Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý đối tượng hưởng BHXH tại tỉnh Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.2 KB, 19 trang )

Mục lục
Tên trang
Lời mở đầu………………………………………………………………….1
Chương I. Những lý luận chung về quản lý đối tượng hưởng BHXH và ứng
dụng CNTT vào BHXH……………………………………………………..2
1.1. Các khái niệm………………………………………………………...2
1.1.1. Khái niệm chi BHXH………………………………………………...2
1.1.2. Khái niệm quản lý chi BHXH………………………………………..2
1.2. Đối tượng hưởng BHXH……………………………………………..2
1.2.1. Người tham gia BHXH và thân nhân của họ………………………....3
1.2.2. Người sử dụng lao động tham gia BHXH…………………………...3
1.3. Vai trò quản lý đối tượng hưởng BHXH……………………………..3
1.4. Nội dung quản lý đối tượng hưởng…………………………………..4
1.5. vai trò của CNTT trong quản lý đối tượng hưởng BHXH…………...4
Chương II. Thực trang ứng dụng CNTT trong quản lý đối tượng hưởng
BHXH……………………………………………………………………….5
2.1. Đánh giá chung…………………………………………………………5
2.2. Những kết quả đạt được………………………………………………...5
2.2.1. Cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ…………………………………..5
2.2.2. Nối mạng trong cơ quan BHXH………………………………………6
2.2.3. Ứng dụng các phần mềm………………………………………….......7
2.2.4. Chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao…………………………...8
2.3. Những mặt còn tồn tại…………………………………………………..9
2.3.1. Khó khăn của phần mềm ứng dụng…………………………………...9
2.3.2. Trang thiết bị cũ, thiếu , và chưa đồng bộ…………………………...10
2.3.3. Kiến thức về tin học còn kém………………………………………..11
2.3.4. Hiệu quả của việc sử dụng mạng chưa cao………………………….11
Chương III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác ứng dụng CNTT vào
quản lý đối tượng hưởng BHXH………………………………………12
3.1. Nâng cao chất lượng phần mềm……………………………………….12
3.2. Nâng cao chất lượng hoạt động của trang thiết bị……………………..13


3.3. Tạo sự đồng bộ trong việc phân bổ trang thiết bị……………………...13
3.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ứng dụng CNTT………....13
3.5. Nâng cao hiệu quả của việc sử dụng mạng……………………………14
Kết luận…………………………………………………………………….16
1
Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………………….17
Danh mục từ viết tắt…………………………………………………………17
Lời mở đầu
Sự phát triển của khoa học công nghệ mà đặc biệt là công nghệ thông
tin là một trong những bước tiến vĩ đại của nhân loại. Việc ứng dụng công
nghệ thông tin (CNTT) vào các lĩnh vực của của sống đã tạo ra hiệu quả thiết
thực, đối với lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) nói chung và công tác quản lý
đối tượng hưởng BHXH nói riêng thì việc đưa CNTT vào công tác quản lý đã
tạo ra một bước ngoặt mới cho ngành BHXH.
Hải Dương là tỉnh có thành tích về việc ứng dụng CNTT vào BHXH
trong đó có quản lý đối tượng hưởng. Trong những năm qua nhận thức được
tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong cong tác quản lý, BHXH tỉnh
Hải Dương đã không ngừng hoàn thiện hơn nữa công tác ứng dụng CNTT vào
BHXH của mình cụ thể như về cơ sở vật chất, về đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng hiểu biết về công nghệ thông tin, về việc nối mạng để tiện quản lý, truy
cập, .. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đó thì việc ứng dụng CNTT vào
quản lý đối tượng hưởng BHXH vẫn còn một số hạn chế như : Máy móc tuy
đầy đủ nhưng một số đã cũ dẫn đến chất lượng không cao, khả năng sử dụng
công nghệ thông tin trong quản lý đối tượng hưởng BHXH chưa tốt, sử dụng
chưa hiệu quả phần mềm quản lý đối tượng hưởng và việc nối mạng đặc biệt
là chất lượng của các phần mềm quản lý còn nhiều lỗi và chưa thực sự tiện
dụng…
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tình hình thực tế em chọn đề tài “
ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội
tại tỉnh Hải Dương”. Trong bài tiểu luận của mình em đã đưa ra và phân tích

thực trạng của việc ứng dụng CNTT vào quản lý đối tượng hưởng BHXH từ
đó thấy được mặt đạt được và những mặt còn tồn tại nhằm đưa ra giải pháp để
công tác ứng CNTT vào quản lý đối tượng hưởng BHXH tại tỉnh Hải Dương
được tốt hơn.
Bài tiểu luận gồm có ba chương với nội dung các chương như sau:
Chương I : Những lý luận chung về quản lý đối tương hưởng BHXH và
ứng dụng công nghệ thông tin vào BHXH.
Chương II: Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản
lý đối tượng hưởng BHXH tại tỉnh Hải Dương
2
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiên hơn nữa việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào quản lý đối tượng hưởng BHXH tại Hải Dương.
Do khả năng có hạn nên trong quá trình nghiên cứu và viết bài khó thể
tránh khỏi những thiếu sót kính mong cô đóng góp ý kiến để em hoàn thiện
hơn bài tiểu luận và có thể đưa những giải pháp có tính thiết thực hơn để ứng
dung vào tình hình thực tế của địa phương.
Em xin chân thành cảm ơn cô Mai Thị Dung đã giúp em hoàn thành
môn học quản trị BHXH và bài tiểu luận này.
Chương I. Những lý luận chung về quản lý đối tượng hưởng BHXH và
ứng dụng công nghệ thông tin vào BHXH
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Khái niệm chi BHXH
Chi BHXH là quá trình phân phối, sử dụng quỹ BHXH để chi trả các
chế độ BHXH cho người được thụ hưởng theo quy định của pháp luật về
BHXH nhằm góp phần ổn định cuộc sống ho người tham gia BHXH.
( Nguồn: Giáo trình quản trị BHXH trường Đại học Lao động – Xã hội,
trang 129)
1.1.2. Khái niệm quản lý chi BHXH
Quản lý chi BHXH là các hoạt động có tổ chức của cả hệ thống tổ chức
BHXH để thực hiện công tác chi các chế độ BHXH. Các hoạt động đó được

thực hiện bằng hệ thống pháp luật của nhà nước và bằng các biện pháp hành
chính , tổ chức, kinh tế của các cơ quan chức năng nhằm đạt được mục tiêu
chi đúng đối tượng, chi đủ số lượng và đảm bảo đúng thời gian quy định.
(Nguồn: Giáo trình quản trị BHXH trường Đại học Lao động – Xã hội,
trang 130)
1.2. Đối tượng hưởng BHXH
Căn cứ luật BHXH của nước ta thì những đối tượng sau đây được
hưởng BHXH theo quy định:
1.2.1. Người lao động tham gia BHXH và thân nhân của họ bao gồm:
Người lao động tham gia BHXH và thân nhân của người lao động thuộc
phạm vi quản lý là những người đủ điều kiện hưởng các chế độ BHXH theo
quy định tại Luật BHXH, bao gồm các đối tượng sau đây:
Người lao động hưởng chế độ ốm đau;
Người lao động hưởng chế độ thai sản;
Người lao động hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
3
Người lao động hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi hết
thời hạn hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
mà sức khoẻ còn yếu;
Người lao động hưởng lương hưu, BHXH một lần;
Người lao động hưởng chế độ tử tuất và thân nhân của người lao động
hưởng chế độ trợ cấp tuất tháng;
Người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp;
Người lao động hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đối với người chấp
hành xong hình phạt tù;
1.2.2. Người sử dụng lao động tham gia BHXH
Người sử dụng lao động tham gia BHXH thuộc phạm vi quản lý là
những đơn vị sử dụng lao động có người lao động đủ điều kiện hưởng các chế
độ BHXH theo quy tại Luật BHXH.
1.3. Vai trò của quản lý đối tượng hưởng BHXH

Việc quản lý khoa học, chặt chẽ đối tượng hưởng BHXH làm cơ sở cho
việc đảm bảo giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động được kịp thời,
đầy đủ và đúng đối tượng được thụ hưởng BHXH theo quy định của Luật
BHXH;
Tạo điều kiện tiền đề để bảo đảm thực hiện sự bình đẳng trong hưởng
thụ quyền lợi về BHXH, góp phần gắn kết chặt chẽ giữa đóng góp và hưởng
thụ của người lao động;
Góp phần sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích các quỹ BHXH và là cơ
sở cho việc thực hiện hạch toán theo từng quỹ thành phần;
Góp phần tích cực vào việc phòng ngừa, hạn chế những hành vi vi pháp
pháp luật về BHXH.
Góp phần thúc đẩy việc cải cách thủ tục hành chính nói chung, thủ tục
hành chính trong hệ thống tổ chức BHXH, nhằm xây dựng niềm tin cậy từ
khách hàng đối với tổ chức BHXH và nhà nước;
Thông qua việc quản lý đối tượng, giúp các nhà quản trị BHXH phát
hiện những điểm chưa hợp lý, chưa phù hợp trong hệ thống chính sách, chế độ
để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, làm cho
hệ thống chính sách, chế độ về BHXH ngày càng hoàn thiện hơn;
1.4. Nội dung quản lý đối tượng hưởng
4
Quản lý danh sách đối tương hưởng BHXH bao gồm : Danh sách người
lao động đề nghị hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi
sức khỏe….
Quản lý mức hưởng BHXH. Mức hưởng BHXH của từng đối tượng
được hưởng BHXH tùy thuộc vào mức hưởng của từng chế độ theo quy định
của pháp luật BHXH và mức đóng góp( mức đóng và thời gian đóng) của mỗi
người vào quỹ BHXH. Căn cứ vào quá trình đóng BHXH theo sổ BHXH của
từng người và các quy định của pháp luật về BHXH thì cơ quan BHXH kiểm
tra, xét duyệt về việc hưởng chế độ BHXH cho các đối tượng thụ hưởng.
Quản lý mức đóng BHXH của từng đơn vị và từng người tham gia.

Mức tiền công đóng BHXH là một căn cứ quan trọng khi giải quyết các chế
độ BHXH cho đối tượng. Trong cùng một chế độ BHXH người có mức đóng
và thời gian đóng khác nhau thì có mức hưởng khác nhau.
Quản lý quá trình chi trả BHXH và quản lý sổ sách nghiệp vụ quản lý
chi BHXH.
1.5. Vai trò của công nghệ thông tin đối với BHXH
Ứng dụng CNTT trong quản lý BHXH đảm bảo tính chính xác, nhanh
chóng, thuận tiện nhất là việc quản lý đối tượng đóng và hưởng BHXH, quản
lý quỹ BHXH;
CNTT là giải pháp công cụ xử lý thông tin đắc lực góp phần tăng
cường cải cách hành chính trong công tác quản lý và triển khai các hoạt động
BHXH: thay đổi tác phong làm việc, phương thức tổ chức công việc từ hành
chính sang phục vụ theo hướng một cửa, loại bỏ các giấy tờ, biểu mẫu, thủ tục
không cần thiết, đơn giản hoá các bước công việc trong quy trình quản lý thu,
chi và quản lý quỹ BHXH;
Ứng dụng CNTT sẽ góp phần công khai và minh bạch quyền lợi và
nghĩa vụ của đối tượng tham gia BHXH, đảm bảo công bằng, tạo điều kiện
thuận lợi cho các đơn vị sử dụng lao động và người lao động khi tham gia
BHXH, đồng thời giúp nâng cao nhận thức và tạo lập mối quan hệ gắn bó, tin
cậy của người tham gia BHXH với hệ thống BHXH.
Ứng dụng CNTT đảm bảo cung cấp thông tin một cách kịp thời, đầy đủ
tình hình thực hiện và chấp hành quy định quản lý của BHXH các cấp và từng
địa bàn trong hệ thống quản lý, là nguồn thông tin nhanh nhất cho phép lãnh
đạo các cấp điều hành, điều chỉnh các quyết định quản lý.
5
Ứng dụng CNTT đảm bảo cung cấp thông tin quản lý BHXH một cách
đầy đủ tình hình hoạt động quản lý quỹ BHXH và các quỹ thành phần, tình
hình thực hiện nhiệm vụ chính trị của hệ thống BHXH Việt Nam, nâng cao
chất lượng quản lý và giữ an toàn quỹ BHXH.
Ứng dụng CNTT cũng đồng thời cung cấp các căn cứ quan trọng để

đánh giá sự đúng đắn, phù hợp của chủ trương, chính sách, biện pháp quản lý,
đánh giá thực trạng và xu hướng hoàn thiện chính sách chế độ BHXH ở Việt
Nam.
Ứng dụng CNTT đòi hỏi hệ thống BHXH Việt Nam cần phải thay đổi
tư duy và phương thức quản lý theo kịp yêu cầu của thời kỳ quản lý mới của
kỷ nguyên CNTT; công việc cũng như quy trình quản lý (xử lý nghiệp vụ)
buộc phải tổ chức lại phù hợp hơn, khoa học hơn và đồng thời cũng là cơ hội
nâng cao năng lực cho cán bộ viên chức của hệ thống liên quan đến việc thu
nhập, xử lý và sử dụng thông tin trong thời đại hiện nay.
Riêng đối với quản lý đối tượng hưởng BHXH việc ứng dụng công
nghệ thông tin giúp chi đúng chi đủ, kịp thời cho các đối tượng. Tránh nhầm
lẫn, tốn ít nhân lực và thời gian mà hiệu quả lại cao hơn, có thể làm cho nhiều
đối tượng cùng một lúc.
Chương II. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đối
tượng hưởng tại tỉnh Hải Dương
2.1. Đánh giá chung.
Nhận thức được ưu thế của Công nghệ thông tin, trong nhiều năm qua,
Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương đã có những nỗ lực để đẩy mạnh phát triển
tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn ngành nhằm đưa hoạt
động của ngành đạt được những kết quả tốt hơn góp phần nâng cao quyền lợi
cho các đối tượng. Là cơ quan thực hiện các chế độ chính sách BHXH, quản
lý quỹ BHXH, bảo hiểm y tế ( BHYT), bảo hiểm thất nghiệp theo qui định của
pháp luật, thời gian qua BHXH tỉnh Hải Dương luôn coi trọng việc ứng dụng
CNTT, coi đây là khâu đột phá chiến lược và không thể thiếu trong hoạt động
quản lý của ngành. Chính vì vậy việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý
từng bước được thực hiện có hiệu quả, làm tiền đề thúc đẩy tiến trình hiện đại
hoá công tác quản lý quỹ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp của tỉnh. Nhận
thức được tầm quan trọng của công tác này, ngay từ những ngày đầu thành
lập, ban lãnh đạo BHXH tỉnh đã có sự quan tâm đặc biệt trong việc xây dựng
chiến lược phát triển CNTT, đã mạnh dạn cử cán bộ đi học để về triển khai

6
những công việc liên quan đến ứng dụng CNTT vào phục vụ cho công tác
quản lý chuyên môn tại đơn vị. Từ đó đến nay, việc ứng dụng CNTT tai
BHXH tỉnh đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ.
2.2. Những kết quả đạt được
2.2.1. Cơ sở vật chất
Như chúng ta đã biết, nói đến công nghệ thông tin là nói đến những
máy móc trang thiết bị (phần cứng), sử dụng mạng, và các phần mềm ứng
dụng.
Để có thể nối mạng và ứng dụng các phần mềm quản lý đối tượng
hưởng BHXH thì điều kiện tiên quyết là phải có cơ sở vật chất. Nhận thức
được điều này trong những năm qua cơ quan BHXH tỉnh Hải Dương đã không
ngừng đầu tư trang thiết bị tạo điều kiện tốt nhất để công tác ứng dụng công
nghệ thông tin vào quản lý đối tượng hưởng đạt hiệu quả cao. Thành tích đạt
được của BHXH tỉnh Hải Dương trong những năm qua trong lĩnh vực cung
cấp trang thiết bị được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 1. Cơ sở vật chất về công nghệ thông tin của BHXH tỉnh Hải Dương
Số thứ tự Tên thiết bị Số lương ( chiếc)
1 Máy tính cá nhân 223
2 Máy chủ 15
3 Máy tính xách tay 4
4 Máy in 59
5 Máy photocopy 3
6 Máy scanner 8
7 Máy fax 1
8 Video 1
9 Máy kỹ thuật số 1
(Nguồn : BHXH tỉnh Hải Dương tháng 5/2010)
Như vậy nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy được rằng BHXH tỉnh
Hải Dương đã trang bị gần như đầy đủ các loại máy móc thiết bị cho hoạt

động của ngành. Đây là điểm vượt trội của BHXH tỉnh Hải Dương việc đầu tư
một cách đầy đủ như trên đã thể hiện tầm nhìn và nhận thức đúng đắn của
BHXH tỉnh Hải Dương trong việc ứng dụng CNTT vào BHXH.
7

×