Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Phát huy tác dụng của phương pháp dạy học tích cực trong quá trình giảng dạy kiến thức sinh học và giáo dục học sinh lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.41 KB, 28 trang )

PHÁT HUY TÁC DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
TÍCH CỰC TRONG QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY KIẾN
THỨC SINH HỌC VÀ GIÁO DỤC HỌC SINH LỚP 8
A/ PHẦN MỞ ĐẦU
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
- Xuất phát từ sự tâm đắc với nội dung định hướng về phương pháp dạy, phương
pháp học, cách đánh giá mức độ nhận thức của học sinh trong nội dung giáo trình bồi
dưỡng thường xuyên bộ môn sinh học chu kỳ III (2010-2014):
+ Tăng cường vận dụng các phương pháp dạy học đòi hỏi học sinh tích cực suy
nghĩ, lập luận trong quá trình giải các bài tập nhận thức với mức độ tăng dần, tạo điều
kiện để học sinh bộc lộ những suy nghĩ, cách lập luận và giải quyết vấn đề đặt ra hoặc
nảy sinh trong quá trình học tập (nhận thức ra vấn đề trong tình huống có vấn đề)
dưới hình thức hoạt động cá nhân hay nhóm nhỏ.
+ Tăng cường làm việc độc lập trong quá trình học tập, đặc biệt khi làm việc với
sách giáo khoa và tài liệu tham khảo để thu lượm thông tin,trả lời các câu hỏi nhận
thức đặt ra trong học tập, Kết hợp chặt chẽ việc suy nghĩ cá nhân với việc thảo luận
trong nhóm nhỏ hoặc trong toàn lớp để học sinh có điều kiện bộc lộ những suy nghĩ,
những ý kiến riêng của mình.
+ Chương trình được giảm nhẹ về nội dung: chỉ lựa chọn những kiến thức cơ bản
nhất, mang tính cập nhật và thiết thực, hạn chế tính hàn lâm, nặng về lý thuyết để có
điều kiện đổi mới phương pháp, tích cực hoá hoạt động của học sinh; Chuyển việc
dạy học từ tập trung vào việc dạy của giáo viên sang việc học của học sinh.
+ Nhiệm vụ cấp bách của người giáo viên bộ môn sinh học hiện nay là thông qua
việc dạy kiến thức môn sinh học mà dạy tư duy, dạy làm người cho học sinh.
- Thông qua quá trình nghiên cứu thực tế về hiệu quả giảng dạy bộ môn sinh học ở
các lớp 8 đã và đang giảng dạy, đối với các tiết học có tổ chức các hoạt động nhận
thức theo nội dung định hướng trên (dạy học tập trung vào học sinh, theo kiểu hoạt
động - tìm tòi, phát hiện); Tôi đã quyết định chọn đề tài này nhằm đề cập đến một vấn
đề cấp thiết là giáo viên phải nhanh chóng :
+ Đổi mới về mặt lý luận theo nội dung định hướng đã nêu trên
+ Đổi mới về mặt thực tiễn trong quá trình tổ chức các hoạt động nhận thức cho


học sinh trên cơ sở đổi mới về mặt lý luận
- Qua chuyên đề này tôi còn muốn đề cập đến vấn đề mới mà giáo viên bộ môn sinh
học cần phải lưu ý là: làm cách nào để phát huy tối đa tác dụng của phương pháp dạy
học tích cực ; Tạo điều kiện cho học sinh tham gia học tập với thái độ tích cực và hợp
tác, học sinh có hứng thú khi tiếp cận với kiến thức sinh học, vận dụng có hiệu quả
kiến thức sinh học vào thực tiễn ;Và thông qua giảng dạy bộ môn, giáo viên môn sinh
học có thể góp phần vào việc rèn kỹ năng sống, hình thành và phát triển nhân cách
cho học sinh; Hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học là: “thông qua dạy chữ mà dạy tư duy,
dạy làm người”(giáo trình BDTX chu kỳ III trang 126)
II/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
- Cơ sở lý luận về “phương pháp dạy học tích cực” trong giáo trình bồi dưỡng
thường xuyên chu kỳ III( 2010 -2012 )
- Chương trình sinh học lớp 8 theo nội dung SGK mới
- Các đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu ở các lớp 8 đã và đang giảng
dạy
III/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
- Nghiên cứu nội dung phần cơ sở lý luận phương pháp dạy học tích cực
- Nghiên cứu đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 8
- Nghiên cứu các phương án phát huy tác dụng tác dụng của phương pháp tích cực
trong quá trình giảng dạy kiến thức sinh học và giáo dục học sinh lớp 8
- Ghi chép lại diễn biến tâm lý , các biểu hiện tích cực hoặc chưa tích cực của học
sinh , hiệu quả giảng dạy thể hiện ở mức độ lĩnh hội kiến thức của học sinh và
thái độ của học sinh khi tham gia học tập bộ môn
- Thống kê số liệu để cụ thể hoá hiệu quả giảng dạy và giáo dục học sinh
- Dự giờ một số lớp
- Tham khảo ý kiến và học hỏi kinh nghiệm chuyên môn của quý thầy cô trong tổ
chuyên môn, cán bộ thanh tra bộ môn của trường và của phòng giáo dục
IV/ CƠ SỞ LÝ LUẬN :
1/Thế nào là “phương pháp dạy học tích cực” ?
“ Phương pháp dạy học tích cực” là một thuật ngữ rút gọn được dùng ở nhiều nước,

để chỉ những phương pháp giáo dục/ dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của người học. “Tích cực” trong phương pháp tích cực được dùng với
nghĩa là :hoạt động, chủ động trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không
dùng theo nghĩa trái ngược với tiêu cực. Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc
hoạt động hoá, tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học chứ không phải tập
trung vào phát huy tính tích cực của người dạy.
2/ Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản cơ bản của phương pháp dạy học tích cực :
Có 4 dấu hiệu cơ bản :
- Dạy học thông qua tổ chúc các hoạt động học tập cho học sinh
- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác
- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
3/ Chức năng mới của người giáo viên trong phương pháp tích cực
- Thiết kế, tổ chức các hoạt động của học sinh
- Gợi mở, hướng dẫn học sinh trong các hoạt động tìm tòi
4/ Thế nào là “ Phát huy tác dụng của phương pháp tích cực trong quá trình giảng
dạy kiến thức sinh học và giáo dục học sinh” trong tiết học môn sinh học lớp 8 ?
Như đã nêu trên, phương pháp tích cực hướng tới việc hoạt động hoá, tích cực
hoá hoạt động nhận thức của người học . Đây không phải là một phương pháp dạy
học cụ thể mà là một nhóm phương pháp bao gồm nhiều phương pháp vừa truyền
thống vừa hiện đại ( thuyết trình - giải thích minh hoạ, thực hành quan sát-tìm tòi bộ
phận, vấn đáp tìm tòi bộ phận, biểu diễn thí nghiệm giải thích minh hoạ, dạy học bằng
hoạt động nhóm, dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học bằng cách tổ chức các hoạt
động khám phá, …)và phương pháp dạy học tích cực chỉ phát huy được tác dụng khi
được vận dụng một cách linh hoạt-tức là phải có sự phối hợp một cách hợp lý và
khéo léo tất cả các phương pháp dạy học môn sinh học; sao cho phù hợp với đặc điểm
tâm sinh lý của học sinh, với sự phân hoá trình độ học sinh trong từng lớp, với từng
dạng bài và với điều kiện cơ sở vật chất của từng trường; Nhằm đạt được mục đích
cuối cùng là lớp học sinh động, học sinh tham gia học tập trong một trạng thái thần
kinh hưng phấn, học sinh chủ động chiếm lĩnh nội dung học tập, kiến thức vững chắc

và giáo viên hoàn thành được nhiệm vụ dạy học là: thông qua dạy môn sinh học mà
dạy tư duy, dạy làm người
B/NỘI DUNG
I/ TỔNG QUAN
* Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài
1/ Thuận lợi:
- Đã có hệ thống sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập sinh học được biên
soạn với nội dung tương đối phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp giảng
dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
- Đã có sự chỉ đạo chặt chẽ từ trung ương (nghị quyết trung ương 4 khoá VII –
tháng 1/1993) đến địa phương (các công văn chỉ đạo của sở, phòng giáo dục) về
việc yêu cầu giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học
- Các trường đều đã được trang bị các loại phương tiện dạy học đáp ứng được yêu
cầu của phương pháp dạy học tích cực như: tranh ảnh, mô hình, đèn chiếu, máy
chiếu 3 chiều, bộ trình chiếu bằng công nghệ thông tin…
- Giáo viên đã được tham gia các khoá tập huấn về cách sử dụng các loại phương
tiện dạy học hiện đại và được tham dự các lớp học về công nghệ thông tin phục
vụ cho hoạt động dạy học…
- Rất nhiều giáo viên có tâm huyết với nghề, có năng lực chuyên môn vững vàng,
có tinh thần cầu tiến luôn sẳn sàng học hỏi và tiếp thu những phương pháp mới
và luôn quan tâm đến việc cập nhật kiến thức; có nhiều kinh nghiệm và luôn
sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh. Đồng thời, lại
có một bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt
của Đảng và Nhà nước ta đối với sự nghiệp giáo dục; Luôn ý thức được tầm
quan trọng của người giáo viên đối với sự tồn vong, thịnh suy của đất nước .
- Học sinh lớp 8 tuy có nhiều diễn biến phức tạp trong vấn đề phát triển tâm sinh
lý; Nhưng ở lứa tuổi này học sinh đã bắt đầu có ý thức muốn rèn luyện kỹ năng
sống ,bắt đầu phân biệt rõ được phải trái, đúng sai, khả năng phán đoán và suy
luận tương đối tốt; Thích nghe giáo viên dùng lý lẻ để phân tích một số vấn đề có
liên quan đến đến việc hình thành và phát triển nhân cách.Mặt khác, đa số học

sinh lớp 8 cũng rất nhiệt tình trong việc tham gia hoạt động nhóm, phát biểu ý
kiến để chia sẻ suy nghĩ,cảm xúc của mình với bạn bè và thầy cô . Do đó,quá
trình vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào thực tiễn giảng dạy môn sinh
học để tạo hứng thú học tập cho học sinh và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm
giáo dục đạo đức cho học sinh khá thuận lợi
2/ Khó khăn:
- Hiện nay, tính thu hút của trường học đã và đang giảm sút do sự bùng nổ của các
phương tiện thông tin và nhu cầu đa dạng hoá ngày càng cao của lứa tuổi thanh
thiếu niên về hình thức học tập; để có thể phát triển một cách tự nhiên về chiều
rộng, chiều cao, chiều sâu của tri thức và hoàn thiện nhân cách
- Do xu thế trên, nên hoạt động của giáo viên trên lớp hiện nay cũng tương tự như
một tiết mục biểu diễn mang tính nghệ thuật; Đồng thời, đương nhiên cũng phải
mang tính mô phạm thuần tuý duy ý chí của một nhà giáo dục . Vậy làm cách
nào để dung hoà và phát huy được hiệu quả của cả 2 vai trò trong một tiết học ;
Sao cho tiết học trở nên sinh động nhẹ nhàng và hiệu quả đối với tất cả các đối
tượng học sinh; Có thể huy động được cả những học sinh “ ham chơi hơn ham
học ” tham gia tích cực vào hoạt động học tập bộ môn sinh học để tiếp cận và
chiếm lĩnh tri thức khoa học, nâng cao tầm nhận thức, rèn kỹ năng sống, hình
thành và phát trỉên nhân cách; Để trở thành những người công dân hữu ích cho
đất nước ? Đây là một bài toán khó dành cho mỗi giáo viên môn sinh học nói
riêng và giáo viên nói chung đang đứng lớp !
- Việc phát huy tác dụng của phương pháp mới ( phương pháp tích cực ) trong quá
trình giảng dạy bộ môn gặp phải một số khó khăn như sau :
+ Muốn áp dụng thành công phương pháp dạy học mới vào thực tiễn, thì ngoài
việc nắm vững cơ sở lý luận, còn đòi hỏi người giáo viên phải bỏ rất nhiều thời
gian và công sức để có thể thiết kế được một giáo án đạt yêu cầu ,thể hiện được
tính tích cực và sáng tạo của giáo viên
+ Tình hình thực tế về trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy theo phương
pháp mới rất hạn chế :hầu hết các trường hiện nay chưa được trang bị các loại
phương tiên dạy học hiện đại đến từng lớp học, nên việc sử dụng không thường

xuyên- chủ yếu tập trung vào các tiết hội giảng, các tiết dạy đánh giá, xếp loại
+ Sách giáo khoa và sách giáo viên sinh học mới lớp 8, ngoài những ưu điểm
đã nêu trên, còn một số điểm hạn chế có ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo của giáo
viên như : cách trình bày theo lối thiết kế sẵn các hình thức hoạt động ,trình tự thực
hiện các hoạt động trong một đơn vị kiến thức sẽ có khả năng dẫn đế hiện tượng “
Công thức hoá” hoạt động dạy học - tức là giáo viên cứ theo một mạch đi đã vạch
sẵn mà soạn giáo án và giảng dạy, không cần phải động não suy nghĩ, tìm tòi để tự
thiết kế các hoạt động, sắp xếp trình tự thực hiện các hoạt động, thiết kế ra một
mạch đi riêng để dẫn dăt học sinh chiếm lĩnh nội dung của bài học .
+ Thói quen dạy của một số giáo viên và thói quen học của một số học sinh theo
phương pháp cũ cũng là một trở ngại không nhỏ đối với tiến trình cải cách giáo
dục theo mô hình của các nước tiên tiến mà Đảng và Nhà nước ta hiện nay đang
hết sức quan tâm
+ Vẫn còn có giáo viên môn sinh học chưa chú tâm lắm đến vấn đề : phát huy
tác dụng của phương pháp dạy học tích cực quá trình giảng dạy môn sinh học
và giáo dục học sinh nhằm tạo hưng phấn cho học sinh và hoàn thành tốt nhiệm
vụ dạy học(thông qua dạy học môn sinh học mà dạy tư duy, dạy làm người )
3/ Số liệu thống kê:
Khi chưa áp dụng thử nghiệm chuyên đề vào thực tiễn giảng dạy :
- Có khoảng 80% học sinh lớp 8 không hứng thú lắm đối với việc học tập bộ môn
(có cả học sinh khá giỏi )
- Học sinh chưa ngoan, ý thức rèn kỹ năng sống và rèn luyện nhân cách thông qua
quá trình tham gia học tập bộ môn, thụ động, thiếu tập trung trong giờ sinh học
có khoảng 60%
- Tỉ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi trong các bài kiểm tra : 10% ; Trung bình : 60%;
Yếu : 30%
II/ NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI:
Để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ thì người giáo viên phải đảm bảo được một quy
trình gồm các khâu sau :
- Nghiên cứu đặc điểm học sinh ở lớp sắp giảng dạy

- Nắm tình hình trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn của nhà trường
- Căn cứ vào phân phối chương trình để phân bố thời gian hợp lý
- Xác định dạng bài để có thể sử dụng những phương pháp phù hợp
- Lập kế hoạch cụ thể cho bài học đó và chuẩn bị cho bài sau
- Tiến hành hoạt động theo kế hoạch trong tiết dạy trên lớp
Trong qui trình trên thì khâu lập kế hoạch cho bài học, chuẩn bị cho bài sau và tiến
hành hoạt động theo kế hoạch trên lớp có vai trò quyết định cho sự thành công của
người giáo viên trong hoạt đông chuyên môn nghiệp vụ
II.1/ Lập kế hoạch cho bài học
Lập kế hoạch cho bài học có tầm quan trọng đặc biệt vì khâu này sẽ giúp cho
người giáo viên xác định được mục tiêu, đồ dùng, thiết bị dạy học, phương pháp và
dự kiến cách thức tổ chức các hoạt động dạy học, xây dựng cách đánh giá theo tiêu
chuẩn đã đề ra .Lập kế hoạch bài học là quá trình thiết kế các hoạt động của thầy và
các hoạt động của trò nhằm đạt được mục tiêu dạy học . Đồng thời, còn giúp giáo viên
tự tin hơn, chủ động hơn khi giải quyết các tình huống sư phạm nảy sinh trong quá
tình dạy học, vận dụng có hiệu quả hơn các phương pháp dạy học để phát huy khả
năng lĩnh hội kiến thức một cách tích cực của học sinh .Có thể nói, nếu người giáo
viên thành công khi lập kế hoạch bài học thì xem như đã thành công một nửa giờ dạy.
Để lập kế hoạch cho một bài học người giáo viên cần thực hiện một qui trình như sau:
II 1.a/ Xác định mục tiêu bài học : đây là vấn đề then chốt khi lập kế hoạch cho
bài học vì nó quyết định nội dung, phương pháp, các hoạt động của giáo viên và học
sinh cùng với phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh, Muốn xácđịnh
chính xác mục tiêu bài học về mặt kiến thức và kỹ năng, người giáo viên phải nghiên
cứu thật kỹ nội dung bài để có thể bao quát toàn bộ nội dung bài học muốn chuyển tải,
và xác định được nội dung trọng tâm của bài cùng với những yêu cầu về kỹ năng mà
học sinh cần phải rèn luyên trong tiết học đó .Mục tiêu phải được đặt ra cho người
học: sau khi học xong học sinh phải đạt được kiến thức, kỹ năng gì? Trong quá trình
học tập có thái độ học tập như thế nào? Có thực sự quan tâm, yêu thích môn học hay
không? Với xu thế hiện nay, học sinh cấp THCS thường xem môn sinh học là môn
phụ - Đặc biệt là học sinh khá giỏi – nên tinh thần học tập thường không cao, tham

gia chưa tích cực lắm vào hoạt động học tập. Học sinh có thái độ học tập như thế một
phần là do học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của bộ môn đối với việc hình
thành và rèn luyện kỹ năng sống: những kiến thức cơ bản của bộ môn sẽ là cơ sở khoa
học để các em ý thức được năng lực, trình độ, và hiệu quả công việc tỷ lệ thuận với
sức khoẻ; Và sức khoẻ chỉ có được khi ta có được những kiến thức sinh học cơ bản về
loài người trong mối quan hệ tương hỗ với môi trường xung quanh; Một phần khác là
do giáo viên chưa tổ chức được các hoạt động học tập có sức thu hút học sinh, chưa
tạo được cơ hội để học sinh bộc lộ năng lực và cảm xúc của mình một cách tự nhiên,
hoặc tạo điều kiên để học sinh luyên tập được thói quen học tập tích cực chủ động, từ
bỏ được thói quen học môn sinh học một cách thụ động ở một số học sinh( kể cả học
sinh giỏi ). Do đó, mục tiêu về thái độ học tập bộ môn rất quan trọng: phải làm cách
nào để học sinh yêu thích môn học, tham gia học tập nhiệt tình, hỗ trợ lẫn nhau trong
học tập; Tạo điều kiện cho các em khắc sâu hơn kiến thức, kỹ năng đã đạt được và có
thể vận dụng vào cuộc sống một cách có hiệu quả. Đồng thời, qua đó hình thành ở các
em ý thức cộng đồng; thói quen chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc với những người
xung quanh. Xác định đúng và cố gắng nổ lực để đạt được mục tiêu về thái độ học tập
qua mỗi tiết học môn sinh học là đã góp phần đào tạo một thế hệ mới năng động, sáng
tạo trong công việc; Đồng thời lại có một trái tim nhiệt tình muốn góp phần làm cho
xã hội ngày càng hoàn thiện hơn.
II.1.b/ Chuẩn bị phương tiện dạy học : khâu này mang tính chất dự trù, được thực
hiện dựa trên cơ sở của khâu xác định mục tiêu bài học. Thông qua việc nghiên cứu
kỹ nội dung bài và khái quát được mạch đi chính của bài; Người giáo viên có thể dự
trù được: để đạt được mục tiêu bài học cần phải sử dụng những loại đồ dùng, thiết bị
nào ? hoặc thiết kế nội dung các phiếu học tập, các phương án gợi mở và định hướng
cho hoạt động tìm tòi, xây dựng hệ thống câu hỏi dẫn dắt, câu hỏi củng cố, đào sâu,
mở rộng ở mức độ nào để có thể làm cho mạch đi của bài dạy được trôi chảy, phát
huy được tính tích cực, chủ động cho học sinh. Đồng thời, tạo được tình huống ở mức
độ học sinh có thể giải quyết được (vì nếu quá khó học sinh sẽ nản ); Nhằm thu hút
được sự chú ý của học sinh vào hoạt động học tập và tham gia học tập một cách tích
cực. Công đoạn bắt tay vào chuẩn bị thực sự sẽ được tiến hành trong và sau khi hoàn

tất việc thiết kế các hoạt động dạy học trên cơ sở dự trù ban đầu.Ví dụ: khi dạy bài
“Bài tiết nước tiểu”, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, sau khi giáo viên đã
nghiên cứu kỹ nội dung bài, hình dung được mạch đi chính để truyền thụ kiến thức,
rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ học tập đúng đắn cho học sinh; Giáo viên cần
chuẩn bị:
+ Giáo án điện tử để trình chiếu các nội dung : Nội dung kiểm tra bài cũ (tự luận
và trắc nghiệm), nội dung và đáp án các phiếu hoạt động cá nhân, phiếu hoạt
động nhóm (xem giáo án minh hoạ), Các câu gợi ý để trả lời cho câu hỏi ở mục
II SGK, các câu hỏi phần kiểm tra - đánh giá (tự luận và trắc nghiệm)
+ Mô hình mô phỏng hoạt động lọc máu qua màng lọc (vách mao mạch)
+ Tranh in màu có nội dung mô tả cấu tạo của cơ quan bài tiết nước tiểu
+ Tranh vẽ phóng to hình 39.1 SGK
Khâu chuẩn bị cho một tiết dạy có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin sẽ nhẹ
nhàng hơn khâu chuẩn bị cho tiết dạy đơn thuần theo kiểu truyền thống. Nhờ khâu
chuẩn bị này nên trong quá trình giảng dạy trên lớp giáo viên có thể trình chiếu một
số nội dung mà nếu dạy theo phương pháp truyền thống phải thực hiện các thao tác
“thủ công” như treo bảng phụ hoặc treo tranh, và sẽ tiết kiệm được thời gian cho các
thao tác treo tranh, treo bảng phụ, thu tranh, thu bảng phụ hoặc thao tác với các phim
trong, đèn chiếu…Vì vậy dành được nhiều thời gian hơn cho những công việc như: tổ
chức các hoạt động tích cực tạo hưng phấn cho học sinh; Đào sâu, mở rộng vấn đề;
Bao quát lớp nhằm phát hiện những học sinh nhút nhát, học sinh yếu hoặc lười học và
có biện pháp huy động những em này cùng tham gia hoạt động.Ví dụ chỉ định các em
này trình bày ý kiến cá nhân hay ý kiến thảo luận nhóm, nếu do lơ là, thiếu tập trung
mà không trả lời được thì phải chịu một hình phạt nhẹ nhàng (đứng 5 phút…) mục
đích là để bắt buộc các em rèn luyện thói quen tích cực chủ động trong học tập; Qua
đó, luyện tập cho các em những đức tính: siêng năng, chịu khó động não suy nghĩ để
giải quyết tình huống khó khăn có thể gặp phải trong cuộc sống sau này . Đó cũng
chính là một trong những công việc mang tính chất phối hợp với GVCN, gia đình học
sinh để giáo dục toàn diện cho học sinh thông qua việc dạy học môn sinh học. Có thể
nói, mọi hoạt động của người giáo viên trên lớp được thiết kế theo hướng tích cực hoá

hoạt động của học sinh đều mang ý nghĩa rèn kỹ năng sống (quan sát tinh tường, nhớ
nhanh và chính xác, suy luận, dự đoán, xử lý tình huống, chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc
với bạn bè, mạnh dạn phát biểu ý kiến, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau bàn bạc
thảo luận nghiêm túc một vấn đề, …), hình thành và phát triển nhân cách cho học
sinh ( biết phân biệt phải trái, đúng sai, siêng năng, chịu khó, trung thực, biết nhường
nhịn, giúp đỡ bạn bè, có tinh thần cầu tiến, có đủ các phẩm chất tư duy như: tính độc
lập, tính sáng tạo, tính phê phán, tính liên hoàn…).
Tuy nhiên, không phải tiết học nào giáo viên cũng có được sự hỗ trợ của các
phương tiện dạy học hiện đại - đặc biệt là công nghệ thông tin - cho hoạt động dạy
học. Trong trường hợp này, bằng nhiệt tình và sự sáng tạo, giáo viên vẫn có thể chuẩn
bị được các loại đồ dùng dạy học mang tính chất “ thủ công, truyền thống” như mẫu
vật thật, tranh vẽ, phim trong, các bảng phụ để trình bày các nội dung mang tính chất
gợi mở, hướng dẫn học sinh trong các hoạt động tìm tòi, mô hình để mô phỏng, các
loại biểu bảng được kẻ bằng tay hay photocoppy phóng to để sử dụng trong các hoạt
động đã được thiết kế nhằm thực hiện được chức năng mới của người giáo viên trong
phương pháp tích cực là: “thiết kế, tổ chức các hoạt đông cho học sinh và gợi mở,
hướng dẫn học sinh trong các hoạt động tìm tòi” ( giáo trình BDTX chu kỳ III trang
70 ). Cần nhấn mạnh rằng: trong một tiết học môn sinh học, nếu người giáo viên
không có sự chuẩn bị nhằm thực hiện được hai chức năng trên, thì không thể tiến
hành giảng dạy theo phương pháp tích cực ! Ví dụ: chuẩn bị để dạy bài “Bài tiết nước
tiểu” theo kiểu truyền thống :
- Đèn chiếu
- Các phim trong có in các nội dung :
+ Kiểm tra bài cũ
+ Mẫu các phiếu hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm và đáp án ( xem giáo án
minh hoạ )
+ Nội dung gợi ý để định hướng cho học sinh trả lời câu hỏi số 2 SGK
+ Các câu hỏi phần kiểm tra- đánh giá ( tự luận và trắc nghiệm )
- Tranh in màu có nội dung mô tả cấu tạo của cơ quan bài tiết nước tiểu
- Tranh vẽ phóng to hình 39.1 SGK

- Mô hình mô phỏng hoạt động lọc máu qua màng lọc: gồm một dụng cụ lọc được
lồng vào bên trong một dụng cụ chứa dịch lỏng, một bình ( hoặc ống ) đựng một chất
lỏng ( nước ) có chứa nhiều loại vật thể có kích cỡ khác nhau ( nhỏ hơn, bằng hoặc
lớn hơn kích thước các lỗ lọc trên màng )
II.1.c/ Thiết kế các hoạt động dạy học :
Khâu thiết kế các hoạt động dạy học là khâu cụ thể hoá mạch đi của bài đã được
dự kiến ngay từ khi xác định mục tiêu bài học . Công việc này tương tự như viết kịch
bản cho một tiểu phẩm, một chương trình biểu diễn nghệ thuật …các “tình huống”,
các “ vai diễn”, các “lời thoại” vừa phải đảm bảo tính khoa học, tính lôgich vừa phải
sinh động để không gây nhàm chán.Ngoài ra, giáo viên còn phải ước lượng được thời
gian cho mỗi hoạt động sao cho đảm bảo hoàn thành được kế hoạch bài dạy. Giáo
viên cần xác định các hoạt động đạt được mục tiêu bài học ở cả 3 mặt : kiến thức, kỹ
năng và thái độ . Để thực hiện tốt việc thiết kế các hoạt động dạy học cho một tiết
học, giáo viên cần lưu ý :
- Trong từng hoạt động cần làm rõ hoạt động nào của học sinh, hoạt động nào của
giáo viên ? Trong phương pháp dạy học tích cực thì hoạt động của giáo viên chủ yếu
là tổ chức cho học sinh hoạt động;Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng là người tổ
chức, nhưng tuỳ theo nội dung của từng đơn vị kiến thức và trình độ của học sinh mà
thay đổi phương pháp một cách linh hoạt để tránh gây mệt mỏi hoặc nhàm chán cho
học sinh. Ví dụ: dạy bài “Đông máu và nguyên tắc truyền máu” trong SGK sinh học
lớp 8 mới
+ Phương án 1: áp dụng đối với các lớp có nhiều học sinh trung bình và yếu; Ở
mục I giáo viên thiết kế các phương án trả lời cho học sinh lựa chọn ( mỗi câu
khoảng 3 phương án ) mang tính chất định hướng cho các hoạt động tìm tòi của học
sinh; Ở mục II giáo viên dùng phương pháp thông báo-giải thích minh hoạ : chủ
động giải thích cho học sinh hiểu nội dung hình 15 “kết quả thí nghiệm giữa các
nhóm máu” nhằm giúp học sinh có cơ sở thực hiện lệnh SGK “đánh dấu chiều mũi
tên để phản ánh mối quan hệ cho nhận giữa các nhóm máu”
+ Phương án 2: áp dụng đối với các lớp có nhiều học sinh khá giỏi; Ở mục I giáo
viên để cho học sinh tự nghiên cứu nội dung SGK để tìm đáp án cho các câu hỏi

trong lệnh mà không cần giáo viên định hướng; Ở mục II giáo viên dùng phương
pháp tổ chức các hoạt động khám phá: yêu cầu học sinh tự nghiên cứu nội dung hình
này để thực hiện lệnh SGK.
+ Phương án 3 (được áp dụng nhiều nhất ) : áp dụng đối với các lớp đủ các đối
tượng học sinh khá, giỏi, trung bình, yếu; Giáo viên nên phối hợp phương án một và
phương án 2 một cách linh hoạt để huy động tất cả các đối tượng học sinh tham gia
hoạt động ( phổ biến nhất là sử dụng phương án 1 khi tổ chức hoạt động nhận thức
cho học sinh ở mục I dưới hình thức hoạt động cá nhân và phương án 2 cho mục II
dưới hình thức hoạt động nhóm gồm từ 6 đến 8 học sinh).
- Trong một tiết học, số lượng hoạt động không nên quá nhiều ( chỉ nên có từ 2 đến 4
hoạt động ); Nếu số lượng hoạt động quá nhiều sẽ làm cho tiết học nặng nề dễ gây
nhàm chán và rất dễ cháy giáo án . Đôi khi ta cũng có thể đơn giản hoá vấn đề bằng
cách dùng phương pháp thông báo - giải thích, minh hoạ để chủ động thông báo một
số đơn vị kiến thức, chứ không cần phải sử dụng phương pháp vấn đáp – tìm tòi bộ
phận ; Ví dụ : những kiến thức về giải phẩu hình thái trong những bài có trọng tâm là
các hoạt động sinh lý như cấu tạo khoang miệng, cấu tạo dạ dày, cấu tạo ruột non
trong các bài tìm hiểu về hoạt động tiêu hoá ở khoang miệng , tiêu hoá ở dạ dày, tiêu
hoá ở ruột non …Bởi vì, áp dụng phương pháp dạy học mới không có nghĩa là gạt bỏ
các phương pháp dạy học truyền thống , mà phải biết cách phối hợp hợp lý để đạt hiệu
quả giảng dạy cao nhất .
- Tổ chức các hoạt động tìm tòi phám phá thì nên tập trung vào phám phá các kiến
thức đủ khó; Tránh tổ chức hoạt động khám phá các kiến thức đơn giản đối với các
lớp mà trình độ học sinh chủ yếu là khá và giỏi. Bởi vì, hai đối tượng học sinh này có
khả năng tập trung và trình độ nhận thức khá cao, nên nếu hoạt động quá đơn giản (ví
dụ: chỉ cần tái hiện nội dung kiến thức đã trình bày rõ trong kênh chữ SGK ) thì giáo
viên sẽ không đạt được mục tiêu về thái độ học tập. Ngược lại, với những lớp mà
trình độ học sinh chủ yếu là trung bình và yếu; thì hoạt động khám phá những kiến
thức đơn giản hoặc tương đối đơn giản dưới sự điều khiển khéo léo của giáo viên lại
là yếu tố dẫn đến thành công của tiết học về mặt thái độ học tập. Đối với các lớp có tỉ
lệ học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu tương đương thì phải chú ý phối hợp thật hợp lý

giữa khai thác các kiến thức đủ khó dành cho học sinh khá giỏi ; Nhưng đồng thời
cũng phải lồng ghép các hoạt động khám phá các kiến thức đơn giản hoặc thiết kế các
nội dung định hướng cụ thể cho các hoạt động tìm tòi, khám phá của học sinh; Nhằm
tạo điều kiện cho học sinh trung bình hoặc yếu tham gia hoạt động . Các hoạt động ấy
sẽ giúp cho tiết học thêm sinh động và giáo viên đạt được yêu cầu về mặt bao quát
lớp. Một số hoạt động khám phá đơn giản thường được tổ chức là: nắm bắt nội dung
chính của đơn vị kiến thức một cách khá rõ ràng, hoặc khai thác thông tin từ những
hình vẽ không mang tính khái quát hoặc trừu tượng …Ví dụ: Dạy mục I của bài “Hấp
thụ chất dinh dưỡng ở ruột non”
+ Phương án 1: áp dụng đối với các lớp có trình độ học sinh khá và giỏi ( ví dụ các
đội tuyển học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh); Giáo viên để cho học sinh tự nghiên cứu nội
dung SGK ( cả kênh chữ và kênh hình ) trong thời gian khoảng 3 phút; Sau đó, yêu
cầu học sinh hoạt động nhóm (1 bàn) trong thời gian khoảng 2 phút, để hoàn thành
nội dung phiếu học tập do giáo viên thiết kế nhằm định hướng cho học sinh trả lời câu
hỏi số 1 trong lệnh SGK “ Đặc điểm cấu tạo trong của ruột non có ý nghĩa gì với chức
năng hấp thụ chất dinh dưỡng của nó ? ”.Nội dung phiếu học tập như sau :
Trường THCS Quang Trung
Phiếu hoạt động nhóm
Nhóm số :
Dựa vào thông tin SGK ( mục I ); Hãy điền nội dung phù hợp vào các ô trống trong
bảng sau :
Các đặc điểm cấu tạo chủ yếu của ruột
non có liên quan đến vai trò hấp thụ chất
dinh dưỡng
Ý nghĩa của từng đặc điểm đối với vai trò
hấp thụ chất dinh dưỡng
Ô 1 Ô 3
Ô 2 Ô 4
* Giáo viên thông báo hết thời gian và thu phiếu học tâp của các nhóm để xử lý :
chiếu đại diện các nhóm có ý kiến khác nhau và yêu cầu học sinh nhận xét

Chiếu đáp án phiếu học tập :
Ô 1: Lớp niêm mạc có các nếp gấp và lông cực nhỏcó các lông ruột và lông cực
nhỏ.
Ô 2: Có mạng lưới mao mạch máu và mao mạch bạch huyết dày đặc phân bố tới
từng lông ruột.
Ô 3: Tăng diện tích bề mặt hấp thụ (bề mặt tiếp xúc trực tiếp với chất dinh dưỡng)
lên khoảng 600 lần.
Ô 4: Tăng hiệu quả hấp thu chất dinh dưỡng vào máu và bạch huyết.
* Đặt câu hỏi để tổng kết hoạt động nhóm và chốt ý ghi nội dung tinh giản “ Nêu
những đặc điểm cấu tạo trong của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh
dưỡng và nêu ý nghĩa của từng đặc điểm ? ”
Đối với câu hỏi số 2 trong lệnh, giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân hay
nhóm nhỏ ( 2-3 người ) để tự tìm phương án trả lời ( giáo viên không định hướng )
+ Phương án 2: áp dụng với các lớp có nhiều học sinh trung bình và yếu; giáo viên
dùng phương pháp thông báo - giải thích, minh hoạ kết hợp vấn đáp - tìm tòi bộ phận;
(Học sinh làm việc với SGK và các phương tiện trực quan : tranh ảnh, mô hình, sơ
đồ) để tìm hiểu nội dung của đơn vị kiến thức này trước khi hoạt động với phiếu học
tập như phương án 1 để hoàn thành câu hỏi số 1 trong lệnh ( phiếu học tập có thể điền
sẵn nội dung ô 1 và ô 2 )
Với câu hỏi số 2, giáo viên thiết kế sẵn các phương án trả lời cho học sinh lựa chọn
(định hướng cho hoạt đông tìm tòi ); Nội dung cụ thể của các phương án:
a/ Ruột non có bề mặt hấp thụ ( bề mặt bên trong ) lớn, có mạng lưới mao
mạch máu và mao mạch bạch huyết dày đặc.
b/ Qua thực nghiệm phân tích thành phần các chất của thức ăn trong các đoạn
ống tiêu hoá ( hình 29.2 ) SGK.
c/ Cả a và b
+ Phương án 3: áp dụng đối với các lớp học có tỉ lệ học sinh giỏi, khá, trung bình,
yếu tương đối đồng đều; Phương án này được sử dụng nhiều nhất do có thể huy động
được nhiều đối tượng học sinh tham gia hoạt động, tạo hưng phấn cho học sinh trong
các lớp học có cấu trúc đầy đủ các đối tượng học sinh đang phổ biến hiện nay.

Trong phương án này, giáo viên sẽ linh động kết hợp cả hai phương án trên: dùng
phương án 1 để trả lời câu hỏi số 1, phương án 2 cho câu hỏi số 2 hoặc ngược lại:
phương án 2 cho câu hỏi số 1 và phương án 1 cho câu hỏi số 2
- Do nội dung SGK đôi khi cũng có vài điểm thiếu sót nhỏ (hoặc do ý đồ của tác giả
cố tình tạo ra thiếu sót) trong cách trình bày văn bản hoặc thiết kế một số biểu bảng,
sơ đồ…; Giáo viên có thể “tận dụng” những thiếu sót này để thiết kế những hoạt động
nhằm rèn luyện năng lực tư duy, giúp học sinh hình thành những phẩm chất tư duy và
qua đó phát triển nhân cách cho học sinh theo hướng : không phải lúc nào cũng làm
việc máy móc không cần phân biệt đúng, sai ; Mà phải rèn luyện dần thói quen làm
việc khoa học, độc lập, sáng tạo và chính xác. Ví dụ: khi giảng dạy bài “Trao đổi
chất”, trong hoạt động 3 – tìm hiểu về mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể
và trao đổi chất ở cấp độ tế bào; giáo viên có thể thiết kế một hoạt động dưới dạng trò
chơi “ ai nhanh hơn” như sau :
+ Giáo viên chiếu lên màn hình hoặc treo tranh vẽ phóng to hình 31.2 SGK
+ Yêu cầu học sinh tìm một từ thích hợp bổ sung vào đúng vị trí trong nội dung chú
thích sơ đồ; Nếu học sinh nào hoàn thành nhanh nhất sẽ được thưởng một điểm 10
* Đáp án :

Hoạt động này cần phải được thiết kế trước khi thiết kế các hoạt động tìm hiểu về
mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào. Bởi
vì nội dung còn thiếu trong phần ghi chú là nội dung rất quan trọng ; Nếu thiếu nội
dung này thì cả giáo viên và học sinh đều không đạt được mục tiêu về kiến thức, kỹ
năng, thái độ một cách khách quan và khoa học : dựa vào sơ đồ rút ra được kết luận
về mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào là :
“ Qúa trình trao đổi chất ở cấp độ cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng, ôxi cho quá trình
trao đổi chất ở cấp độ tế bào ; Ngược lại, quá trình trao đổi chất ở cấp độ tế bào cung
cấp CO
2
, chất thải cho quá trình trao đổi chất ở cấp độ cơ thể”
- Nên học hỏi cách thiết kế các hoạt động dạy học dưới dạng các trò chơi truyền

hình như : “Chiếc nón kỳ diệu”, “tam sao thất bản”… để lồng ghép vào trong tiết
học, nhằm tạo hưng phấn cho học sinh và thể hiện được tính sáng tạo của giáo
viên .Ví dụ khi dạy bài “ Tiêu chuẩn ăn uống, nguyên tắc lập khẩu phần”, giáo viên
thiết kế hoạt động 2 như sau :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
-Thông báo về cách xác
định giá trị dinh dưỡng của
các loại thức ăn (như nội
dung ghi )
-Yêu cầu học sinh nhắc lại
kiến thức môn công nghệ
có liên quan đến bài học
qua việc trả lời câu hỏi:
căn cứ vào giá trị dinh
- Nghe giáo viên thông báo
- Nhắc lại kiến thức môn
công nghệ thông qua việc
trả lời câu hỏi
II/ Gía trị dinh dưỡng của
thức ăn
- Mỗi loại thức ăn có một
giá trị dinh dưỡng riêng,
phụ thuộc vào thành phần
chất dinh dưỡng có trong
thức ăn và khả năng cung
cấp năng lượng cho cơ
thể…
Chất thải
dưỡng người ta xếp thức
ăn vào mấy nhóm? (4

nhóm) là những nhóm
nào? (nhóm giàu chất đạm,
nhóm giàu chất đường bột,
nhóm giàu chất béo, nhóm
giàu vitamin và muối
khoáng)
- Giới thiệu hình ảnh minh
hoạ cho 4 nhóm thức ăn
( không ghi chú ) và yêu
cầu HS xác định tên mỗi
nhóm và nhớ nhanh một số
loại thức ăn thuộc mỗi
nhóm
- Tổ chức trò chơi “Tam
sao thất bản”: yêu cầu học
sinh hoạt động cá nhân : kể
tên 3 loại thức ăn thuộc
mỗi nhóm đã được quan
sát trong hình (3 phút )
-Tổng kết hoạt động, chốt
ý và ghi nội dung tinh
giản…
- Quan sát hình ảnh minh
hoạ 4 nhóm thức ăn, hoạt
động cá nhân: xác định tên
mỗi nhóm
- Tham gia trò chơi dưới
sự hướng dẫn của giáo
viên
-Tham gia tổng kết hoạt

động và ghi nội dung tinh
giản
- Cần chú trọng đến vấn đề đào sâu, mở rộng kiến thức và cập nhật kiến thức để liên
hệ thực tế nhằm rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
phục vụ cho đời sống, tăng hiệu quả công việc, bảo vệ môi trường hoặc giải thích các
hiện tượng sinh học có liên quan đến sức khoẻ, sinh hoạt, lao động, học tập. Để có thể
đạt được mục tiêu trên ngay từ khi thiết kế các hoạt động dạy học, người giáo viên
cần chú ý ghi chép hoặc thu thập tranh ảnh…về các thông tin khoa học có liên quan
đến bộ môn từ các nguồn cung cấp thông tin luôn được cấp nhật tương đối chính xác
như : các đài truyền thanh, truyền hình, tổng đài 1080, các tạp chí khoa học, xã hội,
các loại sách báo được in tại các nhà xuất bản có uy tín…và tra cứu ghi chép cẩn thận
vào giáo án hoặc chuẩn bị dưới dạng tư liệu để sử dụng trong tiết dạy. Ví dụ: khi dạy
bài “Khẩu phần và nguyên tắc lập khẩu phần”, nhờ thông tin từ tổng đài 1080 mà giáo
viên có thể cung cấp thêm thông tin để liên hệ thực tế, cập nhật kiến thức cho học sinh
: ở Việt Nam, năm 2006 số lượng trẻ em dưới 5 tuổi thiếu cân là 1,867 triệu trẻ, chưa
đạt chiều cao là 2,115 triệu trẻ, tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em < 5 tuổi ở Viêt Nam
năm 2006 là 25,2% gần đạt được mục tiêu đề ra là tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đến
hết năm 2005 giảm xuống còn khoảng 25% ( theo SGK )
- Khi thiết kế các hoạt động dạy học, người giáo viên cũng phải cần chú ý đến việc
đa dạng hoá các hình thức học tập ngay trong một tiết học để tạo hưng phấn, tránh
gây nhàm chán cho học sinh do phải lập đi, lập lại một hoạt động nào đó; Ví dụ như:
làm việc vớí sách giáo khoa, đọc sách giáo khoa, hoạt động nhóm từ 6 đến 8 người
(học sinh ở 2 bàn kề nhau cứ phải quay lại đối mặt nhau để thảo luận nhiều lần !), vấn
đáp – tìm tòi bộ phận ( từ đầu đến cuối tiết học giáo viên cứ đặt câu hỏi liên tục và
học sinh cứ dựa vào nội dung SGK để trả lời )…Những hoạt động nêu trên mặc dù
cũng có sử dụng phương pháp dạy học tích cực, nhưng do vận dụng chưa được linh
hoạt và sáng tạo lắm nên chưa phát huy được tác dụng trong việc giúp giáo viên đạt
được các mục tiêu đã đề ra - đặc biệt là mục tiêu về mặt thái độ học tập. Để khắc phục
tình trạng trên, ngay từ khâu thiết kế giáo viên nên có sự đầu tư vào việc thiết kế
nhiều dạng hoạt động khác nhau nhằm thay đổi hình thức tổ chức hoạt động trong

từng đơn vị kiến thức hoặc cho các đơn vị kiến thức khác nhau; Ví dụ : thiết kế các
hoạt động dạy học cho bài “Bài tiết nước tiểu” ( xem giáo án dạy minh hoạ )
II.1.d/ Xác định nội dung và phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh
cuối bài học.
Đây là khâu cần thiết để biết được kết quả học tập của học sinh, chẩn đoán
được nguyên nhân dẫn tới thiếu sót khi dạy học và tìm cách bổ khuyết, điều chỉnh quá
trình học tập cho học sinh và quá trình hướng dẫn, tổ chức cho giáo viên. Việc đánh
giá phải xuất phát từ mục tiêu, dựa vào nội dung học tập. Mục đích chính của đánh
giá không phải chỉ để xem xét kết quả học tập của từng học sinh, mà còn để biết: học
sinh học được bao nhiêu và làm được gì sau khi học xong bài;đã đạt được mục tiêu đã
đề ra chưa? Ngoài ra còn giúp giáo viên thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh quá
trình dạy học sao cho đạt hiệu quả cao. Để thực hiện dạy học theo hướng phát huy
tính tích cực chủ động; Cần thiết kế câu hỏi kiểm tra – đánh giá học sinh theo hướng
phát huy tính tích cực, sáng tạo. Người giáo viên cần tổ chức cho học sinh tự đánh giá
kết quả học tập của bản thân và của bạn với nhiều hình thức đánh giá phong phú như:
trả lới câu hỏi trắc nghiệm chủ quan (tự luận), trả lời các câu hỏi trắc nghiệm khách
quan (câu ngỏ – ngắn, câu đúng – sai, câu hỏi ghép đôi, câu hỏi có nhiều lựa chọn,
…), trò chơi, kiểm tra qua sơ đồ hình vẽ,… Trong điều kiện dạy học sinh học hiện
nay, cần thiết kế các bài tập sinh học sử dụng vào việc kiểm tra – đánh giá cuối bài,
sao cho phù hợp với tinh thần đổi mới mục tiêu và phương pháp giáo dục. Có thể nói
chuẩn bị khâu đánh giá ngay từ khi lập kế hoạch bài học là một yếu tố quan trọng
giúp đạt được mục tiêu của bài học. Sau đây là một số ví dụ cụ thể về cách xác định
nội dung và phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh cuối bài học:
- Bài “Phản xạ”
+ Câu 1: Những hoạt động nào sau đây là hoạt động phản xạ?
a) Dạ dày co bóp; b) Máu chảy trong hệ mạch; c) Tiết mồ hôi khi trời nóng; d)Tim
đập (đáp án: câu c)
+ Câu 2: Hãy phân tích đường đi của luồng xung thần kinh trong phản xạ giật tay
khi chạm phải vật nóng (đáp án:luồng xung thần kinh đi từ da (cơ quan thụ cảm) đến
tuỷ sống (trung ương thần kinh) rồi đến cơ quan trả lời kích thích ( cơ tay )

-Bài “Vệ sinh hô hấp” :
+ Câu 1: Trong số các tác nhân cho sẵn sau đây: khói thuốc lá, vi sinh vật, thức
ăn không hợp vệ sinh, thức khuya, khí thải công nghiệp. Tác nhân nào không gây hại
cho hệ hô hấp? (đáp án: thức ăn không hợp vệ sinh, thức khuya)
+ Câu 2: chọn câu trả lời đúng nhất để trả lời cho câu hỏi sau : “việc luyện tập thể
dục thể thao thường xuyên, đều đặn kết hợp với thở sâu từ bé có lợi gì cho hệ hô
hấp? ”
a/ Giúp cơ thở hoạt động tốt hơn
b/ Làm tăng thể tích lồng ngực
c/ Làm tăng tuần hoàn máu
d/ Tăng hiệu quả hô hấp
(đáp án: câu d)
- Bài “Khẩu phần và nguyên tắc lập khẩu phần”
+ Câu 1: Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi ngưới khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố
nào? Cho ví dụ minh hoạ? (đáp án: phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, hình thức hoạt
động, trạng thái cơ thể; Ví dụ: trẻ em > người trưởng thành, người lao động nặng >
người lao động nhẹ, nam > nữ )
+ Câu 2: Chọn thực đơn đảm bảo được các nguyên tắc lập khẩu phần trong số các
thực đơn sau đây:
a/ Cơm, canh rau đay nấu cua đồng, thịt heo kho, đậu côve xào thịt bò.
b/ Thịt gà luộc trộn gỏi bắp cải, cá chiên xù, tôm hấp.
c/ Cơm, cá chiên, tôm kho, thịt heo luộc.
d/ Cả a, b, c.
Hãy giải thích ý kiến của em. (đáp án:thực đơn “a” vì thực đơn này đảm bảo
cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, chất xơ, nước và năng lượng cho cơ thể)
- Bài “Bài tiết nước tiểu”
+ Câu 1: Chọn ý đúng nhất để trả lời cho các câu hỏi sau:
* Nước tiểu được tạo thành ở đâu?
a/ Cầu thận b/ Nang cầu thận
c/ Ống thận d/ Đơn vị chức năng

Đáp án :câu d đúng nhất(nuớc tiểu được tạo thành ở đơn vị chức năng)
* Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì?
a/ Lọc máu
b/ Thải bỏ chất thải, chất thừa, chất độc hại
c/ Duy trì ổn định tính chất của môi trường trong
d/ Cả a,b,c
Đáp án :câu d là câu trả lời đúng (thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là
lọc máu để thải bỏ chất thải, chất thừa, chất độc hại; Nhằm duy trì ổn định tính chất
của môi trường trong cơ thể)
+ Câu 2: Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào? (khi lượng nước tiểu trong bóng đái
đạt đến khoảng 200ml- làm căng bóng đái, co vòng ống đái dãn, cơ bọng và cơ bóng
đái co  nước tiểu được thải ra môi trường ngoài qua ống đái
II.1.d/ Thiết kế các hoạt động tiếp theo:
Thiết kế các hoạt động tiếp theo là khâu cuối cùng trong quy trình thiết kế các
hoạt động dạy học. Nội dung khâu này bao gồm các công việc như dặn dò học sinh về
nhà thực hiện các bài tập củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng, tư chuẩn bị các
phiếu hoạt động cá nhân,phiếu ghi lại ý kiến hoật động nhóm theo mẫu của giáo viên
đưa ra, sưu tầm mẫu vật hoặc tranh ảnh để phục vụ cho bài học sau…Tuy là khâu
cuối cùng, được giáo viên thể hiện sau khi đã học xong bài; Nhưng, nêu không thiết
kế sẵn ngay từ khi lập kế hoạch bài học thì giáo viên sẽ bị động trong việc yêu cầu
học sinh phối hợp chuẩn bị cho bài học sau; Và hiệu quả giảng dạy bài học sau sẽ bị
ảnh hưởng không nhỏ nếu khâu này không được chuẩn bị tốt.Ví dụ: sau khi dạy xong
bài “ Bài tiết nước tiểu”, giáo viên yêu cầu học sinh về nhà học bài, xem trước bài
mới và mỗi học sinh tự chuẩn bị một phiếu hoạt động cá nhân ( kích thước : ½ tờ giấy
A
4
) theo mẫu :
Các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước
tiểu
Tác hại đối với hệ bài tiết nước tiểu


II.2/ Tiến hành hoạt động giảng dạy theo kế hoạch
Đây là bước quyết định để khẳng định năng lực chuyên môn của giáo viên.
Các ý tưởng đã có trong kế hoạch phải được thể hiện thành công trong thực tế giảng
dạy. Tính khả thi của kế hoạch sẽ được thẩm định thông qua các tiêu chí: mức độ
chính xác trong cách diễn đạt của giáo viên bằng văn nói, văn viết; mạch đi của bài
giảng có chặt chẽ bảo đảm tính hệ thống hay không? diễn biến giờ dạy có đạt yêu cầu
như dự kiến hay không? mức độ tiếp thu của học sinh như thế nào, thái độ học tập của
học sinh ra sao? học sinh có vận dụng được kiến thức hay không? Giáo viên có cảm
thấy hài lòng về tiết học hay không? Có vấn đề nào “không ổn” về mặt kiến thức và
mặt tổ chức lớp cần phải rút kinh nghiệm hay không?.
Qua quá trình giảng dạy và đúc kết kinh nghiệm nhiều năm ở cả hai 2 thời kỳ:
dạy theo phương pháp cũ với SGK cũ và dạy theo phương pháp mới với SGK mới, tôi
đã rút ra được một điều tâm đắc: yếu tố quyết định cho sự thành công của giáo viên
môn sinh học ở cấp THCS không phải chỉ là dạy theo sách nào? chương trình nào mà
yếu tố con người cũng có vai trò rất quan trọng: nếu đã có nội dung bài hay, phương
pháp đề ra tốt mà người giáo viên lại không có khả năng tổ chức, điều khiển cho học
sinh hoạt động theo kế hoạch hoặc xử lý tốt các tình huống phát sinh thì tiết dạy sẽ
thất bại và để lại tâm trạng nặng nề cho cả người dạy lẫn người học. Tôi nêu ra vấn đề
này từ chính kinh nghiệm của bản thân và thông qua quá trình học hỏi ở các giáo viên
dạy môn sinh khác tại các trường tôi đã từng công tác. Bản thân tôi cũng đã từng nghĩ
ngợi rất nhiều để tìm nguyên nhân của các tiết thực hành giảng dạy không thành công
của bản thân và đồng nghiệp; mặc dù đã có một kế hoạch chu đáo – Có thể nói là
“kịch bản” tốt nhưng diễn xuất chưa tốt, chưa đảm bảo được các yêu cầu về nội dung,
phương pháp, thời gian và hiệu quả! Và một số nguyên nhân dẫn đến thất bại do tôi
tìm hiểu được là:giáo viên chưa thật sự thấm nhuần tinh thần của bài học, khả năng
bao quát lớp chưa tốt lắm nên chưa phát hiện được các tình huống, các vấn đề nhạy
cảm cần phải được xử lý kịp thời bằng cách linh hoạt thay đổi phương pháp cho thích
hợp; hoặc cũng có thể chỉ là vấn đề về mặt tâm lý do sự khác biệt giữa tiết dạy bình
thường với tiết dạy để đánh giá xếp loại; và hệ quả tất yếu là lớp học thiếu sinh động,

các vấn đề cần giải quyết lại không được giải quyết tận gốc nên có nhiều học sinh
không hiểu bài, lớp học trầm không đạt được mục tiêu riêng cho từng đơn vị kiến
thức và mục tiêu chung về kiến thức, kỹ năng, thái độ của tiết dạy.
Muốn khắc phục những nguyên nhân trên thì người giáo viên hết sức khiêm tốn để
học hỏi, phải nổ lực học tập và rèn luyện rất nhiều để có kiến thức chuyên môn vững
chắc, có bản lĩnh nghề nghiệp để có thể hoàn toàn làm chủ tiết dạy. Mặt khác, người
giáo viên cũng phải thực sự “yêu nghề, mến trẻ” để có được một ngọn lửa nhiệt tình
đủ sức lan toả để “làm nóng” không khí học tập, biến lớp học thành một sân chơi bổ
ích có sức thu hút học sinh và giúp học sinh bộc lộ những cảm xúc tự nhiên ở một
mức độ chấp nhận được trong một tiết học. Sự thành công của tiết dạy không chỉ thể
hiện ở chỗ thực hiện tốt tất cả các yêu cầu về các mặt nội dung và phương pháp mà
còn thể hiện ở chỗ tình cảm của học sinh đối với bộ môn sẽ ngày một nhiều hơn sau
mỗi tiết dạy. Giáo viên và học sinh đều có được một tâm trạng thoải mái vì đã hoàn
thành nhiệm vụ trong tâm thế hợp tác và tôn trọng lẫn nhau
III/ GIÁO ÁN DẠY MINH HOẠ
Thiết kế cho một tiết dạy theo kiểu truyền thống ; áp dụng cho lớp có cấu trúc
đầy đủ các đối tựơng học sinh : giỏi, khá, trung bình và yếu đang phổ biến hiện nay

Tuần 21-Tiết 41
BÀI 39-BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1/ Về kiến thức :
- HS trình bày được:
+ Quá trình tạo thành nước tiểu
+ Thực chất quá trình tạo thành nước tiểu
+ Qúa trình thải nước tiểu
- Chỉ ra sự khác biệt giữa :
+ Nước tiểu đầu và huyết tương
+ Nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức
2/ Về kỹ năng :

- Xử lý thông tin ở kênh chữ vàkênh hình để nhận biết
- Hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm để lĩnh hội kiến thức
- Vận dụng kiến thức vào thực tiễn
3/ Về thái độ:
Quan tâm đến bộ môn và sức khoẻ
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Giáo án điện tử để trình các nội dung:
+ Kiểm tra bài cũ
+ Nội dung phiếu hoạt động cá nhân theo mẫu:
Phiếu hoạt động cá nhân
Lựa chọn các ý cho sẵn (có các tế bào máu và prôtêin; không có các tế bào máu và
prôtêin) để điền vào các ô trống thích hợp trong bảng sau:
Máu Nước tiểu đầu
+ Đáp án phiếu hoạt động cá nhân:
Máu Nước tiểu đầu
Có các tế bào máu và prôtêin Không có các tế bào máu và prôtêin
+ Phiếu hoạt động nhóm theo mẫu:
Lựa chọn các ý cho sẵn (Nồng độ các chất hoà tan loãng; Chứa nhiều chất thải,
chất thừa; còn nhiều chất dinh dưỡng; Chứa ít chất thải, chất thừa; Nồng độ các chất
hoà tan đậm đặc; Gần như không còn chất dinh dưỡng) để điền vào các ô trống trong
bảng sau :
Nước tiểu đầu Nước tiểu chính thức
+ Đáp án phiếu hoạt động nhóm:
Nước tiểu đầu Nước tiểu chính thức
Nồng độ các chất hoà tan loãng Nồng độ các chất hoà tan đậm đặc
Chứa ít chất thải, chất thừa Chứa nhiều chất thải, chất thừa
Còn nhiều chất dinh dưỡng Gần như không còn chất dinh dưỡng
+ Các câu gợi ý để trả lời cho câu hỏi ở mục II SGK ( xem giáo án )
- Mô hình mô phỏng hoạt động lọc máu qua màng lọc (vách mao mạch)
- Tranh in màu có nội dung mô tả cấu tạo của cơ quan bài tiết nước tiểu

- Tranh vẽ phóng to hình 39.1 SGK
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A/ Kiểm tra bài cũ :
Câu 1: Nêu đặc điểm cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu ? Cơ quan quan trọng nhất của
hệ bài tiết nước tiểu là cơ quan nào? vì sao?
Câu 2 : Chọn ý đúng để trả lời cho câu hỏi sau đây:
* Đặc điểm cấu tạo nào của thận phù hợp phù hợp với chức năng lọc máu để
tạo thành nước tiểu?
a/ Có phần vỏ và phần tuỷ b/ Có phần vỏ, phần tuỷ và
bể thận
c/ Có phần vỏ, phần tuỷ, ống góp, bể thận d/ Có khoảng hai triệu đơn
vị chức năng
B/ Bài mới:
Vào bài : Ta đã biết nước tiểu được tạo thành tại các đơn vị chức năng của thận;Vậy
quá trình lọc máu để tạo thành nước tiểu tại các đơn vị chức năng diễn ra như thế nào?
thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì? Nước tiểu được thải ra ngoài như thế
nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu các vấn đề trên
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự tạo thành nước tiểu
* Mục tiêu :
- HS trình bày được sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng
- Hiểu được thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu
- Trình bày được sự khác nhau giữa nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
-Treo tranh vẽ cấu tạo của cơ
quan bài tiết nước tiểu, dựa
vào tranh nhắc lại đặc điểm
cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu
,thận và đặc biệt là cấu tạo
của đơn vị chức năng
-Treo tranh vẽ phóng to hình

39.1 SGK ,đối chiếu các chi
tiết trong sơ đồ với các chi
tiết trong tranh vẽ
-Yêu cầu 1 HS đọc thông tin
SGK mục I, các học sinh
khác theo dõi
-Yêu cầu học sinh đọc cả
phần ghi chú trong 3 ô biểu
thị cho 3 quá trình
-Thuyết trình lại sơ đồ:sự tạo
thành nước tiểu gồm 3 giai
đoạn lọc máu, hấp thu lạivà
bài tiết tiếp; giảng rõ giai
đoạn 1 không cần năng lượng
vì sự chênh lệch áp suất tạo
ra lực đẩy các chất qua lỗ lọc;
còn 2 quá trình kia cần năng
lượng vì các chất được vận
- Quan sát tranh vẽ ,nghe giáo
viên nhắc lại kiến thức bài học
trước liên tục với bài sắp học
-Quan sát tranh vẽ phóng to
hình 39.1 SGK
- 1 học sinh đọc thông tin
SGK mục I, các học sinh khác
theo dõi

- Thực hiện yêu cầu của giáo
viên
- Nghe GV thuyết trình

I/ Tạo thành nước tiểu
- Sự tạo thành nước tiểu
gồm 3 quá trình :
+ Quá trình lọc máu:
tạo thành nước tiểu đầu
+ Quá trình hấp thụ lại
và quá trình bài tiết tiếp:
tạo thành nước tiểu chính
thức
-So sánh nước tiểu đầu
và nước tiểu chính thức:
Nuớc tiểu
đầu
Nước tiểu
chính thức
Nồng độ
các chất
hoà tan
loãng
Nồng độ
các chất
hoà tan
đậm đặc
Chứa ít
chất thải,
chất thừa
Chứa
nhiều chất
thải, chất
thừa

Chứa
nhiều
chất dinh
dưỡng
Gần như
không
còn chất
dinh
dưỡng

chuyển theo một cơ chế sinh
học phức tạp từ nước tiểu đầu
vào máu và ngược lại, nêu lại
một số ý như SGK đã nêu
- Dùng mô hình minh hoạ cho
cấu tạo của màng lọc (vách
mao mạch) và thuyết trình về
cơ chế lọc qua màng
- Tổ chức cho học sinh thực
hiện lệnh SGK, chiếu nội
dung từng câu hỏi lên màn
hình
- Yêu cầu HS hoạt động cá
nhân, tìm câu trả lời cho câu
hỏi 1 ( khoảng 45 giây );Và
hội ý trong nhóm nhỏ từ 2
đến 3 người để hoàn thành
nội dung phiếu hoạt động cá
nhân ( 3 phút )


-Yêu cầu HS trình bày ý kiến
trả lời câu 1, và dựa vào nội
dung phiếu hoạt động cá nhân
đã thực hiện để trả lời câu 2
-Yêu cầu 2 HS khác nhận xét
sau mỗi câu trả lời
- Nêu đáp án sau 3 ý kiến của
học sinh
+ Câu 1: Gồm 3 quá trình:
quá trình lọc máu diễn ra ở
cầu thận, quá trình hấp thụ lại
và bài tiết tiếp diễn ra ở ống
thận
+ Câu 2: So sánh thành phần
nước tiểu đầu và thành phần
-Quan sát thao tác dùng mô
hình minh hoạ và nội dung
thuyết trình của giáo viên
- Xác đinh rõ nội dung câu hỏi
-Hoạt động cá nhân : tự suy
nghĩ trả lời câu hỏi số 1 trong
lệnh
- Từ 2 đến 3 học sinh hội ý,
sau đó tự hoàn thành nội dung
phiếu hoạt động cá nhân
- HS trình bày ý kiến và sửa
chữa, bổ sung cho nhau
- 2 học sinh nhận xét ý kiến
vừa trình bày
- Nghe GV nhận xét các câu

trả lời và nêu đáp án
máu (Nước tiểu đầu không có
các tế bào máu và prôtêin,
máu không có các tế bào máu
và prôtêin)
-Yêu cầu học sinh hoạt động
nhóm ( 2 bàn ) để hoàn thành
nội dung phiếu hoạt động
nhóm trong thơì gian 3 phút
- Chiếu nội dung phiếu hoạt
động nhóm lên màn hình
- Tổng kết hoạt động nhóm
và chiếu đáp án phiếu hoạt
động nhóm
+ Câu 3: So sánh thành phần
nước tiểu đầu và nước tiểu
chính thức (xem phần
ĐDDH)
- Tổng kết hoạt động 1:
+ Sự tạo thành nước tiểu
gồm những quá trình nào?
(lọc máu, hấp thụ lại và bài
tiết tiếp)
+ Qúa trình hấp thụ lại và bài
tiết tiếp tạo ra sản phẩm nào?
(nước tiểu chính thức)
- Nước tiểu đầu có đặc điểm
gì? Nước tiểu chính thức có
đặc điểm gì ? (xem nội dung
ghi)

- Nêu đáp án ,chốt ý và chiếu
nội dung tinh giản cho học
sinh ghi
-Câu hỏi tình huống(nếu học
sinh trả lời đúng sẽ đạt điểm
- Hoạt động nhóm để trả lời
câu hỏi số 3 trong lệnh SGK
-Tham gia tổng kết hoạt động
nhóm và theo dõi nội dung
đáp án
-Tham gia tổng kết hoạt động
1 bằng cách hoạt động cá nhân
tham gia trả lời các câu hỏi và
sửa chữa, bổ sung cho nhau
-Nghe GV chốt ý và ghi nội
dung tinh giản
-Hoạt động cá nhân hoặc bàn
bạc trong nhóm nhỏ để trả lời
10): máu đến cầu thận để lọc
và máu đi ra khỏi cầu thận là
loại máu gì? vì sao? (là máu
đỏ tươi, vì đông mạch đến
thận nhận máu từ động mạch
chủ và máu đến cầu thận để
được lọc bớt các chất thải,
không tham gia trao đổi
chất ,nên từ cầu thận đi ra vẫn
là máu đỏ tươi)
- Liên hệ thực tế: để cho hoạt
động lọc máu tạo thành nước

tiểu diễn ra dễ dàng cần phải
uống nhiều nước nhằm duy trì
được áp lực lọc máu ở cầu
thận và bù vào lượng nước đã
mất do hoạt động thải nước
tiểu
câu hỏi tình huống
-Nghe giáo viên nêu đáp án và
giải thích
- Nghe giáo viên liên hệ thực
tế
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự thải nước tiểu
* Mục tiêu :
- HS biết được các điều kiện cần phải có để thải được nước tiểu ra môi trường
ngoài
- Hiểu được vì sao hoạt động thải nước tiểu là hoạt động chủ động
-Thông báo:nứơc tiểu
chính thức -gọi tắt là
nước tiểu - đã tạo thành
sẽ được thải ra ngoài như
thế nào? Ta sẽ cùng tìm
hiểu ở phần II/
-Thông báo các con số
SGK nêu ra về thể tích
máu, thể tich nước tiểu
đầu, nước tiểu chính thức
- Câu hỏitình huống:vì
sao cơ thể chỉ có 4-5 lít
máu mà SGK lại nêu ra
con số; mỗi ngày thận lọc

được 1440 lít máu để tạo
ra khoảng 170 lít nước
-Nghe GV thông báo chuyển ý
-Nghe giáo viên thông báo,
giải thích nội dung SGK
- Suy nghĩ, trả lời câu hỏi tình
huống
II/ Thải nước tiểu
- Nước tiểu được tạo
thành liên tục, theo ống
dẫn nước tiểu về chứa tại
bóng đái
- Khi lượng nước tiểu
trong bóng đái lên đến
khoảng 200ml
cơ vòng ống đái mở
(dãn), cơ bụng và cơ
bóng đái co  nước tiểu
được thải ra môi trường
ngoài
- Hoạt động thải nước
tiểu là hoạt động chủ
động
tiểu đầu? (thông báo thời
gian suy nghĩ là 1 phút và
treo giải thưởng là một
điểm 10 cho học sinh nào
trả lời được)
- Nhận xét các câu trả lời
(nếu có) và nêu đáp án:

vì máu chảy qua cầu thận
để lọc liên tục qua nhiều
lượt, lấy thể tích máu
chảy qua cầu thận mỗi
lượt (1phút) là một lít
máu nhân cho 1440 phút
(một ngày đêm) ta sẽ
được con số 1440lít máu
-Yêu cầu HS tự tham
khảo SGK để trả lời câu
hỏi SGK
- Giáo viên chia câu hỏi
thành 2 phần và định
hướng cho học sinh trả
lời từng phần:
+ sự tạo thành nước tiểu
ở các đơn vị chức năng
diễn ra liên tục là do :
a/ Có quá trình lọc máu
b/ Có quá trình hấp thụ
lại
c/ Có quá trình bài tiết
tiếp
d/ Do máu chảy liên tục
qua cầu thận (đáp án:d)
+ Sự thải nước tiểu chỉ
xảy ra vào những lúc
nhất định là do:
a/ Thể tích nước tiểu
phải đạt đến khoảng 200

ml
b/ Cơ vòng bóng đái
dãn (mở)
c/ Cơ bụng và cơ bóng
đái co
- Nghe giáo viên nhận xét các
câu trả lời (nếu có) và nêu đáp
án
-Tự tham khảo nội dung còn
lại của SGK
-Trả lời câu hỏi SGK theo gợi
ý của giáo viên

- Nghe GV nhận xét, sửa chữa
và nêu đáp án
d/ Cả a,b,c (đáp án: câu
d)
-Yêu cầu học sinh trả lời
trọn vẹn câu hỏi SGK
-Tổng kết hoạt động 2:
+ Nước tiểu được tạo
thành như thế nào và
được tích trữ tại đâu?
(liên tục, chứa ở bóng
đái)
+ Khi nào thì nước tiểu
được thải ra môi trường
ngoài? (xem nội dung
ghi)
+ Đặc điểm của hoạt

động thải nước tiểu là gì?
(hoạt động chủ động) vì
sao? (vì một trong hai cơ
vòng bóng đái là cơ vân)
- Nhận xét các câu trả lời,
nêu đáp án và ghi nội
dung tinh giản
- Liên hệ thực tế:cho dù
ta có thể nhịn tiểu cũng
không nên nhịn; Khi
buồn tiểu thì nên đi ngay,
vì nếu nhịn tiểu sẽ dễ
lắng đọng một số chất
trong thành phần nước
tiểu, gây ra bệnh sỏi thận.
viêm bóng đái, viêm ống
đái…
-Yêu cầu học sinh đọc
kết luận cuối bài
- Dựa vào các hoạt động trên
trả lời trọn vẹn câu hỏi SGk
- Tham gia tổng kết hoạt động
2 bằng cách trả lời các câu
hỏi, nghe giáo viên nhận xét,
nêu đáp án, chốt ý và ghi nội
dung tinh giản
- Nghe giáo viên liên hệ thực
tế
-1 học sinh đọc kết luận cuối
bài theo yêu cầu của giáo viên

IV/ Kiểm tra – đánh giá :
1/ Chọn ý đúng nhất để trả lời cho các câu hỏi sau:
* Nước tiểu được tạo thành ở đâu?
a/ Cầu thận b/ Nang cầu thận
c/ Ống thận d/ Đơn vị chức năng
* Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì?
a/ Lọc máu
b/ Thải bỏ chất thải, chất thừa, chất độc hại
c/ Duy trì ổn định tính chất của môi trường trong
d/ Cả a,b,c
2/ Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào? (xem nội dung ghi)
V/ DẶN DÒ :
-Học bài ghi, trả lời các câu hỏi và làm bài tập SGK
- Chuẩn bị cho bài mới:kẻ vào vở bài tập một bảng theo mẫu :
Các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước
tiểu
Tác hại đối với hệ bài tiết nước tiểu
IV/ KẾT QUẢ THỂ NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ:
- Đa số học sinh tham gia học tập trong tiết học môn sinh học trong một trạng
thái thần kinh hưng phấn ,nên các giờ học thừơng sinh động, có sức cuốn hút đối với
học sinh
- Một số lớp đầu năm học có thái độ học tập chưa tốt khi tham gia học tập bộ
môn sinh học cũng đã có dấu hiệu chuyển biến:học sinh tham gia hoạt động cá nhân,
hoạt động nhóm khá tích cực; số lượng học sinh tham gia phát biểu xây dựng bài
nhiều hơn, các ý kiến xây dựng bài có chất lượng hơn
- Đại đa số học sinh yêu thích môn học, quan tâm nhiều đến kiến thức bộ môn và
có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn để bảo vệ sức khoẻ và bảo vệ môi truờng
- Học sinh đã có ý thức về mối quan hệ tương hỗ giữa con người với các loài sinh
vật khác. Qua đó, học sinh đã thấy được tầm quan trọng về mặt kiến thức của bộ môn,
và có thái độ học tập ngày một tốt hơn ;Tình cảm giữa học sinh và giáo viên bộ môn

càng được tăng lên sau mỗi tiết học, học sinh thường tham gia học tập với thái độ hợp
tác và với một trạng thái thần kinh hưng phấn.
- Các tiết học môn sinh học được tổ chức thực hiện theo tinh thần của chuyên đề
đã thể hiện được vai trò phối hợp với giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục học
sinh một cách toàn diện, góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh.
Cụ thể: học sinh có tiến bộ rõ rệt về mặt hạnh kiểm trở nên ngoan và hiểu biết hơn;
biết phân biệt phải, trái, đúng, sai; hiểu lẽ phải, tạo điều kiện dễ dàng cho việc giáo
dục học sinh bằng biện pháp thuyết phục
- Thống kê chất lượng dạy học bộ môn cuối học kỳ I :
+ 75% học sinh có hứng thú học tập bộ môn và có khả năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn
+ Tỉ lệ học sinh chưa ngoan, thụ động, thiếu tập trung trong tiết học môn sinh
học giảm xuống còn khoảng 25%
+ Tỉ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi trong các bài kiểm tra:30% ; Trung bình :
65,5% ;Yếu :5%

×