Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phép biện chứng duy vật với Quản lý doanh nghiệp ở Việt NAM.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.84 KB, 12 trang )

PhÐp biÖn chøng duy vËt víi Qu¶n lý doanh nghiÖp ë ViÖt NAM

Mục lục


1
LỜI NÓI ĐẦU
Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và phương
pháp.Hệ thống các nguyên lý quy luật,phạm trù của nó không chỉ phản ánh
đúng hoạt động của thế giới tự nhiên, xã hội, tư duy và là công cụ sắc bén
nhận thức thế giới khách quan của con người, mà còn chỉ ra được những cách
thức để định hướng đúng hoạt động cụ thể nhằm mang lại hiệu quả năng suất
cao trong thực tiễn.
Quản lý doanh nghiệp là một quá trình kếp hợp giữa chủ quan và khách
quan, nên không thể không có phương pháp tư duy đúng đắn mà dẫn đến
thành công được; cũng như vậy,sẽ là hết sức sai lầm khi sử dụng phương pháp
tư duy siêu hình trong quản lý nói chung, quản lý doanh nghiệp nói riêng. Ph.
Ăngghen đã nhận định: “Phương pháp tư duy ấy (siêu hình – B.T.) mới xem
thì có vẻ như hoàn toàn có thể chấp nhận được, bởi vì nó là phương pháp của
cái mà người ta gọi là lý trí lành mạnh của con người…, tuy là một người bạn
đường rất đáng kính…, nhưng dù sao thì nó cũng sẽ gặp phải một ranh giới
mà nếu nó vượt quá thì nó cũng sẽ trở thành phiến diện, hạn chế, trìu tượng và
sa vào những mâu thuẫn không thể nào giải quyết được”. Chính vì lẽ đó mà
vận dụng những nội dung phép biện chứng duy vật vào trong thực tế quản lý
doanh nghiệp mang một ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức to lớn.


2
CHƯƠNG I:
THỰC TRẠNG VẬN DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀO
THỰC TIỄN QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP


1. Những ưu điểm và hiệu quả của việc vận dụng phép biện chứng
duy vật vào doanh nghiệp:
Mỗi doanh nghiệp hoạt động theo dạng nào là dựa vào cơ sở triết lý của
nó. Lẫn lộn những nhận định trong thực tiễn với những lý luận cao siêu có thể
làm cho người ta ngạc nhiên, nhưng triết lý và cách thức tiến hành công việc
làm ăn luôn là những người bạn tốt đối với người quản lý. Những quyết định
đưa ra trong thực tiễn hợp lý về công việc có nhiều cơ hội thành công một
cách chắc chắn hưn nếu biết dựa vào sự tập hợp ý kiến, triết lý nhất quán.
Dựa vào triết lý có thể giúp cho doanh nghiệp bảo vệ thành công tính đặc thù
của mình, trình bày một cách cụ thể và minh bạch những thế mạnh của mình
trước đối tác, thấy được những yếu tố căn bản hay thứ yếu, quan trọng hay
không quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp phải xác định được: mục tiêu của doanh nghiệp,
phương pháp hành động; những ràng buộc do môi trường kinh tế - xã hội đặt
ra. Để có được một triết lý của doanh nghiệp tuỳ thuộc vào một quá trình suy
nghĩ lâu dài, cân nhắc kỹ lưỡng mọi mọi quyết định của mình. Vì quá trình đi
đến quyết định của doanh nghiệp là qúa trình dựa vào sự hợp tác, sự tham gia
của nhiều người, nghĩa là toàn bộ công nhân viên phải nhận thức đầy đủ được
mục đích đề ra. Trong thực tiễn, mỗi doanh nghiệp đều có triết lý riêng của
mình - triết lý đó tự tạo cho mình một nhân cách trong kinh doanh, chúng tôi
gọi là “yếu tố văn hoá của doanh nghiệp”. Trong một doanh nghiệp, một số
người có những nhân cách hoàn toàn nhất quán; những người khác thì thường
xuyên phải giải quyết những cuộc xung đột nội tâm; một số người tỏ ra là ổn
định trong khi những người khác lại muốn không ngừng tự khám phá ra mình.
Đối với các doanh nghiệp lhác nhau lại có một loạt những dạng văn hoá hoặc
nhân cách khác nhau trong kinh doanh.
Những nguyên tắc do triết lý đề xướng rất quan trọng đối với việc xây
dựng doanh nghiệp, nó giúp cho doanh nghiệp tác động vào đời sống hàng
ngày có hiệu quả, giúp cho doanh nghiệp phát triển sơ đồ văn hoá của mình,
từ đó có thể khắc phục đáng kể một phần phương pháp quan liêu, mệnh lệnh

thường mắc phải, kiểm soát chặt chẽ được người lao động. Từ đó nó giúp ta
đạt tới được hiệu suất quản lý nhày càng cao và tạo mối quan hệ đoàn kết
trong lao động. Do vậy, quá trình phát triển triết lý doanh nghiệp nhất quán
phải bắt đầu bằng tạo ra một tổng thể giá trị và niềm tin nhất quán với nhau,
nhưng cũng phải phù hợp với hiện trạng bên ngoài của thị trường và của môi
trường xã hội.

3
Hoạt động của doanh nghiệp chịu đựng vô số sự kiện, tư liệu sống. Trách
nhiệm của người quản lý là phải xử lý, tinh luyện những tư liệu sống bằng
cách đưa ra những văn bản triết lý và phải chỉnh lý thường xuyên những văn
bản nhằm tạo ra một xung lượng xác tiến hoat động kinh doanh đạt hiệu
quả,xác định rõ thái độ đối với những vấn đề hoạt động mới nảy sinh của
doanh nghiệp. Mọi nhân viên trong doanh nghiệp phải nắm chắc, quán triệt
văn bản đó, dù cho không phải tất cả mọi người đều tán thành.
Vấn đề là bằng cách nào và làm thế nào để truyền đạt các quyết định
quản lý đến với nhân viên. Nếu trong doanh nghiệp ít nhân viên, người quản
lý đều biết tên từng người, thì có thể thong qua chuyện trò với công nhân ở
xưởng máy cho họ những lời khuyên thiết thực về cuộc sống mà chuyển
những nội dung quyết định phù hợp đến họ. Nếu trong doanh nghiệp quá
đông nhân viên thì không cho phép người quản lý truyền đạt những quyết
định bằng miệng, hay bằng lời tâm sự gần gũi nữa, mà phải thông qua phương
pháp “Giấy trắng mực đen” để truyền đạt những quyết định nhằm đem lại sự
thành công cho doanh nghiệp.
Như vậy, triết lý của doanh nghiệp không phải được xây dựng từ con số
không, không phải là lời tuyên bố theo từng câu từng chữ, mà là sự mềm hoá
linh hoạt tuỳ thuộc vào những vấn đề mới được đặt ra trong doanh nghiệp,
nhằm chuyển tải những nguyên tắc quản lý doanh nghiệp đến với nhân viên
một cách sinh động và phù hợp với từng đối tượng, từng giai đoạn kinh
doanh. Thí dụ, người quản lý đưa ra ý tưởng: “Tất cả vì chất lượng và tính

thẩm mỹ của sản phẩm”, thì phải truyền đạt cho mọi nhân viên nhất quán triết
lý đó để thực thi, đồng thời hướng nhận thức của khách hàng với nhận thức
của doanh nghiệp mình. Ngược lại, không có biện pháp để chuyển tải ý tưởng
đó đến với được mọi nhân viên và đối tác của mình thì quyết định đó không
đạt được mục đích, chỉ dừng lại ở ý tưởng,cho dù quyết định quản lý đó rất
đúng đắn. Một quyết định quản lý mới xuất hiện, rất có thể nội bộ doanh
nghiệp chưa thống nhất ngay, khách hàng cũng có thể từ chối nếu nhưa nhất
quán với triết lý của doanh nghiệp, thậm chí mất khách hàng, nhưng về sau sẽ
giữ được uy tín của doanh nghiệp nếu triết lý đó là đúng đắn, phù hợp. Chắc
chắn rằng khi khách hàng đến với doanh nghiệp thì đều là những người đã
nhất quán với triết lý của chúng ta, và họ là người hỗ trợ cho doanh nghiệp
phát triển lâu dài.
Tóm lại, triết lý của doanh nghiệp đặt ra những mục đích và phương
pháp hoạt động cho một cộng đồng mà mọi nhân viên cố gắng đạt tới. Sự vật
và hiện tượng luôn vận động, biến đổi không ngừng, những điều kiện và môi
trường hoạt động của doanh nghiệp cũng không bất biến. Qua một thời gian
tồn tại, điều hành, chi phối hoạt động của doanh nghiệp, triết lý vẫn có thể
được bổ sung, điều chỉnh nhằm tạo ra sự phát triển chung cả về phương pháp
và quy tắc hoạt động phù hợp, tạo ra những giá trị thực, tạo thành nét văn hoá
của doanh nghiêp.

4
Khi một doanh nghiệp mới thành lập,thì cơ sở triết lý triết lý tồn tại các
giá trị là xu hướng, khả năng tư duy của người sáng lập, dù cho người đó có ý
thức được hay không. Triết lý kinh doanh được thể hiện trong các quyết định
khi các vấn đề được đặt ra hay được giải quyết, khi các phương pháp được lưa
chọn hay bị bác bỏ, khi những cuộc khủng hoảng được khắc phục. Vì vậy, có
thể nói rằng, triết lý của doanh nghiệp làm cơ sở cho triết lý của doanh nghiệp
làm cơ sở cho triết lý về đạo đức của những thành viên thông qua hành động
của mình đã xây dựng nên doanh nghiệp. Ý thức của họ về cái tốt, cái xấu

biến đổi qua ngày tháng cùng với sự trưởng thành của xí nghiệp tạo thành một
giá trị văn hoá và một triết lý riêng của doanh nghiệp.
Những triết lý đã nêu trên đều có “Phong cách” riêng của chúng đối với
từng doanh nghiệp, ngay cả khi chúng có một vài yếu tố chung đi nữa. Tất cả
đều phản ánh sự hiểu biết về mục đích tối cao của doanh nghiệp và đều nhấn
mạnh yêu cầu hợp tác để đạt mục đích. Dẫu sao, doanh nghiệp tồn tại phải
chăng là để cho phép các cá nhân hợp tác với nhau trong cùng một hoạt động.
Vì vậy, mọi văn bản triết lý của một doanh nghiệp đều phải nhấn mạnh những
phương tiện cho phép đạt tới sự hợp tác ấy. Nếu triết lý của doanh nghiệp đặt
ra phải phát triển một cách nhất quán đường lối quản lý của mình trong toàn
bộ các hoạt động, thì văn bản quyết định quản lý phải xác định được 3 điều:
quan hệ của doanh nghiệp với môi trường kinh tế - xã hội; các mục tiêu lớn
của doanh nghiệp; những phương tiện chủ yếu cho phép đạt tới mục đích.
2. Những khuyết điểm và hạn chế của việc vận dụng phép biện chứng duy vật:
Trong hoạt động thực tiễn, nhất là trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở nước ta hiện nay, mỗi người cần thiết phải trang bị cho mình những
tri thức về thế giới quan và phương pháp luận khoa học của triết học Mác-
Lênin. Chỉ có nắm vững được những sai lầm đáng tiếc và có thể giành được
thắng lợi trong hoạt động thực tiễn nói chung, quản lý doanh nghiệp nói riêng.
Ai cũng biết rằng, nếu mắc phải bệnh chủ nghĩa duy tâm chủ quan, duy ý
chí sẽ làm cho chúng ta thất bại trong điều hành sản xuất, thậm chí lái định
hướng nền kinh tế đi chệch khỏi mục tiêu đã chọn. Cho nên muốn điều hành
tốt xí nghiệp hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất đề ra, tạo được môi
trường văn hoá lành mạnh trong kinh doanh, chúng ta phải thường xuyên bồi
dưỡng cho mình một thế giới quan duy vật biện chứng, đồng thời phải ra sức
đấu tranh chống những biểu hiện của tư tưởng duy tâm chủ quan, siêu hình
trong công tác điều hành sản xuất, quản lý doanh nghiệp.
Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn để chỉ đạo sản xuất,
điều hành doanh nghiệp thể hiện rất nhiều khía cạnh cụ thể khác nhau của
khoa học, khoa học quản lý kinh tế, quản lý con người, văn hoá, đạo đức…tạo

ra sức mạnh tổng hợp, trong đó mỗi khía cạnh là một chuyên đề khoa học khá
lý thú. Ở đây, chúng tôi chỉ nêu một số ý kiến được rút ra từ thực tiễn điều
hành, chỉ đạo sản xuất ở doanh nghiệp.

5

×