Tröôøng THCS Tiên Thuận NH : 2011-2012
Chương II : MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ÔN HÒA
Tuần : ND :
Tiết :
I.MUC TIÊU :
1. Kiến thức :
− Biết vị trí đới ôn hòa trên bản đồ tự nhiên thế giới .
− Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản 2 đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi
trường đới ôn hòa :
+ Tính chất trung gian của khí hậu.
+ Sự thay đổi thiên nhiên theo thời gian và không gian.
2. Kĩ năng :
− Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí của đới ôn hòa, các kiểu môi trường ở đới ôn
hòa.
− Kĩ năng phân tích ảnh và bản đồ địa lí, có kĩ năng nhận biết các kiểu môi trường ở
đới ôn hòa qua tranh ảnh và biểu đồ.
3. Thái độ :
− Lòng yêu thiên nhiên môi trường
II.TRỌNG TÂM :
− Vị trí, đặc điểm đới ôn hòa.
III. CHUẨN BỊ :
− Gv : Bản đồ các môi trường địa lí
− Hs : SGK , tập bản đồ .
IV.TIẾN TRÌNH :
1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
2. Kiểm tra miệng:
3.Bài mới :
3.1/Khám phá: Môi trường đới ôn hòa có khí hậu mang tính chất trung gian giữa đới nóng
và đới lạnh, thời tiết thay đổi thất thường, có sự phân hóa đa dạng theo thời gian và không
gian như thế nào ? Tại sao ? Đó là nội dung bài học hôm nay .
3.2/Kết nối:
Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài học
Hoạt động 1 :
GV: Sử dụng bản đồ Các môi trường địa lí và hình
13.1SGK.
- Gv yêu cầu Hs dựa vào hình 13.1 SGK và bản đồ
Các môi trường địa lí :
+ Xác định vị trí của đới ôn hòa ?
+ Nhận xét vị trí của môi trường đới ôn hòa so
với môi trường đới nóng , đới lạnh ?
+ +So sánh diện tích phần đất nổi của môi trường
đới ôn hòa giữa 2 bán cầu ?
HS:Chí tuyến vòng cực của hai bán cầu.
- Phần lớn diện tích đất nổi nằm ở nửa cầu Bắc, 1
phần nhỏ nằm ở nửacầu Nam
- Gv chuyển ý : Với vị trí trung gian giữa đới nóng
và đới lạnh mtrường đới ôn hoà có đặc điểm gì ?
Vị trí của đới ôn hòa :
- Nằm từ vĩ tuyến 30
0
60
0
ở 2 bán cầu, giữa đới
nóng và đới lạnh .
- Chiếm 1 nửa diện tích đất nổi của Trái Đất. Phần
lớn đất đai nằm ở nửa cầu Bắc, chỉ 1 phần nhỏ diện
tích nằm ở nửacầu Nam .
GV:Huỳnh Thị Trang 1
Bài 13 : MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA
Tröôøng THCS Tiên Thuận NH : 2011-2012
Hoạt động 2 :
- GV cho HS phân tích bảng số liệu SGK T42 ở 3
địa điểm để thấy rõ tính chất trung gian của khí hậu
đới ôn hòa :
+ Về vị trí?
HS : Nằm giữa đới nóng và đới lạnh
+ Về nhiệt độ trung bình năm?
HS: không nóng bằng đới nóng và không lạnh bằng
đới lạnh (10
0
C :đới ôn hòa, -1
0
C :đới lạnh,đới
nóng:27
0
C)
+ Về lượng mưa hằng năm ?
HS: không nhiều như đới nóng và không ít như đới
lạnh.( đới nóng:1931 mm, đới ôn hòa:676 mm, đới
lạnh:539 mm)
GV kết luận về tính chất trung gian.
- Gv cho HS quan sát H13.1+Bản đồ các môi
trường địa lí để thấy được ảnh hưởng của các đợt
khí nóng, lạnh, dòng biển, gió Tây ôn đới để thấy
được tính chất thất thường của khí hậu .
?) Cho biết các mũi tên biểu hiện các yếu tố gì
trong lược đồ?
HS: Dòng biển nóng, dòng biển lạnh,gió tây ôn
đới,khối khí nóng, khối khí lạnh.
?Các yếu tố trên có ảnh hưởng tới thời tiết của đới
ôn hòa như thế nào?
- GV phân tích,giải thích :
+Do vị trí trung gian nên đới ôn hòa chịu sự tác
động của khối khí nóng từ vĩ độ thấp tràn lên và
khối khí lạnh từ vĩ độ cao tràn xuống từng đợt đột
ngột:
• Các đợt khí lạnh (nhiệt độ xuống đột ngột dưới
0
0
C, gió mạnh, tuyết rơi rất dày) và đợt khí nóng
( nhiệt độ tăng cao và rất khô , dễ gây cháy ở nhiều
nơi )
?) Nguyên nhân gây ra thời tiết thất thường ở đới
ôn hòa là gì?
+ Vị trí trung gian giữa hải dương và lục địa.
+ Vị trí trung gian giữa đới nóng và đới lạnh.
- Khí hậu đới ôn hòa có ảnh hưởng gì đến vật nuôi,
cây trồng ?
-Gv chuyển ý :Khí hậu mang tính chất trung gian
giữa đới nóng và đới lạnh, thời tiết thay đổi thất
thường thì thiên nhiên có sự phân hóa ra sao ?
Hoạt động 3:
GV:sử dụng phương pháp trực quan, khai thác kiến
thức từ kênh hình SGK.
- Gv cho Hs quan sát ảnh 4 mùa
H13.2,H13.3,H13.4 để nhận xét sự biến đổi của
cảnh sắc thiên nhiên
+ Thời tiết đới ôn hòa có mấy mùa ?
HS:( 4 mùa )
- Gv cho Hs biết thời gian từng mùa:đông(1-
3),xuân(4-6),hạ(7-9),thu(10-12) .
?) Thời tiết từng mùa thì sự biến đổi cây cỏ từng
mùa như thế nào? .
1/ Khí hậu :
- Mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới
lạnh.
- Thời tiết thay đổi thất thường .
+ Vị trí trung gian giữa hải dương và lục địa.
+ Vị trí trung gian giữa đới nóng và đới lạnh.
2/ Sự phân hóa của môi trường :
-Thiên nhiên thay đổi theo thời gian 4 mùa : Xuân,
Hạ, Thu, Đông .
GV:Huỳnh Thị Trang 2
Tröôøng THCS Tiên Thuận NH : 2011-2012
+ Tháng 1, 2 ,3( mùa đông ) : thời tiết lạnh, tuyết
rơi cây tăng trưởng chậm, trơ cành.(H13.3)
+ Tháng 4, 5 ,6(mùa xuân) : nắng ấm, tuyết tan
cây nẩy lộc, ra hoa.(H.SGKT/59)
+ Tháng 7, 8 ,9(mùa hạ) : nắng nóng, mưa nhiều
quả chín.(H.SGKT/59)
+ Tháng 10, 11,12 (mùa thu) : trời mát, lạnh khô
lá khô vàng, rơi rụng.(H.SGKT/60)
Liên hệ:Thời tiết ở nước ta(đới nóng) có mấy mùa?
HS:(2mùa )
GV:mở rộng Việt Nam cảnh sắc thiên nhiên thay
đổi theo mùa gió riêng miền Bắc còn có 2 thời kì
chuyển tiếp giống mùa thu và đông.
- Gv yêu cầu HS sử dụng Tập bản đồ + quan sát
lược đồ 13.1 và trả lời vào bài tập 1:
+ Nêu tên các kiểu môi trường ?
+ Xác định vị trí các kiểu môi trường ?
(gần biển hay xa biển, gần cực hay gần chí tuyến ?)
HS:5 kiểu …
?Các dòng biển nóng chảy qua khu vực nào trong
đới khí hậu?
?Các dòng biển nóng và gió tây ôn đới có ảnh
hưởng kiểu môi trường chúng chảy qua ven bờ như
thế nào?
- GV cho HS quan sát các dòng biển nóng để thấy
được ảnh hưởng của dòng biển nóng đến môi
trường ôn đới hải dương.
+ Ở đại lục Á-Âu : từ Tây sang Đông có các kiểu
môi trường nào?Từ Bắc xuống Nam có các kiểu
môi trường nào?
HS:( Tây Đông : ôn đới lục địa, Địa Trung Hải,
hoang mạc, cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiết đới
ẩm. Bắc Nam: ôn đới lục địa, hoang mạc … )
+ Ở Bắc Mĩ : từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống
Nam có những kiểu mtrường nào ?
HS:(Bắc xuống Nam: ôn đới lđịa, hoang mạc . Tây
sang Đông : hoang mạc, cận nhiệt đới gió mùa)
?) Thiên nhiên đới ôn hòa còn thay đổi theo yếu tố
nào?
Gv nhận xét : Môi trường đới ôn hòa vừa biến
đổi theo thời gian, vừa biến đổi theo không gian .
- Gv cho Hs phân tích 3 biểu đồ nhận xét đặc
điểm của từng kiểu môi trường .
+ Ôn đới hải dương : mùa hè mát, mưa quanh
năm, nhất là vào thu đông có nhiều nhiễu loạn về
thời tiết .
+ Ôn đới lục địa:mùa đông rét, mùa hè mát, mưa
nhiều vào mùa hạ.
+ Địa Trung Hải : mùa hè nóng, mưa ít .Mùa
đông mát, mưa nhiều.
?Thời tiết và khí hậu của môi trường đới ôn hòa gây
tác động xấu tới nền sản xuất nông nghiệp và sinh
hoạt của con người như thế nào?
GV bổ sung những thông tin cập nhật về thời tiết và
khí hậu ở đới ôn hòa cho HS nắm.
- Thiên nhiên còn thay đổi theo không gian
+ Tây sang Đông : rừng lá rộng rừng hổn
giao rừng lá kim.
+ Bắc xuống Nam : rừng lá kim rừng hỗn
giao thảo nguyên và rừng cây bụi gai.
GV:Huỳnh Thị Trang 3
Tröôøng THCS Tiên Thuận NH : 2011-2012
3.3/ Thực hành- luyện tập:
− Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết ở đới ôn hòa thể hiện
như thế nào ?
− Trình bày sự phân hóa của môi tường đới ôn hòa ?
3.4/Vận dụng:
− Làm tiếp những câu hỏi ở tập bản đồ .
− Chuẩn bị bài mới : Hoạt động nông nghiệp ở đới ôn hòa
1/ Có những hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp phổ biến nào ở đới ôn hòa ?
2/ Hãy mô tả H14.1 và H14.2 ?
3/ Quan sát các ảnh trang 47, nêu 1 số biện pháp KH-KT được áp dụng trong sản
xuất nông nghiệp ở đới ôn hòa ?
4/ Nêu các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của từng kiểu môi trường ?
V.TƯ LIỆU:
VI.RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần : ND :
Tiết :
I.MUC TIÊU :
1. Kiến thức :
− Hiểu và trình bày được những đặc điểm của ngành nông nghiệp ở đới ôn hòa
2. Kĩ năng :
− Quan sát tranh ảnh, nhận xét và trình bày một số đặc điểm của hoạt động nông
nghiệp.
3. Thái độ :
− Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại.
II.TRỌNG TÂM :
− Hoạt động nông nghiệp
III. CHUẨN BỊ :
− Gv :Bản đồ các môi trường địa lí.
− Hs : SGK, tập bản đồ .
IV.TIẾN TRÌNH :
1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
2. Kiểm tra miệng:
1/Xác định vị trí của đới ôn hòa trên bản đồ?(3đ)
-Từ chí tuyến đến vòng cực ở 2 bán cầu.
2/Tại sao thời tiết ở đới ôn hòa lại hết sức thất thường ?
GV:Huỳnh Thị Trang 4
Bài 14 : HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP Ở
ĐỚI ÔN HÒA
Tröôøng THCS Tiên Thuận NH : 2011-2012
-Do chịu ảnh hưởng của các đợt khối khí nóng ở chí tuyến và khối khí lạnh ở cực tràn đến
bất cứ lúc nào gây ra những đợt khí nóng, lạnh đột ngột bất thường. Gió Tây ôn đới và các
khối khí từ đại dương mang theo hơi nước vào đất liền cũng làm cho thời tiết luôn biến
động. Ngoài ra còn có những dòng biển chảy ven bờ các lục địa.(7đ)
3.Bài mới :
3.1/Khám phá: Đặt vấn đề
3.2/Kết nối:
Hoạt động của Gv và Hs Nội dung
Hoạt động 1 :cá nhân /cả lớp.
- GV yêu cầu HS dựa vào kênh chữ ở dòng đầu
mục I SGK để trả lời:
+ ?Có những hình thức sản xuất nông nghiệp phổ
biến nào ở đới ôn hòa ?
HS:Hộ gia đình, trang trại.
?Các hình thức sản xuất nông nghiệp này có
những điểm gì giống và khác nhau ?
HSTL:
* Giống nhau: trình độ sản xuất tiên tiến và sử
dụng nhiều dịch vụ nông nghiệp
* Khác nhau : về qui mô, trình độ cơ giới hóa
…)
GVmở rộng:Trình độ sản xuất, sử dụng dịch vụ
nông nghiệp cho sản lượng lớn, hiệu quả cao do
sử dụng máy móc, phân bón …
Hoạt động theo cặp /2 em.
GV: Sử dụng PP vấn đáp, khai thác kênh hình
SGK, liên hệ giáo dục.
- GV hướng dẫn HS quan sát H14.1, 14.2 và cho
biết chủ đề của tranh và mô tả?
+ Ảnh 14.1: là cảnh đồng ruộng Italia canh tác
theo hộ gia đình với những mảnh ruộng lớn nhỏ
khác nhau và nhà cửa riêng lẻ trên mảnh ruộng.
+ Ảnh 14.2 : là cảnh trang trại ở Hoa Kì , mỗi 1
hộ gia đình canh tác trên mảnh đất rộng 200ha,
khu nhà ở, nhà kho cũng rộng hơn .
?) Tại sao phát triển nông nghiệp ở đới ôn hòa
phải khắc phục về thời tiết?
HS:Thời tiết luôn biến động :lượng mưa ít, nóng
lạnh đột ngột.
- Gv lưu ý Hs : Trình độ cơ giới hóa nông
nghiệp ở các trang trại thường cao hơn ở các hộ
gia đình trong cả lĩnh vực trồng trọt và chăn
nuôi.
- GV hướng dẫn HS quan sát các ảnh 14.3, 14.4,
14.5, nêu 1 số biện pháp KH-KT được áp dụng
trong sản xuất nông nghiệp ở đới ôn hòa?
GV yêu cầu Hs trả lời câu 2 tờ 12 B14 tập bản
đồ.
+ Thủy lợi ( kênh mương) : để đủ nước tưới cho
cây trồng.
+ Tưới tự động xoay tròn : tiết kiệm nước
+ Tưới phun sương : để phun hơi nước nóng khi
cần phải bảo vệ chống sương giá.
+ Trồng cây trong nhà kính , dùng tấm nhựa phủ
1. Nền nông nghiệp tiên tiến:
- Hai hình thức sản xuất nông nghiệp chính :
+ Hộ gia đình
+ Trang trại
-Áp dụng những kĩ thuật tiên tiến trong sản
xuất nông nghiệp
-Tổ - Tổ chức sản xuất quy mô lớn theo kiểu công
nghiệp.
GV:Huỳnh Thị Trang 5
Tröôøng THCS Tiên Thuận NH : 2011-2012
lên các luống rau, trồng hàng rào cây xanh trên
đồng ruộng
?) Nhà kính là gì ? ( Được làm bằng kính với 1
số máy móc có khả năng điều hòa nhiệt độ , độ
ẩm thích hợp để 1 số cây ở những nơi có khí hậu
khắc nghiệt. )
GV: Địa phương Tây Ninh chúng ta có Hồ Dầu
tiếng .
-Miền Bắc nước ta tránh giá rét,sương muối
ngưới ta thường phủ tấm nhựa…
- GV yêu cầu Hs trả lời câu 2 tờ 12 B14 tập bản
đồ.(Các biện pháp áp dụng trong sản xuất ở đới
ôn hòa để có nông sản có chất lượng cao?)
+ Để có nông sản có chất lượng cao và phù hợp
với yêu cầu của thị trường, cần coi trọng biện
pháp tuyển chọn các giống cây trồng và vật nuôi.
+ Để có nông sản chất lượng cao và đồng đều
cần phải chuyên môn hóa sản xuất từng nông
sản.
- Gv nêu ví dụ cụ thể như : tạo giống bò cho
nhiều sữa ở Hà Lan, tạo giống lợn nhiều nạc ít
mỡ ở Tây Âu, tạo giống ngô năng suất cao, giống
cam, nho không hạt ở Bắc Mĩ …
- Gv chuyển ý : nền nông nghiệp tiên tiến, trình
độ sx cao, qui mô lớn đã tạo ra nhiều loại nông
sản khác nhau.
Hoạt động 2 : Thảo luận(5 nhóm-5 phút )
GV: chia 5 nhóm HS, mỗi nhóm sẽ nêu sản
phẩm của 1 kiểu môi trường.
-Đại diện Hs trả lời, Gv nhận xét và cho Hs
thấy được : các sản phẩm này được sản xuất phù
hợp với đặc điểm khí hậu, đất đai của từng kiểu
môi trường.
?) Nhận xét gì về số lượng sản phẩm, cách khai
thác sử dụng môi trường tự nhiên trong sản xuất
nông nghiệp ở đới ôn hòa?
GV:yêu cầu HS xác định những vùng chăn nuôi
bò ở Hoa kì.
GV kết luận.
- Chuyên môn hóa sản xuất từng sản phẩm.
- Coi trọng biện pháp tuyển chọn các giống cây
trồng và vật nuôi.
2. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu :
− Sản phẩm nông nghiệp đới ôn hòa rất
đa dạng.
− Sản phẩm chủ yếu của từng kiểu môi
trường đều khác nhau.
− Nổi tiếng về xuất khẩu lúa mì , ngô,
thịt, sữa bò, lông cừu .
3.3/ Thực hành- luyện tập:
Câu 1:Nêu các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp và đăc điểm sản xuất nông nghiệp ở
đới ôn hòa?
Đáp áp:- Có 2 hình thức: hộ gia đình và trang trại.
- Đặc điểm:nền nông nghiệp hiện đại, trình độ sản xuất tiên tiến, sử dụng nhiều dịch vụ
nông nghiệp, sản xuất chuyên hóa với quy mô lớn, áp dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ
thuật vào sản xuất – năng suất cây trồng cao.
Câu 2:Bài tập trắc nghiệm:
2.1/ Cây Ô-liu có quả dùng ép dầu ăn là một loại cây đặc điệm trồng nhiều ở vùng:
a/ Bắc Âu b/ Bantích c/ Địa trung hải
d/ Đông Âu.
2.2/ Ở Châu Âu nước trồng nhiều hoa tuy-líp với quy mô và kĩ thuật cao là:
a/ Hà Lan b/ Pháp c/ Đức d/ Đan Mạch
GV:Huỳnh Thị Trang 6
Tröôøng THCS Tiên Thuận NH : 2011-2012
Đáp án: 2.1/ Ý c 2.2 Ý a
3.4/Vận dụng:
- Chuẩn bị bài mới : Hoạt động công nghiệp ở đới ôn hòa
1/ Cho biết 2 ngành công nghiệp quan trọng nhất ở đới ôn hòa ?
2/ Công nghiệp khai thác phát triển ở những nơi nào ?
3/ Vì sao nói ngành công nghiệp chế biến ở đây hết sức đa dạng?
4/ Cảnh quan công nghiệp ở đới ôn hòa biểu hiện như thế nào ?
5/ Sưu tầm 1 số tranh ảnh về cảnh quan công nghiệp ở đới ôn hòa.
V.TƯ LIỆU:
VI.RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần : ND :
Tiết :
GV:Huỳnh Thị Trang 7
Bài 15 : HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP Ở
ĐỚI ÔN HÒA
Tröôøng THCS Tiên Thuận NH : 2011-2012
I.MUC TIÊU :
1. Kiến thức :
– Hiểu và trình bày được đặc điểm công nghiệp của các nước ở đới ôn hòa .
2. Kĩ năng :
– Quan sát tranh ảnh, nhận xét và trình bày một số đặc điểm của hoạt động sản xuất
công nghiệp .
– KNS : Tư duy, giao tiếp, tự nhận thức
3. Thái độ :
− GDMT : Mục 2, bộ phận
– Học sinh hiểu được nền công nghịêp hiện đại cùng với các cảnh quan công nghiệp
hóa có thể gây nên sự ô nhiểm do các chất thải công nghiệp.
– Phân tích ảnh địa lí về hoạt động sản xuất công nghịêp với môi trường đới ôn hòa .
− Không ủng hộ các hoạt động kinh tế có ảnh hưởng xấu đến môi trường
− GDNL : Khai thác, sử dụng quá múc tài nguyên và các nguồn năng lượng. Việc
phát triển các nguồn năng lượng mới ( *1, bộ phận)
II.TRỌNG TÂM :
− Hoạt động công nghiệp
III. CHUẨN BỊ :
− GV : Bản đồ tự nhiên thế giới. Ảnh về các cảnh quan công nghiệp (sưu tầm trong
sách, báo…)
− HS : Tập bản đồ .
IV.TIẾN TRÌNH :
1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
2. Kiểm tra miệng:
3.Bài mới :
3.1/Khám phá: Đặt vấn đề
3.2/Kết nối:
Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài học
Hoạt động 1: Cả lớp/ cá nhân
Bước 1 : GV giới thiệu : nền công nghiệp ở đới ôn
hòa hiện đại, trang bị nhiều máy móc, thiết bị tiên
tiến; cơ cấu đa dạng
Bước 2 :
− Kể tên hai ngành công nghiệp quan trọng
nhất ?
( công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến )
+ Công nghiệp khai thác phát triển ở những nơi
nào ?
( Ở những vùng có nhiều tài nguyên thiên nhiên :
khoáng sản , rừng như ĐB Hoa Kì, Uran, Xibia của
Liên Bang Nga, Phần Lan, Canađa … )
GV: sử dụng bản đồ các nước thế giới yêu cầu HS
xác định những khu vực trên.
− Vì sao lại nói ngành công nghiệp chế biến ở đây
hết sức đa dạng ?
HS: Vì đây là ngành công nghiệp có rất nhiều
ngành sản xuất : từ các ngành truyền thống đến các
ngành có hàm lượng trí tuệ cao .
1/ Nền công nghiệp hiện đại, có cơ cấu
đa dạng :
− Đới ôn hòa có nền công nghiệp phát
triển sớm, hiện đại.
− Công nghiệp chế biến là thế mạnh của
nhiều nước, phát triển rất đa dạng
GV:Huỳnh Thị Trang 8
Tröôøng THCS Tiên Thuận NH : 2011-2012
- GV nhấn mạnh: Đặc điểm của công nghiệp chế
biến là :
+ Rất đa dạng, có rất nhiều ngành sản xuất khác
nhau : từ sản xuất ra nguyên liệu ( luyện kim, lọc
dầu ) đến các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày .
+ Phần lớn các nguyên liệu, nhiên liệu đều nhập
từ các nước đới nóng
− Tại sao ngành công nghiệp chế biến phân bố
chủ yếu ở các cảng sông, cảng biển hoặc các đô
thị lớn ?
( để tiện nhập các nguyên liệu và xuất các sản
phẩm làm ra) hoặc các đô thị lớn ( có thị trường
tiêu thụ lớn).
Bước 3 : Dựa vào SGK và quan sát lược đồ 15.3
− Kể tên các nước có ngành công nghiệp phát
triển ở đới ôn hòa ?
− GDNL: Cho biết vai trò của công nghiệp đới ôn
hòa đối với thế giới ?
+ Tích cực : tạo ra sản phẩm lớn ¾ tổng sản phẩm
công nghiệp toàn thế giới
+ Hạn chế : song song đó thì tài nguyên và các
nguồn năng lượng bị khai thác quá mức sẽ bị
cạn kiệt
+ Giải pháp : cần phát triển các nguồn năng lượng
mới
− Gv nhận xét, kết luận
Hoạt động 2 :
Bước 1 :
GV cho Hs đọc thuật ngữ : “Cảnh quan công
nghiệp hóa”
− Quan sát hình 15.1, mô tả lại một cảnh quan
công nghiệp hóa ở đới ôn hòa ? Đây là môi
trường nhân tạo được hình thành nên trong qúa
trình công nghiệp hóa, được đặc trưng bởi các
công trình ( nhà cửa, nhà máy, cửa hàng) đan
xen với các tuyến đường ( đường bộ, đường sắt,
đường ống, sân bay, bến cảng, nhà ga …)
Thảo luận nhóm : nhóm (cặp)
− Dựa vào SGK, hiểu biết của mình phân biệt : 1
khu công nghiệp, 1 trung tâm công nghiệp và 1
vùng công nghiệp.
− Tại sao nhiều nhà máy có liên quan với nhau,
tập trung gần nhau ? để dễ dàng hợp tác với
nhau trong sản xuất, giảm chi phí vận chuyển.
− Quan sát hình lược đồ phân bố công nghiệp ở
đới ôn hòa SGK kể tên các vùng công nghiệp
nổi tiếng ?
HS: Đông Bắc Hoa Kì, vùngBắc Pháp, trung tâm
Liên Bang Nga, vùng duyên hải Đông Bắc Bắc
Trung Quốc, Nhật Bản……
Bước 2 : HS trình bày, bổ sung
Gv chuẩn xác
Bước 3: Quan sát hình 15.1 và hình 15.2
− Mô tả lại 2 khu công nghiệp
- Các nước công nghiệp hàng đầu là :
Hoa Kì, Nhật Bản, Đức, Liên bang Nga,
Anh, Pháp, Canađa.
2 / Cảnh quan công nghiệp:
- Cảnh quan công nghiệp có khắp mọi nơi
ở đới ôn hòa gồm :
+ Khu công nghiệp
+ Trung tâm công nghiệp
+ Vùng công nghiệp
GV:Huỳnh Thị Trang 9
Tröôøng THCS Tiên Thuận NH : 2011-2012
− Cho biết khu công nghiệp nào có khả năng gây
ô nhiểm cho môi trường nhất ? Vì sao ?
− HS trình bày :
( Hình15.1 là 1 khu công nghiệp hóa dầu với các
nhà máy khác nhau nằm san sát bên nhau với các
đường cao tốc có giao lộ nhiều tầng để vận chuyển
ngliệu , hàng hóa.
Hình 15.2 là 1 cơ sở công nghiệp công nghệ
cao ở Tây Âu, nằm giữa cánh đồng có thảm cỏ cây
xanh bao quanh)
GV nhận xét, bổ sung
GDMT : Xu thế của toàn cầu khi xây dựng khu
công nghiệp xanh thay thế cho các khu công nghiệp
gây ô nhiễm môi trường.
- Đây cũng là nơi tập trung nhiều nguồn
gây ô nhiễm môi trường.
- Xu thế ngày nay của thế giới là xây
dựng các “ khu công nghiệp xanh” kiểu
mới thay thế cho các khu công nghiệp
trước đây gây ô nhiễm môi trường.
3.3/ Thực hành- luyện tập:
Trình bày 1 phút :
+ Trình bày bày các ngành công nghiệp chủ yếu ở đới ôn hòa ?
Cảnh quan công nghiệp ở đới ôn hòa biểu hiện như thế nào ?
3.4/Vận dụng:
− Hướng dẫn HS làm bài tập 3:
− Chuẩn bị bài mới : Đô thị hóa ở đới ôn hòa
1/ Tỉ lệ dân cư đô thị chiếm bao nhiêu % dsố đới ôn hòa ? Vì sao ?
2/ Tìm và ghi tên các siêu đô thị ở đới ôn hòa ? Nhận xét sự phân bố các siêu đô thị
này?
3/ Sưu tầm 1 số ảnh về các đô thị lớn ở đới ôn hòa.
4/ Khi các đô thị phát triển quá nhanh sẽ nảy sinh ra những vấn đề gì ?( Về môi trường,
giao thông, qui hoạch và phát triển, xã hội )
5/ Các nước đã làm gì để giải quyết những vấn đề nãy sinh ?
V.TƯ LIỆU:
VI.RÚT KINH NGHIỆM:
GV:Huỳnh Thị Trang 10
Tröôøng THCS Tiên Thuận NH : 2011-2012
Tuần : ND :
Tiết :
I.MUC TIÊU :
1. Kiến thức :
– Hiểu và trình bày được những đặc điểm cơ bản của đô thị hóa và các vấn đề về môi
trường, kinh tế - xã hội đặt ra ở đới ôn hòa.
2. Kĩ năng :
– Quan sát, nhận xét, trình bày đặc điểm đô thị,về ô nhiễm môi trường
– KNS: Tư duy,giao tiếp, tự nhận thức(HĐ 1,2)
3. Thái độ :
– GDMT : Mục 2
– Hiểu được sự phát triển , mở rộng quá nhanh của các đô thị đã gây ra những hậu
quả xấu đối với môi trường ở đới ôn hòa .
– Phân tích ảnh về ô nhiễm nước, không khí ở đô thị
– Ủng hộ các chủ trương biện pháp nhằm hạn chế sức ép của các đô thị tới môi
trường
II.TRỌNG TÂM :
− Đặc điểm cơ bản của đô thị hóa và các vấn đề về môi trường, kinh tế - xã hội đặt ra
ở đới ôn hòa.
III. CHUẨN BỊ :
− GV : Bản đồ dân cư và đô thị TG,Tập bản đồ
− HS : SGK , tập bản đồ .
IV.TIẾN TRÌNH :
1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
2. Kiểm tra miệng:
-Câu1: Nơi có nền công nghiệp sớm nhất trên thế giới là ở các nước :
a/ Nhiệt đới b/ Ôn đới c / Nhiệt đới gió d/ Cận nhiệt đới
- Câu2 : Công nghiệp chế biến và khai thác ở ôn hòa phát triển như thế nào? Tập
trung ở đâu?
Đáp án:
Câu1: b(3đ)
Câu2:+ Các ngành công nghiệp chế biến ở những nước đới ôn hòa phát triển và rất đa
dạng , gồm các ngành luyện kim, cơ khí , hóa dầu … đến các ngành điện tử , hàng không
vũ trụ …(2đ)
+ Thường tập trung ở các đô thị lớn , các vùng ven cảng biển, cảng sông .(1đ)
+ Các ngành công nghiệp khai thác không phát triển bằng công nghiệp chế biến vì
phải nhập nguyên liệu từ đới nóng. (2đ)
+ Chỉ có một số nơi có nguồn nguyên liệu khoáng sản, rừng tập trung phát triển
như: Đông Bắc Hoa Kì, vùng núi U Ran, Phần Lan …(2đ)
3.Bài mới :
3.1/Khám phá: Đặt vấn đề
3.2/Kết nối:
GV:Huỳnh Thị Trang 11
Bài 16: ĐÔ THỊ HÓA Ở ĐỚI ÔN HÒA
Tröôøng THCS Tiên Thuận NH : 2011-2012
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1:Cá nhân/ cả lớp
GV: sử dụng PP vấn đáp, khai thác kênh chữ kênh
hình SGK, Bản đồ dân cư đô thị thế giới,giảng giải.
GV:yêu cầu HS nghiên cứu SGK
?) Tỉ lệ dân cư đô thị chiếm bao nhiêu % dân số đới
ôn hòa ? Vì sao ?
- HS dựa vào kênh chữ dòng đầu SGK để trả lời .
- GV yêu cầu Hs dựa vào H3.3 tr11 SGK kết hợp
bản đồ lớn dân cư đô thị thế giới để trả lời câu hỏi
trong tập bản đồ .
+ Tìm và ghi tên các siêu thị ở đới ôn hòa ?
+ Nêu những đặc điểm chính của đô thị ?
Cụ thể :
Nhận xét sự phân bố các siêu
đô thị ?
Các đô thị này phát triển như
thế nào ?
HS: Nhiều đô thị mở rộng , kết nối với nhau liên tục
thành từng chùm đô thị , chuỗi đô thị hay siêu đô
thị. Sự phát triển các đô thị được tiến hành theo
quy hoạch ,phương tiện giao thông đi lại dày đặc
GV cho Hs quan sát H16.1, 16.2 mô tả sự hiện đại
của các đô thị ở đây ?
HS:+ Chiều rộng : mở rộng chung quanh .
+ Chiều cao : những tòa nhà cao chọc trời, tàu
điện trên không .
+ Chiều sâu : tàu điện ngầm, nhà xe, kho hàng
ngầm dưới đất.
GV giải thích trung tâm thương mại, giao lộ nhiều
tầng, tàu điện ngầm …
?) Đô thị hóa ở mức độ cao ảnh hưởng như thế nào
tới phong tục tập quán?đời sống của dân cư môi
trường đới ôn hòa?
- GV cho Hs nhắc lại đặc điểm của đô thị hóa ở
đới nóng và chuyển ý : Mặc dù khác với ở đới
nóng, các đô thị ở đới ôn hòa phát triển theo qui
hoạch nhưng do phát triển quá nhanh làm nảy sinh
nhiều vấn đề về môi trường.
Họat động 2: Thảo luận nhóm
- GDMT :Hãy cho biết khi các đô thị phát triển
quá nhanh sẽ nãy sinh ra những vấn đề gì ?
Nhóm1:
+ Việc tập trung dân quá đông vào các đô thị ,
sẽ làm nảy sinh các vấn đề gì đối với môi trường ?
Nhóm2:
+ Giao thông : có quá nhiều phương tiện giao
thông trong các đô thị sẽ có ảnh hưởng đến môi
trường ?
+ Qui hoạch và và phát triển ? vấn đề nhà ở và
việc làm như thế nào khi dân đô thị tăng .
Nhóm3:
+ Xã hội : Trật tự xã hội như thế nào khi dân
số tăng nhanh ở các đô thị?
Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
1/Đô thị hóa ở mức độ cao :
- Dân cư đô thị chiếm 75% dân số đới ôn
hòa.
− Nhiều đô thị mở rộng , kết nối với
nhau liên tục thành từng chùm đô thị ,
chuỗi đô thị hay siêu đô thị.
− Sự phát triển các đô thị được tiến
hành theo quy hoạch.
− Lối sống đô thị đã trở thành phổ biến
trong phần lớn dân cư
2/ Các vấn đề của đô thị
− Ô nhiễm môi trường :nước, không
khí .
− Thất nghiệp
− Ùn tắc giao thông
GV:Huỳnh Thị Trang 12
Tröôøng THCS Tiên Thuận NH : 2011-2012
-GV cho HS quan sát H16.3 ,16.4 để thấy tình trạng
khói bụi trong lớp sương mù và nạn kẹt xe triền
miên .
?Việc mở rộng quá nhanh ở các đô thị đã gây ra
những hậu quả xấu gì cho môi trường ?
-HS :
GV: Các nước đã làm gì đã giải quyết những vấn
đề này ?
HS trả lời câu 3 B16 tập bản đồ.
GV lưu ý HS : những vấn đề đặt ra cho đô thị hóa
ở đới ôn hòa cũng là những vấn đề mà nước ta cần
khi lập quy hoạch xây dựng hay phát triển một đô
thị .
− Nhiều nước đang quy họach lại đô
thị theo hướng “ phi tập trung “ như
: xây thành phố vệ tinh , chuyển
dịch công nghiệp và dịch vụ đến
các vùng mới , đô thị hóa nông thôn
để giảm áp lực cho các đô thị.
3.3/ Thực hành- luyện tập:
- Nét đặc trưng của đô thị hóa ở đới ôn hòa là gì ?
- Đáp án:Đô thị phát triển chiều rộng, chiều sâu.
+ Đô thị kết nối với nhau thành chùm, chuỗi đô thị.
- Nêu những vấn đề xã hội nảy sinh khi các đô thị phát triển quá nhanh và hướng giải
quyết ?
- Đáp án : Vấn đề môi trường …
+ Vấn đề an ninh trật tự , xã hội ….
3.4/Vận dụng:
- Chuẩn bị bài mới : Ô nhiễm môi trường đới ôn hòa
1/ Cho biết ngnhân và hậu quả gây ô nhiễm không khí ? Hướng giải quyết ?
2/ Cho biết nguyên nhân và hậu quả gây ô nhiễm nước ? Hướng giải quyết ?
V.TƯ LIỆU:
VI.RÚT KINH NGHIỆM:
GV:Huỳnh Thị Trang 13
Tröôøng THCS Tiên Thuận NH : 2011-2012
Tuần : ND :
Tiết :
I.MUC TIÊU :
1. Kiến thức :
– Biết được hiện trạng gây ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước ở đới ôn hòa.
2. Kĩ năng :
– Luyện tập kĩ năng vẽ biểu đồ hình cột và kĩ năng phân tích ảnh địa lí.
– KNS:Tư duy,giao tiếp, tự nhận thức .
3. Thái độ :
− GDMT: Mục 1,2 (toàn phần)
− Thấy được nguyên nhân và hậu quả do ô nhiễm không khí cũng như ô nhiễm nước
gây ra cho thiên nhiên và con người không chỉ ở đới ôn hòa mà cho toàn thế giới .
− Biết nội dung Nghị định thư Ki-ô-tô về cắt giảm lương khí thải gây ô nhiễm, bảo vệ
bầu khí quyển của Trái đất.
− Phân tích ảnh địa lí về ô nhiễm không khí , ô nhiễm nước ở đơí ôn hòa .
− Vẽ biểu đồ về một số vấn đề môi trường ở đới ôn hòa .
− Ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường ,chống ô nhiễm không khí và ô nhiễm
nước . Không có hành động tiêu cực ảnh hưởng xấu đến môi trường
II.TRỌNG TÂM :
− Nguyên nhân và hậu quả do ô nhiễm không khí cũng như ô nhiễm nước gây ra cho
thiên nhiên và con người ở đới ôn hòa .
III. CHUẨN BỊ :
− GV : Các tranh ảnh về ô nhiễm nước , không khí(sưu tầm) .
− HS : SGK , tập bản đồ .Sưu tầm tranh ảnh về ô nhiễm môi trường nước , không khí
IV.TIẾN TRÌNH :
1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
2. Kiểm tra miệng:
- Câu1:Hiện nay dân cư ở đới ôn hòa sống trong các đô thị chiếm tới:
a 2/4 dận số b 4/5 dân số c 3/4 dân số d 3/5 dân số.
- Câu2: Những vấn đề nảy sinh khi các đô thị phát triển ?
Đáp án:
Câu1 : C (3đ)
Câu2: Ô nhiễm môi trường , ùn tắc giao thông, thất nghiệp, thiếu chồ ở, thiếu công
trình phúc lợi …. (7đ)
3.Bài mới :
3.1/Khám phá: Đặt vấn đề
3.2/Kết nối:
Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài học
Hoạt động 1:Theo cặp/2 em
GV yêu cầu HS quan sát H 16.3 , H 16.4 / tr54
H17.1/tr56 SGK và một số ảnh sưu tầm
?) Các bức ảnh trên cảnh báo điều gì? Có chung
1/ Ô nhiễm không khí:
-Hiện trạng:bầu khí quyển bị ô nhiểm nặng
GV:Huỳnh Thị Trang 14
Bài 17 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HÒA
Tröôøng THCS Tiên Thuận NH : 2011-2012
chủ đề gì?
HS: Ô nhiễm không khí.
?) Nguyên nhân làm cho không khí bị ô nhiễm là
gì?
HS: khói bụi từ các phương tiện giao thông, khí
thải từ các nhà máy xí nghiệp …
GV : Bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp lượng
C02 tăng nhanh .Trung tâmcông nghiệp châu Au ,
Châu Mĩ thải hàng chục tấn khí .
Trung bình 700-900 tấn /km
2
/ năm thải .
?) Ngoài ra còn nguồn ô nhiễm nào nữa gây ra cho
khí không khí?
HS:Hoạt động tự nhiên:bão,cát bay, lốc, núi lửa ,
cháy rừng, quá trình phân hủy xác động thực
vật…
GDMT:Không khí bị ô nhiễm gây ra những hậu
quả gì?
HS: Mưa axít, hiệu ứng nhà kính, thủng tẩng
ôzôn.
- Gv giải thích cho hs biết về :
+ “ Mưa axít “ là hiện tượng mưa gây ra trong
điều kiện không khí bị ô nhiễm, do có chứa 1 tỉ lệ
cao ôxít lưu huỳnh khi gặp nước mưa ôxít lưu
huỳnh hòa hợp với nước tạo thành axitsunfunic…
?) Quan sát H.17.2 cho biết tác hại của mưa axít?
HS:Cây cối bị chết, ăn mòn công trình …
+GV giải thích: “ Hiệu ứng nhà kính “ là hiện
tượng lớp không khí ở gần mặt đất bị nóng lên do
các khí thải tạo ra 1 lớp màn chắn ở trên cao, ngăn
cản nhiệt mặt trời bức xạ từ mặt đất không thoát
được vào không gian .
?) Tác hại của hiệu ứng nhà kính đối vớiTrái Đất ?
HS:Nhiệt độ Trái Đất tăng lên băng tan tác
hại nghiêm trọng .
GV: giải thích thủng tầng Ozôn:tăng tia cực tím độc
hại chiếu xuống mặt đất gây bệnh ung thư da, hỏng
mắt
GV liên hệ: Địa phương em có bị ô nhiễm không
khí ?
HS :
?) Để giảm ô nhiễm không khí thế giới đã làm gì?
HS: kí Nghị định thư Tô –ki –ô nhằm cắt giảm
lượng khí thải gây ô nhiễm.
- Gv cho hs làm câu 1 tờ 4 tập BĐ
GV : Số liệu ở bài tập2 bản đồ cho thấy Hoa kì là
nước có lượng khí thải độc hại bình quân đầu
người lớn nhất thế giới chiếm ¼ lượng khí thải
toàn cầu 20 tấn /năm / người nhưng không chịu
kí nghị định thư ki-ô –tô cắt giảm lượng khí thải .
-GV chuyển ý :Do công nghiệp và giao thông phát
triển mạnh môi trường không khí đới ôn hòa bị
ô nhiễm nặng nề .Vậy nguồn nước ngầm ,nước
sông , biển có bị ô nhiễm không ?
Họat động 2:Thảo luận(4 nhóm)7 phút
- Gv cho Hs quan sát H17.3, 17.4 và dựa vào vốn
nề.
-Nguyên nhân : do khói bụi từ các nhà máy
và phương tiện giao thông thải vào khí
quyển.
- Hậu quả :
+ Tạo nên những trận mưa axit ăn mòn
công trình xây dựng ,gây bệnh đường hô
hấp , cây chết
+ Tăng hiệu ứng nhà kính khiến trái đất
nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng
hai cực tan ra, mực nước đại dương tăng
cao,…
+ Tạo lỗ thủng tầng ôzôn
+ Ô nhiễm phóng xạ nguyên tử
- Hướng giải quyết :kí nghị định thư Ki-ô-tô
nhằm cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiểm .
GV:Huỳnh Thị Trang 15
Tröôøng THCS Tiên Thuận NH : 2011-2012
hiểu biết của mình để thảo luận câu hỏi :
+ Nhóm1,2:Nguyên nhân gây ô nhiểm nước các
sông rạch ? tác hại tới thiên nhiên và con người ?
Biện pháp xử lí nguồn nước ?
+ Nhóm3,4: Nguyên nhân gây ô nhiễm biển ? tác
hại ? biện pháp xử lí ô nhiễm nguồn nước.
-Đại diện các nhóm báo cáo kết quả,bổ sung.
GV chốt ý: ( Bảng phụ )
- Gv cho Hs biết : Phần lớn các đô thị ở đới ôn hòa
tập trung dọc ven biển, trên 1 dải đất chỉ rộng
không quá 100 km. Việc tập trung các đô thị như
thế sẽ gây ô nhiễm cho nước sông và nước biển .
- Gv yêu cầu Hs giải thích thuật ngữ “ thủy triều
đen”, “ thủy triều đỏ” và cho biết nguyên nhân gây
ra thủy triều đỏ là do nước có quá thừa chất đạm từ
nước thải shoạt, phân bón hóa học cho đồng ruộng
trôi xuống sông rạch.
GDMT: Cho biết tác hại của thủy triều đen và thủy
triều đỏ đối với các sinh vật dưới nước và ven bờ ?
( làm chết ngạt các sinh vật )
? Địa phương em có bị ô nhiễm nguồn nước
không?
HS :
GV liên hệ vấn đề ô nhiễm nguồn nước sông Vàm
Cỏ Đông làm cá chết hàng loạt.
GV :yêu cầu HS liên hệ vấn đề ô nhiễm môi trường
nước và không khí ở nước ta và giáo dục HS ý thức
bảo vệ môi trường.
2/ Ô nhiễm nước :
-Hiện trạng: các nguồn nước bị ô nhiễm
gồm nước sông, nước biển, nước ngầm.
-Nguyên nhân :
+ Do hóa chất thải ra từ các nhà máy
+ Lượng phân hóa học , thuốc trừ sâu
dư thừa trên đồng ruộng .
+Các chất thải nông nghiệp
+ Đắm tàu và tai nạn tàu chở dầu.
+ Chất thải phóng xạ…
+ Các chất độc từ sông ngòi chảy ra …
-Hậu quả :
+Làm chết ngạt các sinh vật sống trong
nước.
+Thiếu nước sạch cho đời sống và sản
xuất.
- Biện pháp: xử lí các lọai nước thải trước
khi đổ ra sông ,hồ, biển
3.3/ Thực hành- luyện tập:
- Câu1: Bài tập 2, Bài :17 Tập bản đồ
Câu 2:Trình bày hậu quả và biện pháp khắc phục ô nhiễm kh6ng khí và nước ở đới ôn
hòa ?
Đáp án:
+ Hậu quả: Tạo mưa axít, hiện tượng hiệu ứng nhà kính,thủng tầng ôZôn, ảnh hưởng đến
môi trường thủy hải sản, hủy hoại môi trường sinh thái…
+ Biện pháp:Bảo vệ môi trường …
3.4/Vận dụng:
Hướng dẫn Hs làm bài tập số 2 tr 58 SGK :vẽ biểu đồ hình cột (phải có tỉ lệ tương ứng ứng
với số liệu đã cho:Trục tung tấn/năm/người), trục hoành các nước).Tính lượng khí thải:Số
người tấn/ năm/ người
- Chuẩn bị bài mới : Thực hành : Nhận biết đặc điểm môi trường .
+Xem và trả lời trước câu 1, 2. Ôn tập kiến thức về đặc điểm của môi trường đới ôn
hòa.
+Cách phân tích biểu đố nhiệt độ và lượng mưa.
V.TƯ LIỆU:
VI.RÚT KINH NGHIỆM:
GV:Huỳnh Thị Trang 16
Tröôøng THCS Tiên Thuận NH : 2011-2012
Tuần : ND :
Tiết :
I.MUC TIÊU :
1. Kiến thức :
– Hiểu và nắm vững hơn đặc điểm của các kiểu khí hậu ở đới ôn hòa .
2. Kĩ năng :
– Phát triển kĩ năng phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa .
– Củng cố kĩ năng nhận biết 1 số rừng ở ôn đới qua ảnh địa lí .
– Biết xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên ở đới ôn hòa .
– Vẽ biểu đồ về sự gia tăng lượng co
2
trong không khí .
– KNS:Tư duy, giao tiếp, tự nhận thức.
3. Thái độ :
− GDMT: Mục 3, bộ phận
− Biết vẽ và phân tích biểu đồ gia tăng lượng khí thải ở đới ôn hòa
− Biết lượng khí thải CO
2
( điôxítcácbon ) tăng là nguyên nhân chủ yếu làm cho trái
đất nóng lên , lượng CO
2
trong không khí không ngừng tăng và nguyên nhân của sự
gia tăng đó
− Ủng hộ các biện pháp nhằm hạn chế lượng khí CO
2
trong không khí
II.TRỌNG TÂM :
− Đặc điểm của các kiểu khí hậu ở đới ôn hòa
III. CHUẨN BỊ :
− GV : Ảnh một số kiểu rừng ôn đới .Tập bản đồ
− HS : SGK , tập bản đồ .
IV.TIẾN TRÌNH :
1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
2. Kiểm tra miệng:
1/Cho biết nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa, hậu quả và hướng giải
quyết?
− Nguyên nhân : do khói bụi từ các nhà máy và phương tiện giao thông thải vào khí
quyển.
− Hậu quả :
+ Tạo nên những trận mưa axit ăn mòn công trình xây dựng ,gây bệnh đường hô
hấp , cây chết
+ Tăng hiệu ứng nhà kính khiến trái đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng
hai cực tan ra, mực nước đại dương tăng cao,…
+ Tạo lỗ thủng tầng ôzôn
+ Ô nhiễm phóng xạ nguyên tử
− Hướng giải quyết :kí nghị định thư Ki-ô-tô nhằm cắt giảm lượng khí thải gây ô
nhiểm
2/Vì sao môi trường nước ở đới ôn hòa bị ô nhiễm?Để giảm bớt sự ô nhiễm nước con
người phải làm gì?
–Nguyên nhân:
+ Do hóa chất thải ra từ các nhà máy
GV:Huỳnh Thị Trang 17
Bài 18 : THỰC HÀNH NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM
MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA
Tröôøng THCS Tiên Thuận NH : 2011-2012
+ Lượng phân hóa học , thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng .
+Các chất thải nông nghiệp
+ Đắm tàu và tai nạn tàu chở dầu.
+ Chất thải phóng xạ…
+ Các chất độc từ sông ngòi chảy ra …
−Biện pháp:
+Xử lí các lọai nước thải trước khi đổ ra sông ,hồ, biển,…
3.Bài mới :
3.1/Khám phá: Đặt vấn đề
3.2/Kết nối:
Hoạt động của Gv và Hs Nội dung
GV nêu yêu cầu của bài thực hành và nêu nội
dung 3 bài tập.
Bài tập 1:Xác định kiểu môi trường qua
biểu đồ khí hậu.
Bài tập 2:Xác định kiểu rừng qua ảnh
địa lí
Bài tập 3:Vẽ biểu đồ, giải thích nguyên
nhân sự gia tăng lượng CO
2
trong khí
quyển.
GV hướng dận HS cách làm.
Hoạt động 1:Thảo luận nhóm.
-GV yêu cầu HS quan sát 3 biểu đồ SGK/59
-GV lưu ý Hs đến cách thể hiện mới trong các
biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa:(nhiệt độ, lượng
mưa đều thể hiện bằng đường:đườngmàu
đỏ:nhiệt độ ,đường màu xanh:lượng mưa).
-GV chia lớp thành 3 nhóm , mỗi nhóm thảo
luận , phân tích 1 biểu đồ.
-GV nhắc lại cho HS nắm những công việc cần
làm khi phân tích 1 biểu đồ khí hậu.
+ Chế độ nhiệt :
Cao nhất bao nhiêu ? Tháng mấy ?
Thấp nhất bao nhiêu ? Tháng mấy ?
Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và
tháng thấp nhất ?
+ Chế độ mưa :
Mưa nhiều hay mưa ít ?
Cao nhất bao nhiêu mm? Tháng mấy?
Thấp nhất bao nhiêu mm? Tháng mấy?
Mưa tập trung vào mùa nào ?
Biểu đồ đó thuộc kiểu môi trường nào ?
-Đại diện nhóm báo cáo kết quả, GV nhận
xét, kết luận theo bảng sau:
Câu 1 :
Biểu đồ A B C
Mùa hè Gần 10
O
C,mưa
nhiều, lượng nhỏ.
25
O
C, khô không mưa. <15
O
C(mát mẻ),mưa
ít hơn 40mm.
Mùa đông
-30
O
C, có 9 tháng
nhiêt độ dưới 0
O
C,
<90mm,có 9 tháng
tuyết rơi mưa nhiều
vào mùa hạ.
10
O
C(ấm áp),mưa vào
mùa thu và thu đông
5
O
C(ấp áp),mưa nhiều
hơn 250mm.
Không thuộc khí Khí hậu Địa Trung Hải Khí hậu Ôn đới hải
GV:Huỳnh Thị Trang 18
Tröôøng THCS Tiên Thuận NH : 2011-2012
Kết luận
hậu đới nóng và ôn
hòa, là khí hậu đới
lạnh(Ôn đới vùng
gần cực)
dương
Hoạt động 2:Theo cặp
-GV yêu cầu HS nhắc lại :
+ Môi trường đới ôn hòa có những kiểu rừng
nào ?
+ Đặc điểm khí hậu tương ứng với từng kiểu
rừng ?
-GV cho HS quan sát 3 ảnh và tìm hiểu xem
các cây trong ảnh thuộc kiểu rừng nào ?
-HS trả lời và GV chuẩn kiến thức:
- Ảnh A : Rừng của Thụy Điển vào mùa xuân
là rừng lá kim phát triển ở khu vực có khí hậu
ôn đới lụa địa.
- Ảnh B: Rừng của Pháp vào mùa hạ là rừng
lá rộng thuộc vùng có khí hậu ôn đới hải
dương.
- Ảnh C: Rừng của Canađa vào mùa thu ( lá
rộng phong và lá kim thông ) là rừng hỗn giao
ở vùng có khí hậu chuyển tiếp giữa khí hậu ôn
đới và cận nhiệt.
-GV mở rộng : cây phong đỏ ( ảnh 1) là biểu
tượng của đất nước Canađa có in trên quốc kì
của nước này : lá phong trên nền tuyết trắng.
Cây phong là cây lá rộng .
-GV liên hệ :
+Việt Nam kiểu rừng phổ biến là rừng mưa
nhiệt đới.
+Địa phương Tây Ninh là rừng thưa, rừng
hỗn giao tre nứa và giáo dục HS ý thức bảo vệ
rừng
Hoạt động 3:cá nhân/ cả lớp.
-GV cho HS đọc nội dung bài tập3 .
? Yêu cầu của bài tập là gì?
HS:Vẽ biểu đồ gia tăng lượng khí thải và giải
thích nguyên nhân.
GV yêu cầu HS vẽ biểu đồ phù hợp có thể vẽ
hình cột hoặc đường biểu diễn thể hiện số liệu
đã cho nhận xét và giải thích.
HS tự vẽ vào vở đồng thời GV gọi 1 HS lên
bảng vẽ.
Câu 2
- Ảnh A : Rừng của Thụy Điển vào mùa xuân là
rừng lá kim .
- Ảnh B: Rừng của Pháp vào mùa hạ là rừng lá
rộng .
- Ảnh C: Rừng của Canađa vào mùa thu ( lá
rộng phong và lá kim thông ) là rừng hỗn giao .
Câu 3
a/Biểu đồ gia tăng lượng CO
2
trong không khí.
GV:Huỳnh Thị Trang 19
Tröôøng THCS Tiên Thuận NH : 2011-2012
GV: đánh giá kết quả.
?) Dựa vào biểu đồ nhật xét và giải thích
nguyên nhân tăng lượng CO
2
.
HS :
- GDMT:
?Tác hại của khí thải vào không khí đối với
thiên nhiên và con người?
-Ô nhiễm không khí gây mưa axit, tăng hiệu
ứng nhà kính, thủng tầng o6don, ảnh hưởng
đến sức khỏe con người.
?Con người phải làm gì để giảm bớt lượng
CO
2
vào bầu không khí?
-HSTL, GV nhận xét.
b/Nhận xét:
- Lượng CO
2
không ngừng tăng từ cuộc cách
mạng công nghiệp 1997.
- Nguyên nhân sự gia tăng : do sản xuất công
nghiệp và do tiêu dùng chất đốt hàng ngày tăng
3.3/ Thực hành- luyện tập:
Câu1 :Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của bài thực hành khác gì so với các biểu đồ
đã học?
Đáp án:Đều là biểu đồ đường biểu diễn.
Câu2 :Để bảo vệ môi trường trên thế giới đã làm gì?
Đáp án:Các nước cùng nhau kí nghị định thư Kiôtô cắt giảm lượng khí thải.
3.4/Vận dụng:
Chuẩn bị bài mới : Môi trường hoang mạc
1/ Quan sát H19.1, cho biết các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đâu ?
2/ Nêu đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc ?
3/ Dựa vào H19.4, 19.5, mô tả quang cảnh hoang mạc ?
4/ Động thực vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt khô hạn
như thế nào?
V.TƯ LIỆU:
VI.RÚT KINH NGHIỆM:
GV:Huỳnh Thị Trang 20
Tröôøng THCS Tiên Thuận NH : 2011-2012
Chương III MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI
Ở HOANG MẠC
Tuần : ND :
Tiết :
I.MUC TIÊU :
1. Kiến thức :
– Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của
hoang mạc .
– Phân tích được sự khác nhau về chế độ nhiệt của hoang mạc ở đới nóng và hoang
mạc ở đới ôn hòa.
– Biết được sự thích nghi của thực vật và động vật ở môi trường hoang mạc .
2. Kĩ năng :
– Đọc và phân tích lược đồ phân bố hoang mạc trên thế giới.
– Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm ở môi trường
hoang mạc.
– Phân tích ảnh địa lí:cảnh quan hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc đới ôn hòa.
3. Thái độ :
− Ý thức bảo vệ các loài sinh vật.
II.TRỌNG TÂM :
– Đặc điểm tự nhiên cơ bản của hoang mạc .
III. CHUẨN BỊ :
− GV: Bản đồ các môi trường địa lí.
− HS : SGK , tập bản đồ
IV.TIẾN TRÌNH :
1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
2. Kiểm tra miệng:
3.Bài mới :
3.1/Khám phá: Đặt vấn đề
3.2/Kết nối:
Hoạt động GV -HS Nội dung
Hoạt động 1 : Theo nhóm
-GV yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức cũ lớp 6
:
+Các nhân tố ảnh hưởng tới khí hậu ( vĩ độ , vĩ
độ cao , vị trí khu vực với biển . ảnh hưởng của
dòng hải lưu …
+Đặc điểm khí hậu nhiệt đới ( nóng quanh năm
, 1 năm có 2 lần nhiệt độ tăng cao , càng gần
chí tuyến lượng mưa càng ít , thời kì khô hạn
kéo dài )
GV treo bản đồ “Các môi trường địa lí” cho HS
quan sát kết hợp với H19.1SGK:
?Các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở
đâu ? Vì sao ?
1.Đặc điểm của môi trường hoang mạc :
-Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo 2 chí
tuyến hoặc giữa đại lục Á-Âu.
GV:Huỳnh Thị Trang 21
Bài 19: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC
Tröôøng THCS Tiên Thuận NH : 2011-2012
Hai bên đường chí tuyến
Ven biển có dòng biển lạnh đi qua
Sâu trong lục địa.
GV yêu cầu HS lên xác định vị trí một số hoang
mạc trên bản đồ.
?Dựa vào bản đồ cho biết các nhân tố ảnh hưởng
tới sự phát triển hoang mạc?
HSTL, GV nhận xét.
Dòng biển lạnh ngăn hơi nước từ biển vào.
Xa biển ít ảnh hưởng.
Dọc chí tuyến rất ít mưa
GV kết luận:Châu lục nào có đủ các nhân tố trên
đểu hình thành hoang mạc.
- GV cho HS quan sát 2 biểu đồ H19.2;19.3
trong SGK và chỉ vị trí của chúng trên H19.1sau
đó đặt câu hỏi:
?Cho biết 2 biểu đồ trên có điểm gì khác so với
các biểu đồ đả học?
HS:Đường biễu diễn nhiệt độ trong năm đồng
dạng với nhau.
GV chia 4 nhóm thảo luận theo nội dung:
N1,3: Nêu nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa
của hoang mạc Xahara ( H19.2- Binma-Nigiê)
và hoang mạc Gôbi ( H19.3- ĐalanGiđagat-
Mông Cổ)
N2,,4:Tìm sự khác nhau về chế độ nhiệt của
hoang mạc ở đới nóng và đới ôn hòa ?
- GV lưu ý HS đến đường đỏ ở vạch 0
0
C để có
thể thấy được sự khác nhau giữa 2 loại hoang
mạc .
-Đại diện nhóm báo cáo , GV chuẩn xác kiến
thức:
Hoang mạc đới nóng(19
0
B):
Mùa đông nhiệt độ 16
0
C,không mưa
Mùa hè 40
0
C, mưa rất ít 21mm(biên độ
nhiệt 24
0
C)
Biên độ nhiệt cao, mùa đông ấm,hè nóng,
mưa ít.
Hoang mạc đới ôn hòa(43
0
B)
Mùa đông nhiệt độ -28
0
C,mưa rất nhỏ.
Mùa hè 16
0
C,mưa 125mm(biên độ nhiệt
44
0
C)
Biên độ nhiệt rất cao,mùa hè không nóng,
đông rất lạnh,mưa ít ổn định.
?Từ nhận xét trên , nêu đặc điểm chung của khí
hậu hoang mạc ?
-Giữa trưa có thể lên 40
0
C nhưng ban đêm lại
hạ xuống 0
0
C.
?Nêu sự khác nhau về 2 hoang mạc ?
•Hoang mạc đới nóng : biên độ nhiệt năm rất
cao nhưng có mùa đông ấm áp ( trên 10
0
C) và
mùa hạ rất nóng ( trên 36
0
C).
•Hoang mạc đới ôn hòa : biên độ nhiệt năm rất
cao nhưng có mùa hạ không quá nóng
( khoảng 20
0
C), mùa đông rất lạnh ( -24
0
C).
-Khí hậu khô hạn, khắc nghiệt, động thực vật
nghèo nàn.
-Nguyên nhân:nằm ở nơi có áp cao thống trị,hoặc
ở sâu trong lục địa.
-Hoang mạc đới nóng:biên độ nhiệt trong năm
cao, có mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng.
-Hoang mạc đới ôn hòa:biên độ nhiệt trong năm
rất cao, mùa hạ không quá nóng, mùa đông rất
GV:Huỳnh Thị Trang 22
Tröôøng THCS Tiên Thuận NH : 2011-2012
GV diễn giảng:Tuy mùa đông rất lạnh nhưng
do không khí khô khan nên rất hiếm khi có
tuyết rơi và lượng mưa tuy ít nhưng ổn định
không biến động nhiều giữa các năm như ở
hoang mạc đới nóng .
GV chuyển ý:Với đặc điểm khí hậu khắc nghiệt
như vậy, động thực vật ở đây thích nghi ra sao
chúng ta tím hiểu ở phần 2.
Hoạt động 2:Thảo luận nhóm
- GV hướng dẫn HS quan sát 2 ảnh 19.4, 19.5 :
?Hãy mô tả quang cảnh của 2 hoang mạc ?
+ Hoang mạc Xahara nhìn như 1 biển cát
mênh mông (từ Đông sang Tây : 4500km, từ
Bắc vào Nam: 1800km) với những đụn cát di
động. Một số nơi là ốc đảo với các cây chà là có
dáng như cây dừa .
+Hoang mạc Aridôma ở Bắc Mĩ là vùng sỏi
đá với các bụi cây gai và các cây xương rồng
nến khổng lồ cao đến 5m , mọc rãi rác .
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại đặc điểm của khí hậu
hoang mạc .
- GV chia nhóm HS thảo luận :
+ Nhóm 1, 2, : tìm hiểu về sự thích nghi của
thực vật .
+ Nhóm 3,4 : tìm hiểu về sự thích nghi của
động vật .
- Sau đó gọi đại diện nhóm lên trình bày
nhóm khác bổ sung .
- GV bổ sung và kết luận: các loài thực vật và
động vật của hoang mạc có 2 cách thích nghi :
+ Tự hạn chế sự mất nước : thân lá bọc sáp
hay biến thành gai nhọn, bò sát và côn trùng vùi
xuống cát chỉ ra ngoài kiếm ăn vào ban đêm, lạc
đà ít đổ mồ hôi khi hoạt động, người mặc áo
choàng nhiều lớp trùm kín đầu để tránh mất
nước vào ban ngày và chống rét vào ban đêm .
+ Tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng
trong cơ thể : cây có bộ rể sâu và tỏa rộng , cây
xương rồng khổng lồ và cây có thân hình chai để
dự trữ nước trong thân cây, lạc đà ăn và uống
nhiều nước để dự trữ mỡ trên bướu .
lạnh.
2. Sự thích nghi của thực động vật với môi
trường sống :
-Thực vật, động vật thích nghi với môi trường
khô hạn khắc nghiệt bằng cách:
+ Tự hạn chế sự mất hơi nước.
+Tăng cường dự trữ chất dinh dưỡng và nước
trong cơ thể .
3.3/ Thực hành- luyện tập:
1/Khí hậu hoang mạc có đặc điểm gì?
-Tính khô hạn
-Tính khắc nghiệt
2/Trình bày sự thích nghi của sinh vật đối với môi trường?
-Tự hạn chế sự mất hơi nước.
-Tăng cường dự trữ chất dinh dưỡng và nước trong cơ thể.
3.4/Vận dụng:
- Làm bài tập bản đồ
- Chuẩn bị bài mới : Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc
1/ Ở hoang mạc có những hoạt động kinh tế cổ truyền nào ?
2/ Tại sao lại trồng trọt được ở các ốc đảo ?
GV:Huỳnh Thị Trang 23
Tröôøng THCS Tiên Thuận NH : 2011-2012
3/ Chăn nuôi ở hoang mạc dưới hình thức nào? Tại sao ?
4/ Vai trò của khoan sâu trong việc biến đổi bộ mặt của hoang mạc ?
5/ Kể tên các ngành kinh tế hiện đại mới phát triển gần đây ở hoang mạc ?
V.TƯ LIỆU:
VI.RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần : ND :
Tiết :
I.MUC TIÊU :
1. Kiến thức :
− Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện
đại của con người ở hoang mạc.
− Biết được nguyên nhân làm cho hoang mạc ngày càng mở rộng và biện pháp hạn
chế sự phát triển hoang mạc.
2. Kĩ năng :
− Phân tích ảnh địa lí:cảnh quan hoang mạc ở đới nóng và ở đới ôn hòa, hoạt động
kinh tế hoang mạc.
3. Thái độ :
− GDMT: (mục 2, bộ phận)
+ Biết hoạt động của con người là một trong những tác động chủ yếu làm cho diện
tích hoang mạc đang ngày càng mở rộng.
+ Biết một số biện pháp nhằm cải tạo và ngăn chặn sự phát triển của hoang mạc
− GDNL: Khai thác, sử dụng quá mức tài nguyên hóa thạch(dầu khí). Tiềm năng lớn
chưa được khai thác là năng lượng Mặt Trời, gió…(*1, bộ phận)
II.TRỌNG TÂM :
− Các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở hoang mạc.
III. CHUẨN BỊ :
− Gv : Tài liệu tham khảo, tranh ảnh
− Hs : SGK , tập bản đồ
IV.TIẾN TRÌNH :
1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
2. Kiểm tra miệng:
1/Khí hậu hoang mạc có đặc điểm gì?
-Tính khô hạn
-Tính khắc nghiệt
2/Trình bày sự thích nghi của sinh vật đối với môi trường?
-Tự hạn chế sự mất hơi nước.
-Tăng cường dự trữ chất dinh dưỡng và nước trong cơ thể.
3.Bài mới :
3.1/Khám phá: Đặt vấn đề
3.2/Kết nối:
Hoạt động GV - HS Nội dung
GV:Huỳnh Thị Trang 24
Bài 20 : HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC
Tröôøng THCS Tiên Thuận NH : 2011-2012
Hoạt động 1:
- Gv giải thích thuật ngữ : “ Ốc đảo”và “hoang
mạc hóa”T188 SGK.
?)Tại sao ở hoang mạc lại trồng trọt được ở các
ốc đảo ?
- Sau khi Hs trả lời , GV nhấn mạnh đến tính
chất khô hạn của khí hậu nên chỉ có thể trồng
trọt được ở các ốc đảo và mô tả cách thức trồng
trọt , lấy nước trong các ốc đảo .
-HS quan sát H20.1SGK:
? ) Kể tên các loại cây trồng phổ biến ở các ốc
đảo ?
HS:chà là, cam, chanh,
?Trong điều kiện khí hậu khô hạn ở hoang mạc,
việc sinh sống của con người phụ thuộc vào yếu
tố nào?
HSTL, GV nhận xét.
+ Khả năng tìm nguồn nước.
+ Khả năng trồng trọt, chăn nuôi.
+ Khả năng vận chuyển nước, lương thực, thực
phẩm và các nhu yếu phẩm cho cuộc sống từ
nơi khác đến
?Hoạt động kinh tế cổ truyền của con người ở
hoang mạc là gì?
HS:chăn nuôi du mục.
-HS quan sát H20.2SGK:
? Các vật nuôi phổ biến ở hoang mạc là gì?
HS:Cừu, dê, lạc đà,
?Tại sao phải chăn nuôi du mục?
HSTL.
?Ngoài chăn nuôi du mục ở hoang mạc còn có
hoạt động kinh tế nào khác?
HS:Trồng trọt và chuyên chở hàng hóa.
?Vì sao hoạt động kinh tế cổ truyền rất quan
trọng là chăn nuôi du mục và chủ yếu là chăn
nuôi gia súc?
-HS:Do tính chất khô hạn của khí hậu, thực vật
chủ yếu là cỏ,nuôi con vật thích nghi với khí
hậu .
- Gv hướng dẫn Hs quan sát ,mô tả nội dung ảnh
20.3, 20.4 :
+ Ảnh 20.3 : là cảnh trồng trọt ở những nơi có
có dàn nước tưới tự động xoay tròn của Libi. Cây
cối chỉ mọc ở những nơi có nước tưới, hình thành
nên những vòng tròn xanh, bên ngoài vòng tròn
là hoang mạc. Để có được nước tưới như vậy
phải khoan đến các vĩa nước ngầm rất sâu nên rất
tốn kém .
GV bổ sung:Nguồn nước lấy ở vỉa nước ngầm rất
sâu và tốn kém.
+ Ảnh 20.4 : là các dàn khoan dầu mỏ với các
cột khói của khí đồng hành đang bốc cháy . Các
giếng dầu này thường nằm rất sâu .
? ) Qua nội dung của 2 ảnh , cho biết vai trò
của kĩ thuật khoan sâu trong việc làm biến đổi bộ
1/ Hoạt động kinh tế :
- Hoạt động kinh tế cổ truyền :
+Chăn nuôi du mục, trồng trọt trong các
ốc đảo .
+Nguyên nhân:thiếu nước.
GV:Huỳnh Thị Trang 25