Tuần – Buổi ….
TÌM HIỂU CHUNHG VỀ TỤC NGỮ
A. Mục tiêu cần đạt:
- Củng cố cho h/s kiến thức về tục ngữ.
- Nắm được nội dung, hình thức, giá trị của một số câu tục ngữ quen thuộc.
- Rèn kĩ năng phân tích giá trị câu tục ngữ.
B. Chuẩn bị: - GV: Soạn bài, tư liệu về tục ngữ.
- Học sinh: Ôn lại kiến thức về tục ngữ, sưu tầm một số câu tục ngữ theo các
chủ đề đã học.
C.Tiến trình lên lớp.
1. Tổ chức:
- Thứ ……ngày …., lớp 7B, sĩ số:………., vắng:
……………………………..
2. Kiểm tra bài cũ : ( Lồng hép trong bài).
3. Bài mới.
I. Ôn kiến thức cơ bản:
1. Khái niệm tục ngữ?
- Tục: thói quen, có lâu đời, được mọi người cơng nhận.
- ngữ: lời nói.
=> Tục ngữ là câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những
bài học của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, về con người và xã hội, được
nhân dân áp dụng trong đời sống xã hội và lời ăn tiếng nói hàng ngày.
1
2. Đặc điểm của tục ngữ : a. Về hình thức :
- Tồn tại như lới nói chứ khơng phải lới hát, lời kể dân gian. Về mặt cấu tạo ngữ pháp, nó
được coi như một văn bản ngắn.
- Ổn định : Khơng cần thêm bớt, hốn đổi vị trí các tiếng trong câu.
- Vần : Chủ yếu là vần lưng, vần bằng hoặc vần trắc.
- Nhịp điệu : Phong phú, đa dạng : 2/2, 3/4. 2/3….
=> Làm cho câu tục ngữ có vần, dễ thuộc, dễ nhớ.
- Hình ảnh : Tục ngữ rất giàu h/ả qua các so sánh, nhân hóa…
- Kết cấu : Có nhiều kết cấu khác nhau nhưng kết cấu cơ bản nhất là kết cấu 2 vế bao
gồm hai bộ phận tạo thành mệnh đề khép. Các vế được nối với nhau bới các mối quan
hệ :
+ Qh tương đồng : Đát có nề, quê có thói ; Tấc đất, tấc vàng ; ..
+ Qh tương phản : Được mùa cau, đau mùa lúa ; Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng..
+ Qh điều kiện – nhân quả : Gieo gió gặt bão, Ở hiền gặp lành,…
+ Qh so sánh : Một mặt người bằng mười mặt của ; Ăn đói nằm co hơn ăn no vác nặng…
+ Quan hệ liệt kê, phát triển : Nhất thì, nhì thục ; Nhất nước, nhì phân, tam, cần, tứ
giống…
-> các vế thường có từ loại, kết cấu ngữ pháp đồng dạng, bổ sung cho nhau tạo thành một
chỉnh thể nghĩa.
- Biện pháp NT : Tục ngữ sử dụng nhiều các biện pháp NT : So sánh, ẩn dụ, nhân hóa…
2. Về nội dung : Tục ngữ diễn đạt một ý trọn vẹn thể hiện những kinh nghiệm của cha
ông ta về nhiều mặt thiên nhiên, lđ, sx, con người và xh. Đó chính là bài học được đúc rút
2
từ nhiều năm, được coi là «túi khơn của nhân loại », là « Kho tri thức », « Kho trí tuệ «
của lồi người. Xét về nội dung, tục ngữ được chia làm 2 nhóm cơ bản :
- Tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất
- Tục ngữ về con người và xã hội.
3. Về sử dụng : Tục ngữ được sử dụng rộng rãi trong c/s hàng ngày từ lời ăn tiếng nói
làm cho cách
diễn đạt thêm h/ả và có hiệu quả cho đến vận dụng những bài học k/n của tục ngữ vào đời
sống.
4. Nghĩa của tục ngữ:
- Một số câu tục ngữ được hiểu theo nghĩa đen, tức là bắt nghĩa trực tiếp của các từ trong
câu.
VD: - Mít chặt cành, chanh chặt rễ.
-
Chồn chuồn bay thấp thì mưa.
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
- Một số câu tục ngữ được hiểu theo nghĩa bóng qua một số pháp chuyển nghĩa nhữ ẩn
du, hốn dụ, so sánh, nhân hóa…
VD: - Uống nước nhớ nguồn -> ẩn dụ;
Một giọt máu đào, hơn ao nước lã -> so sánh,
nói quá..
-
Một mặt người bằng mười mặt của -> so sánh, hoán dụ.
II. Luyện tập:
* Bài tập 1: So sánh tục ngữ với thành ngữ, ca dao:
* So sánh tục ngữ với thành ngữ:
3
- Giống: Đều là những đơn vị có sẵn trong ngơn ngữ và lời nói, đều dùng h/ả để diễn đạt,
dùng cái đơn nhất để nói cái chung và được sử dụng ở nhiều hoàn cảnh khác nhau trong
đời sống và có tính cố định.
- Khác nhau: ; cịn tục ngữ là câu hồn chỉnh.
Phương diện
Hình thức
Thành ngữ
Là đơn vị ngữ pháp tương đương
Tục ngữ
Là câu trọn vẹn, cũng được coi
Nội dung
như cụm từ
Có chức năng gọi tên sự vật, tính
là văn bản đặc biệt
Diễn đạt trọn vẹn một phán đoán
chất, trạng thái hay hđ của sv, ht làm
hay kết luận, lời khuyên, đó là
cho cách diễn đạt giàu h/a.
* So sánh tục ngữ với ca dao:
những bài học kinh nghiệm.
Phương diện
Hình thức
Ca dao
- Là lời thơ có vần, có điệu
Tụcngữ
- Là câu nói dân gian ngắn gọn, ổn
định, có nhịp điệu,h/ả
- Lập luận chặt chẽ, sắc sảo
- Là những văn bản nghị luận, thiên
- Diễn đạt h/ả
- Là những văn bản biểu cảm,
về lí trí, có tính trí tuệ cao.
thiên về t/c có tính biểu cảm cao.
- Là những bài học kinh nghiệm
Nội dung
- Là tiếng nói t/c
1. Bài tập 2: Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số câu tục ngữ sau:
-
Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Ăn vóc học hay.
Câu 1: Trong cuộc sống hiện tại cũng như thời xưa, vẻ đẹp bên ngoài là vốn quý, là
niềm tự hào của mỗi con người. Song phẩm chất bên trong còn quý giá hơn nhiều. Trong
kho tàng tục ngữ, cao dao Việt Nam có rất nhiều câu tục ngữ thể hiện điều đó. Và một
tiêu biểu, điển hình, phổ biến nhất đó chính là câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho
4
thơm”.
Câu tục ngữ có hai vế, đối rất chỉnh. tác giả dân gian đã mượn những thứ gần gũi,
thiết thực với đời thường để biểu lộ những tư tưởng, quan điểm của những người dân lao
động. Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “đói” và “rét” để nói lên hồn cảnh nghèo khổ,
thiếu thốn của cuộc sống bấy giờ. “Sạch” và “thơm” là cách sống trung thực, không tham
lam, biết giữ gìn phẩm chất trong sạch, khơng sa vào tội lỗi. Hai chữ “cho” có nghĩa là
giữ lấy. Hai động từ đó là hai động từ quan trọng nhất trong bài, thể hiện hành động, thói
quen, những biểu lộ của người dân lao động. Phải biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách đó
chính là bài học của câu tục ngữ trên. Đó cũng chính là quan điểm sống của người dân
lao động hoàn toàn trái nghịch với cách sống của giai cấp thống trị.
Thời phong kiến xưa, xã hội đầy rẫy những bất công, rối ren, giai cấp thống trị nghiệt
ngã, bóc lột nhân dân ta dưới nhiều hình thức, coi thường, khinh rẻ những người dân lao
động. Theo bản năng của con người, “con giun xéo lắm cũng quằn”, đến mức đường
cùng thì tự nhiên phải biết chống lại bằng bất cứ hành động nào, có mấy ai nghĩ đến việc
giữ gìn phẩm chất, thanh danh. Ấy vậy mà những người dân lao động, đối với họ điều đó
là quan trọng nhất, là mục tiêu để hướng tới, là động lực thúc đẩy để sống. Dù có bần
cùng, đói khổ đến đâu thì ý chí kiên cường của họ vẫn luôn chiến thắng, niềm tin của họ
vẫn không bao giờ tàn lui. Từ xa xưa, nước ta vốn dĩ là một nước gắn liền với đồng
ruộng, nhân dân ta lam lũ cùng nắng mưa, giai cấp thống thị vẫn vắt kiệt sức của họ bởi
những sưu thuế nặng nề, chính sách áp bức đến tận xương tuỷ. Trong hồn cảnh như vậy,
con người mà khơng có lập trường thì rất dễ bị nhơ bẩn về đạo đức. Những người dân lao
động chỉ biết dựa vào nhau, thốt nên lời những kinh nghiệm của cuộc sống để khuyên
nhủ nhau sống sao cho khỏi hổ thẹn với trời đất, sao cho khỏi cắn rứt lương tâm, danh dự,
5
ám ảnh bới những tội lỗi xấu xa mà mình đã gây ra.
Nói kết lại, đối với người lao động thời xưa, vật chất khơng có gì, họ chỉ biết sống dựa
vào ý chí, niềm tin, sự nỗ lực, phấn đấu. Nhờ vào những yếu tố đó mà họ đã vượt lên
được số phận, biết sống vui vẻ, lạc quan, u đời, khơng một sự bóc lột nào có thể tước đi
được tinh thần, lý trí của họ. Điều đó đã được đúc kết qua quá trình lao động sản xuất, cô
đọng được qua từng suy nghĩ của mỗi con người. Quan niệm sống ấy thật cao đẹp, nó
khơng chỉ là kinh nghiệm mà nó cịn là lời dạy dỗ, khuyên răn, chỉ bảo, áp dụng cho tất
cả mọi người.
Câu 2:
Trong câu tục ngữ này các từ vóc và hay là những từ khó hiểu, cần được làm sáng
rõ. Trước hết hay trong học hay có nghĩa là giỏi. Chúng ta cũng đã từng gặp hay theo
nghĩa này qua các từ ngữ hay giỏi, hay chữ (Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay
chữ phải yêu lấy thầy). Vì hay là một tính từ nên vóc - từ đối ứng với nó cũng phải là một
tính từ. Tuy vậy trong văn học dân gian và các truyện Nơm, vóc thường xuất hiện với
nghĩa danh từ để chỉ thân thể, dáng hình của con người, chẳng hạn: vóc ngọc mình vàng,
lớn người to vóc, vóc sương, vóc bồ liễu... Với ý nghĩa này, vóc khơng tương ứng với hay
trong học hay. Nhưng có lẽ trong tiếng Việt, vóc đã được chuyển nghĩa từ chỗ chỉ thân
thể sang chỉ đặc tính khoẻ mạnh của con người, chẳng hạn, có vóc được dùng để chỉ "sự
cao lớn chắc chắn", vóc dạc chỉ hình tích cao lớn. Do đó, câu tục ngữ ăn vóc học
hay được hiểu là ăn khoẻ, học hành giỏi giang.
Tuy nhiên, ăn vóc học hay thường thể hiện quan niệm và lòng mong muốn của các
bậc cha mẹ đối với con cái. Họ hiểu rằng công sức, tiền của dùng để nuôi dưỡng và cho
con cái ăn học cũng cốt để cuối cùng làm cho con cái mình khoẻ mạnh, khôn lớn, tuyệt
6
nhiên là khơng lãng phí, vơ ích. Ăn vóc học hay vì vậy trở thành niềm vui, sự động viên,
lịng tin tưởng của các bậc cha mẹ đối với nhiệm vụ ni dạy con cái. Mở rộng ra, ăn vóc
học hay cũng trở thành niềm tin của mọi người đối với cơng sức của mình trong việc rèn
luyện và học tập. Phàm những ai biết khổ luyện và chịu khó học hành nhất định sẽ tài
giỏi hơn và có cơ để thành đạt trong sự nghiệp và cuộc đời.
3. Bài tập 2: Viết một đoạn văn với chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng ít nhất 2 câu
tục ngữ.
III. Bài tập về nhà:
-
Tập phân tích giá trị các các câu tục ngữ đã học.
-
Sưu tầm các câu tục ngữ theo chủ đề đã học.
-
Chuẩn bị bài:
…………………………………………………………..
Tuần .. Buổi 02
TÌM HIỂU CHUNHG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
A. Mục tiêu cần đạt:
- Củng cố cho h/s kiến thức về văn nghị luận.
- Nắm được đặc điểm văn nghị luận: Luận đề, luận điểm, luận cứ và lập luận.
- Nhận diện được luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong một đoạn văn nghị luận cụ thể.
B. Chuẩn bị: - GV: Soạn bài, tư liệu về văn nghị luận
- Học sinh: Ôn lại kiến thức về văn nghị luận, sưu tầm các đoạn văn nghị luận
7
C.Tiến trình lên lớp.
1. Tổ chức:
- Thứ ……ngày …., lớp 7B, sĩ số:………., vắng:
……………………………..
2. Kiểm tra bài cũ : ( Lồng ghép trong bài).
3. Bài mới.
I. Ôn kiến thức cơ bản:
1. Thế nào là văn nghị luận: Bàn bạc, nghị luận..
- Văn nghị luận là văn bản nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm tư
tưởng nào đó.
- Những tư tưởng quan điểm trong văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề
đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa .
2. Đặc điểm:
Trong văn nghị luận phải sử dụng hệ thống luận đề, luận điểm, luận cứ rõ ràng, chính
xác, thuyết phục.
- Luận đề: Vấn đề mà bài viết đặt ra ( cũng là luận điểm chủ chốt) của bài viết, thể hiện ở
nhan đề.
- Luận điểm: Quan điểm tư tưởng mà người viết nêu ra trong bài viết. Luận điểm được
đánh giá là xương sống, là linh hồn của tác phẩm.
- Luận cứ: Là những lý lẽ dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm , dẫn đến luận điểm như
một kết luận của những lý lẽ và dẫn chứng đó . Luận cứ trả lời câu hỏi : Vì sao phải nêu
ra luận điểm ? Nêu ra để làm gì ? Luận điểm ấy có đáng tin cậy khơng .
- Lập luận: Là cách lựa chọn sắp xếp , trình bày các luận cứ để chúng làm cơ sở vững
chắc cho luận điểm .
8
II. Các dạng văn nghị luận.
1. Căn cứ vào nội dung: 2 dạng:
+ Nghị luận xã hội.
- Nghị luận sự việc hiện tượng đời sống.
- Nghị luận về tư tưởng, đạo lí.
+ Nghị luận văn học:
- nghị luận về nhân vật văn học.
- Nghị luận đoạn thơ, bài thơ.
- Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
2. Căn cứ vào phương pháp lập luận:
- Lập luận chứng minh.
- Lập luận giải thích.
- Lập luận bình luận.
III. Bài tập:
* Bài tập 1: Làm thế nào để nhận biết một văn bản nghị luận:
Gợi ý: Muốn biết văn bản đó có phải là văn bản nghị luận không, ta cần xét:
- Về nội dung: Bài viết bàn bạc vấn đề được nhiều người quan tâm, cịn tranh cãi bàn
luận. Đó là các vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội, văn học.
- Về mục đích: Văn bản hướng tới việc giải quyết những băn khoăn, thắc mắc của nhiều
người, đồng thời thuyết phục người nghe tin vào lập trường, quan điểm của người viết.
- Về phương pháp lập luận: Chủ yếu sử dụng hệ thống luận điểm, luận cứ.
* Bài tập 2: Hãy nêu luận điểm, luận cứ và lập luận trong văn bản " Ích lợi của việc đọc
sách" .
9
1.Luận điểm: ích lợi của việc đọc sách đối với con người.
2.Luận cứ:
+ Sách mang đến cho con người trí tuệ, hiểu biết vầ mọi mặt (lịch sử, địa lý, văn
chương…)
+ Sách giúp con người hiểu biết những cái đã qua ( lịch sử dân tộc…) hướng tới tương
lai.
+Sách giúp con người thư giãn, thưởng thức trò chơi.
+ Sách giúp con người sống đúng, sống đẹp, mang đến cho con người những lời khuyên,
những bài học bổ ích.
+ Cần biết chọn sách và quí sách và biết cách đọc sách.
3. Lập luận
+ Để thỏa mãng nhu cầu hưởng thụ và phát triển của tâm hồn, trí tuệ cần phải đọc sách.
+ Những ích lợi và giá trị của việc đọc sách.
+ Phải biết chọn sách để đọc, biết cách đọc sách.
* Bài tập3:Viết một đoạn văn nghị luận trả với câu chủ đề “ Nước là quý”
* Bài tập 4: Viết một đoạn văn nghị luận giải thích câu tục ngữ “ Ăn vóc, học hay”.
* Bài tập 4: Viết một đoạn văn nghị luận giải thích câu tục ngữ “ Tấc đất, tấc vàng”
III. Bài tập về nhà:
-
Tập phân tích giá trị các các câu tục ngữ đã học.
-
Sưu tầm các câu tục ngữ theo chủ đề đã học.
-
Chuẩn bị bài:
…………………………………………………………..
10
BGH duyệt:……………..
Tuần 21 Buổi 03
LUYỆN TẬP GIẢI THÍCH MỘT SỐ Ý NGHĨA CÂU TỤC NGỮ
A. Mục tiêu cần đạt:
- Củng cố cho h/s kiến thức về tục ngữ
- Nắm được đặc điểm của tục ngữ, nhận diện được các đặc điểm hình thức và nội dung,
bài học của một số câu tục ngữ quen thuộc.
- Biết cách giải thích tục ngữ.
11
B. Chuẩn bị: - GV: Soạn bài, tư liệu về tục ngữ
- Học sinh: Ôn lại kiến thức về tục ngữ.
C.Tiến trình lên lớp.
1. Tổ chức:
- Thứ ……ngày …., lớp 7B, sĩ số:………., vắng:
……………………………..
2. Kiểm tra bài cũ : ( Lồng ghép trong bài).
3. Bài mới.
I. Ôn kiến thức cơ bản:
Bài tập 1: Luyện tập giải thích một số câu tục ngữ.
Câu 1: Giải thích câu tục ngữ “ Khơng thầy đố mày làm nên”
Trong xã hội, người thầy mang một vai trò rất quan trọng trong việc tu dưỡng, rèn
luyện, hình thành, phát triển, hồn thiện nhân cách của lứa tuổi học sinh. Điều đó cũng
được ơng cha ta quan niệm, khẳng định từ hàng nghìn đời nay. Chính vì vậy trong kho
tàng tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam có câu: “Khơng thầy đố mày làm nên” để bộc lộ rõ
nét điều đó.
Câu tục ngữ trên mang hình thức thách đố nhưng bản chất lại là câu khẳng định, nó cịn
mang cấu trúc kiểu phủ định, thuộc loại câu hỏi tu từ. Hai từ: “thầy” – “mày”, từ “mày”
khơng có ý nghĩa hạ thấp giá trị học sinh mà để đi liền với chữ “thầy” cho vần và dễ nhớ.
Câu tục ngữ này nêu lên vai trò quan trọng của người thầy đối với nền giáo dục và học
sinh, đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta phải biết ơn, kính trọng thầy cơ giáo. Khơng chỉ
vậy, câu tục ngữ này cịn mang giá trị truyền thống tơn sư trọng đạo của dân tộc Việt
Nam từ rất lâu đời.
12
Thầy không chỉ là người dạy dỗ chúng ta về kiến thức mà còn là người dạy ta đạo đức,
phẩm chất, giá trị mỗi con người. Học chữ, học làm việc, tất cả mọi cái học đều phải có
thầy. Có thể nói thầy như thế hệ đi trước, trải qua biết bao kinh nghiệm trong cuộc sống,
nay truyền thụ lại kiến thức cho học sinh, mở đường chỉ lối, giúp ta có con đường đúng
đắn nhất để đi. Cơng lao đó khơng gì sánh nổi. Những ngày đầu tiên bước vào lớp, thầy
đã dìu dắt, dạy dỗ, chỉ bảo. Thầy dạy học đếm, học viết, học đánh vần. Lên lớp cao, thầy
dạy cho chúng ta những điều sâu sắc. Suốt q trình học tập thì thầy là người ln sát
cánh bên ta, trợ giúp, nâng đỡ , chắp cánh cho ta bay vào tương lai. Không một người học
sinh nào có thể thành đạt vào đời mà khơng có sự kèm cặp của thầy. Tất nhiên là nếu thầy
dạy cho chúng ta mà chúng ta không biết tiếp nhận, không biết vận dụng thì cơng sức của
thầy cũng chỉ là khơng. Chính vì vậy chúng ta cần phải biết rằng tâm huyết của thầy dành
cho chúng ta là hết mình nên chúng ta cũng phải nỗ lực, cố gắng, chịu khó để khơng phụ
lịng những cơng ơn đó. Cơng lao của thầy đối với sự nghiệp sau này của học sinh là vơ
cùng lớn, nó chính là mầm mống của sự thành đạt. Khi một người thầy hết lịng vì học
sinh thì đó chính là niềm đam mê u nghề của thầy và cũng là tư tưởng lớn trong nền
giáo dục.
Chúng ta có được ngày hơm nay cũng chính là do sự dìu dắt của thầy. Thầy đã
truyền thụ kiến thức, rèn giũa những phẩm chất cao quý tốt đẹp trong mỗi con người
chúng ta để chúng ta trở thành những viên kim cương sắc bén, đã được gọt giũa, ln toả
sáng trong đường đời, và cũng chính điều đó nhắc nhở chúng ta hãy biết kính trọng người
thầy ở mọi lúc mọi nơi, hình ảnh của người thầy phải đi vào sự tơn kính trong mỗi chúng
ta. Hãy biết vận dụng vốn kiến thức của thầy đã truyền thụ kết hợp với khả năng vốn có
của bản thân để tạo nên một sự thành đạt rực rỡ trong cuộc đời của mình. Đó chính là
13
những gì thầy mong muốn, gửi gắm niềm tin ở ta. Và nó cũng thể hiện lịng tơn kính một
cách sắc nét nhất đối với thầy. Câu tục ngữ này mang giá trị trường tồn cùng thời gian và
trong bất kì hồn cảnh nào thì nghĩa của nó cũng ln được chấp nhận, khẳng định.
Không chỉ vậy, câu tục ngữ cịn mang hình thức giản dị, âm điệu vui nhộn, nhưng ẩn
chứa trong đó là biết bao nỗi niềm, tâm sự của ơng cha ta.
Nói tóm lại câu tục ngữ này muốn nói với chúng ta một điều sâu sắc nhất. Đó chính là
hãy hiểu được vai trị giá trị của người thầy, hãy biết suy nghĩ một cách toàn diện nhất để
có những thái độ bộc lộ sự kính trọng đối với thầy, khơng chỉ là lời nói, mà còn bằng
hành động. Hãy thể hiện rằng, chúng ta là những con người văn minh, biết đạo lí làm
người và xứng đáng là người con đất Việt.
Câu 2: Giải thích câu tục ngữ “ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ
đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung
và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết
hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày
đàng vừacó ý nghĩa khơng gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ
chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ
thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng tốt lên cái ý “có sự
ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là
cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn.
14
Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng
khơn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khơn trong câu tục ngữ này có
tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa
đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình trịn, nơng và thưa có tác dụng làm sạch trấu và
tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan
niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập
giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên
hạ để cho mình khơn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự
liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này.
Thơng thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn,
ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khơn có
lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khơn khơng chỉ có số lượng nhiều nói
chung, mà cịn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ơng ta có gửi gắm
điều này khơng, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngơn ngữ, những liên
tưởng như vậy là hồn tồn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng
khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính
khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khơn
lớn trưởng thành. Đó là thơng điệp của cha ơng gửi lại cho đời sau.
Câu 2: Giải thích câu tục ngữ “ Học ăn, học nói, học gói, học mở”
Câu tục ngữ cớ 4 vế, vừa đẳng lập, vừa bổ sung cho nhau. Điệp từ “ học “ được
lặp lại 4 lần, vừa nhấn mạnh, vừa mở ra những điều con người cần học.
15
- Học ăn, học nói: Ăn, nói là điều rất phải học. Vì cách ăn nói thể hiện trình độ văn hóa,
nếp sống, tính cách, tâm hồn con người. Vì “ ăn, nói” khơng thể tùy tiện mà phải có nghệ
thuật, có mục đích, có đối tượng và phải được rèn luyện suốt đời.
- “Học ăn” là học từ cách cầm đũa, cách ăn uống sao cho tế nhị, lích sự thể hiện người có
văn hóa
- “ Học nói”: Học cách nói năng sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp. “Học nói”
để biết nói như thế nào? Nói với ai? Và nói để làm gì?. Lời nói chính là thể hiện rõ nhất
phẩm chất đạo đức và trí tuệ của con người. Như vậy, việc học nói là rất quan trọng.
- Học gói, học mở: Được hiểu là học để biết làm, biết giao tiếp, biết hòa đồng với người
khác.
-> Câu tục ngữ khuyên chúng ta muốn trở thành con người có tri thức thì phải học, học
một cách tỉ mỉ, công phu, học từ những điều nhỏ nhất.
Câu 4: Giải thích câu tục ngữ “ Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”
Câu tục ngữ có tám chữ chia làm hai vế đối nhau. Học là hoạt động tiếp thu tri
thức, còn “ hỏi” là là đặt ra những câu hỏi, nêu ra những vấn đề chưa hiểu, còn thắc mắc
đề cho người khác trả lời, giảng giải giúp ta sáng tỏ, tăng thêm hiểu biết. Cũng có lúc ta
tự hỏi mình, tự suy luận rồi giải đáp. “ Học” mà biết hỏi thì mới hiểu sâu, hiểu rộng. Có
biết hỏi mới thật sự biết học. Vế “ muốn giỏi phải học” nhấn mạnh kết quả của việc học.
Chữ “ giỏi” được hiểu là giỏi giang, tài giỏi, có kiến thức sâu rộng, có tay nghề, kĩ thuật
cao. Trong thời đại mới, thời đại của tin học, của cơng nghệ thơng tin thì câu tục ngữ
chính là bài học, là lời khuyên thấm thía để ta hiểu rõ hơn ý nghĩa của việc học. Điệp từ “
phải” được nhắc lại 2 lần khẳng định rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học.
16
Câu 5: Giải thích câu tục ngữ “ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười
chưa cười đã tối”
Trước kia, nhân dân ta chưa có máy móc, thiết bị hiện đại để đo thời gian, nhưng chỉ
bẳng kinh nghiệm, bằng trực giác và vốn sống, học đã có nhận xét rất đúng về độ dài
ngày đêm của mùa hè, mùa đơng.
Câu tục ngữ vừa có vần lưng “ năm với nằm, mười với cười , vừa sử dụng phép đối “
sáng – tối” để tạo ra cách nói thật hồn nhiên, hóm hỉnh: lấy giấc ngủ “ chưa nằm đã sáng
để chỉ ra thời gian mùa hè, ngày rất dài và đêm rất ngắn. Tác giả còn lấy tiengs cười để
đo chiều dài ngày tháng mười và nhấn mạnh: ngày tháng mười rất ngắn.
- Bài học kinh nghiệm: Bố trí, sắp xếp cơng việc cho hợp lí.
Bài tập 2: Viết đoạn văn giải thích một câu tục ngữ mà em thích nhất.
Bài tập 3: Viết một đoạn văn nói về vai trị của việc học tập trong đó có sử dụng ít nhất
một câu tục ngữ.
( sau hi học sinh viết xong -> Gọi học sinh trình bày, h/s khác nhận xét, giáo viên đánh
giá kết luận.
III. Bài tập về nhà:
-
Tập phân tích giá trị các các câu tục ngữ đã học.
-
Sưu tầm các câu tục ngữ theo chủ đề đã học.
-
Chuẩn bị bài: Ơn luyện bó cục và phương pháp lập luận
…………………………………………………………..
17
BGH duyệt:……………..
Tuần 22 – Buổi 4
ÔN LUYỆN VỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
A. Mục tiêu cần đạt:
- Củng cố cho h/s kiến thức về văn nghị luận.
- Nắm được bố cục trong văn nghị luận và các phương pháp lập luận
- Nhận diện được luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong một đoạn văn nghị luận cụ thể.
- Biết cách viết đoạn văn theo từng cách lập luận đã học.
18
B. Chuẩn bị: - GV: Soạn bài, tư liệu về văn nghị luận
- Học sinh: Ôn lại kiến thức về văn nghị luận, sưu tầm các đoạn văn nghị luận
C.Tiến trình lên lớp.
1. Tổ chức:
- Thứ ……ngày …., lớp 7B, sĩ số: 38 vắng:
……………………………..
2. Kiểm tra bài cũ : ( Lồng ghép trong bài).
3. Bài mới.
I. Bố cục văn bản nghị luận: Một văn bản nghị luận thơng thường có bố cục 3 phần:
1. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề: Nêu xuất xứ, tầm quan trọng hoặc mục đích của vấn đề.
- Nêu vấn đề: Nêu vấn đề cần nghị luận ( Luận điểm tổng quát).
- Viết lại lời dẫn ( nếu có)
2. Thân bài: Lần lượt triển khai hệ thống ý lớn, ý nhỏ để làm rõ luận điểm.
* Việc sắp xếp các luận điểm có nhiều lí do nhưng người viết có thể lựa chọn những cách
sắp xếp sau:
- Theo trình tự thời gian: Sự việc nào xảy ra trước trình bày trước, sự việc nào xảy ra sau
trình bày sau.
-> phù hợp với bài c/m.
- Quan hệ chỉnh thể - bộ phận: Sắp xếp các ý theo tầng bậc, từ chỉnh thể đến các yếu tố
tạo nên chỉnh thể ấy -> Phù hợp với kiểu bài c/m, gt.
- Quan hệ nhân quả: Nêu nguyên nhân -> hệ quả -> Tạo nên tính chặt chẽ và tăng sức
thuyết phục cho bài viết. -> phù hợp kiểu bài giải thích.
- Quan hệ tương đồng -> Giữa các luận điểm có quan hệ tương đồng.
19
- Quan hệ tương phản: Giữa các lđ có ý tương phản.
-> Người viết có thể lựa chọn cách trình bày cho phù hợp để bài viết đạt hiệu quả cao.
3. Kết bài: - Khẳng định, tổng kết vấn đề nghị luận.
- Rút ra bài học cho bản thân
II. Phương pháp lập luận:
- Phương pháp suy luận nhân – quả: Nêu nguyên nhân trước – hệ quả sau.
- Phương pháp suy luận tổng – phân – hợp: Là phương pháp lập luận theo quy trình từ
khái quát đến cụ thể và sau đó tổng hợp lại vấn đề.
- Phương pháp suy luận tương đồng, tương phản.
-> trong bài văn nghị luận, người viết có thể sử dụng một hoặc nhiều phương pháp suy
luận.
III. Bài tập:
* Bài tập 1: Xác định phương pháp lập luận trong các ví dụ sau:
a. Sách là báu vật không thể thiếu đối với mỗi người. Phải biết chọn sách mà đọc và trân
trọng, nâng niu những cuốn sách.
( lập luận nhân – quả)
b. Chi Dậu rất mực dịu hiền nhưng không yếu đuối. Khi cần chị đã phản kháng dũng
cảm, thể hiện một sức sống kiên cường, bất khuất của người phụ nữ nông dân VN.
( Lập luận tương phản)
* Bài tập 2: Xác định luận cứ và kết luận trong ví dụ sau:
a. Mỗi người trong đời, nếu khơng có một người thầy hiểu biết, giảu kinh nghiệm truyền
thụ, dìu dắt thì khó làm nên việc gì xứng đáng, dù đó là nghề nơng, nghề rèn, nghề chạm
20
khắc hoặc nghiên cứu khoa học. Do đó trong c/đ mỗi người, học ở thầy là quan trọng
nhất.
- Luận cứ 1: Mỗi người trong đời, nếu khơng có một người thầy hiểu biết, giảu kinh
nghiệm truyền thụ, dìu dắt thì khó làm nên việc gì xứng đáng
- Luận cứ 2: dù đó là nghề nơng, nghề rèn, nghề chạm khắc hoặc nghiên cứu khoa học.
- Luận điểm kết luận: Do đó trong c/đ mỗi người, học ở thầy là quan trọng nhất
* Bài tập 3: Xác định luận điểm và phương pháp lập luận chính được sử dụng trong đoạn
văn sau:
a.
Cho dù cuộc sống vật chất của cơ chế thị trường ngày nay có làm cho giá trị đạo
đức có nhiều thay đổi, nhưng với nhiều người, nhiều thế hệ học sinh Việt Nam, tình nghĩa
thầy trị đối họ vẫn hết sức thiêng liêng…Những người thầy, người cô ấy đã dám hy sinh
một cuộc sống sung túc để theo đuổi việc “đưa đò” cho “người khách” qua được bến bờ
tương lai xây dựng đất nước mà không cần biết rằng liệu những “người khách” ấy có
cịn nhớ đến mình hay không ? Người cha,người mẹ thứ hai dạy những đứa con yêu của
mình bài học làm người, biết đứng lên khi vấp ngã và đối đầu với thử thách. Ôi! Những
đứa học sinh ngây thơ chúng em làm sao biết được mỗi lần thầy cô nghiêm khắc trách
phạt là mỗi con dao cứa vào tim, đau xót biết chừng nào; làm sao biết được ẩn sau nụ
cười khi thấy chúng em được thành tích tốt là niềm hạnh phúc khơn cùng. Vì những lẽ
đó, thay vì vơ lễ, hỗn xược, tỏ thái độ vô ơn với thầy cô, học sinh chúng ta phải hết lịng
kính trọng, suốt đời nhớ ơn “người lái đò” tận tụy ấy. Và hơn hết, ta phải cố gắng học
thật giỏi để mãi mãi xứng đáng là học trị của người thầy, người cơ.
- Lđ: Tình nghĩa thầy trò hết sức thiêng liêng
- Lập luận: Tổng - phân - hợp.
21
b. Nhật kí trong tù canh cánh một tấm lịng nhớ nước. Chân bước đi trên đất Bắc mà
lòng vẫn hướng về Nam, nhớ đồng bào trong cảnh lầm than, có lẽ nhớ cả tiếng khóc của bao
nhiêu em bé Việt Nam qua tiếng khóc của một em bé Trung Quốc, nhớ người đồng chí đưa
tiễn bên sơng, nhớ lá cờ nghĩa đang tung bay phấp phới. Nhớ lúc tỉnh và trong cả những lúc
mơ.
- Lđ: Nhật kí trong tù canh cánh một tấm lòng nhớ nước
- Lập luận: Diễn dịch
* Bài tập 4:
a/ Viết một đoạn văn nghị luận theo các lập luận diễn dịch (khoảng 10 - > 12 dịng) nêu
lên suy nghĩ của em về tình cảm gia đình được gợi từ câu ca dao sau: (3 điểm)
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”
Bài ca dao nghe như lời khuyên , mà cũng như lời suy tôn cha mẹ và tâm nguyện
của con cái đối với cha mẹ trên hai vấn đề: ghi nhớ cơng ơn cha và hết lịng hiếu thảo
với cha mẹ. Công ơn cha mẹ xưa nay được người Việt nam đánh giá rất cao:
“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Còn lời suy tơn nào xứng đáng và chính xác hơn lời suy tơn đó. Núi Thái Sơn ở Trung
Quốc nổi tiếng là một ngọn núi cao , bề thế vững chãi đem ví với cơng lao người cha đối
với con cái. Công ơn người mẹ cũng to lớn không kém. “Nghĩa” ở đây là ơn nghĩa, tình
nghĩa. Ngồi cái tình mang nặng đẻ đau, người là người trực tiếp bồng bế nuôi con từ tấm
bé đến khi con khôn lớn nên người.Tóm lại,một câu ca dao ngắn gọn gồm mười bốn từ
mà thể hiện được lòng biết ơn của con cái , sự đánh giá cao công ơn của cha mẹ.
22
b/ Viết một đoạn văn nghị luận theo cách lập luận quy nạp (khoảng 10 – 12 dòng) nêu
suy nghĩ của em về ý nghĩa câu tục ngữ “ Không thầy đố mày làm nên”
Trong cuộc sống của nhân loại cũng như trong cuộc sống của mỗi con người,
người thầy đóng vai trị hết sức quan trọng, khơng thể thiếu được. Bởi vì người thầy là
người truyền đạt kinh nghiệm , kĩ năng , kiến thức, lẽ sống cho người đi sau, dẫn dắt mọi
người đi vào con đường hoạt động hữu ích cho xã hội. Vì vậy mà nhân dân ta có câu tục
ngữ: “ Khơng thầy đố mày làm nên”. Câu tục ngữ khẳng định vai trò quan trọng của
người thầy trong việc truyền thụ tri thức và giáo dục nhân cách cho học sinh.
c/ Viết một đoạn văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về đạo lí: “ Uống nước nhớ nguồn”
của dân tộc ta (theo cách lập luận tổng – phân – hợp)
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói
về triết lí sống của con người. Nhưng có lẽ câu để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất là
câu: Uống nước nhớ nguồn” .Câu tục ngữ trên quả thật là một danh ngôn, một lời dạy
bảo quý giá. Giá trị của lời khuyên thật to lớn vì nội dung mang màu sắc triết lí, đạo đức
bàn về lòng biết ơn, được diễn tả bằng nghệ thuật so sánh ngầm độc đáo, lời văn đơn sơ,
giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ. Chính vì thế mà câu nói này được được phổ biến mọi nơi, mọi
chốn và được truyền tụng từ ngàn đời xưa đến nay.Càng hiểu ý nghĩa sâu sắc của lời dạy
bảo mà ông cha ta muốn truyền lại cho đời sau. Chúng ta, thế hệ tương lai của đất nước
phải cố gắng học tập, lao động, nhất là rèn luyện những đức tính cao q trong đó cần
phải rèn luyện lịng nhớ ơn cha mẹ, thầy cô, ông bà tổ tiên ….để trở thành con ngoan trò
giỏi.
23
( sau khi học sinh viết xong -> Gọi học sinh trình bày, h/s khác nhận xét, giáo viên đánh
giá kết luận)
III. Bài tập về nhà:
-
Tập viết các đoạn văn nghị luận theo các cách lập luận khác nhau.
-
Ôn lại các kiến thức về văn nghị luận
-
Chuẩn bị bài: Câu rút gọn, câu đặc biệt, thêm trạng ngữ cho câu.
…………………………………………………………..
Tuần 22 – Buổi 5
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT: CÂU RÚT GỌN, CÂU ĐẶC BIỆT
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU.
A. Mục tiêu cần đạt:
- Củng cố cho h/s kiến thức về câu rút gọn, câu đặc biệt, đặc điểm của trạng ngữ.
- Nhận diện được câu rút gọn, câu đặc biệt, phân biệt được hai kiểu câu này.
- Nhận diện được trạng ngữ và ý nghĩa của trạng ngữ.
- Biết viết đoạn văn có sử dụng câu rút gọn, câu đặc biệt và trạng ngữ.
B. Chuẩn bị: - GV: Soạn bài.
- Học sinh: Ôn lại kiến thức về câu rút gọn, câu đặc biệt, trạng ngữ.
C.Tiến trình lên lớp.
24
1. Tổ chức:
- Thứ ……ngày …., lớp 7B, sĩ số: 38 vắng:
……………………………..
2. Kiểm tra bài cũ : ( Lồng ghép trong bài).
3. Bài mới.
I. Kiến thức cơ bản:
1. Câu rút gn
a. Khỏi nim: Là câu có thể lợc bỏ mt số thành phần của câu.
b. Nhng b phn trong cõu có thể được rút gọn: CN, VN, cả CN – VN
Mục đích câu rút gọn
-
Làm câu gọn hơn, thông tin nhanh, tránh lặp những từ ngữ đà xuất hiện ở câu trớc.
-
Ngụ ý hành động nói trong câu là của chung mäi ngêi.
d. Những lưu ý khi rút gọn câu :
- Tránh việc hiểu sai nội dung câu nói
- Tránh biến câu nói thành câu cộc lốc khiếm nhÃ
2. Câu đặc biệt :
a. Khái niệm: Là câu không cấu tạo theo mô hình CN-VN
b.Tỏc dng:
- Nờu thi gian, khụng gian diễn ra sự việc.
- Thông báo sự liệt kê sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng.
- Biểu thị cảm xúc.
- Gọi đáp.
3. Trạng ngữ:
- Về ý nghĩa:
- Về hình thức:
25