Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

đề cương ôn tập học kì i lớp 9- chia theo mức độ nhận thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.59 KB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LAI CHÂU
TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ THAN UYÊN
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
MÔN: NGỮ VĂN - HỌC KÌ I
(CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN)
LỚP 9
1
A. PHẦN VĂN:
STT CÂU HỎI:
MĐKT
:
NỘI DUNG - HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI: ĐIỂM::
GHI
CHÚ:
1
Để chứng minh Chủ tịch HCM
có một lối sống rất bình dị, rất
Việt Nam, rất phương Đông,
tác giả Lê Anh Trà đã sử dụng
những dẫn chứng cụ thể nào
trong văn bản Phong cách Hồ
Chí Minh (SGK ngữ văn 9 tập
I)? (2 điểm)
NB
Những dẫn chứng cụ thể:
- Nơi ở và làm việc: nhà sàn nhỏ với ao cá,vài căn
phòng vừa là nơi tiếp khách, vừa là nơi họp Bộ
Chính trị đồ đạc mộc mạc đơn sơ.
- Trang phục: áo bà ba nâu, áo trấn thủ, dép lốp
- Bữa ăn: đạm bạc, món ăn dân tộc cá kho, rau
luộc, cà muối.


- Tư trang: một chiếc va li con, vài bộ quần áo.
0,5
0,5
0,5
0,5
2
Nêu nội dung và nghệ thuật cơ
bản của Văn bản “Đấu tranh
cho một thế giới hòa bình”
(SGK Ngữ văn 9 tập I). (2,5
điểm))
TH
* Nội dung:
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ toàn nhân
loại và sự phi lí của cuộc chạy đua vũ trang.
- Lời kêu gọi đấu tranh vì một thế giới hoà bình,
không có chiến tranh.
* Nghệ thuật:
- Nghị luận với chứng cứ cụ thể, xác thực. Cách so
sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt
chẽ, lời văn đầy nhiệt huyết.
1
1
1
3 Bản “Tuyên bố thế giới về sự
sống còn, quyền được bảo vệ
và phát triển của trẻ em”
(SGK ngữ văn 9 tập I) đề cập
đến những nội dung cơ bản
nào? (4 điểm)

TH
- Khẳng định quyền của trẻ em (được sống trong vui
tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển)
- Nêu lên thực tế của trẻ em trên toàn thế giới (Trẻ
em bị rơi vào tình trạng hiểm hoạ, đời sống vô cùng
cực khổ).
- Khẳng định điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh
chăm sóc trẻ em (Sự ra đời của Công ước về quyền
trẻ em, Sự hợp tác, đoàn kết quốc tế, Tăng cường
1
1
1
2
phúc lợi trẻ em )
- Xác định nhiệm vụ cụ thể của từng quốc gia trên
Trên mọi lĩnh vực (y tế, giáo dục, xã hội), mọi đối
tượng, mọi cấp độ (gia đình, xã hội, quốc gia, quốc
tế).
1
4
Chép lại theo trí nhớ khổ thơ
đầu và khổ thơ cuối của văn
bản Đoàn thuyền đánh cá của
Huy Cận? Nêu nội dung và
nghệ thuật của bài thơ?
(4,0 điểm)
TH
* Học sinh chép theo trí nhớ khổ thơ đầu và khổ
thơ cuối của văn bản Đoàn thuyền đánh cá của Huy
Cận.

- Chép đúng mỗi câu được 0,25 điểm. Sai từ 3 -5 lỗi
chính tả, sai 2-3 từ trở lên trừ 0,25 điểm.
* Nội dung:
- Bài thơ khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, sự
hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động. Ca
ngợi tinh thần lao động phấn khởi và hăng say của
những người dân chài trên biển quê hương
* Nghệ thuật:
- Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình
ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú độc
đáo, thơ giàu hình ảnh, âm hưởng khỏe khắn, hào
hùng, lạc quan.
2,0 đ
1,0 đ
(1,0 ®))
5
Nêu khái quát về nội dung và
nghệ thuật bài thơ Đồng chí
của Chính Hữu .(2 điểm)
TH
ND:Tình đồng chí của những người lính dựa trên
cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu,
được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc
trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo
nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính
cách mạng.
- NT: Chi tiết, hình ảnh ngôn ngữ bình dị chân
thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
1
1

3
6
Chép lại 2 khổ thơ cuốibài
thơ Ánh trăng ? Nêu nội dung
và nghệ thuật cuả bài thơ?
(3 điểm)
NB-TH
*Chép lại đúng, trình bầy sạch sẽ, khoa học.
- NT: H/ả bình dị mà giàu ý nghĩa biểu tượng, giọng
điệu chân thành, nhỏ nhẹ mà thấm sâu
- ND:Từ h/ả ánh trăng trong thành phố, gợi lại
những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính
gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, nhắc nhở
thái độ sống tình nghĩa, thủy chung.
1,0
1,0
1,0
7
Chép lại 8 câu cuối của đoạn
trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn
Du). Nêu nội dung và biện
pháp nghệ thuật chủ yếu của
đoạn thơ đó ?(4 ®iÓm)
NB-TH
* Chép chính xác 8 câu thơ cuối của đoạn
trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
* Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của 8 câu thơ:
- Nội dung: Tâm trạng buồn tủi, sự cô đơn, trước
tương lai vô định, nỗi buồn tha hương, lòng thương

nhớ người yêu, cha mẹ và cả sự bàng hoàng lo sợ
khi ở lầu Ngưng Bích của Thuý Kiều.
- Nghệ thuật :
+ Tả cảnh ngụ tình.
+ Điệp ngữ: buồn trông.
+ Từ láy gợi tả: xa xa, rầu rầu, xanh xanh, ầm
ầm.
2
1
0,5
0,25
0,25
8
Những hình ảnh: mặt trời,
tràng hoa, vầng trăng, trời
xanh trong bài thơ “Viếng
lăng Bác” của Viễn Phương
đã có tác dụng như thế nào
trong việc biểu hiện tình cảm,
cảm xúc của nhà thơ và của
mọi người đối với Bác Hồ?
(3 điểm)
TH
- Hình ảnh “mặt trời” -> Sự vĩ đại, công đức lớn lao
của Bác, lòng biết ơn, sự tôn kính của nhân dân,
của nhà thơ đối với Bác.
- Hình ảnh “tràng hoa” -> Thể hiện tấm lòng thành
kính của nhân dân ta đối với Bác.
- Hình ảnh “vầng trăng” -> Tâm hồn cao đẹp, sáng
trong của Bác.

- Hình ảnh “trời xanh”-> Sự trường tồn của Bác với
non sông đất nước, với dân tộc Việt Nam.
0,75
0 ,75
0,75
0,75
9 Thống kê các tác phẩm
truyện hiện đại Việt Nam
NB-TH Có 3 tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam:
- Thời kì kháng chiến chống Pháp: Làng - Kim Lân 1
4
trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mĩ.
(Tên truyện, tác giả, năm
sáng tác)
(2 điểm)
- 1948.
- Thời kì kháng chiến chống Mĩ: Chiếc lược ngà -
Nguyễn Quang Sáng - 1966, Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn
Thành Long - 1970.
1
10
Hình ảnh các thế hệ con
người Việt Nam yêu nước
trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mĩ đã
được miêu tả qua những
nhân vật chính nào? Nhận
xét những nét tính cách nổi
bật ở mỗi nhân vật đó?

(2,5 điểm)
Hình ảnh con người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ
trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp Và chống
Mĩ đã được thể hiện sinh động qua một số nhân
vật: Ông Hai (Làng), anh thanh niên (Lặng lẽ Sa
Pa), ông Sáu, bé Thu (Chiếc lược ngà), ba cô gái
thanh niên xung phong (Những ngôi sao xa xôi).
* Nét nổi bật về tính cách của mỗi nhân vật:
- Ông Hai: là người nông dân Việt Nam có lòng yêu
làng, yêu nước, trung thành với cụ Hồ với kháng
chiến.
- Anh thanh niên: Yêu thích, hiểu biết về ý nghĩa
công việc thầm lặng của mình trên đỉnh núi cao, có
suy nghĩ và tình cảm tốt đẹp, trong sáng về công
việc và đối với mọi người. Khiêm tốn, giàu mơ ước
và cống hiến cho đất nước.
- Ông Sáu: Tình cha con sâu nặng, tha thiết trong
hoàn cảnh éo le và xa cách của chiến tranh, Bé Thu:
Tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn, thắm thiết
với người cha.
1
0,5
0,5
0,5
B. PHẦN TIẾNG VIỆT:
STT CÂU HỎI:
MĐK
T:
NỘI DUNG - HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI: ĐIỂM: GHI CHÚ
5

1
Kể tên các phương châm hội
thoại ? (2,5 điểm)
NB
- Phương Châm về lượng
- Phương châm về chất
- Phương châm quan hệ
- Phương châm cách thức
- Phương châm lịch sự
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
2
Thế nào là phương châm về
lượng và phương châm về
chất?
(2 điểm)
NB
* Phương châm về lượng: Khi giao tiếp cần nói cho
có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu
cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
* Phương châm về chất: Khi giao tiếp đừng nói
những điều mà mình không tin là đúng hay không
có bằng chứng xác thực.
1
1
3
Thế nào là phương châm

quan hệ, phương châm cách
thức và phương châm lịch
sự?
(3 điểm)
NB
* Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp cần nói đúng
vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
* Phương châm cách thức: Khi giao tiếp cần chỳ ý
núi ngắn gọn, rành mạch, cần trỏnh núi mơ hồ.
* Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp cần tế nhị và
tôn trọng người khác.
1
1
1
4
Thế nào là cách dẫn trực tiếp
và cách dẫn gián tiếp?
(2,5 điểm )
NB
* Có 2 cách dẫn lời nói hay ý nghĩ (lời nói bên
trong) của 1 người, 1 nhân vật.
- Dẫn trực tiếp: Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý
nghĩ của người hoặc nhân vật.
+ Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kộp.
- Dẫn dán tiếp: Thuật lại lời nói hay ý nghĩ, có điều
chỉnh phù hợp.
- Lời dấn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép .
0,5
0,5
0,5

0,5
0,5
5 Để xưng hô có hiệu quả,
người nói cần căn cứ vào
đâu? Hãy 2 lấy ví dụ?
(3 điểm )
TH * Sử dụng từ ngữ xưng hô hiÖu qu¶.
- Người nói cần căn cứ vào đặc điểm của tình huống
giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
Ví dụ:
+ Đối với người trên: bác - cháu, anh - em, chị -
1,0
1,0
6
em,
+ Đối với bạn bè: bạn - tớ, cậu - tớ, gọi tên bạn –
mình (tôi),
1,0
5
Trong các từ in đậm sau đây,
từ nào được dùng với nghĩa
gốc, từ nào được dùng với
nghĩa chuyển? Xác định
phương thức chuyển nghĩa
của từ đó?
a.Rồi sớm rồi chiều lại bếp
lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ
sẵn.
(Bằng Việt, Bếp lửa )

b.Ngày ngày mặt trời đi qua
trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng
rất đỏ.
(Viễn Phương,Viếng lăng
Bác)
(2điểm)
TH
a. - lửa (1)-> Nghĩa gốc
- lửa (2) -> Nghĩa chuyển
-> Chuyển theo phương thức ẩn dụ.
b. - mặt trời (1)-> Nghĩa gốc
- mặt trời (2)-> Nghĩa chuyển
-> Chuyển theo phương thức ẩn dụ.
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,5
6 Đọc đoạn trích sau và trả
lời câu hỏi:
Tôi cũng kể chỉ chúng
nghe nhiều về bà tôi; một
hôm thằng lớn thở dài nói:
- Có lẽ tất cả các bà đều rất
tốt, bà tớ ngày trước cũng rất
tốt…
Nó thường nói một cách
buồn bã: ngày trước, trước

TH a.
- Lời dẫn trực tiếp: Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà
tớ ngày trước cũng rất tốt.
- Lời dẫn gián tiếp: ngày trước, trước kia, đã có thời
b. Trong lời nhận xét, “thằng lớn” phải dùng có lẽ
để báo cho người nghe biết rằng điều được nói ra
chỉ là suy đoán, chưa thật chắc chắn (liên quan đến
phương châm về chất).
1
1
1
7
kia, đã có thời… dường như
nó đã sống trên trái đất này
một trăm năm chứ không
phải mười một năm.
(G. Go-rơ-ki, Những ngày
thơ ấu)
a. Trong số những từ ngữ
hoặc câu được in đậm, đâu là
lời dẫn trực tiếp, đâu là lời
dẫn gián tiếp?
b. Vận dụng những phương
châm hội thoại đã học, giải
thích vì sao nhân vật “thằng
lớn” phải dùng từ có lẽ trong
lời nhận xét của mình.
( 3 điểm)
7
Nêu khái niệm thành phần

biệt lập?
(2 điểm )
NB
a. Thành phần tình thái: Được dùng để thể hiện
cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói
đến trong câu.
b. Thành phần cảm thán: Được dùng để bộc lộ tâm
lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận )
c. Thành phần gọi - đáp: Được dùng để tạo lập hoặc
để duy trì quan hệ giao tiếp.
d. Thành phần phụ chú: Được dùng để bổ sung một
số chi tiết cho nội dung chính của câu.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
8 Từ “chân” trong các câu
sau đây là từ nhiều nghĩa.
hãy xác định:
- Ở câu nào, từ “chân” dùng
với nghĩa gốc.
- Ở câu nào, từ “chân” được
TH a, Đuề huề lưng túi gió trăng
Sau chân theo một vài thằng con con
- Dùng với nghĩa gốc
b, Năm em học sinh lớp 9A có chân trong đội tuyển
của trường đi dự “Hội khỏe Phù Đổng”.
- Dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ
1
1

8
dùng với nghĩa chuyển theo
phương thức ẩn dụ.
- Ở câu nào, từ “chân” được
dùng với nghĩa chuyển theo
phương thức hoán dụ.
a, Đuề huề lưng túi gió trăng
Sau chân theo một vài thằng
con con
b, Năm em học sinh lớp 9A có
chân trong đội tuyển của
trường đi dự “Hội khỏe Phù
Đổng”.
c, Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng
ba chân.
(3 điểm)
c, Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
- Dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ. 1
Thuật ngữ là gì? Vận
dụng những hiểu biết của em
về kiến thức hóa học để giải
thích nghĩa của từ “muối” và
từ “nước”.
(3 điểm)
TH
- Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm
khoa học, công nghệ thường được dùng trong các
văn bản khoa học, công nghệ.

- Nước là hợp chất của các nguyên tố hi-đrô và ô xi,
có công thức là H
2
0.
- Muối là hợp chất mà phân tử gồm có một hay
nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều
gốc a-xít.
1
1
1
C. PHẦN TẬP LÀM VĂN:
STT CÂU HỎI: MĐKT NỘI DUNG - HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI: ĐIỂM: GHI CHÚ
1 Thuyết minh về cây lúa Việt VD *Mở bài:
9
Nam. (10 điểm)
- Giới thiệu về cây lúa Việt Nam
- Tầm quan trọng của nó đối với người Á Đông.
*Thân bài:
Thuyết minh chi tiết về cây lúa:
- Cây lúa với đời sống người nông dân Việt Nam.
(Kết hợp miêu tả)
+ Sự thân thuộc, gắn bó và tầm quan trọng
của cây lúa đối với người Việt Nam trong cuộc sống
hàng ngày.
+ Môi trường, đặc điểm của cây lúa theo
quá trình sinh trưởng từ lúc mới gieo cấy đến khi
trổ bông và chín.
+ Sự phong phú, đa dạng của các giống lúa
và sản phẩm được chế biến từ lúa gạo.
- Giá trị, lợi ích kinh tế của cây lúa.

+ Là nguồn thực phẩm hàng đầu, có giá trị
kinh tế cao, nuôi sống loài người và gia súc; Là
hàng xuất khẩu chính.
+ Dùng làm vật tế lễ, thờ cúng tổ tiên trong
ngày giỗ, ngày tết.
+ Dùng làm nguyên liệu sản xuất, chế biến
bánh kẹo
+ Lúa là đề tài cho các nghệ sĩ sáng tác thơ
ca, hội hoạ, âm nhạc.
*Kết bài:
Cảm nghĩ về cây lúa (Suy nghĩ về cây lúa trong đời
sống hiện nay).
0,5
0,5
1
1
1
1
1
1
0,5
0,5
1
1
2 Thuyết minh về một loại động
vật hay vật nuôi ở quê em.(con
chó, con mèo ). (10 điểm))
VD *Mở bài:
Giới thiệu về con vật mà em chọn để thuyết minh.
(thường bằng một câu định nghĩa; cho con vật tự

thuật về mình).
1
10
*Thân bài:
- Giới thiệu tên gọi.
- Nguồn gốc.
- Các loại.
- Miêu tả hình dáng của nó.
- Đời sống, cấu tạo cơ thể và một số đặc điểm của
nó :
- Cách nuôi ( thức ăn), phòng dịch.
- Đức tính, lợi ích của nó
- Những truyện kỳ thú về con vật ấy ở Việt Nam và
thế giới.
- Tình cảm của mình.
* Kết bài:
Cảm nghĩ của em về con vật nuôi đó.
1
1
1
1
1
1
1
0,5
0,5
1
3 Phân tích hình tượng nhân
vật Vũ Nương trong văn bản “
Chuyện người con gái Nam

Xương” trích Truyền kì mạn
lục của Nguyễn Dữ. (10 điểm)).
VD * Mở bài: - Nêu sơ lược về số phận những người
phụ nữ trong xã hội phong kiến
- Giới thiệu nhân vật
* Thân bài:
- Nét đẹp: - Thuỳ mị, nết na, tư dung tốt đẹp.
+ Với chồng: Giữ gìn khuôn phép, không để thất
hoà, rất mực thủy chung (phân tích)
+ Với mẹ chồng: là người con dâu hiếu thảo (phân
tích)
+ Với Con: là người mẹ dịu hiền, tinh tế.
- Nỗi bất hạnh: Bị nghi oan là thất tiết, phải tự vẫn
(phân tích).
- Nguyên nhân nỗi bất hạnh:
+ Trực tiếp:
Cái bóng – bé Đản không nhận cha
Người chồng vốn tính hay ghen, vũ phu.
+ Gián tiếp:
0,5
0,5
1
1
1
1
1
1
1
11
Cuộc hôn nhân không có tình yêu.

Chế độ nam quyền
Chiến tranh
- Liên hệ hình tượng nhân vật Vũ Nương với số
phận người phụ nữ thời phong kiến.
*Kết bài:
- Cảm nhận về nhân vật.
- Liên hệ với người phụ nữ thời nay.
1
0,5
0,5
4 Phân tích vẻ đẹp và số phận
đầy bi kịch của người phụ nữ
Việt nam qua hai nhân vật: Vũ
Nương và Thuý Kiều. ( Trong
tác phẩm Chuyện người con
gái Nam Xương và các đoạn
trích trong Truyện Kiều)(10
điểm)
VD * Mở bài:
- Giới thiệu khái quát xã hội lúc bấy giờ.
- Khái quát về hai nhân vật
* Thân bài:
- Nội dung: Vũ Thị Thiết qua đoạn trích Chuyện
người con gái Nam Xương và Thúy Kiều trong đoạn
trích Truyện Kiều. Họ đều là những người phụ nữ
đức hạnh, nhân hậu, giàu lòng vị tha, thủy chung
son sắt, là những người con hiếu thảo, người vợ,
người tình thủy chung nhưng cuộc đời và số phận
của họ lại rất éo le, ngang trái, đầy sóng gió
+ Vũ Thị Thiết: đẹp người, đẹp nết, thuỷ chung son

sắt, nhưng không được sum họp vợ chồng hạnh
phúc: một mình nuôi dạy con thơ, chăm sóc mẹ
già khi chồng đi vắng. Chỉ vì lời nói ngây thơ của
con trẻ mà bị chồng nghi oan, nàng đã tìm mọi cách
để minh oan nhưng không được đành phải tìm đến
cái chết
+ Thuý Kiều: hiếu thảo, nhân hậu, bao dung. Tài
sắc vẹn toàn, thuỷ chung son sắt. Gia đình gặp biến
cố, phải bán mình chuộc cha, tình yêu tan vỡ, quyền
sống và quyền được hạnh phúc bị cướp đoạt nhiều
lần
0,75
0,75
1,5
1,5
1,5
1
12
-> Số phận của người phụ nữ trong xã hội phong
kiến là phụ thuộc, khổ đau, oan khuất, nhân phẩm
bị chà đạp
-> Qua đó các tác giả muốn ca ngợi vẻ đẹp về phẩm
chất, nhan sắc, tài năng, sự hiếu thảo, thuỷ chung
son sắt, của các nhân vật nói riêng và người phụ
nữ trong xã hội nói chung.
- So sánh với người phụ nữ ngày nay
* Kết bài:
- Khái quát về số phận con người
- Liªn hÖ ngêi phô n÷ hiÖn nay.
1

0,5
0,75
0,75
5 Tưởng tượng 20 năm sau vào
một mùa hè em về thăm lại
trường cũ. Hãy viết thư cho
một người bạn học hồi ấy kể
lại buổi thăm trường đầy xúc
động ®ã.(10 điểm)
(Lưu ý: Có sử dụng yếu tố nghị
luận, miêu tả nội tâm.)
VD 1. Mở bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh, lí do về thăm trường cũ và vị
trí của mình khi viết thư cho bạn.
- Cảm xúc của '' tôi ''.
2. Thân bài:
* Miêu tả cảnh tượng ngôi trường và những sự đổi
thay (Chú ý gắn với cảnh ngày hè).
- Nhà trường, lớp học (kể, miêu tả, nhận xét)
- Cảnh thiên nhiên, cây cối xung quanh (kể, miêu tả,
nhận xét)
* Tâm trạng của mình.
- Tâm trạng hiện tại (kể, miêu tả nội tâm, biểu cảm)
- Kỷ niệm gợi về (gợi nhớ về hồi ức trong quá khứ
20 năm trước đây).
- Kỉ niệm với người viết thư (nêu kỉ niệm)
+ Những người em gặp (Thầy cô giáo, bác bảo vệ
hay học sinh học hè )
+ Câu chuyện kết thúc buổi thăm lại ngôi trường.
3. Kết bài:

- Suy nghĩ về ngôi trường.
0,75
0,75
1
1
1
1
1
1
1
0,75
13
- Hứa hẹn với bạn ngày họp lớp
- Kết thúc thư. .
0,5
0,25
6
Kể về một kỉ niệm sâu sắc của
em với người bạn thân.
(10điểm)
(Lưu ý: Có sử dụng yếu tố nghị
luận, miêu tả nội tâm.)
VD
1. Mở bài:
- Giới thiệu về người bạn thân, quan hệ của em với
bạn.
- Nêu kỉ niệm định kể.
2. Thân bài:
* Diễn biến câu chuyện:
- Nêu không gian, thời gian của truyện.

- Kể kỉ niệm sâu sắc sâu sắc với bạn.
- Suy nghĩ của em về các sự việc đó.
- Giải thích lí do kỉ niệm đã trở nên sâu sắc, đáng
nhớ.
- Ý nghĩa rút ra từ kỉ niệm sâu sắc đó.
- Khẳng định tình cảm của em đối với bạn đó là
rất thân thiết.
* Lưu ý:
- Trong khi kể, người viết kết hợp: Miêu tả và
miêu tả nội tâm; sử dụng lập luận; thể hiện tình
cảm thái độ của mình trước sự việc và con người.
3. Kết bài:
- Nêu kết cục, bài học về tình cảm, đạo lí.
- Vai trò của tình bạn trong cuộc sống con người
0,75
0,75
1
2
1
1
1
1
0,75
0,75
7 Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ
và trò chuyện với người lính
lái xe trong tác phẩm Bài thơ
về tiểu đội xe không kính của
Phạm Tiến Duật. Viết bài văn
kể lại cuộc gặp gỡ và trò

chuyện đó. (10 điểm)
VD 1. Mở bài:
- Giới thiệu sự việc: cuộc gặp gỡ và trò chuyện với
người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.
- Tình huống xảy ra câu chuyện: thời gian, địa
điểm,
2. Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo một
trình tự nhất định.
0,75
0,75
0,5
14
(Lưu ý: Có sử dụng yếu tố nghị
luận, miêu tả nội tâm.)
+ Hình ảnh người lính lái xe lúc gặp gỡ (ngoại hình,
tuổi tác).
+ Cuộc trò chuyện giữ em và người lính lái xe.
* Câu chuyện về người lính lái xe :
- Tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn,
gian khổ thiếu thốn hiểm nguy.
- Những nét sinh hoạt và đời sống tình cảm của
những người chiến sĩ lái xe. Hình ảnh lãng mạn hào
hùng:
+ Trong khó khăn, họ gặp nhau, hiểu nhau, trở
thành đồng đội của nhau, đồng chí keo sơn gắn bó
(quyết tâm cao, niềm tin vào tiền đồ cách mạng:
ngày mai đất nước được giải phóng)
+ Ý chí quyết tâm chiến đấu giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước.
- H/ả chiếc xe không nguyên vẹn > < có một trái

tim, Vật chất thiếu thốn > < tinh thần dồi dào.
- Khẳng định niềm tin ý chí của những người chiến
sĩ lái xe vận tải trên tuyến đường trường sơn đánh
Mĩ -> Tình yêu nước nồng nàn của thế hệ trẻ thời
chống Mĩ.
* Kết thúc buổi gặp gỡ:
- Chia tay người lính lái xe
- Suy nghĩ về cuộc gặp gỡ
3. Kết bài:
- Những tác động đến nhận thức, tình cảm của em
sau cuộc gặp gỡ.
- Cảm nghĩ của em về hình tượng người lính trong
chiến tranh.
- Trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với quá khứ lịch sử
của cha anh cũng như đối với hiện tại
0,5
1
1
1
1
1
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
15
Than Uyên, ngày: 15 tháng 9 năm 1014
TỔ CM DUYỆT: GIÁO VIÊN LẬP ĐỀ CƯƠNG:
Tổ trưởng:

Nguyễn Duy Tú
Bá Thị Hiền
BAN GIÁM HIỆU DUYỆT:
16

×