Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

TẬP HUẤN CÔNG TÁC CHỦ NHIÊM 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (881.39 KB, 24 trang )

MODULE: 6
KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN
XUNG ĐỘT TRONG TẬP THỂ LỚP
Mục tiêu của module
Sau module này học viên sẽ:
-
Trình bày các nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn có thể ngăn
ngừa và phát hiện các mâu thuẫn có thể xảy ra trong lớp.
-
Liệt kê được nguyên tắc và các bước giải quyết mâu thuẫn một
cách tích cực.
-
Có thể vận dụng các nguyên tắc và quy trình giải quyết mâu
thuẫn vào thực tế.
-
Có thể hướng dẫn HS biết cách kiểm soát cơn giận nắm bắt được
cách giải quyết tích cực các mâu thuẫn.
-
Điều chỉnh được nội dung phương pháp và thời lượng… cho phù
hợp với điều kiện tập huấn ở địa phương.
HĐ 1: Các nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn giữa HS và
các cách HS giải quyết mâu thuẫn

Hoạt động nhóm - Trả lời câu hỏi:
1. Qua đọc các câu chuyện và trong thực tiễn
GD, thầy, cô đã thấy học sinh thường mâu
thuẫn với nhau về vấn đề gì? Nguyên nhân
nảy sinh những vấn đề đó?
2. Học sinh đã giải quyết những mâu thuẫn
đó như thế nào? Hậu quả của những cách
giải quyết mâu thuẫn mang tính tiêu cực?


KẾT LUẬN HĐ 1:

Nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn giữa HS với nhau:
-
Sự khác nhau về suy nghĩ và quan niệm
-
Sự khác nhau về mong muốn, nhu cầu về lợi ích cá nhân
-
Sự hạn chế do cách nhìn nhận sự việc/ vấn đề
-
Chỉ xuất phát ý muốn/ suy nghĩ chủ quan của mình, mà không
biết thừa nhận, tôn trọng, suy nghĩ, ý kiến, quan điểm của người
khác
-
Có một số người hay thích gây hấn, hiếu chiến, thích người
khác phải phục tùng, hay lệ thuộc vào mình
-
Sự kèn cựa, muốn hơn người của ai đó
-
Sự định kiến, phân biệt đối xử
-
Sự bảo thủ, cố chấp
-
Nói hoặc nghĩ không đúng về nhau
-
Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác.

Các cách giải quyết học sinh đã sử dụng:
-
Nói chuyện với nhau để hiểu và thông cảm bỏ qua cho nhau

-
Cải nhau, sau đó giận nhau không chào hỏi nhau
-
Đánh nhau, sau đó không thèm nhìn mặt nhau, có khi còn nuôi
hận chờ dịp báo thù
-
Đánh nhau một cách dã man, cố tình xúc phạm, hủy hoại tinh
thần và thể chất nhau, thậm chí còn quay video clip đưa lên
mạng.
-
Ngoài ra còn nhiều cách giải quyết khác.

Hậu quả của cách giải quyết mâu thuẫn tiêu cực:
-
Hủy hoại lẫn nhau cả về thể chất lẫn tinh thần
-
Làm cho HS dần mất đi lòng yêu thương con người thay vào đó
là sự lạnh lùng, độc ác.
-
Gây mất đoàn kết, tạo mội trường học tập không an toàn không
chỉ ảnh hưởng đến chất lượng học tập mà còn làm cho HS
không dám hoặc không muốn đến trường.
HĐ 2: Cách giải quyết mâu thuẫn giữa học sinh
mang tính tích cực
Đọc câu chuyện dưới đây và thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
1. Trước khi giải quyết mâu thuẫn giữa HS, người GV cần ứng xử
với chính bản thân mình như thế nào?
2. Các nguyên tắc mà người GV đã thể hiện khi giải quyết mâu
thuẫn trong câu chuyện là gì?
3.Các bước mà GV sử dụng để khích lệ HS tự giải quyết mâu thuẫn

với nhau trong câu chuyện là gì?
Chuyện của Nam, Hoa và Thắng
Nam, Hoa và Thắng là 3 người bạn cùng lớn lên ở một thị trấn nhỏ
và học cùng nhau từ thuở nhỏ, nên đã chơi thân với nhau một cách
vô tư , mà không hề bị phân biệt vì sự khác nhau về giới tính. Họ đã
từng có nhiều kỉ niệm vui và buồn của tuổi thơ và giúp đỡ nhau
trong học tập và trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Một nữ, hai
nam - họ gắn bó với nhau như anh chị em trong một gia đình.

HĐ 2: Cách giải quyết mâu thuẫn giữa học sinh
mang tính tích cực
Thế rồi, đến năm lớp 11 thì Hoa nảy sinh tình cảm đặc biệt với Nam như
tình yêu bạn bè. Hoa thường hay nghĩ đến Nam trong khi ngồi học, và
trong giấc ngủ. Hoa bắt đầu kiếm cớ để rủ Nam đi riêng, tách ra khỏi
Thắng. Tình cảm giữa Hoa và Nam rồi cũng được Thắng và mọi người
trong lớp nhận thấy. Lực học của cả 3 người cùng bị giảm sút. Thắng
ghen với Hoa vì Thắng cũng cảm thấy không thiếu được Nam. Thắng bắt
đầu tìm cách giành tình cảm của Nam và mong muốn được sở hữu Nam
là của riêng mình. Mâu thuẫn giữa Thắng và Hoa ngày càng gay gắt, đến
mức họ ứng xử với nhau không còn lịch sự nữa.
Một hôm cô giáo chủ nhiệm đã bắt gặp họ cãi nhau và xúc phạm nhau ở
cổng trường. Cô giáo chủ nhiệm cảm thấy choáng và tức giận khi trực tiếp
chứng kiến cảnh hai HS đã từng thân nhau như ruột thịt, nay lại đối xử
với nhau như thế. Cô lấy lại bình tĩnh và yêu cầu 2 bạn quay lại lớp gặp
cô .
Cô nói, cô rất tiếc và buồn khi thấy hai bạn không chỉ học sút nhiều so
với năm học trước, mà còn gây mất đoàn kết. Hôm nay cô gặp các em để
tìm hiểu nguyên nhân và bàn cách khắc phục.

Sau khi để Thắng và Hoa trấn tĩnh lại, cô nói tiếp:

Trước hết, cô đề nghị các em tập trung vào vấn đề cần giải quyết, không
kích động nhau tức giận; lần lượt nêu ý kiến và suy nghĩ, cảm xúc của
mình; đặt mình vào vị thế của nhau để suy ngẫm, sau đó cùng đưa ra một
vài cách giải quyết sau khi cân nhắc đến suy nghĩ, quan điểm của bên kia.
Sau đó cô giáo bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân, cô lần lượt yêu cầu:
- Thắng: Hãy nói cho cô biết điều gì đã xảy ra
- Hoa : “Hãy nhắc lại điều Thắng vừa nói “
Rồi cô lại hỏi Hoa tiếp: Hãy nói cho cô biết điều gì đã xảy ra
- Thắng : Hãy nhắc lại điều Hoa vừa nói
Tiếp đến cô tìm hiểu cảm xúc của từng người khi sự việc xảy ra:
- Thắng: Em cảm thấy thế nào khi điều đó xảy ra?
- Hoa: Hãy nhắc lại điều Thắng vừa nói
Cô hỏi Hoa tiếp: Em cảm thấy thế nào khi điều đó xảy ra?
Thắng: Hãy nhắc lại điều Hoa vừa nói
Sau đó cô thăm dò Hoa, Thắng muốn gì và gợi ý các em đưa ra giải pháp
và lựa chọn giải pháp giải quyết mâu thuẫn giữa hai người:
- Thắng: Em muốn bạn Hoa không làm gì nữa?
- Em muốn Hoa không tuyên truyền rằng em là người đồng tính nữa
- Hoa: Hãy nhắc lại điều Thắng vừa nói
Rồi cô lại hỏi Hoa tiếp: Em muốn bạn Thắng không làm gì nữa?
- Em muốn Thắng không nói xấu em cố tình quyến rũ Nam nữa.
- Thắng: Hãy nhắc lại điều Hoa vừa nói
Cuối cùng cô giáo gợi ý hai bạn cam kết thực hiện
Thắng: Em có thể làm được điều đó không?
Hoa: Em có thể làm được điều đó không?
Thắng, Hoa: “Các em có cam kết là sẽ cố gắng cư xử theo cách mà cả hai
đã đồng ý không?”.
Thắng, Hoa cùng thưa: “ vâng ạ”
Cô cám ơn hai bạn đã lắng nghe nhau một cách tích
cực và đã đưa ra giải pháp thoả mãn cả đôi bên.

Cuối cùng cô nhắc nhở hai bạn: “Hai em đã từng là
bạn tốt của nhau, chỉ vì ghen tuông bởi một người
bạn khác giới ( Hoa) và người bạn cùng giới (Thắng)
mà các em đã làm mất đi tình bạn của bao năm qua.
Tình yêu bạn bè có thể nảy sinh ở lứa tuổi các em,
nhưng không nên để tình cảm bồng bột này làm ảnh
hưởng đến học tập, đạo đức và tình bạn quý giá của
mình. Hơn nữa, tình yêu bạn bè có thể tan đi theo
năm tháng “.

Trên đường về nhà Thắng và Hoa mỗi người đi theo dòng suy
nghĩ của mình, nhưng họ đều suy ngẫm về những lời khuyên
của cô giáo, cảm thấy thấy nuối tiếc những kỉ niệm đã gắn bó
3 người bạn với nhau và làm thế nào để làm lành những vết
thương lòng đã gây ra cho nhau trong thời gian gần đây. Dù
cố gắng như thế nào đi chăng nữa thì cũng rất khó lấy lại
được những gì đã bị mất mát.
Hôm sau trong giờ sinh hoạt lớp cô hướng dẫn HS trong
cả lớp về cách luyện kiểm soát cơn giận của bản thân, Cách
kiềm chế khi tức giận , Cách đối phó với tức giận và tránh suy
nghĩ thiên lệch, méo mó, không có ích dễ dẫn đến mâu thuẫn,
cách tự giải quyết mâu thuẫn mang tính tích cực với bạn bè;
để phòng tránh mất đoàn kết và bạo lực học đường nhằm xây
dựng tập thể lớp thực sự là thân thiện, trong đó mọi người
thiện chí và thông cảm, chia sẻ với nhau.
HĐ 2: Cách giải quyết mâu thuẫn giữa học sinh
mang tính tích cực
Câu hỏi thảo luận:
1. Trước khi giải quyết mâu thuẫn giữa HS, người giáo
viên cần ứng xử với chính bản thân mình như thế nào?

2. các nguyên tắc mà người giáo viên đã thể hiện khi giải
quyết mâu thuẫn trong câu chuyện là gì?
3. Các bước mà người giáo viên đã sử dụng để khích lệ
học sinh tự giải quyết mâu thuẫn với nhau trong câu
chuyện là gì?
KẾT LUẬN HĐ 2:
1. - GVCN cần nhận thức rằng mâu thuẫn nảy sinh là tất
yếu, ngay cả trong trường hợp HS đã từng rất thân
nhau. Quan trọng là phải phát hiện kịp thời, nhận
dạng mâu thuẫn để chủ động giải quyết những mâu
thuẫn nảy sinh một cách phù hợp, tích cực. Đồng thời
GVCN cần hướng dẫn HS cách kiểm soát cơn giận và
biết tự giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh với bạn bè để
tránh bạo lực học đường và xây dựng tập thể lớp thân
thiện.
- Khi giải quyết mâu thuẫn giữa HS, giáo viên cần
phải kiểm soát được cảm xúc của bản thân, nếu cảm
thấy cảm xúc tức giận cần tạm thời lắng cơn tức của
mình trước để sau này không phải ân hận.
2. Các nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn:
2.1. Quy tắc giải quyết bất hòa giữa HS dành
cho GV:
1- Chỉ bắt đầu giải quyết mâu thuẫn khi hai
bên đã thực sự bình tĩnh.
2- Yêu cầu các em cần tập trung vào vấn đề cần
giải quyết, thiện chí, không kích động nhau.
3- Đặt ra các câu hỏi trong tiến trình giải quyết
bất hòa.
4- Khuyến khích cả hai bên nêu ý kiến và suy
nghĩ, cảm xúc của mình.

5- Lắng nghe cẩn thận và lắng nghe tích cực
từng HS nói.
6- Chỉ dẫn và khuyến khích trẻ nghe nhau.
7- Khuyến khích trẻ nhắc lại những lời người kia
nói. Yêu cầu mỗi bên tự đặt mình vào vị thế của
nhau để suy ngẫm, sau đó, yêu cầu đôi bên đưa ra
một cách giải quyết sau khi cân nhắc đến suy nghĩ,
quan điểm của bên kia.
8- Ghi nhận một cách trân trọng khả năng của trẻ
trong việc lắng nghe và giao tiếp.
9- Làm trọng tài. Tránh thiên vị, đứng về một phía.
10- Khuyến khích các em tìm ra những phương án
hay giải quyết có thể chấp nhận được đối với cả đôi
bên và cam kết thực hiện.
* Chú ý: Tránh buộc tội, quở mắng, trách
cứ, xem thường, làm rối trí, cho giải pháp,
phê phán, giảng giải đạo đức, đồng tình.
- Nếu 1 trong 2 HS nói “Không”, GV hãy
yêu cầu các em suy nghĩ tiếp về những việc
mà HS này muốn cả hai cùng làm để giải
quyết vấn đề. Đề nghị các em suy nghĩ
bằng những giải pháp có thể có cho tới khi
cả hai đồng ý rằng họ đã chọn được một
giải pháp phù hợp, thỏa mãn cả 2 bên và
họ có thể thực hiện giải pháp này.
2.2. Quy tắc dành cho HS có mâu thuẫn, bất
hòa khi giải quyết mâu thuẫn.
1- Sẵn sàng lắng nghe.
2- Sẵn lòng cùng nhau tìm kiếm giải pháp.
3. Các bước giải quyết mâu thuẫn:

B1. Khám phá vấn đề: Chuyện gì đã xảy ra.
B2. Tìm hiểu cảm xúc: Cảm thấy thế nào.
B3. Đề ra giải pháp và chọn giải pháp
(muốn gì, muốn như thế nào).
B4. Cam kết thực hiện
Kĩ thuật được xử dụng để giải quyết mâu
thuẫn giữa HS là yêu cầu từng bên lắng
nghe người khác, phản hồi ý kiến và cảm
xúc, mong muốn của người khác và nói
ra những suy nghĩ, ý kiến của bản thân.
HĐ 3: Vận dụng cách giải quyết mâu thuẫn tích
cực vào các tình huống thực tiễn
Thảo luận 2 tình huống trong phiếu bài tập số 3
Tình huống 1:
Giờ ra chơi, một nhóm HS cùng lớp bước vào quán nước ở cổng trường, lúc đó Hưng đang ngồi
uống nước trong quán. Một trong số này vô tình nhổ nước bọt vào chân Hưng. Hưng quay lại
yêu cầu người HS đó phải xin lỗi, tuy nhiên người đó đã khước từ, không chịu xin lỗi, lại còn
cười Hưng? Không kiềm chế được Hưng đã đấm HS đó, thế là cuộc ẩu đả diễn ra. Nếu là
GVCN của Hưng và nhóm HS kia, thày/cô sẽ giải quyết mâu thuẫn giữa họ như thế nào?
HĐ 3: Vận dụng cách giải quyết mâu thuẫn tích
cực vào các tình huống thực tiễn
Thảo luận 2 tình huống trong phiếu bài tập số 3
Tình huống 2:
Giờ ra chơi có một vài HS lớp khác đến trêu HS lớp
thày, cô chủ nhiệm. Họ dùng những lời lẽ thô tục,
thiếu văn hóa để châm chọc. Không chịu được học
sinh lớp cô phản ứng lại. Nhóm HS lớp khác đe dọa
sẽ dạy cho HS lớp thày cô một bài học sau giờ học.
Biết được thông tin đó, thày, cô sẽ giải quyết mâu
thuẫn này như thế nào?

Kết luận HĐ 3:
-
Trong thực tiễn GD, người GVCN không
chỉ quan tâm giải quyết những mâu thuẫn
đã bộc lộ thành xung đột, mà còn phải quan
tâm phòng tránh bằng cách trang bị cho các
em cách ngăn ngừa mâu thuẫn bộc lộ và
phát triển.
-
Khi giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh giữa
HS cần dành thời gian để học sinh tạm lắng
rồi yêu cầu các em phải tuân thủ các nguyên
tắc và lắng nghe tích cực để tìm giải pháp
giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực nhất
- GVCN cần nhận thức được và làm cho HS
hiểu là điều quan trọng không phải là
chuyện gì đã xảy ra mà là cách chúng ta
phản ứng như thế nào. Đó chính là điểm
mấu chốt giúp con người đề phòng và kiểm
soát thái độ, hành vi tiêu cực, để có thái độ
và hành vi tích cực.
TỔNG KẾT
1. Từ module này, thầy, cô có được những
thu hoạch nào về mặt nhận thức?
2. Những kỹ năng nào được rèn luyện và
phát triển ở thầy, cô?
3. Dự kiến sẽ tập huấn lại cho những giáo
viên chủ nhiệm khác ở trường như thế
nào?
Cảm ơn sự theo dõi và

chia sẻ của quý thầy cô !

×