LỜI NÓI ĐẦU
Vài năm trở lại đây, lực lượng trung gian bảo hiểm ở nước ta đã bắt
đầu chuyển mình, thể hiện được vai trò quan trọng của họ trong chiến lược
phân phối của các công ty bảo hiểm. Bằng chứng là ngoài hai công ty môi giới
được Bộ Tài chính cấp phép hoạt động, có rất nhiều văn phòng đại diện các
công ty môi giới nước ngoài đã được mở ra và hoạt động có hiệu quả, mang
lại cho các công ty bảo hiểm nước ta một số lượng hợp đồng không nhỏ
Hoạt động kinh doanh Bảo hiểm đã xuất hiện, tồn tại và phát triển rất lâu ở
trên thế giới. Nhưng ở Việt Nam thì loại hình kinh doanh này mới được biết đến và
phát triển rất lớn mạnh trong những năm gần đây. Hoạt động kinh doanh Bảo hiểm
ở nước ta hiện nay đang có bước chuyển biến đáng kể và đã thực sự đi vào hoạt
động theo cơ chế thị trường. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại hình Doanh
nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm và những hoạt động
kinh doanh này đã góp một phần đáng kể vào nguồn thu nhập của Nhà nước. Chính
nhờ những bước phát triển đó nên để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của tổ
chức và cá nhân tham gia bảo hiểm, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh Bảo hiểm, góp
phần thúc đẩy và duy trì sự phát triển kinh tế- xã hội.
Tuy nhiên, cũng bởi sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bảo hiểm Việt
Nam cùng số lượng hợp đồng ngày càng tăng thì cũng xuất hiện nhiều vụ kiện tụng
trong giao dịch bảo hiểm. Những vụ kiện xảy ra xuất phát từ sự không hiểu rõ sản
phẩm, dịch vụ và có liên quan phần nào đến người tư vấn.
Bảo hiểm là 1 lĩnh vực tài chính, một lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn sâu. Việc
canh tranh trên thị trường bảo hiểm tác động rất lớn đến dịch vụ tài chính- ngân
hàng- bảo hiểm nhưng đằng sau đó là những vấn đề phát sinh, để có thể chiếm lĩnh
thị trường, các công ty bảo hiểm tuyển người tư vấn ồ ạt, đào tạo chuyên môn ngắn
hạn. Do đó chất lượng không đáp ứng được đòi hỏi khắt khe của khách hàng.
Khác với những hàng hóa cụ thể, sản phẩm bảo hiểm là sự đảm bảo cho
những rủi ro được dự đoán về sau này, sản phẩm bảo hiểm có đặc trưng là không
cảm nhận được. Do đó người yêu cầu bảo hiểm thường không hiểu rõ về lợi và hại,
cái hay và dở của sản phẩm bảo hiểm. Khi đó, sự xuất hiện của những nhà môi giới
bảo hiểm có những tác động tích cực trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm để giúp
tránh xảy ra những tình trạng bất lợi cho người tham gia bảo hiểm
Đối với thị trường kinh doanh bảo hiểm Việt Nam hiện nay, môi giới bảo
hiểm ngày càng trở nên quan trọng và chiếm vị trí đặc biệt trọng hoạt động bảo
hiểm hiện nay, để hiểu rõ hơn về môi giới bảo hiểm và hoạt động môi giới bảo hiểm
tại Việt Nam, em xin đưa ra đề tài: “Môi giới bảo hiểm và hoạt động môi giới
bảo hiểm tại Việt Nam” nhằm có một cái nhìn khái quát hơn về môi giới bảo hiểm
và tình hình phát triển của nó tại Việt Nam. Bài tiểu luận của em gồm những nội
dung chính như sau:
I. Khái quát chung về môi giới bảo hiểm tại Việt Nam:
1. Khái niệm:
2. Đặc điểm của môi giới bảo hiểm Việt Nam
3. Tác dụng của môi giới bảo hiểm
4. Các mối quan hệ trong môi giới bảo hiểm
5. Quy chế cấp giấy phép thành lập hoạt động, kiểm soát đặc biệt,
giải thể, phá sản doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
II. Giới thiệu về các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam
1. Các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam hiện nay
2. Tiềm năng lớn cho môi giới bảo hiểm Việt Nam
3. Giới thiệu về công ty TNHH môi giới bảo hiểm AON Việt Nam
NỘI DUNG
I. Khái quát chung về môi giới bảo hiểm:
1. Khái niệm:
Hoạt động môi giới bảo hiểm chỉ mới phát triển trong những năm gần đây,
nhưng những nhà làm luật Việt Nam đã quy định rất rõ ràng hoạt động này trong
Luật kinh doanh bảo hiểm ngày 9 tháng 12 năm 2000. Theo quy định tại khoản 4
điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm thì: ‘Hoạt động môi giới bảo hiểm là việc cung
cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về sản phẩm bảo hiểm, điều kiện bảo
hiểm, mức phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và các công việc liên quan đến
việc đàm phán, thu xếp và thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua
bảo hiểm”.
Từ đó, ta có thể hiểu rằng người môi giới bảo hiểm là những người trung
gian môi giới vì lợi ích của người yêu cầu bảo hiểm, nhằm mục đích phục vụ việc
ký kết hợp đồng giữa người yêu cầu bảo hiểm và nhà bảo hiểm, sau đó được hưởng
hoa hồng theo quy định của pháp luật
2. Đặc điểm của môi giới bảo hiểm:
Pháp luật quy định doanh nghiệp môi giới bảo hiểm trong hoạt động có các
quyền và nghĩa vụ sau:
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hưởng hoa hồng môi giới
bảo hiểm. Hoa hồng môi giới bảo hiểm được tính trong phí bảo hiểm.
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có nghĩa vụ: Thực hiện việc môi
giới trung thực; Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm thiệt hại đến quyền,
lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm; Bồi thường thiệt hại cho bên mua bảo
hiểm do hoạt động môi giới bảo hiểm gây ra.
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm chỉ được tư vấn, giới thiệu cho
bên mua bảo hiểm các quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm đã được Bộ Tài
chính ban hành, phê chuẩn hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã đăng ký với Bộ Tài
chính.
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm
nghề nghiệp cho hoạt động môi giới bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt
động ở Việt Nam.
Theo điều 90 Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam, quy định nội dung hoạt
động của môi giới bảo hiểm gồm:
- Cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo
hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm
- Tư vấn cho bên mua bảo hiểm trong việc đánh giá rủi ro, lựa chọn loại
hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm
- Đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo
hiểm và bên mua bảo hiểm
- Thực hiện các công việc khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng
bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm
Do đó, yêu cầu tất yếu của người môi giới bảo hiểm đó phải là chuyên gia về
lĩnh vực bảo hiểm, được đào tạo về chuyên môn, họ sẽ dựa trên kiến thực này để
nắm vững, thông thạo về điều khoản, thủ tục giải quyết và hiểu rõ về uy tín, thực
lực của công ty để có thể tư vấn cho khách hàng 1 cách chính xác nhất.
Ngoài ra, có một điểm khá đặc biệt của môi giới bảo hiểm, đó là các doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Vì những
sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm, họ phải chịu trách nhiệm bồi
thường với những rủi ro khá lớn. Các nước trên thế giới bắt buộc người môi giới
bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nhiệp đối với trách nhiệm về thiệt
hại nghề nghiệp mà họ có thể gây ra để cho người môi giới bảo hiểm được đảm bảo
về trách nhiệm bồi thường dân sự trong trường hợp họ có sai sót về nghiệp vụ.
3. Tác dụng của môi giới bảo hiểm:
- Một là, thúc đẩy giao dịch công bằng và cạnh tranh có trật tự trên thị
trường bảo hiểm
- Hai là, giảm bớt những tranh chấp về bảo hiểm, ngăn chặn những hoạt
động kinh doanh vi phạm pháp luật
Trong những năm gần đây, thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển rất
nhanh, năm 2003 chỉ tính riêng số lượng đại lý bảo hiểm nhân thọ đã hơn 95000
người và tổng số hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hơn 5,7 triệu hợp đồng. Việc các
công ty bảo hiểm canh tranh nhau cũng là điều dễ hiểu, bởi vì lượng đại lý phải làm
việc rất nhiểu nếu muốn tồn tại. Do đó có sự cạnh tranh giữa nhân viên đại lý với
nhau trong việc tìm kiếm khách hàng, dẫn đến tình trạng dấu giếm, gian lận, lừa
giối khách hàng, cố ý khai báo không đúng sự thật, tư vấn không đầy đủ những điều
khoản, rủi ro của bảo hiểm… làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của công ty và
sự phát triển của ngành bảo hiểm.
- Ba là, thúc đẩy sự phát triển và đẩy mạnh sự phát triển của thị trường bảo
hiểm
Dựa trên những lợi thế về kiến thực chuyên môn, am hiểu thị trường, người
MGBH sẽ biết lựa chọn những phương án bảo hiểm, công ty bảo hiểm có uy tín,
thực lực và phục vụ nhanh chóng, đồng thời sử dụng kỹ thuật phân tích sẽ tư vấn
những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng có sản phẩm tốt và phí đóng thích hợp. Một
mặt, qua tiếp xúc khách hàng, điều tra thị trường, người MGBH sẽ phán ảnh với
công ty bảo hiểm để có những điều chỉnh nhằm thúc đẩy thị trường.
- Bốn là, thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Ở nước ngoài, nghề môi giới bảo hiểm tương đối phát triển, các thương nhân
thường có tập quán là dựa vào môi giới bảo hiểm để giúp họ tìm nhà bảo hiểm, sắp
xếp các dự án và làm thủ tục giải quyết bồi thường. Nếu trong thị trường còn thiếu
người môi giới bảo hiểm cung cấp các dịch vụ quản lý rủi ro, không đáp ứng được
nhu cầu giảm bớt rủi ro đầu tư của thương nhân nước ngoài, thì niềm tin đầu tư sẽ
bị giảm đi.
4. Những tồn tại trong quan hệ môi giới bảo hiểm:
Trong quan hệ giao dịch giữa người môi giới bảo hiểm và người yêu cầu bảo
hiểm có những vấn đề nảy sinh xuất phát từ mặt lợi ích cá nhân của mình, cố gắng
đạt năng suất cao.
Đối với người yêu cầu bảo hiểm: