Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho HS - 2010-2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 20 trang )

1. Tên đề tài:
BIỆN PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
2. Đặt vấn đề:
Môi trường Việt Nam và trên thế giới đang bị ô nhiễm và bị suy thoái
nghiêm trọng đã gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của một bộ phận lớn
cư dân trên trái đất. Bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách, nóng bỏng
không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới. Sự thiếu hiểu biết về môi trường
và GDBVMT là một trong những nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm và suy
thoái môi trường. Do đó việc đưa giáo dục môi trường vào các cấp học tiểu học
và phổ thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì nó liên quan đến xây dựng nhận
thức cho học sinh ngay từ lúc tuổi thơ, ngay trong quá trình hình thành nhân
cách của học sinh, bậc Tiểu học là bậc học nền móng, bậc phổ cập của hệ thống
giáo dục quốc dân, học sinh tiểu học đang ở độ tuổi định hướng và phát triển về
nhân cách. Giáo dục các em là cơ sở ban đầu làm nền tảng cho việc đào tạo các
em thành những công dân tốt cho đất nước “cái gì (về nhân cách) không làm
được ở tiểu học thì khó làm được ở các cấp học sau.”. Nó còn đặc biệt quan
trọng, vì nó không những có tác động tích cực tới nhân cách và hành vi của trẻ
em, những người chủ tương lai, mà còn có ảnh hưởng lan tỏa tới cộng đồng và
xã hội ở địa phương, góp phần tăng cường sự tham gia tự giác và chủ động của
mọi người dân vào sự nghiệp chung về bảo vệ môi trường.
Hơn lúc nào hết, việc giáo dục cho học sinh có những hiểu biết về môi
trường và hình thành ở các em ý thức, kĩ năng về bảo vệ môi trường trong lúc
này là vô cùng cần thiết. Vừa qua, Bộ Giáo dục cũng đã tổ chức lại các chuyên
đề về thực hiện dạy lồng ghép, tích hợp giáo dục môi trường qua các môn học.
Đó cũng là một trong những nội dung không thể thiếu trong kế hoạch xây dựng
“Trường học thân thiện - Học sinh tích cực” đang được triển khai.
Từ thực tế trên, làm thế nào để nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường ở
bậc tiểu học, làm thế nào để có thể hình thành cho học sinh tiểu học những hiểu
biết về môi trường đang là vấn đề được quan tâm hiện nay.
Bản thân tôi là một giáo viên tiểu học tôi nhận thấy mình có trách nhiệm


lớn trong việc hình thành, phát triển ở các em thói quen, hành vi ứng xử văn
minh, lịch sự và thân thiện với môi trường, bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên,
những xúc cảm, xây dựng cái thiện và hình thành thói quen, kĩ năng sống
BVMT cho các em. Chính vì lẽ đó tôi đã chọn đề tài “ Biện pháp nâng cao ý
thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học”, đối tượng nghiên cứu là học
sinh lớp 5/2 trường TH Lê Thị Hồng Gấm, với mong muốn góp phần đào tạo
các em trở thành những con người toàn diện “ Cao trí tuệ, cường tráng về thể
chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”.
3. Cơ sở lý luận:
*Một số khái niệm có liên quan đến đề tài:
3.1. Môi trường là gì?
* Có nhiều quan niệm về môi trường
- Môi trường là một tập hợp các yếu tố xung quanh hay là các điều kiện
bên ngoài có tác động qua lại (trực tiếp, gián tiếp) tới sự tồn tại và phát triển của
sinh vật.
- Theo điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường (2005) “Môi trường bao gồm các
yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến
đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người.
Tóm lại: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân
tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời
sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
3.2. Thế nào là môi trường sống ?
- Môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tự
nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài
nguyên thiên nhiên, đất, nước và không khí, ánh sáng, công nghệ, kinh tế, chính
trị, đạo đức, văn hoá, lịch sử và mĩ học.
- Môi trường sống của con người được phân thành : môi trường sống tự
nhiên và môi trường sống xã hội.
a/ Môi trường tự nhiên
Bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học tồn tại

ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người.
Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động vật, thực vật, đất
nước… Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa,
trồng cõy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên cần cho sản
xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh
đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
b/ Môi trường xã hội
Là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể
chế, cam kết, quy định, ước định … ở các cấp khác nhau như: Liên hợp quốc,
Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ
nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,… Môi trường xã hội định hướng
hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập
thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với thế
giới sinh vật khác.
Ngoài ra người ta còn phân biệt khái niệm Môi trường nhân tạo: Bao
gồm tất cả các nhân tố vật lí, sinh vật, xã hội do con người tạo nên, làm thành
những tiện nghi trong cuộc sống, như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu
vực đô thị, công viên …và chịu sự chi phối của con người.
c/ Môi trường nhà trường bao gồm không gian trường, CSVC
trong trường như phòng học, phòng thí nghiệm, thầy giáo, cô giáo, HS, nội quy
của trường, các tổ chức xã hội như Đoàn, Đội
* Môi trường (theo nghĩa rộng): là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội
cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên,
không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội…
* Môi trường (theo nghĩa hẹp): bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội
trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người.
Tóm lại: Môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để
sống và phát triển.
3.3 Giáo dục bảo vệ môi trường là gì?
- Giáo dục môi trường là một quá trình (thông qua các hoạt động giáo dục

chính quy và không chính quy) hình thành và phát triển ở người học sự hiểu
biết, kĩ năng, giá trị và quan tâm tới những vấn đề về môi trường, tạo điều kiện
cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.
- Giáo dục BVMT nhằm giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểu
biết và nhạy cảm về môi trường cùng các vấn đề của nó (nhận thức); những khái
niệm cơ bản về môi trường và BVMT (kiến thức) ; những tình cảm, mối quan
tâm trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường (thái độ, hành vi) ; những kĩ năng
giải quyết cũng như cách thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia (kĩ
năng) ; tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề về môi trường và có những
hành động thích hợp giải quyết vấn đề (tham gia tích cực).
4. Cơ sở thực tiễn:
4.1 Hiện trạng môi trường Việt Nam :
Có thể nói, chất lượng môi trường Việt Nam hiện tại đang ở tình trạng báo
động. Tài nguyên rừng cạn kiệt, tài nguyên đất suy thoái, tài nguyên biển suy
kiệt, môi trường đất, nước, không khí ô nhiễm nặng, dân số tăng nhanh và phân
bố không đều đã gây sức ép quá lớn đôi với môi trường.
- Ô nhiễm môi trường không khí: một số thành phố ô nhiễm bụi tới mức
trầm trọng; chất thải giao thông, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt
động dịch vụ, sinh hoạt của con người…
- Ô nhiễm môi trường nước. (Nguyên nhân: Nhu cầu nước dùng cho công
nghiệp, nông nghiệp, và sinh hoạt tăng nhanh, nguồn nước bị ô nhiễm, nạn chặt
phá rừng, . . .)
- Quản lí chất thải rắn: Hiệu quả thu gom thấp, hiệu quả xử lí chưa đạt yêu
cầu, chưa có phương tiện đầy đủ và thích hợp để xử lí chất thải nguy hại.
4.2 Hiện trạng môi trường ở địa phương, trường lớp:
*Thuận lợi:
Trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm được sự quan tâm của các cấp chính
quyền và toàn xã hội về môi trường trong trường học, đã được công nhận đạt
chuẩn quốc gia mức 2 vào tháng 10 năm 2010 và đang hoàn thành hồ sơ kiểm
định chất lượng giáo dục cơ sở đề nghị đánh giá ngoài.

Chương trình “xanh- sạch- đẹp” trường lớp đã được đưa vào nhà trường,
nhà trường đã được trang bị nguồn nước uống sạch, có nhà vệ sinh cho học sinh
và giáo viên, nhà trường luôn giáo dục ý thức bảo vệ môi trường bằng các công
việc hàng ngày như trồng cây, chăm sóc cây, trồng chậu cây cảnh, vệ sinh
trường lớp. Những nội dung đó đã được nhà trường đưa vào danh mục thi đua
của từng lớp, từng tuần, từng tháng cho mỗi lớp.
*Khó khăn:
Trường nằm trên trục đường Nam Quảng Nam, thuộc phường Hòa Hương,
thành phố Tam Kỳ, dân cư không đông đúc nhưng lại gần chợ, gần lò giết mổ
gia cầm, cạnh trường còn có 2 xưởng cưa xẻ gỗ, 1 xưởng tái chế nhựa từ bao ni
lông phế thải và 1 xưởng cơ khí. Vì vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường là không
tránh khỏi.
Khí hậu trên địa bàn tương đối khắc nghiệt, mưa nắng thất thường, bão lũ
thường xuyên xảy ra.
Số lượng cây xanh trong sân trường nhiều nhưng vẫn chưa đảm bảo bóng
mát và môi trường trong lành cho học sinh vì diện tích khuôn viên nhà trường
quá rộng.
Ý thức của người dân và học sinh về môi trường và bảo vệ môi trường chưa
cao. Hầu hết cha mẹ các em HS đều làm nghề nông, buôn gánh bán bưng, và lao
động phổ thông như: thợ nề, thợ mộc, thợ rèn , làm thuê… Đời sống của đại đa
số gia đình các em rất khó khăn, cả lớp có 4 em thuộc diện xóa đói giảm nghèo,
4 em thuộc diện mồ côi; Vì thế các em chưa được gia đình quan tâm một cách
đúng mức về việc học tập cũng như rèn luyện hạnh kiểm. Chưa nói đến việc
ngay bản thân nhiều bậc phụ huynh cũng chưa có nhận thức đúng mức về bảo vệ
môi trường. Đa số học sinh đã được giáo dục bảo vệ môi trường, thế nhưng qua
khảo sát, theo dõi tôi nhận thấy vẫn còn nhiều học sinh do nhận thức bảo vệ môi
trường sống chưa cao nên hầu hết các em còn bộc lộ rất nhiều hành vi có tác
động xấu đến môi trường như:
+ khạc nhổ bừa bãi, vứt rác tứ tung, đi tiêu, đi tiểu không đúng nơi quy
định, chạy chân đất, chơi nhiều trò chơi mất vệ sinh như hốt cát ném nhau

+ Trèo cây, bẻ cành, giẫm đạp lên cây trồng, thảm cỏ, Không tôn trọng,
bảo vệ tài sản của công, vẽ bậy trên tường, bảng, bàn ghế
+ Tham gia lao động vệ sinh ở trường với thái độ thờ ơ, bắt buộc, chưa
biết gìn giữ an toàn trong lao động vệ sinh, không đeo khẩu trang, đùa nghịch
bằng dụng cụ lao động.
+ Ở nhà các em còn đi bắt chim, trong đó có các loại có ích như chim sâu,
chưa có ý thức bảo vệ cây trồng trong vườn nhà, đường thôn, khối phố.
+ Một số gia đình của các em học sinh nghèo còn sử dụng bao ni- lông
ruột xe để đun nấu thức ăn, sử dụng than tổ ong để nấu rượu, cám heo hằng
ngày, đánh bắt cá bằng hóa chất,
Từ thực trạng nêu trên, tôi ý thức được rằng trách nhiệm của giáo viên chủ
nhiệm trong việc giáo dục bảo vệ môi trường cho các em là rất lớn, rất cần thiết
và cấp bách.
5. Nội dung nghiên cứu:
 Biện pháp 1: Khảo sát nhận thức học sinh về bảo vệ môi trường
sống.
Mục đích: Để nắm bắt một cách cụ thể tình hình nhận thức của học
sinh về bảo vệ môi trường, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch giáo dục một cách
sát hợp cho từng nhóm đối tượng.
Trong 4 tuần đầu tiên của năm học 2010-2011, tôi tiến hành theo dõi,
khảo sát, điều tra đối với 32 học sinh của lớp 5/2 tôi chủ nhiệm, kết quả như sau:
 Khảo sát nhận thức học sinh về bảo vệ môi trường sống:
Để tìm hiểu nhận thức, nắm bắt khả năng thích ứng và nhu cầu của học
sinh nhằm thực hiện giáo dục môi trường cho học sinh đạt hiệu quả cao, chúng
tôi cũng đã khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến từng học sinh và kết quả như
sau:
TS
HS
Chuẩn A: Tốt
có ý thức

BVMT
Chuẩn B: Khá
có ý thức
BVMT
Chuẩn C: TB
có ý thức
BVMT
Chuẩn D: Yếu
chưa có ý thức
BVMT
SL TL SL TL SL TL SL TL
32 2 6,3% 5 15,6% 4 12,5% 21 65,6%
*Kết quả: Chuẩn A, B, C chiếm < 50%
Chuẩn D chiếm > 50%
 Khảo sát về hành vi bảo vệ môi trường:
Tổng
số HS
Hành vi tốt
Bảo vệ môi trường
Hành vi xấu
Bảo vệ môi trường
SL TL SL TL
32 8 25% 24 75%
 Biện pháp 2: Nghiên cứu và thực hiện nội dung chương trình lồng
ghép giáo dục môi trường cho học sinh lớp 5 qua các môn học.
Mục đích: Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho học sinh
thông qua các môn học cụ thể
Trong những năm gần đây, ở bậc tiểu học nói chung và tại trường tiểu học
Lê Thị Hồng Gấm nói riêng, nội dung giáo dục môi trường đã được đưa vào dạy
lồng ghép trong các môn học như: Khoa học, Tự nhiên - Xã hội, Đạo đức, Tiếng

Việt. Bản thân tôi đã tham gia đầy đủ các chuyên đề do Phòng giáo dục cũng
như trường tố chức, tôi đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu, soạn bài lựa chọn
nội dung kiến thức, phương pháp giảng dạy thật phù hợp với yêu cầu lồng ghép
cho từng môn học, bài học cụ thể, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học
sinh trên phương châm “chính xác, phù hợp, không gượng ép, có hiệu quả cao”.
*Tích hợp, lồng ghép GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 5:
Khi dạy môn Tiếng Việt, thông qua các ngữ liệu dùng để dạy kiến thức và
kĩ năng, thể hiện ở các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và
câu, Tập làm văn, tôi cung cấp cho HS những hiểu biết về đặc điểm sinh thái
môi trường, sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên. Từ đó tôi giáo dục cho các em
lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường
xung quanh.
Ví dụ:
Tuầ
n
Bài học
Nội dung tích hợp về GDBVMT Phương thức
TH
11
Chính tả
Luật Bảo vệ
môi trường
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm
của HS về BVMT.
- Khai thác trực
tiếp nội dung
bài.
Kể chuyện
Người đi săn
và con nai

- Giáo dục ý thức BVMT, không săn
bắt các loài động vật trong rừng, góp
phần giữ gìn vẻ đẹp của môi trường
thiên nhiên.
- Khai thác trực
tiếp nội dung
bài.
Tập đọc
Tiếng vọng
- GV tìm hiểu bài để HS cảm nhận
được nỗi băn khoăn, day dứt của tác
giả về hành động thiếu ý thức BVMT,
gây ra cái chết đau lòng của con chim
sẻ mẹ, làm cho những con chim non
từ những quả trứng trong tổ “mãi mãi
chẳng ra đời”.
- Khai thác trực
tiếp nội dung
bài.
LT&C
Quan hệ từ
- GV hướng dẫn HS làm Bài tập 2 với
ngữ liệu nói về BVMT, từ đó liên hệ
về ý thức BVMT cho HS.
- Khai thác gián
tiếp nội dung
bài.
Tập làm văn
Luyện tập
làm đơn

- Hai đề bài làm đơn để HS lựa chọn
đều có tác dụng trực tiếp về
GDBVMT.
- Khai thác trực
tiếp nội dung
bài.
*Tích hợp, lồng ghép GDBVMT trong môn Môn Khoa học lớp 5:
Nội dung GD BVMT của môn Khoa học được thể hiện chủ yếu qua các
Nội dung GD BVMT của môn Khoa học được thể hiện chủ yếu qua các
vấn đề:
vấn đề:
- Cung cấp cho HS những hiểu biết về môi trường sống gắn bó với các
- Cung cấp cho HS những hiểu biết về môi trường sống gắn bó với các
em, môi trường sống của con người.
em, môi trường sống của con người.
- Hình thành các khái niệm ban đầu về môi trường, môi trường tự nhiên,
- Hình thành các khái niệm ban đầu về môi trường, môi trường tự nhiên,
môi trường nhân tạo, sự ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường.
môi trường nhân tạo, sự ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường.
- Biết một số tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, quan hệ khai thác, sử
dụng và môi trường. Biết mối quan hệ giữa các loài trên chuỗi thức ăn tự nhiên.
- Những tác động của con người làm biến đổi môi trường cũng như sự cần
thiết phải khai thác, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.
- Hình thành cho học sinh những kỹ năng ứng xử, thái độ tôn trọng và bảo
- Hình thành cho học sinh những kỹ năng ứng xử, thái độ tôn trọng và bảo
vệ môi trường một cách thíết thực, rèn luyện năng lực nhận biết những vấn đề về
vệ môi trường một cách thíết thực, rèn luyện năng lực nhận biết những vấn đề về
môi trường
môi trường
- Tham gia một số hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, thuyết

- Tham gia một số hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, thuyết
phục người thân, bạn bè có ý thức, hành vi bảo vệ môi trường …
phục người thân, bạn bè có ý thức, hành vi bảo vệ môi trường …
Ví dụ:
Chủ đề về
Chủ đề về
Môi trường
Môi trường
Nội dung tích
Nội dung tích
hợp GDBVMT
hợp GDBVMT
Chương/Bài
Chương/Bài
Mức độ
Mức độ
tích hợp
tích hợp
* Con người
* Con người


môi trường
môi trường
- Mối quan hệ
- Mối quan hệ
giữa con người
giữa con người
với môi trường:
với môi trường:

con người cần
con người cần
đến không khí
đến không khí
thức ăn, nước
thức ăn, nước
uống từ môi
uống từ môi
trường.
trường.
Chủ đề
Chủ đề
:
:
Con người và sức khoẻ
Con người và sức khoẻ


các bài sau: 8, 12, 13, 14,15, 16.
các bài sau: 8, 12, 13, 14,15, 16.
+ Bài 8: Vệ sinh ở tuXi dậy thì.
+ Bài 8: Vệ sinh ở tuXi dậy thì.
+ Bài 12: Ph[ng bệnh sốt r\t.
+ Bài 12: Ph[ng bệnh sốt r\t.
+ Bài 13: Ph[ng bệnh sốt xuất
+ Bài 13: Ph[ng bệnh sốt xuất
huyết.
huyết.
+ Bài 14: Phồng bệnh viêm não.
+ Bài 14: Phồng bệnh viêm não.

+ Bài 15: Ph[ng bệnh viêm gan A.
+ Bài 15: Ph[ng bệnh viêm gan A.
+ Bài 16: Ph[ng tránh HIV /
+ Bài 16: Ph[ng tránh HIV /
AIDS.
AIDS.
Liên
Liên
hệ / bộ
hệ / bộ
phận
phận
*Tích hợp, lồng ghép GDBVMT trong môn Môn Lich sử-Địa lí lớp 5:
Thông qua môn học Giúp HS:
- Hiểu biết về MT sống gắn bó với các em, môi trường sống của con ngời
trên đất nước Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới.
- Nhận biết được những tác động của con người làm biến đổi MT cũng
như sự cần thiết phải khai thác, bảo vệ MT để phát triển bền vững.
- Hình thành và phát triển năng lực nhận biết những vấn đề về MT và
những kỹ năng ứng xử, bảo vệ MT một cách thiết thực.
- Có ý thức bảo Vệ MT và tham gia các hoạt động bảo Vệ MT xung
quanh phù hợp với lứa tuổi.
Ví dụ:
Môn Bài Lớp Mức độ tích hợp
Lịch
sử:
- Bài: Đường Trường Sơn; Xây dựng nhà
máy thủy điện Hòa Bình.
Lớp
5

- Mức độ liên hê
Địa
Lý:
- Bài 8, 9 ( địa lý Việt Nam); địa lý thế
giới ( Các bài về châu lục)…
Lớp
5
- Mức độ bộ phận
- Một số bài về địa lý Việt Nam, địa lý thế - Mức độ liên hệ:
giới.
 Biện pháp 3: Phối hợp giáo dục môi trường với giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh.
Mục đích: Hình thành, phát triển và rèn luyện hành vi, thói quen, thái
độ đúng trong bảo vệ môi trường.
Năm học 2008-2009 là năm học mà kế hoạch xây dựng “Trường học thân
thiện - Học sinh tích cực” đang được triển khai thực hiện rộng khắp trong toàn
ngành nói chung và tại thành phố Tam Kỳ nói riêng. Hơn lúc nào hết, việc giáo
dục cho học sinh có những hiểu biết về môi trường và hình thành ở các em ý
thức, kĩ năng về bảo vệ môi trường trong lúc này là vô cùng cần thiết. Đó cũng
là một trong những nội dung không thể thiếu trong kế hoạch xây dựng “Trường
học thân thiện - Học sinh tích cực” đang được triển khai.
Giáo dục môi trường phải đi đôi với giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Hiệu quả giáo dục môi trường muốn bền vững thì phải hình thành cho các em
những thói quen tốt, những kỹ năng sống liên quan đến bảo vệ môi trường.
Chẳng hạn chúng ta rèn các em thói quen đổ rác thải đúng nơi quy định không
phải bằng khẩu hiệu hay lời khuyên mà quy định bắt buộc mỗi lớp học phải có
một giỏ đựng rác và giấy loại đặt ở góc lớp. Học sinh phải bỏ rác và giấy loại
đúng nơi quy định. Khi nhìn thấy người khác vứt rác không đúng chỗ, nên nhắc
nhở lịch sự, tổ chức cho học sinh trang trí lớp học thân thiện với môi trường,
thường xuyên dọn vệ sinh lớp học, tham gia ra quân dọn dẹp vệ sinh đường

làng, ngõ phố hưởng ứng phong trào Đoạn đường em chăm, Em yêu Tam Kỳ
quê em, tham gia trồng cây, chăm sóc, bảo vệ cây trồng trong sân trường, nơi
em ở, chăm sóc, bảo vệ di tích lịch sử Chi bộ Đồng ở địa phương,…Chính các
hoạt động này sẽ làm cho các em thấy yêu quý trường lớp, yêu quý thành phố
mình hơn.
 Biện pháp 4: Phối hợp với Đoàn - Đội, Hội cha mẹ tổ chức các hoạt
động nhằm nâng cao hiệu quả về giáo dục môi trường.
Mục đích: Giúp học sinh có khả năng tham gia một số hoạt động bảo
vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi.
Việc phối hợp chặt chẽ của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như
Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong giáo
dục môi trường cho học sinh là rất quan trọng. Thực hiện tốt nội dung đó là một
thuận lợi lớn cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, cho việc
tổ chức thực hiện và theo dõi các hành vi bảo vệ môi trường của học sinh. Giáo
viên sẽ thuận lợi hơn trong việc kết hợp giữa giáo dục môi trường tự nhiên và
giáo dục môi trường xã hội, tạo điều kiện cho học sinh xâm nhập thực tế tốt hơn.
Để thực hiện thành công giáo dục môi trường không thể không kể đến vai
trò của tập thể lớp. Tập thể lớp sẽ là môi trường tốt nhất có tác động trực tiếp
nhất đến mỗi cá nhân học sinh. Tập thể lớp tốt sẽ giúp phát huy tốt nhận thức
đúng đắn của học sinh về môi trường. Tập thể lớp cũng là nơi theo dõi thường
xuyên, nhắc nhở kịp thời nhất các hành vi về môi trường của mỗi học sinh.
Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp theo
chủ điểm giáo dục môi trường:
Ví dụ:
Chủ điểm Nội dung
Kính yêu thầy
giáo cô giáo
(Tháng 11)
- Hoạt động văn hóa văn nghệ chào mừng ngày NGVN.
+ Làm báo tường, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ (ca

hát, kể chuyện, làm thơ, tiểu phẩm, )
+ Hội diễn văn nghệ chào mừng
- Lễ kỷ niệm ngày NGVN
Thăm hỏi thầy cô giáo.
- Giáo dục Quyền và bổn phận trẻ em.
- Giáo dục môi trường
+ Thông qua các hoạt động Đội TNTP.
+Thông qua các hoạt động “Hội chợ trao đổi, chia sẻ
đồ dùng, đồ chơi, sách truyện cho học sinh phổ
thông”.
Uống nước nhớ
nguồn
(Tháng 12)
- Tìm hiểu về đất nước, con người VN.
+ Tìm hiểu những người con anh hùng của đất nước, của
quê hương.
+ Cảnh đẹp quê hương, những di tích lịch sử, văn hóa
của địa phương
+ Tham quan các thắng cảnh di tích lịch sử, văn hóa quê
hương
+ Các hoạt động chăm sóc, làm sạch, đẹp, giữ gìn nghĩa
trang liệt sĩ,…
- Tổ chức các Hội thi, cuộc thi
+ Văn nghệ ca ngợi chú bộ đội, những người có công với
đất nước.
- Làm báo tường, tìm hiểu về chú bộ đội, những người
có công với đất nước.
Tổ chức nghe nói chuyện, tham quan, giao lưu kết nghĩa
với đơn vị bộ đội.
- Kỷ niệm ngày Quốc phòng toàn dân.

- Giáo dục môi trường
Các vấn đề môi trường diễn ra chung quanh học sinh hết sức đa dạng và
sinh động. Bản thân các cơ hội giáo dục môi trường trong chương trình giảng
dạy chưa đầy đủ phong phú. Hơn nữa, không thể tách rời giáo dục môi trường ra
khỏi cuộc sống thực đang đụng chạm từng giờ, từng phút đến quá trình phát
triển của học sinh. Học sinh cũng cần phải có được cơ hội thực tiễn để thực hành
trách nhiệm công dân chuẩn bị cho một đời sống trưởng thành sau này, việc tích
luỹ kinh nghiệm sống là một yếu tố quan trọng trong giáo dục.
Ngoài ra, sự thay đổi thái độ, hành vi và thước đo giá trị môi trường
trong học sinh chỉ hình thành và diễn ra trong bối cảnh có thực. Vì vậy, cần tăng
cường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp với các hình thức có tính giáo
dục môi trường như:
- Tổ chức hội thi hiểu biết về môi trường và bảo vệ môi trường.
- Tổ chức thi tim hiểu, khám phá về môi trường xung quanh theo các chủ
đề: Môi trường em đang sống; Nước, không khí và ánh sáng cho chúng em ;
Hãy cứu lấy môi trường; Môi trường xanh, sạch đẹp và nhiệm vụ của học sinh
chúng ta ; Tìm hiểu về ô nhiễm môi trường nơi em ở,
* Thảo luận theo chủ đề về môi trường:
Ví dụ: “Hãy hành động vi môi trường sạch đẹp”
“Hãy bảo vệ màu xanh quê hương”
- Thi vẽ về đề tài môi trường.
- Thi sáng tác thơ ca, báo chí, tiểu phẩm về đề tài môi trường.
- Tổ chức câu lạc bộ về môi trường.
Ví dụ: Câu lạc bộ “Các bạn yêu thiên nhiên”; “Những nhà nghiên
cứu môi trường nhỏ tuổi”; “Khám phá môi trường”
- Tham quan, du lịch về môi trường, di sản văn hóa, di sản thiên nhiên, di
tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, công trinh công cộng.
- Thi tuyên truyền viên giỏi về giáo dục và bảo vệ môi trường.
Từ việc tham gia trực tiếp những hoạt động trên, không những nhận thức
về môi trường của các em dần được nâng lên mà các em còn được rèn luyện

hành vi, thói quen, có thái độ đúng trong bảo vệ môi trường. Đồng thời các hoạt
động đó còn có ảnh hưởng lan tỏa tới cộng đồng và xã hội ở địa phương, góp
phần tăng cường sự tham gia tự giác và chủ động của mọi người dân vào sự
nghiệp chung về bảo vệ môi trường.
 Biện pháp 5: Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các
nội dung về giáo dục môi trường, tuyên dương, khen thưởng kịp thời.
Mục đích: Rút kinh nghiệm, nêu gương và nhân rộng điển hình những
tập thể, cá nhân tiêu biểu về giáo dục bảo vệ môi trường
Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung về giáo
dục môi trường nêu trên là một việc làm hết sức quan trọng, tôi coi đó như một
hoạt động chuyên môn của mình. Qua đó ta có thể đúc kết nhiều khinh nghiệm
để nâng cao hiệu quả trong việc chỉ đạo thực hiện.
Trong các hội thi về bảo vệ môi trường, một khâu không thể thiếu đó là tổ
chức tổng kết –phát thưởng. Song song với việc góp ý, xử lý các trường hợp
không tốt về bảo vệ môi trường, trong các tiết sinh hoạt chủ nhiệm lớp, tôi rất
chú trọng việc nêu gương và nhân rộng điển hình những tập thể, cá nhân tiêu
biểu về bảo vệ môi trường. Mặc dù phần thưởng chỉ là những mòn quà nhỏ như:
gói kẹo, gói bánh, cây bút, cây thước…nhưng sự khích lệ về tinh thần cho các
em thể hiện rất rõ. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục bảo
vệ môi trường
6. Kết quả nghiên cứu:
- Qua việc triển khai đồng bộ công tác giáo dục môi trường trong cả
chương trình chính khoá và chương trình ngoại khoá. Tích hợp, lồng ghép giáo
dục môi trường vào tất cả các môn học cốt lõi ở chương trình lớp 5, cùng với tổ
chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tôi đã nhận thấy sự chuyển biến rất rõ về ý
thức của học sinh biểu hiện qua các hành vi như:
+ Học sinh biết vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
+ Ở nhà, các em đã biết dọn dẹp nhà cửa gọn gàng.
+ Biết giữ vệ sinh trường, lớp tốt.
+ Tích cực trong việc tham gia bảo vệ và chăm sóc cây xanh tại trường.

+ Có ý thức giữ gìn nhà vệ sinh chung, đi tiêu, đi tiểu đúng nơi quy định.
+ Không ăn quà vặt được bày bán không hợp vệ sinh, không ăn quả xanh,
không uống nước lã.
+ Biết bảo vệ các loài vật có ích.
- Trong phong trào xây dựng "Trường học Thân thiện-Học sinh tích cực"
trường chúng tôi là một trong những trường đi đầu của phong trào này. Tất cả
các phòng học, phòng làm việc đều được trang trí, tạo cảnh quang môi trường
"thân thiện" với học sinh.
- Tất cả các bồn hoa trong sân trường đều được trồng hoa và chăm sóc tốt.
Các bộ phận và học sinh các lớp theo dõi, trực vệ sinh sân trường hằng ngày.
Với ý thức giữ vệ sinh chung của mỗi cá nhân học sinh, sân trường và lớp học
lúc nào cũng luôn sạch sẽ .
7. Kết luận:
Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học không phải là công
việc “một sớm, một chiều” mà đòi hỏi phải có quá trình, kiên nhẫn và bằng cả
tâm huyết và ở mọi lúc, mọi nơi, thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em.
Giáo dục bảo vệ môi trường rất đa dạng và mang đặc trưng vùng, miền đòi hỏi
người giáo viên phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với nhu
cầu, trình độ của học sinh và đặc điểm, hoàn cảnh của nhà trường, địa phương.
Giáo dục bảo vệ môi trường không phải chỉ là công việc của giáo viên, nhà
trường mà của cả xã hội, cộng đồng, có như vậy mới mong đào tạo ra được
những thế hệ trẻ phát triển toàn diện, chuẩn bị tốt cho việc thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.
8. Đề nghị:
* Đối với Ủy ban nhân dân phường Hòa Hương:
- Khẩn trương san lấp con mương dẫn nước đã không sử dụng lâu nay ở
trước cổng trường, vì chính nơi đây là nơi chứa rác thải ra từ các hộ dân chung
quanh trường
- Vận động, tuyên truyền các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân có ý thức
bảo vệ môi trường, nhất là xử lý các chất thải vô cơ khó tiêu. Đặc biệt đối với

các cơ sở sản xuất, chế biến như: xưởng cưa xẻ gỗ, xưởng cơ khí, xưởng nhựa
tái chế, lò giết mổ gia cầm …và các hộ dân chung quanh khu vực trường.
- Tạo điều kiện thuận lợi để công chúng có thể dễ dàng tiếp cận các thông
tin về môi trường, các vấn đề và các thành tựu khoa học công nghệ trong lĩnh
vực môi trường, các quy hoạch và dự án đầu tư có liên quan, để nâng cao năng
lực của công chúng trong việc tham gia ý kiến một cách thiết thực với các cơ
quan có thẩm quyền.
* Đối với Phòng GD&ĐT thành phố Tam Kỳ
- Tiếp tục mở các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho giáo
viên về giáo dục môi trường nhằm nâng cao khả năng tích hợp, lồng ghép giáo
dục môi trường trong các giờ học chính khóa.
- Tạo điều kiện cho nhà trường có cơ hội tham mưu với các cấp lãnh đạo,
các cơ quan có thẩm quyền huy động mọi nguồn lực, từng bước đầu tư và nâng
cấp cơ sở vật chất trường học, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường về ánh sáng,
không khí, về cung cấp nước sạch, và có công trình vệ sinh đạt chuẩn, có đủ
tranh giáo khoa, phim tư liệu, tài liệu, báo chí, thiết bị phục vụ công tác giáo dục
môi trường.
9. Phần phụ lục:
Phiếu khảo sát nhận thức học sinh về bảo vệ môi trường sống:
Họ và tên:
TT Câu hỏi Có Không Lưỡng
lự
1 Con người có thể sống khoẻ mạnh ở
những nơi không khí thiếu trong lành
được không?
2 Có cần phải tiết kiệm và giữ gìn nguồn
nước đang sử dụng hằng ngày không?
3 Trồng và bảo vệ cây xanh có phải là
việc làm góp phần bảo vệ môi trường
trong sạch hay không?

4 Chất thải từ các nhà máy có gây tác hại
cho môi trường sống của con người hay
không?
5 Những hành vi như đào bới khoáng
sản, chặt phá rừng, săn bắt muôn thú
bừa bãi có phải là hành vi phá hoại môi
trường hay không?
6 Diệt ruồi muỗi, các con vật có hại có
phải là hành vi bảo vệ môi trường hay
không?
7 Sự gia tăng dân số nhanh có ảnh hưởng
đến môi trường tự nhiên hay không?
8 Bảo vệ môi trường sống có phải là
nhiệm vụ của học sinh hay không?
9 Học sinh có nên làm những việc gây ô
nhiễm môi trường không?
10 Để góp phần bảo vệ môi trường, học
sinh có cần nghe đài, đọc sách, xem
phim ảnh về môi trường hay không?
11 Nhà trường có nên yêu cầu học sinh
làm vệ sinh trường lớp thường xuyên
hay không?
Phiếu khảo sát về hành vi bảo vệ môi trường:
Họ và tên:
Hành động Can ngăn Đồng tình Muốn can
ngăn nhưng
ngại
Không có
phản ứng gì
Vứt rác ra đường

Phóng uế bừa bãi
Vẽ bậy lên tường nơi
công cộng.
Trồng cây
Diệt chuột, ruồi,
muỗi.
HOẠT ĐỘNG ĐỘI "EM YÊU TAM KỲ QUÊ EM"
CHĂM SÓC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ “CHI BỘ ĐỒNG”
10. Tài liệu tham khảo:
1. Chỉ thị số 02/2005/CT-BGD&ĐT "Về tăng cường công tác giáo dục bảo
vệ môi trường".
2. Nghị quyết số 41/NQ-TƯ Ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về tăng
cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước;
3. Quyết định số 1363/QĐ -TTg ngày 2/12/2003 về Chiến lược bảo vệ môi
trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 tạo cơ sở vững
chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường.
4. Sinh thái môi trường học cơ bản - GS TS KH Lê Huy Bá - Lâm Minh Triết -
NXB Đại học quốc gia HCM -
5. Tài liệu tập huấn Giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học cấp tiểu
học của Bộ GD&ĐT
11. Mục lục:
Trang
1. Tên đề tài 1
2. Đặt vấn đề 1
3. Cơ sở lý luận 2
4. Cơ sở thực tiễn 3
5. Nội dung nghiên cứu 4
Biện pháp 1 5
Biện pháp 2 6
Biện pháp 3 7

Biện pháp 4 8
Biện pháp 5 10
6. Kết quả nghiên cứu 10
7. Kết luận 11
8. Đề nghị 12
9. Phụ lục 13
10. Tài liệu tham khảo 17
11. Mục lục 18
12. Phiếu đánh giá, xếp loại 19
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 20 10 -20 11
I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường TH Lê Thị Hồng Gấm.
1. Tên đề tài: Biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho HS tiểu học
2. Họ và tên tác giả: Phạm Thị Tường Lang.
3. Chức vụ: Giáo viên Tổ: 5
4. Nhận xét của chủ tịch HĐKH về đề tài:
a) Ưu điểm:


b) Hạn chế:


5. Đánh giá xếp loại:
Sau khi thẩm định đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường TH Lê Thị Hồng
Gấm thống nhất xếp loại:
Những người thẩm định Chủ Tịch HĐKH
( Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên )




II.Đánh giá xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT Thành Phố Tam Kỳ
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT
thống nhất xếp loại:
Những người thẩm định Chủ Tịch HĐKH
( Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên )



III.Đánh giá xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam.
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam
thống nhất xếp loại:
Những người thẩm định Chủ Tịch HĐKH
( Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên )



×