Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Phân tích hoạt động lựa chọn danh mục và mua sắm thuốc tại bệnh viện việt việt nam thụy điển năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.85 KB, 86 trang )


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI




NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG





PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG LỰA CHỌN DANH MỤC VÀ MUA
SẮM THUỐC TẠI BỆNH VIỆN VIỆT NAM - THỤY ĐIỂN UÔNG BÍ
NĂM 2012



LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I









2013



1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe
con người. Việc dùng thuốc thiếu hiệu quả và bất hợp lý là nguyên nhân làm
tăng đáng kể chi phí cho người bệnh, tạo gánh nặng cho nền kinh tế xã hội, và
gây ra những hậu quả lớn về sức khỏe trong cộng đồng.
Cung ứng thuốc nói chung và cung ứng thuốc trong bệnh viện nói riêng
giữ vai trò vô cùng quan trọng, mang tính quyết định đến chất lượng công tác
chăm s
óc và bảo vệ sức khỏe người dân. Với mục tiêu "Phát triển ngành
Dược thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn theo hướng công nghiệp
hoá - hiện đại hoá, chủ động hội nhập khu vực và thế giới nhằm đảm bảo
cung ứng đủ thuốc thường xuyên có chất lượng, đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý
và an t
oàn, phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân" [12].
Như vậy, có thể thấy tầm quan trọng của việc cung ứng thuốc trong công tác
khám chữa bệnh và mối quan tâm của Đảng, Nhà nước với vấn đề này.
Ở Việt Nam, công tác cung ứng thuốc trong bệnh viện cũng đang tồn tại
nhiều bất cập và được dư luận xã hội hết sức quan tâm
. Sự yếu kém này có thể
xảy ra ở tất cả các giai đoạn của chu trình cung ứng thuốc: trong lựa chọn,
mua sắm thuốc là việc xây dựng danh mục không phù hợp với yêu cầu, không
đáp ứng đủ nhu cầu điều trị; trong bảo quản, cấp phát là việc quản lý kho
thuốc kém hiệu quả; trong giám sát sử dụng là việc lạm dụng, kê quá nhiều
thuốc trong một đơn thuốc, hay hướng dẫn không đầy đủ cho người bệnh về
cách sử dụng thuốc, người bệnh không t
uân thủ điều trị… đều dẫn tới nguy cơ
cao về tương tác và các phản ứng có hại của thuốc.

Lựa chọn danh mục và mua sắm thuốc là hai giai đoạn quan trọng trong
công tác quản lý cung ứng thuốc. Tuy nhiên với sự phát triển của ngành công

2
nghệ dược số lượng các mặt hàng thuốc ngày càng nhiều, đa dạng và phong
phú về dạng bào chế,… Song trên thực tế lại có rất nhiều loại thuốc với cùng
một hoạt chất nhưng lại có nhiều biệt dược cùng được cung ứng cho bệnh
viện; số lượng một số thuốc cung ứng thì nhiều nhưng chất lượng điều trị thì
chưa đánh giá được hoặc chưa có tác dụng rõ ràng hay giá thuốc lại quá cao…
Để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cung ứng thuốc trong bệnh

viện, đề tài “Phân tích hoạt động lựa chọn danh mục và mua sắm thuốc
tại bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí năm 2012” là một nghiên cứu
được thực hiện nhằm các mục tiêu sau:
- Mô tả hoạt động xây dựng danh mục thuốc tại BV VN - TĐ Uông Bí năm
2012.
- Phân tích hoạt động đấu thầu thuốc tại bệnh viện trong năm 2012.
- Phân tích tính hợp lý của danh mục thuốc đã được sử dụng tại BV VN - TĐ
Uông Bí năm 2012
Từ đó đưa ra một số kiến nghị, đề xuất cho các nhà quản lý nhằm cải
thiện và nâng cao hoạt động lựa chọn và m
ua sắm thuốc tại BV VN - TĐ
Uông Bí Uông Bí nói riêng và các bệnh viện khác nói chung.











3
Chương 1. TỔNG QUAN

1.1. TỔNG QUAN VỀ CUNG ỨNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN
Chu trình cung ứng thuốc bao gồm 4 hoạt động chính: Lựa chọn thuốc;
mua sắm thuốc; tồn trữ, cấp phát thuốc và giám sát sử dụng thuốc. Cả 4 hoạt
động này đều có liên quan chặt chẽ với nhau, mỗi hoạt động đều dựa trên kết
quả của hoạt động trước đó đồng thời cũng là nền tảng cho hoạt động tiếp
theo. Theo WHO chu trình cung ứng t
huốc được thể hiện theo sơ đồ ở hình
1.1 [15][24]











→ Dòng lưu chuyển các hoạt động cung ứng thuốc Đường phối hợp
Hình 1.1 Chu trình cung ứng thuốc
1.1.1. Lựa chọn thuốc
Lựa chọn thuốc là việc xác định chủng loại và số lượng thuốc để cung
ứng. Trong bệnh viện, chủng loại thuốc được thể hiện qua DMT bệnh viện.

Lựa chọn và xây dựng DMT bệnh viện l
à công việc đầu tiên thuộc quy trình
Lựa chọn
Sử dụng Mua
Phân phối
Hội đồng thuốc và điều trị
Chính sách và luật pháp

4
cung ứng thuốc. DMT là cơ sở để đảm bảo cho việc cung ứng thuốc chủ động,
có kế hoạch hợp lý, an toàn, hiệu quả [6] và có tác động trực tiếp đến hiệu quả
điều trị đối với người bệnh.
Mỗi bệnh viện tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ, cơ sở vật chất, trình độ
chuyên môn, mà xây dựng DMT.
Căn cứ để xây dựng DMT bệnh viện.













Hình 1.2. Các căn cứ xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện
1.1.1.1. Mô hình bệnh tật:

Mô hình bệnh tật thuộc bệnh viện là số liệu thống kê về bệnh tật trong
một thời gian nhất định. Tuỳ th
uộc vào chức năng nhiệm vụ của từng bệnh
viện, đặc điểm dân cư, địa lý nơi bệnh viện phục vụ, đặc biệt là sự phâ
n công
nhiệm vụ của bệnh viện trong các tuyến y tế khác nhau mà mô hình bệnh tật
của từng bệnh viện cũng khác nhau.
Hướng dẫn điều trị
(phác đồ điều trị)
Trình độ chuyên môn,
kỹ thuật

.Chức năng, nhiệm vụ, kinh
phí,
Chính sách về thuốc của Nhà
nước: DMTTY, DMTCY
Nhu cầu thuốc đã sử dụng và
dự đoán trong tương lai
Hội đồng thuốc và điều trị
bệnh viện
Mô hình bệnh tật
của bệnh viện

Danh mục thuốc bệnh viện

5
Mô hình bệnh tật của bệnh viện là căn cứ quan trọng giúp cho bệnh viện xây
dựng danh mục thuôc phù hợp.
1.1.1.2. Hướng dẫn điều trị chuẩn (STG)
STG là tài liệu hướng dẫn cho thầy thuốc những công việc cụ thể và

không thể thiếu trong quá trình điều trị. Theo tổ chức Y tế thế giới, các tiêu
chí của một STG về thuốc gồm:
- Hợp lý: phối hợp đúng thuốc, đúng chủng loại, thuốc còn hạn sử dụng.
- An toàn: không gây tai biến, không làm
cho bệnh nặng thêm, không có
tương tác thuốc.
- Hiệu quả: dễ dùng, khỏi bệnh hoặc không để lại hậu quả xấu hoặc đạt mục
đích sử dụng thuốc trong thời gian nhất định.
- Kinh tế: chi phí điều trị thấp nhất.
1.1.1.3. Danh mục thuốc thiết yếu
Là DMT có đủ chủng loại đáp ứng yêu cầu điều trị các bệnh thông
thường. Tên thuốc t
rong DMT là tên gốc dễ nhớ, dễ biết, dễ lựa chọn, dễ sử
dụng, dễ bảo quản, giá cả dễ chấp nhận, thuận tiện cho việc thông tin, việc đào
tạo và bồi dưỡng cán bộ.
Cho đến nay đã có hơn 150 quốc gia trên thế giới áp dụng DMTTY. Số lượng
tên thuốc có trong DMTTY của mỗi quốc gia trung bình là 300 thuốc [29]. V
à
vào tháng 3/2007 DMTTY lần thứ 15 đã được ban hành bởi Uỷ ban chuyên
gia của WHO.
Tại Việt Nam, năm 1985 Bộ Y tế đã ban hành danh mục thuốc chủ yếu
lần thứ nhất gồm 225 thuốc tân dược được xác nhận là an toàn và có hiệu lực
[5]. DMTTY Việt Nam lần thứ V bao gồm 335 tên thuốc của 314 hoạt chất
tân duợc; 94 danh mục thuốc chế phẩm y học cổ truyền; danh mục cây thuốc

6
nam và 215 danh mục vị thuốc [7], kèm theo bản hướng dẫn sử dụng DMTTY
Việt Nam lần thứ V [8].
Khái niệm DMTTY được thể hiện rõ trong chính sách quốc gia về thuốc
như sau: “DM TTY là danh mục những loại thuốc thoả mãn nhu cầu chăm sóc

sức khỏe cho đa số nhân dân, những loại thuốc này luôn sẵn có với số lượng
cần thiết, chất lượng tốt, dạng bào chế thích hợp, giá cả hợp lí”
DMTTY là cơ sở pháp lý để xây dựng thống nhất các chính sách của
Nhà nước về: đầu tư, quản lý giá, vốn, thuế liên quan đến thuốc phòng và
chữa bệnh cho người nhằm tạo điều kiện có đủ th
uốc trong DMTTY và là cơ
sở để xây dựng DMTCY tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
1.1.1.4. Danh mục thuốc chủ yếu tại cơ sở khám, chữa bệnh [9][10]
DMTCY sử dụng tại các cơ sở khám
, chữa bệnh là cơ sở để lựa chọn,
đảm bảo nhu cầu điều trị và thanh toán cho các đối tượng người bệnh, bao
gồm cả người có thẻ bảo hiểm y tế. Để phù hợp với thực tế sử dụng thuốc tại
các cơ sở khám chữa bệnh DMT ngày càng được hoàn thiện và bám sát thực
tế sử dụng. Hiện nay DMTCY đang được áp dụng tại Việt Nam
gồm 2 danh
mục: thuốc tân dược và thuốc y học cổ truyền.
1.1.1.5. Hội đồng thuốc và điều trị (DTC)
Chức năng và vai trò của DTC (Thông tư số 08/TT-BYT ngày 4/7/1997
Hướng dẫn việc tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của DTC bệnh viện)
1.1.2. Quản lý việc mua thuốc
1.1.2.1. Chu trình mua thuốc:
Chu trình mua thuốc bao gồm hầu hết các quyết định và hoạt động
nhằm xác định sử dụng của từng thuốc, giá cả phải chi trả và chất lượng của
thuốc nhận về. Một quá trình m
ua sắm thuốc hiệu quả phải đảm bảo cung cấp

7
đúng thuốc, đúng số lượng, giá cả hợp lý và với tiêu chuẩn chất lượng được
thừa nhận.
Chu trình mua sắm thuốc bao gồm các bước sau:











Hình 1.3. Chu trình mua sắm thuốc [25]
- Xác định nhu cầu sử dụng thuốc: Thông thường, việc xác định nhu cầu về số
lượng thường dựa vào số lượng thuốc tồn trữ và lượng thuốc luân chuyển qua
kho. Tuy nhiên, khi có sự thay
đổi cơ chế cung ứng, thay đổi phác đồ điều trị
hoặc sử dụng thuốc không hợp lý thì việc xác định nhu cầu thuốc là rất khó
khăn. Trong thực tế, để xác định nhu cầu thuốc thường kết hợp các phương
pháp sau:
+ Thống kê dựa trên sử dụng thuốc thực tế.
+ Dựa trên cơ sở quản lý các dịch vụ y tế.
+ Dựa trên mô hình bệnh tật và hướng dẫn thực hành điều trị tại cơ sở.
Ngoài ra còn kết hợp với các yếu tố ảnh hưởng như bệnh dịch, điều kiện kinh
tế, sức khoẻ, trình độ chuyên m
ôn, những tiến bộ trong khoa học và kỹ thuật
điều trị mới, …
Xác định nhu cầu,
cân đối nhu cầu – kinh phí

Chu trình
mua thuốc

Kiểm nhận thuốc và
kiểm tra
Thu thập thông tin về
sử dụng, đánh giá
Chọn phương thức
mua

Thanh toán

Chọn nhà cung ứng
Đặt hàng, theo dõi
đơn đặt hàng

8
- Chọn phương thức mua: Bộ Y tế đã nêu rõ: “Tổ chức đấu thầu mua thuốc
chữa bệnh theo qui định của pháp luật” [6]. Trong Luật đấu thầu đã đưa ra
khái niệm về đấu thầu như sau: “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp
ứng các yêu cầu của bên mời thầu để trên cơ sở đảm bảo tính cạnh tranh, công
bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế” [19]. Một số văn bản pháp quy trong
lĩnh vực đấu thầu được tổng hợp theo phụ lục 1
- Chọn nhà cung ứng: Sau khi
xác định và lựa chọn được nhà cung ứng, hai
bên thương thảo hoàn thiện hợp đồng và tiến hành ký kết hợp đồng mua bán
bằng văn bản.
- Đặt hàng và theo dõi đơn đặt hàng: Đặt hàng theo nhu cầu về số lượng và
chủng loại theo hợp đồng. Bên đặt hàng phải giám sát đơn đặt hàng về số
lượng, chủng loại, giá cả, tiến độ giao hàng như đã qui định t
rong hợp đồng.
- Thanh toán: Thanh toán theo số lượng mua, giá trúng thầu. Phương thức
thanh toán theo qui định trong hợp đồng.

- Thu thập thông tin về tiêu thụ: Thông qua các báo cáo sử dụng, đánh giá lại
những thuốc đã lựa chọn làm cơ sở cho chu kỳ mua thuốc tiếp theo.
1.1.2.2. Những yêu cầu của một quá trình mua sắm thuốc hiệu quả
Để đạt được hiệu quả trong việc mu
a sắm thuốc tại bệnh viện, những
người tham gia quá trình mua sắm cần chú ý đến các yếu tố sau:
- Sự minh bạch.
- Kiểm soát chi phí
- Khả năng kỹ thuật.
- Thực hiện thực hành tốt mua sắm thuốc.
- Phát triển danh mục thuốc thích hợp.
- Thông tin kịp thời, chính xác và có thể tiếp cận.
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm.

9
- Dự trù ngân sách và tài chính hợp lý
1.1.3. Quản lý việc tồn trữ và cấp phát thuốc
Thuốc sau khi nhập vào kho khoa dược được phân loại theo điều kiện
bảo quản của nhà sản xuất, đảm bảo thực hiện đúng các qui định về bảo quản
GSP.
Quy trình cấp phát, giao thuốc từ khoa dược đến các khoa lâm sàng và sau đó
đến bệnh nhân được xây dựng cụ thể căn cứ vào nhân lực của khoa dược,
nhân lực khoa lâm
sàng, nhu cầu điều trị của mỗi bệnh viện.
1.1.4. Quản lý việc sử dụng thuốc
Giám sát sử dụng thuốc bao gồm giám sát các hoạt động từ việc chẩn
đoán, chỉ định dùng thuốc và thực hiện sử dụng thuốc theo y lệnh.
Việc sử dụng thuốc không hợp lý sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng về
kinh tế - xã hội, làm tăng đáng kể chi phí cho hoạt động chăm sóc sức khỏe,
làm

giảm chất lượng điều trị và chăm sóc y tế. Mặt khác nó làm tăng nguy cơ
xảy ra tác dụng không mong muốn và làm cho bệnh nhân lệ thuộc quá mức về
thuốc.
Công tác quản lý sử dụng thuốc là công tác của dược lâm sàng và đơn vị thông
tin thuốc.
1.2. VÀI NÉT VỀ THỰC TRẠNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI CÁC CƠ
SỞ Y TẾ TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ,
ngành công nghiệp dược phẩm cũng đã có bước phát t
riển vượt bậc. Thị
trường thuốc Việt Nam rất phong phú, có khoảng 1500 hoạt chất với hơn
18000 mặt hàng năm 2008 và khoảng 22000 sản phẩm năm 2009. Tuy nhiên,
công nghiệp dược Việt Nam vẫn phát triển ở mức trung bình - thấp, chưa sáng
chế được thuốc mới và thuốc sản xuất t
rong nước chủ yếu là generic, không có

10
giá trị cao, mới chỉ đáp ứng được trên 47% nhu cầu về thuốc của người dân
(về giá trị sử dụng). Thuốc sản xuất trong nước hiện đáp ứng được 234/314
hoạt chất trong DMTTY Việt Nam lần V.
Vấn đề mua sắm thuốc được Chính phủ và Bộ Y tế rất quan tâm. Tháng
8 năm 2007, thông tư 10/2007/TTLT_BYT-BTC đã được ban hành bước đầu
đã đưa ra được những hướng dẫn cơ bản nhất cho công tác đấu thầu tại các cơ
sở y tế. Cùng với thời gian, các văn bản pháp lý quy định hướng dẫn việc thực
hiện công tác m
ua sắm thuốc tại các cơ sở y tế công lập đã được sửa đổi, bổ
sung và hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở y tế trong công tác
đấu thầu mua thuốc.
Đấu thầu mua thuốc rộng rãi đã tạo m
ôi trường cạnh tranh lành mạnh,

công bằng trong việc cung cấp thuốc cho các cơ sở y tế công lập, đảm bảo
mua thuốc đúng nguồn gốc tránh việc nâng giá thuốc một cách bất hợp lý, góp
phần bình ổn giá thuốc, tạo công bằng trong việc sử dụng thuốc, giảm gánh
nạng cho bệnh nhân cận nghèo và giảm chi phí tiền thuốc cho bệnh nhân có
BHYT.
Tuy nhiên hoạt động cung ứng thuốc tại các cơ sở y tế vẫn tồn tại nhiều khó
khăn, bất cập:
- Việc xây
dựng danh mục thuốc trong bệnh viện còn chưa chú trọng nhiều
đến nguyên tắc “ưu tiên chọn thuốc generic, thuốc đơn chất, thuốc sản xuất
trong nước, thuốc của các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn GMP. Việc sử dụng
thuốc nhập ngoại, thuốc biệt dược vẫn chiếm tỷ lệ cao. Đặc biệt là những loại
thuốc của một số công t
y dược phẩm phân phối độc quyền được sử dụng nhiều
dẫn đến tình trạng hiện nay sử dụng thuốc ở các bệnh viện lớn thường vượt
quá khả năng kinh tế của người bệnh và khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm y
tế.

11
- Việc phê duyệt kế hoạch và kết quả lựa chọn nhà thầu trong công tác đấu
thầu chậm làm ảnh hưởng đến việc cung ứng thuốc và đảm bảo đủ thuốc cho
người bệnh. Theo thống kê của Cục quản lý Dược, hiện nay hầu hết các cơ sở
y tế đều gặp lúng túng trong hoạt động triển khai đấu thầu thuốc. Nguyên nhân
chính là do chưa có mẫu hồ sơ mời thầu, qui
trình đánh giá cũng như chưa có
một tiêu chí chung đánh giá lựa chọn thuốc phù hợp với kinh phí của bệnh
viện trong khi thị trường thuốc ngày càng phong phú, đa dạng.
- Thiếu một số thuốc chuyên khoa, cấp cứu [12]
Trong những năm gần đây, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động
cung ứng thuốc bệnh viện. Các đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu về 4 nội

dung của chu trình cung ứng thuốc trong các bệnh viện như: Bệnh viện Hữu
Nghị Việt Xô, Bạch Mai, Phụ sản trung ương, … và đã sơ bộ cho t
hấy trong
những năm gần đây, lĩnh vực cung ứng thuốc bệnh viện đã được quản lý và
chấn chỉnh ngày một tốt hơn. Tuy nhiên, tuỳ từng hoàn cảnh và giai đoạn cụ
thể mà việc cung ứng thuốc còn những bất cập cần được các cơ quan chức
năng và các bệnh viện cải tiến, hoàn thiện thêm.
Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí là một bệnh viện đa khoa hạng
I trực thuốc Bộ Y tế đóng trên địa bàn tỉnh với những đặc thù riêng. Từ trước
tới nay bệnh viện luôn được đánh giá là bệnh viện làm
tốt các công tác dược
nhưng chưa có đề tài nghiên cứu nào phân tích đánh giá nghi
êm túc về công
tác cung ứng thuốc của bệnh viện, đánh giá hiệu quả và vấn đề theo dõi sử
dụng thuốc…
Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài này với mong muốn có được những
đánh giá chính xác nhất về hai nội dung xây dựng danh mục thuốc và lựa chọn
thuốc trong bệnh viện nhằm hoàn thiện công tác quản lý cung ứng thuốc, góp

12
phần tích cực cho cán bộ quản lý lựa chọn và đưa ra các quyết định đúng đắn
để cải thiện các mặt còn tồn tại này.
1.3. BỆNH VIỆN VIỆT NAM - THUỴ ĐIỂN UÔNG BÍ
1.3.1. Lịch sử hình thành
BV VN - TĐ Uông Bí Uông Bí là một bệnh viện đa khoa Hạng I trực thuộc
Bộ Y tế, nằm cách Hà Nội 120km về phía Đông Nam, được đưa vào hoạt
động ngày 17/3/1981. Tổng diện tích của bệnh viện là 5,97 hécta, trong đó
diện tích nhà sử dụng là 26.000m
2
. Bệnh viện nhận được sự hỗ trợ của phía

Thụy Điển trong công tác xây dựng nên có một cơ sở hạ tầng đồng bộ và liên
hoàn theo tiêu chuẩn Châu Âu. Hiện nay, bệnh viện có 750 giường bệnh kế
hoạch, có 6 phòng chức năng, 19 khoa lâm sàng, 8 khoa cận lâm sàng, 2 trung
tâm trực thuộc và bộ phận phục vụ.
1.3.2. Chức năng nhiệm vụ:
BV VN - TĐ Uông Bí là bệnh viện đa khoa, có các chức năng, nhiệm vụ sau:
- Khám
, chữa bệnh, phòng bệnh, phục hồi chức năng cho bệnh nhân các tỉnh,
thành phố vùng Đông Bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc ở tuyến cao
nhất.
- Tham gia đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến theo nhiệm
vụ được phân công.
- Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại
để phục vụ sức khoẻ nhân dân.
- Hợp tác quốc tế.
- Quản lý bệnh viện:
nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị.



13
1.3.3. Mô hình tổ chức của bệnh viện:














Hình 1.4. Cơ cấu tổ chức của BV VN - TĐ Uông Bí
1.3.4. Cơ cấu nhân lực bệnh viện:
Nhân lực là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ
bệnh viện.
Cơ cấu nhân lực của BV VN - TĐ Uông Bí năm 2012 được thể hiện qua bảng
1.2. sau:
Bảng 1.1. Cơ cấu nhân lự
c của BV VN - TĐ Uông Bí năm 2012


BAN
GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG
- Hội đồng KH-KT
- DTC
- Hội đồng thi đua,
khen thưởng…

CÁC TỔ CHỨC
- Đảng
- Công đoàn
- Đoàn thanh niên.
- Hội điều dưỡng,…

KHOA LÂM SÀNG

- Sản, phụ
- Nhi
- Ngoại
- Nội
- Truyền nhiễm
- Khám bệnh
- Hồi sức
- Gây mê, phẫu thuật
- Cấp cứu
- Chuyên khoa…
KHOA CẬN LÂM
SÀNG
- Dược
- Sinh hoá
- Huyết học
- Giải phẫu bệnh
- Vi sinh vật
- Kiểm soát nhiễm
khuẩn
- Chẩn đoán hình ảnh
- Dinh dưỡng
PHÒNG CHỨC
NĂNG
- Hành chính, quản trị
- Kế hoạch tổng hợp
- Tổ chức
- Kỹ thuật vật tư
- Tài chính kế toán
- Phòng Điều dưỡng


TRUNG TÂM
TRỰC THUỘC
- Ung bướu
- Đào tạo và chỉ đạo
tuyến

14
TT Trình độ chuyên môn Số lượng
1 Trên đại học (Tiến sĩ, Thạc sĩ, CK II, CK I…) 74
2 Đại học 134
3 Đại học điều dưỡng 40
4 Cao đẳng điều dưỡng 61
5 Trung học 91
6 Hộ lý, sơ cấp 116
Tổng số biên chế 766
1.2.5. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của Khoa Dược
1.2.5.1. Mô hình tổ chức khoa dược:

















Hình 1.5. Cơ cấu tổ chức của khoa Dược BV VN - TĐ Uông Bí năm 2012

GIÁM ĐỐC
BỆNH VIỆN
TRƯỞNG
KHOA DƯỢC
BP
hành
chính
(Y tá
trưởng)
BP đấu
thầu,
mua
thuốc
BP
kiểm
nhập
hàng
Kho
chính
BP
thống

BP pha
chế
theo

đơn và
đông y
Nhà
thuốc
bệnh
viện
Kho lẻ
TGN,
HTT,
KS
Kho lẻ
thuốc
viên
Kho lẻ
thuốc
ống
Kho
BHYT

15
1.2.5.2. Nhân lực:
- Tổng số 26 cán bộ viên chức, trong đó
+ Dược sĩ đại học và trên đại học: 06
+ Đại học khác: 01 (Cử nhân ngoại ngữ)
+ Dược sĩ trung học, kỹ thuật viên: 18
+ Công nhân kĩ thuật: 01
1.2.5.3. Chức năng:
- Khoa dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc
bệnh viện và sự giám sát của Cục quản lý Dược - Bộ y tế.
- Có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám

đốc về toàn bộ công tác dược
trong bệnh viện đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng, tư
vần, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
1.2.5.4. Nhiệm vụ:
- Lập kế hoạch, cung ứng thuốc, hoá chất, VTTH.
- Quản lý, theo dõi công tác nhập, cấp phát thuốc, hoá chất, VTTH.
- Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
- Thực hiện bảo quản thuốc GSP.
- Pha chế the
o đơn.
- Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin tư vấn sử dụng thuốc.
- Quản lý, theo dõi việc thực hiện qui chế chuyên môn về dược tại các khoa.
- Nghiên cứu khoa học và đào tạo.
- Phối hợp các khoa theo dõi, giám sát, đánh giá việc sử dụng thuốc an toàn,
hợp lý.
- Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
- Quản lý hoạt động nhà thuốc.
1.2.6. Hội đồng thuốc và điều trị BV VN - TĐ Uông Bí
DTC
của bệnh viện được thành lập năm 2004. Thành phần gồm 15
người, là những người có kinh nghiệm và được đào tạo cao nhất trong lĩnh
vực điều trị bằng thuốc cũng như công tác cung ứng thuốc, thành phần của
DTC có thể thay đổi cho phù hợp với nhân lực và tình hình cụ thể của bệnh
viện.

16
- Thành phần:
+ Chủ tịch: Giám đốc bệnh viện
+ Phó chủ tịch: Trưởng khoa Dược
+ Thư ký: Trưởng phòng KHTH

+ Các uỷ viên: Trưởng một số khoa lâm sàng
- Chức năng, nhiệm vụ
+ Xây dựng, thống nhất DMTBV hàng năm.
+ Tư vấn cho giám đốc về cung ứng và sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả,
hợp lý.
+ Xây dựng các quy định trong việc quản lý, sử dụng DMTBV, xây
dựng quy trình cung ứng và sử dụng thuốc trong và ngoài DMTBV.
+ Xây dựng cụ thể các phác đồ điều trị chuẩn phù hợp với điều kiện
bệnh viện.
+ Giám sát việc thực hiện quy chế chẩn đoán bệnh, làm
hồ sơ bệnh án,
kê đơn, quy chế điều trị, quy chế sử dụng thuốc.












17
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng
- Hoạt động xây dựng danh mục thuốc của Hội đồng thuốc và điều trị; các hội
đồng chuyên môn có liên quan khác.

- Tài liệu đấu thầu và tài liệu cung ứng thuốc tại bệnh viện năm 2012.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2012 đến 12/2012
2.2. NỘI DUNG VÀ CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

















Hình 2.6. Sơ đồ tóm tắt nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu
Phân tích một số hoạt động cung ứng thuốc tại
bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí năm 2012
Nội dung 1

Mô tả hoạt động xây
dựng DMT tại BV
VN - TĐ Uông Bí
năm 2012
- Các bước xây dựng

DMT

Kết luận
Kiến nghị, đề xuất
Nội dung 2

Phân tích hoạt động
đấu thầu thuốc tại
bệnh viện năm 2012

Nội dung 3

Phân tích cơ cấu và
tính hợp lý của việc
sử dụng thuốc tại
BV VN -TĐ Uông
Bí năm 2012

- Quy trình đấu thầu
thuốc.
- Phân tích kết quả đấu
thầu trên một số chỉ tiêu
nghiên cứu.

- Cơ cấu thuốc trong
DMT.
- Tính hợp lý với kinh
phí mua thuốc của bệnh
viện
- Tính hợp lý của DMT

sử dụng tại bệnh viện từ
kết quả phân tích ABC


18
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả hồi cứu [2]
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu:
- Hồi cứu tài liệu, sổ sách liên quan đến hoạt động xây dựng danh mục thuốc:
+ Quyết định thành lập Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện.
+ Nội dung biên bản họp của DTC về hoạt động xây dựng DMT năm
2012.
+ Báo cáo tóm tắt kết quả hoạt động bệnh viện năm
2012.
+ Danh mục thuốc lưu hành tại bệnh viện năm 2012.
+ Báo cáo sử dụng thuốc (nhập, xuất, tồn) năm 2011, 2012.
- Hồi cứu tài liệu, dữ liệu liên quan đến hoạt động đấu thầu thuốc tại bệnh viện
năm 2011, 2012:
+ Danh mục thuốc đề nghị Bộ Y tế phê duyệt.
+ Danh mục thuốc kế hoạch được Bộ Y tế phê duyệt (danh mục mời
thầu).
+
Hồ sơ mời thầu, thẩm định hồ sơ mời thầu.
+ Đánh giá và thẩm định kết quả đấu thầu.
+ Kết quả trúng thầu.
+ Công văn từ chối giao hàng của một số công ty trúng thầu
+ Tài liệu mua hàng trực tiếp
2.3.3. Phân tích số liệu
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích số liệu:
 Phương pháp so sánh:

So sánh giá thuốc trúng thầu với giá thuốc kế hoạch được phê duyệt.
 Phương pháp thống kê:

19
Sử dụng để hệ thống hoá các chỉ tiêu lựa chọn nhà thầu, thuốc trúng thầu tại
bệnh viện.
 Phương pháp tỷ trọng:
Sử dụng để tính tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước/thuốc nhập ngoại, tỷ lệ nhóm
thuốc uống/ thuốc tiêm trong DMT sử dụng năm 2012.
 Phương pháp phân tích ABC:
Là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng
năm
và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong ngân
sách [21]
Các bước tiến hành:
Bước 1: Liệt kê các sản phẩm: gồm N sản phẩm
Bước 2: Điền các thông tin sau cho mỗi sản phẩm:
- Đơn giá của từng sản phẩm: g
i
(i = 1, 2, 3 … N)
- Số lượng các sản phẩm: q
i

Bước 3: Tính số tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng
sản phẩm. c
i
= g
i
x q
i

.
Tổng số tiền sẽ bằng tổng lượng tiền cho mỗi sản phẩm: C =  c
i

Bước 4: Tính giá trị % của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi sản
phẩm chia cho tổng số tiền : p
i
= c
i
x 100/C.
Bước 5: Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần.
Bước 6: Tính giá trị % tích luỹ của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm (k): bắt đầu
với sản phẩm số 1 sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách.
Bước 7: Phân hạng sản phẩm như sau
- Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm 75-80% tổng giá trị tiền (có k từ 0 80%
).
- Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 15-20% tổng giá trị tiền (có k từ 80  95%).
- Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 5-10% tổng giá trị tiền (có k > 95%).

20
Thông thường, sản phẩm hạng A chiếm 10-20%, tổng sản phẩm; hạng
B chiếm 10-20% và 60-80% còn lại là hạng C.
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Các số liệu được trình bày dưới dạng: bảng biểu, đồ thị và sơ đồ.
- Xử lý số liệu và kết quả thu được bằng phần mềm Microsoft Excel.























21
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG DMT TẠI BỆNH VIỆN VIỆT
NAM - THUỴ ĐIỂN UÔNG BÍ NĂM 2012
3.1.1. Quy trình xây dựng DDMT tại BV VN - TĐ Uông Bí năm 2012
Các bước xây dựng DMT năm 2012 của BV VN - TĐ Uông Bí




















Hình 3.7. Quy trình xây dựng danh mục thuốc bệnh viện
Sửa đổi, bổ sung
Thông qua
Các căn cứ:
- DMTCY của Bộ Y tế
- Hướng dẫn điều trị một số bệnh
thường gặp tại bệnh viện.
- Các Quyết định đình chỉ, thu hồi
thuốc của Bộ Y tế.
- Các văn bản liên quan đến
khuyến cáo sử dụng thuốc của Bộ
Y tế.
Thông tin từ khoa/phòng:
- Khoa Dược: báo cáo sử dụng thuốc
năm 2011; tổng kết báo cáo ADR;
danh mục các thuốc không đảm bảo
chất lượng năm 2011

- Phòng KHTH: báo cáo hoạt động
bệnh viện năm 2011.
- Phòng TCKT: kinh phí cho mua
thuốc năm 2012.
- Các khoa lâm sàng: nhu cầu thuốc
năm2012

HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIỆN


Danh mục hoạt chất


DMTBV năm 2012

Đấu thầu
Giám đốc
bệnh viện

22
 Nhận xét:
Theo quy trình, việc xây dựng DMTBV đã dựa trên các yếu tố cơ bản,
cần thiết như: DMTCY, tình hình điều trị và nhu cầu thực tế, số liệu thống kê
về sử dụng thuốc năm trước, tình hình tài chính cho mua thuốc, DTC bệnh
viện đóng vai trò chính trong quá trình xây dựng DMTBV. Ngoài ra, còn có
sự đóng góp của các bác sĩ, dược sĩ từ các khoa/phòng có liên quan. DMTBV
Giám đốc bệnh viện là người xem xét, sửa đổi, bổ sung và phê duyệt.
Những căn cứ trong quá trình xây dựng DMT hoàn toàn phù hợp và
mang tính chất khoa học, đặc biệt tháng 10 năm
2010 bệnh viện đã xây dựng

xong phác đồ điều trị các bệnh thường gặp, đây là một trong những yếu tố
quan trọng giúp cho việc xây dựng DMT sát với nhu cầu điều trị.
3.1.2. Những hoạt động cụ thể trong việc xây dựng DMT
3.1.2.1. Đánh giá DMT sử dụng năm 2011
Theo kế hoạch, tháng 10 năm
2011 trưởng khoa Dược tổng hợp một số
nội dung liên quan đến sử dụng thuốc năm 2011, bao gồm:
- Báo cáo số lượng và giá trị sử dụng thuốc từ tháng 1- 9/2011, dự kiến
giá trị sử dụng năm 2012
- Thông tin về danh mục các thuốc ít sử dụng, các thuốc tồn đọng, thuốc
có thông báo thu hồi, đình chỉ, cấm lưu hành, thuốc có báo cáo ADR nghiêm
trọng







23
a. Thông tin về giá trị tiền thuốc năm 2011:
Bảng 3.2. Tổng giá trị tiền thuốc năm 2011 của BV VN-TĐ Uông Bí
Đơn vị tính: 1000VN đồng
TT CÁC THÔNG TIN CỦA NĂM 2011 GIÁ TRỊ
1 Tổng giá trị tiền thuốc dự kiến sử dụng 30.708.885
2
Tổng số tiền mua thuốc (bao gồm cả giá trị dự kiến từ
tháng 9-12/2012)
31.788.840
3 Tổng chi phí cho hoạt động thường xuyên của bệnh viện

124.175.15
6
Nhìn vào bảng trên ta thấy:
- Tỷ lệ tiền thuốc đã sử dụng thực tế so với kinh phí dự kiến năm 2011: 103,52%
- Tổng số tiền thuốc/ tổng chi phí của bệnh viện năm 2011: 25,6%
Theo khuyến cáo của WHO, chi phí dành cho thuốc trung bình chỉ
nên ở mức 25% so với tổng chi phí điều trị. Như vậy, năm 2011, chi phí
cho thuốc của BV VN - TĐ Uông Bí ở mức 25,6% so với tổng chi phí điều
trị là tương đối hợp lý. Tuy nhiên, tỷ lệ tiền thuốc sử dụng dự kiến cao hơn
kế hoạch
. Điều này đã được ghi trong biên bản họp của DTC tháng 7/2011,
là do số thẻ BHYT ban đầu tại bệnh viện tăng và DTC có kế hoạch kiểm
tra, đánh giá hoạt động kê đơn thuốc nhằm phát hiện và điều tiết thuốc sử
dụng.
Mặc dù, DTC có họp phân tích giá trị sự dụng thuốc của bệnh viện so
với tổng chi phí bệnh viện tuy nhiên nội dung này không được qu
an tâm
xem xét trong việc phân bổ giá trị tiền thuốc năm 2012.



24
b. Thông tin về DMT năm 2011
Để đánh giá được tình hình sử dụng thuốc, thư ký của DTC đã thu thập
số thuốc đang được sử dụng và không được sử dụng trong năm 2011, số thuốc
mua ngoài DMTBV năm 2011 kết quả như trong bảng 3.3 sau:
Bảng 3.3. Số thuốc đã được sử dụng và không được sử dụng năm 2011
Đơn vị: Khoản mục
TT NỘI DUNG
SỐ LƯỢNG

DANH MỤC
1 Thuốc được sử dụng năm 2012
- Tổng số thuốc (gồm các hàm lượng và dạng bào
chế)
- Tổng số hoạt chất
372
303
2 Thuốc không được sử dụng năm 2011 63
3 Thuốc được sử dụng ngoài DMTBV năm 2011 02
Những thông tin trên dùng để DTC làm căn cứ lựa chọn thuốc vào trong
DMT năm 2012. Số thuốc mà DTC cần phải xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc
loại bỏ ra khỏi DMT năm 2012 là 398 thuốc, cụ thể:
+ 372 thuốc đang được sử dụng cần được DTC đánh giá tính thường
xuyên và khả năng đáp ứng nhu cầu điều trị trong bệnh viện của từng danh
mục.
+ Với 63 thuốc không được sử dụng năm 2011, DTC cần xem
xét và
cân nhắc thuốc nào thực sự không cần thiết thì có thể loại bớt ra khỏi DMT
năm 2012.

×