Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

bảo tồn và phát triển tranh dân gian đông hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.26 KB, 17 trang )

CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN KTXH
Đề tài: Bảo tồn và phát triển tranh dân gian Đông Hồ.
Nhóm thực hiện:
Nhóm : 3
lớp :Kế Hoạch 48B
Trường : ĐH KTQD
Danh sách tên các thành viên của nhóm:
(1) Nguyễn Văn Toàn
(2) Nguyễn Anh Quang
(3) Nguyễn Tuấn Việt
(4) Đinh Thị Phương Thảo
(5) Nguyễn Thanh Bình
(6) Trần Thị Vóc
(7) Vũ Thị Thúy Nga
1
MỤC LỤC
I. Cơ sở đề xuất dự án

4
II. Mục tiêu của đề án

7
III. Đầu ra dự kiến của dự án

8
IV. Các hoạt động chính của dự án

8
V. Khung giám sát dự án

9


VI. Tiến độ và kế hoạch ngân sách của dự án

10
VII. Tổ chức thực hiện

11
VIII. Rủi ro, thách thức trong quá trình thực hiện dự án và phương án khắc
phục

12
IX. Phụ lục

14
2
Danh mục các từ viết tắt:
UBND: Uỷ Ban Nhân Dân
XHCN: Xã Hội Chủ Nghĩa
Lời nói đầu
“Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”
Không phải tự nhiên tranh Đông Hồ được nhà thơ Hoàng Cầm nhắc đến đầy
tự hào và kiêu hãnh trong bài thơ “Bên kia sông Đuống” như một đặc sản nghệ
thuật của vùng quê Kinh Bắc. Tranh Đông Hồ có được sức sống lâu bền và có sức
cuốn hút đặc biệt với nhiều thế hệ con người Việt Nam cũng như du khách nước
ngoài cũng bởi những đề tài trên tranh phản ánh đậm chất cuộc sống mộc mạc,
giản dị, gần gũi gắn liền với văn hoá người Việt. Một vài tờ tranh bên cạnh mâm
3
ngũ quả ngày Tết sẽ là thứ mà các bà, các chị không thể quên khi đi chợ trong
những ngày áp Tết. Đó là thói quen, là tâm linh, tín ngưỡng gắn kết trong tư duy
của mọi người dân Việt Nam.

Tuy nhiên, điều đáng buồn là giờ đây tranh Đông Hồ không còn mang tính
“thuần Việt” như thời xưa mà đang dần bị thương mại hoá. Đến với chợ tranh
Đông Hồ bây giờ, người ta không còn được thấy cảnh tấp nập bán mua, cũng
không còn cảnh người người, nhà nhà ưa chuộng tranh Đông Hồ như ngày xưa
nữa. Các thế hệ sau cũng ít muốn học và theo nghề tranh truyền thống của cha ông
vì quá vất vả mà lại ít lợi nhuận. Du khách đến làng tranh bây giờ vẫn thấy cảnh
phơi giấy nhưng đó lại là giấy để làm hàng mã chứ không phải giấy dó in tranh
Dự án này được xây dựng với mong muốn làng tranh Đông Hồ sẽ tìm lại
được vị trí vốn có của mình và ngày càng phát triển, làm giàu thêm cho nền văn
hoá đậm đà bản sắc của dân tộc Việt Nam.
I. Cơ sở đề xuất dự án:
1. Thực trạng vấn đề đang nghiên cứu: Tranh Đông Hồ đang đứng trước
nguy cơ mai một. 17 dòng họ làng Đông Hồ xưa kia đều biết làm tranh giờ chỉ còn
3 hộ vẫn tâm huyết, say sưa với nghề truyền thống.
2. Phân tích các bên hữu quan:
UBND Tỉnh Bắc Ninh, UBND Huyện Thuận Thành, chính quyền địa
phương, Sở Văn Hóa Thông Tin, Sở Du Lịch Thương Mại: Đây là nhóm đối
tượng có tác động mạnh tới dự án. cụ thể sẽ cung cấp tài chính cho dự án. tạo điều
kiện thuận lợi cho những thủ tục hành chính sau này. Khi dự án thành công tranh
Đông Hồ được khôi phục thì nhóm cũng có những lợi ích như, giữ gìn được một
nét văn hoá của dân tộc, 1 bản sắc văn hoá của vùng kinh Bắc. số lượng khách du
4
lịch hàng năm tới Bắc Ninh tăng, doanh thu của tỉnh sẽ tăng, GDP của huyện, tỉnh
sẽ tăng.
Người làm tranh: đây là nhóm đối tượng trực tiếp tác động tới dự án. Là
nguồn cung cấp tranh cho dự án. Nhóm sẽ có thu nhập cao khi dự án thành công.
Nhóm người bán tranh in sẵn của Trung Quốc, 1 số tranh hiện đại. nhóm đối
tượng này sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp khi tranh Đông Hồ được khôi phục. cụ thể
lượng tranh bán được sẽ giảm.
Một số người dân địa phương: đây là nhóm được hưởng lợi ích gián tiếp. khi

lượt khách du lịch đến với địa phương nhiều hơn thì người dân cũng có đuợc
những lợi ích nhất định về dịch vụ.
Một số người dân khác: làng Hồ ngày nay có thể nói là một nguồn cung lớn
về các sản phẩm hàng mã. Khi dự án thành công một số hộ gia đình sẽ quay trở lại
nghề xưa và theo đó những nơi nào đang nhập hàng mã từ làng Hồ sẽ mất đi
nguồn cung này.
3. Thực trạng về những vấn đề đang nổi cộm: Đông Hồ từ xưa đã sống với
3 nghề đan xen nhau trong năm. Nghề tranh phục vụ Tết Nguyên đán, ra Tết thì
làm tranh thờ, vàng mã phục vụ lễ hội cho đến rằm tháng bảy xá tội vong nhân.
Sau rằm lại chuyển sang làm đồ chơi phục vụ Tết Trung thu.
Theo thời gian, tranh Đông Hồ ngày càng mai một. Trong những năm từ
1960 đến 1970, tranh Đông Hồ bắt đầu rơi vào tình trạng khó khăn. Những bản
khắc cổ có giá trị đã bị hư hỏng, thất lạc rất nhiều .
Từ năm 1970 đến 1985, tranh Đông Hồ được xuất sang 12 nước XHCN.
Thời kỳ này, việc xuất khẩu tranh đạt được kết quả nhiều nhất. Từ đó đến năm
1990, do sự thay đổi về nhu cầu thẩm mỹ và tác động của kinh tế thị trường, dòng
tranh Đông Hồ tồn tại lay lắt. Đến nay, hầu hết những người làm tranh đều bỏ
nghề. Trong làng, hơn 90% số hộ đã chuyển hẳn sang làm vàng mã.
Hiện tại ở Đông Hồ chỉ còn vài ba nhà theo đuổi nghề tranh nhưng chỉ sản
xuất cầm chừng theo mấy đơn đặt hàng nhỏ lẻ và phục vụ khách nước ngoài như
nhà nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam
5
Năm 2000, Câu lạc bộ làng tranh được thành lập với 20 hội viên với mục
đích tổ chức dạy nghề, quản lý và bán tranh tại đình làng, được Tổng cục Du lịch
hỗ trợ 50 triệu đồng, xã trích ngân sách 15 triệu đồng và vận động nhân dân đóng
góp 20 triệu đồng để xây dựng cơ sở vật chất.
Tuy nhiên sau thời điểm thành lập, câu lạc bộ hầu như không hoạt động, chỉ
tồn tại trên danh nghĩa. Cuối tháng 9-2004, được sự hỗ trợ của Tổng cục Du lịch,
Sở Du lịch - Thương mại Bắc Ninh đã khai trương "Phòng tranh Đông Hồ", nhưng
cũng chỉ trên cơ sở phòng tranh của gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế.

Ảnh hưởng xu hướng thương mại hóa, các hình thức in lưới, dùng bột mầu
thay cho chất liệu thiên nhiên trở nên phổ biến đã làm cho dòng tranh mất dần đi
những nét đặc trưng vốn có. Nhiều bản khắc cổ đứng trước nguy cơ bị thất lạc, bị
hư hại do cung cách bảo quản thủ công (chỉ còn lại 1.000 bản, trong đó có 150 bản
khắc cổ, 100 loại tranh phục hồi, 20 loại tranh mới vẽ như: "Bác Hồ với thiếu
nhi", "Bắt phi công Mỹ", "Đào mương chống hạn" ) Nghề giấy dó ở làng Yên
Thế (Bưởi-Tây Hồ) cũng đã không còn.
Thực trạng trên cho thấy tuy đã có nhiều cố gắng của không ít cá nhân, tổ
chức, nhưng việc khôi phục và phát triển dòng tranh vẫn đang ở trong tình trạng
hết sức khó khăn. Tranh Đông Hồ đang đứng trước nguy cơ mai một.
4. Các đơn vị tổ chức,cá nhân đã tham gia bảo tồn và phát triển tranh dân
gian Đông Hồ: Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh: đơn vị này mới dừng
lại ở chức năng lưu giữ, trưng bày những bức tranh cụ thể,chứ không lưu giữ các
công cụ, bản khắc,bìa, chậu phẩm, thét, sơ mướp, đèn son… cùng với một số loại
có đề tài mới: ông Tây, bà Đầm (xuất hiện trọng thế kỷ 20)…
Các trường Văn hoá - Nghệ thuật: đưa học sinh, sinh viên về thăm làng
nghề song cũng chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa” vì cơ sở chưa có dịch vụ hướng dẫn
tìm hiểu. Chiều sâu và ý nghĩa của các bức tranh chưa được thế hệ sau tiếp cận
một cách thấu đáo.
UBND huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) phối hợp với gia đình nghệ nhân
Nguyễn Đăng Chế đầu tư 2,5 tỷ đồng xây dựng Trung tâm lưu giữ, bảo tồn tranh
6
dân gian Đông Hồ tại xã Song Hồ, nằm trong kế hoạch xây dựng đề án phát triển
du lịch Thuận Thành nằm trong quần thể du lịch Bắc Ninh và cả nước. Trung tâm
sẽ được đưa vào khai thác với các hoạt động: trưng bày thường xuyên khoảng 200
bức tranh Đông Hồ các loại; lưu giữ gần 1.000 bản khắc, khuôn tranh trong đó có
nhiều bản khắc gỗ hiếm quý cách đây trên 200 năm, do gia đình nghệ nhân
Nguyễn Đăng Chế sưu tầm được trong hàng chục năm qua.Nghệ nhân Nguyễn
Đăng Chế cho biết,trung tâm đón hàng trăm lượt khách thăm quan mỗi ngày và cả
triệu đơn hàng mỗi năm.

5. Phạm vi can thiệp của dự án: dự án sẽ trọng tâm vào khâu quảng bá
hình ảnh của tranh Đông Hồ. Cụ thể sẽ khôi phục lại chợ tranh truyền thống ngày
xưa có m à hiện tại không có, tác động tới cách nhìn của con người hiện đại với
dòng tranh truyền thống.
II. Mục tiêu của dự án
1. Mục tiêu tổng quát:
Dự án tổ chức hội chợ tranh của nhóm nhằm mục tiêu cuối cùng là bảo tồn
và phát triển dòng tranh Đông Hồ. Qua đó, người dân có thể nhận thức được hết
những giá trị di sản truyền thống, thấy được cái hay, cái đẹp, cái quý của di sản để
trân trọng, nâng niu gìn giữ và truyền lại cho con cháu, cho những người trong
cộng đồng đều thực hành, và nối tiếp từ đời này sang đời khác. Cuối cùng, mục
tiêu là để tăng số hộ làm tranh và số tranh tiêu thụ hàng năm.
2. Mục tiêu cụ thể:
Giúp các nhà làm tranh giới thiệu sản phẩm, quảng bá hình ảnh tranh Đông
Hồ tới những người dân Việt Nam và bạn bè thế giới. Tạo cơ hội cho các nhà làm
7
tranh không chỉ có điều kiện giới thiệu những giá trị văn hóa của một dòng tranh
dân gian mà còn có dịp giới thiệu về nguyên liệu, cách làm, công nghệ in của tranh
để giúp người xem hiểu và biết rõ hơn về tranh. Đồng thời giúp các nhà làm tranh
có thể quảng bá hình ảnh đến người dân, gợi mở cho họ phát triển theo hướng
mới.
Tăng thêm thông tin hiểu biết về tranh Đông Hồ thông qua việc tổ chức hội
chợ tranh. Tạo cơ hội cho người xem hiểu hết được ý nghĩa, lịch sử phát triển của
một dòng tranh có từ hàng trăm năm nay.
Đánh giá mức độ đạt được của mục tiêu này thể hiện thông qua số lượt
khách đến tham quan tại hội chợ hàng năm.
III. Đầu ra dự kiến của dự án
Tổ chức hội chợ tranh vào một dịp cuối năm tại làng Đông Hồ. Tại đây,
người mua và người bán gặp gỡ, trao đổi, giao lưu để người mua có thêm thông tin
hiểu, còn người bán có cơ hội giới thiệu quảng bá hình ảnh tranh Đông Hồ. Trưng

bày và bán tranh dân gian Đông Hồ trong sân đình, phải tạo ra được quang cảnh
chợ phù hợp với ý nghĩa của tranh.
Quy mô của hội chợ, số lượng gian hàng, thể loại tranh với kiểu dáng mẫu
mã, chất lượng khác nhau trong mỗi gian hàng trưng bày và bán là cơ sở chính để
đánh giá mức độ hiệu quả của hội chợ.
IV. Các hoạt động chính của dự án.
1. Tổ chức thực hiện hội chợ
8
- Xin cấp phép tổ chức hội chợ
- Khảo sát và tìm địa điểm mở hội chợ tranh
- Tìm nguồn cung ứng, các hộ làm tranh tham gia hội chợ
- Thiết kế không gian hội chợ, bố trí gian hàng
- Thuê nhân công: Lê tân, bảo vệ …
2. Quảng cáo cho hội chợ tranh:
Sử dụng các phương tiện quảng cáo như: Internet, báo, đài, băng-zôn … để
thu hút người xem đến với hội chợ.
V. Khung giám sát dự án
Mục tiêu cuối
cùng: Bảo tồn
và phát triển
làng tranh
Đông Hồ
Chỉ số:
- Số hộ làm
tranh.
- Số tranh
tiêu thụ hàng
năm.
Nguồn kiểm
chứng: Thông kê

thực tế.
Giả định:
Các chính sách của
nhà nước
- Cơ sở hạ tầng
(đường xá, trung
tâm lưu trữ…)
9
Mục tiêu
trung gian:
- Giới thiệu
sản phẩm,
quảng bá hình
ảnh tranh
- Tăng hiểu
biết thông tin
về tranh cho
người dân
Chỉ số:
- Số lượt
khách đến
thăm quan
hội chợ.
Nguồn kiểm
chứng: Thông kê
số liệu trực tiếp.
Giả định: Sự quan
tâm của các đối
tượng hữu quan
Đầu ra:

Hội chợ
Quy mô của hội
chợ:
- Số gian
hàng
- Số lượng
tranh
được bày
bán
Thống kê số liệu
trực tiếp tại hội
chợ.
Giả định:
- Thủ tục hành
chính
- Điều kiện tự
nhiên trong ngày tổ
chức hội chợ
- Hạ tầng giao
thông
Hoạt động:
- Quảng cáo
cho hội chợ
tranh.
- Tổ chức thực
hiện hội chợ.
- Vốn ( tự
có, đị vay)
- Nhân lực
Điều kiện tiên

quyết:
- Vốn
- Nhân lực
VI. Tiến độ và kế hoạch ngân sách của dự án
1. Quảng cáo cho hội chợ:
Đài: 15.000.000 – 20.000.000 VNĐ
Internet: 30.000.000 VNĐ
Báo : 10.000.000VNĐ
Băng rôn : 25 chiếc = 3.000.000VNĐ
Nhân công : 25 chiếc × 100.000VNĐ/chiếc = 2.500.000 VNĐ
10

Tổng chi cho quảng cáo : 60.500.000 – 65.500.000 VNĐ
2. Tổ chức thực hiện:
+ Chi phí nhân công:
Ban quản lý :(tính bình quân theo đầu người, quỹ khen thưởng nằm
trong khoản dự phòng) 12người ×3.000.000VNĐ/người = 36.000.000VNĐ(
Bảo vệ :3 người ×2ngày×100.000VNĐ/người/ngày = 600.000 VNĐ
Nhân viên: 5người × 2ngày × 75.000VNĐ/người/ngày = 750.000
VNĐ ( thuê trang phục 250.000 VNĐ)
+ Chi phí cho bày trí không gian:
20 gian hàng × 200.000VNĐ/gian = 4.000.000 VNĐ
Không gian xung quanh hội chợ: 3.000.000VNĐ
+ Chi phí cho hoạt động văn nghệ: 10.000.000VNĐ
+ Chi phí khác (điện nước, ăn uống, đi lại… ) : 10.000.000 VNĐ
+ Chi phí dự phòng : 20.000.000VNĐ

Tổng chi cho tổ chức thực hiện: 84.600.000VNĐ
VII. Tổ chức thực hiện
1. Ban quản lý dự án:

+ Ông Nguyễn Văn Toàn - trưởng ban quản lý dự án sẽ chịu trách nhiệm
chung về toàn bộ dự án
+ Ông Nguyễn Đăng Chế - đối tác cung cấp sản phẩm cho hội chợ, đồng
thời sẽ chịu trách nhiêm giao lưu, nói chuyện trong buổi trò chuyện tìm hiểu về
tranh Đông Hồ.
11
+ Ông Ngô Sách Viện - trưởng phòng văn hóa thông tin tỉnh Bắc Ninh
+ Ông Nguyễn Anh Quang chịu trách nhiệm giám sát và báo cáo tiến độ
thực hiện dự án trong suốt quá trình của dự án.
+ Ông…- trưởng công an xã Đông Hồ sẽ chịu trách nhiệm an ninh trong
suốt quá trình diễn ra hội chợ.
+ Bà Đinh Thị Phương Thảo – Thư ký dự án
+ Bà Nguyễn Thanh Bình - Quản lý thu chi tài chính của dự án
+ Bà Vũ Thị Thúy Nga – Quan lý ban khánh tiết
+ Ông Việt và bà Trần Thị Vóc - Quản lý nhân sự
2. Các công việc phải làm:
+ Hội chợ diễn ra trong hai ngày là 20-21 tháng Chạp
+ Xin giấy phép tổ chức hội chợ, giấy phép treo băng rôn ở: Sở Văn Hóa
Thông Tin Bắc Ninh; Ban Quản lý Bảo tàng Dân tộc học; Ban Quản lý khu Bờ Hồ
- Hoàn Kiếm – Hà Nội; UBND Xã Đổng Hồ - Thuận Thành- Bắc Ninh.
+ Quảng cáo cho hội chợ
.) Đài : sử dụng tất cả các kênh, thời lượng là 20 ngày lien tục kể từ đầu
tháng chạp, tần suất là 1lần/ngày vào lúc 21h.
.)Báo : đăng trên báo Nhân Dân ; Giáo dục và Thời đại; Báo Bắc Ninh; Báo
Văn hóa-Thông tin.
.) Internet : Sử dụng các trang VietNamnet.vn ; Danchi.com; Vnexpress.vn
.) Băng rôn:
-Tại Hà Nội: treo ở hai địa điểm Bờ Hồ và Bảo tàng Dân tộc học 2 chiếc
-Tại Bắc Ninh: treo các của ngõ Bắc Ninh 10 chiếc
- Trên trục đường Hà Nội -Bắc Ninh: treo 8 chiếc

- Quốc lộ 1A mới: treo 5 chiếc
+ Bầy trí không gian hội chợ: gồm 20 gian hàng, mỗi gian 10m
2
bố trí hai
dãy song song với nhau, các gian hàng sẽ được bày các loại tranh khác nhau,nhân
viên sẽ mặc đồng phục là áo tứ thân.
12
+ Các hoạt động diễn ra:
20/12(âm lịch)
- Sáng: khai mạc hội chợ, hát quan họ.
- Chiều: giao lưu nói chuyện với nghệ nhân, tìm hiểu về nghệ thuật làm
tranh.
21/12(âm lịch)
- sáng: hát quan họ
- chiều: hát quan họ và kết thúc
VIII. Rủi ro, thách thức trong quá trình thực hiện dự án và phương pháp
khắc phục
1. Rủi ro trong quá trình thực hiện dự án:
Điều kiện tự nhiên: Trong ngày hội chợ có thể có những bất chắc về khí hậu
như mưa,thời tiết quá lạnh sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của khách du lịch, làm giảm
lượng khách đến với hội chợ.
Hạ tầng giao thông: Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới quá trình diễn ra hội
chợ, đường xá xấu sẽ gây cho khách hàng giảm hứng thú đến với hội chợ.
Thủ tục hành chính: Những giấy tờ liên quan tới việc cấp phép cho hội chợ
được diễn ra không suôn sẻ sẽ làm cản trở tiến độ hay có thể làm hội chợ không
thể diễn ra như dự kiến được.
Chính sách của nhà nước: Nếu những chính sách của nhà nước đưa ra làm
ảnh hưởng tới việc bảo tồn và phát triển làng tranh Đông Hồ, thì dự án diễn ra sẽ
chẳng có ý nghĩa gì, dẫn đến dự án sẽ không thành công.
2. Thách thức trong quá trình thực hiện dự án:

Xuất hiện nhiều sản phẩm cạnh tranh: Hiện nay, do qua trình hội nhập kinh
tế-xã hội trên toàn thế giới, dẫn đến có nhiều loại tranh hiện đại tràn ngập vào thị
trường, với kiểu dáng, mẫu mã và nội dung cũng rất phong phú, tác động vào tâm
lý khách hàng làm thay đổi thị hiếu, họ sẽ có xu hướng chạy theo tranh thị trường,
tranh Đông Hồ sẽ khó cạnh tranh được với dòng tranh hiện đại.
13
Quá trình hội nhập: Quá trình hội nhập về kinh tế-xã hội ,con người có lối
sống hiện đại hơn.Vì thế tâm lý ưa thích những nét đẹp truyền thống trở nên nhạt
dần trong bản than mỗi người dân.
3. Giải pháp khắc phục:
Để dòng tranh Đông Hồ được bảo tồn và phát triển trong thời kỳ hội nhập,
chúng ta phải có chiến lược sao cho có thể cạnh tranh với dòng tranh ngoại nhập
vào trong nước. Trước hết phải đánh vào tâm lý người dân, bằng những chương
trình quảng bá hình ảnh tranh tới những người dân trong nước và du khách nước
ngoài để họ hiểu được giá trị đích thực của tranh.
Đa dạng hóa về mẫu mã, kiểu dáng, nội dung phù hợp với tâm lý khách hàng
hiện nay.
IX. Phụ lục
1. Ma trận phân tích các bên hữu quan:
Ủng hộ
- UBND Tỉnh Bắc Ninh, UBND
Huyện Thuận Thành, chính
quyền địa phương, Sở Văn Hóa
Thông Tin, Sở Du Lịch Thương
Đối kháng
- Nhóm người bán tranh in sẵn
Trung Quốc
- Nhóm người bán tranh hiện đại
14
Mại.

- Người làm tranh.
Chịu tác động có lợi
- một số người dân địa phương
Chịu tác động bất lợi
- một số người dân khác
2. Cây vấn đề
15
Tranh Đông Hồ biến mất
Mất di một nét văn hóa truyền
thống của dân tộc
3. Cây mục tiêu
Tranh Đông Hồ đang dần mai một
Chất lượng tranh suy giảm
Công nghệ thay đổiNguồn cung giảm Sản phẩm cạnh tranh
Không có thị trường tiêu thụ
Người
dân
chuyển
nghề
Nghệ
nhân
mất
dần
Không
có đội
ngũ kế
cận
vấn đề cốt lõi
16
Thị hiếu thay đổi

Thiếu
thông
tin
Sự
hội
nhập
về
kinh
tế,
văn
hóa,

hội…
Tranh Đông Hồ dần khôi phục
Giữ lại một nét đẹp truyền thống
của dân tộc


Bảo tồn & phát triển tranh Đông Hồ
Tăng chất lượng tranh
Giữ nguyên công nghệ cũTăng nguồn cung
ứng
Phát triển thị trường tranh
Tăng
sồ hộ
làm
tranh
Tăng
đội ngũ
kế cận

Sản phẩm
cạnh tranh
Nghệ
nhân
mất
dần
17
Thị hiếu của
người dân dần
hướng về các sản
phẩm truyền
thống
Tăng
hiểu
biết
thông
tin
Sự
hội
nhập
về
kinh
tế,
văn
hóa,

hội…

×