TUẦN 1
Thứ hai ngày 18 tháng 8 năm 2014
Chào cờ
_____________________
Đạo đức
TIẾT 1: EM LÀ HỌC SINH LỚP 1
Kiến thức HS đã biết Kiến thức mới cần được hình thành
- HS biết họ tên của bản thân mình.
(trong cuộc sống hàng ngày)
- Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học.
- Biết tên trường lớp tên thầy cô giáo một
số bạn bè trong lớp.
I. Mục tiêu bài học
1. KT:
- HS bước đầu biết được: Trẻ em, con trai, con gái đều có quyền có họ tên, có quyền
được đi học lúc 6 tuổi.
- Biết tên trường, tên lớp, tên thầy giáo, cô giáo và một số bạn trong lớp. Biết tự giới
thiệu mình và những điều mình thích trước lớp một cách mạnh dạn.
- Quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tập tốt.
2. KN:
- Kĩ năng tự giới thiệu về bản thân
- Kĩ năng tự tin trước đông người
- Kĩ năng lắng nghe tích cực
- Kĩ năng trình bày ý tưởng, suy nghĩ về ngày đầu đi học, về trường lớp, thầy cô.
3. TĐ:
- Vui thích được đi học.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng:
- GV: Một số bài hát “ Em yêu trường em”, “ Bài ca đi học”
- HS: Vở bài tập Đạo đức 1.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Bài tập 1 - Vòng tròn giới thiệu tên ( 10 phút)
- Kết quả mong đợi: - Giúp HS biết giới thiệu tên mình và nhớ tên các bạn trong lớp,
biết trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học.
- KNS: Giáo dục sự tự tin trước đông người
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Quan sát, thực hành, vấn đáp. Nhóm
- Đồ dùng: VBT
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* Cách tiến hành:
- Chia lớp thành các nhóm (6 – 10 em)
Nêu yêu cầu: em đầu tiên giới thiệu tên
mình với các bạn và chỉ định một bạn bất kì
tiếp tục giới thiệu tên mình và tên bạn giới
thiệu trước. Tiếp tục như vậy đến hết các
bạn trong nhóm.
- Các nhóm thực hiện trò chơi
- Theo dõi, lắng nghe,
- Thực hiện trò chơi.
- Từng nhóm đứng thành vòng tròn.
- Các nhóm thảo luận
- gợi ý để Hs thảo luận.
+ trò chơi giúp em điều gì? Có bạn nào cùng
tên với em không?
+ em thấy thế nào khi được giới thiệu tên và
được nghe các bạn giới thiệu tên.
+ em hãy kể tên một vài bạn trong lớp mình.
->Kết luận: mỗi người điều có một cái tên.
trẻ em cũng có quyền có họ tên.
- giới thiệu tên cho Hs biết và cách xưng hô
khi trò chuyện với nhau.
- Thảo luận.
- Nêu ý kiến: CN.
-Vài Hs kể trước lớp.
2. Hoạt động 2: Bài tập 2 – HS giới thiệu về sở thích của bản thân ( 10
phút)
- HS biết giới thiệu về sở thích của bản thân với các bạn trong lớp.
- KNS: tự giới thiệu về bản thân
- Thực hành, vấn đáp. Nhóm
- VBT
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu: hãy giới thiệu với bạn bên
cạnh những điều em thích (nhóm đôi).
- Yêu cầu các nhóm thảo luận
- Gọi Hs giới thiệu trước lớp.
- Hỏi: những điều các bạn thích có hoàn
toàn giống như em không?
->kết luận: mỗi người điều có những điều
mình thích và không thích. những điều đó
có thể giống hoặc khác giữa người này và
người khác. Chúng ta cần phải tôn trọng
những sở thích riêng của người khác bạn
khác.
- Theo dõi, lắng nghe,
- Các nhóm thảo luận
- HS giới thiệu
- HS trả lời
3. Hoạt động 3: Bài tập 3 – HS kể về ngày đầu tiên đi học của mình( 10
phút)
- HS biết giới thiệu về sở thích của bản thân với các bạn trong lớp.
- KNS: KN trình bày suy nghĩ/ ý tưởng về ngày đầu tiên đi học, về trường, lớp, thầy
giáo, cô giáo, bạn bè…
- Thực hành, vấn đáp
- VBT
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu: em hãy kể về ngày đầu
tiên đi học của em:
+ Ai chuẩn bị và đưa em đi học? chuẩn bị
những gì?
+ Đến lớp có gì khác ở nhà?
- HS trả lời
+ Em phải làm gì để xứng đáng là Hs lớp
một?
-> kết luận: vào lớp một em sẽ có thêm
nhiều bạn mới, thầy cô mới, em sẽ học
nhiều điều mới lạ, biết đọc, biết viết và làm
toán nữa.
- Được đi học là niềm vui, là quyền lợi của
trẻ em.
- Em rất vui và tự hào vì mình là Hs lớp
một.
- Em và các bạn cố gắng học thật giỏi, thật
ngoan.
- HS lắng nghe
4. Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp( 5')
- HS hiểu nội dung bài
- Vấn đáp.
- Câu hỏi
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Hôm nay chúng ta đã học được những gì?
- Nhận xét, tuyên dương.
- Học bài, xem bài mới.
- 3 em trả lời.
IV. Rút kinh nghiệm:
__________________________________
Thứ năm ngày 21 tháng 8 năm 2014
Thủ công
TIẾT 1: GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI GIẤY,
BÌA VÀ MỘT SỐ LOẠI DỤNG CỤ HỌC THỦ CÔNG
Kiến thức HS đã biết Kiến thức mới cần được hình thành
- HS nắm được 1 số loại giấy, bìa và
dụng cụ môn học
- HS nắm được 1 số loại giấy, bìa và
dụng cụ môn học
- Biết phân biệt giữa giấy và bìa
- Kể được tên các dụng cụ môn học
- GV học sinh yêu thích môn học
I. Mục tiêu bài học
1. KT:
- Học sinh biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công.
2. KN: Rèn tính cẩn thận, kiên trì, yêu dụng cụ của mình.
3. TĐ: - Giúp các em yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng:
- GV: Giấy màu, bìa, kéo, hồ, thước kẻ, bút chì.
- HS: Giấy màu, sách thủ công.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu giấy, bìa ( 10 phút)
- Kết quả mong đợi: HS biết được đâu là bìa, đâu là giấy
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: giảng giải, quan sát, hỏi đáp
- Đồ dùng: SGK, giấy màu
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* Giới thiệu bài: Trực tiếp
- Cho HS quan sát quyển sách:
+ Bìa được đóng ở ngoài dày, giấy ở
phần bên trong mỏng gọi là những
trang sách
- Giới thiệu giấy màu: mặt trước là
các màu: xanh, đỏ mặt sau có kẻ ô
vuông
- Quyển sách thủ công của em có
màu gì?
- Đâu là bìa của quyển sách thủ
công?
- Đâu là giấy?
- Quan sát, nhận xét
- HS trả lời
2. Hoạt động 2: Giới thiệu dụng cụ học thủ công ( 15 phút)
a. Biết được các dụng cụ thủ công và công dụng của từng dụng cụ
b. Hỏi đáp, quan sát.
c. kéo, bìa, hồ dán, bút chì
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Giới thiệu giấy bìa làm từ bột của
nhiều loại cây(tre,nứa,bồ đề).
- Giới thiệu giấy màu để học thủ
công(có 2 mặt: 1 mặt màu,1 mặt kẻ ô).
- Giới thiệu thước kẻ,bút chì,hồ dán và
kéo.
- Giáo viên cho học sinh xem thước kẻ
và hỏi:
“Thước được làm bằng gì?”
“Thước dùng để làm gì?”
- Giáo viên nói thêm: Trên mặt thước có
chia vạch và đánh số cho học sinh cầm
bút chì lên và hỏi “ Bút chì dùng để làm
gì?” Để kẻ đường thẳng ta thường
dùng loại bút chì cứng.
- Cho học sinh cầm kéo hỏi:
“Kéo dùng để làm gì?”
->Lưu ý: Khi sử dụng kéo cần chú ý
Quan sát và trả lời.
- Cầm bút chì quan sát để trả lời.
- Cầm kéo và trả lời.
tránh gây đứt tay.
- Giới thiệu hồ dán :
Được chế biến từ bột sắn và đựng
trong hộp nhựa.
- Công dụng của hồ dán.
- Học sinh quan sát lắng nghe và trả lời.
3. Hoạt động nối tiếp( 5 phút)
a Nhớ được nội dung bì học
b. Hỏi đáp
c. Câu hỏi
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Gọi học sinh nhắc lại tên các đồ dùng để học
thủ công.
- Chuẩn bị giấy trắng, giấy màu, hồ dán cho bài
xé dán đầu tiên cho tuần 2.
- Nhận xét lớp.
- 1 hs trả lời
IV.Tự rút kinh nghiệm:
____________________
Thứ sáu ngày 22 tháng 8 năm 2014
Tự nhiên xã hội
TIẾT 1: CƠ THỂ CHÚNG TA
Kiến thức HS đã biết Kiến thức mới cần được hình thành
- Biết tên một số bộ phận trên cơ thể:
đầu, tay, chân, mắt, mũi, mồm…
- Nhận ra 3 phần chính của cơ thể: đầu,
mình, chân tay và một số bộ phận bên ngoài
như tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng.
I. Mục tiêu bài học
1. KT: Kể tên và chỉ đúng 3 bộ phận của cơ thể: đầu, mình, chân, tay. Biết một số bộ
phận đầu, mình, chân, tay.
2. KN: Phân biệt bên phải bên trái của cơ thể
3. TĐ: Có ý thức rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để cơ thể phát triển tốt.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng:
- GV: Tranh vẽ minh hoạ cơ thể người.
- HS: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học :
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
- Kết quả mong đợi: GD lòng ham học môn TNXH.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Trực quan, Quan sát
- Đồ dùng:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Y/c hs Hát
- Nêu yêu cầu, ghi đầu bài
- GV đọc cho hs đọc tên đầu bài
- HS hát 1 bài
- HS đọc đầu bài.
2. Hoạt động 2: Quan sát tranh (20 phút)
- Gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể. Biết cơ thể có ba phần và cử động
của từng bộ phận.
- trực quan, nhóm, hỏi đáp
- tranh vẽ
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS quan sát tranh 2 bạn nhỏ
trang 4 - SGK chỉ tranh nói tên các bộ
phận bên ngoài của cơ thể con người.
- Gv yêu cầu hs lên bảng chỉ 1 số bộ
phận của người.
Chốt: Giáo viên hoặc HS nhắc lại tất cả
những bộ phận bên ngoài của cơ thể
người.
- Yêu cầu HS quan sát tranh
? Hãy qs các hình vẽ trong SGK và nói
xem các bạn trong từng hình đang làm
gì
? Cơ thể chúng ta gồm mấy phần
- GV gọi mỗi nhóm 1 em lên báo cáo và
làm theo động tác từng bức tranh
- Gv nhận xét
Chốt: Cơ thể gồm 3 phần : Đầu mình,
chân và tay. Vận động sẽ làm cho cơ thể
chúng ta khoẻ mạnh….
- 2 bạn 1 cặp
- 2 - 3 Hs lên chỉ - HS khác nhận xét bổ
sung
- Quan sát thảo luận nhóm đôi trả lời 2
câu hỏi
- 2 HS báo cáo và làm động tác như
tranh
3. Hoạt động 3: Tập thể dục (7 phút)
- Gây hứng thú rèn luyện thân thể.
- trực quan
- bài hát
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV tập thể dục theo bài hát" ồ sao bé
không lắc"
- Gv nhận xét
Chốt: Về nhà các em cần tập thể dục
buổi sáng…
- Hs tập theo
4. Hoạt động nối tiếp (2 phút)
- Hs tích cực học tập trong tiết sau, nhớ nhiệm vụ về nhà
- trò chơi học tập
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Trò chơi : Làm theo tôi nói chứ không
làm theo tôi làm
- GV hướng dẫn cách chơi, luật chơi
( Tay trỏ ngón cái chạm nhau, 3 ngón
còn lại xòe như cách bướm - " Bướm
vàng bay, bướm vàng bay" tay múa như
bướm. Bướm đậu trên trán ) nếu em nào
làm sai sẽ phạt.
- Lắng nghe.
- HS chơi thử, chơi thật 3 lần
- Cách phạt: Múa theo lời hát " Một con
vịt"
IV. Tự rút kinh nghiệm:
_________________________________________
Hoạt động tập thể
CHỦ ĐỀ MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU
I. Mục tiêu:
- HS nhận thấy ưu, khuyết điểm trong tuần qua.
- Đề ra phương hướng hoạt động cho tuần tới.
- HS nắm được nội quy HS Tiểu học, tìm hiểu về lịch sử nhà trường. Yêu trường,
yêu lớp của mình.
II. Chuẩn bị
- GV: ghi chép theo dõi tình hình HS
- HS:
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động 1: (15 phút) Sinh hoạt tuần 1
*Gv nhận xét:
a. Ưu
điểm:
b. Tồn tại:
* Phương hướng tuần 2
- Phát huy ưu điểm.
- Khắc phục tồn tại.
- Thi đua học tập tốt chào mừng ngày 2-9
- Trang trí lớp học thân thiện
Hoạt động 2: (20 phút)Học nội quy trường lớp
+ GV đọc nội quy nhà trường
+ Nhắc nhở HS một số điều cần lưu ý để giữ sạch trường, lớp.
+ GV giới thiệu về ngôi trường, các thầy, cô giáo, nhân viên trong trường.
________________________________
TUẦN 2
Thứ hai ngày 25 tháng 8 năm 2014
Chào cờ
_____________________
Đạo đức
TIẾT 2: EM LÀ HỌC SINH LỚP 1( TIẾT 2)
Kiến thức HS đã biết Kiến thức mới cần được hình thành
- Hs biết tên mình, một số bạn bè
trong lớp
- Biết về quyền và bổn phận của trẻ em là
được đi học và phải học tập tốt
- Biết tên trường lớp , tên thầy, cô giáo
một số bạn bè trong lớp
- Bước đầu biết giới thiệu tên mình, những
điều mình thích trước lớp
I. Mục tiêu bài học
1. KT:
- Hiểu học sinh có quyền có họ tên, có quyền đi học. Vào lớp 1 các em có thêm bạn mới,
có thầy cô giáo mới, sẽ thêm nhiều điểm 10.
2. KN:
- KN cơ bản qua bài học: Biết giới thiệu về tên, sở thích của bản thân, kể về ngày đầu
tiên đi học của mình.
- KNS: Tự giới thiệu về bản thân . Thể hiện sự tự tin trước đông người. Lắng nghe
tích cực. Trình bày suy nghĩ, ý tưởng về ngày đầu tiên đi học, về trường lớp, thầy
giáo, cô giáo, bạn bè
3. TĐ: Vui vẻ, phấn khởi đi học, yêu quý bạn bè.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng:
- GV: Điều 7; 28 trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
- HS: Vở bài tập Đạo đức 1.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Khởi động( 5 phút)
- Kết quả mong đợi: Vui vẻ, phấn khởi đi học
- Phương pháp - kỹ thuật dạy học: nêu vấn đề
- Đồ dùng dạy học: SGK, VBT
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Y/c hs hát "Em yêu trường em"
? Qua một tuần học em có vui không, em
học được chữ nào
? Em thích điều gì nhất
- Nêu yêu cầu, ghi đầu bài
- GV đọc cho hs đọc tên đầu bài
- HS hát 1 bài
- Hs trả lời
- HS đọc đầu bài.
2. Hoạt động 2: Quan sát tranh và kể chuyển theo tranh (15')
- Hs thể hiện sự tự tin trước đông người.
- PP hỏi đáp, nhóm
- tranh
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS quan sát các tranh trong
BT4, thảo luận nhóm đôi nêu nội dung
của từng tranh
? Trong tranh có những ai
? Họ đang làm gì
- Yêu cầu Hs kể trước lớp
- Giáo viên kể chuyện vừa kể vừ chỉ
tranh
- HS thảo luận nhóm đôi 2 câu hỏi Gv
đưa ra( Thay phiên nhau theo từng tranh)
- 2 Hs nối tiếp
- HS lắng nghe
3. Hoạt động 3: HS vẽ tranh về chủ đề "Trường em" , đọc thơ cuối bài (15')
- Hs vẽ tô màu đơn giản về lớp, trường của em
- thực hành, luyện tập
- giấy, bút mầu
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
? Em vẽ những gì về trường em
- GV nhận xét
- Giáo viên đọc 2 câu thơ cuối bài
? Năm nay các em mấy tuổi và đã học lớp
mấy
? Là HS lớp 1 em phải ntn
- HS nối tiếp trả lời
- HS vẽ tranh theo đúng chủ đề
- Trưng bày sản phẩm
- HS đọc đồng thanh, cá nhân
- 6 tuổi, lớp 1
- HS trả lời
4. Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp(5')
- Hs nhớ nhiệm vụ thực hiện những điều đã học ở nhà
- Giảng giải
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
+ GV bắt nhịp cho cả lớp cùng hát bài
"Em yêu trường em"
"Tới lớp, tới trường"
? Được đến trường các em có vui không?
GV nói: Đúng rồi đến trường các em
được học những điều hay, được đọc chữ,
được viết chữ và có rất nhiều bạn mới
cùng học cùng chơi với các em. Vậy các
em phải cố gắng đi học đầy đủ, đúng giờ
và học tập tốt để xứng đáng là HS lớp 1
nhé.
- Nhận xét chung giờ học
- Chuẩn bị trước bài
- HS hát theo GV
IV. Rút kinh nghiệm:
__________________________________
Thứ năm ngày 28 tháng 8 năm 2014
Thủ công
TIẾT 2: XÉ DÁN HÌNH CHỮ NHẬT
Kiến thức HS đã biết Kiến thức mới cần được hình thành
- HS biết hình chữ nhật, - HS biết cách xé dán hình chữ nhật,
- Xé, dán được hình chữ nhật, theo
mẫu.
I. Mục tiêu bài học
1. KT: - HS bi t cách xé dán hình ch nh t ế ữ ậ
2. KN: - Xé, dán được hình chữ nhật, theo mẫu
3. TĐ: - Giúp các em yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng:
- GV: Dụng cụ học thủ công
- HS: Các loại giấy mầu, bìa, kéo, hồ dán, Vở thủ công, khăn lau tay.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Khởi động(5 phút)
- Kết quả mong đợi: HS yêu thích, tích cực học tập
- Phương pháp: trực quan
- Đồ dùng/thiết bị dạy học: Các loại giấy mầu, bìa, kéo, hồ dán, thước kẻ
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Hát đầu giờ
- Kiểm tra đồ dùng của hs
- GV giới thiệu vào bài
- HS thực hiện
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn quan sát và nhận xét mẫu, thực hành xé dán
(25 phút)
- HS biết cách xé dán hình chữ nhật. Xé, dán được hình chữ nhật, theo mẫu.
- trực quan, quan sát, thực hành
- Các loại giấy mầu, bìa, hồ dán, vở
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Hướng dẫn HS quan sát nhận xét:
GV đính lên bảng một số đồ vật có hình
dạng khác nhau, yêu cầu HS quan sát và
nhận xét
+ Đồ vật nào có dạng hình chữ nhật
Cho HS nêu một số đồ vật khác có dạng
hình chữ nhật
2. Hướng dẫn mẫu:
a) Vẽ và xé hình chữ nhật dài 12 ô ngắn
6 ô
- Quan sát bài mẫu và nêu nhận xét
HS tìm và nêu
- Theo dõi thao tác
- Làm thử ở giấy nháp
- Hướng dẫn cách đánh dấu và nối các
cạnh để được hình chũ nhật có chiều dài
12ô, chiều rộng 6ô
- Xé mẫu
b) Dán hình
- Hướng dẫn và dán mẫu
GV theo dõi để giúp đỡ cho HS
3. Thực hành:
GV yêu cầu HS thực hành xé dán hình
chữ nhật
GV theo dõi để giúp đỡ cho HS
HS lấy giấy màu thực hành xé hình chữ
nhật
HS dán hình vào vở thủ công
3. Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp(5 phút)
- Hs nhắc lại nội dung tiết học và chuẩn bị được tiết học sau
- Hỏi đáp
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Nhắc lại các thao tác
- Chuẩn bị giấy màu để tiết sau học xé
dán hinh tam giác
- 2 HS
HS chú ý lắng nghe
IV.Tự rút kinh nghiệm:
____________________
Thứ sáu ngày 29 tháng 8 năm 2014
Tự nhiên xã hội
TIẾT 1: CHÚNG TA ĐANG LỚN
Kiến thức HS đã biết Kiến thức mới cần được hình thành
- Biết so sánh chiều cao của các bạn
trong lớp : bạn nào cao hơn, bạn lớn
hơn
- Nhận ra sự thay đổi của bản thân về số đo
chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết của bản
thân.
I. Mục tiêu bài học
1. KT: Thấy được sự lớn lên về chiều cao, cân nặng, phát triển trí tuệ. Hiểu được sự
lớn lên của mọi người là không hoàn toàn giống nhau, có người cao hơn, có người
thấp hơn, người béo hơn và người gầy hơn đó là điều bình thường
2. KN: * Kĩ năng cơ bản của bài
- Biết sự lớn lên của cơ thể đợc thể hiện ở chiều cao, cân nặng và sự biểu biết.
- Biết so sánh sụ lớn lên của bản thân với các bạn cùng lớp.
* KNS:
- KN tự nhận thức : Nhận thức được bản thân cao hay thấp , gầy hay béo , mức độ
hiểu biết .
- KN giao tiếp : Tự tin giao tiếp khi tham gia các hoạt động thảo luận và thực hành đo
3. TĐ: Có ý thức tự giác trong việc ăn uống để cơ thể khoẻ mạnh và mau lớn.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng:
- GV: - hình trong SGK
- HS: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học :
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
- Kết quả mong đợi: GD lòng ham học môn TNXH.
- Phương pháp - kĩ thuật dạy học: Trực quan, Quan sát
- Đồ dùng/thiết bị dạy học:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV cho hs đấu vật tay
- KL: Cùng độ tuổi có em khỏe hơn, có
em cao hơn
- Giới thiệu , ghi đầu bài lên bảng
- 2 em đấu em, 2 em thắng lại đấu với
nhau
2. Hoạt động 2: Quan sát tranh (20 phút)
- Hiểu được sự lớn lên về chiều cao, cân nặng, phát triển trí tuệ. Nhận thức được bản
thân cao hay thấp , gầy hay béo , mức độ hiểu biết. Tự tin giao tiếp khi tham gia các
hoạt động thảo luận và thực hành đo.
- Trực quan, nhóm, hỏi đáp, thực hành
- Tranh vẽ
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* Làm việc với SGK
+ Bước 1 :
- 2 Hs cùng quan sát các hình ở trang 6
SGKvà nói với nhau về những gì các em
quan sát được trong hình
? Những hình nào cho em biết sự lớn lên
của bé từ lúc còn nằm ngửa đến lúc biết
đi, biết nói , biết chơi với bạn …
- Gv đưa ra câu hỏi gợi ý
? Hai bạn đang làm gì ? các bạn muốn
biết điều gì
? Em bé đã biết làm gì ? so với lúc mới
biết đi bé đã biết lamg gì
+ Bước 2 : Hoạt động cả lớp .
-Gv y/cmột số hs lên trước nói về những
gì các em đã nói với các bạn trong nhóm
- Gv nhận xét .
* KL :Trẻ em khi sinh ra đời sẽ lớn lên
hằng ngày , hằng tháng về cân nặng ,
chiều cao , về các HĐ….
- Các em mỗi năm cao hơn , nặng hơn
Thực hành theo nhóm nhỏ
+ Bước 1: Thực hiên theo cặp
- Đo chiều cao, tay ai dài, vòng ngực ai
to ?
- Quan sát xem ai béo , ai gầy ?
- Làm việc theo cặp
- 2 H/s trả lời , hs khác bổ sung
- H/s thực hiện theo cặp đứng sát lưng
,đầu và gót chân chạm vào nhau , cặp
kia quan sát
+ Bước 2: Báo cáo KQ
? Bạn nào cao nhất, bạn nào thấp nhất
? Bằng tuổi nhau chiều cao cân năng có
bằng nhau không
* KL: Sự lớn lên của các em có thể
giống nhau hoặc khác nhau
- Các em cần chú ý ăn uống điều độ, giữ
gìn sức khoẻ không ốm đau sẽ chóng
lớn hơn.
- Hs trả lời
3. Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp (10 phút)
- Hs tích cực học tập trong tiết sau, nhớ nhiệm vụ về nhà
- Thực hành
- VBT, bút màu
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* Vẽ các bạn trong nhóm
- Y/c hs vẽ vào VBT
- Bức vẽ nào đẹp nhất sẽ được trưng bày
trước lớp .
- Gv nhận xét
- GV tổng kết giờ học, tuyên dương các
em tích cực hoạt động. Phát biểu ý kiến
xây dựng bài, khen ngợi những em khoẻ
mạnh, nhanh nhẹn trong lớp. Nhắc nhở
các em chưa biết giữ vệ sinh
( Nếu còn thời gian cho hs vẽ vào VBT)
- HS nghe và ghi nhớ
IV. Tự rút kinh nghiệm:
_________________________________________
Hoạt động tập thể
CHỦ ĐỀ: AN TOÀN GIAO THÔNG
I. Mục tiêu:
- Hs nhận thấy ưu, khuyết điểm trong tuần qua.
- Đề ra phương hướng hoạt động cho tuần tới.
- HS nắm được một số luật GT đơn giản và thực hiện tốt luật GT khi tham gia giao
thông.
II. Chuẩn bị
- GV: ghi chép theo dõi tình hình HS. Chuẩn bị một số biển báo giao thông
- HS: Quan sát tìm hiểu một số biển báo em biết.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động 1: (15) Sinh hoạt tuần 2
*Gv nhận xét:
b. Ưuđiểm:
b. Tồn tại:
* Phương hướng tuần 3
- Phát huy ưu điểm.
- Khắc phục tồn tại.
- Thi đua học tập tốt chào mừng ngày 2- 9
- Trang trí lớp học thân thiện
Hoạt động 2: (20') An toàn giao thông
+ GV cho HS quan sát một số tranh ảnh khi tham gia giao thông và nêu ý kiến của
em trong một số trường hợp đơn giản khi tham gia GT
Khi đi bộ em đi ở phần đường nào?
Khi ngồi trên xe máy em cần chú ý những gì?
Khi sang đường em cần lưu ý điều gì?
Tan học khi ra cổng trường em cần đi như thế nào?
+ Nhắc nhở HS một số điều cần lưu ý khi tham gia GT
+ dặn dò
__________________________________
TUẦN 3
Thứ hai ngày 8 tháng 9 năm 2014
Chào cờ
_____________________
Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2014
Đạo đức
TIẾT 3: GỌN GÀNG SẠCH SẼ
Kiến thức HS đã biết Kiến thức mới cần được hình thành
- Biết vệ sinh cá nhân và ăn mặc sạch
sẽ, gọn gàng.
(trong cuộc sống hàng ngày)
- Nêu được một số biểu hiện cụ thể về ăn
mặc gọn gàng sạch sẽ.
- Biết lợi ích của ăn mặc gọn gàng sạch sẽ.
I. Mục tiêu bài học
1. KT: - Nêu được một số biểu hiện cụ thể về ăn mặc gọn gàng sạch sẽ.
2. KN: - Biết lợi ích của ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ
3. TĐ:- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng:
- GV: Một số dụng cụ để giữ cơ thể gọn gàng, sạch sẽ: lược, bấm móng tay, cặp tóc,
gương….
- HS: Vở bài tập Đạo đức 1.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Khởi động( 5')
- Kết quả mong đợi.: Chuẩn bị tốt những đồ dùng đã yêu cầu
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Vấn đáp.
- Đồ dùng: SGK
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Yêu cầu học sinh kể về kết quả học tập của
mình trong những ngày đầu đi học.
- Nhận xét.
* Giới thiệu bài: Trực tiếp
- 3 em kể.
2. Hoạt động 2: Thực hành( 20')
- Nêu được một số biểu hiện cụ thể về ăn mặc gọn gàng sạch sẽ.
- Quan sát, thực hành, vấn đáp
- SGK
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
+ Bài tập 1
- GV yêu cầu các cặp thảo luận theo bài tập
1.
+ Bạn nào có đầu tóc, quần áo, giày dép gọn
gàng, sạch sẽ?
+ Các em thích ăn mặc như bạn nào?
- GV yêu cầu HS nêu kết quả thảo luận
trước lớp: Chỉ ra cách ăn mặc của các bạn
trong tranh về đầu tóc, áo, quần, giày dép;
từ đó lựa chọn bạn ăn mặc gọn gàng, sạch
sẽ.
- GV kết luận: Bạn thứ 8 (trong tranh bài tập
1) có đầu chải đẹp, áo quần sạch sẽ, cài
đúng cúc, ngay ngắn, giày dép cũng gọn
gàng. Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ như thế có
lợi cho sức khoẻ, được mọi người yêu mến.
Các em cần ăn mặc như vậy.
- Yêu cầu HS tự xem lại cách ăn mặc của
mình và tự sửa
- GV cho một số em mượn lược, bấm móng
tay, cặp tóc, gương,…
- GV bao quát lớp, nhận xét
+ Bài tập 2
- Yêu cầu từng HS chọn cho mình những
quần áo thích hợp để đi học.
- Yêu cầu một số HS trình bày sự lựa chọn
của mình và giải thích vì sao lại chọn như
vậy.
- GV kết luận: Quần áo đi học cần phẳng
phiu, lành lặn, sạch sẽ, gọn gàng.
− Không m c qu n áo nhàu nát, rách, tu t ch ,ặ ầ ộ ỉ
- HS thảo luận theo cặp để trả lời các
câu hỏi.
- HS nêu kết quả thảo luận trước lớp:
Chỉ ra cách ăn mặc của các bạn trong
tranh về đầu tóc, áo, quần, giày dép; từ
đó lựa chọn bạn ăn mặc gọn gàng,
sạch sẽ.
- Lắng nghe.
- Tự xem và sữa lại cách ăn mặc
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Học sinh trình bày và giải thích theo
ý của bản thân mình.
đ t khuy, b n hôi, x c x ch đ n l p.ứ ẩ ộ ệ ế ớ
3. Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp( 5')
- Biết lợi ích của ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ
- Vấn đáp.
- SGK
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Ăn mặc gọn gàng có lợi ích gì cho chúng
ta ?
Nhận xét, tuyên dương.
- Học bài, xem bài mới.
Cần thực hiện: Đi học cần ăn mặc gọn gàng,
sạch sẽ.
- 3 em trả lời.
IV.Tự rút kinh nghiệm:
__________________________________
Thứ tư ngày 10 tháng 9 năm 2014
Tự nhiên xã hội
TIẾT 3: NHẬN BIẾT CÁC VẬT XUNG QUANH
Kiến thức HS đã biết Kiến thức mới cần được hình thành
- Biết 3 tên 3 phần chính của cơ thể:
đầu, mình, chân tay(Bài 1 TNXH
1/Tr4).
- Tên các sự vật xung quanh.
- Hiểu được vai trò của mắt, mũi, tai, lưỡi,
tay ( da) là bộ phận giúp ta nhận biết ra các
vật xung quanh.
I. Mục tiêu bài học
1. KT: - Nhận xét, mô tả được nét chính của các vật xung quanh.
2. KN: - Hiểu được: mắt, mũi, lưỡi, tai, tay (da) là các bộ phận giúp ta nhận biết ra
các vật xung quanh.
3. TĐ:- Tầm quan trọng của mắt, mũi, lưỡi, tai, tay.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng:
- GV: Tranh vẽ, phiếu học tập. Một số đồ vật: khăn (bịt mắt), bông hoa, quả bóng,
quả dứa, lọ nước hoa, củ gừng, ít muối, quả chanh …
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Khởi động( 3-5')
- Kết quả mong đợi.: Chuẩn bị tốt những đồ dùng đã yêu cầu
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Vấn đáp.
- Đồ dùng: SGK, bông hoa quả bóng, quả dứa, lọ nước hoa, củ gừng
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập
môn TNXH của học sinh.
- Nhận xét.
* Giới thiệu bài: Trực tiếp
- Để đồ dùng học tập môn TNXH lên
bàn để GV kiểm tra.
2. Hoạt động 2: Quan sát vật thật: ( 10')
- Học sinh mô tả được một số vật xung quanh.
- Quan sát, thực hành
- SGK, bông hoa quả bóng, quả dứa, lọ nước hoa, củ gừng
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS quan sát và nói về màu sắc,
hình dáng, kích cỡ: to, nhỏ, nhẵn nhụi, sần
sùi, tròn,…của một số vật xung quanh các
em như: cái bàn, cái ghế, cái bút,…và một
số vật các em mang theo.
- GV thu kết quả quan sát.
- GV gọi HS xung phong lên chỉ vào vật và
nói tên một số vật mà các em quan sát được.
- Hoạt động theo cặp, quan sát và nói
cho nhau nghe về các vật xung quanh
các em hoặc do các em mang theo.
- HS lên chỉ
3. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm ( 15')
- Học sinh biết được các giác quan và vai trò của nó trong việc nhận ra thế giới xung
quanh.
- Quan sát, thực hành
- SGK, bông hoa quả bóng, quả dứa, lọ nước hoa, củ gừng
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi để thảo
luận nhóm.
VD:
+ Bạn nhận ra màu sắc, mùi vị của các vật
bằng gì?
+ Bạn nhận ra tiếng nói của các con vật như:
tiếng chim hót, chó sủa bằng bộ phận nào?
- GV thu kết quả hoạt động .
Gọi đại diện một nhóm đứng lên nêu một
trong các câu hỏi mà nhóm thảo luận và chỉ
định một bạn ở nhóm đã trả lời. Bạn đó trả
lời được lại có quyền đặt câu hỏi để hỏi lại
nhóm khác.
- Yêu cầu HS hãy cùng nhau thảo luận các
câu hỏi sau đây.
+ Điều gì sẽ xãy ra nếu mắt chúng ta bị
hỏng?
+ Điều gì sẽ xãy ra nếu tay (da) của chúng
ta không còn cảm giác gì?
- GV thu kết quả thảo luận.
- Gọi một số hs xung phong trả lời theo các
câu hỏi đã thảo luận.
Kết luận: Nhờ có mắt, mũi, tai, lưỡi, da mà
chúng ta nhận biết ra các vật xung quanh.
Nếu một trong các bộ phận đó bị hỏng thì
chúng ta sẽ không nhận biết đầy đủ về thế
giới xung quanh. Vì vậy, chúng ta phải bảo
vệ và giỡ gìn các bộ phận của cơ thể.
- HS lắng nghe
- Làm việc cả lớp, một số em phát
biểu còn các em khác nghe và nhận
xét.
- HS lắng nghe
4. Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp: ( 7')
- Học sinh nhận biết được đúng các vật xung quanh.
- Quan sát, thực hành
- Khăn, nước hoa
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Chơi trò chơi “Đoán vật”.
- GV dùng 3 khăn bịt mắt 3 học sinh cùng
một lúc và lần lượt cho các em được sờ,
ngửi…một số vật đã chuẩn bị. Ai đoán đúng
hết tên các vật sẽ thắng cuộc.
- Nhận xét, tuyên dương, tổng kết trò chơi.
- Dăn dò: Học bài, xem bài mới
- 3 hs lên bảng chơi, các bạn khác làm
trọng tài cho cuộc chơi.
- Lắng nghe.
IV. Tự rút kinh nghiệm:
_________________________________________
Thứ năm ngày 11 tháng 9 năm 2014
Thể dục
TIẾT 3: TẬP HỢP HÀNG DỌC - DÓNG HÀNG
ĐỨNG NGHIÊM – ĐỨNG NGHỈ
TRÒ CHƠI “DIỆT CON VẬT CÓ HẠI”
Những KT, KN mà HS đã biết
có liên quan đến bài học
Những KT, KN mới cần được
hình thành cho HS
- Tập hợp hàng dọc, dóng hàng
- Trò chơi “ Diệt các con vật có hại”
- HS tập hợp đúng chỗ, nhanh và trật tự
hơn giờ trước
- Làm quen với đứng nghiêm, đứng nghỉ
- HS tham gia vào trò chơi ở mức tương
đối chủ động.
I.Mục tiêu bài học:
1.KT: Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng. Làm quen với đứng nghiêm, đứng nghỉ. Ôn
trò chơi “ Diệt các con vật có hại”
2.KN: Biết cách tập hợp hàng dọc, dóng thẳng hàng dọc. Bước đầu biết cách đứng
nghiêm, đứng nghỉ ( bắt chước theo đúng GV ). Tham gia chơi được ( có thể vẫn còn
chậm )
3. TĐ: HS chú ý lắng nghe , chăm chỉ tập luyện và vui chơi.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng:
- GV: 1 còi.
- HS: Giầy
III. Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1: Khởi động ( 6phút)
- Kết quả mong đợi: Khởi động tích cực tạo hưng phấn, hứng thú cho HS.
- Phương pháp - kĩ thuật dạy học: Giảng giải.
- Đồ dùng /thiết bị dạy học: Còi
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV nhận lớp kiểm tra sĩ số tình hình
sức khỏe.
- GV tập hợp HS thành 2 hàng ngang.
Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- GV dành 1p cho HS chấn chỉnh trang
phục.
- GV cho HS khởi động
- ĐH
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
GV
- HS chú ý lắng nghe và sửa lại trang phục
- HS đứng vỗ tay, hát
- HS giậm châm tại chỗ, đếm to theo nhịp 1
– 2, 1 – 2,
2.Hoạt động 2: Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng dọc ( 9 phút)
- Biết cách tập hợp hàng dọc, dóng thẳng hàng dọc.
- Giảng giải, sửa sai
- Còi
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Lần 1: GV chỉ huy, cho cả lớp thực
hiện 1, 2 lần. Sau đó cho HS giải tán
- GV đi lại quan sát, giúp đỡ cán sự.
- ĐH
- Lần 2, 3: Cán sự điều khiển lớp tập
3.Hoạt động 3: Tư thế đứng nghiêm, tư thế đứng nghỉ ( 8 phút)
- Bước đầu biết cách đứng nghiêm, đứng nghỉ ( bắt chước theo đúng GV ).
- Giảng giải, làm mẫu, sửa sai.
- Còi
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Xen kẽ giữa các lần hô Nghiêm !”,
hoặc Nghỉ !”. GV (tạm thời) hô
Thôi !” để HS đứng bình thường. GV
thực hiện 2,3 lần.
- GV đi lại quan sát, sửa sai cho HS
- GV quan sát và nhận xét
- GV cho HS giải tán, sau đó hô khẩu
lệnh tập hợp, dóng hàng, đứng nghiêm,
nghỉ. Nhận xét, rồi cho HS giải tán để
tập lần 2
- ĐH
- Các lần sau cán sự hô điều khiển lớp
- Tập phối hợp: Nghiêm, nghỉ 2-3 lần
- Tập phối hợp: Tập hợp hàng dọc, dóng
hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ: 2 lần
4. Hoạt động 4: Trò chơi “Diệt các con vật có hại”( 10 phút)
- Tham gia chơi được ( có thể vẫn còn chậm ).
- Giảng giải, PP trò chơi.
- Còi.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- ĐH
- GV cùng HS kể thêm các con vật phá
hoại mùa màng, nương rẫy là những con
vật có hại cần phải diệt trừ.
- GV cho HS chơi thử để các em nhớ lại
và nắm vững cách chơi
- Cho HS chơi chính thức, có thể phạt
những em diệt nhầm” con vật có ích
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
GV
- HS cùng GV kể tên những con vật có hại
phá hoại mùa màng
- HS chơi thử
- HS chơi chính thức
5. Hoạt động 5: Hoạt động nối tiếp ( 2phút)
- Thả lỏng, nắm được nội dung bài học.
- Giảng giải.
- Còi.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV cho HS thả lỏng
- GV cùng HS hệ thống bài học.
- GV nhận xét giờ học , tuyên dương
những tổ, cá nhân tập tốt, nhắc nhở
những HS còn mất trật tự. Giao bài tập về
nhà: Ôn đứng nghiêm, đứng nghỉ.
- ĐH
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
GV
- HS giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp 1
– 2, 1 – 2,
- HS lắng nghe
IV. Tự rút kinh nghiệm:
Thủ công
TIẾT 3: XÉ DÁN HÌNH TAM GIÁC
Kiến thức HS đã biết Kiến thức mới cần được hình thành
- Xé, dán được các hình cơ bản - Biết cách xé hình tam giác.
- Xé, dán được hình tam giác. Đường xé
có thể chưa thẳng và bị răng cưa. Hình
dán có thể chưa thẳng.
I. Mục tiêu bài học
1. KT:- Biết cách xé hình tam giác.
- Xé, dán được hình tam giác . Đường xé có thể chưa thẳng và bị răng cưa. Hình dán
có thể chưa thẳng.
2. KN: Rèn tính cẩn thận, kiên trì, yêu quý sản phẩm của mình.
3. TĐ: Tiết kiệm nguyên vật liệu, sau tiết học biết dọn vệ sinh sau tiết học.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng:
- GV chuẩn bị:
+ Bài mẫu về xé dán hình tam giác.
+ Hai tờ giấy màu khác nhau (không dùng màu vàng).
+ Giấy trắng làm nền, hồ dán, khăn lau tay.
- Học sinh:
+ Giấy thủ công màu, hồ dán, bút chì, vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Khởi động ( 3-5 phút)
- Kết quả mong đợi: HS chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu, đồ dùng theo yêu cầu.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Vấn đáp.
- Đồ dùng: SGK
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
- KT dụng cụ học tập môn thủ công
của học sinh.
* Giới thiệu bài: Trực tiếp
- Học sinh đưa đồ dùng để trên bàn cho GV
kiểm tra.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét. ( 8 phút)
- Biết cách xé hình tam giác.
- Thực hành; Đặt câu hỏi.
- Mẫu gấp, Quy trình gấp.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Cho các em xem bài mẫu và phát hiện
quanh mình xem đồ vật nào có dạng
hình chữ nhật, hình tam giác.
- HS nêu: Cửa ra vào, bảng lớp, mặt bàn,
quyển sách có dạng hình chữ nhật, chiếc
khăn quàng đỏ có dạng hình tam giác.
3. Hoạt động 3: Thực hành( 15 phút)
- Xé, dán được hình tam giác . Đường xé có thể chưa thẳng và bị răng cưa. Hình dán
có thể chưa thẳng.
- Thực hành; Đặt câu hỏi.
- Mẫu gấp, Quy trình gấp.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV lấy 1 tờ giấy thủ công màu sẫm, lật
mặt sau đếm ô, đánh dấu và vẽ hình chữ
nhật có cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 6 ô.
Đếm từ trái qua phải 4 ô đánh dấu để làm
đỉnh tam giác. Từ đỉnh đánh dấu dùng bút
chì vẽ nối 2 điểm dưới của hình chữ nhật ta
có hình tam giác.
Làm các thao tác xé từng cạnh hình tam
giác.
- Sau khi xé xong lật mặt màu để học sinh
quan sát hình tam giác.
- Yêu cầu HS thực hiện trên giấy nháp có
kẻ ô vuông, xé hình tam giác.
- Sau khi xé xong hình tam giác. GV hướng
dẫn HS thao tác dán hình:
- GV yêu cầu HS xé một hình tam giác, cố
gắng xé đều tay, xé thẳng, tránh xé vội,
không đều còn nhiều vết răng cưa.
- Yêu cầu các em dán vào vở thủ công.
* Đánh giá sản phẩm
- Xé hình CN trên giấy nháp có kẻ ô
vuông.
- Lắng nghe
- Xé hình tam giác trên giấy nháp có kẻ
ô vuông)
- Lắng nghe và thực hiện.
- GV cùng học sinh đánh giá sản phẩm:
- Các đường xé tương đối thẳng, ít răng
cưa. Hình xé cân đối, gần giống mẫu. Dán
đều, không nhăn.
- Nhận xét bài làm của các bạn.
4. Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp( 4 phút)
- Nhớ được cách xé hình tam giác
- Hỏi đáp
- SGK
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
? Nêu lại cách xé dán hình tam giác.
- Nhận xét, tuyên dương các em học tốt.
- Về nhà chuẩn bị đồ dùng học bài sau.
- 1 hs trả lời
IV.Tự rút kinh nghiệm:
__________________________
Thứ sáu ngày 12 tháng 9 năm 2014
Hoạt động tập thể
CHỦ ĐỀ: CHÀO NĂM HỌC MỚI
I. Mục tiêu:
- HS nhận thấy ưu, khuyết điểm trong tuần. Đề ra phương hướng tuần tới.
- Tích hợp tấm gương học tập của Bác Hồ: HS có động cơ, ý thức học tập, rèn luyện
để trở thành công dân tốt.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng dạy học:
- GV: ghi chép theo dõi tình hình HS
- HS: Những chuẩn bị của em vào năm học mới
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động 1: (15 phút) Sinh hoạt tuần 3
*Gv nhận xét:
a.Ưu
điểm:
b. Tồn tại:
* Phương hướng tuần 4
- Phát huy ưu điểm.
- Khắc phục tồn tại.
- Thi đua học tập tốt chào mừng ngày 2- 9 và năm học mới.
- Trang trí lớp học thân thiện
Hoạt động 2: (20') Chào mừng năm học mới
- Giới thiệu thư của Bác Hồ gửi thiếu nhi nhân ngày khai trường
- Vâng lời dạy của Bác: Chăm học, chăm làm, phấn đấu, rèn luyện để trở thành
con ngoan trò giỏi, thành công dân tốt
- Thực hiện tốt nội quy nhà trường
- Nhắc nhở HS giữ nội quy trường lớp
TUẦN 4
Thứ hai ngày 15 tháng 9 năm 2014
Chào cờ
_____________________
Thứ ba ngày 16 tháng 9 năm 2014
Đạo đức
TIẾT 4: GỌN GÀNG SẠCH SẼ (TIẾT 2)
Kiến thức HS đã biết Kiến thức mới cần được hình thành
- Biết cách ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ - Nêu được một số biểu hiện cụ thể về ăn
mặc gọn gàng sạch sẽ.
- Biết lợi ích của ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, đầu tóc, quần
áo gọn gàng, sạch sẽ
I. Mục tiêu bài học
1. KT: - Nêu được một số biểu hiện cụ thể về ăn mặc gọn gàng sạch sẽ.
2. KN: - Biết lợi ích của ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ
3. TĐ:- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng:
- GV: Một số dụng cụ để giữ cơ thể gọn gàng, sạch sẽ: lược, bấm móng tay, cặp tóc,
gương….
- Bài hát “Rửa mặt như mèo”.
- HS: Vở bài tập Đạo đức 1.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Khởi động( 5phút)
- Kết quả mong đợi: Chuẩn bị tốt những đồ dùng đã yêu cầu
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Vấn đáp.
- Đồ dùng: SGK
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Yêu cầu học sinh kể về cách ăn mặc của
mình.
- Nhận xét.
* Giới thiệu bài: Trực tiếp
- 3 em kể.
2. Hoạt động 2: Thực hành( 25 phút)
- Nêu được một số biểu hiện cụ thể về ăn mặc gọn gàng sạch sẽ.
- Quan sát, thực hành, vấn đáp
- SGK
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV cho cả lớp hát bài “Rửa mặt như
mèo”.
GV hỏi:
− Bạn mèo trong bài hát ở có sạch không?
Vì sao em biết?
− Rửa mặt không sạch như mèo thì có tác
hại gì?
GV kết luận: Hằng ngày, các em phải ăn ở
sạch sẽ để đảm bảo sức khoẻ, mọi người
khỏi chê cười.
− Yêu cầu HS nói cho cả lớp biết mình đã
thực hiện ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ như thế
nào?
GV kết luận: Khen những học sinh biết ăn
mặc gọn gàng, sạch sẽ và đề nghị các bạn vỗ
tay hoan hô.
Nhắc nhở những em chưa ăn mặc gọn gàng,
sạch sẽ.
+ Bài tập 3:
- Y/c Thảo luận cặp đôi theo bài tập 3.
Yêu cầu các cặp học sinh quan sát tranh ở
bài tập 3 và trả lời các câu hỏi:
− Các em cần làm như bạn nào? Vì sao?
GV kết luận: Hằng ngày các em cần làm
như các bạn ở các tranh 1, 3, 4, 5, 7, 8 – chải
đầu, mặc quần áo ngay ngắn, cắt móng tay,
thắt dây giày, rửa tay cho gọn gàng, sạch sẽ.
- Cả lớp hát.
- HS thảo luận theo cặp để trả lời các
câu hỏi.
- Lắng nghe.
- Lần lượt, một số học sinh trình bày
hằng ngày, bản thân mình đã thực hiện
ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ chưa:
− Tắm rửa, gội đầu;
− Chải đầu tóc;
− Cắt móng tay;
− Giữ sạch quần áo, giặt giũ;
− Giữ sạch giày dép,
- Lắng nghe.
- Từng cặp học sinh thảo luận.
- Trả lời trước lớp theo từng tranh.
3. Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp( 5 phút)
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ
- Hỏi đáp
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
? Nêu lại cách giữ gìn vệ sinh cá nhân
- Nhận xét, tuyên dương các em học tốt.
- Cần thực hiện: Đi học cần ăn mặc gọn gàng,
sạch sẽ.
- 1 hs trả lời
IV.Tự rút kinh nghiệm:
__________________________________
Thứ tư ngày 17 tháng 9 năm 2014
Tự nhiên xã hội
TIẾT 4: BẢO VỆ MẮT VÀ TAI
Kiến thức HS đã biết Kiến thức mới cần được hình thành
- Biết được vai trò của mắt, tai, là bộ
phận giúp ta nhận biết ra các vật xung
quanh. ( Bài 3 TNXH 1/ Tr 8)
- Nêu được các việc nên làm và không nên
làm để bảo vệ mắt và tai.
I. Mục tiêu bài học
1. KT: - Nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ tai và mắt
2. KN: - Đưa ra một số cách xử lí đúng khi gặp tình huống có hại cho mắt và tai
3. TĐ:- Hiểu được tầm quan trọng của mắt và tai
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng:
- GV: - Các hình ở bài 4 SGK và các hình khác thể hiện được các hoạt động liên quan
đến mắt và tai.
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Khởi động( 3-5 phút)
- Kết quả mong đợi: Nhắc lại cách nhận biết các vật xung quanh
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Vấn đáp.
- Đồ dùng: SGK
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
+ Em nhận ra màu sắc, mùi vị của các vật
bằng gì?
- Nhận xét.
* Giới thiệu bài: Trực tiếp
- HS trả lời
2. Hoạt động 2: Quan sát và xếp tranh theo ý “nên” “không nên” ( 15 phút)
- HS nhận ra những việc gì nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai
- Quan sát, Vấn đáp, nhóm 2
- Tranh, sgk
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS quan sát hình ở tranh 10 SGK,
tập đặt câu hỏi và tập trả lời các câu hỏi
- GV thu kết quả quan sát.
Làm việc theo cặp (2 em): 1 bạn đặt
câu hỏi, bạn kia trả lời, sau đó đổi
ngược lại.
VD: Chỉ bức tranh thứ 1 bên trái trang
sách hỏi:
− Bạn nhỏ đang làm gì?
− Việc làm của bạn đó đúng hay sai?
− Chúng ta có nên học tập bạn nhỏ đó
không?
- Làm việc theo lớp. Hai em lên bảng: