Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Môn công nghệ dạy học nội dung tự nghiên cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.12 MB, 134 trang )


Trường Đại học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh
Khoa Công nghệ thông tin
_



MÔN CÔNG NGHỆ DẠY HỌC
NỘI DUNG TỰ NGHIÊN CỨU


GVHD: Thầy Lê Đức Long
SVTH: Ngô Hồng Ân K36.103.001
Huỳnh Phạm Thanh Trúc K36.103.085
Nguyễn Thị Thanh Xuân K36.103.090
Nguyễn Minh Tuấn K36.103.092




TP Hồ Chí Minh – năm 2014



2

2


Mục Lục:
CHƯƠNG I: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ VÀ VẤN ĐỀ DẠY HỌC Ở TK.21


4
Những tiêu chuẩn về công nghệ đối với giáo viên và học sinh: 4
Ứng dụng ICT hỗ trợ người học với các nhu cầu giáo dục cụ thể trên lớp. 4
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THIẾT KẾ DẠY HỌC 17
Các mô hình thiết kế hệ thống dạy học (ISD models) và ý nghĩa của mỗi giai đoạn trong 17
Thiết kế dạy học cho học sinh phổ thông- K12 school 18
CHƯƠNG III: TEACHER-DESIGNERS: MT MÔ HNH ỨNG DNG THIẾT KẾ DẠY
HỌC 20
Mô hình Technologicl Pedagogical Content Knowledge (TPACK). 20
Các điều kiện cốt lõi để việc tích hợp công nghệ thành công. 23
CHƯƠNG IV: DẠY V HỌC VI BA PHN MỀM CÔNG C CƠ BN: X L VĂN BN,
BNG TNH V 24
Cần lựa chọn công cụ phần mềm cho lớp học truyền thống lúc nào? Tại sao? 24
Dạy và học với phần mềm xử lí văn bản – Nguyên lý, ví dụ minh họa và thực hành. 26
Dạy và học với phần mềm bảng tính điện tử - Nguyên lý, ví dụ minh họa và thực hành. 27
Dạy và học với ứng dụng CSDL – Nguyên lý, ví dụ minh hoạ và thực hành 28
nh hưng của việc sử dụng phần mềm công cụ trong lớp học 29
Sử dụng các phần mềm công cụ cơ bản để làm g? khi nào? và c những thun lợi, kh 30
Về Google Docs – xuất xứ, chức năng, đc điểm, cài đt, cách sử dụng cơ bản. 31
So sánh chức năng và đc điểm của MS Office và Open Office. Những hạn chế của Open Office và những thủ
thut, mo vt cần biết khi sử dụng Open Office. 40
CHƯƠNG V: DẠY V HỌC VI CC CÔNG C MULTIMEDIA, HYPERMEDIA, V
INTERNET 47
Tm hiểu mt số công cụ multimedia và hyper-media sử dụng cho dạy học 47
Tm hiểu các bước để xây dựng mt WebLesson/ Webquest 51


3

3


Tìm hiểu việc tổ chức ni dung và hoạt đng dạy học với mt LMS/LCMS cụ thể. 52
CHƯƠNG VI: DẠY VÀ HỌC VI CÁC PHN MỀM DẠY HỌC DRILL & PRACTISE
SOFTWARE, TUTORIAL SOFTWARE, INSTRUCTIONAL GAMES, SIMULATION
SOFTWARE, INTERGRATED LEARNING SYSTEM INTELLGENT TUTORING
SYSTEMS. 58
Tìm hiểu mt số phần mềm dạy học trong nước và nước ngoài có thể hỗ trợ cho việc dạy học môn Tin học – xuất
xứ, chức năng, đc điểm, cài đt và cách sử dụng. 58
Tm hiểu những điểm tích cực và hạn chế của việc sử dụng phần mềm dạy học 90
CHƯƠNG VII: VẤN ĐỀ ĐNH GI KẾT QU DẠY-HỌC V QUN L LP HỌC S
DNG CÔNG NGHỆ 92
Tm hiểu việc đánh giá qua nhiều kênh thông tin và lợi ích của việc tự đánh giá của người học. p dụng đối với
ngữ cảnh Việt Nam c những kh khăn g? 92
Ứng dụng công nghệ trong việc đánh giá kết quả học tp của học sinh phổ thông, cụ thể đối với môn Tin học. . 103
Tm hiểu các công cụ phần mềm được dng để đánh giá người học – xuất xứ, chức năng, đc điểm, cài đt và cách
sử dụng. 104
Tm hiểu và ghi nhn thành mt danh sách các thủ thut/mo vt để quản lý mt lớp học, xử lý tnh huống sư
phạm trong lớp học, tổ chức mt lớp học thân thiện và tích cực. 120




4

4



Chương I: Sự phát triển của công nghệ và vấn đề dạy học ở TK.21
Những tiêu chuẩn về công nghệ đối với giáo viên và học sinh:

Đối với người giáo viên:Công nghê + Sư phạm + Kiến thức
Biết sáng tạo và xây dựng nội dung dạy học
Biết quản lí thông tin
Có một tư duy sư phạm “suy nghĩ của một người thầy”
Có môi trường hỗ trợ học tập
Xây dựng một phong cách mới
Có các kĩ năng của Thế kỉ 21
Truy cập Web mọi lúc, mọi nơi…
Luôn là người nắm vứng những gì mình đề cập…
Luôn làm chủ bài dạy cũng như luôn tự đặt cho mình những tình huống có thể xảy ra…
Và cần một đôi chân khoẻ mạnh để về nhà…
Đối với học sinh:
Luôn phải học để biết
Học để làm
Học để chung sống
Và học để tự khẳng định mình
Luôn phải tiếp cận với cái mới…
Ứng dụng ICT hỗ trợ người học với các nhu cầu giáo dục cụ thể trên lớp.
Công nghệ thông tin và truyền thông (Information and Communication Technology – ICT) là một thành
tựu lớn của cuộc CMKH-KT hiện nay. Nó thâm nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực nghiên cứu khoa
học, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, giáo dục, đào tạo và các hoạt động chính trị, xã hội khác.
Trong giáo dục – đào tạo, ICT được sử dụng vào tất cả các môn học tự nhiên, kỹ thuật, xã hội và nhân
văn. Hiệu quả rõ rệt là chất lựơng giáo dục tăng lên cả về mặt lý thuyết và thực hành. Vì thế, nó là chủ
đề lớn được tổ chức văn hóa giáo dục thế giới UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình hành
động trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI và dự đoán “sẽ có sự thay đổi nền giáo dục một cách
căn bản vào đầu thế kỷ XXI do ảnh hưởng của CNTT ”. Như vậy, ICT đã ảnh hưởng sâu sắc
tới giáo dục và đào tạo, đặc biệt là trong đổi mới phương pháp DH (PPDH), đang tạo ra những thay đổi
của một cuộc cách mạng giáo dục, vì nhờ có cuộc cách mạng này mà giáo dục đã có thể thực hiện được
các tiêu chí mới:



5

5

Học mọi nơi (any where)
Học mọi lúc (any time)
Học suốt đời (life long)
Dạy cho mọi người (any one) và mọi trình độ tiếp thu khác nhau
Một số ứng dụng:
Mt số ứng dụng của phần mềm Camtasia Studio 6.
a. Ghi hnh lại mọi thứ
Dễ dàng tạo các video hướng dẫn, giải thích, các khóa học trực tuyến,…khả năng của chương trình là
không giới hạn. Kết nối với người học thông qua các phim ghi hình màn hình, âm thanh, tường thuật
giọng nói, PowerPoint, các video hình trong hình và webcam.
- Khi đng chương trnh trên hộp thoại Welcome chọn tính năng Record the Screen để bắt đầu một
dự án mới (xem hình 1)

Hình 1: Giao diện khởi động của Camtasia studio 6
- Thiết lp các ty biến
Trên cửa sổ màu đen hiện ra của CS6 lần lượt thiết lập các chức năng tùy biến để tiến hành thao tác
quay phim.


Hình 2: Hộp thoại Camtasia Recorder của CS 6
1. Full Screen:Thu hình trong phạm vi toàn màn hình.


6


6

2. Custom:Thu hình trong cửa sổ chỉ định với kích thước định trước (có thể thay đổi tùy biến kích thước
này).
3. Select: Thu hình trong phạm vi tùy biến thiết lập của người dùng.
4. Audio: Điều chỉnh chất lượng âm thanh cho đoạn phim.
5. Camera: Quay và đưa vào thêm video clip từ bên ngoài thông tin qua Camera hay web cam có kết
nối với PC,
-Thêm mt số hiệu ứng
Ngoài ra bạn vào menu Effects để tùy chỉnh thêm một số hiệu ứng phụ khá hữu ích thay cho sự mặc
định của chương trình.
* Effects > Sound > Mouse Click Sounds: để trong đoạn phim các thao tác nhấp chuột điều khiển
đều có âm thanh tương ứng.
* Effects > Cursor > Highlight Cursor and click: tạo ra hiệu ứng ánh sáng gây sự chú ý tại vị trí con
trỏ chuột trong đoạn Video Clip, xem hình 3.


Hình 3: Chọn hiệu ứng cho con trỏ chuột
* Ở đây chúng ta chọn chức năng Select, Drag chuột trái để vẽ ra vùng giới hạn cần quay phim.
* Nhấp nút REC màu đỏ trên thanh Camtasia Recorder để bắt đầu dựng phim. Tiến hành tuần tự các
thao tác với chuột và lồng tiếng trên Mic sao cho thật nhịp nhàng và khớp với nhau.
* Nhấn F10 để kết thúc quá trình làm phim, sau đó xem lại đoạn phim vừa làm trên giao diện Media
của CS6,
Nhấp nút Save để lưu lại dự án của đoạn Video vừa dựng (tập tin dự án sẽ có phần mở rộng .camrec).
* Lúc này bạn đóng thanh công cụ Camtasia Recorder để quay về giao diện chính của CS6, bạn Drag
chuột trái để rê đoạn Video Clip từ khung Clip Bin bên trên xuống khung Video phía bên dưới để bắt
đầu tiến hành các thao tác xử lý hiệu ứng và kỷ xảo
Thêm hiệu ứng:
* Viết chú thích lên đoạn phim:
+ Trên cửa số giao diện chính trong mục Edit nhấp chọn chức năng Caption.

+ Trong khung thoại Open Captions, nhập đoạn chú thích cần hiển thị trên đoạn phim vào cửa sổ nơi
con trỏ chuột nhấp nháy phía bên dưới.
+ Nếu quan sát ở cửa sổ Preview thấy đoạn chú thích hiển thị chưa được đẹp, nhấp chọn nút công cụ
Overlay ở mục Options.


7

7


Hình 4. Thêm chú thích Captions
Nút công cụ Overlay để đưa đoạn chú thích lồng hẳn vào biên dưới của phim, chứ không chừa khoảng
đen phía biên dưới như mặc định.
Thông số trong khung Width (in chars) càng lớn thì kích thước của dòng chữ chú thích sẽ càng nhỏ.
+ Nhấp Finished để kết thúc quá trình chèn ghi chú
- Trên hộp thoại Welcome chọn tính năng Record PwerPoint để bắt đầu quay chương trình PowerPoint
.

Hình 5: Quay lại chương trình PowerPoint thành video hướng dẫn của Camtasia studio 6
Ghi hnh trong hnh
Với ứng dụng này giáo viên có thể dễ dàng quay lại một đoạn, video hoặc một chương trình tivi online
ưa thích mà không cần thêm bất cứ một phần mềm nào khác .


8

8



Hình 6. Thu hình từ chương trình Tivi online
- Hiệu chỉnh lại đoạn phim ghi được


Hình 7: Ghi trích đoạn phim
Đoạn phim ghi được có thể bị một vài lỗi nhỏ, và với công cụ này chúng ta có thể sửa lỗi để làm hoàn
chỉnh hơn sản phẩm của mình.Biên tập và tăng cường video với các callout, tiêu đề, credit, phóng hình,
giãn hình, quay hình và các bản nhạc bổ sung.


9

9


Hình 8 Xuất phim
- Xuất đoạn phim ra mt định dạng theo yêu cầu.
Sau khi đã chỉnh sửa ưng ý, chọn một định dạng để xuất ra theo yêu cầu công việc. Dạng video thuờng
hay dạng Flash,avi,các dạng ảnh động Gif hoặc cũng có thể là dạng video streaming.Xuất bản ra dạng
QuickTime và hàng loạt các định dạng video khác, sau đó chia sẻ trên mạng, CD hay DVD. chúng ta
có thể sử dụng trình Production Wizard để hỗ trợ trong việc lựa chọn định dạng và các thiết lập phù
hợp nhất trong việc chia sẻ với người học, hay chúng ta có thể có quyền kiểm soát hoàn toàn các bộ mã
hóa/giải mã audio và video cũng như chất lượng, tốc độ khung hình, độ sâu màu, thêm thắt hay loại bỏ
các hiệu ứng đặc biệt.
- Chia sẻ và trnh chiếu giáo án điện tử
Camtasia Studio hỗ trợ vô số cách để đưa sản phẩm trực tiếp đến những người mà mình muốn giới
thiệu (CD, DVD) hoặc gián tiếp qua Internet (web, email).


10


10


Hình 9: Lựa chon hình thức xuất phim
- Các bước tiếp theo có thể tuỳ chọn lại một số định dạng cụ thể hơn cho tập tin Video, các bước này
bạn tự thiết lập rồi nhấp nút Next.
- Đến cửa sổ sau củng nhấp Finished để chương trình bắt đầu xuất ra tập tin kết quả.

Hình 10: chu trình xuất phim
7.Cài đt.

Chạy tập tin Camtasia.exe
Màn hình xuất hiện khung hình (windows vista hoặc windows7)


11

11


Click vào Run

Click Next


12

12



Đánh dấu tích vào I acceeppt the license agreeement rồi nhấn Next


Khung hình xuất hiện như trên đánh dấu vào 30 day evaluation là bản dùng thử 30 ngày . Đánh dấu vào
ô Licensed - I have a key nhập tên bất kỳ và bộ key của nó vào và ấn Nex.


13

13



Xuất hiện khung hình trên và ấn Next

Xuất hiện khung hình trên cho ta tùy chọn cài đặt
Khởi động chương trình sau khi cài đặt
Biểu tượng lối tắt trên màn hình máy tính
Giới thiệu sản phẩm tới trang web sau khi cài đặt
Chạy chương trình và ghi hình khi khởi động window


14

14



Nhấn Next bắt đầu cài đặt chương trình và chờ chương trình cha

Chạy xong chương trình xuất hiện khung hình:

Nhấn Finish và kết thúc cài đặt.
Sau khi cài đặt xong nếu chọn vào ô xuất hiện lối tắt trên màn hình sẽ xuất hiện biểu tượng này .


15

15



Nhấn đúp chuột vào biểu tượng và bắt đầu sử dụng chương trình .
8. Ví dụ .
Chúng ta cần một đoạn phim để chn vaò Powerpoint .
Bước 1: khởi động phần mềm camtasia studio6
Bước 2: khởi động chương trình truyền hình hoặc chương trình video ưa thích.

Bước 3: nhấn vào các tùy biến để chọn vùng ghi hình và các hiệu ứng khi quay.

Bước 4: click vào rec và bắt đầu thu chương trình.



16

16




Bước 5: Muốn kết thúc đoạn phim cần ghi click vào stop.


Màn hình preview xuất hiện cho ta xem lại đoạn phim vừa thu.
Click produce biên tập phim để lưu click Save lưu lại đoạn phim vừa thu.

Bước 6: Biên tập đoạn phim vừa lưu thành phim và xuất ra định dạng tùy theo mình lựa chọn.


17

17



Bước 7 : Chn đoạn phim vào Powerpoint với định dạng tương thích với chương trình PPt.
Việc ứng dụng các phần mềm vào để soạn giáo án nhất là các bài giảng điện tử rất nhiều nhưng với
phần mềm Camtasia studio 6 của Techsmith này nó đã đem lại sự thuận tiện cho người giáo viên trong
soạn giáo án nó không mất nhiều thời gian, không đòi hỏi người giáo viên phải có một trình độ tin học
thật cao không cần phải có một máy tính có cấu hình mạnh và một phần mềm làm phim, một phần mềm
ghi lại chương trình tivionline đặc biệt ở phần mềm này đó là người giáo viên có thể chia sẻ với học
sinh bài giảng của mình thông qua một video tường thuật với đầy đủ nội dung bài giảng và lời giảng kể
cả hình ảnh của người giáo viên và lớp học qua camera và micro được gắn với máy tính.Qua đó người
giáo viên có thể dạy cho học sinh bất cứ ở đâu qua điện thoại ( cho chương trình video vào thẻ nhớ điện
thoại) qua đĩa hình, qua internet nơi không có máy chiếu projecter

Chương II: Cơ sở lý thuyết về thiết kế dạy học
Các mô hình thiết kế hệ thống dạy học (ISD models) và ý nghĩa của mỗi giai đoạn trong
các mô hình.(Ta xét mô hình A.D.D.I.E )bao gồm các bước:
Phân tích:



18

18

X
́
ác đ
̣
ịnh đ
́
ối tựợng ạy ọc và đặc điểm của ọ;
Phân tích ệ th
́
ống (các bộ phận, công vịệc…) để có hiểu biết đầy đủ;
Tổng ợp các nhịệm ụ ó liên quan đến từng công vịệc/nghịệp ụ;
Cọn các nhịệm ụ cần đựợc đào ạo thông qua phân tích nhu cầu;
Lựa cọn kênh phân ph
́
ối kết qủả/s
̉
ản phẩm;
X
́
ác đ
̣
ịnh ốc thời gian hoàn thành;
Xây dựng thang đo kết qủarthực hịện cho các nhịệm ụ đựợc đào ạo;
Lựa cọn hình thức gỉảng ạy phù ợp (lớp ọc, km cặp,tự nghiên cứu…);

Ước lựợng chi phí đào ạo…
Thiết kế:
Thiết kế các nhiệm vụ/ hoạt động
Phát triển mục tiêu học tập cho từng nhiệm vụ/ hoạt động
Nhận dạng và lập danh sách các bước học tập cần thiết để thực hiện nhiệm vụ
Thiết kế bài kiểm tra nhằm xem học sinh có nắm được kiến thức hay không?
Lập danh sách các hành vi mà người học cần có
Xếp thứ tự và cấu trúc các mục tiêu học tập
Thiết kế giao diện người dùng và tạo mẫu thử.
Phát triển
Liệt kê danh sách các nhiệm vụ nhằm giúp người học tìm hiểu công việc
Lựa chọn phương pháp phân phối tài nguyên
Rà soát lại các tài liệu để tránh phải quay lại bước trước
Tổng hợp tài nguyên để đưa ra chương trình cụ thể
Xác nhận giá trị tài liệu
Thực hiện
Xây dựng kế hoạch quản lý việc tiến hành đào tạo
Tiến hành đào tạo
Chuẩn bị kỹ năng cho người học
Thiết kế dạy học cho học sinh phổ thông- K12 school
Các bước thiết kế, xây dựng một khóa học
Bước 1: Xác định nhu cầu và mục tiêu
Trong bước này, cần xác định mục tiêu của từng bài học. Mục tiêu của một bài học gồm những kiến thức người
học cần biết hoặc có thể làm được sau khi kết thúc bài học. Điều lưu ý đầu tiên ảnh hưởng đến sự xác định mục
tiêu trong mỗi bào giảng là khả năng tiệp nhận kiến thức của người học. Vì vậy, khi xác định mục tiêu trong


19

19


mỗi bài giảng cần xác định rõ các yêu cầu trọng tâm trong mỗi bài học và nhu cầu về lượng kiến thức người
học cần chiếm lĩnh.
Bước 2: Thu nhập tài nguyên
Tài nguyên cần phải liên quan đến chủ đề của bài dạy. các tài nguyên cần thiết cho chủ đề của mỗi bài học có
thể lấy từ giáo trình, sách tham khảo, phim ảnh và quan trọng nhất là từ các chuyên gia hay những người có
kiến thức sâu sắc trong từng lĩnh vực liên quan. Tài nguyên vật chất dùng cho việc thiết kế bài giảng gồm chữ
viết (text); hình ảnh (picture); âm thanh (sound); hoạt hình (animation); Phim (movie)…
Bước 3: Nghiên cứu nội dung:
Xây dựng các bài học phải là người hiểu biết sâu sắc về nội dung cần được trình bày. Các nhà thiết kế có thể
nghiên cứu nội dung bài giảng bằng cách làm việc với các chuyên gia, đọc sách và các tài liệu hướng dẫn và
thường thì họ tự đặt mình vào vị trí một sinh viên. Tóm lại, không thể xây dựng được những bài học hiệu quả
nếu không thông thạo nội dung của bài học.
Bước 4: Hình thành ý tưởng
Sử dụng phương pháp công não (brainstorming) để tạo ra các ý tưởng sáng tạo. Bằng cách công não, các nhà
thiết kế với sự giúp đỡ của nhiều người khác ttrong nhóm có thể có được rất nhiều ý tưởng khác nhau để lựa
chọn, đánh giá chất lượng, tính khả thi của các ý tưởng.
Bước 5: Thiết kế bài giảng
Dựa trên những ý tưởng đã được chọn, thể hiện bài giảng với những chiến lược sư phạm phù hợp.
Bước 6: Lưu đồ tiến trình bài học
Biểu đồ tiến trình rất quan trọng vì các hướng dẫn bài giảng với sự hỗ trợ của máy tính thường là tương tác
được và nó thể hiện sự liên kết trong bài giảng. Biểu đồ tiến trình gồm có thông tin khi nào máy tính cung cấp
tư liệu, điều gì xảy ra khi người học làm sai và khi nào bài học kết thúc….
Mức độ chi tiết của biểu đồ tiến trình khác nhau tùy theo từng phương pháp được áp dụng khi thiết kế. Đối với
các phương pháp đơn giản (bài hướng dẫn, bài tập rèn luyện, bài kiểm tra) nên dùng các biểu đồ đơn giản miêu
tả tổng quan về phạm vi và tiến trình của bài học.
Bước 7: Thể hiện nội dung các bài học
Bước này, tập trung vào thiết kế và xây dựng các bài dạy. Thông thường, các nội dung đó được thể hiện dưới
các hoạt động dạy học (educational activities) thông qua các hành động, hoạt động cụ thể của người học. Thực
tiễn cho ta thấy, chất lượng của một courseware phụ thuộc phần lớn vào cách thức thể hiện nội dung thành các

hoạt động.
Bước 8: Thể hiện bài dạy thành chương trình
Bước này là quá trình chuyển đổi kịch bản trên giấy thành courseware. Có rất nhiều phần mềm cho phép thực
hiện công việc này như phần mềm eXe Learning, Lectora, IBM Authoring Tool….
Bước 9: Xây dựng các tài liệu hỗ trợ
Thường có 4 loại: tài liệu hướng dẫn sinh viên, tài liệu hướng dẫn giảng viên, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật và tài
liệu hướng dẫn bổ sung. Giáo viên và người học có các nhu cầu khác nhau do đó tài liệu cho mỗi đối tượng
cũng khác nhau. Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật cần thiết cho việc "cài đặt” những bài giảng phức tạp hoặc cần có
các thiết bị phức tạp. Tài liệu hướng dẫn bổ sung gồm phiếu học tập, biểu đồ, bài thi, ảnh và bài luận…
Bước 10: Đánh giá và chỉnh sửa


20

20

Cuối cùng, bài giảng và các tài liệu hỗ trợ cần được đánh giá bằng cách tự mình xem xét hoặc nhờ các chuyên
gia nhận xét. Cũng có thể sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng chất lượng của các bài
học. Trên cơ sở đó, tiến hành điều chỉnh, bổ sung để có được những sản phẩm hoàn chỉnh mất.

Ngữ cảnh dạy và học ở Việt Nam và vấn đề ứng dụng CNTT trong dạy học:
Về giáo viên: đa số giáo viên không được đào tạo bài bản và có hệ thống. Các trường sư phạm chỉ mới đào tạo
giáo viên chính quy ngành Sư phạm Tin trong vài năm trở lại đây. Những người thạo về Tin học thì lại không
có nghiệp vụ sư phạm. Những giáo viên có nghiệp vụ sư phạm, có kinh nghiệm dạy học phần lớn từ các chuyên
môn khác (Toán, Lí,…) chuyển sang, sau khi đã học một số khóa đào tạo Tin học. Một số giáo viên xem việc
dạy Tin học là hoạt động kiêm nhiệm, cải thiện cuộc sống, chứ không phải là một nghề nghiệp để giáo viên đầu
tư, nghiên cứu và rút kinh nghiệm cho hoạt động giảng dạy của mình.
Về chương trình và sách giáo khoa: việc giáo dục Tin học trong mấy thập kỉ qua đã bị bỏ trống. Các phương án
đưa Tin học vào giảng dạy nhiều lần thay đổi, không ổn định, nên không có chương trình chính thức.
Tin học đã được đưa vào dạy học ở các trường phổ thông từ những năm 90 của thế kỉ XX. Nhưng từ năm học

2006 – 2007, môn Tin học mới được đưa vào dạy học chính khóa đại trà ở lớp 10 trung học phổ thông và tự
chọn (bắt buộc) cho cấp Trung học cơ sở, những năm gần đây Tin học đã được đưa vào giảng dạy ở Tiểu học
(lớp 3 đến lớp 5). Tương ứng với mỗi chương trình là các sách giáo khoa, sách giáo viên cho mỗi cấp lớp. Các
tài liệu về Tin học khác giảng dạy trong các nhà trường và các trung tâm không phải là sách giáo khoa mà chỉ
là các dạng tài liệu hướng dẫn sử dung, do các nhà xuất bản in ấn cộng tác với một số người biên soạn Việt
Nam biên dịch lại, hoặc là dạng giáo trình biên soạn nội bộ đem dạy cho người học.
Về việc dạy và học: do một số giáo viên không có nghiệp vụ sư phạm nên chỉ trình bày từng bước theo tài liệu
hướng dẫn hoặc sách tham khảo một cách máy móc và cứng nhắc. Một số giáo viên được đào tạo chính quy
ngành Sư phạm Tin thì lại thiếu kinh nghiệm giảng dạy nên chưa mang lại hiệu quả.
Tài liệu hướng dẫn thường dài hoặc mới và khó mà thời lượng ở lớp ít nên giáo viên trình bày lướt qua rất
nhanh, người học khó nắm được vấn đề, việc theo dõi trực tiếp các thao tác trên màn hình máy tính còn rất hạn
chế. Ngày nay, đa số giáo viên đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, việc ứng dụng
công nghệ thông tin bước đầu đã góp phần hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên, hiệu quả của nó
vẫn còn hạn chế, nhiều bài giảng thiên về trình diễn, việc học sinh sử dụng công nghệ thông tin trong tiết học
chưa được chú trọng.
Việc dạy ít được các cấp quản lí đầu tư tùy theo điều kiện của trường lớp từng địa phương, một số nơi không
có hoặc không đủ phòng thực hành, giáo viên giảng chay không có máy tính trình diễn, cấu hình máy tính quá
thấp,
Người học cho rằng Tin học là môn phụ nên học với cách đối phó, thiếu hẳn việc đầu tư cho thực hành nên
không rèn luyện được những kĩ năng cần thiết, chỉ biết trên lí thuyết. Một số em có đam mê yêu thích thì tự
mày mò nghiên cứu một cách tự phát tùy theo yêu cầu, sở thích của các em mà không được định hướng một
cách đúng đắn.

Chương III: Teacher-designers: một mô hình ứng dụng thiết kế dạy học
Mô hình Technologicl Pedagogical Content Knowledge (TPACK).
Là mô hình nói lên sự tích hợp giữa kiến thức chuyên môn của người dạy và kiến thức về công nghệ (ban đầu
là TPCK. Bây giờ được biết như TPACK, hay công nghệ, giáo dục, kiến thức chuyên môn). Mô hình này được


21


21

xây dựng dựa trên mô hình của ông Lee Shulman về kiến thức chuyên môn sư phạm (PCK) và kiến thức về
công nghệ (TK).
Mô hình TPACK là hình ảnh hóa các thành tố quan trọng của quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động dạy và học. Mô hình đưa ra cái nhìn tổng quan về 3 dạng cơ bản của kiến thức mà một giáo viên cần
có để ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học của mình: kiến thức kĩ thuật công nghệ (TK), kiến thức
phương pháp (PK) và kiến thức chuyên môn (CK), cũng như mối quan hệ và tương tác giữa chúng.
Lịch sử
TPACK không phải là một ý tưởng mới, một loạt các học giả khác đã lập luận rằng, kiến thức về công nghệ
không phải là một bối cảnh, mà việc giảng dạy tốt đòi hỏi một sự hiểu biết xem làm thế nào để kết hợp giữa
công nghệ, kiến thức chuyên môn và phương pháp sư phạm.
Mô hình TPACK xây dựng trên mô tả của Shulman (1986, 1987) về PCK, mô tả làm thế nào để hiểu biết về
công nghệ của giáo viên trong giáo dục và PCK tương tác với nhau để tạo thành một phương pháp giảng dạy
ứng dụng công nghệ hiệu quả.
TPACK xuất hiện trong các tài liệu nghiên cứu từ năm 1998.
Những mô tả hoàn chỉnh về mô hình TPACK được tìm thấy trong Mishra & Koehler, 2006 (PDF download)
và Koehler & Mishra (trên báo chí).
Mô hình TPACK là kết quả của một thí nghiệm thiết kế đang được tiến hành bởi Matt Koehler & Punya Mishra
(2008) và có liên quan đến nhiều người khác như Kathryn Hershey, Lisa Peruski, Aman Yadav, Kurnia Yahya
và Yong Zhao.
Các thành phần:
Mô hình TPACK gồm các thành phần là:

Hình 1: Mô hình TPACK
Technological Pedagogical Content Knowledge (TPACK): kiến thức nội dung chuyên môn, phương pháp sư
phạm và công nghệ.
Technological Pedagogical Knowledge (TPK): kiến thức công nghệ và phương pháp sư phạm.



22

22

Technological Content Knowledge (TCK): kiến thức chuyên môn và công nghệ.
Pedagogical Content Knowledge (PCK): kiến thức chuyên môn và phương pháp sư phạm.
Technology Knowledge (TK): kiến thức công nghệ.
Pedagogical Knowledge (PK): kiến thức phương pháp sư phạm.
Content Knowledge (CK): kiến thức chuyên môn.
Trung tâm của khuôn mẫu TPACK là sự tương tác phức tạp giữa ba dạng kiến thức chính: kiến thức công nghệ
(TK), phương pháp sư phạm (PK) và nội dung chuyên môn (CK).
Kiến thức công nghệ (TK)
Kiến thức công nghệ là kiến thức về những công nghệ tiêu chuẩn như sách, phấn viết và tấm bảng đen, cũng
như nhiều kĩ thuật tiên tiến hơn như Internet và video kĩ thuật số. Điều này đòi hỏi phải có những kĩ năng cần
thiết để có thể sử dụng các công nghệ đặc biệt đó.
Sử dụng công nghệ kĩ thuật số thì kiến thức kĩ năng cần có là kiến thức về hệ điều hành, phần cứng máy tính
cũng như khả năng sử dụng các bộ công cụ tiêu chuẩn của các phần mềm như xử lí văn bản, bảng tính, trình
duyệt, email,…
TK bao gồm kiến thức về làm thế nào để cài đặt và loại bỏ các thiết bị ngoại vi, cài đặt và gỡ bỏ các chương
trình phần mềm, tạo ra và lưu trữ các tài liệu.
Trong mô hình TPACK, Technology Knowledge (TK) có thể kết hợp với:
Content Knowledge (CK) để tạo thành Technological Content Knowledge (TCK).
Pedagogical Knowledge (PK) để tạo thành Technological Pedagogical Knowledge (TPK).
Kiến thức phương pháp sư phạm (PK)
Kiến thức sư phạm (PK) là kiến thức sâu về các quy trình, thói quen hoặc các phương pháp giảng dạy, học tập
và cách thức để đạt được mục đích giáo dục, các giá trị và mục tiêu tổng thể.
Đây là dạng kiến thức chung mà tham gia vào tất cả các vấn đề học tập của học sinh, việc quản lý lớp học, bài
học, thực hiện kế hoạch phát triển và đánh giá học sinh.
Nó bao gồm các kiến thức về kĩ thuật hoặc các phương pháp được sử dụng trong lớp học, bản chất của đối

tượng, mục tiêu và chiến lược để đánh giá sự hiểu biết của học sinh.
Một giáo viên với kiến thức sư phạm vững vàng sẽ hiểu làm thế nào để sinh viên xây dựng kiến thức và có
được các kĩ năng, phát triển các thói quen và khuynh hướng tích cực đối với việc học tập.
Như vậy, kiến thức sư phạm đòi hỏi một sự hiểu biết về nhận thức, lí thuyết xã hội, sự phát triển học tập và làm
thế nào mà họ áp dụng đối với sinh viên trong lớp học của họ.
Kiến thức nội dung chuyên môn (CK)
Kiến thức nội dung chuyên môn là những kiến thức về các vấn đề thực tế được học hoặc giảng dạy.
Các nội dung được đề cập trong các nghiên cứu ở trường trung học khoa xã hội hoặc đại số rất khác nhau về
nội dung. Rõ ràng, giáo viên phải biết và hiểu được các đối tượng mà họ giảng dạy, bao gồm: kiến thức chính
của bài dạy, khái niệm, lí thuyết và thủ tục trong một lĩnh vực nhất định, kiến thức của các khuôn mẫu, giải
thích tổ chức, kết nối các ý tưởng, kiến thức của các quy tắc, chứng cứ và chứng minh (Shulman, 1986).


23

23

Giáo viên cũng phải hiểu được bản chất của kiến thức và những yêu cầu trong các lĩnh vực khác nhau. Ví dụ,
làm thế nào để một chứng minh trong toán học khác nhau so với một lời giải thích trong lịch sử hoặc giải thích
một tác phẩm văn học? Giáo viên không có những hiểu biết có thể xuyên tạc những đối tượng khi truyền đạt
đến học sinh của mình (Ball, McDiarmid, 1990).
Các điều kiện cốt lõi để việc tích hợp công nghệ thành công.
Điều kiện về con người
Con người là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công trong việc ứng dụng công nghệ thông
tin vào dạy học. Công nghệ thông tin chỉ là công cụ hỗ trợ cho việc giảng dạy và học tập, làm chủ công nghệ
và quyết định lựa chọn sử dụng công nghệ như thế nào vẫn là do con người quyết định, mà cụ thể ở đây là thầy
cô giáo, người trực tiếp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giảng dạy. Do đó, để ứng dụng công nghệ
thông tin thành công vào dạy học, cần có những điều kiện về con người như:
Cần có những kiến thức về công nghệ.
Có kiến thức về phương pháp sư phạm.

Vững vàng kiến thức chuyên môn kết hợp sử dụng công nghệ vào bài dạy.
Kiến thức về công nghệ
Biết cách giải quyết các vấn đề kĩ thuật máy tính.
Có thể học hỏi và áp dụng công nghệ dễ dàng.
Theo kịp các công nghệ mới quan trọng.
Thường xuyên sử dụng công nghệ.
Biết nhiều về các công nghệ khác nhau.
Có kĩ năng về kĩ thuật sử dụng công nghệ.
Có đủ cơ hội để làm việc với các công nghệ khác nhau.
Kiến thức phương pháp sư phạm
Đánh giá việc học của học sinh trong lớp.
Điều chỉnh việc dạy dựa trên việc người học hiểu hay không hiểu.
Điều chỉnh cách dạy phù hợp với nhiều đối tượng người học.
Đánh giá việc học của người học theo nhiều cách.
Sử dụng nhiều cách tiếp cận dạy học khác nhau trong bối cảnh lớp học (học tập cộng tác, hướng dẫn trực tiếp,
học tập phát vấn, học tập dựa theo dự án, học tập dựa trên vấn đề).
Biết cách tổ chức và quản lí lớp học.
Kiến thức chuyên môn kết hợp sử dụng công nghệ
Biết chọn công nghệ giúp tăng cường phương pháp dạy học và đạt được mục tiêu bài dạy.
Biết chọn công nghệ giúp tăng cường việc học của người học.
Hiểu rõ mức ảnh hưởng của công nghệ tới các phương pháp dạy mà mình đang sử dụng.
Hoàn thiện cách sử dụng công nghệ mà mình đang sử dụng trong lớp.


24

24

Dùng công nghệ để hỗ trợ trình bày nội dung bài dạy sinh động, hấp dẫn.
Điều kiện về cơ sở vật chất

Để đạt được sự thành công trong tích hợp công nghệ thông tin vào dạy học, cơ sở vật chất thiết bị cần được
trang bị đồng bộ, bao gồm: máy tính, tivi, máy chiếu, máy projector, phòng thí nghiệm, phòng thực hành có
trang bị máy tính, kết nối Internet,… có như vậy, các bài giảng điện tử, những bài dạy có tích hợp công nghệ
thông tin mới có thể được triển khai và mở rộng.
Điều kiện về công nghệ
Máy tính
Dạy học có tích hợp công nghệ thì máy tính là công cụ không thể thiếu trong quá trình giảng dạy và học tập của
giáo viên và học sinh.
Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, việc ứng dụng công nghệ vào dạy học ngày càng phổ biến và
phát triển thì máy tính đã trở thành một công cụ quan trọng, quen thuộc như cây bút, cây thước, … trong bộ
dụng cụ học tập của học sinh vậy.
=> do đó, để có thể tích hợp được công nghệ vào dạy học, tối thiểu phải được trang bị máy tính cùng với các
phần mềm và chương trình hỗ trợ, …
Phần mềm hỗ trợ
Các phần mềm hỗ trợ dạy học (giảng dạy và học tập) ngày càng được phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Cùng với máy tính, đây chính là điều kiện để việc tích hợp công nghệ vào dạy học được thuận tiện, thường
xuyên và đạt được kết quả cao hơn. Bởi vì, những phần mềm hỗ trợ dạy học sẽ giúp giáo viên có những bài dạy
sinh động, hấp dẫn, giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn, hình dung về đối tượng, kiến thức được học trực quan
hơn, từ đó không những lĩnh hội được kiến thức mà còn phát triển được những kĩ năng khác như: phân tích, xử
lí, đánh giá thông tin, phát triển kĩ năng giao tiếp,…
Cần lựa chọn và ưu tiên sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học miễn phí hay mã nguồn mở để đảm bảo những
quy định về bản quyền và có thể phát triển được phần mềm mã nguồn mở.
Internet
Kho tàng kiến thức của con người là vô cùng to lớn và phong phú. Thế giới ngày càng phát triển theo xu hướng
“phẳng” về thông tin. Và Internet là điều kiện cốt yếu trong xu hướng phát triển đó. Internet giúp con người
“làm chủ” kho tàng tri thức “khổng lồ” của nhân loại. Do đó, để người học chủ động tìm kiếm, làm chủ những
tri thức cần thiết trong quá trình học tập thì Internet là 1 điều kiện không thể thiếu.
Bên cạnh việc khai thác triệt để những ích lợi do Internet mang lại trong quá trình tích hợp công nghệ vào dạy
học thì cũng cần chú ý đến những mặt trái của nó để phòng chống và ngăn ngừa kịp thời nhằm mang lại hiệu
quả cao nhất trong giảng dạy và học tập.

Chương IV: Dạy và học với ba phần mềm công cụ cơ bản: xử lý văn bản,
bảng tính và ứng dụng CSDL
Cần lựa chọn công cụ phần mềm cho lớp học truyền thống lúc nào? Tại sao?
Các công cụ phần mềm nhằm chuẩn bị cho giáo viên trong vai trò mới và cho thấy cách công nghệ thông tin có
thể được sử dụng như thế nào cho quá trình dạy học tích cực. Tất cả các công cụ đều đóng góp vào quá trình
giáo viên và học sinh xây dựng kiến thức và hiểu biết về thế giới xung quanh thông qua trải nghiệm tích cực,
thử nghiệm và suy ngẫm trong sự tương tác với nhau và tương tác với tài liệu học tập.


25

25

Tất cả các công cụ đều có tiềm năng đổi mới và/hoặc chuyển đổi việc dạy và học. Do đó chúng luôn là một
thành tố trong thiết kế hướng dẫn thúc đẩy công nghệ. Các công cụ khác nhau có thể hỗ trợ cho học tập hợp
tác, giải quyết vấn đề, học tập có ý nghĩa,…

Đồ thị này biểu diễn mối quan hệ giữa sự phức tạp của việc học với phương pháp hướng dẫn cho việc học theo
miền liên tục các thiết kế hướng dẫn công nghệ thông tin (NCREL, 2003). Các công cụ khác nhau đều có những
tiềm năng riêng để thúc đẩy việc dạy và học. Ví dụ: phần lớn các bài tập thực hành và luyện tập do giáo viên
xây dựng để kiểm tra kiến thức hoặc kĩ năng cơ bản của người học. Các mô phỏng lại thường được dùng cho
các kĩ năng tư duy cấp cao hơn khi người học phải tự xây dựng kiến thức và hiểu biết. Ở giữa các công cụ này
là các công cụ trình chiếu để trình bày và hình ảnh hóa, Webquest để tổ chức nghiên cứu trực tuyến, dựa trên
vấn đề, câu chuyện hình ảnh kết hợp các dữ liệu video và âm thanh, các công cụ tạo sản phẩm như phần mềm
soạn thảo văn bản để tạo bài viết chia sẻ.
Giáo viên và người học sử dụng các công cụ phần mềm để hỗ trợ việc dạy và học.
Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những
phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải
quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy
theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thông.

Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phần mềm giáo dục cũng đạt được những thành tựu đáng
kể như: bộ Office, Cabri, Crocodile, SketchPad/Geomaster SketchPad, Maple/Mathenatica, ChemWin,
LessonEditor/Violet… hệ thống WWW, e-Learning và các phần mềm đóng gói, tiện ích khác. Do sự phát triển
của công nghệ thông tin và truyền thông mà mọi người đều có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy
học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng. Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà học sinh trung
bình, thậm chí học sinh trung bình yếu cũng có thể hoạt động tốt trong môi trường học tập. Phần mềm dạy học
được sử dụng ở nhà cũng sẽ nối dài cánh tay của giáo viên tới từng gia đình học sinh thông qua hệ thống mạng.
Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm
được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống, chỉ cần “bấm chuột”, vài giây sau
trên màn hình hiện ra ngay nội dung của bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự
chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh. Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu
hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Những khả năng mới mẻ và ưu việt
này của công nghệ thông tin và truyền thông đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học
tập, cách tư duy và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người.
Việc sử dụng các công cụ này nhằm mục đích:

×