môi
trường, và (vii) các dịch vụ hỗ trợ và dịch vụ môi trường khác. Cách phân loại
này rộng hơn cách phân loại 4 phân ngành như trong hiệp định GATS 2000
nhưng nhìn chung vẫn thể hiện cam kết của EU trong khuôn khổ WTO vào
tháng 10 năm 2007 sau khi có thêm sự gia nhập của Bungari và Rumani vào

EU.
Tại vòng đàm phán Doha của WTO, trong số 12 bản chào đàm phán của
EU thì có tới 11 bản chào liên quan tới dịch vụ môi trường. Điều này cho thấy
rõ ràng là EU đang cố gắng mở rộng các lĩnh vực mà EU yêu cầu những


21

Thành viên khác phải mở cửa để phát triển thế mạnh xuất khẩu hàng hoá và
dịch vụ môi trường của mình.
Bảng 03: So sánh sự phân loại ngành dịch vụ môi trường của EU và
GATS
Phân ngành DVMT của EU Phân ngành tương ứng của GATS
A.Nước sinh hoạt và quản lý
nước thải
Các dịch vụ nước thải (CPC
9401)
A.Dịch vụ xử lý nước thải (CPC 9401)
Không bao gồm các dịch vụ thu gom, phân
phối và lọc xử lý nước (CPC 18000)
Ngoại trừ việc xây dựng, sửa chữa và thay thế
cống thoát nước (trong mục CPC 51330)
(GATS 3B về các dịch vụ xây dựng dân dụng)

B.Quản lý chất thải rắn và
chất thải nguy hại
(CPC 9402)
(CPC 9403)
B.Dịch vụ xử lý rác thải (CPC 9402)
Ngoại trừ bán buôn và bán lẻ chất thải và phế

liệu (trong CPC 62118 và 62278; GATS 4:
dịch vụ phân phối vận chuyển)
Ngoại trừ các dịch vụ nghiên R&D về những
vấn đề môi trường (CPC 85; GATS 1C: các
dịch vụ kinh doanh (R&D))
C.Dịch vụ vệ sinh và tương tự (CPC 9403)
Ngoại trừ dịch vụ tiêu hủy, tẩy uế các tòa nhà
(trong CPC 87401; GATS (1F) (o) – Các Dịch
vụ lau dọn tòa nhà)
Ngoài trừ kiểm soát thuốc trừ sâu trong nông
nghiệp (CPC 88110; GATS 1F(f) các dịch vụ
bất thường trong nông lâm nghiệp và săn bắn)
C.Bảo vệ khí quyển và khí
hậu
(CPC 9404)
D.Các dịch vụ môi trường khác
Dịch vụ lau dọn các khí thải (CPC 9404)
D.Khôi phục và làm sạch đất,
nước
Xử lý nước và đất bị ô nhiễm/
D.Các dịch vụ môi trường khác
Các dịch vụ bảo vệ cảnh quan môi trường và
thiên nhiên (CPC 9406)


22

nhiễm độc (1 phần CPC
9406)
E. Giảm độ rung và tiếng ồn

CPC 9405
D.Các dịch vụ môi trường khác
Giảm độ rung và tiếng ồn CPC 9405
F. Bảo vệ đa dạng sinh học và
cảnh quan môi trường
(những phần còn lại của CPC
9406 không nằm trong mục
D)
D.Các dịch vụ môi trường khác
Bảo vệ đa dạng sinh học và cảnh quan môi
trường CPC 9406
Ngoài trừ dịch vụ đánh giá và giảm thiểu tác
hại và rừng (CPC 881, GATS 1F(f). các dịch
vụ bất thường trong nông lâm nghiệp và săn
bắn)
G. Các dịch vụ hỗ trợ và dịch
vụ môi trường khác CPC
9409
D.Các dịch vụ môi trường khác
Các dịch vụ môi trường khác CPC 9409
Nguồn: Sawhney, 2008
1.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:
Từ thực trạng trên, rõ ràng Việt Nam có thể rút ra nhiều bài học kinh
nghiệm của EU trong việc hình thành chính sách phát triển dịch vụ môi trường
phù hợp với quy định của WTO
1. Trước hết Việt Nam cần sử dụng kết hợp linh hoạt các công cụ luật
pháp chính sách, kinh tế, tự nguyện nhằm khuyến khích các doanh
nghiệp tham gia cung ứng thị trường dịch vụ môi trường cũng như thúc
đẩy các khách hàng tiềm năng của thị trường này. Ví dụ: các quy định
khuyến khích và bắt buộc tái chế chất thải sẽ kích cầu về dịch vụ thu

gom tái chế chất thải, mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp dịch vụ
môi trường. Trong khi đó trợ cấp dưới nhiều hình thức khác nhau chính
là ngoại lệ của WTO để các doanh nghiệp thực hiện các chương trình
môi trường. Khi đó, chính các doanh nghiệp sẽ là khách hàng tiềm năng
về nhu cầu về dịch vụ môi trường.
2. EU luôn hướng tới việc đánh giá chu trình vòng đời (the life-cycle) của
các sản phẩm và dịch vụ môi trường thay vì cách tiếp cận cuối đường
ống (the tail-end). Điều này được thể hiện trong các công cụ quản lý
môi trường được áp dụng linh hoạt và bao phủ nhiều giai đoạn trong


23

vòng đời sản phẩm và dịch vụ. Chính sách này sẽ tạo ra nhiều mảng
dịch vụ môi trường đi kèm, tạo cung và kích cầu cho thị trường dịch vụ
môi trường phát triển.
3. Việc thiết lập hiệp hội dịch vụ môi trường cũng hết sức cần thiết ở Việt
Nam. Các doanh nghiệp trong hiệp hội sẽ hỗ trợ được cho nhau trong
việc bổ sung những dịch vụ mà đối tác không có, từ đó cung cấp dịch
vụ trọn gói cho khách hàng.
4. Cần thiết có sự kết hợp chặt chẽ giữa chính phủ, các ngân hàng và công
ty dịch vụ môi trường trong việc phát triển các dự án môi trường nói
chung và dịch vụ môi trường nói riêng nhằm đảm bảo một cơ chế tài
chính minh bạch rõ ràng.

2. Kinh nghiệm DVMT của Mỹ.
Trung tâm phân loại sản phẩm (CPC) của Mỹ phân loại các hoạt động liên
quan đến môi trường thành 03 nhóm chính: nhóm thứ nhất là nhóm về dịch vụ
môi trường; nhóm thứ hai là nhóm thiết bị môi trường và nhóm còn lại là nhóm
cung cấp các nguồn lực. Đây là ba lĩnh vực chủ đạo trong hệ thống ngành công

nghiệp môi trường của Mỹ. Trong đó, lĩnh vực dịch vụ môi trường được phân chi
tiết thành 06 nhóm chính là: (i) dịch vụ phân tích và đánh giá môi trường; (ii)
dịch vụ xử lý nước thải; (iii) dịch vụ quản lý rác thải rắn; (iv) dịch vụ quản lý
chất thải nguy hại; (v) dịch vụ xử lý ô nhiễm công nghiệp và (vi) dịch vụ tư vấn
kỹ thuật
1
.
2.1 Tổng quan về thị trường dịch vụ môi trường của Mỹ
Kể từ những năm 1990, ngành thương mại dịch vụ của Mỹ đã rất phát
triển với giá trị thương mại liên tục tăng. Theo số liệu từ Cục phân tích kinh
tế, Bộ thương mại Mỹ riêng năm 2007, Mỹ đã xuất khẩu 497 tỷ USD và nhập
khẩu 387 tỷ USD
2
( Hình 2). Hàng hóa và dịch vụ môi trường được xem là
một trong những mục tiêu trọng tâm và có lợi thế của Mỹ. Đặc biệt là lĩnh vực
xuất khẩu thương mại của Mỹ luôn tăng trưởng với tốc độ cao.
3



1
APEC committee on Trade and Investment, 2010, Survey on APEC Trade Liberlization in Environmental
Services, P. 101.
2
Tổng hợp từ tài liệu: APEC committee on Trade and Investment, 2010, Survey on APEC on Trade
biberlization in environmental services, P 102.
3
APEC committee on Trade and Investment, 2010, Survey on APEC on Trade biberlization in environmental
services, P 105.



24

Hình 02. Kim ngạch xuất nhập khẩu thương mại của Mỹ

Hình 03 cho chúng ta thấy vị trí của Mỹ trong lĩnh vực dịch vụ môi
trường. Mỹ luôn là quốc gia dẫn đầu trên thế giới, tiếp đó là các nước thuộc
khối cộng đồng chung châu Âu, Nhật Bản. Năm 2007 doanh thu về dịch vụ
môi trường của Mỹ chiếm gần 40% trong tổng số 728,7 tỷ đô la của toàn thế
giới.
Hình 03. Tỷ trọng của các nước trong lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ môi
trường



25

Tốc độ phát triển lĩnh vực dịch vụ môi trường của Mỹ qua các năm lần
lượt được thể hiện qua Hình 04; Bảng 04 và bảng 05.
Hình 04. Diễn biến thị trường hàng hóa và dịch vụ môi trường ở
Mỹ

Bảng 04: Doanh thu từ dịch vụ môi trường của Mỹ: 2006-2007
Lĩnh vực dịch vụ môi trường
Doanh thu (tỷ đô la)
2000 2005 2006 2007 2008
Tổng cộng 105.6

127.3


134.5

140.4

147.00

Các dịch vụ phân tích 1.8

1.8

1.8

1.9

1.9

Các dịch vụ xử lý nước thải 28.7

35.6

37.5

39.2

40.8

Quản lý chất thải rắn 39.4

47.8


50.6

52.7

55.3

Quản lý chất thải nguy hại 8.2

8.7

9

9.1

9.2

Xử lý ô nhiễm/ dịch vụ công nghiệp

10.1

11

11.6

12.1

12.7

Tư vấn kỹ thuật 17.4


22.4

24

25.4

27.1

Nguồn: Cục Thống kê Hoa kỳ 2009
Qua biểu đồ 02, chúng ta thấy tốc độ phát triển lĩnh vực dịch vụ môi
trường của Mỹ rất cao. Kể từ năm 1996 đến năm 2008, tổng doanh thu từ dịch vụ
môi trường của Mỹ đã tăng lên trên 80%. Trong đó, các lĩnh vực luôn chiếm tỷ

×