Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

HOẠT ĐỘNG MUA bán và sáp NHẬP của các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.57 KB, 42 trang )

HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM
Mục lục
Trang
Danh mục các chữ viết tắt 3
Danh mục các bảng và hình vẽ 4
Phần mở đầu 5
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động mua bán và sáp nhập
1.1. Khái niệm về hoạt động mua bán và sáp nhập 8
1.2. Phân loại hoạt động mua bán và sáp nhập 9
1.3. Cách thức thực hiện hoạt động mua bán và sáp nhập 11
1.4. Những lợi ích của hoạt động mua bán và sáp nhập 12
1.5. Những hạn chế của hoạt động mua bán và sáp nhập 13
Chương 2: Tình hình hoạt động mua bán và sáp nhập của các Ngân hàng Thương
mại Cổ phần tại Việt Nam
2.1. Tình hình hoạt động của các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam 15
2.2. Tình hình hoạt động mua bán và sáp nhập của các Ngân hàng TMCP tại Việt
Nam 16
2.2.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động mua bán và sáp nhập của các Ngân hàng TMCP tại
Việt Nam 16
2.2.2. Hoạt động mua bán và sáp nhập của các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam 17
2.2.2.1. Một số thương vụ sáp nhập thành công 18
2.2.2.2. Một số Ngân hàng có dự tính sáp nhập với nhau 30
2.2.3. Động cơ (lý do) mua bán và sáp nhập của các Ngân hàng TMCP tại
Việt Nam 31
2.2.4. Quy trình thực hiện hoạt động mua bán và sáp nhập của các Ngân hàng TMCP
tại Việt Nam 32
Chương 3: Đánh giá và đề ra những giải pháp cho hoạt động mua bán và sáp
nhập của các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam
3.1. Những kết quả đạt được 36
3.2. Những hạn chế và tồn tại 37


3.3. Những giải pháp để hoạt động mua bán và sáp nhập của các Ngân hàng
TMCP tại Việt Nam được tốt hơn 39
3.3.1. Giải pháp đối với các cơ quan Nhà nước 30
3.3.2. Giải pháp đối với Ngân hàng Nhà nước 40
3.3.3. Giải pháp đối với các NHTM 42
Kết luận 44
Danh mục tài liệu tham khảo 45
Trang 1/45
HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM
Danh mục các chữ viết tắt
NHTM Ngân hàng Thương mại
TMCP Thương mại cổ phần
NHNN Ngân hàng Nhà nước
TCTD Tổ chức tín dụng
SHB Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội
Habubank Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội
PVFC Tổng công ty cổ phần Dầu khí Việt Nam
WesternBank Ngân hàng Phương Tây
DaiAbank Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Á
Southern Bank Ngân hàng Phương Nam
ABBank Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình
GPBank Ngân hàng Dầu khí toàn cầu
VIBBank Ngân hàng Quốc tế
TechcomBank Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
VPBank Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
HDBank Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển TP HCM
PVcomBank Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Chúng
ACB Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu
Eximbank Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

Sacombank Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
SCB Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn
MB Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội
Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
VietcomBank Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Vietinbank Ngân hàng Công thương Việt Nam
Trang 2/45
HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM
Danh mục các bảng và hính vẽ
Bảng 2.1: Hệ thống các Ngân hàng theo mức vốn điều lệ trong năm 2013 15
Bảng 2.2: Hệ thống các chỉ tiêu của SCB trước sáp nhập 19
Bảng 2.3: Hệ thống các chỉ tiêu của FicomBank trước sáp nhập 19
Bảng 2.4: Hệ thống các chỉ tiêu của SCB sau sáp nhập 21
Bảng 2.5: Hệ thống các chỉ tiêu của SHB trước sáp nhập 21
Bảng 2.6: Hệ thống các chỉ tiêu của HabuBank trước sáp nhập 22
Bảng 2.7: Hệ thống các chỉ tiêu của SCB sau sáp nhập 24
Bảng 2.8: Hệ thống các chỉ tiêu của PVFC trước sáp nhập 25
Bảng 2.9: Hệ thống các chỉ tiêu của WesternBank trước sáp nhập 26
Bảng 2.10: Hệ thống các chỉ tiêu của PVcomBank 27
Bảng 2.11: Hệ thống các chỉ tiêu của HDBank trước sáp nhập 28
Bảng 2.12: Hệ thống các chỉ tiêu của DaiABank trước sáp nhập 29
Bảng 2.13: Mức lãi suất cho các khoản cho vay của HDBank 30
Hình 2.1: Tổng tài sản của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ
12/2012 – 2/2014 16
Trang 3/45
HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM
Phần mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì thị trường tài
chính nói chung và Ngân hàng nói riêng tại Việt Nam đang ngày càng phát triển
mạnh mẽ và dần khẳng định được vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế đất
nước. Trong những năm gần đây, hàng loạt các Ngân hàng đã ra đời tại Việt Nam
cho thấy sức thu hút của lĩnh vực hoạt động tài chính giàu tiềm năng này.
Tuy nhiên, thị trường tài chính Ngân hàng Việt Nam vẫn bị đánh giá là yếu
kém hơn so với các nước khác trong khu vực, đặc biệt là trong những năm gần đây.
Trong khi nền kinh tế đang phải chịu những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu thì Ngân hàng là đối tượng phải gánh chịu những tác động đầu tiên.
Khủng hoảng kinh tế dẫn đến tình trạng nền kinh tế bị đình trệ, lam phát tăng cao và
để kiềm chế tình trạng trên thì Nhà nước cần phải có biện pháp thắt chặt tín dụng.
Điều đó đã ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của các Ngân hàng TMCP. Ngoài ra,
do áp lực tăng vốn điều lệ theo quy định tại Nghị định 141/2006 NĐ-CP, đây là một
thách thức đối với các Ngân hàng có quy mô vốn nhỏ. Đứng trước tình hình đó, các
NHTM tại Việt Nam muốn tồn tại và cạnh tranh với các tổ chức tài chính nước ngoài
thì một trong các phương pháp được đưa ra là mua bán và sáp nhập với các Ngân
hàng nhỏ để tạo thành một Ngân hàng lớn hơn hoạt động có hiệu quả và có sức cạnh
tranh hơn.
Hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng được
đánh giá là khuynh hướng và là một nhân tố quan trọng trong việc hoàn thiện hệ
thống Ngân hàng Việt Nam.
Hiện nay tại Việt Nam, hoạt động mua bán và sáp nhập đã từng bước phát
triển cả về số lượng và chất lượng, nhưng quy mô vẫn còn nhỏ so với các nước khác
trong khu vực và trên thế giới. Trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng cũng xuất hiện
nhiều thương vụ mua bán và sáp nhập lớn như thương vụ sáp nhập giữa 3 Ngân hàng
Đệ Nhất – Tín Nghĩa – Sài Gòn…Tuy nhiên, hoạt động mua bán và sáp nhập ở Việt
Nam vẫn chưa có những quy định rõ ràng mà chỉ được đề cập trong các Bộ luật khác
nhau, đó là: Luật Doanh nghiệp, luật Cạnh tranh, luật Chứng khoán, luật Đầu tư, luật
Ngân hàng Nhà Nước… và nhiều văn bản khác.

Trang 4/45
HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM
Với cơ sở pháp lý chưa đầy đủ và hiểu biết về hoạt động mua bán và sáp
nhập còn hạn chế nên các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam còn lung túng và rơi vào bị
động trước xu hướng phát triển tất yếu của hoạt động này, dẫn đến những thất bại
trong các thương vụ mua bán và sáp nhập hoặc bị các đối thủ trên thị trường thâu
tóm. Để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động mua bán và sáp nhập của các Ngân hàng
TMCP, những khó khăn mà Ngân hàng gặp phải và giải pháp để phát triển hoạt động
mua bán và sáp nhập, em chọn đề tài: “Hoạt động mua bán và sáp nhập của các Ngân
hàng Thương mại Cổ phần tại Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu và đánh giá về hoạt động mua
bán và sáp nhập trong lĩnh vực Ngân hàng hiện nay, từ đó đưa ra một số giải pháp đối
với các cơ quan quản lý, các NHTM và NHNN nhằm phát triển hoạt động mua bán
và sáp nhập tại Việt Nam trong thời gian tới. Khi tận dụng được các kinh nghiệm từ
các thương vụ sáp nhập thì các Ngân hàng tham gia hoạt động mua bán và sáp nhập
sẽ tự tin hơn, đạt nhiều kết quả tốt, góp phần lành mạnh hóa lĩnh vực Ngân hàng,
giúp thị trường tài chính Việt Nam ngày càng phát triển.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động mua bán và sáp nhập của các
Ngân hàng TMCP tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: Nghiên cứu về hoạt động mua bán và sáp
nhập của các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam trong năm 2011 tới đây.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài được nghiên cứu dựa trên các phương pháp như hệ thống, tổng hợp,
thống kê, phân tích, so sánh… để hệ thống hóa lý luận, nêu lên những nội dung cơ
bản về hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực Ngân hàng và đề ra các giải
pháp cho hoạt động này.
Trang 5/45

HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM
5. Kết cấu của đề tài
Kết cấu đề tài được chia thành 3 chương, cụ thể đó là:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động mua bán và sáp nhập.
Chương 2: Tình hình hoạt động mua bán và sáp nhập của các Ngân hàng
Thương mại Cổ phần tại Việt Nam.
Chương 3: Đánh giá và đề ra những giải pháp cho hoạt động mua bán và sáp
nhập của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần tại Việt Nam.
Trang 6/45
HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động mua bán và sáp nhập
1.1. Khái niệm về hoạt động mua bán và sáp nhập
Mua bán doanh nghiệp (hay mua lại)
Theo điều 17, khoản 3, luật Cạnh tranh ngày 1/7/2005 quy định: “Mua bán
doanh nghiệp là việc doanh nghiệp mua một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh
nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh
nghiệp bị mua lại”.
Mua bán doanh ngiệp (hay mua lại) là hoạt động mà một doanh nghiệp mua
lại một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối
một phần hoặc toàn bộ ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.
Sáp nhập doanh nghiệp
Theo điều 153, khoản 1, luật doanh nghiệp ngày 29/11/2005 quy định: “Sáp
nhập doanh nghiệp là một hoặc một số doanh nghiệp có cùng loại hình doanh nghiệp
theo quy định của pháp luật, có thể sáp nhập vào một doanh nghiệp khác bằng cách
chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ, quyền lợi và lợi ích hợp pháp sang doanh
nghiệp nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập”.
Ngoài ra, theo quy chế sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng cổ phần
Việt Nam (kèm theo Quyết định số 241/1998/QĐ-NHNN5 ngày 15/07/1998 của

Thống đốc ngân hàng nhà nước) quy định: “Sáp nhập là việc một hoặc một số TCTD
cổ phần được nhập (gọi là TCTD cổ phần được sáp nhập) vào một TCTD cổ phần
khác(gọi là TCTD cổ phần sáp nhập). Việc giải quyết quyền lợi, nghĩa vụ và trách
nhiệm của các cổ đông của TCTD cổ phần được sáp nhập do các TCTD cổ phần tự
thỏa thuận”.
Vậy mua bán và sáp nhập Ngân hàng giống nhau và khác nhau như thế nào?
− Giống nhau: Mua bán và sáp nhập giống nhau ở điểm đều là sự kết hợp giữa
hai hoặc nhiều doanh nghiệp với nhau để tạo thành một doanh nghiệp mới có quy mô
về tài sản, thị trường lớn hơn nhằm phát triển doanh nghiệp trong nước cũng như ra
bên ngoài thế giới.
− Khác nhau: Mặc dù Mua bán và Sáp nhập thường được đề cập cùng nhau
nhưng nó vẫn có sự khác biệt về mặt bản chất.
Mua bán diễn ra khi một doanh nghiệp mua lại hoặc thôn tính một doanh
nghiệp khác và đặt mình vào vị trí chủ sở hữu mới. Trên góc độ pháp lý, doanh
Trang 7/45
HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM
nghiệp bị mua lại không còn tồn tại trên thị trường và cổ phiếu của bên mua sẽ không
bị ảnh hưởng bởi bên bán.
Sáp nhập diễn ra khi hai hoặc nhiều doanh nghiệp có cùng quy mô, đồng
thuận hợp nhất lại thành một doanh nghiệp mới thay vì hoạt động và sở hữu riêng lẻ,
hoạt động này được gọi là “sáp nhập ngang bằng”. Khi đó, cổ phiếu của hai doanh
nghiệp sẽ ngừng giao dịch và cổ phiếu của doanh nghiệp mới sẽ được phát hành. Tuy
nhiên hình thức này không diễn ra thường xuyên do nhiều lý do và một trong số đó
chính là việc truyền tải thông tin ra công chúng phải có lợi cho cả doanh nghiệp bị
sáp nhập và doanh nghiệp sau sáp nhập.
Hiện tại thì Pháp luật Việt Nam chưa đưa ra được định nghĩa thống nhất và
cụ thể nào cho hoạt động mua bán và sáp nhập nên hoạt động này sẽ được thực hiện
dựa trên các quy định của các Bộ luật riêng, chẳng hạn như luật Doanh nghiệp, luật
Đầu tư…

1.2. Phân loại hoạt động mua bán và sáp nhập
Đối với hoạt động mua bán được chia thành các loại sau:
− Mua bán mang tính thù địch: Là hoạt động mà không được sự ủng hộ của
doanh nghiệp bị mua lại. Hoạt động mua lại có thể ảnh hưởng xấu, hoặc gây tổn hại
đến doanh nghiệp bị mua lại và cả doanh nghiệp mua lại. Và thường thông qua các
phương thức như lôi kéo cổ đông bất mãn, mua gom cổ phiếu trên thị trường…
− Mua bán có thiện chí: Là hoạt động mà được hai bên đồng ý và ủng hộ trên
cơ sở thương lượng và bắt nguồn từ lợi ích chung của cả hai bên. Lợi ích mà hai bên
nhận được sẽ làm tăng cường thêm sức mạnh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp
phát triển ở thị trường trong nước và vươn ra thị trường nước ngoài.
Ví dụ như: thương vụ sáp nhập giữa Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội
(SHB) và Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HabuBank), Tổng công ty Cổ phần Dầu
khí Việt Nam (PVFC) và Ngân hàng Phương Tây (WesternBank)…
Đối với hoạt động sáp nhập được chia thành các loại sau:
− Sáp nhập theo chiều ngang (sáp nhập các doanh nghiệp cùng ngành): Sáp
nhập giữa các doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp, có cùng loại sản phẩm, cùng thị
trường nhằm mục đích tăng cường hiệu quả, mở rộng tài sản, nguồn vốn, nguồn nhân
lực và chiếm lĩnh thị trường.
Sáp nhập theo chiều ngang sẽ tạo nên một doanh nghiệp có thị phần lớn và
có thể dẫn đến tình trạng tập trung kinh tế. Do đó, sáp nhập theo chiều ngang sẽ được
điều chỉnh bởi luật canh tranh năm 2006, còn sáp nhập theo chiều dọc thì không bị
điều chỉnh bởi luật này. Theo điều 18, luật Cạnh tranh năm 2006, quy định: Hoạt
Trang 8/45
HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM
động sáp nhập giữa hai hay nhiều doanh nghiệp sẽ bị cấm khi doanh nghiệp sau sáp
nhập có thị phần trên 50%. Ngoài ra, theo điều 20, khoản 1, luật Cạnh tranh năm
2006 quy định: Doanh nghiệp sau sáp nhập có thị phần từ 30 – 50% thì phải thông
báo cho Cục quản lý Cạnh tranh trước khi thực hiện sáp nhập.
− Sáp nhập theo chiều dọc: Là sáp nhập giữa các doanh nghiệp tham gia vào

các hoạt động khác nhau của quá trình sản xuất và phân phối. Khi tiến hành sản xuất
kinh doanh thì phần lớn các doanh nghiệp thường phải tiến hành mua nguyên vật liệu
hoặc sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất
và kinh doanh. Điều đó cũng có nghĩa là một doanh nghiệp nào đó tiến hành mua lại
các doanh nghiệp khác để hổ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhằm mục đích
giảm thiểu chi phí và tránh việc phá sản.
− Sáp nhập tổ hợp (kết khối): Là sáp nhập giữa các doanh nghiệp không cùng
lĩnh vực kinh doanh nhằm đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, đa ngành nghề sau khi
sáp nhập. Ví dụ như Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (PVFC) và Ngân hàng Phương
Nam (WesternBank).
Ngoài ra sáp nhập còn được phân loại dựa trên phạm vi lãnh thổ:
− Sáp nhập trong nước: là những thương vụ sáp nhập giữa các doanh nghiệp
trên cùng một lãnh thổ quốc gia. Việc sáp nhập này sẽ được thực hiện dễ dàng hơn và
lợi ích thu về cũng không nhỏ.
Ví dụ như: thương vụ giữa Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM
(HDBank) và Ngân hàng TMCP Đại Á (DaiABank).
− Sáp nhập xuyên quốc gia: Là những thương vụ sáp nhập giữa các doanh
nghiệp thuộc các quốc gia khác nhau, và đây là hình thức đầu tư trực tiếp phổ biến
nhất hiện nay.
Mặc dù hoạt động mua bán và sáp nhập được phân loại theo nhiều tiêu chí
khác nhau, nhưng mục đích của hoạt động này là tạo ra một doanh nghiệp mới về thị
phần, tài sản, quy mô thị trường, đa dang hóa sản phẩm. Ngoài ra hoạt động mua bán
và sáp nhập còn là lựa chọn tốt nhất cho các doanh nghiệp muốn phát triển thành các
Tập đoàn kinh tế đa ngành nghề, đa quốc gia.
1.3. Cách thức thực hiện hoạt động mua bán và sáp nhập
Cách thức thực hiện hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực Ngân
hàng rất đa dạng và phụ thuộc vào luật pháp, quan điểm quản trị của các bên, mục
tiêu, cơ cấu sở hữu và các lợi thế của mỗi bên trong từng trường hợp cụ thể. Tuy
Trang 9/45
HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM
nhiên, theo các thương vụ mua bán và sáp nhập trên thế giới thì có các phương thức
thực hiện như sau:
− Thương lượng tự nguyện: Là một cách khá phổ biến trong thương vụ mua
bán và sáp nhập Ngân hàng. Khi cả hai Ngân hàng nhận thấy được lợi ích từ thương
vụ này và họ dự đoán được tiềm năng phát triển vượt trội của Ngân hàng sau sáp
nhập, ban quản lý sẽ ngồi lại với nhau thương lượng và soạn thảo hợp đồng. Chủ yếu
là các Ngân hàng yếu kém trong thời kỳ khủng hoảng của nền kinh tế đã tự động tìm
đến các Ngân hàng lớn hơn để đề nghị sáp nhập. Đồng thời các ngân hàng trung bình
cũng tìm kiếm cơ hội sáp nhập lại với nhau để tạo thành Ngân hàng lớn hớn để có thể
vượt qua khó khăn trong thời kì khủng hoảng và nâng cao khả năng cạnh tranh với
các Ngân hàng lớn hơn.
− Thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán: Có nghĩa là các Ngân hàng
cạnh tranh sẽ thu mua lại cổ phiếu của các cổ đông cho tới lúc đủ số % cổ phần để có
thể mở cuộc họp cổ đông bất thường và lôi kéo các cổ đông bất mãn về phía mình để
có thể mua lại cổ phiếu của họ hoặc có được số phiếu ủng hộ trong cuộc họp cổ đông
bất thường. Cách thức này đòi hỏi phải thực hiện trong thời gian dài, hơn nữa nếu để
lộ thông tin ra ngoài thì giá cổ phiếu của ngân hàng mục tiêu sẽ tăng vọt trên thị
trường. Ngược lại nếu cách thức này diễn ra nhanh chóng và êm thấm, không gây náo
động cho ngân hàng mục tiêu hoặc là không cho Ngân hàng mục tiêu biết về việc
Ngân hàng khác đang thu gom cổ phiếu của Ngân hàng mình trên thị trường thì giá
phải trả để mua cổ phiếu là thấp hơn so với giá thị trường.
− Chào thầu: Các Ngân hàng hoặc chủ đầu tư có ý định mua lại toàn bộ Ngân
hàng mục tiêu thì có thể đề nghị cổ đông bán lại cổ phiếu với giá cao hơn giá thị
trường rất nhiều, giá chào thầu phải có đủ sức hấp dẫn để đa số các cổ đông tán thành
việc từ bỏ quyền sở hữu cũng như quyền quản lí Ngân hàng mình. Hình thức này
thường được sử dụng trong các thương vụ thôn tính mang tính thù địch và Ngân hàng
mục tiêu thường là các Ngân hàng yếu hơn. Và hình thức này thường được huy động
vốn bằng cách: sử dụng nguồn thặng dư vốn, hoặc huy động vốn từ các cổ đông hiện
hữu, phát hành trái phiếu chuyển đổi, hoặc vay từ các tổ chức tín dụng.

1.4. Những lợi ích của hoạt động mua bán và sáp nhập
Hoạt động mua bán và sáp nhập đem lại những lợi ích nhất định, có thể nói đến
đó là:
Trang 10/45
HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM
− Lợi thế nhờ quy mô: Khi hoạt động mua bán và sáp nhập thành công sẽ tạo
nên những Ngân hàng lớn mạnh hơn trước, khi đó sẽ tận dụng được lợi thế kinh
doanh trên quy mô lớn về vốn, con người, năng lực tài chính… và có thể giảm rủi ro
trong kinh doanh, chi phí hoạt động của Ngân hàng cũng giảm đáng kể do giảm được
các điểm giao dịch có vị trí gần kề, giảm các bộ phận, các công việc có tính trùng lặp
như bộ phận quản lí, bộ phận hành chính, giảm thiểu được chi phí marketing, chi phí
quảng cáo, đồng thời làm tăng năng suất lao động, lợi thế trong các cuộc đàm phán,
và tăng khả năng quản lí nguồn lực, tà sản được sử dụng với năng suất cao. Đồng
thời các Ngân hàng còn cung cấp và bổ sung cho nhau những thông tin, bí quyết kinh
doanh, công nghê, con người, khai thác các điểm mạnh của hai ngân hàng để phát
triển mạnh hơn.
− Mở rộng thị trường đa dang hóa sản phẩm dịch vụ: Sau khi sáp nhập các
Ngân hàng sẽ có cơ hội mở rộng thị trường, gia tăng số lượng khách hàng cũng như
số lượng sản phẩm, dịch vụ nhằm thu hút khách hàng. Số lượng sản phẩm tăng cũng
làm chi phí giảm xuống, và khách hàng có thể dùng nhiều dịch vụ ở một Ngân hàng
thay vì ở nhiều ngân hàng khác nhau, như thế sẽ tiết kiệm hơn. Đồng thời các Ngân
hàng nhỏ cũng có thể có đủ vốn, nhân lực, công nghệ để phát triển các sản phẩm mới
như ngoại hối, các sản phẩm phát sinh khác.
− Giảm chi phí gia nhập thị trường: Ở những thị trường có sự điều tiết mạnh
của Chính phủ, việc gia nhập thị trường đối với các Ngân hàng nhỏ, yếu kém là rất
khó khăn, nó đòi hỏi các Ngân hàng phải đáp ứng các điều kiện rất khắc khe. Vì thế
các Ngân hàng nhỏ cần phải sáp nhập với các ngân hàng lớn hơn để giảm thiểu chi
phí khi gia nhập thị trường và các chi phí khác có liên quan. Trong một số trường
hợp mục đích của việc sáp nhập không là gia nhập thị trường mà còn nhằm mua lại

một ý tưởng kinh doanh có triển vọng.
− Gia tăng giá trị tài chính: Sau khi sáp nhập các ngân hàng sẽ có tốc độ tăng
trưởng nhanh hơn, nguồn vốn kinh doanh lớn hơn, chi phí phát hành các loại chứng
khoáng sẽ giảm khi quy mô phát hành tăng lên và sức chịu đựng nợ cao hơn hẳn vì
lợi nhuận khi đó của Ngân hàng đã ổn định và vững chắc hơn nhiều so với từng Ngân
hàng thành viên riêng lẻ. Điều này cũng có nghĩa là khả năng chịu đụng rủi ro của
Ngân hàng cũng cao hơn. Đồng thời cũng gia tăng giá trị do những lợi ích mang lại
Trang 11/45
HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM
từ việc tăng trưởng kinh tế như: chiếm lĩnh thị trường, tận dụng nhân sự, hệ thống chi
nhánh sẵn có của Ngân hàng.
− Gia tăng giá trị doanh nghiệp: Các Ngân hàng yếu kém sẽ sáp nhập với các
Ngân hàng lớn hơn và trông đợi vào tiềm năng phát triển cũng như sự xuất hiện của
các bộ phận quản lí mới sẽ giúp cho Ngân hàng mới phát triển hơn, gia tăng cổ phần
của các cổ đông cũng như giá cổ phiếu trên thị trường, nâng cao uy tín của Ngân
hàng, làm cho thương hiệu ngày càng nổi tiếng được nhiều người biết đến và tin
dùng…Về nguyên tắc, khi sáp nhập thành công thì giá trị của Ngân hàng sau sáp
nhập bao giờ cũng lớn hơn giá trị của mỗi Ngân hàng riêng lẻ cộng lại.
1.5. Những hạn chế của hoạt động mua bán và sáp nhập
Tuy nhiên, hoạt động mua bán và sáp nhập cũng đem lại những hạn chế nhất
định, đó là:
− Quyền lợi của các cổ đông bị ảnh hưởng: Có nghĩa là ý kiến của các cổ
đông nhỏ có thể bị bỏ qua vì số phiếu của họ không đủ để phủ quyết các quyết định
của Đại hội đồng cổ đông. Khi các cổ đông nhỏ không đồng ý với phương án sáp
nhập thì họ có thể bán cổ phiếu của mình và chịu thiệt thòi vì giá bán không cao,
nhưng nếu đồng ý sáp nhập thì quyền biểu quyết của họ cũng sẽ thấp hơn trước. Như
thế họ sẽ có ít cơ hội để đưa ra ý kiến trong Đại hội đồng cổ đông.
− Xung đột mâu thuẫn giữa các cổ đông: Sau khi sáp nhập, Ngân hàng sẽ hoạt
động với số cổ phần lớn hơn, nhiều cổ đông hơn mà mỗi người một tính cách, một

lập trường,quan điểm kinh doanh riêng và muốn giành quyền kiểm soát, quản lí ngân
hàng nên khó tránh khỏi bất đồng quan điểm.
− Xu hướng chuyển dịch nguồn nhân sự: Hoạt động sáp nhập doanh nghiệp
diễn ra thành công cũng đồng thời làm thay đổi cấu trúc bộ máy hoạt động kinh
doanh. Khi đó môi trường hoạt động và một số vị trí quản lí sẽ có sự thay dổi theo
hoặc một số nhân viên cũ, lâu năm có thể bị mất việc làm… và lòng tin, sự trung
thành của đội ngũ nhân viên cũng thay đổi theo chiều hướng đi xuống
− Tác động xấu đến sự phát triển của nền kinh tế: Có một số thương vụ mua
bán và sáp nhập không làm tăng khả năng sản xuất, không mang lại lợi ích kinh tế
cho doanh nghiệp, không có chiến lược quản lý hiệu quả nên có thể dẫn đến nguy cơ
phá sản lần nữa, gây hoang mang, ảnh hưởng đến các ngành nghề khác có liên quan.
− Văn hóa doanh nghiệp bị ảnh hưởng: Văn hóa công ty được hình thành và
tạo dựng trong bất cứ một Ngân hàng nào đó và được người lao động đón nhận. Khi
sáp nhập hai hay nhiều Ngân hàng lại với nhau, các nét văn hóa đặc trưng riêng của
Trang 12/45
HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM
các Ngân hàng sẽ tập hợp lại với nhau trong một hoàn cảnh mới và người lao động sẽ
cảm thấy không thoải mái khi làm việc trong một môi trường với nền văn hóa bị pha
trộn, họ cần phải thích nghi với những thay đổi trong cách giao tiếp với khách hàng, với
các nhân viên mới, từ đó niềm tin của nhân viên đối với ban lãnh đạo cũng thay đổi .
Trang 13/45
HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM
Chương 2: Tình hình hoạt động mua bán và sáp nhập
của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần tại Việt Nam
2.1. Tình hình hoạt động của các NHTMCP tại Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam đang trong xu hướng hội nhập nền kinh tế nên tình hình
hoạt động của các Ngân hàng cũng bị thay đổi theo. Tính đến thời điểm hiện nay thì
hệ thống Ngân hàng Việt Nam có khoản1.754 Ngân hàng đang hoạt động. Trong đó,

tùy thuộc vào vốn điều lệ mà Nhà nước quy định, hệ thống Ngân hàng được chia
thành nhiều nhóm khác nhau. Sau đây là bảng thống kê các nhóm Ngân hàng dựa vào
số vốn điều lệ của các Ngân hàng:
Bảng 2.1.Thống kê các Ngân hàng theo mức vốn điều lệ trong năm 2013:
ĐVT: Tỷ đồng
STT Tên NH
Vốn điều lệ
< 5.000
5.000-
10.000
10.000-
15.000
15.000-
30.000
> 30.000
1 ABBank X
2 NH Việt – Thái X
3 NH Việt – Nga X
4 HDBank X
5 PVcomBank X
6 SHB X
7 Eximbank X
8 Sacombank X
9 SCB X
10 MB X
11 Agribank X
12 BIDV X
13 VietcomBank X
14 Vietinbank X
Hình 2.1. Tổng tài sản của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ 12/2012 – 2/2014.

Trang 14/45
HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM
Hiện nay, lãi suất cho vay của các Ngân hàng TMCP đối với các lĩnh vực ưu
tiên chỉ còn 8%/năm, so với mức lãi suất thông thường đối với kỳ hạn ngắn là 9% -
10,5%/năm và đối với kỳ hạn dài là 11% - 12,5%/năm. Nếu các doanh nghiệp có tình
hình hoạt động lành mạnh, minh bạch và có các phương án hoạt động kinh doanh
hiệu quả thì lãi suất cho vay chỉ ở mức 6% - 7%/năm.
2.2. Tình hình hoạt động mua bán và sáp nhập của các NHTMCP tại Việt Nam
2.2.1. Cơ sở pháp lí cho hoạt động mua bán và sáp nhập của các NHTMCP
tại Việt Nam
Do hoạt động mua bán và sáp nhập còn khá mới mẻ tại Việt Nam nên hiện
nay vẫn chưa có văn bản pháp luật chính thức nào dành riêng cho hoạt động này mà
nằm rải rác ở các bộ luật khác nhau và các quy chế, thông tư, nghị định và các cam
kết quốc tế có liên quan.
− Luật đầu tư năm 2005: Theo khoản 2, điều 25 quy định: “ Nhà đầu tư được
quyền sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh”.
− Luật doanh nghiệp năm 2005:
+ Theo khoản 1, điều 152 quy định: “ Hai hoặc một số công ty cùng loại có
thể hợp nhất thành một công ty mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa
vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất và đồng thời chấm dứt sự tồn tại của
các công ty bị hợp nhất”.
+ Theo khoản 1, điều 153 quy định: “ Hai hoặc một số công ty cùng loại có
thể sáp nhập thành một công ty mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa
Trang 15/45
HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM
vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập và đồng thời chấm dứt sự tồn tại
của các công ty bị sáp nhập”.
− Luật cạnh tranh năm 2004: Theo khoản 3, điều 17 ngày 1/7/2005 quy định:

“Mua bán doanh nghiệp là việc doanh nghiệp mua một phần hoặc toàn bộ tài sản của
doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh
nghiệp bị mua lại”.
− Luật chứng khoán năm 2006: Theo khoản 1, điều 69 luật sữa đổi, bổ sung
năm 2010 quy định: “ Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ thực hiện việc chia,
tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi phải được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước. Thời hạn chấp thuận việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi
là 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán nhận được hồ sơ hợp lệ. Trừ trường hợp
từ chối, ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
− Ngoài ra, theo quy chế sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng cổ phần
Việt Nam (kèm theo Quyết định số 241/1998/QĐ-NHNN5 ngày 15/07/1998 của
Thống đốc ngân hàng nhà nước) quy định: “Sáp nhập là việc một hoặc một số TCTD
cổ phần được nhập (gọi là TCTD cổ phần được sáp nhập) vào một TCTD cổ phần
khác(gọi là TCTD cổ phần sáp nhập). Việc giải quyết quyền lợi, nghĩa vụ và trách
nhiệm của các cổ đông của TCTD cổ phần được sáp nhập do các TCTD cổ phần tự
thỏa thuận”.
2.2.2. Hoạt động mua bán và sáp nhập của các NHTMCP tại Việt Nam
Hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng là xu thế lớn của ngành Ngân hàng
và tài chính trên thế giới trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Nhưng lại rất mới
mẻ đối với Việt Nam. Hằng năm trên thế giới đã diễn ra rất nhiều làn sóng mua bán
và sáp nhập Ngân hàng và trong 2 năm trở lại đây, Việt Nam đã có 4 thương vụ sáp
nhập Ngân hàng thành công. Đó là thương vụ sáp nhập giữa SHB & HabuBank,
thương vụ giữa HDBank & DaiABank, thương vụ giữa PVFC & WesternBank và
cuối cùng là thương vụ giữa SCB & FicomBank & Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa.
Bên cạnh đó, hoạt động mua bán và sáp nhập Ngân hàng bắt nguồn từ những
yếu kém của các Ngân hàng và thực hiện chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ và Ngân
hàng nước ngoài để đạt được mục tiêu đề ra trong từng giai đoạn.
2.2.2.1. Một số thương vụ sáp nhập thành công:
Sau đây là một số thương vụ sáp nhập Ngân hàng thành công trong 3 năm trở
lại đây, cụ thể là:

Trang 16/45
HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM
A. Thương vụ giữa Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và Ngân hàng
TMCP Đệ Nhất (FicomBank) và Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa
(TinNghiaBank).
Đây là thương vụ hợp nhất đầu tiên kể từ khi NHNN công bố chủ trương tái cơ
cấu toàn bộ hệ thống Ngân hàng. Sau đây là tình hình hoạt động của các Ngân hàng
trước và sau khi sáp nhập:
− Tình hình hoạt động của SCB trước sáp nhập:
Trước khi sáp nhập, SCB là một trong những Ngân hàng TMCP hoạt động có
hiệu quả trong hệ thống tài chính Việt Nam với mạng lưới hoạt động gồm 132 điểm
giao dịch trên toàn nước. Cụ thể là:
+ Vốn điều lệ của Ngân hàng đạt 4.193 tỷ đồng.
+ Trong quý 3/ 2011, tổng tài sản của SCB là 77.985 tỷ đồng, tăng gần 30%
so với cùng kỳ năm trước (51.862,7 tỷ đồng), trong đó nợ phải trả chiếm 73.123,357
tỷ đồng, tăng gần 25.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2010 (47.056,7 tỷ đồng).
+ Tổng chi phí hoạt động của ngân hàng trong quý 3/2011 là 190,393 tỷ đồng,
tăng 56,3 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước (năm 2010 là 134,016 tỷ đồng).
+ Tổng doanh thu trước thuế là 1.107,93 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là
979,457 tỷ đồng, đều tăng rất nhiều so với cùng kỳ năm trước. Nhưng chi phí cho
hoạt động kinh doanh cũng tăng và tăng rất ít.
Mặc dù tình hình hoạt động của SCB đang từng bước phát triển, nhưng SCB
đang phải gánh một khoảng nợ khá lớn và khó có khả năng chi trả. Vì thế, SCB cần
phải tái cơ cấu nền kinh tế bằng cách sáp nhập với các Ngân hàng khác.
Bảng 2.2. Hệ thống các chỉ tiêu của SCB trước sáp nhập:
ĐVT: tỷ đồng
Các chỉ tiêu Quý 3/ 2011 Quý 3/ 2010
Tổng tài sản 77.985,156 51.862,732
Tổng

nguồn vốn
Nợ Phải Trả 73.123,357 47.056,695
Vốn Chủ Sở Hữu 4.861,799 4.806,037
Tổng chi phí hoạt động 190,393 134,016
Tổng doanh thu trước thuế 1.107,929 152,054
Tổng lợi nhuận sau thuế 979,457 11,047
− Tình hình hoạt động của FicomBank trước sáp nhập
Trang 17/45
HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM
Cuối năm 2010, tổng tài sản của FicomBank là 7.773,131 tỷ đồng, tăng gần
6.000 tỷ so với đầu năm. Trong đó, tổng nợ phải trả là 5.635,250 tỷ đồng, tăng rất
nhiều so với đầu năm 2010.
Bảng 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu của FicomBank trước sáp nhập:
ĐVT: tỷ đồng
Các chỉ tiêu 31/12/2010
01/01/2010
Tổng tài sản 7.773,13
1.640,351
Tổng
nguồn vốn
Nợ Phải Trả 5.635,250 556,481
Vốn Chủ Sở Hữu 2.137,881
1.083,87
Tổng lợi nhuận trước thuế 138,144
79,443
Tổng lợi nhuận sau thuế 107.726 65,708
− Tình hình hoạt động của VietNam TinNghiaBank trước sáp nhập
Trong năm 2010, tổng chi phí cho hoạt động kinh doanh là 288,394 tỷ đồng,
tổng thu nhập trước thuế mà Ngân hàng đạt được là 513,731 tỷ đồng và tổng lợi

nhuận sau thuế là 385,906 tỷ đồng.
Đến quý 3/ 2011, tổng tài sản của vietNam TinNghiaBank là 58.939,466 tỷ
đồng, tăng gần 10.000 tỷ đồng so với đầu năm 2010. Trong đó, Nợ phải trả chiếm
54.919,340 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu chiếm 4.020,126 tỷ đồng.
− Lý do khiến các ngân hàng sáp nhập với nhau
Do các Ngân hàng này gặp khó khăn trong về thanh khoản, chủ yếu là dùng
nhiều vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, nên dẫn đến các khoản nợ của các
Ngân hàng như SCB, FicomBank và TinnghiaBank tăng cao và không có khả năng
chi trả. Và vì để tồn tại và có thể phát triển trên thị trường, tránh tình trạng phá sản
nên các Ngân hàng đã hợp nhất với nhau, nhằm tạo nên một Ngân hàng vững mạnh
hơn, với khả năng tiếp cận thị trường tốt hơn và mạng lưới hoạt động rộng hơn.
− Tình hình hoạt động của các ngân hàng sau sáp nhập
Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp giấy phép số 238/GP-
NHNN về việc hợp nhất tự nguyện giữa 3 Ngân hàng: SCB & FicomBank &
TinNghiaBank thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Ngân hàng chính thức đi
vào hoạt động từ ngày 01/01/2012. Với số lượng trụ sở chính, sở giao dịch, chi
nhánh, văn phòng giao dịch…khoảng 230 đơn vị trên cả nước sẽ giúp khách hàng
giao dịch thuận lợi và tiết kiệm nhất. Trên cơ sở kế thừa những thế mạnh vốn có của
3 Ngân hàng, Ngân hàng sau sáp nhập đã có lợi thế trong lĩnh vực Ngân hàng và nằm
trong nhóm 5 Ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam. Cụ thể là:
Trang 18/45
HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM
+ Trong năm 2013, tổng tài sản Ngân hàng đạt khoảng 181.019 tỷ đồng, tăng
21,3% so với năm 2012 (149.206 tỷ đồng), trong đó tổng Nợ phải trả là 167.906 tỷ
đồng, tăng gần 30.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước (137.844,318 tỷ đồng). Vốn
điều lệ của Ngân hàng đạt 12.294,801 tỷ đồng trong năm 2013.
+ Tổng dư nợ tín dụng là 89.004 tỷ đồng, tăng gần 1% so với năm 2012
(88.155,2 tỷ đồng). Tỷ lệ nợ xấu là 1,63% trên tổng dư nợ, giảm 77,46% so với
năm 2012.

+ Nguồn vốn huy động từ TCTD, kinh tế và dân cư đạt hơn 165.517 tỷ đồng,
tăng 51,3% so với cuối năm 2012 (109.393 tỷ đồng), thu nhập từ hoạt động kinh
doanh đạt 2.555,212 tỷ đồng, giảm gần 800 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Lợi
nhuận sau thuế đạt 42,573 tỷ đồng, giảm hơn 21 tỷ so với năm 2012.
Qua đó cho thấy, tình hình hoạt động của Ngân hàng sau sáp nhập chưa tốt
và đang ngày càng phát triển theo chiều hướng đi xuống so với các năm trước đây.
Trang 19/45
HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM
Bảng 2.4. Hệ thống các chỉ tiêu của SCB sau sáp nhập:
ĐVT: tỷ đồng
Các chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012
Tổng tài sản 181.018,602 149.205,56
Tổng
nguồn vốn
Nợ Phải Trả 167.906,045 137.844,318
Vốn Chủ Sở Hữu 13.112,557 11.361,242
Tổng chi phí hoạt động 1,807,195 2.353,419
Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh 2.555,212 3.310,861
Tổng lợi nhuận sau thuế 42,573 63,835
B. Thương vụ giữa Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB) và Ngân hàng cổ
phần Nhà Hà Nội ( HabuBank).
− Tình hình hoạt động kinh doanh của SHB trước sáp nhập (trong năm 2012):
Trong năm 2012, tổng tài sản trước sáp nhập của SHB là 81.580,4 tỷ đồng,
tăng gần 10.000 tỷ đồng so với đầu năm 2012. Trong đó, tổng Nợ Phải Trả của SHB
là 75.963,0 tỷ đồng, tổng Vốn Chủ Sở Hữu là 5.617,352 tỷ đồng. Vốn điều lệ của
SHB gần 4.815,8 tỷ đồng chiếm gần 6% tổng nguồn vốn.
+ Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh là 1.205,683 tỷ đồng. Tổng chi phí
hoạt động là 585,222 tỷ đồng, tăng gần 103 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2011.
Tổng lợi nhuận sau thuế là 446,798 tỷ đồng, tăng gần 137,2 tỷ đồng so với cùng

kỳ năm 2011.
Bảng 2.5. Hệ thống các chỉ tiêu của Ngân hàng SHB trước sáp nhập:
ĐVT: tỷ đồng
Các chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011
Tổng tài sản 81.580,4 70.989,5
Tổng
nguồn vốn
Nợ Phải Trả 75.963 65.158,6
Vốn Chủ Sở Hữu 5.617,352 5.830,8
Tổng chi phí hoạt động 585,222 482,563
Tổng thu nhập hoạt động 1.205,683 910,895
Tổng lợi nhuận sau thuế 446,798 309,558
Điều đó cho thấy, hoạt động kinh doanh của SHB phát triển khá ổn định,
mặc dù chi phí cho hoạt động kinh doanh tăng khá cao nhưng doanh thu và lợi nhuận
không những không giảm mà còn tăng mạnh trong những tháng đầu năm 2012.
Trang 20/45
HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM
− Tình hình hoạt động kinh doanh của HabuBank trước sáp nhập (trong
năm 2012):
Quý I/2012, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư đem lại nhiều lợi nhuận
nhất cho HabuBank với mức lãi là 212,2 tỷ đồng, gấp 57 lần cùng kỳ năm 2011.
+ Tổng tài sản của HabuBank là 34.648,845 tỷ đồng, giảm so với năm 2011 là
41.449,948 tỷ đồng.
+ Vốn điều lệ đạt 4.050,0 tỷ đồng.
+ Nợ phải trả là 30.180,887 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 4.467,958 tỷ đồng.
+ Tổng chi phí hoạt động trong kỳ là 240 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2011 là 119,1
tỷ đồng), cao gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước.
+ Lợi nhuận thuần trong quý I/2012 là 129 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2011 là 166
tỷ đồng), giảm 22% so với cùng kỳ năm trước.

+ Lợi nhuận sau thuế là 29,3 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2011 là 121,5 tỷ đồng),
giảm 76% so với cùng kỳ năm trước.
Bảng 2.6. Hệ thống các chỉ tiêu của HabuBank trước sáp nhập:
ĐVT: tỷ đồng
Các chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011
Tổng tài sản 34.648,845 41.449,948
Tổng
nguồn vốn
Nợ Phải Trả 30.180,887 37.104,351
Vốn Chủ Sở Hữu 4.467,958 4.345,597
Tổng chi phí hoạt động 240 119,1
Lợi nhuận thuần 129 166
Tổng lợi nhuận sau thuế 29,3 121,5
Qua các số liệu trên thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng HabuBank
kém hiệu quả và đang ngày càng đi xuống, nếu Ngân hàng không có giải pháp kịp
thời để ngăn chặn và để cho tình trạng này ngày càng tiếp diễn thì Ngân hàng sẽ có
nguy cơ phái phá sản.
− Lý do khiến HabuBank sáp nhập với SHB, có thể kể đến là:
Do HabuBank cần phải tái cơ cấu theo chủ trương của Nhà nước, và đang phải
chịu khoản lổ lên đến 4.066 tỷ đồng, và để tránh phá sản thì hoạt động sáp nhập là
hợp lý nhất.
Trang 21/45
HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM
Do SHB có mô hình hoạt động tương xứng và cùng được niêm yết trên sàn giao
dịch chứng khoán Hà Nội.
− Tình hình Ngân hàng sau sáp nhập:
SHB và HabuBank chính thức sáp nhập vào ngày 28/8/2012 và bắt đầu hoạt
động dưới tên là Ngân hàng Sài Gòn hà Nội (SHB). Với mạng lưới kinh doanh
được mở rộng với 329 điểm giao dịch tại 27 tỉnh thành trên cả nước và chi nhánh

ở nước ngoài.
Trong quý 4/2012, SHB đạt gần 120 tỷ đồng từ hoạt động đầu tư chứng khoán,
630 tỷ đồng từ các hoạt động khác nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của
SHB lên đến gần 460 tỷ đồng, tăng 30% so với quý 4/2011. Thu nhập thuần từ lãi đạt
321,99 tỷ đồng, giảm 37,9% so với quý 4/2011 (518,40 tỷ đồng). Chi phí hoạt động
đạt 653,27 tỷ đồng tăng 92,1% so với quý 4/2011 (340,12 tỷ đồng).
Trong năm 2013, tổng Tài sản của SHB đạt 143.625,803 tỷ đồng, tổng chi phí
hoạt động là 1.860,87 tỷ đồng, giảm 181,877 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2012
(1.678,993 tỷ đồng).
Tổng thu nhập trước thuế của SHB là 1.000,048 tỷ đồng, giảm 825,155 tỷ đồng
so với năm 2012 (1.825,203 tỷ đồng), tổng lợi nhuận sau thuế còn lại của SHB là
849,742 tỷ đồng tỷ đồng, giảm mạnh 96,93% so với năm ngoái.
Bảng 2.7. Hệ thống các chỉ tiêu của SHB sau sáp nhập:
VT: tỷ đồng
Các chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012
Tổng tài sản 143.625,803 116.537,614
Tổng
nguồn vốn
Nợ Phải Trả 133.267,329 107.028,802
Vốn Chủ Sở Hữu 10.355,697 9.506,050
Tổng chi phí hoạt động 1.860,870 1.678,993
ổng doanh thu trước thuế 1.000,048 1.825,203
Trang 22/45
HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM
Tổng lợi nhuận sau thuế 849,770 1.687,269
Thông qua đó, hoạt động kinh doanh của SHB đã đạt được nhiều kết quả tích
cực sau khi sáp nhập và đang ngày càng phát triển. Và gần đây, trong năm 2014, SHB đã
nhận được danh hiệu “ Thương hiệu mạnh Việt Nam”, điều này càng chứng tỏ SHB đang
ngày càng đứng vững và phát triển trên thị trường Ngân hàng Viêt Nam.

C. Thương vụ giữa Tổng công ty cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) và
Ngân hàng TMCP Phương Tây (Westernbank).
− Tình hình hoạt động kinh doanh của PVFC trước sáp nhập
Trong năm 2012, tổng doanh thu của Tổng công ty đạt 9.386 tỷ đồng, đạt 132%
kế hoạch đã đặt ra trong năm, trong đó, doanh thu của công ty mẹ đạt 9.200 tỷ đồng.
lợi nhuận trước trích lập dự phòng đạt 972 tỷ đồng, sau trích lập dự phòng đạt 50 tỷ
đồng. số dư cho vay tổ chức kinh tế và công nghiệp tính đến hết năm 2012 đạt 43.310
tỷ đồng. Bên cạnh đó, tổng giá trị cơ cấu của PVFC trong năm 2012 đạt1.313 tỷ
đồng, số tiền thu hồi bằng tiền mặt đạt hơn 776 tỷ đồng.
Trong quý 2/2013, PVFC có quy mô vốn điều lệ là 6.000 tỷ đồng, tổng tài sản
là 85.158,462 tỷ đồng giảm so với năm 2012 (89.644,777 tỷ đồng), trong đó Nợ phải
trả là 78.029,428 tỷ đồng (năm 2012 là 82.558,208 tỷ đồng).
Tổng chi phí hoạt động của PVFC là 183,224 tỷ đồng giảm so với năm 2012
(264,509 tỷ đồng), tổng doanh thu trước thuế là 18,963 tỷ đồng và tổng lợi nhuận sau
thuế là 17,789 tỷ đồng đều tăng so với năm 2012.
Ngoài ra, số dư chứng khoán đầu tư tăng khoản 2.500 tỷ, trong đó giá trị chứng
khoán nợ tăng 2.752 tỷ, giá trị chứng khoán vốn giảm 266 tỷ đồng và đặc biệt PVFC
đang phải chịu một khoản nợ xấu lên đến 2.800 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu của PVFC là
4,5 trên tổng dư nợ.
Bảng 2.8. Hệ thống các chỉ tiêu của PVFC trước sáp nhập:
ĐVT: tỷ đồng
Các chỉ tiêu Quý 2/ 2013 Năm 2012
Tổng tài sản 85.158,462 89.644,777
Tổng
nguồn vốn
Nợ Phải Trả 78.029,428 82.558,208
Vốn Chủ Sở Hữu 7.129,034 7.086,569
Trang 23/45
HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM

Tổng chi phí hoạt động 183,224 264,509
Tổng doanh thu trước thuế 18,963 - 117,289
Tổng lợi nhuận sau thuế 17,789 -135,986
Và trong năm 2013, PVFC vẫn tiếp tục thực hiện chuyển đổi mô hình hoạt
động nhằm nâng cao hiệu quả, phát triển ổn định và bền vững trên thị trường. Để
tái cơ cấu nền kinh tế thì hoạt động mua bán và sáp nhập là lựa chọn tốt nhất cho
PVFC hiện nay.
− Tình hình hoạt động kinh doanh của WesternBank trước sáp nhập
Trong năm 2012, hoạt động huy động vốn giảm 31% xuống còn 11.794 tỷ
đồng, trong khi huy động vốn cá nhân và tổ chức kinh tế chỉ giảm 15%, tổng tài sản
giảm 5.423 tỷ đồng tương đương với 26% xuống còn 15.152 tỷ đồng.
Tổng dư nợ của WesternBank cuối năm 2012 giảm 50% xuống còn 5.919 tỷ
đồng so với năm 2011, trong đó cho vay khách hàng giảm 40%, ủy thác đầu tư giảm
77%. Ngoài ra tỷ lệ nợ xấu chiếm 6,84% trên tổng dư nợ, tăng 469% so với cuối năm
2011 (1,2%).
Tổng thu nhập của WesternBank trong năm 2012 đạt 394 tỷ đồng giảm
11%, nhưng tổng chi phí hoạt động lại tăng 3% lên 277 tỷ đồng. Chi phí dự phòng rủi
ro tín dụng tăng tăng hơn gấp 4 lần lên đến 61 tỷ đồng và lợi nhuận nhận được trước
thuế là 57 tỷ đồng, giảm 65% so với cùng kỳ năm trước.
Bảng 2.9. Hệ thống các chỉ tiêu của WesternBank trước sáp nhập:
ĐVT: tỷ đồng
Các chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011
Tổng tài sản 15.122,565 20.550,641
Tổng
nguồn vốn
Nợ Phải Trả 11.919,263 17.383,813
Vốn Chủ Sở
Hữu
3.203,302 3.166,828
Tổng thu nhập từ kinh doanh 403.168,607

Tổng lợi nhuận sau thuế 36.474,057 120,759
Trang 24/45
HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM
Do đó hoạt động kinh doanh của Westernbank đang gặp nhiều khó khăn, kém
hiệu quả và đang phát triển theo chiều hướng đi xuống.
− Lý do khiến hai Ngân hàng PVFC và WesterBank sáp nhập với nhau
Vì cả PVFC và WesternBank đều đang hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, các
khoản nợ đang ngày càng tăng cao, chi phí cho hoạt động kinh doanh cũng tăng cao,
trong khi đó lợi nhuận nhận được sau thuế lạ giảm đáng kể.
NHNN đang thúc đẩy việc tái cơ cấu trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế với thế
giới, khi đó, cả PVFC và WesternBank đều cần thay đổi cơ cấu hoạt động để khắc
phục các rủi ro và nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hơn nữa.
− Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng sau sáp nhập
PVFC đã chính thức hợp nhất với Westernbank theo Quyết định số 2081/QĐ-
NHNN ký ngày 12/9/2013, lấy tên Ngân hàng mới là Ngân hàng thương mại cổ phần
Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) và được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động
số 279/QĐ-NHNN ký ngày 16/9/2013 cho Ngân hàng mới.
Theo đó, ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện hoán đổi sẽ vào 26/9/2013 với tỷ
lệ hoán đổi 1:1 (1 cổ phiếu PVF đổi 1 cổ phiếu PVcomBank, 1 cổ phiếu Westernbank
đổi 1 cổ phiếu PVcomBank). Đến ngày 1/10/2013, PVcomBank chính thức được cấp
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bắt đầu đi vào hoạt động.
Trong quý 4/2013, PVcomBank có tổng tài sản là 100.656,322 tỷ đồng, giảm
gần 1.000 tỷ đồng so với đầu tháng 10/2013. Trong đó,Nợ phải trả là 90.962,036 tỷ
đồng giảm gần 1.000 tỷ đồng so với đầu tháng 10/2013 và vốn điều lệ của
PVcomBank là 9.000 tỷ đồng.
Từ sau khi sáp nhập cho đến cuối năm 2013, tổng chi phí cho hoạt động kinh
doanh của PVcomBank là 372,709 tỷ đồng, tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh
là 394,728 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế mà Ngân hàng đạt được là 27,909 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, hoạt động dịch vụ của Ngân hàng cũng lỗ 3 tỷ đồng, nhưng mua

bán chứng khoán của Ngân hàng lại đạt mức lãi thuần 125,6 tỷ đồng và khoản lãi
thuần từ hoạt động khác là 328 tỷ đồng. Hoạt động huy động khách hàng tăng lên 8%
lên đến 49,181 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng đạt mức 32,5 tỷ đồng.
Cho vay khách hàng của PVcomBank giảm 6%, xuống còn 41,34 tỷ đồng,
trong đó nợ khó đòi chiếm 1,476 tỷ đồng, giảm 8% so với cuối quý 3/2013. Ngoài ra,
tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng cũng giảm từ 5,2% xuống còn 4,97% vào cuối năm 2013.
Bảng 2.10. Hệ thống các chỉ tiêu của PVcomBank:
ĐVT: tỷ đồng
Các chỉ tiêu 31/12/2013 01/10/2013
Trang 25/45

×