Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

BÁO cáo THỰC tập CÔNG NHÂN tại NHÀ máy ĐÓNG tàu 76

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.66 KB, 40 trang )

Nhà máy đóng tàu 76 BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Phạm Nguyên Vũ
Mục lục
Phần 1: Giới thiệu nhà máy 2
Phần 2: Bố trí kết cấu của các thiết bị hạ thủy, qui trình hạ thủy 6
Phần 3: Các thiết bị gia công trong xưởng 13
Phần 4: Kết cấu bệ khuôn lắp ráp, gia công lắp ráp và hàn các chi tiết
của tàu đang thi công tại nhà máy 20
Phần 5: Qui trình lắp ráp và hàn phân tổng đoạn 27
Phần 6: Các yêu cầu kĩ thuật về sử dụng sơn tàu thủy 31
Phần 7: Các thiết bị và nội qui an toànlao động 34
Phần 8: Thực hành lắp ráp và hàn thân tàu, thực hành vệ sinh công nghiệp,
làm sạch bề mặt và sơn tàu 42
PHẦN I : GIỚI THIỆU CÔNG TY:
I/ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY.
1.Giới thiệu tên nhà máy .
Tên gọi :
NHÀ MÁY SỬA CHỮA VÀ ĐÓNG TÀU 76
SVTH : NVH Trang 1
Nhà máy đóng tàu 76 BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Phạm Nguyên Vũ
Trực thuộc : TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VIỆT NAM
Tên giao dịch quốc tế : 76 SHIPYARD
Trụ sở chính : 15/48A Đoàn Như Hài, Phường 12, Quận 4, Tp.HCM
Điện thoại : 08.37850730
2.Quá trình hình thành và phát triển .
Sau năm 1975, nước ta phát triển kinh tế theo chế độ bao cấp, còn hạn chế mậu
dịch quốc tế, ngành công nghiệp kỹ thuật nói chung cũng như công nghiệp tàu thủy nói
riêng chưa được quan tâm đúng mức. Chỉ một năm sau năm 76 tình hình sản xuất công
nghiệp lâm vào tình trạng đình đốn, các xí nghiệp lớn và các cơ sở sản xuất đều thiếu
nguyên vật liệu, vật tư, phụ tùng thay thế một cách nghiêm trọng, trong khi tổng công ty
thiếu ngoại tệ để nhập khẩu. Ngành tàu thủy lúc bấy giờ phụ thuộc chủ yếu vào Liên Xô
và Đông Âu .


Trước tình hình đó, để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước đang rất nghiêm trọng
. Năm 1976 Xí Nghiệp Sửa Chữa và Đóng Mới Phương Tiện Thủy 76, sau này là Nhà
Máy Sửa Chữa Và Đóng Tàu 76, bay giờ là cong ty tnhh mtv đóng tàu 76 ra đời
Nhà máy được cấp và vay vốn , hạch toán độc lập , có tư cách pháp nhân và được
quyền xuất nhập khẩu trực tiếp ,không bị giới hạn trong phạm vi hành chánh và nhiệm vụ
của Nhà Máy .
Trong quá trình hoạt động của mình nhà máy đã được Nhà Nước tặng thưởng
huân chương lao động hạng ba.
Ngày 30/11/2011, đổi tên thành: công ty tnhh mtv đóng tàu 76.
Tên nước ngoài: 76 SHIPYARD COMPANY LIMITED
tên viết tắt: 76 SHIPYARD Co.,LTD
II/ NHIỆM VỤ SẢN XUẤT KINH DOANH, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN,
NĂNG LỰC VÀCÁC THIẾT BỊ CỦA NHÀ MÁY :
1. Nhiệm vụ
- Tổ chức kinh doanh hàng xuất nhập khẩu gồm : Các sản phẩm công nghiệp tàu
thủy , kết cấu thép và dịch vụ hàng hải
- Kinh doanh đúng mặt hàng đã đăng kí và đúng mục đích kinh doanh của nhà
máy .
- Phát huy vai trò tích cực của kinh tế quốc doanh, không ngừng nâng cao và phát
triển các mặt hàng cũng như các hình thức hoạt động để công ty xứng đáng là đơn vị chủ
lực, tiên phong trong khu vực.
- Cũng cố mối quan hệ hợp tác liên kết kinh tế với các đơn vị trong và ngoài nước.
Không ngừng nâng cao, bảo toàn và phát triển vốn được giao, tạo kinh tế cho xã hội.
- Thực hiện phân phối theo lao động, chăm sóc đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ
công nhân viên. Không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật,
nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên.
- Bảo vệ tài sản nhà máy, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội.
2. Nhiệm vụ của nhà máy:
-Ký kết và thực hịên các hợp đồng, hợp tác trên các lĩnh vực cơ khí, dịch vụ hàng

hải, công nghiệp tàu thủy v v phù hợp với pháp luật trong nước và thông lệ quốc tế.
-Tổ chức tiếp thị quảng cáo, xây dựng mạng lưới dịch vụ thương mại để đáp ứng
nhu cầu kinh doanh kể cả đặt được các chi nhánh, văn phòng đại diện trong và ngoài
nước theo qui định hiện hành.
SVTH : NVH Trang 2
Nhà máy đóng tàu 76 BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Phạm Nguyên Vũ
-Thực hiện các chế độ quản lý kiểm tra tài sản, lao động tiền lương và các chính
sách xã hội khác,làm tốt công tác tổ chức cán bộ và bồi dưỡng văn hoá, nghiệp vụ cho
các nhân viên trong nhà máy.
-Thực hiện tốt nhiệm vụ do cấp có thẩm quyền giao, làm tốt nghĩa vụ đối với Nhà
Nước và thực hiện nghiêm túc các cam kết đối với tất cả các hợp đồng do đơn vị ký kết.
-Thực hiện liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước để mở rộng sản
xuất kinh doanh trong và ngoài nước, tăng cường cơ sở vật chất nhằm tạo ra nhiều sản
phẩm, nhiều loại hình dịch vụ mới, tăng thu nhập ngân sách và ổn định đời sống cán bộ
công nhân viên được pháp luật cho phép.
3.Quyền hạn của nhà máy:
-Căn cứ pháp luật hiện hành và điều lệ hoạt động của đơn vị, Nhà Máy có trách
nhiệm tổ chức hoạt động đơn vị theo đúng pháp luật qui định.
- Nhà Máy được quyền vay vốn bằng tiền Việt Nam hay ngoại tệ tại các ngân
hàng Việt Nam hay nước ngoài, được huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và cá nhân
trong và ngoài nước theo qui định của pháp lệnh ngân hàng, được mua bán ngoại tệ tại
các ngân hàng ngoại thương.
-Trong trường hợp vay vốn nước ngoài Nhà Máy phải có phương án thực hiện và
khả năng trả vốn vay trình cơ quan chủ quản phê duyệt mới được thực hiện.
-Nhà Máy được quyền hợp tác với các tổ chức kinh tế xã hội hợp pháp trong và
ngoài nước, được phép góp với tất cả các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để thực
hiện chương trình liên doanh, lập dự án đầu tư trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và
tổ chức thực hiện chương trình đó theo pháp luật Nhà Nước, phù hợp với thông lệ quốc tế
trên cơ sở các bên cùng có lợi và đảm bảo an ninh nhân dân.
-Nhà Máy có quyền sử dụng hợp lý vào các nguồn vốn, đồng thời có trách nhiệm

bảo tồn vốn theo qui định hiện hành của Nhà Nước, mọi trường hợp thất thoát rủi ro xảy
ra Nhà Máy có trách nhiệm báo cáo kịp thời đầy đủ cho các cơ quan có thẩm quyền xem
xét mức độ thiệt hại, nguyên nhân, trách nhiệm để có biện pháp xử lý theo luật định.
-Nhà Máy được quyền sử dụng, tuyển dụng lao động, trả lương cho người lao
động theo đúng pháp lệnh hợp đồng lao động, đồng thời có trách nhiệm giáo dục, bồi
dưỡng đào tạo lực lượng lao động của mình xây dựng lực lượng cán bộ có trình độ
chuyên môn giỏi, trình độ chính trị vững chắc để Nhà Máy đạt hiệu quả cao.
4.Năng lực của nhà máy 76 trong những năm gần đây:
- Đóng mới và sửa chữa tàu hàng 1000 tấn
- Đóng mới tàu kéo , đẩy ,tàu công trình đến 2000 CV
- Đóng mới sà lan 4000 tấn
- Cung ứng các dịch vụ sông biển
- Xuất – Nhập khẩu máy móc , thiết bị , Vật tư thuộc ngành nghề kinh doanh
- Sản Xuất các sản phẩm cơ khí
- Xây dựng công nghiệp
a.Năng lực của nhà máy 76 dự kiến đến năm 2006.
- Đóng mới và sửa chữa tàu 30.000 tấn
- Ụ khô 50.000 tấn và hệ thống đường triền .
b.Năng lực của nhà máy 76 dự kiến đến năm 2008.
Đóng mới và sửa chữa tàu 50.000 tấn
5.Các thiết bị chính hiện có của nha máy :
- Ụ khô 5000T LxBxH = 90x20x6 m
- Triền Tàu 600T
- Máy cắt tự động CNC
SVTH : NVH Trang 3
Nhà máy đóng tàu 76 BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Phạm Nguyên Vũ
- Máy uốn Tôn (MUT-16)
- Máy cắt tôn
- Máy Chấn Tôn 400T
- Cổng trục 3Tấn

III/ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA NHÀ MÁY
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Nhà Máy
2. Mối quan hệ giữa các phòng ban, bộ phận:
- Mọi hoạt động thuộc phạm vi bộ phận thì Trưởng bộ phận là người chịu trách
nhiệm trước Ban TGĐ.
- Các hoạt động thuộc phạm vi của tổ nào thì người phụ trách tổ đó sẽ chịu trách
nhiệm chính trước Trưởng bộ phận.
- Tổ trưởng được quyền phân công và quản lý nhân viên trong tổ trực tiếp phụ trách.
- Các tổ trưởng không được tự ý quyết định những vấn đề ngoài chức năng, nhiệm
vụ và quyền hạn được giao.
- Khi tổ trưởng đề xuất một vấn đề gì đó mà trưởng bộ phận không giải quyết hoặc
chậm giải quyết, nếu xét thấy vấn đề đó quan trọng, có ảnh hưởng đến việc phát triển
kinh doanh của bộ phận thì tổ trưởng được quyền báo cáo với Ban TGĐ.
- Những vấn đề có liên quan giữa các tổ cần phải được thảo luận, thống nhất với
nhau, nếu không thống nhất thì phải báo cáo cho Trưởng bộ phận để giải quyết.
- Khi cần sự hỗ trợ của nhân viên tổ khác thì phải có sự bàn bạc thống nhất giữa các
tổ trưởng với nhau.
- Hàng tuần, hàng tháng, hoặc đột xuất bộ phận sẽ họp, người hội ý trao đổi công
việc và quản lý những vấn đề cần cấp bách.
- Các tổ phải chấp hành tốt chế độ và thời gian báo cáo.
3. Chức năng, quyền hạn và của ban giám đốc:
Nhà máy do một Giám Đốc và hai Phó Giám Đốc điều hành và tổ chức hoạt động,
Nhà máy làm việc theo chế độ thủ trưởng có phân công phụ trách và họp bàn dân chủ.
SVTH : NVH Trang 4
GIÁM CĐỐ
PHÓ GIÁM CĐỐPHÓ GIÁM CĐỐ
BP
TC
K ế
Toán

BP
ATL , Đ
YTẾ
BP
QT
Nhân
Sự
BP
Hành
Chánh
BP
QLÍ
D ÁNỰ
BP
KCS
BP
KT
BP

KHÍ
Nhà máy đóng tàu 76 BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Phạm Nguyên Vũ
Giám Đốc là người chịu trách nhiệm trước Nhà Nước về mọi hoạt động của nhà
máy, tổ chức thực hiện và hoàn thành chỉ tiêu, chính sách pháp luật Nhà Nước, xây dựng
mối quan hệ, hợp tác với cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước trên tinh thần bình đẳng
và lợi ích chung là cùng nhau phát triển.
Phó Giám Đốc có nhiệm vụ giúp đỡ cho Giám Đốc hoàn thành tốt công việc, còn
được phân công một số công tác và được Giám Đốc uỷ quyền thay thế Giám Đốc khi
Giám Đốc đi công tác. Phó Giám phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đồng thời phải
chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về công việc được phân công.
+ Chức năng: tổ chức, quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát tất cả các hoạt động

kinh doanh của toàn nhà máy theo đúng nhiệm vụ và quyền hạn của mình sao cho đạt
hiệu quả cao nhất trong công việc.
+ Quyền hạn: mọi quyền hạn trong Công Ty.
IV/ SƠ ĐỒ BỐ TRÍ MẶT BẰNG CỦA NHÀ MÁY
PHẦN II : BỐ TRÍ VÀ KẾT CẤU CỦA CÁC THIẾT BỊ HẠ THỦY, QUY
TRÌNH HẠ THỦY
I/ GIỚI THIỆU :
Hạ thủy là một quá trình công nghệ quan trọng phức tạp để đưa tàu xuống nước ,
là một trong các giai đoạn của quá trình đóng mới và đại tu tàu . Có thể hạ thủy bằng các
phương pháp khác nhau như sau :
- Hạ thủy bằng ụ nổi
- Hạ thủy bằng máy móc (cần cẩu)
- Hạ thủy bằng mặt phẳng nghiêng (gồm hạ thủy dọc và hạ thủy ngang)
Hạ thủy dọc được áp dụng rộng rãi trong nhà máy đóng tàu ở nước ta hiện nay .
Và ở nhà máy đóng tàu 76 cũng đang áp dụng phương hạ thủy này
II/ BỐ TRÍ, KẾT CẤU VÀ QUI TRÌNH HẠ THUỶ TRÊN ĐƯỜNG TRIỀN:
1. Bố trí
SVTH : NVH Trang 5
Nhà máy đóng tàu 76 BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Phạm Nguyên Vũ

2. Kết cấu :
Để tiến hành được một quy trình hạ thủy thì không thể thiếu được đó là các thiết bị
hạ thủy. Thiết bị hạ thủy được chia làm hai phần : Phần cố định và phần chuyển động .
_ Phần cố định gồm : triền , đường trượt cố định với triền và thiết bị hãm , tời .
_ Phần chuyển động là khung trượt gồm nhiều xe triền cùng chuyển động với tàu
cho đến khi xuống nước .
Triền tàu tại nhà máy 76 bao gồm :một đường triền dọc – còn gọi là đường triền
chính (vuông góc với sông) và bốn đường triền ngang – còn gọi là đường triền phụ
(vuông góc với đường triền dọc) . Đường triền ngang được nối vào triền dọc . Các đường
triền này được thiết kết để có thể đóng ,sữa chữa và hạ thuỷ an toàn tàu có trọng tải tàu

không nhỏ hơn 400T. Điều này cho phép nhà máy có thể đóng mơí và sửa chữa cùng một
lúc được nhiều sản phẩm .
Đường triền tàu thực chất là một hệ thống đơn giản bao gồm các thanh thép kích
thước lớn hình chữ T ghép lại với nhau sao cho các xe triền có thể trượt trên chúng dễ
dàng . Và kết cấu của xe trượt phải đảm bảo chịu được một tải trọng cho phép nhất định
mà cụ thể ở nhà máy 76 tải trọng đó là 600 tấn .
Thiết bị hãm và tời; Nhà máy có 4 máy tời với sức tải … gồm một tời dọc và 3 tời
ngang. Tời dọc dùng để kéo
Hình vẽ miêu tả kết cấu đường triền
3.Qui trình hạ thuỷ:
Về nguyên tắc để hạ thuỷ được những tàu có mặt trong nhà máy thì những tàu
đang sủa chữa và đóng mới tàu phải được đặt trên đường triền chính hoặt các đường
phụ. Tuy nhiên có thể vì một số trường hợp nào đó ta có thể đặt một vị trí bất kỳ mà có
thể thuận tiện cho việc hạ thuỷ nhất.
Trước khi hạ thủy tàu , phải kiểm tra tổng thể , được chuẩn bị đầy đủ và được sự
thống nhất của các bên .
- Kiểm tra hệ thống đường triền , máy tời , cáp , hệ thống xe triền
- Kiểm tra các thiết bị chằng buộc sau khi hạ thủy , cũng như vị trí đậu phương tiện
SVTH : NVH Trang 6
Nhà máy đóng tàu 76 BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Phạm Nguyên Vũ
- Phương tiện được hạ thủy dọc bằng hệ thống xe triền ;máy tời gồm có 4 máy.
Được kéo bằng máy tời với cáp dc = 40 mm , xe chạy trên ray và được hãm bằng 1 tời
khác có dc = 32 mm
- Kéo xe từ từ xuống đến khi tàu nổi hoàn toàn và được đưa vào vị trí an toàn
- Chằng buộc lại thì coi như công việc hạ thủy đã hoàn thành
- Kiểm tra trạng thái dằn tàu có đạt yêu cầu về tính ổn định không khi tàu xuống
nước.
- Kiểm tra việt đóng các lỗ người chui, việt dóng các van, đường ống, các van thoát
nước phải được đóng chặt, các đoạn ống chưa nối phải bịt kín.
- Cố định bánh lái tàu trước khi hạ thuỷ.

- Tháo bỏ dàn giáo xung quanh con tàu.
- Neo xích phải được kéo lên tàu.
Kiểm tra kín nước sau khi hạ thủy để tránh tình trạng nước rò rỉ do bị chấn động tàu
trong khi hạ thủy.
Qui trình hạ thủy về mặt cơ bản có những yếu tố sau :
- Đối với những tàu được đóng mới hay sũa chữa mà không đặt trên đường triền
chính hay đường triền phụ thì trước tiên ta phải đưa tàu về dường triền chính hay đường
triền phụ. Và để đưa tàu về được những nơi cần đến thì ta phải thiết kế đường triền giả
chiến. Từ đường triền giả chiến này ta có thể đưa tàu về những nơi thuận lợi nhất cho quá
trình hạ thuỷ.
- Đối với những tàu nằm trên đường triền phụ thì ta phải đưa tàu về đường triền
chính. Để làm được điều này thì ta dùng máy kít nâng tàu lên va dùng máy tời kéo xe
triền về đặt dưới tàu, sau đó ta canh và chêm làm sao cho tàu có thể nằm được trên xe
triền. Hạ từ từ kít suống cho đến khi tàu nằm hẳn trên xe triền, lấy kít ra. Kế tiếp dùng
máy tời kéo xe triền để cho tàu về vị trí đã định sẵn trên đường triền chính. Sau đó ta lại
dùng kít một lần nữa nâng tàu lên đưa xe triền dọc vào những vị trí thuận lợi nhất và kế
tiếp hạ tàu suống đặt cố định trên xe triền dọc, kéo xe triền ngang ra khỏi khu vực tàu.
- Đối với những tàu nằm trên đường triền chính thi có phần đơn giản hơn nhiều khi
ta chỉ dùng kít nâng tàu lên đưa xe triền dọc vào va hạ kít suống đặt tàu cố định trên xe
triền.
- Khi tàu đã được đặt trên xe triền và đang ở trên đường triền chính thì sau khi kiểm
tra các phương tiện hạ thuỷ không có bất kỳ sự cố nào thì ta tiến hành hạ thuỷ tàu. Ta
dùng máy tời bắt qua một ròng rọc và kéo xe chạy về phía hố thế (hay về sông). Đồng
thời ta cũng dùng mội tời dùng để hãm hay nói cách khác là để phanh xe triền, đề phong
khi bị sự cố. Khi xe chạy đến chạm vào hố thế cũng là lúc tàu đã nổi hoàn toàn trên mặt
nước. Khi đó dùng dây kéo tàu ra vị trí cầu cảng. Và kéo xe triền về những vị trí xác định
để chuẩn bị cho quá trình hạ thuỷ tiếp theo. Kiểm tra kín nước tàu xem thử nước có xâm
nhập vào chỗ nào không. Như vậy quá trình hạ thuỷ kết thúc.
- Trên cầu cảng có bố trí các lốp xe hay các ống có tác dụng chống va cho tàu, để
tránh quá trình va đập của tàu vào thành cầu cảng.

Các kết cấu như kết cấu mặt boong để đổ bê tông có thể tiến hành sau khi hạ thủy .
Các thiết bị khác được chế tạo và lắp ráp sau quá trình này có thể kể ra như : Các cột bích
, các nắp hầm , Đệm chống va , Lan can bảo vệ
II/ BỐ TRÍ ,KẾT CẤU VÀ QUI TRÌNH HẠ THUỶ TÀU BẰNG Ụ KHÔ:
SVTH : NVH Trang 7
Nhà máy đóng tàu 76 BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Phạm Nguyên Vũ
Ụ khô chịu được tải trọng tàu không 1000 tấn, tuy nhiên tuỳ thuộc vào chiều dài ,
chiều rộng, chiều chìm của tàu mà có thể cho vào ụ được hay không.
1. Bố trí
2. Kết cấu:
2.1 Thông số cơ bản của ụ:
- Kích thước : L x B x H = 80 x 20 x 5 mét.
- Mực nước trong ụ khi thủy triều 3 mét (Tính theo điểm o – hòn dấu) là: T =
……. m.
- Ụ được thiết kế chịu tải cho tàu có trọng lượng vào ụ tối đa là: P = 1000 Tấn.
- Ụ được trang bị 05 tời, gồm 01 tời điện và 04 tời tay.
- Cửa ụ là phao bằng thép. Thời gian thao tác đóng cửa là: t = …… phút.
2.2 Thông số cơ bản của phao:
- Kích thước : L x B x H = 21.74 x 1.8 x 5.4 mét.
- Ở vị trí nổi trục đứng của cửa phao nghiêng so với mặt nước một góc :
α
=
……… độ.
- Cửa phao bố trí 06 van, bao gồm:
• 02 van thông sông Þ300, đường tâm van cách đường chuẩn (đáy phao) 1945
mm.
• 01 van lấy nước sông vào cửa phao Þ200, đường tâm van cách đường chuẩn
1125 mm.
• 02 van xả nước từ trong cửa phao vào ụ Þ200, đường tâm van cách đường chuẩn
1125 mm.

• 01 van cấp nước Þ100, đường tâm van cách đường chuẩn 1945 mm.
- U khô có kết cấu hình chữ nhật có chiều dài max 85m; chiều rộng max 25m ;
chiều cao mớn nước max 6m
- Kết cấu ụ dạng bê tông cốt thép; nền ụ cũng là bê tông cốt thép có bề dày 0,5m.
- Dọc hai bên chiều dài có hai rãnh để có thể thoát nước được một cách dể dàng.
- Dọc theo các thành ụ có bố trí các trụ chống va bằng cao su để tránh các hiện
tượng va đập tàu vào thành ụ.
3.Qui trình vận hành ụ
3.1Qui trình đóng phao cửa ụ:
Quá trình này được thực hiện tại thời điểm mực nước thủy triều cao, tàu vừa được
đưa vào đúng vị trí bên trong ụ. Các bước tiến hành như sau:
SVTH : NVH Trang 8
Nhà máy đóng tàu 76 BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Phạm Nguyên Vũ
- Dịch chuyển phao cửa ụ ở trạng thái nổi đến vị trí trước cửa ụ bằng dây, kéo
bằng tay.
- Mở từ từ van lấy nước sông vào cửa phao Þ200 thông qua tay vặn trên boong
phao, nước sẽ vào trong làm cho phao từ từ chìm xuống theo xu hướng trở về tư thế
thẳng đứng. Lúc này van thông sông Þ300 vẫn đóng.
- Khi mặt trên của boong phao bằng với bề mặt thành ụ, thì kéo phao áp bề mặt
lắp ron cao su vào ụ, tiếp tục cho nước vào dìm phao để phao chìm nằm lên gờ dưới ụ.
Sau đó đóng van lấy nước sông vào cửa phao Þ200.
- Lắp cặp tăng đơ phía trên bên phải & trái. Xiết tăng đơ để kéo phao cửa ụ ép
chặt vào gờ ụ.
- Sau khi bơm hút nước trong ụ, mực nước trong ụ tụt xuống đến mớn nước
mét thì tiến hành lắp và xiết căng cặp tăng đơ phía dưới.
- Khi mực nước trong ụ đã được hút cạn, tiến hành mở 2 van Þ200 xả nước từ
trong cửa phao vào ụ, cho đến khi mực nước trong phao còn lại …… (m) thì đóng kín 02
van này lại. Lượng nước giữ lại này nhằm dằn phao phục vụ cho quá trình mở cửa ụ.
- Quá trình đóng cửa ụ đã hoàn tất.
3.2Qui trình mở phao cửa ụ:

Quá trình này được thực hiện khi tàu đã được sửa chữa xong. Tại thời điểm đưa
tàu ra khỏi ụ thì : bên trong ụ không có nước, tất cả các van ở trạng thái đóng. Các bước
tiến hành như sau :
- Mở 02 van thông sông Þ300 hết cỡ khi thủy triều chuẩn bị lên.
- Tháo 04 tăng đơ xiết cửa phao với thành ụ.
- Khi mực nước trong ụ lên tới ……. mét, thì do lực nổi Ácsimét cửa phao tự nổi
lên và ngửa bề mặt gắn ron cao su lên phía trên.
- Dùng dây kéo cửa phao nổi ra vị trí neo đậu để tránh lối đi cho tàu ra ụ.
- Quá trình mở cửa ụ hoàn tất.
3.3 Qui trình đưa tàu vào ụ
a) Công việt chuẩn bị của tàu:
- Trước khi tàu vào ụ, tàu phải cân bằng mũi – lái. Thường dằn không thể cân
bằng tuyệt đối, nhưng phải dằn tối đa, vì lái chìm nhiều sẽ ảnh hưởng đến mớn nước tàu
vào ụ.
- Dằn tàu cân bằng sao cho mớn nước mũi và mớn nước lái ≤ 1 mét.
- Khi tàu vào ụ phải bơm hết dầu mỡ trên tàu ra ngoài để tránh gây hỏa hoạn khi
tàu sửa chữa trong ụ.
b)Công tác chuẩn bị của xưởng :
- Ụ trưởng trực tiếp kiểm tra xem tàu có đủ điều kiện vào ụ không ? Kiểm tra các
thông số : trọng lượng, kích thước tàu, chiều chìm tàu khi đã dằn cân bằng, trước khi
quyết định đưa tàu vào ụ. Sau khi kiểm tra Ụ trưởng đưa ra các yêu cầu của ụ để Thuyền
trưởng thực hiện.
- Ụ trưởng phải làm việc với Thuyền trưởng trước khi tàu vào ụ, cách phối hợp
giữa ụ và tàu khi đưa tàu vào ụ, các kênh liên lạc với Ụ trưởng, phổ biến các nội qui: sinh
hoạt, an toàn lao động cho ê kíp thuyền viên trên tàu biết để chấp hành.
- Ụ trưởng phải tính toán thời gian đưa tàu vào ụ sao cho có lợi nhất, thường chọn
thời điểm thủy triều cao nhất.
SVTH : NVH Trang 9
Nhà máy đóng tàu 76 BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Phạm Nguyên Vũ
- Phải thông báo cho tàu thời gian đưa tàu vào ụ trước 24 tiếng, để tàu làm công

tác chuẩn bị đưa tàu vào ụ an toàn.
- Lấy các bản vẽ phục vụ cho công tác thiết kế kê nề như sau :
• Bản vẽ tuyến hình.
• Kết cấu cơ bản.
• Bản vẽ vị trí các lỗ lù.
• Bản vẽ vị trí gắn máy đo sâu.
• Bản vẽ vị trí hộp van thông biển.
• Bản vẽ tàu vào ụ nếu có.
- Lập bản vẽ kê nề cho tàu nằm ụ (Phải thực hiện nay đủ các nguyên tắc khi lập
bản vẽ kê nề – xem mục 4). Khi tính toán mớn nước của ụ phải đảm bảo khoảng cách
giữa ky tàu và mặt trên nề ≥ 400 mm.
- Ụ trưởng phải chịu trách nhiệm kiểm tra và tính đúng đắn của việc kê nề.
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, thiết bị liên quan đến việc đưa tàu vào ụ.
d)Thao tác vận hành đưa tàu vào u:
Cho nước vào ụ, mở cửa ụ, chọn thời điểm con nước lớn nhất đưa tàu vào ụ. Các
bước tiến hành như sau :
- Tàu từ vị trí ngoài ụ được buộc dây kéo bằng tay vào vị trí nằm ụ theo bản vẽ.
- Tiến hành định tâm tàu bằng cách :
• Sử dụng 02 sợi dây cáp thép Þ6 dài khoảng 30 mét/sợi. Trên mỗi sợi đánh dấu vị
trí mép trái thành ụ, mép phải thành ụ, và vị trí đường tâm tàu. Khoảng cách giữa các vị
trí đó phải phù hợp với kích thước trên bản vẽ kê nề. Tại 3 vị trí đánh dấu trên buộc chắc
chắn các dây quả rọi. Chiều dài dây rọi phải đủ dài từ chiều cao dây căng tới mút mũi &
mút lái tàu khi tàu ở vị trí thấp nhất ( vị trí tiếp nề). Hai sợi dây cáp Þ6 nói trên gọi là dây
chuẩn.
• Khi tàu đã vào vị trí nằm ụ nhưng còn ở trạng thái nổi, dùng một sợi dây chuẩn
căng ngang ụ và vuông góc với thành ụ ở vị trí mút lái tàu. Dây chuẩn được căng dựa vào
02 cột sắt di động đặt hai bên thành ụ, chiều cao của cột sắt phải đủ cao để chiều cao dây
chuẩn căng cao hơn mút mũi và mút lái tàu. Khi căng dây chuẩn vị trí quả rọi của dây rọi
buộc ở dây chuẩn phải trùng vớiđiểm tương ứng mép thành ụ.
Tiến hành căng sợi dây chuẩn phía mút mũi tàu tương tự như phía mút lái.

• Hai người của ụ đứng trên tàu để đánh dấu tâm mút mũi, tâm mút lái. Một người
đứng ở mút mũi, một người đứng ở mút lái, theo dõi điều khiển những người kéo dây
chằng tàu định vị trên bờ, chỉnh làm sao cho dây rọi phải trùng với tâm mút mũi và mút
lái đã được đánh dấu trên tàu, sai số cho phép là ± 5 mm. Việc theo dõi và điều chỉnh tàu
này được tiến hành liên tục từ lúc bắt đầu bơm hút nước ụ ra cho tới lúc tàu bắt đầu tiếp
nề. Đặc biệt thận trọng từ thời điểm vỏ tàu cách nề 0.5 mét tới lúc vỏ tàu tiếp nề.
- Tiến hành bơm nước trong ụ ra, khi mực nước trong ụ thấp dần, dây chằng cố
định vị trí tàu bị căng thì phải đồng thời nới lỏng các dây sao cho tàu vẫn ở vị trí đứng.
- Khi tàu bắt đầu tiếp nề, tạm thời ngưng bơm hút nước trong ụ, Ụ trưởng cho thợ
lặn lặn kiểm tra tình trạng các nề tiếp vỏ tàu, phát hiện các sai sót nếu có và kê bổ sung
các nề hông tại các vị trí nếu thấy cần thiết.
- Khi thợ lặn đã kết luận tình trạng tiếp nề của tàu đạt yêu cầu, thì tiếp tục tiến
hành bơm hút hết nước trong ụ.
- Khi bơm nước đã cạn Ụ trưởng phải trực tiếp xuống kiểm tra nề, phải củng cố
các nề cho chắc chắn và tiếp xúc đều với vỏ.
SVTH : NVH Trang 10
Nhà máy đóng tàu 76 BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Phạm Nguyên Vũ
- Tiến hành lắp đặt các cột chống bổ sung vào những vị trí cần thiết mà trước đó
chưa thực hiện được (nếu bản vẽ kê nề có yêu cầu).
- Khi tàu vào ụ rồi thì xả hết nước dằn trên tàu ra ngoài.
- Quá trình tàu vào nằm ụ đã hoàn tất.
e)Thao tác vận hành đưa tàu ra khỏi ụ:
Trước khi cho tàu ra ụ phải kiểm tra để đảm bảo các điều kiện hạ thủy của tàu đã
hoàn tất. Các bước tiến hành như sau :
- Dằn lại tàu như trạng thái khi vào ụ.
- Xả nước vào ụ.
- Khi tàu bắt đầu vào thời điểm mớn nổi thì ngưng xả nước vào ụ và tiến hành
kiểm tra tính kín nước của vỏ tàu sau sửa chữa.
- Nếu công tác kiểm tra đã hoàn tất thì tiếp tục xả nước vào ụ.
- Tàu nổi bình thường, kéo tàu ra khỏi ụ.

1. Các Nguyên Tắc Thiết Kế Kê Nền
_ Thiết kế kê nền loại tàu

1000T thường một dây ky nằm dọc đường tâm ụ và
hai dây nề biên dọc hai bên trục tâm ụ. Các nề bố trí phải nằm trên kết cấu cứng chịu lực
của đáy ụ và các nề phải đỡ trên cơ cấu khỏe của tàu (sống chính, đà ngang khỏe, các
vách).
- Nề kê phải có kết cấu sao cho mặt nề có lớp gỗ dày

400 mm, gỗ phải có tính
đàn hồi, tốt nhất là gỗ thông đã được tẩm say chống mục.
- Khi xếp nề, xếp dãy ky giữa làm chuẩn. Từ dây ky giữa làm chuẩn lấy sang hai
dây nề biên.
- Số nề phải đủ số lượng để chịu được tải trọng của tàu. Số nề ky giữa chịu 60%
tải trọng, hai dãy nề biên chịu 40% còn lại.
- Khi bố trí nề phải tính toán sao cho khi tàu nằm trong ụ phải rút được trục chân
vịt ra ngoài để sửa chữa.
- Nếu tàu không có hồ sơ thì phải khảo sát thực tế để có số liệu tuyến hình và kết
cấu đáy tàu phục vụ cho thiết kế kê nề.
- Nếu trường hợp đặc biệt không xác định được thì cố gắng xác định được đường
ky chính của tàu, sau đó ta cho tàu vào ụ theo phương án: Cho tàu ăn ky vào nề, dùng
thanh chống đỡ tàu bằng cách chống hai bên thành ụ. Khi bơm nước ra, tàu ăn nề ky, sẽ
thao tác kê nề biên theo thực tế (Khi nước cạn nhất định dùng thợ lặn thực hiện).
SVTH : NVH Trang 11
Nhà máy đóng tàu 76 BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Phạm Nguyên Vũ
PHẦN III : CÁC THIẾT BỊ GIA CÔNG TRONG XƯỞNG
I. MÁY CẮT TÔN:
1. Cấu tạo:
* Cấu tạo cơ bản của máy cắt bao gồm:
- Hệ thống khung bệ đỡ.

- Hệ thống hai lưỡi dao cắt chuyển động theo nguyên ly cắt kéo. Hệ thống tạo lực
cắt có sử dụng động cơ điện để chạy máy bơm hơi, tạo nên áp lực cắt bằng khí nén hoặc
có thể sử dụng làm quay hệ thống bánh đà tạo nên lực cắt.
- Bàn đỡ vật cắt và bàn giữ hệ thống dao cố định .
- Hệ thống chặn tôn.
- Hệ thống canh chỉnh.
- Các hệ thống để tạo cữ dưỡng.
2. Nguyên lý làm việc :
- Vật liệu cắt sẽ được đưa lên bàn đỡ cố định và được cân chỉnh ở vị trí cần cắt, cần điều
khiển cho phép hệ thống động lực truyền động vào lưỡi dao cắt di động để thực hiện nhát
cắt.
3. Cách sử dụng
 Kiểm tra độ an toàn của máy ( kiểm tra ốc vặn phải chú ý những hệ thống
cân chỉnh…).
 Đóng cầu dao điện cho động cơ hoạt động .
 Đưa vật cắt vào vị trí cân chỉnh cữ dưỡng.
 Kiểm tra vị trí của vật xem đã đảm bảo dao nằm đúng vị trí chấu chặn của
bàn đặt tôn. Sau đó kéo cần điều khiển để thực hiện việc cắt tôn.
Lưu ý : Khi làm việc với máy cắt cầnđiều sau:
 Không được đứng gần máy lúc máy đang làm việc.
 Cần phải đứng nơi qui định có khung bảo vệ.
 Trước khi cắt cần phải coi lại vật cắt có đúng nơi quy định chưa, xem lại
vị trí chấu chặn của bàn đặt tôn.
 Không được đùa giỡn khi đang làm việc.
SVTH : NVH Trang 12
Nhà máy đóng tàu 76 BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Phạm Nguyên Vũ
II .MÁY LỐC TÔN :
1.Cấu tạo:
* Cấu tạo cơ bản của máy lốc tôn bao gồm:
- Khung bệ đỡ

- Ba trục cuốn được song song với nhau .
- Bàn điều khiển .
- Ba mô tơ điện.
- Dây cuaroa truyền động .
- Hộp số điều tốc.
2.Nguyên lý làm việc:
Dùng năng lượng điện để chạy các mô tơ truyền động thông qua các dây cua roa và
hộp số điều tốc để làm quay các trục cuốn tôn. Hai trục nhỏ phía dưới quay cùng
chiều. Khoảng cách của trục trên với hai trục dưới sẽ tạo ra các bán kính cong theo ý
muốn nhưng không nhỏ hơn đường kính trục.
3. Cách sử dụng:
- Kiểm tra trạng thái của máy trước khi đưa máy vào hoạt động (như kiểm tra
trục , bảng điện , bàn điều khiển…). Đóng cầu dao điện đưa Automax vào trạng thái làm
việc. Lần lượt nhấn các nút điều khiển để kiểm tra trạng thái hoạt động của máy như: Qua
lại lên xuống của trục trên khi không tải. Sau khi kiểm tra xong, tiến hành làm.
- Điều khiển cho trục trên chạy lên tạo một khe hở đủ lớn để đưa lọt vật cần lốc
cuốn, để đảm bảo cho máy được an toàn khi hoạt động, thì việc điều động máy chủ yếu
dựa vào đà của máy ( hay quán tính của trục ). Việc tạo ra các bán kính cong theo các
dưỡng đã đựơc thực hiện bằng nhiều lần cuốn tôn qua lại với bán kính giảm dần. Cuối
cùng nhấn máy cho trục chạy lên và lấy sản phẩm ra khỏi máy. Tuỳ theo sản phẩm đối
với sản phẩm ống thì phải rút ống ra bằng cách nhấn nút bật một đầu của trục ra.
III. Máy nâng hạ ( cổng trục 3 tấn):
SVTH : NVH Trang 13
Nhà máy đóng tàu 76 BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Phạm Nguyên Vũ
1.Cấu tạo:
- Gồm khung dàn được đặt trên 2 đường ray.
- Dưới 2 chân khung có motor để di chuyển khung tới hoặc lui.
- Thanh ngang khung được lám bằng thép chữ T, trên thanh ngang có motor để di
chuyển vật sang trái, phải hoặc thu xích lên xuống.
- Có 6 nút điều khiển tiến lùi, sang trái phải và nâng hạ

- Bánh răng motor ăn khớp với bánh răng cổng trục.
- 2 motor dưới chân phải quay cùng chiều.
2. An toàn khi sử dụng cổng trục 3 tấn:
- Cấm người không có trách nhiệm tham gia vào việc vận hành thiết bị & phát tín
hiệu điều khiển. Người có trách nhiệm điều vận hành là người đã qua các lớp huấn luyện
nghiệp vụ.
- Cấm người đứng dưới tầm hoạt động của thiết bị,khi dịch chuyển phải báo hiệu
.
- Cho những người xung quanh nhận biết phải tránh xa.
- Cấm sử dụng thiết bị để nâng người
- Cấm sử dụng thiết bị lê tải trên mặt đất
- Không nâng vật khi phương của cáp nâng móc không vuông góc với phương
ngang của mặt đất.
- Cấm nâng tải khi chưa xác đinh dược trọng lượng vật nâng .
- Trước khi nâng tải, tải nâng phải được buộc chắc chắn hoặc sử dụng bộ phận
nâng tải chuyên dùng.
- Trước khi vận hành máy ở mỗi ca làm việc, phải kiểmtra các bộ phận quan
trọng : cáp tải, móc tải, bộ phận treo tải, phanh, hệ thống đèn & tín hiệu chỉ báo…
- Sau mỗi ca làm việc, người vận hành thiết bị phải thực hiện đầy đủ việc ghi
chép theo dõi vận hành, sửa chữa cũng như việc bàn giao vận hành thiết bịsau ca làm
việc.
- Không được sử dụng thiết bị khi phát hiện thiết bị có những hiện tượng hỏng
hóc trong lúc làm việc & phải báo cáo cho bộ phận có trách nhiệm.
IV. Máy cắt CNC :
SVTH : NVH Trang 14
Nhà máy đóng tàu 76 BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Phạm Nguyên Vũ
Máy gồm 2 phần chính :
* Phần điều khiển : gồm chương trình điều khiển & các cơ cấu điều khiển
- Chương trình điều khiển : Là tập hợp càc tín hiệu để điều khiển máy, được mã
hóa dưới dạng chữ cái, số và một số ký hiệu khác như dấu +,-… Chương trình này được

ghi lên cơ cấu mang chương trình dưới dạng mã số.
- Cơ cấu điều khiển: nhận tín hiệu từ cơ cấu đọc chương trình , thực hiện các
phép biến đổi cần thiết để có được tín hiệu phù hợp với điều kiện hoạt động của cơ cấu
chấp hành , đồng thời kiểm tra sự hoạt động của chúng thông qua các tín hiệu được gửi
về từ các cảm biến liên hệ ngược. Bao gồm các cơ cấu đọc , cơ cấu giải mã, cơ cấu
chuyển đổi, bộ xử lý tín hiệu , cơ cấu nội suy, cơ cấu so sánh , cơ cấu khuyếch đại, cơ cấu
đo hành trình , cơ cấu đo vận tốc, bộ nhớ và các thiết bị xuất nhập tín hiệu.
* Phần chấp hành: gồm máy cắt kim loại và một số cơ cấu phục vụ vấn đề tự
động hóa .
- Hộp tốc độ: phạm vi điều chỉnh tốc độ lớn, thường là chuyển động vô cấp, trong
đó sử dụng các ly hợp địên từ để thay đổi tốc độ được dễ dàng .
- Hộp chạy dao: có nguồn dẫn động riêng , thừơng là các dộng cơ bứơc.Trong
xích truyền động , sử dụng các phương pháp khử khe hở của các bộ truyền.
- Thân máy cứng vững , kết cấu hợp lý để dễ thải phôi, tưới trơn, dễ thay dao tự
động
*An tòan khi sử dụng :
a .Công tác chuẩn bị :
- Kiểm tra xem có vật lạ cản trở chuyển động của đầu cắt hay không.
- Kiểm tra áp lực của oxy & gas để đảm bảo yêu cầu hoạt của máy. Điều khiển áp
lực của oxy & gas sao cho phù hợp vối vật liệu cắt.
b.Vận hành :
- Bật cầu giao điện, công tắt bảng điện điều khiển, công tắt màn hình máy tính.
- Khởi động motor điều khiển đầu cắt. Mở công tắt sau khi vào gas.
- Lập chương trình gia công chi tiết.
- Bật công tắt mồi.
- -Khi máy đang vận hành, tuyệt đối không được để đầu cắm, chạm vào vật liệu
cắt.
c .Dừng máy :
- Khi cắt xong phải tắt hết oxy & gas trong đường ống. Thứ tự cắt nguồn : bảng
điện nguồn, màn hình máy tính, bảng điện chính.

SVTH : NVH Trang 15
Nhà máy đóng tàu 76 BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Phạm Ngun Vũ
V. MÁY HÀN :
1.Phân loại:
Có nhiều phương pháp hàn kim loại như : Hàn hơi , hàn điện, hàn nén áp điện trở
và hàn rèn . Ở nước ta hiện nay hầu hết là sử dụng phương pháp hàn điện và hàn hơi .
nhưng đa số ở các xưởng đóng tàu đều sử dụng phương pháp hàn điện
2. Cấu tạo của thiết bị hàn điện:
Cấu tạo gồm: Máy biến thế, mỏ hàn, và cầu dao điện
 Máy biến thế(như hình vẽ): Máy biến thế được cấu tạo bởi: Máy biến áp hàn,
cuộn sơ cáp, cuộn thứ cấp
 Mỏ hàn(Kìm hàn): được cấu tạo có tay cầm và dược bọc bằng lớp cao su va được
nối với sợi dây nóng của máy hàn
 Cầu dao điện: có nhiệm vụ đóng ngắt nguồn điện đi vào máy hàn
Ngun lý làm việc:
Khi hàn người ta đóng cầu dao điện và điều chỉnh dòng điện bằng cách quay cần
điều chỉnh(từ 60 vơn đến 300 vơn) tùy theo bề dày của vật. Dòng điện được chạy trong
một vòng khép kín từ cầu dao điện vào trong máy hàn thơng qua biến áp hàn. Tại đây
dòng điện được điều chỉnh bỏi tay đều chỉnh cường độ dòng điện ra mỏ hàn và một đầu
còn lại(dây mát) được nối với vật hàn. Khi ta hàn, que hàn được nối với vật hàn sinh ra
hồ quang điện làm chảy que hàn và vật hàn.
Sử dụng máy hàn:
- Khi sử dụng máy hàn, phải kiểm tra dòng điện bao nhiêu & điện áp ở mức nào
cần dùng.
- Khi hàn phải mang đồ bảo hộ lao động như bao tay kính hàn, chân phải đi dép
hoặc đi ủng tránh ướt .
- Khi trời mưa thì khơng được hàn, mày biến thế & bản cầu điện phải có máy che
để tránh nhiễu diện.
- Đường dây nối với kìm hàn phải được kiểm tra, nếu có bị tróc vỏ, đứt thì phải
nối lại cẩn thận, tránh để kìm hàn sau khi vừa hàn xong, lên dây hàn.

SVTH : NVH Trang 16
TAY QUAY CHỈNH DÒNG ĐIỆN HÀN
MÁY HÀN
ĐIỆN
VÀO
220->380
VOLT
VẬT HÀN
DÂY MÁT
KÌM HÀN
DÂY NÓNG
ĐŨA HÀN
Nh mỏy úng tu 76 BO CO THC TP GVHD: Phm Nguyờn V
VI. MY CT :
1 Phõn loi :
Hin nay trờn th gii cú nhiu loi mỏy ct nh mỏy ct c khớ, mỏy ct bng ốn
xỡ s dng ch yu l kt hp khớ Oxy & Axetylen, mỏy ct bng tia LASER. Tuy nhiờn
nc ta hin nay ch yu s dng mỏy ct bng ốn xỡ s dng khớ Oxy & Axetylen.
2.Cu to thit b ct bng ốn xớ :
a) Cu to: Mỏy ct gm cú 2 bỡnh : Bỡnh ng khớ ụxy v bỡnh ng khớ axờtylen
(hoc ng gas ) mi bỡnh u cú gn nỳt m ( tt ) v ng h o ỏp sut
v c ni vi ng dõy, 2 ng dõy c ni vo m ct . M ct c cu to nh hỡnh
v:
b)Nguyờn lý hot ng ca m ct:
- M nỳt iu chnh 2 bỡnh khớ v xem ỏp sut trờn ng h o 2 bỡnh kim tra
lng khớ . Sau ú m nỳt iu chnh tay cm m ct lng khớ axờtylen(gas) va
dựng bt la mi la v iu chnh nỳt iu ho cho lng khớ oxy v khớ chỏy sinh
ra ngn la ct.
- Sau ú ngn la ca m ct vo vt cn ct . Nung núng vt ct n trng
thỏi chy ta m van diu chnh khớ oxy thi kim loi theo ng m cn ct .

SVTH : NVH Trang 17
pam
o
o
pam
pam
o
pam
o
Moỷ caột
ẹong ho ủo aựp suaỏt
Bỡnh axetylen(gas)
Bỡnh oxy
Mỏy c t
Nhà máy đóng tàu 76 BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Phạm Nguyên Vũ
- Sau khi cắt xong muốn ngừng hoạt động thì tắt ngọn lửa bằng cách đóng nút
điều chỉnh ở tay cầm.
c) Sử dụng mỏ cắt:
- Khi sử dụng cần phải kiểm tra lượng khí trong bình thông qua đồng hồ đo
- Kiểm tra ống dây có bị thủng hay không .
- Khi cắt xong cần phải tắt tất cả các nút ở mỏ hàn .
- Ong dây không được để gần (hoặc đè lên) vật vừa cắt xong .
3.Hàn hơi :
a> Cáu tạo:
-Ngọn lửa hàn hơi cho nhiệt độ khoảng 3200
0
C.
-Có ống cao su dẫn hơi, mỏ hàn và que hàn.
-Có hỗn hợp oxy, khí axêtylen,van oxy , khí C
2

H
2
.
-Miệng phung trộn
b> Nguyên lý hoạt động :
 Thép làm que hàn phải bảo đảm thành phần hoá học và sạch bề mặt không có gỉ,
mỡ sơn .
 Khi hàn hơi ta thường gặp nhiều dạng mối hàn khác nhau . vì thế ta chuẩn bị
mép để hàn .
c> Cách sử dụng: Căn cứ vào hướng chuyển động của mỏ hàn và que hàn ta có hai
phương pháp.Trong cả hai phương pháp hàn mỏ hàn . nếu cầm tay phải nghiêng 45
0
8 về
phải còn tay kia cầm que hàn nghiêng 45
0
về phía trái .
* Phương pháp hàn hướng phải có nhiều đặc tính hơn .
 Bảo đảm gốc hàn ngấu và mối hàn ngấu,tránh hiện tượng ngậm xỉ, ngậm hơi .
 Hàn được mối hàn ngang và ngửa mặt, tốc độ hàn nhanh .
PHẦN IV : KẾT CẤU BỆ KHUÔN LẮP RÁP.GIA CÔNG LẮP RÁP VÀ HÀN
CÁC CHI TIẾT CỦA TÀU ĐANG THI CÔNG TẠI NHÀ MÁY
I/ BỆ KHUÔN LẮP RÁP :
Bệ khuôn lắp ráp rất quan trọng trong suốt thời gian thi công tàu . Công tác chuẩn
bị khuôn được tiến hành như sau :
• Chọn vị trí dọc tâm trên nền mặt bằng dựng 2 cột chuẩn làm mút mũi và mút lái
của tàu . Cột chuẩn bằng sắt L75x75x6 được chôn giữ và hàn chắc chắn . Giữa 2 cột
chuẩn căng một sợi dây thép đường kính 2 mm để làm cơ sở xác định mặt phẳng dọc tâm
tàu và kiểm tra trong quá trình thi công . Dùng các trọng vật ở hai đầu làm căng dây
thép .
• Đặt một thanh thép U180 nằm gối trên các đế (Đế kê bằng khung sắt hàn) tại vị trí

dọc tâm theo chiều dài tàu . Trên mặt thanh thép U180 đánh dấu đường dọc tâm tàu , vị
trí các vách , sườn thục . Điều chỉnh mặt trên của thép U180 trùng với đường tâm dọi của
cột mốc . Điều chỉnh mặt trên của thép U180 cùng nằm trong mặt phẳng và đảm bảo độ
cân bằng dọc và cân bằng ngang . Dụng cụ để kiểm tra là các NiVô , ống thủy bình và
các tấm nệm côn bằng gỗ . Chiều cao từ mặt trên của thép U180 cách mặt nền khoảng 0.7
– 0.9 m ( do đế kê bằng khung sắt cao từ 0.6 – 0.8m ) để thuận tiện trong thi công . Các
đế kê được tăng cường vùng giữa tàu và vùng phía lái có nền đất yếu .
• Căn cứ vào đường hình mặt cắt ngang vùng giữa tàu , vùng đuôi , vùng mũi để
làm khung bệ khuôn lắp ráp cho phù hợp . Bệ khuôn lắp ráp được bố trí đối xứng qua mặt
phẳng dọc tâm tàu , các cơ cấu ngang được liên kết với nhau và định vị với mặt nền .
Sau đó kiểm tra lại bệ kê , đà kê
Nội dung kiểm tra :
SVTH : NVH Trang 18
Nhà máy đóng tàu 76 BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Phạm Nguyên Vũ
Sai số khoảng cách giá đỡ bệ khuôn : ± 1mm
Sai lệch độ không vuông góc giữa các thành bệ : ± 2 mm
Sai lệch cao độ so với cột chuẩn : ± 2 mm
II/ GIA CÔNG LẮP RÁP CÁC CHI TIẾT :
1/ Gia Công Lắp Ráp Và Hàn Chi Tiết Chữ T Và Thép Hình :
1.1Chế tạo , lắp ráp và hàn dầm T thẳng : (theo bảng vẽ từng sườn)
- Trên bệ bằng ta đặt tấm thép bản mép tự do của dầm và hàn đính xuống bệ , sau
đó trên tấm bản mép xác định lại vị trí của tấm bản thành bời hai đường có mặt cắt bằng
chiều dày của tấm bản thành
- Kiểm tra độ vuông góc của tấm bản thành và bản cánh , và khe hở giữa chúng .
- Theo chiều dọc tấm bản thành hàn đính một số tấm mã để gia cường cho tấm bảng
thành trong khi hàn .
- Hàn đính tấm thành với tấm bản cánh (Mối hàn đính ở 2 đầu cách mút dầm là 20
mm)
- Chiều hàn chính thức đi từ giữa ra hai đầu và hàn theo phương pháp hàn đuổi .
Sau khi hàn xong kiểm tra độ cong vênh của dầm với bệ .

Nội dung kiểm tra :
Độ thẳng ở bản thành và bản mặt :± 4mm
Sai lệch vị trí bản thành so với bản mặt :± 2mm
Độ không đối xứng với tấm bản thành :± 3
0
1.2 Chế tạo , lắp ráp và hàn dầm T cong : (theo bảng vẽ từng sườn)
- Tùy theo chi tiết T có hình dáng cong như thế nào ta sẽ định vị bằng các mã đỡ và
các mã chặn .
- Sau đó ta đặt tấm bản thành của chi tiết T lên mã chặn .
- Đặt tấm bản mép vào vị trí , điều chỉnh độ vuông góc giữa bản mép và bản thành .
Sau đó dùng nêm ép sát chi tiết bản cánh vào bản thành .Cố định và hàn chúng
- Hàn đính tấm thành với tấm bản cánh (Mối hàn đính ở 2 đầu cách mút dầm là 20
mm)
- Chiều hàn chính thức đi từ giữa ra hai đầu và hàn theo phương pháp hàn đuổi .
Sau khi hàn xong kiểm tra độ cong vênh của dầm với bệ .
Nội dung kiểm tra :
Độ thẳng ở bản thành và bản mặt :± 4mm
Sai lệch vị trí bản thành so với bản mặt :± 2mm
Độ không đối xứng với tấm bản thành :± 3
0
1.3 uốn cong thép hình : (theo bảng vẽ từng sườn)
Có hai cách uốn : Uốn cong bằng máy và uốn cong bằng thủ công .
2/ Gia Công Lắp Ráp Khung Sườn và Các Vách :
2.1 Chế tạo , lắp ráp khung sườn : (Theo bản vẽ từng sườn)
- Kết cấu khung sườn bao gồm đà ngang đáy , sườn , xà ngang boong được nối với
nhau bằng các mã .
- Trước tiên ta phải vẽ toàn bộ khung sườn (mặt cắt ngang) trên bệ bằng lắp ráp (Vẽ
đủ vị trí đà ngang , sườn trái và phải , xà ngang boong , vị trí mã)
- Sau khi vẽ xong cần kiểm tra lại mới tiến hành lắp ráp :
Đặt sườn phải và trái lên đúng vị trí của nó lên bệ bằng đã vẽ , và rà lượng dư hai

đầu rồi cắt bỏ
Dùng các mã cố định sườn đúng vị trí .
Tiếp tục đưa đà ngang , xà ngang boong vào đúng vị trí trên bệ , cắt lượng dư .
Dùng các mã cố định nó trên bệ cùng với sườn .
SVTH : NVH Trang 19
Nhà máy đóng tàu 76 BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Phạm Nguyên Vũ
Đặt các mã đà ngang đáy và xà ngang boong vào đúng vị trí của nó .
Chú ý : Khi lắp mã cần đảm bảo khe hở giữa mã và sườn , mã và đà ngang đáy , xà ngang
boong để khi hàn liền đảm bảo chất lượng của khung sườn .
Nội dung kiểm tra : Dung sai khung sườn với đường kẻ :± 1.5mm
2.2. Chế tạo , lắp ráp vách ngang , vách dọc : (Theo bản vẽ từng sườn)
- Kiểm tra bằng phẳng của bệ lắp ráp , dùng ống thủy bình đo 4 góc của bệ
- Lắp tôn vách : lắp tấm tôn giữa ra 2 bên , bảo đảm khe hở và độ bằng phẳng giữa
các mối nối tôn , lắp xong hàn đính và hàn liền .
- Lấy dấu vị trí các nẹp gia cường vách , đường tâm , đường kiểm tra .
- Khi lắp cần chú ý các vị trí trên và dưới của nẹp gia cường , độ thẳng đứng của
nẹp gia cường với vách .
- Sau đó mới hàn chính thức , hàn cơ cấu với cơ cấu , cơ cấu với tôn .
Cách kiểm tra :
- Sai số cục bộ theo đường viền : ± 2 mm
- Theo chiều rộng và chiều cao : ± 5mm
- Sai lệch giữa hai đường cơ cấu : ± 1 mm
- Sai lệch cơ cấu đối với đường lấy dấu : ± 2 mm
- Sai số đường tâm và các chi tiết khác :± 2mm
3/ Gia Công Lắp Ráp Các Chi Tiết Liên Khớp :
3.1 Dựng các vách ngang :
• Đưa các vách ngang vào đúng vị trí lắp ráp trên tôn .
• Điều chỉng vách ngang không nghiêng qua mạn phải hay mạn trái , không nghiêng
về phía mũi và lái . Dùng dây rọi và ống thủy bình để kiểm tra , điều chỉnh
• Vách ngang sau khi được điều chỉnh và kiểm tra thấy mặt phẳng của vách trùng

với mặt phẳng dọc tâm và đúng vị trí sườn , các đường cơ cấu trên vách cũng trùng với
đường cơ cấu dọc của tàu . Sau đó tiến hành hàn đính tôn vách và tôn đáy , dùng cột
chống và tăng đơ cả hai phía để cố định chắc chắn .
Chú ý :
- Vị trí lắp vách không được sai lệch quá ½ chiều dày tôn vách
- Vách ngang phải vuông góc với bệ khuôn .
- Đường kiểm nghiệm hai bên vách phải thăng bằng (dùng ống thủy bình để
kiểm tra )
- Bề mặt tôn đáy phải làm sạch trước khi lắp vách , sau khi kiểm tra vị trí lắp
vách đã đảm bảo .
3.2 Dựng các vách dọc , sống chính đáy , đà ngang đáy,sống phụ đáy:
• Đưa các vách dọc vào đúng vị trí lắp ráp trên tôn .
• Điều chỉng các vách dọc không nghiêng qua mạn phải hay mạn trái . Dùng dây rọi
và ống thủy bình để kiểm tra điều chỉnh .
• Đưa sống chính lên lắp ráp vào đúng vị trí , kiểm tra độ thẳng đứng của sống và
sai lệch so với đường vạch dấu .
• Tiến hành lắp các đà ngang đáy , điều chỉnh lắp các đà ngang đúng vào vị trí sườn
và vuông góc với mặt phẳng chuẩn đáy .
• Tiến hành căn chỉnh , lắp hàn đính sống phụ .
• Hàn liên kế hai đầu sống phụ với đà ngang đáy .
• Hàn đính đà ngang với tôn đáy .
Nội dung kiểm tra :
SVTH : NVH Trang 20
Nhà máy đóng tàu 76 BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Phạm Nguyên Vũ
- Kiểm tra khoảng cách sống phụ với tâm tàu và giữa các sống phụ với nhau .
Kiểm tra độ vuông góc của bản thành sống phụ với mặt phẳng chuẩn .
- Độ xê dịch cho phép của khung xương dọc và ngang khỏi đường lấy dấu
không vượt quá ± 2 mm
3.3. Dựng các khung sườn trái và phải :
• Các khung sườn trái và phải của tàu được đưa vào lắp ráp trên triền từ vị trí sườn

giữa về hai đầu .
• Điều chỉnh và kiểm tra các khung sườn đảm bảo đối xứng qua mặt phẳng dọc tâm
(không bị nghiêng qua mạn phải hay mạn trái ) , đảm bảo vuông góc qua đường chuẩn
(không nghiêng về lái hay mũi ) , đảm bảo khoảng cách sườn thực theo thiết kế bằng
thước , ống thủy bình , dây rọi .
• Sau khi đảm bảo các yêu cầu trên , tiến hành cố định chắc chắn các khung sườn .
Dùng các thanh thép hàn gá lên mặt sườn theo chiều dài tàu để giữ khoảng cách các
sườn . Dùng mã và cột chống để giữ sườn với tôn đáy và bệ lắp ráp .
3.4. Lắp ráp sống chính boong , xà ngang boong khỏe , sống phụ boong :
• Sống boong được kéo từ mũi đến lái , gián đoạn tại các vách ngang . Sống phụ
boong kết hợp với nẹp vách tạo thành khung cứng .
• Sau đó lắp xà ngang khỏe lên vị trí từng sườn .
• Tiến hành hàn đính xà khỏe với sống chính .
• Hàn các mã liên kết với các cơ cấu khỏe .
• Sau khi cố định các khung xương xong bằng các thanh giằng chéo , ta tiến hành
lắp sống phụ boong lên rồi liên kết giữa các đà ngang boong khỏe .
• Kiểm tra khoảng cách giữa các sống boong , xà ngang boong , tiến hành hàn đính
giữa chúng .
• Sau cùng là lắp các xà ngang boong thường , xà ngang này được đỡ bởi sống phụ
boong và khung xương hai bên mạn .
3.4. Lắp ráp sống dọc mạn :
• S khi đã cố định các khung sườn xong bằng các thanh thép
• Đưa sống dọc mạn lên , điều chỉnh , căn sửa theo đúng vị trí rồi tiến hành hàn đính
.
Nội dung kiểm tra :
+ Sai số cho phép đối với đường vạch dấu : ± 2 mm
+ Sai số về độ cao so với cột chuẩn : ± 2 mm
3.5. Lắp tôn đáy , tôn mạn , tôn boong :
Nguyên tắc chung :
• Khe hở lắp ráp tôn

• Tôn đáy được lắp từ giữa ra bẻ góc .
• Tôn mạn được lắp ráp từ trên xuống bẻ góc theo chiều dài tàu từ giữa về hai đầu
mút mũi , lái .
• `Tôn boong được lắp dãy giữa trước , sau đó lắp dần ra hai bên .
• Quá trình lắp ráp cũng được tiến hành đồng thời , đối xứng qua mặt phẳng dọc tâm
tàu để chống biến dạng , đảm bảo khe hở lắp ráp , đảm bảo khoảng cách giữa đường hàn
nối tôn với đường hàn cơ cấu thiết kế .
Công tác lắp ráp :
• Trong quá trình lắp tôn vỏ và tôn boong , các kết cấu khung sườn phải đảm bảo kỹ
thuật vì vỏ tàu có liên quan trực tiếp đến các tính năng và chất lượng của thân tàu .
SVTH : NVH Trang 21
Nhà máy đóng tàu 76 BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Phạm Nguyên Vũ
• Dùng cẩu cẩu các tấm tôn vào vị trí lắp ráp , kéo sát mặt tấm tôn về phía cơ cấu
cho tới khi đạt yêu cầu .
• Điều chỉnh tấm tôn vào đúng vị trí lắp ráp , hàn đính để giữ tôn với cơ cấu . Dùng
các mã răng lược đặt nghiêng góc 45
0
để giữ mép các tấm tôn với nhau .
Kiểm tra :
• Kiểm tra khe hở lắp ráp theo thiết kế
• Kiểm tra độ chuẩn xác giữa mặt tôn với thành cơ cấu .
• Kiểm tra độ không phẳng của tôn boong , tôn mạn .
• Sửa chữa các sai xót (nếu có)
• Mời đăng kiểm kiểm tra trước khi chuyển bước công nghệ
III/ CÔNG NGHỆ HÀN :
1. Vật Liệu :
Que hàn phải đúng mác theo tiêu chuẩn quy định .
2. Các Yêu Cầu Chung :
- Việc tuân theo quy định hàn nhằm đạt được một sản phẩm thỏa mãn các yêu cầu
của thiết kế và thỏa mãn quy phạm về hàn

- Các quy cách hàn tuân theo thiết kế kết cấu được duyệt
- Các loại vật liệu hàn phải được ĐKVN chấp nhận
- Người thợ hàn phải có chứng chỉ do ĐKVN cấp .
- Việc tuân theo quy trình ở bước công nghệ trước là cơ sở về chống biến dạng để
thi công các bước công nghệ sau .
- Việc tuân theo quy trình ở tất cả các bước công nghệ tạo ra một sản phẩm có
chất lượng cao .
3. Quá Trình Hàn :
Công tác chuẩn bị chung trước khi hàn :
Chất lượng của đường hàn phụ thuộc rất nhiều vào công tác chuẩn bị trước khi hàn .
• Người thợ hàn phải tự tạo cho mình một môi trường hàn tốt nhất có thể được .
• Xưởng tạo điều kiện cung cấp cho công nhân đầy đủ các thiết bị bảo hộ .
• Phải kiểm tra thiết bị hàn , nguồn điện , vật liệu hàn trước khi hàn .
• Mối lắp ghép phải được kiểm tra , nghiệm thu trước khi hàn .
• Trường hợp mối hàn phải thực hiện theo nhiều lớp thì lớp hàn trước phải được
kiểm tra nghiệm thu trước khi hàn lớp hàn sau .
4 Quy trình hàn cụ thể của các cơ cấu thân tàu mặt boong , các phân đoạn
nhỏ và thân tàu như sau :
a/ Hàn các chi tiết liên khớp :
Các chi tiết như đà chữ T được lắp ráp trên bệ và hàn trước khi ráp lên tàu .
b/ Hàn vách ngang :
Tôn vách ngang được lắp ráp , hàn găng và vát mép theo yêu cầu .
Quá trình hàn được tiến hành theo thứ tự : Hàn cơ cấu với cơ cấu trước , hàn tôn với cơ
cấu , sau đó là hàn tôn với tôn .
c/ Hàn dàn đáy :
• Dàn đáy có các cơ cấu cơ bản như sau : Đà ngang đáy , tôn đáy , Sống chính ,
sống phụ v v
• Tôn đáy chú ý ngắn các mã răng lược để chống biến dạng . Sau khi hàn mặt
trong , dùng đèn thổi hết xỉ hàn mặt ngoài cho đến khi tới con hàn bên trong , dùng máy
mài mài sạch . Sau đó , mới tiến hành hàn .

SVTH : NVH Trang 22
Nhà máy đóng tàu 76 BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Phạm Nguyên Vũ
• Các cơ cấu chữ T được hàn theo quy trình gia công chi tiết trước khi lắp ráp vào
tàu .
• Các lỗ thoát nước , lỗ công nghệ v v được khoét mài nhẵn trước khi hàn .
• Quá trình hàn được tiến hành theo thứ tự : Hàn cơ cấu với cơ cấu trước , hàn tôn
với cơ cấu , sau đó là hàn tôn với tôn .
• Sau khi hàn đánh sạch xỉ hàn , vệ sinh sạch để dễ kiểm tra , sơ đồ hàn được thực
hiện theo hình vẽ .
• Tôn vỏ , cơ cấu đáy được hàn bằng máy hàn hồ quang tay .
d/ Hàn dàn mạn :
• Dàn mạn có các cơ cấu cơ bản như sau : Sườn thường , sườn khỏe , sống dọc
mạn , tôn mạn v v
• Tôn mạn :ngắn các mã răng lược để chống biến dạng . Sau khi hàn mặt trong ,
dùng đèn thổi hết xỉ hàn mặt ngoài cho đến khi tới con hàn bên trong , dùng máy mài mài
sạch . Sau đó , mới tiến hành hàn .
• Các cơ cấu chữ T được hàn theo quy trình gia công chi tiết trước khi lắp ráp vào
tàu .
• Các lỗ thoát nước , lỗ công nghệ v v được khoét mài nhẵn trước khi hàn .
• Quá trình hàn được tiến hành theo thứ tự : Hàn cơ cấu với cơ cấu trước , hàn tôn
với cơ cấu , sau đó là hàn tôn với tôn .
• Sau khi hàn đánh sạch xỉ hàn , vệ sinh sạch để dễ kiểm tra , sơ đồ hàn được thực
hiện theo hình vẽ .
• Tôn vỏ được hàn bằng máy hàn hồ quang tay .
e/ Hàn dàn boong :
• Dàn boong có các cơ cấu cơ bản như sau : Xà ngang boong , sống boong , tôn
boong v v
• Tôn boong :ngắn các mã răng lược để chống biến dạng . Sau khi hàn mặt trong ,
dùng đèn thổi hết xỉ hàn mặt ngoài cho đến khi tới con hàn bên trong , dùng máy mài mài
sạch . Sau đó , mới tiến hành hàn .

• Các cơ cấu chữ T được hàn theo quy trình gia công chi tiết trước khi lắp ráp vào
tàu .
• Các lỗ thoát nước , lỗ công nghệ v v được khoét mài nhẵn trước khi hàn .
• Quá trình hàn được tiến hành theo thứ tự : Hàn cơ cấu với cơ cấu trước , hàn tôn
với cơ cấu , sau đó là hàn tôn với tôn .
• Sau khi hàn đánh sạch xỉ hàn , vệ sinh sạch để dễ kiểm tra
f/ Kiểm tra :
• Phải dựa vào quy trình công nghệ và quy trình hàn được nêu trong hồ sơ kỹ thuật
của tàu .
• Kiểm tra mép hàn , khe hở hàn , chiều dày tấm và các phần vát mép có đạt yêu cầu
kỹ thuật hay không , kiểm tra làm sạch mép hàn .
• Kiểm tra phương pháp hàn , chất lượng hàn và vị trí đường hàn , các khuyết tật
đường hàn như rỗ khí , không trơn đều , cháy cạnh , không ngấu .
• Thử bằng máy dò siêu âm để phát hiện các khuyết tật bên trong tại vị trí hàn quan
trọng .
• Thử kín đường hàn thân tàu
• Các quá trình hàn đều phải có sự giám sát của kỹ thuật viên .
g/ Kiểm tra trước khi hàn :
SVTH : NVH Trang 23
Nhà máy đóng tàu 76 BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Phạm Nguyên Vũ
Kiểm tra thiết bị hàn , môi trường hàn , vật liệu hàn
Kiểm tra công tác chuẩn bị mối hàn : Góc vát mép , khe hở lắp ráp , vệ sinh bề mặt .
h/ Kiểm tra sau khi hàn :
Kiểm tra bằng mắt : Bề mặt mối hàn đều , đồng dạng , không có khuyết tật nứt , cháy
chân , rỗ xỉ , biến dạng
Kiểm tra kín bằng thẩm thấu vôi – dầu , thử áp lực khí đường ống
Kiểm tra bên trong bằng siêu âm đường hàn tôn vỏ .
PHẦN V:QUY TRÌNH LẮP RÁP VÀ HÀN PHÂN TỔNG ĐOẠN

I.KHÁI NIỆM:

_ Phân đoạn: là 1 bộ phận công nghệ cuối cùng của phân tàu thủy hoặc của 1 kết
cấu riêng biệt thân tàu( đáy, mạn, boong…).
+ Phân đoạn phẳng: như các vách ngang, vách dọc, mạn, boong, sàn
+ Phân đoạn khối : phân đoạn đáy, phân đoạn mũi, phân đoạn lái, hầm, thùng
chứa lớn, khoang cách ly.
SVTH : NVH Trang 24
Nhà máy đóng tàu 76 BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Phạm Nguyên Vũ
_ Tổng đoạn: là 1 tổng hợp kết cấu lơn bao gồm các phân đoạn phẳng và khối
hợp lại.
_ Phân (tổng) đoạn chuẩn: là phân (tổng) đoạn có 2 đầu không có lượng dư để
lắp ghép,còn các tổng đoạn còn lại một đầu có lượng .
1. Các nguyên tắc phân chia phân ,tổng đoạn
Việc phân chia thân tàu thành phân đoạn hoặc tổng đoạn phụ thuộc trước hết vào
năng lực của nhà máy :tải trọng của thiết bị cẩu của phân xưởng vỏ cũng như nơi lắp
ráp trước khi hạ thủy .
Khi phân chia tổng đoạn phải cố gắng sao cho chiều dài tổng đoạn tương ứng với
khoảng cách của các vách ngang.Bố trí sao cho mỗi tổng đoạn phải có ít nhất một
vách ngang để đảm bảo độ cứng và hình dáng tổng đoạn .
Khối lượng của từng phân đoạn càng lớn càng tốt nhưng phải nằm trong phạm vi
cho phép của cần cẩu và khả năng vận chuyển từ phân xưởng vỏ đến nơi lắp ráp
Chiều dài và chiều rộng của mỗi phân đoạn là bội số của kìch thước tôn tấm .
Đường bao phân đoạn cố gắng thẳng,liên tục không có chổ gẫy khúc hoặc hụt
vào để thuận tiện cho việc lắp ráp .
Trình tự lắp ráp các phân đoạn phải đảm bảo ứng suất hàn nhỏ nhất ở những chỗ
kết cấu không liên tục để tránh rạng nứt .
Vị trí các mép của phân đoạn dọc theo thân tàu có thể bố trí so le với nhau,hoặc
cùng trên một mặt phẳng,hoặc cũng có thể hổn hợp ,các mép của phân đoạn cần phải để ở
những nơi có mã
2. Lắp ráp phân tổng đoạn:
Lắp ráp thân tàu theo 1 trong 2 phương pháp sau: phương pháp phân đoạn và

phương pháp tổng đoạn.
Trong phương pháp phân đoạn có thế lắp ráp theo phương pháp hình chóp, phương
pháp ốc đảo và phương pháp xây tầng.
_ Phương pháp hình chóp: là phương pháp mà thân tàu được lắp ráp từ những phan
đoạn phẳng và phân đoạn khối thành hình chóp theo chiều dài tàu.Các phân đoạn được
lắp rắp từ trong ra ngoài về 2 phía mũi và đuôi tàu, đồng thời lắp ráp cả về phía chiều cao
co tới boong tàu.
Phương pháp này thường dùng để đóng các tàu lớn.
Nhược điểm của phương pháp là diện tích làm việc hẹp do đó tiến độ thi công chậm.
_ Phương pháp ốc đảo: là phương pháp mà cùng 1 lúc ta xây dựng nhiều hình chóp
như phương pháp hình chóp dọc theo chiều dài tàu.Tùy theo điều kiện của nhà máy, các
ốc đảo có thể dịch chuyển trên triền để ráp lại với nhau hoặc có thể đứng ở vị trí cố định
cho tới khi lắp ráp xong toàn bộ tàu. Sau khi lắp ráp xong các ốc đảo thường phải tiến
hành lắp ráp các phân đoạn đệm.
_ Phương pháp xây tầng: được tiến hành như sau: trước hết ta lắp ráp toàn bộ các
phân đoạn dưới cùng dọc chiều dài thân tàu rồi sau đó đến các phân đoạn trên, cuối cùng
là các phân đoạn boong trên cùng, phân đoạn mũi, lái.
Nhược điểm của phương pháp là không khống chế được biến dạng hàn nên ít sử
dụng.
II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1.Chuẩn bị triền đà
- Dọn vệ sinh sạch sẽ triền đà
- Kẻ đường tâm.
SVTH : NVH Trang 25

×