Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Phân tích thực trạng kê đơn và tồn trữ cấp phát thuốc tại bệnh viện sản nhi tỉnh vĩnh phúc năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 65 trang )


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
***






ĐÀO THANH PHÚ



PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN
VÀ TỒN TRỮ CẤP PHÁT THUỐC TẠI
BỆNH VIỆN SẢN – NHI TỈNH
VĨNH PHÚC NĂM 2012

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I







HÀ NỘI 2014
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
***






ĐÀO THANH PHÚ


PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN
VÀ TỒN TRỮ CẤP PHÁT THUỐC TẠI
BỆNH VIỆN SẢN – NHI TỈNH
VĨNH PHÚC NĂM 2012

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK60720412

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Trâm
Nơi thực hiện: Trường Đại học Dược Hà Nội
Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Vĩnh Phúc
Thời gian thực hiện: từ 01/01/2012 đến 31/12/2014



HÀ NỘI - 2014
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp dược sĩ chuyên khoa I tôi đã được Ban
giám hiệu nhà trường và các thầy, cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã tận
tình giảng dạy và giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.
Trước hết, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin trân trọng gửi lời

cảm ơn tới TS. Vũ Thị Trâm giảng viên trường đại học Dược Hà Nội đã hướng
dẫn, chỉ bảo và truyền đạt kinh nghiệm nghiên cứu cho tôi trong quá trình thực
hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Thị Thanh Hương
cùng toàn thể các thầy cô trong bộ môn Quản lý và Kinh tế dược đã tận tình
giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, khoa Dược, Phòng kế hoạch tổng
hợp, Phòng tài chính kế toán, Phòng tổ chức hành chính bệnh viện Sản- Nhi
tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện cho tôi tham gia khóa học, cung cấp số liệu và
đóng góp ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận
văn
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người bạn thân, đồng nghiệp
gia đình luôn luôn động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành luận văn này.
Hà Nội, Ngày 22 tháng 09 năm 2014
Học viên
Đào Thanh Phú










MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ………………… ………… ………………………….……….1
Chương 1.TỔNG QUAN……………………………………… ……… ……3

1.1. Thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện ở Việt Nam…………… …… 3
1.1.1. Thực trạng kê đơn và thực hiện quy chế kê đơn ngoại trú……… ….3
1.1.2. Tồn trữ cấp phát sử dụng thuốc…………………………………… …….5
1.1.2.1 Đối với bệnh nhân ngoại trú……………………………………… ……6
1.1.2.2. Đối với bệnh nhân nội trú……………………………………….… … 7
1.1.2.3. Lĩnh thuốc và cấp phát thuốc 9
1.2. Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc 10
1.2.1. Lịch sử hình thành 10
1.2.2 Cơ cấu nhân lực của BV năm 2012 10
1.2.3. Chức năng nhiệm vụ 12
1.2.3.1 Chức năng 12
1.2.3.2. Nhiệm vụ 12
1.2.4. Mô hình tổ chức của bệnh viện 13
1.2.5. Khoa dược BV Sản- Nhi Vĩnh Phúc 14
1.2.5.1.Vị trí 15
1.2.5.2. Chức năng 15
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………… …….17
2.2Thời gian và địa điểm nghiên cứu…………………………………… ….…17
2.3 Phương pháp nghiên cứu…………………………………………… ….….17
2.4 Cách thức tiến hành………………………………………………… …….17
2.4.1 Các chỉ tiêu trong phân tích thực trạng kê đơn điều trị ngoại trú được BHYT
chi trả…………………………………………………… ……………….…….18
2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng cấp phát thuốc………………….… … 19
2.5. Phương pháp phân tích xử lý số lieu………………………………….…….20
2.5.1Phương pháp phân tich số liệu ……………………………………….……20
2.6 Phương pháp phân tích số liệu………………………………………….… 21
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………….… 22
3.1. Phân tích hoạt động kê đơn ngoại trú được BHYT chi trả………… ….… 22
3.1.1. Các chỉ số tổng quát về đơn thuốc ngoại trú…………………………… 22

3.1.2 Sự phân bố số thuốc trong một đơnvà sự phân bố thuốc trong một đơn thuốc
theo các nhóm bệnh lý……………………………………………….……23
3.1.3 Tỷ lệ sử dụng kháng sinh trong các nhóm bệnh lý trong đơn thuốc… …25
3.1.4 Tỷ lệ các nhóm kháng sinh được sử dụng………………… ………….…26
3.1.5 Sử dụng các nhóm kháng sinh theo từng nhóm bệnh lý……………….….27
3.1.6 Phối hợp kháng sinh trong kê đơn thuốc……………………………….….28
3.1.6.1 Tỷ lệ đơn thuốc có phối hợp kháng sinh…………………………….… 28
3.1.6.2. Các loại kháng sinh phối hợp được sử dụng………………………… 29
3.1.7. Sử dụng các thuốc có tác dụng bổ trợ trong kê đơn…………………… 30
3.1.8. Chi phí một đơn thuốc ……………………………………………….… 31
3.1.8.1. Chi phí trung bình một đơn thuốc ngoại trú ……………… ……….…31
3.1.8.2 Chi phí trung bình một đơn thuốc theo nhóm bệnh lý……………….….31
3.1.9. Thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong đièu trị ngoại trú……………… 32
3.1.9.1. Nội dung ghi thông tin bệnh nhân…………………………………… 32
3.1.9.2. Nội dung ghi tên thuốc trong đơn…………………………………… 33
3.1.9.3 Nội dung ghi hướng dân sử dụng thuốc……………………………… 33
3.1.9.4. Thực hiện các qui định về sửa chữa đơn, ghi ngày kê đơn, đánh số khoản
và ký tên người kê đơn………………………………………………………….33
3.2 Mô tả hoạt động tồn trữ, cấp phát tại khoa dược bệnh viện Sản- Nhi năm 2012
…………………………………………………………………………… …….34
3.2.1 Quy trình kiểm nhập………………………………………………………34
3.2.2 Quy trình bảo quản………………………………………………….…….36
3.2.2.1 Hệ thống Kho thuốc của khoa Dược tại bệnh viện Sản- Nhi…….…… 36
3.2.2.2 Trang thiết bị trong kho…………………………………………………37
3.2.3 Hoạt động cấp phát thuốc ……………………………… ………….……38
3.2.3.1 Quy trình cấp phát thuốc tại bệnh viện…………………………….……38
3.2.3.2 Quy trình cấp phát thuốc nội trú………………………………….…… 40
3.2.2.3 Quy trình chuẩn bị thuốc uống cho bệnh nhân Nội trú…………….… 41
3.2.2.4 Quy trình cấp phát thuốc Ngoại trú……………………………….…… 46
3.2.4 Lượng thuốc tồn kho 47

3.2.5 Một số chỉ số cấp phát thuốc ngoại trú tại bệnh viện 48
3.2.5.1 Chỉ số kê đơn cấp phát thuốc ngoại trú 48
3.2.5.2 Chỉ số chăm sóc bn ngoại trú tại bệnh viện Sản- Nhi Vĩnh Phúc 49
Chương 4 : BÀN LUẬN 51
4.1.Hoạt động cấp phát thuốc 51
4.2. Thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú được BHXH chi trả 52
4.1.1 Một số chỉ số về kê đơn 52
4.2.1.2. Sử dụng kháng sinh 53
4.2.1.3 Sử dụng vitamin 54
4.2.1.4. Sử dụng các thuốc có tác dụng bổ trợ 54
4.2.1.6. Chi phí một đơn thuốc 54
4.2.2. Việc thực hiện quy chế đơn thuốc trong điều trị ngoại trú 55
4.3. Những mặt hạn chế của đề tài………………………………… ……….….56
KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
TÀI LIỆU THAM KHẢO










DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
Giải nghĩa
ADR

Phản ứng có hại của thuốc (Adverse Drug Reaction )
BHYT
Bảo hiểm y tế
BN
Bệnh nhân
BS
Bác sĩ
BV
Bệnh viện
BVĐK
Bệnh viện đa khoa
DMTCY
Danh mục thuốc chủ yếu
DMTBV
Danh mục thuốc bệnh viện
DMTTY
Danh mục thuốc thiết yếu
HĐT & ĐT
Hội đồng thuốc và điều trị
DLS
Dược lâm sàng
TTT
Thông tin thuốc
KS
Kháng sinh
CT
Công thức
TL
Tỷ lệ
TW

Trung ương
VN
Việt Nam
WHO
Tổ chức y tế thế giới




DANH MỤC BẢNG

ST
Tên bảng
Trang
1.1
Cơ cấu nhân lực bệnh viện Sản- Nhi tỉnh Vĩnh Phúc
11
3.2
Các chỉ số tổng quát về đơn thuốc ngoại trú
22
3.3
Sự phân bố số thuốc trong một đơn và sự phân bố thuốc
trong một đơn thuốc theo các nhóm bệnh lý
23
3.4
Tỷ lệ sử dụng kháng sinh trong các nhóm bệnh lý
25
3.5
Tỷ lệ các nhóm kháng sinh
26

3.6
Sử dụng các nhóm kháng sinh theo từng nhóm bệnh lý
27
3.7
Tỷ lệ đơn thuốc có phối hợp kháng sinh
28
3.8
Các loại kháng sinh phối hợp được sử dụng
29
3.9
Tỷ lệ đơn thuốc có kê các thuốc có tác dụng bổ trợ
30
3.10
Chi phí trung bình một đơn thuốc
31
3.11
Chi phí trung bình một đơn thuốc theo nhóm bệnh lý
31
3.12
Nội dung ghi thông tin bệnh nhân
32
3.13
Ghi hứơng dẫn sử dụng thuốc
33
3.14
Phân loại và đặc điểm thiết kế hệ thống kho Dược
36
3.15
Trang thiết bị bảo quản thuốc tại các kho.
37

3.16
Chuẩn bị thuốc uống cho bệnh nhân nội trú trong ngày
43
3.17
Giá trị tiền thuôc tồn kho năm 2012
47
3.18
Một số chỉ số chăm sóc bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện :
49













DANH MỤC HÌNH

STT
Tên hình
Trang
1.1
Chu trình cấp phát thuốc ngoại trú .
6

1.2
Chu trình cấp phát thuốc nội trú
8
1.3
Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc
14
3.4
Tỉ lệ các nhóm thuốc trong đơn thuốc
23
3.5
Sự phân bố thuốc trong một đơn thuốc
25
3.6
Tỷ lệ phối hợp kháng sinh
29
3.7
Quy trình kiểm nhập thuốc
34
3.8
Hình ảnh phiếu nhập kho :
35
3.9
Sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm :
37
3.10
Quy trình cấp phát thuốc tại bệnh viện
39
3.11
Quy trình cấp phát thuốc nội trú.
41

3.12
Quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân bất thường.
45
3.13
Quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân Ngoại trú.
46
3.14
Phiếu cấp thuốc ngoại trú
46
3.15
Mức độ hài long của người nhà bệnh nhân
50

















1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân
dân ngày càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng thuốc ngày càng tăng. Vì
vậy việc sử dụng thuốc không hiệu quả và hợp lý đang là vấn đề phổ biến ở
mọi cấp độ chăm sóc là nguyên nhân làm tăng chi phí điều trị. Năm 2006
WHO ra thông cáo về thực trạng kê đơn đáng lo ngại trên toàn cầu. Khoảng
30-60 % người bệnh tại cơ sở y tế được kê đơn kháng sinh và tỷ lệ này cao
gấp đôi so với nhu cầu lâm sàng. Khoảng 50 % người bệnh được kê đơn
thuốc tiêm tại cơ sở y tế và có tới 90 % chỉ định là không cần thiết. Thực
trạng này dẫn tới khoảng 20-80% số thuốc được sử dụng không hợp lý. Tại
Việt Nam chương trình hợp tác Việt Nam – Thụy Điển về đánh giá sử dụng
thuốc đã phát hiện các bất cập tại nhiều cơ sở y tế từ trung ương tới địa
phương. Vì vậy Bộ y tế đã có quyết định số 2917/QĐ-BYT ngày 25 tháng
08 năm 2004. Về việc thành lập đoàn

kiểm tra điều trị tại các bệnh viện
của 3 miền để tăng

cường sử dụng thuốc an toàn và hợp lý.
Bệnh viện Sản - Nhi Vĩnh Phúc là bệnh viện chuyên khoa hạng II,
mới thành lập và đi vào hoạt động 20/ 10/ 2011, một bệnh viện vẫn còn non
trẻ, gặp rất nhiều khó khăn xong bệnh viện cũng đã khẳng định được bằng
những việc đã làm nên đến tháng 5/2012 BYT đã quyết định bệnh viện
Sản – Nhi Vĩnh Phúc là bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Sản trung ương và
Nhi trung ương. Bệnh viện có nhiệm vụ khám, chữa bệnh và cho phụ nữ có
thai và trẻ em, hai lĩnh vực này đang là mối quan tâm của Đảng và toàn xã
hội. Đối với phụ nữ mang thai và trẻ em việc lựa chọn thuốc điều trị sao
cho phù hợp là hết sức quan trọng, nên việc lựa chọn, xây dựng danh mục
thuốc và cung ứng thuốc trong công tác KCB của bệnh viện nói chung và
bệnh viện chuyên khoa Sản - Nhi nói riêng đang là mối quan tâm toàn xã

hội.
2
Để góp phần nâng cao hiệu quả hơn nữa trong việc sử dụng thuốc khám
& điều trị cho người bệnh tại bệnh viện. Chúng tôi tiến hành ‘Phân tích
thực trạng kê đơn và tồn trữ cấp phát thuốc tại bệnh viện Sản- Nhi
tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012’’ với hai mục tiêu sau :
1. Phân tích thực trạng kê đơn điều trị ngoại trú được Bảo hiểm y tế chi
trả tại bệnh viện Sản- Nhi Vĩnh Phúc năm 2012.
2. Mô tả hoạt động tồn trữ, cấp phát thuốc tại khoa Dược Bệnh viện Sản-
Nhi Vĩnh Phúc năm 2012.
Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sử dụng
thuốc tại bệnh viện.



















3
Chương 1 : TỔNG QUAN
1.1. Thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện ở Việt Nam
1.1.1. Thực trạng kê đơn và thực hiện quy chế kê đơn ngoại trú
Năm 2005 Bộ Y tế tổ chức hội nghị đánh giá thực hiện chỉ thị
05/2004/CT-BYT về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc
trong BV đã cho thấy việc kê quá nhiều thuốc cho người bệnh, dẫn đến
tương tác thuốc khi điều trị. Bệnh viện Thống nhất có nhiều đơn kê 14 đến
16 thuốc một ngày cho một bệnh nhân [2].
Bên cạnh đó, kết quả khảo sát của Cục Quản lý khám chữa bệnh – BYT
tại một số bệnh viện năm 2009 cho thấy: mỗi bệnh nhân trong một đợt điều
trị đã được sử dụng từ 0-10 thuốc, trung bình là 3,63±1,45 thuốc. Nhóm
bệnh nhân không có BHYT có số lượng thuốc trung bình trong một đợt
điều trị ( 4,00 ± 2,00 thuốc/ đợt ) tăng hơn so với nhóm bệnh nhân có
BHYT (3,63± 2,10 thuốc / đợt ) [7].
Theo một số nghiên cứu tại bệnh viện Nhân dân 115 năm 2009 , số
thuốc trung bình trong một đơn ngoại trú là 3,62 , trong đó số thuốc không
thiết yếu là 1,5 thuốc/ đơn thuốc chiếm 41,46% tổng số thuốc trung bình
một đơn [8].
Theo các nghiên cứu tại BV TW Quân đội 108 năm 2010, tại BV Tim
Hà Nội năm 2010 và tại BV Đa Khoa Vĩnh Phúc năm 2011, số thuốc trung
bình trong một đơn thuốc từ 4,2 đến 4,4 [9] [14] [15]
Một nghiên cứu khác về tình hình kê đơn ngọai trú của BV Bạch Mai
năm 2011 cũng cho tỷ lệ tương tự với số thuốc trung bình trong 1 đơn là
4,7 ( với đơn không có BHYT) và 4,2 ( với đơn BHYT). Trong đó , số đơn
có 6-10 thuốc chiếm tỷ lệ là 32,7% ( với đơn không có BHYT) và 25,3% (
với đơn BHYT) và có đơn ( không có BHYT ) sử dụng từ 11-15 thuốc,
chiếm tỷ lệ 4,8 % [16].
4
Cũng theo nghiên cứu trên tại BV Bạch Mại, tỷ lệ đơn có kháng sinh là

32,3 % ( với đơn không có BHYT) và 20,5% ( với đơn BHYT). Trong đó,
sử dụng kết hợp KS tương đối phổ biến ( 45, 9% với các đơn không BHYT
và 37,7% với các đơn BHYT) và chủ yếu là kết hợp 2KS [16]. Các nghiên
cứu tại BV trung ương Quân đội 108 năm 2010 và tại BV nhân dân 115
cuối năm 2007 đến đầu năm 2008 cũng cho tỷ lệ khá tương đồng với
26,5- 28% đơn có kháng sinh [15] [8]. Trong khi đó , tại BVĐK tỉnh Vĩnh
Phúc năm 2011, có đến 59,5 % đơn thuốc ngoại trú và 61,8% hồ sơ bệnh án
khảo sát có kê kháng sinh [14].
Vitamin cũng là hoạt chất thường được các bác sĩ kê đơn. Theo một
khảo sát ở BV Tim Hà Nội năm 2010, có 35% đơn thuốc có kê Vitamin,
chủ yếu là vitamin nhóm B phối hợp các khoáng chất như Mg, Fe…và hầu
như không có tình trạng bác sĩ kê nhiều loại vitamin trong cùng một đơn
[9]. Một khảo sát tại BV Nhân dân 115 cũng cho tỷ lệ tương tự là 38 % [8].
Trong khi đó, tại BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011 có đến 46,3 đơn thuốc
ngoại trú và 43,5 hồ sơ bệnh án có kê vitamin [14].
Về việc thực hiện quy chế kê đơn trong điều trị ngoại trú, theo kết quả
khảo sát tại BV Phổi TW năm 2009, do chưa ứng dụng phần mềm trong kê
đơn trên máy tính nên tỷ lệ thực hiện theo quy chế về ghi các thông tin về
bệnh nhân và thông tin về thuốc là chưa cao. Có 35% đơn khảo sát ghi rõ ,
đầy đủ các thông tin về bệnh nhân như số nhà, đường phố hoặc thôn, xã;
100% ghi đầy đủ họ tên bệnh nhân; chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân nhưng
còn viết tắt nhiều, 62% số đơn ghi tên thuốc theo tên hoạt chất, 83% số đơn
ghi đầy đủ, hàm lượng, nồng độ, số lượng thuốc, 99% số đơn ghi đầy đủ
hướng dẫn sử dụng trong đơn, 100% số đơn ghi đầy đủ liều dùng, 95% số
đơn ghi thời điểm dùng thuốc [10]. Một nghiên cứu khác ở BV Tim Hà Nội
năm 2010 cũng cho kết quả khá tương đồng với 43,5 % số đơn ghi rõ ràng,
đầy đủ địa chỉ bệnh nhân chính xác đến số nhà, đường phố hoặc thôn, xã ;
5
100% số đơn ghi đầy đủ họ tên bệnh nhân; 100% số đơn ghi đầy đủ chẩn
đoán bệnh nhưng viết tắt khá nhiều, 95% số đơn ghi liều dùng, thời gian

dùng nhưng đa số chưa có hướng dẫn cụ thể [9].
Hiện nay, Nhiều BV đã ứng dụng phần mềm trong kê đơn nên đã thực
hiện tốt hơn quy chế kê đơn ngoại trú. Một nghiên cứu can thiệp tại BV
Nhân dân 115 cho thấy việc áp dụng kê đơn điện tử đã cải thiện rõ rệt chất
lượng kê đơn thuốc tại khoa khám bệnh. Số đơn ghi thiếu thông tin về bệnh
nhân đã giảm từ 98% xuống còn 33,6%, các thông tin về họ, tên, tuổi, giới
tính, giảm từ 96,25 đến không còn (0%). Các sai sót về ghi chỉ định, tên
hoạt chất và tên thuốc đã được hạn chế tối đa (0%) khi áp dụng kê đơn điên
tử. Tỷ lệ đơn ghi thiếu thông tin về thời điểm dùng thuốc giảm từ 54%
xuống còn 33,5% [18].
Theo nghiên cứu tại BV Đa khoa Vĩnh Phúc năm 2011, về việc thực
hiện kê đơn điện tử cũng giảm được nhiều sai sót trong kê đơn. 100% đơn
thuốc khảo sát đã ghi đúng, đầy đủ các thông tin về họ tên bệnh nhân, chẩn
đoán bệnh, hàm lượng, nồng độ, số lượng, liều dùng của mỗi thuốc. Tuy
nhiên, vẫn còn 13,7% số đơn chưa ghi rõ thời điểm dùng, cách dùng thuốc,
29,5% số đơn chưa ghi đầy đủ địa chỉ bệnh nhân chính xác đến số nhà,
đường phố hoặc thôn xã và vẫn còn một số đơn chưa ghi tuổi bệnh nhân và
thiếu chữ ký của bác sĩ kê đơn [14].
1.1.2 Tồn trữ cấp phát sử dụng thuốc .
Tồn trữ và bảo quản thuốc [3], [22], [23]
Tồn trữ bảo quản bao gồm cả quá trình xuất nhập kho, quá trình kiểm
tra, kiểm kê, dự trữ và các biện pháp kỹ thuật bảo quản thuốc. Thực hiện
nghiêm túc quy chế dược về quản lý, bảo quản, kiểm nhập thuốc, theo dõi
hạn dùng của thuốc. Tất cả các khoa trong bệnh viện có sử dụng thuốc đều
phải thực hiện các quy chế dược.
6
Trách nhiệm của khoa dược là hướng dẫn bác sĩ, y tá thực hiện nghiêm
túc các quy chế này và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy chế
dược tại bệnh viện.
Để đảm bảo chất lượng thuốc trong quy trình tồn trữ đòi hỏi các khoa

Dược phải có cơ sở vật chất đáp ứng các yêu cầu về bảo quản thuốc điều trị
có quy trình thực hành bảo quản thuốc tốt trong khoa Dược.
Kho thuốc phải được thiết kế đúng quy định.
Đảm bảo thực hiện 5 chống.
Đảm bảo thực hiện các quy chế quản lý đối với thuốc gây nghiện,
hướng tâm thần, theo đúng quy chế do Bộ Y Tế ban hành.[3], [5]. Các loại
thuốc đều phải đảm bảo được quản lý giám sát đầy đủ về nguồn gốc xuất
xứ, số đăng ký lưu hành, số lô, hạn dùng, phiếu kiểm nghiệm, chất lượng
cảm quan. Bệnh viện Sản – Nhi là một bệnh viện đa khoa của hai lĩnh vực
sản và nhi, do đó số lượng và chủng loại các mặt hàng rất lớn nên muốn
giám sát đầy đủ đòi hỏi phải ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
kho thuốc để có thể tra cứu chính xác và kịp thời thông tin các mặt hàng
thuốc đã nhập vào khoa Dược.
Hoạt động quản lý nghiệp vụ kho:
Trước khi thuốc nhập vào kho, Hội đồng kiểm nhập có nhiệm vụ kiểm
tra, kiểm soát và tiếp nhận thuốc - hóa chất vào kho theo đúng quy định.
Phải kiểm tra lô sản xuất, hạn dùng, phiếu kiểm nghiệm của thuốc - hóa
chất, đảm bảo thuốc - hóa chất nhập kho đúng chủng loại, quy cách, số
lượng, chất lượng.





7











Hình 1.1. Hệ thống kho Dược
Thuốc trong kho được sắp xếp như sau:
 Sắp xếp theo độc tính: nghiện, hướng tâm thần, thuốc thường.
Sắp xếp theo tác dụng dược lý: thuốc gây tê, thuốc gây mê, thuốc chống dị
ứng, thuốc chống nhiễm khuẩn, thuốc tim mạch, thuốc tiêu hóa
 Sắp xếp theo dạng bào chế: thuốc viên, thuốc tiêm
 Sắp xếp theo đường dùng: thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc dùng
ngoài
Quản lý hàng tồn kho:
Xây dựng cơ số tồn kho hợp lý là bài toán đảm bảo cung ứng kịp thời
cho nhu cầu điều trị, đồng thời đảm bảo tính kinh tế. Không để thuốc tồn
đọng quá nhiều, quá lâu, ảnh hưởng đến công tác bảo quản và tồn đọng một
lượng tiền lớn trong điều kiện kinh phí còn hạn hẹp. Theo một số tài liệu
lượng thuốc tồn kho tại kho Dược phải đảm bảo sử dụng khoảng 2 - 3
tháng thuốc của bệnh viện [ 24].
Hiện tại do dung tích kho, do chưa hoàn thiện phần mềm cho quản lí
nên việc tính toán mức tồn kho còn thủ công, đôi khi gây chậm trễ trong
cung ứng
Khoa Dược
Kho chính
Nội trú
Thuốc
HC- VTTH
Nội trú
Ngoại trú

8
Cấp phát thuốc trong bệnh viện
Trong bệnh viện, cấp phát thuốc cho bệnh nhân do khoa dược bệnh viện
đảm nhiệm. Thuốc sau khi dán nhãn đầy đủ sẽ được cấp phát cho bệnh
nhân ngoại trú hoặc đưa lên các khoa điều trị nội trú để bệnh nhân sử dụng.
Mặc dù có một số điểm khác nhau trong cấp phát thuốc bệnh nhân nội trú
và bệnh nhân ngoại trú, nhưng cả hai đều phải tuân theo một số quy tác bắt
buộc là quy tăc ‘ba kiểm tra, ba đối chiếu’’[1] [5] [6].
Ba kiểm tra gồm có:
Thể thức phiếu xuất kho, đơn thuốc, liều dùng cách dùng.
Bao bì, nhãn thuốc
Chất lượng thuốc
Ba đối chiếu:
Tên thuốc ở đơn, phiếu và nhãn
Nồng độ hàm lượng thuốc trong đơn, phiếu với số lượng sẽ giao.
Số lương, số khoản thuốc sẽ giao.
1.1.2.1 Đối với bệnh nhân ngoại trú:
Đối với cấp phát thuốc ngoại trú, chu trình gồm 6 bước chính
Hình 1.1 Chu trình cấp phát thuốc ngoại trú.
Tiếp nhận và xác nhận đơn thuốc: người tiếp nhận đơn phải xác nhận
đầy đủ và kiểm tra lại họ tên của bệnh nhân sử dụng thuốc.
Tiếp nhận,
xác nhận
đơn thuốc
Hiểu và phân
tích đơn
thuốc
Chuẩn bị, dán
nhãn cho các
gói thuốc

Cấp thuốc và
hướng dẫn
sử dụng
Kiểm tra lại
trước khi cấp
phát
Ghi lại
Công việc
9
Hiểu và phân tích đơn: bao gồm: đọc đơn thuốc, xác định đúng tên các
loại thuốc trong đơn, hiểu một cách chính xác các chữ viết tắt của người kê
đơn, kiểm tra liều lượng, tính toán chính xác liều lượng và số lượng các
thuốc trong đơn.
Tất cả các tính toán nên được kiểm tra hai lần bởi người cấp phát hoặc
bởi một nhân viên khác. Bởi một số lỗi về tính toán sai về liều lượng thuốc
có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân.
Chuẩn bị các thuốc được phát: gồm các thủ tục tự kiểm tra, tính toán lại
để đảm bảo độ chính xác, cũng như các nội dung theo quy định của thuốc
cấp phát lẻ. Đóng gói và dán nhãn thuốc: tùy theo dạng thuốc đóng gói phù
hợp: viên nén hoặc viên nang nên đóng gói vào một chai, bao bì nhựa…
Ghi lại công việc: Việc ghi lại các thuốc trong trong đơn được cấp phát
có thể được sử dụng để hồi cứu nhằm xác minh các thuốc đã cấp phát cho
bệnh nhân, từ đó góp phần theo dõi bất kì vấn đề nào liên quan tới các loại
thuốc đã cấp phát sử dụng cho bệnh nhân.
Thực hiện kiểm tra lần cuối trước khi cấp phát: kiểm tra cuối cùng bao
gồm việc đọc và giải thích các thuốc trong đơn.
Phát thuốc cho bệnh nhân với các hướng dẫn và lời khuyên rõ ràng:
Cảnh báo về tác dụng không mong muốn thường gặp cho bệnh nhân trước
khi sử dụng thuốc như : buồn nôn, tiêu chảy nhẹ, màu sắc nước tiểu thay
đổi…còn đối với tác dụng không mong muốn nghiêm trọng chỉ nên thông

báo trực tiếp cho bệnh nhân sau khi tham khảo thêm ý kiến của người kê
đơn, những người có tính đến rủi ro cho bệnh nhân khi kê thuốc vì nó có
thể làm ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh từ đó ảnh hưởng tới kết quả điều
trị. Có một thực tế là đa phần ở các cơ sở y tế Việt Nam, người hướng dẫn
sử dụng trực tiếp là bác sĩ và thường được ghi ngay trong đơn thuốc, đây là
một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả điều trị của bệnh nhân ngoại
trú vì nó thường không đầy đủ rõ ràng.
10
1.1.2.2. Đối với bệnh nhân nội trú:
Chu chình cấp phát thuốc cho các bệnh nhân nội trú tại khoa Dược
được khái quát gồm các giai đoạn như sau:

Hình 1.2 Chu trình cấp phát thuốc nội trú
Cấp phát thuốc cho bệnh nhân nội trú khác với cấp phát thuốc cho bệnh
nhân ngoại trú, thuốc của bệnh nhân nội trú được điều dưỡng tổng hợp theo
từng khoa rồi mới gửi xuống cho khoa Dược. Cho nên hai điểm khác biệt
chính giữa cấp phát thuốc nội trú và ngoại trú là
Duyệt phiếu lĩnh thuốc: Sau khi tiếp nhận phiếu lĩnh thuốc của các khoa
lâm sàng, nhân viên khoa Dược có nhiệm vụ kiểm tra lại và duyệt thuốc,
người duyệt thuốc phải từ dược sĩ đại học được ủy quyền trở lên.
Cấp phát tới khoa lâm sàng: Tùy thuộc vào điều kiện nhân lực của đơn
vị, khoa dược đưa thuốc tới các khoa lâm sàng hoặc khoa lâm sàng nhận
thuốc tại khoa dược theo quy định của Giám đốc bệnh viện. khoa Dược từ
chối cấp phát thuốc trong các trường hợp phiếu lĩnh, đơn thuốc có sai sót;
thông báo lại với bác sĩ kê đơn và bác sĩ kí duyệt; phối hợp với bác sĩ lâm
sàng trong việc điều chỉnh đơn thuốc hoặc thay thế thuốc. Thuốc sau khi
được điều dưỡng khoa nhận đủ sau đó chia cho từng bệnh nhân theo chỉ
định thuốc hàng ngày của bác sĩ trong bệnh án [5] [6].

Nhận phiếu tổng

hợp thuốc của các
khoa lâm sàng
Duyệt phiếu
Lĩnh thuốc
Chuẩn bị
thuốc
Vào thẻ kho cấp
phát hàng ngày
Cấp phát
tới khoa
lâm sàng
Kiểm tra
Đối chiếu
11
1.1.2.3 Lĩnh thuốc và cấp phát thuốc
 Điêù dưỡng trưởng khoa, điều dưỡng hành chính có nhiệm vụ tổng
hợp thuốc cà thực hiện các quy định sau:
 Tổng hợp thuốc theo đúng y lệnh
 Phiếu lĩnh thuốc phải viết rõ ràng, không viết tắt và phải được trưởng
khoa ký duyệt.
 Thuốc gây nghiện phải có phiếu lĩnh thuốc, đơn thuốc riêng theo quy
chế
 Điều dưỡng hành chính khoa có nhiệm vụ lĩnh thuốc và thực hiện
các quy định sau :
 Phải có phiếu lĩnh thuốc theo đúng quy định
 Nhận thuốc phải kiểm tra chất lượng thuốc, hàm lượng, số lượng, đối
chiếu với phiếu lĩnh thuốc và ký xác nhận đủ vào phiếu lĩnh.
 Lĩnh thuốc xong phải đưa thuốc về khoa điều trị và bàn giao cho
điều dưỡng chăm sóc, để thực hiện theo y lệnh.
 Dược sĩ khoa dược thực hiện :

 Phải phát thuốc hàng ngày và thuốc bổ xung theo y lệnh.
 Thuốc nhập kho phải bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn quy định
 Có trách nhiệm cùng với bác sĩ điều trị hướng dẫn và thực hiện sử
dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế.
 Phải thông báo kịp thời những thông tin về thuốc mới: tên thuốc
thành phần tác dụng dựơc lý tác dụng phụ liều dùng áp dụng điều trị
và giá thành
 Trước khi cấp phát thuốc phải thực hiện :
 3 kiểm tra :
Thể thức đơn hoặc phiếu lĩnh thuốc, liều dùng , cách dùng.
Nhãn thuốc
12
Chất lượng thuốc
 3 Đối chiếu :
Tên thuốc ở đơn , phiếu và nhãn.
Nồng độ, hàm lượng thuốc ở đơn, phiếu với số thuốc sẽ giao
Số lượng, số khoản thuốc ở đơn, phiếu với số thuốc sẽ giao.[4]
1.2. Bệnh viện Sản- Nhi tỉnh Vĩnh Phúc.
1.2.1. Quá trình thành lập.
Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Vĩnh Phúc được tách ra từ bệnh viện Đa
khoa tỉnh với hai lĩnh vực là Sản khoa và Nhi khoa thành lập tại Quyết
định số 2708/QĐ-UBND ngày 19/08/2009 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc và đi
vào hoạt động từ ngày 20/10/2011, là bệnh viện hạng II với quy mô giường
bệnh hiện nay là 200 giường bệnh. ( số giường thực kê 385 giường) ,là
tuyến khám cao nhất cho các bà mẹ và trẻ em trong tỉnh.
Sau 02 năm đi vào hoạt động số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại
bệnh viện có xu hướng tăng. Theo thống kê năm 2012 bệnh viện khám cho
36500 lượt bệnh nhân đạt 112% kế hoạch được giao và tiếp nhận xấp xỉ
15000 lượt bệnh nhân điều trị nội trú đạt 212% kế hoach giao và công suất
sử dụng giường bệnh là 158% ( kế hoach giao 93). Từ các kết quả thu được

của bệnh viện đến Tháng 5/2013 Bệnh viện được Bộ y tế quyết định chọn
là bệnh viện vệ tinh của bệnh viện Sản trung ương và Nhi trung ương nhằm
giảm quá tải cho bệnh viên tuyến trên.
1.2.2. Cơ cấu nhân lực của BV năm 2012
Bảng 1.1 Cơ cấu nhân lực bệnh viện Sản- Nhi tỉnh Vĩnh Phúc.
Stt
Trình độ cán bộ
Số lượng
Tỷ lệ %
1
Bác sĩ chuyên khoa II
1
0,4
2
Bác sĩ chuyên khoa I
8
3,2
3
Thạc sĩ
4
1,6
13
4
Bác sĩ
56
22,4
5
Dược sĩ đại học
4
1,6

6
Điều dưỡng đại học, cao đẳng
26
10,4
7
KTV đại học, cao đẳng
5
2,0
7
Điều dưỡng, KTV, Nữ hs trung học
92
36,8
8
Dược sĩ trung học
8
3,2
9
Nữ hộ sinh đại học, cao đẳng
6
2,4
10
Cán bộ khác
22
8,8
11
Hộ lý, y công
14
5,6

Tổng số

246
100,0

Bệnh viện Sản- Nhi là bệnh viện hạng II ,bệnh viện có đội ngũ y, bác sỹ
vững vàng cả tuổi đời và tuổi nghề, đội ngũ cán bộ trẻ đầy nhiệt huyết. Với
nỗ lực phấn đấu không ngừng cũng như tinh thần trách nhiệm hết lòng vì
người bệnh của Giám đốc Bệnh viện và toàn thể công chức, viên chức bệnh
viện trong mấy năm qua bệnh viện đã đi vào hoạt động và ngày càng phát triển.
Cán bộ dược chiếm tỷ lệ thấp 4,8% so với toàn bệnh viện.
Tỷ lệ dược sĩ đại học trên tổng bác sĩ trong toàn bệnh viện là 1,6 % tỷ lệ
này còn rất thấp.
Tỷ lệ cán bộ có trình độ chuyên môn ( bác sĩ, dược sỹ đại học, sau đại
học) chiếm tỷ lệ 29,2 %. Tỷ lệ bác sĩ sau đại học 5,2 %
Số lượng y tá điều dưỡng, hộ lý chiếm tỷ lệ cao 50%
1.2.3. Chức năng nhiệm vụ.
Bệnh viện Sản & Nhi Vĩnh Phúc là bệnh viện chuyên khoa về Sản và
Nhi đứng đầu trong tỉnh và thực hiện những chức năng nhiệm vụ:
1.2.3.1 Chức năng:
14
Bệnh viện sản - Nhi tỉnh Vĩnh Phúc là đơn vị sự nghiệp y tế trực
thuộc Sở y tế Vĩnh phúc, có chức năng khám bệnh, phòng bệnh, chữa
bệnh cho nhân dân trong tỉnh và ngoài tỉnh.
Bệnh viện Sản - Nhi là đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở riêng,
có con dấu và được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước.
1.2.3.2. Nhiệm vụ:
Khám chữa bệnh, phòng bệnh cho nhân dân trên địa bàn tỉnh:
Trực tiếp khám, cấp cứu, điều trị cho người bệnh trên địa bàn tỉnh nội
trú ngoại trú
Tiếp nhận mọi trường hơp bện nhân Sản – nhi do người nhà, các tổ chức
khác chuyển đến.

Tham gia khám sức khỏe định kì tiếp nhận cấp cứu, sơ cứu tai nạn
chấn thương, các bệnh khác khi có yêu cầu và chuyển bệnh nhân đến các
bệnh viện đa khoa.
Đào tạo cán bộ:
Là cơ sở thực tập thực hành của chuyên nghành Sản - Nhi của các trường
y tế trong tỉnh và ngoài tỉnh.
Tham gia đào tạo cán bộ y tế ở bậc đại hoc, cao đảng và trung hoc
Đào tạo lại đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ viên chức trong bệnh
viện.
Nghiên cứu khoa học:
Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học về lĩnh vực Sản- Nhi để
phục vụ khám bệnh chữa bệnh và phòng bệnh.
Chỉ đạo tuyến:
Lập kế hoạch và tổ chức công tác chỉ đạo tuyến, thường xuyên kiểm tra
hoạt động chuyên ngành Sản – Nhi ở các cấp dưới, thực hiện sơ kết tổng
kết theo định kì.
Hợp tác quốc tế:
15
Hợp tác về chuyên môn, kỹ thuật với các tổ chức cá nhân nước ngoài theo
quy định của pháp luật.
Quản lý kinh tế:
Có kế hoạch sử dụng các nguồn lực, kinh phí đạt hiệu quả
Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định thu chi ngân sách, khen thưởng kỷ
luật đối với cán bộ , viên chức và thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo
theo quy định của pháp luật.
1.2.4. Mô hình tổ chức của bệnh viện.
Mô hình tổ chức bệnh viện được thể hiện ở hình sau :

Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc


Phòng chức năng
Phòng KHTH
Phòng TC-HC
Phòng TC-KT
Phòng điều
dưỡng
Khoa lâm sàng
Khoa KB
Khoa HS - CC
Khoa Sản
Khoa Phụ-
HTSS
Khoa
Ngoại nhi
Khoa Nội nhi
Khoa Sơ sinh
Khoa cận lâm
sàng
Khoa Dược
Khoa XN
SH-MD
Khoa CĐHA
Khoa XN
HH- VS
Khoa KSNK
Khoa PT -
GMHS
Ban giám đốc
16
1.2.5. Khoa dược BV Sản- Nhi Vĩnh Phúc.

1.2.5.1. Vị trí.
Khoa Dược là khoa chuyên môn nằm trong khối cận lâm sàng, do giám
đốc bệnh viện trực tiếp quản lý, điều hành. Khoa dược tham gia công tác
khám chữa bênh , chăm sóc sức khỏe nhân dân của bệnh viện
Trong bệnh viện, khoa Dược là tổ chức cao nhất đảm nhận mọi công việc
về dược không chỉ có tính chất thuần tuý của một chuyên khoa, mà còn
thêm tính chất của một bộ phận quản lí nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
và đảm bảo an toàn trong khám chữa bệnh, nhất là trong sử dụng thuốc.
Khoa Dược nằm trong khối cận lâm sàng và là nơi thực thi chính sách quốc
gia về thuốc. [5], [6],[26]
1.2.5.2. Chức năng
Khoa dược có chức năng quản lý và tham mưu cho giám đốc bệnh viện
về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ ,
kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng
thuốc an toàn hợp lý của bộ y tế quy định tổ chức và hoạt động của khoa
dược tt 22/2011/tt-byt ban hành 10/06/2011
Khoa Dược có các nhiệm vụ [26], [27],[28]
Lập kế hoạch, cung ứng thuốc đảm bảo đủ số lượng, chất lượng cho nhu
cầu điều trị, và các yêu cầu chữa bệnh khác ( dịch bệnh , thiên tai…)
Quản lý theo dõi việc nhập thuốc cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và
các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.
Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị.
Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc ‘ thực hành tốt bảo quản thuốc’
Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn…
Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin tư vấn về sử dụng thuốc,
tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi báo cáo thông tin liên quan tới
phản ứng có hại của thuốc.

×