Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Tìm hiểu nhận thức về ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính ở sinh viên trường đại học sư phạm – đại học đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.82 KB, 47 trang )

1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền
vững trên mọi lĩnh vực. Cương lĩnh xây dựng đất nước của nhà nước Việt Nam đã
khẳng định: “Nguồn lực lớn nhất, quý báu nhất là tiềm lực con người Việt Nam”. Do
đó sự phát triển con người là yếu tố quyết định của mọi sự phát triển. Con người là giá
trị cao nhất của mọi giá trị, là thước đo của mọi giá trị. Đầu tư vào con người là cơ sở
chắc chắn nhất cho sự phát triển kinh tế xã hội. Như vậy, điều cốt lõi của sự thành
công là tạo ra được nguồn nhân lực có đủ năng lực, trí tuệ, thích nghi được với những
thay đổi mới của thời đại.
Tuy nhiên, cộng đồng chúng ta vẫn còn đâu đó những mảnh đời bất hạnh, những
người hàng ngày sống trong sự lặng lẽ, không có được âm thanh của cuộc sống bằng
chính đôi tai của mình, cũng không truyền tải những suy nghĩ, tình cảm của mình bằng
chính tiếng nói của mình.
Theo số liệu từ tổng cục điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, thì nước ta
có 6,7 triệu người khuyết tật, chiếm khoảng 7,8% dân số, trong đó hơn 1 triệu người
khiếm thính (chiếm khoảng 6,3% dân số). Như vậy, dạng khuyết tật về thính lực chiếm
tỉ lệ khá lớn trong các dạng khuyết tật nói chung của người Việt.
Người khiếm thính luôn có nhu cầu được học tập, giao tiếp với những người
xung quanh, như quan điểm của nhà tâm lý học nổi tiếng người Nga Vưgotsky đã
khẳng định “Trẻ khuyết tật nói chung và trẻ khiếm thính nói riêng không phải phát
triển kém hơn người bình thường cùng độ tuổi mà phát triển theo cách khác”.Do thiếu
giáo viên, tài liệu học tập và môi trường giáo dục bằng ngôn ngữ kí hiệu nên người
khiếm thính gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp, học văn hóa, học nghề, tiếp cận
các dịch vụ hành chính, xã hội nói chung, đặc biệt là tìm và duy trì việc làm. Những
khó khăn và thách thức này khiến đa số người khiếm thính khó hòa nhập bình đẳng
trong xã hội.
Tuy nhiên, có một thực tế là ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính hiện nay
chưa được phổ biến rộng rãi tới cộng đồng những người bình thường, đặc biệt là thế hệ
sinh viên thanh niên ở các trường Đại học, một thế hệ mà có đủ sức và lòng nhiệt


huyết để có thể giúp những người khiếm thính loại bỏ dần những mặc cảm tự ti để tiếp
cận nhiều hơn với những văn minh của cuộc sống, gắn kết hơn với cộng đồng. Chính
sự thiếu đi kiến thức về ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính là bức tường lớn
ngăn cách trong việc tìm hiểu về người khuyết tật nói chung và người khiếm thính nói
riêng.
Nguyên nhân chính của tình trạng trên có thể là do sinh viên vẫn chưa quan tâm
đến loại ngôn ngữ này cũng như mục đích và ý nghĩa của nó, có thể nó không liên
quan gì đến ngành mà họ học cũng như công việc sau khi ra trường của họ,cũng có thể
do ngôn ngữ ký hiệu khó tiếp cận và chưa có một lớp học đầy đủ, cụ thể tại trường đại
học.
Với những lý do trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu nhận
thức về ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính ở sinh viên trường Đại học
1
2
Sưphạm – Đại học Đà Nẵng” nhằm tìm hiểu về sự hiểu biết, cũng như mức độ quan
tâm đến ngôn ngữ ký hiệu cũng như người khiếm thính của sinh viên trường Đại học
Sư phạm–Đại học Đà Nẵng.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhận thức về ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính ở sinh viên
trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp
nhằm giúp sinh viên có nhận thức tốt hơn về ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức về ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính ở sinh viên trường Đạihọc
Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.
4. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.
5. Khách thể khảo sát
250 sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
6. Giả thuyết khoa học
Thực tế hiện nay, vấn đề nhận thức về ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính ở

sinh viên vẫn còn hạn chế. Sự nhận thức về ngôn ngữ ký hiệu lại có sự khác nhau giữa
các khối ngành mà các bạn theo họcvà nó cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác
nhau.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận nhận thức về ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính.
- Khảo sát thực trạng nhận thức và khả năng sử dụng ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm
thính của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng. Trên cơ sở đó đề xuất
giải pháp nhằm nâng cao nhận thức cũng như khả năng sử dụng ngôn ngữ ký hiệu của
người khiếm thính, của sinh viên trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân loại
- Phương pháp hệ thống hóa
- Phương pháp khái quát hóa
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương phápđiều tra bằng bảng khai (Angket):
- Phương pháp phỏng vấn
8.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học
9. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu:nghiên cứu nhận thức về ngôn ngữ ký hiệu của sinh viên trường
Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.
- Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 4 năm 2012.
- Địa điểm nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu tại trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà
Nẵng.
2
3
3

4
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1. Lịch sử và các công trình nghiên cứu
1.1.1. Trên thế giới
Theo điều tra của viện nghiên cứu chiến lược và phát triển chương trình giáo dục
thì người khiếm thính chiếm tỉ lệ khoảng 20% trong tổng số người khuyết tật. Như
vậy, sự tồn tại của người khiếm thính là một thực tế khách quan ở tất cả các nước trên
thế giới và trong mọi giai đoạn lịch sử khác nhau của xã hội loài người.
384-322 TCN: Aristotle, triết gia vĩ đại của Hy Lạp, tuyên bố “Người điếc không
thể giáo dục được. Nếu không nghe được, con người không thể học được".
Vào thế kỷ thứ 16, Geronimo Cardano một bác sĩ ở Padua miền bắc nước Ý
tuyên bố rằng người điếc có thể giao tiếp được với mọi người bằng cách kết hợp có hệ
thống một số ký hiệu được quy ước.
Thế kỷ 17: Juan Pablo de Bonet xuất bản cuốn sách đầu tiên về ngôn ngữ ký
hiệu, đồng thời công bố bảng chữ cái năm 1620 dựa trên nền tảng là ngôn ngữ ký hiệu
đã được cộng đồng người điếc phát triển theo bản năng từ trước.
Thế kỷ 18:
Năm 1755, Abbe Charles Michel de L'épée, Paris thành lập trường học đầu tiên
miễn phí cho người khiếm thính. Mọi người khiếm thính có thể giao tiếp với nhau và
với người bình thường thông qua các cử chỉ, dấu hiệu của đôi bàn tay và phương pháp
đánh vần bằng những ngón tay. Abbe là một người cực kỳ sáng tạo, bước đầu ông học
hỏi các ký hiệu giao tiếp hỗn tạp của một câu lạc người khiếm thính ở Paris. Sau đó
ông chỉnh sửa, sắp xếp chúng lại một cách hợp lý, bỏ đi những động tác thừa, thêm
vào những ký hiệu của riêng ông. Kết quả là đã có một phiên bản ngôn ngữ ký hiệu
hoàn chỉnh tiêu chuẩn hiệu quả ra đời giúp người khiếm thính không còn cô đơn giữa
thế giới im lặng.
Hệ thống ngôn ngữ này được người Pháp nồng nhiệt chào đón và phát triển cho
đến ngày hôm nay. Nó được gọi là FSL - tức French Sign Language để phân biệt với
các ngôn ngữ khác như BSL (British Sign Language) hay AFL (American Sign

Language).
1778: Tại Leipzig, Đức, Samuel Heinicke, trường công lập đầu tiên dành cho
người điếc không chỉ sử dụng ngôn ngữ ký hiệu mà còn dùng phương pháp nói và đọc
khẩu hình (speech-reading) – tiên phong cho việc dùng tất cả các phương pháp để giao
tiếp tối ưu (dùng tất cả các biện pháp giao tiếp có thể: ngôn ngữ ký hiệu, cử chỉ, đánh
vần bằng ký hiệu, đọc khẩu hình, nói, trợ thính, đọc, viết và tranh vẽ).
Thế kỷ 19
1815: Thomas Hopkins Gallaudet tới châu Âu nghiên cứu phương pháp giáo dục
dành cho người điếc. Trở lại Hoa Kỳ cùng với giáo viên ngôn ngữ ký hiệu, Gallaudet
và Laurent Clerc mở trường công dành cho người điếc đầu tiên của Hoa Kỳ
tạiHartford, Connecticut năm 1817.
Năm 1826 Thomas Gallaudet người sáng lập trường khiếm thính Hartford đã đem
FSL đến Mỹ. Tại đây FSL được kết hợp thêm với các hệ thống ký hiệu ở địa phương
để tạo ra ASL. ASL là ngôn ngữ phổ biến thứ tư ở Bắc Mỹ được hơn nửa triệu người
4
5
Mỹ và Canada sử dụng. Một người khiếm thính sẽ dễ dàng học các ngôn ngữ ASL,
BSL hay FSL bởi vì đây là thứ ngôn ngữ của khái niệm chứ không phải tiếng Anh,
tiếng Pháp, tiếng Nhật. Về cơ bản nó là thứ ngôn ngữ ghi ý chứ không phải ghi âm.
Tuy nhiên nhược điểm của ngôn ngữ ghi ý là rất khó để diễn đạt những khái niệm trừu
tượng, cũng như tính kém phong phú trong việc miêu tả sự vật hiện tượng
Thế kỷ 20
1924: tổ chức World Games đầu tiên dành cho người điếc. Bắt đầu phát triển
Gestuno (ngôn ngữ ký hiệu chuẩn quốc tế).
1951: Đại hội đầu tiên của Liên hiệp Người Điếc Thế giới (WFD) diễn ra tại
Roma.
1960: William Stokoe, người Mỹ, xuất bản cuốn sách ngôn ngữ học đầu tiên về
ngôn ngữ ký hiệu Mỹ (American Sign Language - ASL).
Vào năm 1966 hệ thống ngôn ngữ ký hiệu ghi âm được phát triển bởi nhà vật lý
người Mỹ R. Orin Cornett. Giờ đây các ký hiệu tay không đại diện cho một ý nghĩa

nào nữa mà đại diện cho một âm nào đó. Kết hợp các ký hiệu này với "nhấp nháy môi"
ngôn ngữ ký hiệu ghi âm này tương thích với hơn 40 ngôn ngữ trên khắp thế giới.
1979: Klima và Bellugi tiến hành nghiên cứu đầu tiên về ngôn ngữ ký kiệu Mỹ
(ASL) trên phương diện ngôn ngữ học.
1988: Đầu tháng 6, Quốc hội Cộng hòa Séc thông qua một đạo luật chính thức
công nhận Ngôn ngữ Ký hiệu Séc là ngôn ngữ chính dành cho người điếc tại quốc gia
này. Người điếc có quyền được nhận dịch vụ phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu miễn phí
24/24. Trẻ em điếc có quyền được giáo dục bằng ngôn ngữ ký hiệu bản địa. Thêm vào
đó, theo quy định pháp luật, phụ huynh của trẻ điếc được dự các lớp ngôn ngữ ký hiệu
miễn phí. Dù vậy, luật pháp vẫn chưa quy định việc phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu trong
trường trung học, đại học và tòa án.
1.1.2. Ở Việt Nam
Từ những năm 2000, Việt Nam bắt đầu triển khai những nỗ lực của mình nhằm
hoàn thiện và hệ thống hóa Ngôn ngữ Ký hiệu Việt Nam. Các câu lạc bộ, nhóm dạy,
sinh hoạt NNKH bắt đầu hình thành và nở rộ. Một số tài liệu khá công phu xuất hiện
như: bộ 3 tập Ký hiệu cho người điếc Việt Nam, từ điển NNKH Việt Nam, v.v.
Năm 2004 dự án xây dựng từ điển ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính của
trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã thành công đoạt giải thưởng và
được nhận tài trợ bởi chương trình DigitAl Hope 2004, nhằm mục đích cải thiện đời
sống của thanh niên, đặc biệt là các thanh niên khiếm thính.
Đây là dự án ứng dụng công nghệ thông tin nhằm trợ giúp vốn từ giao tiếp bằng
ký hiệu cho người khiếm thính và phục vụ công tác đào tạo sinh viên ngành giáo dục
đặc biệt. Dự án được chia thành 3 giai đoạn: tạo khung dữ liệu; mở rộng dữ liệu - trang
bị máy ảnh; đưa bộ từ điển lên Internet - đào tạo sử dụng. ở giai đoạn 1, khung dữ liệu
bao gồm 2000 mẫu ký hiệu được ghi hình bằng máy quay phim và đưa vào máy vi tính
để xử lý thành cơ sở dữ liệu từ điển, triển khai tại Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật
Thuận An (thành phố Hồ Chí Minh). Giai đoạn 2, các thành viên dự án đến các trung
tâm giáo dục khiếm thính để sưu tầm các mẫu ký hiệu khác nhau giữa các vùng, miền,
bổ sung vào từ điển ký hiệu. Hiện nay tại Việt Nam có khá nhiều trung tâm và cơ sở
giáo dục trẻ khiếm thính. Ký hiệu được sử dụng ở những nơi này cũng có những phần

5
6
khác biệt, vì vậy cần sưu tầm các ký hiệu khác nhau có ý nghĩa tương tự nhau để đưa
vào bộ từ điển. Điều này còn giúp cộng đồng khiếm thính ở các nơi khác nhau có thể
hiểu rõ nhau hơn thông qua việc sử dụng bộ từ điển này. Các đơn vị giáo dục khiếm
thính được chọn để triển khai trong giai đoạn 2 bao gồm: Trung tâm giáo dục trẻ
khuyết tật Thuận An (Bình Dương), trường Hy Vọng I (thành phố Hồ Chí Minh),
trường Dạy nghề và dạy chữ cho trẻ điếc (Hải Phòng), trường Hy Vọng (Đắc Lắc),
Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Cần Thơ ở giai đoạn 3, bộ từ điển ký hiệu sẽ được
đưa vào chương trình đào tạo sinh viên chuyên ngành khiếm thính của ĐH Sư phạm
thành phố Hồ Chí Minh. Trường cũng sẵn sàng hỗ trợ các trung tâm giáo dục trẻ
khiếm thính khác đưa bộ từ điển này vào chương trình giảng dạy. Dự án cũng đào tạo
50 học viên cho các cơ sở giáo dục khiếm thính để họ có kiến thức cơ bản về sử dụng
máy tính, Internet và sử dụng bộ từ điển này. Cùng với việc phát hành bộ từ điển dưới
dạng đĩa CD-ROM thì việc lập website và đưa bộ từ điển lên mạng Internet là việc làm
không thể thiếu.
Với tính thực tiễn và nhân văn trên, theo tính toán của những người lập dự án, sẽ
có khoảng 200.000 thanh, thiếu niên khiếm thính (chiếm khoảng 60% số người khiếm
thính) tại Việt Nam được hưởng lợi. Còn tại các trung tâm giáo dục trẻ khiếm thính thì
100% các em sẽ được học ký hiệu giao tiếp từ bộ từ điển này. Các sinh viên học
chuyên về giáo dục khiếm thính cũng sẽ được sử dụng bộ từ điển ký hiệu này như là
một công cụ học tập để phát triển nhanh chóng kỹ năng giao tiếp với các em khiếm
thính.
Còn theo đánh giá của Hội đồng khoa học, “đây là bộ từ điển mở và tính tùy biến
cao”, do đó không chỉ người Việt Nam mà những cộng đồng khác ở châu Á, nếu chưa
có bộ từ điển nào, đều có cơ hội biên tập lại để sử dụng cho phù hợp với chữ viết và
phong tục tập quán.
Năm 2007, Ban biên soạn của dự án giáo dục Đại học cho người điếc Việt Nam
đã nghiên cứu và xuất bản bộ sách ngôn ngữ ký hiệu theo chương trình của Thành phố
Hồ Chí Minh gồm 3 quyển 1, 2, và 3.

Ngôn ngữ ký hiệu thành phố Hồ Chí Minh có nguồn gốc là sự pha trộn giữa ngôn
ngữ ký hiệu của người Điếc ở Việt Nam được sử dụng từ trước những năm 1886 và
ngôn ngữ ký hiệu của Pháp được mang đến Việt Nam vào năm 1886 khi trường học
đầu tiên dành cho người Điếc được thành lập ở Lái Thiêu, Bình Dương (Woodward,
Hòa và Tiên 2004) Điều này cũng tương tự như nguồn góc của ngôn ngữ ký hiệu Mỹ
của Hoa Kỳ (Woodward 1978). Dù vậy, ngôn ngữ ký hiệu Pháp ảnh hưởng đến ngôn
ngữ ký hiệu Mỹ. Những đọc giả có hiểu biết về ngôn ngữ ký hiệu Mỹ sẽ để ý thấy vài
dấu hiệu như là “đen” giống như ngôn ngữ ký hiệu Mỹ. Tuy nhiên, sự giống nhau này
không phải là vì ngôn ngữ ký hiệu thành phố HCM có mối liên hệ với ngôn ngữ ký
hiệu Mỹ. Sỡ dĩ có những dấu hiệu giống nhau vì ngôn ngữ ký hiệu pháp ảnh hưởng
đến ngôn ngữ ký hiệu Mỹ vào những năm đầu thế kỷ 19 và ảnh hưởng đến ngôn ngữ
ký hiệu thành phố HCM vào những năm cuối thế kỷ 19.
Ngôn ngữ ký hiệu thành phố HCM có khoảng 58% từ vựng cốt lõi cơ bản của nó
giống với ngôn ngữ ký hiệu Hà Nội và 54% giống với ngôn ngữ ký hiệu Hải Phòng
(Woodward 2000) Những tỉ lệ này cho thấy ngôn ngữ ký hiệu thành phố HCM, ngôn
6
7
ngữ ký hiệu Hà Nội và ngôn ngữ ký hiệu Hải Phòng không phải là những phương ngữ
khác của một ngôn ngữ. Bởi vì những phương ngữ của cùng một ngôn ngữ thường
được mong đợi là phải chia sẽ từ khoảng 80% đến 100% tỉ lệ cùng nguồn gốc với nhau
về từ vựng cốt lõi cơ bản (Crowley 1992). Tuy nhiên những tỉ lệ này xác định rằng 3
ngôn ngữ ký hiệu quan trọng ở Việt Nam có thể được sắp xếp gần như là những ngôn
ngữ có mối quan hệ thuộc cùng một một họ ngôn ngữ giống nhau. Những ngôn ngữ có
liên quan trong cùng một họ ngôn ngữ có thể được mong đợi chia sẽ từ 36% đến 79%
từ vựng cốt lõi cơ bản, ngôn ngữ ký hiệu của Mỹ và Pháp, những ngôn ngữ được xem
là có liên quan trong cùng một họ ngôn ngữ chia sẽ khoảng từ 61% từ vựng cốt lõi cơ
bản (Woodward 1978) Ngôn ngữ ký hiệu của Mỹ và Anh không có quan hệ gần nhau
vì không chung một họ ngôn ngữ giống nhau, chúng chỉ có 31% cùng nguồn gốc trong
từ vựng cốt lõi cơ bản (McKee và Kennedy 2000)
Những người nghe thường có nhiều khái niệm nhầm lẫn về ngôn ngữ ký hiệu ví

dụ những người nghe trong nhiều quốc gia thường cho rằng ngôn ngữ ký hiệu là toàn
cầu. Hay là người nghe cho rằng lịch sử và cấu trúc của ngôn ngữ ký hiệu là tương tự
với những ngôn ngữ nói trong quốc gia đó… Tuy nhiên với những bằng chứng mà
chúng tôi đã trình bày ở trên về sự biến đổi trong ngôn ngữ ký hiệu đã chỉ ra rằng ngôn
ngữ ký hiệu không phải là toàn cầu, bởi vì những từ vựng của ngôn ngữ ký hiệu thay
đổi thậm chí trong cùng một đất nước, như là Việt Nam.
Thêm vào đó với những chứng cứ đã trình bày ở trên rằng ngôn ngữ ký hiệu Mỹ
thì gần với ngôn ngữ ký hiệu Pháp hơn là ngôn ngữ ký hiệu Anh (Tiếng Anh của
người Mỹ không gần với tiếng Pháp bằng tiếng Anh của người Anh) cho thấy rằng
lịch sử của ngôn ngữ ký hiệu phải được xem xét một cách độc lập với lịch sử của
những ngôn ngữ nói trong các quốc gia.
1.2. Hoạt động nhận thức
1.2.1. Khái niệm nhận thức
Do yêu cầu của lao động, của cuộc sống, con người thường xuyên tiếp xúc với
các sự vật hiện tượng xung quanh, qua đó con người nhận thức được các nét cơ bản
của sự vật hiện tượng.Cứ như vậy, nhận thức của con người ngày càng được mở rộng.
Theo từ điển triết học: Nhận thức là quá trình tái tạo lại hiện thực ở trong tư duy
của con người, được quyết định bởi quy luật phát triển xã hội và gắn liền cũng như
không thể tách rời khỏi thực tiễn, nó phải là mục đích của thực tiễn, phải hướng tới
chân lý khách quan.
Theo Cuốn “Giải thích thuật ngữ Tâm lý – Giáo dục học”: “Nhận thức là toàn bộ
những quy trình mà nhờ đó những đầu vào cảm xúc được chuyển hoá, được mã hoá,
được lưu giữ và sử dụng.
Hiểu Nhận thức là một quy trình, nghĩa là nhờ có quy trình đó mà cảm xúc của
con người không mất đi, nó được chuyển hoá vào đầu óc con người, được con người
lưu giữ và mã hoá,…
Theo Từ điển Giáo dục học: “Nhận thức là quá trình hay là kết quả phản ánh và
tái tạo hiện thực vào trong tư duy của con người”. Như vậy, Nhận thức được hiểu là
một quá trình, là kết quả phản ánh. Nhận thức là quá trình con người nhận biết về thế
7

8
giới, hay là kết quả của quá trình nhận thức đó (Nhận biết là mức độ thấp, hiểu biết là
mức độ cao hơn, hiểu được các thuộc tính bản chất).
Nhận thức còn được hiểu là “hành động bằng trí tuệ, để hiểu biết các sự vật hiện
tượng”. Như vậy, theo quan điểm này, nhận thức và trí tuệ được đồng nhất như nhau.
Nhờ hoạt động trí tuệ này mà con người mới hiểu biết được sự vật hiện tượng.
Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan trong ý thức của con người.Khái
niệm của nhà Tâm lý học người Đức đã phản ánh tương đối đầy đủ nội hàm của nhận
thức và chúng tôi sử dụng khái niệm này.
Nhận thức về ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính: Là sự phản ánh những
skiến thức về ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính trong ý thức của con người.
1.2.2. Các mức độ của nhận thức
Căn cứ vào tính chất phản ánh có thể chia toàn bộ hoạt động nhận thức thành hai
mức độ: nhận thức cảm tính (cảm giác và tri giác) và nhận thức lý tính (tư duy và
tưởng tượng)
Nhận thức cảm tính: là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đó là giai
đoạn con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy.
Nhận thức cảm tính gồm các hình thức sau:
Cảm giác: Cảm giác là mức độ phản ánh tâm lý đầu tiên đơn giản nhất mở đầu
cho hoạt động nhận thức và cũng mở đầu cho đời sống tâm lý của con
Tri giác: Tri giác là quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính
bề ngoài của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan
của ta.
Đặc điểm của nhận thức cảm tính:
- Là một quá trình tâm lý.
- Phản ánh các thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng.
- Phản ánh sự vât, hiện tượng của hiện thực khách quan một cách trực tiếp.
Nhận thức lý tính: là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật,
hiện tượng gồm quá trình tư duy và tưởng tượng.
Tư duy: là quá trình tâm lý ảnh ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên

hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách
quan mà trước đó chúng ta chưa biết đến.
Tưởng tượng: là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong
kinh nghiệm cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu
tượng đã có.
Đặc điểm của quá trình nhận thức lí tính:
- Là một quá trình tâm lý
- Phản ánh cái chưa từng có trong kinh nghiểm cá nhân hoặc xã hội
- Phản ánh những thuộc tính bên trong những thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng,
những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật.
Giai đoạn trung gian: Trí nhớ
- Khái niệm: Trí nhớ là quá trình nhận thức phản ánh vốn kinh nghiệmcủa con người
dưới hình thức biểu tượng.
- Vai trò: Đối với nhận thức,trí nhớ có vai trò đặc biệt to lớn. Nó là công cụ để lưu giữ
lại các kết quả của các quá trình cảm giác và tri giác, nhờ đó nhận thức phân biệt được
cái mới tác động lần đầu tiên và cái cũ đã tác động trước đây để có thể ứng xử thích
8
9
hợp tức thì với hoàn cảnh sống. Trí nhớ là một điều kiện quan trọng để quá trình nhận
thức lý tính (tư duy và tưởng tượng) diễn ra và làm cho quá trình này đạt được kết quả
hợp lý. Ở đây trí nhớ đã cung cấp các tài liệu do nhận thức cảm tính thu nhận cho nhận
thức lí tính một cách trung thành và đầy đủ.
Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính đều là các mức độ nhận thứckhác nhau
của con người, chúng có quan hệ biện chứng với nhau để nhận thức của con người trở
nên hoàn chỉnh, điều này được thể hiện như sau. Cụ thể: nhận thức cảm tính là cơ sở,
là nguồn nhiên liệu cho nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính tác động trở lại nhận thức
cảm tính làm cho nhận thứccảm tính đầy đủ hơn, chính xác hơn, tinh vi hơn.Mối quan
hệ ấy được kiểm nghiệm trong thực tiễn, thực tiễn là cơ sở, là động lực của nhận thức.
1.2.3. Vai trò của nhận thức

Con người hơn con vật là trước khi làm việc đã có nhận thức, đã xác địnhđược
mục đích hoạt động.
Như vậy, nhận thức có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống và hoạt động của
con người, nhận thức là thành phần không thể thiếu trong sự phát triểncủa con người.
Nhận thức là cơ sở để con người nhận biết thế giới và hiểu biết thế giới đó,từ đó
con người có thể tác động vào thế giới đó một cách phù hợp nhất, để đem lạihiệu quả
cao nhất cho con người.
Xem xét quá trình phát triển một cá thể của con người, thì một đứa trẻ khi được
sinh ra, nếu nó không nhận biết được thế giới khách quan, thì đứa trẻ đó sẽkhông có
hiểu biết và không có nhận thức.
Nhận biết đi từ đơn giản, nhận biết đi từ từng thuộc tính đơn lẻ bề ngoài củasự
vật hiện tượng đến những cái phức tạp, những thuộc tính bản chất bên trong.Khi đã
quen thuộc con người tiếp tục nhận biết thêm về sự vật hiện tượng qua mỗi lần tiếp
xúc. Càng tiếp xúc với nhiều sự vật hiện tượng thì càng nhận biết được nhiều các
thuộc tính khác nhau.Sau đó, con người biết hợp nhất các thuộc tính đơn lẻ lại với
nhau, thành một tổng thuộc tính chung của sự vật hiện tượng, xếp chúng vào thành
một nhóm, tìm ra cái chung bản chất của một nhóm sự vật hiện tượng.Khi đó, Nhận
thức của con người được mở rộng hơn, tiến lên một bước cao hơn và đã tạo ra những
cấu tạo tâm lý mới. Cũng khi đó, Nhận thức của con người đã đi đến tư duy trừu
tượng, tư duy khái quát. Như vậy, có thể khẳng định tâm lý người có bản chất xã hội –
lịch sử.
Tóm lại, Nhận thức là cơ sở, là nền tảng cho mọi sự hiểu biết của con người. Nhờ
có Nhận thức mà con người mới có thể cải tạo được thế giới xung quanh và cao hơn
nữa là con người có thể cải tại được chính bản thân mình, phục vụ được nhu cầu của
chính mình.
1.3. Ngôn ngữ ký hiệu và những vấn đề về ngôn ngữ ký hiệu
1.3.1. Khái niệm về ngôn ngữ ký hiệu
9
10
A B, C, D

E, F, G I, K, L
M, N O, P, Q
R, S, T V, X, Y
10
11
Ngôn ngữ ký hiệu hay ngôn ngữ dấu hiệu, thủ ngữ là ngôn ngữ chủ yếu được
cộng đồng người câm điếc sử dụng nhằm chuyển tải thông tin qua cử chỉ, điệu bộ của
cơ thể và nét mặt thay cho lời nói.
1.3.2. Đặc điểm về ngôn ngữ ký hiệu
Cũng như ngôn ngữ nói, ngôn ngữ ký hiệu của từng quốc gia, thậm chí là từng
khu vực trong một quốc gia rất khác nhau. Điều đó là do mỗi quốc gia, khu vực có lịch
sử, văn hóa, tập quán khác nhau nên ký hiệu để biểu thị sự vật hiện tượng cũng khác
nhau. Chẳng hạn, cùng chỉ tính từ màu hồng thì ở Hà Nội người ta xoa vào má (má
hồng), còn tại Thành phố Hồ Chí Minh lại chỉ vào môi (môi hồng). Điều tương tự
cũng diễn ra khi có sự khác biệt lớn hơn trên tầm quốc gia, dẫn tới sự khác biệt của hệ
thống từ vựng và ngữ pháp ngôn ngữ ký hiệu giữa các nước.
Tuy nhiên, ký hiệu tất cả mọi nơi trên thế giới đều có những điểm tương đồng
nhất định. Ví dụ: ký hiệu “uống nước” thì nước nào cũng làm như nhau là giả bộ cầm
cốc uống nước, ký hiệu “lái ô tô” thì giả bộ cầm vô lăng ô tô quay quay, v.v. Mỗi
người (dù bình thường hay câm điếc) đều có sẵn 30% kiến thức ngôn ngữ ký hiệu. Do
ngôn ngữ ký hiệu phát triển hơn trong cộng đồng người khiếm thính, nên những người
thuộc cộng đồng này của hai nước khác nhau có thể giao tiếp với nhau tốt hơn hai
người bình thường nhưng mà không biết ngoại ngữ.
Hai đặc điểm quan trọng nhất của ngôn ngữ ký hiệu là tính giản lược và có điểm
nhấn.
Ví dụ:bình thường: Anh có khỏe không ạ?
Ngôn ngữ ký hiệu: “KHỎE không”?
Do tính giản lược và có điểm nhấn nên cấu trúc ngữ pháp ngôn ngữ ký hiệu nhiều
khi không thống nhất, cùng một câu có thể sắp xếp nhiều cách khác nhau (thường thì
điểm nhấn đuợc đưa lên đầu câu để gây hiệu quả chú ý)

Ví dụ:Bình thường: Hôm qua, tôi gặp lại người bạn thân ở công viên. (Trong câu
này, điểm nhấn là GẶP, và BẠN THÂN)
NNKH: Bạn thân Gặp ở công viên hôm qua.
 Từ vựng
Vốn từ ngữ của người khiếm thính khá nghèo nàn chỉ có khoảng 200 từ. Nhiều từ
quen thuộc không có. Ví dụ như từ: con lân, con nghé…Hoặc nếu có thì không thống
nhất mà được ký hiệu theo cách hiểu của cộng đồng hoặc cá nhân.
Trong vốn từ của người khiếm thính chủ yếu là động từ, các tính từ chỉ có một
cấp độ chung còn sự biểu thị cụ thể rất ít thậm chí không có. Ví dụ chỉ có từ “vui” chứ
không có từ “vui vui”, “phấn khích”…
Cách cấu tạo từ ngữ trong ngôn ngữ ký hiệu chủ yếu là lắp ghép đơn thuần.
 Ngữ pháp
Cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ ký hiệu và ngôn ngữ nói trong một cộng đồng là
khác nhau. Ví dụ: Ngôn ngữ ký hiệu thường có thứ tự là: Chủ ngữ + bổ ngữ + động từ.
Trong khi đó thì ngôn ngữ nói tiếng Việt có thứ tự từ là: Chủ ngữ + động từ + bổ ngữ.
Ngôn ngữ ký hiệu đặt số từ sau danh từ trong khi ngôn ngữ nói/viết tiếng Việt đặt số từ
trước danh từ.
11
12
1.3.3. Quy tắc biểu đạt ký hiệu
Biểu đạt ngôn ngữ ký hiệu theo quy tắc sau:
- Sử dụng cả hai tay và ngón tay.
- Hướng của bàn tay về phía trước.
- Chuyển động của bàn tay phía trước bụng, trong khoảng không gian không vượt quá
bề ngang của cơ thể.
- Tay, ngón tay chuyển động theo hướng: Lên, xuống, trong, ngoài, tròn theo chiều kim
đồng hồ hay ngược, hai tay chuyển động cùng chiều hay ngược chiều nhau.
1.3.4. Đặc tính của ngôn ngữ ký hiệu
Các ngôn ngữ ký hiệu đều có năm đặc tính cơ bản chung:
Vị trí (location)

Hình dạng bàn tay (handshape)
Chuyển động (movement)
Chiều hướng của lòng bàn tay (orientation)
Sự diễn tả không bằng tay (Non – manual expression)
Đây là năm đặc tính cơ bản mà Stokoe đưa ra. Ngày nay, vị trí sắp xếp của năm
đặc tính này không hoàn toàn giống như của Stokoe nữa. Mặc dù có nhiều cách sắp
xếp khác nhau nhưng đều có năm đặc tính cơ bản như vậy.
 Vị trí
Có rất nhiều những ký hiệu được làm ở các vị trí khác nhau trên cơ thể. Khi giao
tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu, phải chú ý kỹ các vị trí làm dấu bởi vì cùng một hình dạng
bàn tay nhưng vị trí khác nhau sẽ có ý nghĩa khác nhau.
Ví dụ: bàn tay úp lại đặt ngang về phía ngực trái có nghĩa là “em trai hoặc em
gái” nhưng khi bàn tay di chuyển về giữa ngực thì đó có nghĩa là “con”
 Hình dạng bàn tay
Quy ước biểu diễn hình dạng bàn tay trong ngôn ngữ ký hiệu gồm các hình dạng
sau:
- Hình dạng ngón tay cụp vào bên trong.
- Hình dạng ngón tay xòe ra
- Hình dạng ngón tay mở rộng sang ngang.
- Hình dạng ngón tay bẻ cong.
- Hình dạng ngón tay co lại.
 Sự chuyển động
Trong ngôn ngữ ký hiệu, sự chuyển động của tay có ảnh hưởng rất lớn đến ý
nghĩa ký hiệu. Cùng một hình dạng bàn tay nhưng với sự chuyển động khác nhau sẽ
đem lại một ý nghĩa khác nhau.
 Chiều hướng của lòng bàn tay.
Khi sử dụng ngôn ngữ ký hiệu lòng bàn tay của chúng ta có các chiều hướng như
sau:
- Lòng bàn tay úp xuống dưới
- Lòng bàn tay ngữa lên trên

- Lòng bàn tay quay sang trái
- Lòng bàn tay quay sang phải
- Hai lòng bàn tay quay vào nhau
- Lòng bàn tay hướng ra ngoài
- Lòng bàn tay hướng vào trong
1.3.5. Hiện trạng sử dụng ngôn ngữ ký hiệu ở Việt Nam.
12
13
Câu lạc bộ ngôn ngữ ký hiệu Hà Nội
Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều phương ngữ ký hiệu khác nhau theo từng khu
vực: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Đà Nẵng, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh,
v.v. Trong đó, ba phương ngữ ký hiệu được sử dụng chính là Hà Nội, Hải Phòng và
Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, người ta cũng đang nỗ lực xây dựng một hệ thống
ngôn ngữ ký hiệu chuẩn quốc gia.
Việc học ngôn ngữ ký hiệu ở các quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Nhật Bản rất
thuận lợi do tài liệu học rất phổ biến trên mạng. Hiện nay việc học ngôn ngữ ký hiệu
tại Việt Nam cũng thuận lợi hơn do một số nhóm, câu lạc bộ đã hình thành và tiến
hành giảng dạy (chẳng hạn Câu lạc bộ Ngôn ngữ ký hiệu của Hà Nội và Thành phố Hồ
Chí Minh).
Theo báo cáo mới nhất từ tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 thì
nước ta có 6,7 triệu người khuyết tật, chiếm khoảng 7,8% dân số,trong đó hơn 1 triệu
người khiếm thính (chiếm khoảng 6,3% dân số).
Tuy nhiên, hiện nay số đầu sách dạy về ngôn ngữ ký hiệu quá ít, lại không được
phổ biến rộng rãi khiến họ gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại.
Hiện nay, ở Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng sách, sách, tài liệu ngôn
ngữ ký hiệu quá ít và không phổ biến rộng rãi không chỉ gây khó khăn cho người
khiếm thính mà ngay cả người bình thường cũng gặp phải trở ngại khi muốn giao tiếp
với người khiếm thính. "Chi hội Người điếc Hà Nội có 360 hội viên, rất nhiều người
gặp phải khó khăn khi giao tiếp với chính người thân của mình. Nhiều bậc phụ huynh
của trẻ điếc, giáo viên dạy trẻ điếc, sinh viên muốn tìm hiểu, học hỏi ngôn ngữ ký

hiệu để có thể giao tiếp với những người điếc nhưng khó tìm ra sách và tài liệu.
Hiện chưa có con số thống kê chính xác về số lượng sách dạy ngôn ngữ ký hiệu,
tài liệu về ngôn ngữ ký hiệu xuất bản hằng năm nhưng có thể khẳng định, số sách, tài
liệu này không nhiều và chưa được bày bán rộng rãi. Đến nay nước ta chưa có một cơ
13
14
sở nào xuất bản, in ấn sách dạy ngôn ngữ ký hiệu cho người khiếm thính.Điều này gây
thiệt thòi cho người khiếm thính, gia đình, bạn bè họ.
Để khắc phục tình trạng trên, được sự tài trợ của Hội Người điếc Thụy Điển
(SDR) và Hội Người khuyết tật Thụy Điển (SHIA), Chi hội Người điếc Hà Nội đã
đứng ra mở các lớp dạy ngôn ngữ ký hiệu, đồng thời thu thập, xây dựng bộ sách và bộ
đĩa DVD từ điển ngôn ngữ ký hiệu. Đến nay, bộ sách và bộ đĩa DVD này đã hoàn
thành, đã được in ấn và sắp tới sẽ phổ biến rộng rãi cho đội ngũ giáo viên dạy học sinh
khiếm thính, cha mẹ trẻ khiếm thính, người nghe bình thường, người khiếm thính
Tuy nhiên, những cố gắng to lớn đó của Chi hội Người điếc Hà Nội là quá nhỏ bé so
với nhu cầu của người khiếm thính cũng như các bậc phụ huynh có con không may bị
khiếm thính. Họ rất cần một bộ quy chuẩn về ngôn ngữ ký hiệu, cần tài liệu ngôn ngữ
ký hiệu để học tập, giao tiếp với nhau.
1.3.6. Vai trò của ngôn ngữ ký hiệu
Thực ra, ngôn ngữ ký hiệu chính là cuộc sống, vì nó bắt nguồn từ cuộc sống. Dù
có hay không nhận thức ra, nhưng chúng ta vẫn đã và đang sử dụng ngôn ngữ ký hiệu
rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Khoa học đã chứng minh chúng ta truyền tải
ngôn ngữ 70% thông qua các biện pháp không lời, tức là cử chỉ, điệu bộ, nét mặt…
Chúng ta hoàn toàn mất phương hướng và khả năng phán đoán nếu không có các cử
chỉ, điệu bộ, nét mắt của người đối thoại “hướng dẫn”, cũng như nếu không dùng tay
chân thì hiệu quả truyền đạt củng giảm hẳn.
Như thế, ngôn ngữ ký hiệu tràn ngập trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta có
thể không nhận thức, nhưng nó vẫn tồn tại, phát triển và giúp cho cuộc sống tiện lợi,
thoải mái hơn. Nói cách khác, chính những người bình thường “phát minh” ra ngôn
ngữ ký hiệu, người câm điếc làm một việc là mô phỏng và hệ thống hóa tất cả lại

thành một thứ ngôn ngữ của riêng họ.
Chính vì vậy, cần phải học ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính để hoàn
thiện hơn 70% khả năng truyền tải thông tin trong mỗi chúng ta.
1.4. Những vấn đề chung về người khiếm thính
1.4.1. Khái niệm người khiếm thính
Người khiếm thính là những người nghe không rõ hoặc không nghe được những
gì xảy ra xung quanh họ.

1.4.2. Nguyên nhân gây ra tật khiếm thính
1.4.2.1. Nguyên nhân trước khi sinh
14
15
- Do những bệnh do virut gây nên như: Bệnh quai bị, cúm…
- Do mất hoặc giảm khả năng hoạt động của các bộ phận của tai như ống tai ngoài, bịt
kín, chuỗi xương con.
- Do tính chất gia đình (xảy ra ở một vài gia đình, mặc dù bản thân cha mẹ- có thể
không bị khiếm thính). Thường là trẻ không bị kèm theo các tàn tật khác.
- Do bệnh rubeon trong thời gian thai nghén. Thường trẻ sẽ bị kèm theo các tốn
thương não khác.
- Do yếu tố Rh trẻ thường bị thêm các tàn tật khác.
- Do đẻ non: 2/3 trẻ này kèm theo các tàn tật khác
- Do thiếu iod: khi mẹ mang thai, thường xảy ra việc có nhiều bà mẹ bị biếu cổ
có thể trẻ sẽ bị phát triển chậm tinh thần kèm theo.
- Do một vài loại thuốc mà bà mẹ dùng khi mang thai như Cocticoid, Pheytion)
- Do khó đẻ, ngạt
-Do bệnh xương
1.4.2.2. Nguyên nhân trong khi sinh
- Do đẻ ngạt
- Do thai ngược, khi đẻ phải dùng dụng cụ trợ giúp (fooc – xép)
- Đẻ thiếu tháng

1.4.2.3. Nguyên nhân sau khi sinh
- Nhiễm trùng thai – chảy mũ tai kéo dài.
- Viêm màng não (trẻ bị thêm các tàn tật khác) hoặc có vấn đề về hành vi.
- Một số loại thuốc(steptomixin, vài loại kháng sinh).
- Tiếp xúc với tiếng động mạnh thường xuyên.
1.4.3. Đặc điểm tâm lý của trẻ khiếm thính
1.4.3.1. Đặc điểm nhận thức cảm tính
- Đặc điểm cảm giác và tri giác nghe (thính giác).
Người ta thường cho rằng trẻ khiếm thính không có cảm giác thính giác. Tuy
nhiên một số công trình nghiên cứu bằng các thiết bị âm thanh hiện đại cho thấy: Phần
lớn, trẻ khiếm thính vẫn còn cảm giác thính giác. Vào thế kỷ thứ XIX, V.I Phleri, N.M
Lagôpxki và những nhà nghiên cứu khác đã chứng minh sự hiện diện của sức nghe còn
lại ở trẻ khiếm thính. Cảm giác này có thể được tăng cường, tích cực và phát triển nhờ
các biện pháp phục hồi chức năng và phương pháp giáo dục phù hợp.
- Cảm giác và tri giác nhìn của trẻ khiếm thính
Do mất hoặc giảm cảm giác và tri giác thính giác nên ở trẻ khiếm thính cảm giác
và tri giác thị giác có vai trò đặc biệt quan trọng. Thị giác của trẻ khiếm thính đóng vai
trò quan trọng trong việc nhận thức thế giới xung quanh. Một số nghiên cứu đã chỉ ra
rằng cảm giác và tri giác thị giác ở trẻ khiếm thính phát triển như trẻ bình thường, đôi
khi cảm giác và tri giác thị giác ở trẻ khiếm thính còn tích cực và tinh nhạy hơn so với
bình thường. Bởi vây, trẻ khiếm thính thường để ý đến từng chi tiết nhỏ của thế giới
xung quanh mà những trẻ có khả năng nghe rõ thường không chú ý đến. Những đứa
trẻ nghe rõ thường dễ nhầm lẫn hơn trẻ khiếm thính: Đặc biệt trẻ thường nhầm lẫn
những màu sắc gần giống nhau xanh đậm – tím, đỏ – da cam… Độ nhạy cảm của cảm
giác màu sắc được trẻ khiếm thính phân biệt tốt hơn so với trẻ bình thường.
15
16
Tri giác nhìn của trẻ khiếm thính có vai trò quan trọng trong việc hình thành và
tiếp thu ngôn ngữ. Trẻ bình thường học nói chủ yếu dựa trên cảm giác nghe, tri giác
nghe, cảm giác vận động và tri giác vận động, còn tri giác thị giác đóng vai trò thứ

yếu. Tri giác thị giác đóng vai trò bổ sung cho cảm giác thính giác như giúp tri giác
những động tác cử chỉ điệu bộ kèm theo ngôn ngữ của chúng ta. Ở trẻ khiếm thính do
mất thính giác nên thị giác và cảm giác vận động trở nên đặc biệt quan trọng. Nó là
nền tảng để hình thành tiếng nói cho trẻ. Trẻ khiếm thính tiếp nhận bằng mắt cấu tạo
âm, cách phát âm trong việc tri giác hình tượng chữ viết. Với những từ ngữ mang tính
khái quát hóa, trừu tượng hoá cao như: “tinh thần dân tộc; ý chí thép…” trẻ khiếm
thính rất khó khăn để hiểu những từ ngữ đó.
1.4.3.2. Đặc điểm nhận thức lý tính
- Đặc điểm tưởng tượng của trẻ khiếm thính
Sự phát triển ngôn ngữ chậm ở trẻ khiếm thính đã gây nhiều khó khăn cho việc
hình dung ra những điều mà trẻ chưa được tri giác. Trẻ khiếm thính khó có biểu tượng
về những sự kiện lịch sử, địa lý mà các em chưa được nhìn thấy hoặc nghe thấy.
- Đặc điểm tư duy của trẻ khiếm thính
+ Tư duy trực quan – hành động
Tư duy trực quan – hành động phát triển mạnh ở trẻ khiếm thính nhờ vào khả
năng quan sát nhanh nhạy của thị giác. Qua các nghiên cứu cho thấy: trẻ khiếm thính
cũng có khả năng giải các bài tập toán, có khả năng chia một vật thể thành các bộ phận
và lắp đặt chúng thành một chỉnh thể (xếp hình)
+ Tư duy trực quan – hình tượng
Loại tư duy này được phát triển mạnh ở trẻ khiếm thính. Những nghiên cứu cho
rằng trẻ khiếm thính ở thời kỳ trước khi tiếp thu ngôn ngữ và trong quá trình thu nhận
còn có một thời gian dài dừng lại ở tư duy trực quan – hình tượng nghĩa là chúng
không suy nghĩ bằng lời mà bằng hình ảnh.
+ Tư duy trừu tượng
Hạn chế về ngôn ngữ, thiếu sự giáo dục đặc biệt, thiếu sự hình thành các khái
niệm thì hạn chế tư duy trừu tượng ở trẻ khiếm thính. Trẻ khiếm thính tiếp thu ngôn
ngữ chậm hơn vì thế hạn chế đáng kể so với trẻ nghe rõ trong việc hình thành tư duy
trừu tượng và làm giảm khả năng nhận thức của trẻ.
1.5. Một số vấn đề về sinh viên
1.5.1. Quan niệm về sinh viên

Thuật ngữ “sinh viên” có nguồn gốc từ tiếng Latinh “Studens”, nghĩa là người
làm việc, người tìm kiếm, khai thác tri thức. Sinh viên là những người đang chuẩn bị
cho một hoạt động mang lại lợi ích vật chất hay tinh thần của xã hội. Các hoạt động
học tập, nghiên cứu khoa học, sản xuất hay hoạt động xã hội của họ đều phục vụ cho
việc chuẩn bị tốt nhất cho hoạt động mang tính nghề nghiệp của mình sau khi kết thúc
quá trình học trong các trường nghề.
Về tuổi sinh học, đa số sinh viên thuộc lứa tuổi thanh niên từ 17 đến 25 tuổi, một
số ít có tuổi đời thấp hoặc cao hơn tuổi thanh niên. Vì vậy, sự phát triển và trưởng
thành về giải phẩu và về sinh lí của tuổi thanh niên là đặc trưng cho tuổi sinh viên.
Về phương diện xã hội, sinh viên cũng giống thanh niên học sinh là nhóm người
chưa ổn định, còn phụ thuộc về địa vị xã hội do chưa thực sự tham gia vào guồng máy
16
17
sản xuất của xã hội. Vì vậy, đặc điểm tâm lý của họ có phần khác so với thanh niên
cùng lứa tuổi nhưng đã có việc làm ổn định và trưởng thành về nghề nghiệp.
1.5.2. Đặc điểm tâm lý của sinh viên
1.5.2.1. Sự phát triển thể chất
Lứa tuổi sinh viên là thời kỳ hoàn thiện sự phát triển thể chất của con người cả về
phương diện cấu tạo và chức năng. Đây là thời kỳ thể lực sung mãn nhất trong cả đời
người. So với tuổi thiếu niên, sự gia tăng về chiều cao và cân nặng ở lứa tuổi sinh viên
đều chậm lại. Từ 18 – 25 tuổi, sức khỏe của cá nhân đạt tới mức cao nhất, các phản xạ
nhanh nhạy nhất, ít bị bệnh tật nhất trong cả đời người.
1.5.2.2. Đặc điểm nhận thức của sinh viên
Bản chất hoạt động nhận thức của sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng là
tìm hiểu những môn học, những chuyên ngành khoa học cụ thể một cách chuyên sâu
để nắm được đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu, quy luật của các khoa
học đó để trở thành chuyên gia trong các lĩnh vực nhất định. Hoạt động nhận thức của
sinh viên một mặt kế thừa một cách có hệ thống những thành tựu đã có, mặt khác lại
phải tiệm cận với những thành tựu của khoa học đương đại và có tính cập nhật, thời
sự. Chính vì vậy, nét đặc trưng trong hoạt động học tập của sinh viên là sự căng thẳng

nhiều về trí tuệ, sự phối hợp của nhiều thao tác tư duy như phân tích, so sánh, tổng
hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa.
Hoạt động nhận thức của sinh viên có các đặc điểm sau:
- Sinh viên học tập nhằm lĩnh hội hệ thống các tri thức, các khái niệm khoa học, các kĩ
năng, kĩ xảo nghề nghiệp, phát triển những phẩm chất nhân cách của người chuyên gia
tương lai. Hoạt động nhận thức của họ vừa gắn kết chặt chẽ với việc nghiên cứu khoa
học vừa không tách rời hoạt động nghề nghiệp của người chuyên gia tương lai.
- Hoạt động học tập của người sinh viên diễn ra một cách có kế hoạch, mục đích, nội
dung, chương trình, phương thức, phương pháp đào tạo theo thời gian một cách chặt
chẽ nhưng đồng thời không quá bị khép kín, quá câu nệ mà lại có tính chất mở rộng
khả năng theo năng lực, sở trường của họ để có thể phát huy tối đa năng lực nhận thức
của cá nhân trong trong nhiều lĩnh vực. Có những sinh viên không chỉ theo học một
khóa mà theo học 2,3 khóa khác nhau hoặc gần nhau để bổ sung kiến thức toàn diện
cho mình.
- Phương diện hoạt động nhận thức của sinh viên được mở rộng và phong phú với các
thư viện, phòng thực nghiệm, phòng thí nghiệm bộ môn với những thiết bị khoa học
cần thiết của từng ngành đào tạo. Do đó phạm vi hoạt động nhận thức của sinh viên đa
dạng: vừa tiếp thu tri thức vừa rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp.
- Hoạt động học tập của sinh viên mang tính độc lập, tự chủ và sáng tạo cao.
- Điều quan trọng là sinh viên phải tìm ra phương pháp học tập mới ở bậc đại học phù
hợp với chuyên ngành khoa học mà họ theo đuổi. Không tìm ra cách học khoa học
sinh viên không thể đạt được kết quả học tập tốt vì khối lượng tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
mà họ phải lĩnh hội trong những năm mà họ học ở đại học là rất lớn và rất đa dạng.
1.5.2.3. Một số nét nhân cách của sinh viên
Lứa tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển tích cực nhất về tình cảm đạo đức, trí tuệ
và thẩm mĩ, là giai đoạn hình thành và ổn định tính cách. Trong giai đoạn này, sinh
viên có sự biến đổi mạnh mẽ về động cơ, về thang và định hướng giá trị xã hội có liên
17
18
quan đến nghề nghiệp, đồng thời bắt đầu thể nghiệm mình trong các lĩnh vực hoạt

động khác nhau. Mặc dù nhân cách được hình thành và phát triển trong suốt cả đời
người, nhưng trong thời kỳ học nghề là giai đoạn hình thành mạnh mẽ nhất về xu
hướng nhân cách người lao động. Sự hình thành nhân cách nghề của sinh viên được
diễn ra theo các hướng cơ bản sau: xu hướng nghề và các năng lực cần thiết của nghề
được hình thành, củng cố và phát triển; hoạt động nhận thức, đặc biệt là các quá trình
nhận thức được “nghề nghiệp hóa”; kì vọng đối với nghề nghiệp được phát triển; khả
năng tự giáo dục, tự tu dưỡng được nâng cao; tính độc lập và tâm thế sẳn sàng đối với
nghề nghiệp được củng cố…trong quá trình học tập từ năm đầu đến năm cuối ở trường
nghề.
Dựa vào các công trình nghiên cứu, các tác giả Nguyễn Thạc, Phạm Thành Nghị
chia sinh viên thành sáu kiểu điển hình sau:
- Kiểu 1: Sinh viên học xuất sắc cả về chuyên môn và các lĩnh vực khoa học chung. Họ
là người có niềm tin chính trị rõ ràng, có nền tảng văn hóa chung cao, tích cực tham
gia nghiên cứu khoa học và các hoạt động xã hội. Họ gắn bó với tập thể bằng các hứng
thú đa dạng. Đây chính là các sinh viên thực sự ưu tú.
- Kiểu 2: Sinh viên học khá. Đây là các sinh viên coi việc học tập một lĩnh vực chuyên
môn nhất định là mục đích tối cao. Họ quan tâm đến khoa học và nghiên cứu khoa học
trong khuôn khổ của chương trình đào tạo. Nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội và
quan hệ tốt với bạn bè; gắn bó với tập thể bằng các hứng thú học tập và nghề nghiệp.
- Kiểu 3: Sinh viên học xuất sắc về lĩnh vực khoa học chuyên môn. Những sinh viên này
hứng thú và hoạt động chủ yếu đối với lĩnh vực khoa học; gắn bó với tập thể bằng
hứng thú khoa học; không nhiệt tình với các hoạt động quần chúng như các hoạt động
Đoàn thanh niên, hội sinh viên…
- Kiểu 4: Sinh viên học trung bình và khá. Những sinh viên này quan tâm đến các khoa
học xã hội ngoài chương trình đào tạo, nhưng ít tham gia các hoạt động nghiên cứu
khoa học. Văn hóa chung được giới hạn trong phạm vi hứng thú nghề nghiệp; tích cực
trong công tác xã hội.
- Kiểu 5: Sinh viên học trung bình và khá, không tham gia nghiên cứu khoa học. Những
sinh viên này thường không tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Gắn bó với tập thể
bởi các hứng thú có tính chất giải trí và ăn hóa. Có khả năng sáng tạo trong lĩnh vực

văn hóa, nghệ thuật.
- Kiểu 6: Sinh viên học yếu, không tham gia nghiên cứu khoa học. Học vì mốt, không
yêu nghề, thụ động tham gia hoạt động xã hội. Hứng thú trong các hoạt động vui chơi,
giải trí. Gắn bó với tập thể bởi các hứng thú cùng được nghỉ ngơi, giao lưu…
Trên đây là các kiểu sinh viên điển hình, ngoài các kiểu trên còn có các kiểu
trung gian.
1.5.2.4. Đặc điểm hoạt động của sinh viên
Hoạt động chủ đạo của sinh viên là hoạt động học nghề, nghiên cứu khoa khọc,
ngoài ra thì sinh viên còn tham gia vào các hoạt động xã hội khác.
 Hoạt động học
Học của sinh viên không đơn thuần là lĩnh hội các tri thức khoa học phổ thông
mà là quá trình học tập nghề nghiệp. Đối tượng học của sinh viên là tri thức, kĩ năng
và nhân cách nghề. Ngay cả những sinh viên học tập trong các lĩnh vực khoa học cơ
18
19
bản như: Toán, Vật lí, Hóa học, Triết học…, thì đó cũng là quá trình học mang tính
nghề nghiệp, là quá trình chuẩn bị trở thành chuyên gia trong các lĩnh vực khoa học
đó.
Do chức năng học tập mang tính nghề nghiệp cao nên tính chất học của sinh viên
có nhiều điểm khác với học phổ thông.
- Tính mục đích của việc học rất rõ ràng. Học tập trong các trong các trường Đại học,
cao đẳng hay trường nghề là quá trình học nghề, học để trở thành người lao động có kĩ
năng cao và sáng tạo trong lĩnh vực nghề tương ứng.
- Đối tượng học của sinh viên là hệ thống tri thức, kĩ năng cơ bản có tính hệ thống và
tính khoa học của một lĩnh vực khoa học công nghệ nhất định. Điều này khác với học
trong trường phổ thông là những tri thức khoa học có tính phổ thông và đã được sư
phạm hóa cao.
- Học tập của sinh viên mang tính nghiên cứu cao. Ở phổ thông, học sinh chủ yếu làm
việc với giáo viên, học theo kiến thức và chỉ dẫn của thầy cô giáo. Trong khi đó, ở đại
học, sinh viên chủ yếu làm việc với các tài liệu khoa học, việc học của sinh viên chủ

yếu mang tính tự nghiên cứu, tìm tòi trong các tài liệu khoa học, các phương tiện
thông tin, kĩ thuật, trên thư viện, phòng thực hành, thực nghiệm.
- Học tập của sinh viên mang tính tự giác cao. Học tập của học sinh phổ thông luôn có
sự kiêm tra giám sát thường xuyên của tập thể lớp và của giáo viên, bằng nhiều hình
thức như: Kiểm tra đầu hay giữa tiết học, kiểm tra thường kỳ…Tức là việc học của
học sinh phổ thông diễn ra trong kỉ luật của tổ chức. Ngược lại, việc học của sinh viên
có tính độc lập, tự do cao.
Những đặc điểm trên cho thấy học tập của sinh viên có sự căng thẳng cao về trí
tuệ và nhân cách. Đó là sự chuẩn bị trực tiếp các yếu tố tâm lý cần thiết để bước vào
môi trường lao động nghề nghiệp căng của tuổi trưởng thành.
Động cơ học của của sinh viên có sự phân hóa và đa dạng hơn so với học phổ
thông.
Trong quá trình học ở đại học, mỗi sinh viên thường có các động cơ học tập
nhằm thỏa mãn nhu cầu riêng của mình. Có thể khái quát thành bốn nhóm động cơ học
phổ biến trong sinh viên:
- Động cơ nhận thức khoa học: Sinh viên có động cơ này là học tập nhằm thõa mãn nhu
cầu tri thức khoa học. Họ học vì say mê, hứng thú đối với các vấn đề lí luận khoa học,
vì sự khao khát khám phá tri thức mới…
- Động cơ nghề nghiệp: Đa số sinh viên học tập vì nhu cầu nghề nghiệp sau này. Họ học
tập vì muốn tạo ra cơ sở vững chắc cho nghề nghiệp tương lai.
- Động cơ học vì giá trị xã hội: Những sinh viên này học chủ yếu không phải vì nhu cầu
kiến thức hay nghề nghiệp mà chủ yếu vì giá trị xã hội của việc học mang lại. Chẳng
hạn nhiều sinh viên học tập do ý thức trách nhiệm công dân, mong muốn được cống
hiến vì lợi ích của dân tộc, cộng đồng…Thuộc loại động cơ này có cả những sinh viên
vì lợi ích cá nhân cần bằng cấp để cần đảm bảo cho lợi ích khác.
- Động cơ tự khẳng định mình trong học tập: Đây là những sinh viên ý thức được năng
khiếu, khả năng, sở trường của mình và mong muốn được khẳng định chúng trước mọi
người.
 Các hoạt động khác của sinh viên
19

20
Ngoài hoạt động học tập nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học, hầu hết sinh viên
còn tích cực tham gia các hoạt động chính trị – xã hội, hoạt động thể thao, văn hóa,
văn nghệ.
Hoạt động chính trị – xã hội là biểu hiện sự trưởng thành về mặt xã hội của thanh
niên sinh viên. Hầu hết thanh niên sinh viên hứng thú và nhiệt tình tham gia các hoạt
động chính trị – xã hội, từ các hoạt động của tập thể lớp của trường đến các hoạt động
có tính chính trị – xã hội rộng lớn tác động mạnh tới đời sống xã hội. Có thể nói sinh
viên là tầng lớp rất nhạy cảm với các sự kiện chính trị – xã hội và là tầng lớp có tính
tích cực xã hội cao. Họ sẵn sàng tham gia vào các sự kiện chính trị với sự say mê và
cống hiến, hi sinh của tuổi trẻ. Vì vậy trong thực tiễn, thanh niên là lực lượng tiên
phong và chủ lực trong các hoạt động chính trị – xã hội củ đất nước.
Bên cạnh các hoạt động chính trị – xã hội, sinh viên còn rất tích cực tham gia các
hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch – các hoạt động thể hiện sự năng động
của tuổi trẻ. Tham gia các hoạt động này, sinh viên có điều kiện để học tập, để thể hiện
và khẳng định mình, đồng thời là cơ hội để giao lưu và kết bạn với nhau, nhằm thỏa
mãn nhu cầu tình bạn, tình yêu và các nhu cầu tinh thần khác.
Một loạt hoạt động đặc biệt, ngày càng thu hút nhiều thanh niên sinh viên tham
gia là lao động có thu nhập kinh tế. Loại hoạt động này trước đây được coi là cá biệt
thì ngày nay có tính phổ biến trong sinh viên. Nhiều sinh viên ngoài học tập, thường
dành thời gian còn lại trong ngày để làm thêm (tập sự nghề trong các xưởng, gia sư,
phục vụ tại các nhà hàng…). Có nhiều loại động cơ thúc đẩy sinh viên lao động có thu
nhập như: mong muốn được thực hành thêm nghề được thực hành thêm nghề đang
học, nâng cao thêm hiểu biết về xã hội…Tuy nhiên, đa số trường hợp là do nhu cầu
thu nhập kinh tế. Việc làm thêm ngoài giờ học của nhiếu sinh viên có thể mang lại lợi
ích nhất định song cũng gây nhiều phiền phức trong quá trình học tập và rèn luyện
nghề nghiệp của sinh viên. Trong thực tiễn đây là vấn đề cần được xã hội quan tâm
Tiểu kết chương 1
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận vấn đề nhận thức về ngôn ngữ ký hiệu của người
khiếm thính chúng tôi rút ra được một số kết luận.

Vấn đề nhận thức về ngôn ngữ ký hiệu là một vấn quan trọng, nhận thức bao gồm
hai mặt, nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Đặc biệt với ngôn ngữ ký hiệu của
người khiếm thính, một trong những vấn đề đang được nhiều tổ chức xã hội quan tâm,
nó đóng một vai trò rất lớn trong việc hòa nhập người khiếm thính với cộng đồng
người bình thường. chính vì thế cần có những nhận thức đúng và đầy đủ về vấn đề
này.
Lực lượng sinh viên là những người có đủ và tốt cả về mặt thể chất và tâm lý để
có thể nhận thức tốt về ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính.
20
21
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và quy trình tổ chức nghiên cứu
2.1. Mô tả khách thể nghiên cứu
2.1.1. Giới thiệu về trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng (tên tiếng Anh: Danang University of
Education) - được thành lập theo nghị định 32/CP ngày 04.4.1994 của chính phủ.
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng có chức năng đào tạo, bồi dưỡng giáo
viên các cấp; đào tạo cử nhân khoa học và thạc sĩ, tiến sĩ; giảng dạy các bộ môn khoa
học cơ bản cho các trường thành viên của Đại học Đà Nẵng. Đồng thời là trung tâm
nghiên cứu khoa học giáo dục và triển khai công nghệ phục vụ yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội các tỉnh, thành phố miền Trung - Tây Nguyên.
Hiện tại tại trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng có các câu lạc bộ, đội,
nhóm do hội sinh viên và đoàn thanh niên tổ chức với mục đích hoạt động công tác xã
hội, từ thiện…Đặc biệt trong đó có câu lạc bộ ngôn ngữ ký hiệu STC hoạt động với
mục đích phổ biến rộng hơn hệ thống ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính và gắn
kết cộng đồng người khiếm thính với người bình thường.
2.1.2. Giới thiệu về khách thể khảo sát
Trong khuôn khổ của đề tài này, chúng tôi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi
nghiên cứu trên khách thể khảo sát là 250 sinh viên của trường Đại học Sư phạm – Đại
học Đà Nẵng.
2.2. Mô tả phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Tổng quan về các nghiên cứu trong và ngoài nước về ngôn ngữ ký hiệu của người
khiếm thính nói chung và những vấn đề liên quan về người khiếm thính, vấn đề về
ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính, khái quát về sinh viên nói riêng.
2.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
2.2.2.1. Phương pháp nghiên cứu điều tra bằng bảng hỏi (Angket)
 Mục đích nghiên cứu:
- Khảo sát thực trạng nhận thức về ngôn ngữ ký hiệu người khiếm thính của sinh viên
trương Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.
 Cách tiến hành:
- Để tiến hành tìm hiểu nhận thức về ngôn ngữ ký hiệu người khiếm thính của sinh viên
chúng tôi đã tiến hành xây dựng phiếu câu hỏi dành cho sinh viên.
 Nguyên tắc xây dựng phiếu câu hỏi
- Câu hỏi gồm 3 loại: Câu hỏi đóng, câu hỏi mở và câu hỏi hỗn hợp (vừa đóng vừa mở).
Khi soạn các câu hỏi chúng tôi cố gắng tuân thủ các yêu cầu: Rõ ràng, dễ hiểu, các ý
21
22
kiến bao quát được phạm vi nghiên cứu, cung cấp được thông tin thiết thực về vấn đề
cần nghiên cứu.
 Quá trình nghiên cứu được tiến hành như sau
Chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra vào ngày 15 tháng 3 năm 2012 trên 250
sinh viên của trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng. Trước khi phát phiếu
chúng tôi hướng dẫn tỉ mỉ cho các bạn sinh vên về nội dung công việc cần làm, quy
trình tiến hành, sau đó tiến hành phát phiếu điều tra. Và sau khi học sinh trả lời xong,
chúng tôi tiến hành thu phiếu điều tra, kiểm tra số phiếu thu được, đối chiếu với số
phiếu phát ra.
2.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
 Mục đích nghiên cứu
- Thu thập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ hơn những thông tin đã thu được từ khảo sát
bằng bảng hỏi Angket.

 Nguyên tắc phỏng vấn
- Phỏng vấn được tiến hành trong bầu không khí cởi mở, chân tình, tạo ra sự thân thiện
và tránh đối đầu với khách thể để tạo cho họ cảm giác tin cậy, tâm trạng thoải mái.
- Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn có thể đưa ra hững câu hỏi dưới nhiều
dạng khác nhau để kiểm tra độ chính xác của câu trả lời cũng như làm sáng tỏ những
thông tin chưa rõ.
 Nội dung phỏng vấn
- Nội dung phỏng vấn bao gồm các thông tin về bản thân sinh viên, nhận thức của họ về
ngôn ngữ người khiếm thính, họ đã từng tiếp xúc với người khiếm thính chưa, nhận
thức của họ về người khiếm thính, Thái độ của họ về người khiếm thinh cũng như
ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính. Những khó khăn khi họ tiếp xúc với người
khiếm thính và khó khăn khi học cũng như sử dụng ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm
thính.
2.2.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học
- Phương pháp này được sử dụng để xử lý số liệu thô thu được từ phương pháp
điều tra bằng bảng hỏi.
- Phương pháp này chúng tôi sử dụng những công thức của toán thống kê để xử
lý số liệu.
2.3. Cách xử lý số liệu và đánh giá kết quả
- Tính %: Thống kê, tính tỉ lệ % ý kiến của khách thể nghiên cứu về các mặt nhận
thức của sinh viên trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng.
Tiểu kết chương 2
Với đề tài nghiên cứu trên chúng tôi tiến hành khảo sát trên 250 khách thể là sinh
viên của trường Đại học sư phạm – Đại học Nẵng. chúng tôi tiến hanh nghiên cứu
đúng trình tự, quy trình.
Chúng tôi sử dụng tổng hợp cả phương pháp nghiên cứu lý luận lẫn phương
phương pháp nghiên cứu thực tiễn để thu về được kết quả khách quan nhất.
22
23
Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Quá trình nghiên chúng tôi phát ra 250 phiếu và thu về được 223 phiếu trong đó
có 44 nam (chiếm 19,7%) và 179 nữ (chiếm 80,2%). Chúng tôi tiến hành điều tra trên
cả 2 khối xã hội và tự nhiên và thu được kết quả cụ thể là có 94 sinh viên thuộc khối
chuyên ngành tự nhiên (chiếm 42,1%) và 129 sinh viên thuộc khối chuyên ngành xã
hội (chiếm 57,8%).
3.1. Thực trạng tham gia các tổ chức từ thiện hay công tác xã hội gúp đỡ, hỗ
trợ cho người khiếm thính của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại hoc Đà
Nẵng.
Để nghiên cứu về thực trạng tham gia vào các tổ chức từ thiện hoặc công tác xã
hội với mục đích hỗ trợ hoặc giúp đỡ người khiếm thính, chúng tôi đã làm bản điều tra
và thu được kết quả như sau.
Bảng 3.1.1. Thực trạng tham gia tổ chức từ thiện hoặccông tác xã hội của sinh
viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Nội dung Số khách thể Tỷ lệ (%)
Đã từng tham gia một thời gian. 59 26,5
Đã và đang tham gia. 23 10,3
Chưa bao giờ tham gia. 141 63,2
Tổng số 223 100
Biểu đồ 3.1.1. Biểu đồ thực trạng tham gia tổ chức từ thiện hoặc công tác xã hội
của sinh viên trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng.
Qua bảng số liệu cũng như biểu đồ ta thấy số sinh viên tham gia vào các tổ chức
từ thiện hay công tác xã hội có giúp đỡ và hỗ trợ cho người khiếm thính tương đối
thấp. Cụ thể: sinh viên đã từng tham gia có 59(26,5%), Sinh viên đã và đang tham gia
chỉ có 23 (10,3%) và sinh viên chưa bao giờ tham gia có đến 141 (63,2%). Như vậy
theo chúng tôi nhận thấy sinh viên trường Đại học Sư phạm tham gia vào các tổ chức
từ thiện hay công tác xã hội có hỗ trợ hay giúp đỡ người khiếm thính chỉ xuất phát từ
những cảm xúc tức thời chứ không có tính lâu dài, họ chỉ tham gia trong một thời gian
23
24
ngắn sau đó họ sẽ bỏ, sự duy trì các hoạt động của họ không bền. Mặt khác số lượng

sinh viên chưa bao giờ tham gia vào một tổ chức từ thiện hay công tác xã hội có sự hỗ
trợ, giúp đỡ cho người khiếm thính lại rất nhiều, như vậy cho thấy sinh viên trường
Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng chưa thực sự phát huy hết năng lực của mình
trong các hoạt động.Nguyên nhân gây ra vấn để trên có thể là nhiều sinh viên bận học,
thời gian rảnh có thể đi làm thêm hoặc làm những việc khác, cũng có thể, nhiều sinh
viên không có hứng thú với những tổ chức xã hội.
3.2. Nhận thức của sinh viên về người khuyết tật nói chung và người khiếm
thính nói riêng.
Muốn nhận thức tốt về ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính thì trước tiên
mỗi sinh viên cần có nhận thức tốt và đúng về người khuyết tật nói chung và người
khiếm thính nói riêng. Vì thế chúng tôi tiến hành những câu hỏi để điều tra nhận thức
của sinh viên về người khiếm thính và đã thu về kết quả như sau:
Bảng 3.2.1 nhận thức của sinh viên về người khuyết tật nói chung và người khiếm
thính nói chung.
Nội dung Sốý kiến Tỉ lệ (%)
Là những người đáng thương 0 0
Là những người cần sự giúp đở 9 4,1
Là những người không may mắn 8 3,6
Là những người cần được quan tâm và có thể
hòa nhập, phát triển như người bình thường.
104 46,6
Tất cả những nhận định trên 102 45,7
Tổng số 223 100
Biểu đồ 3.2.1. Biểu đồ thể hiện nhận thức của sinh viên về người khuyết tật nói
chung và người khiếm thính nói riêng.
Qua biểu đồ cùng bảng số liệu trên ta thấy:nhìn chung sinh viên trường Đại
học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng có nhận thức tích cực về người khuyết tật nói chung
và người khiếm thính nói riêng. Cụ thể không có sinh viên nào cho rằng người khuyết
tật nói chung và người khiếm thính nói riêng là những người đáng thương, có 9 sinh
viên cho rằng họ là những người cần sự giúp đỡchiếm 4,1% và có 8 sinh viên cho rằng

Chú thích:
a – Là những người đáng thương
b – là những người cần sự giúp
đỡ
c – Là những người không may
mắn
d – Là những người cần được
quan tâm và có thể hòa nhập phát
triển như những người bình
thường.
e – Tất cả những nhận định trên.
24
25
họ là những người không may mắn chiếm 3,6%. Điều này cho thấy sinh viên trường
Đại học Sư phạm luôn có cái nhìn tôn trọng những người khuyết tật nói chung và
người khiếm thính nói riêng, chứ không phải là sự thương hại. Đặc biệt có 104 sinh
viên (46,6%) cho rằng người khuyết tật nói chung và người khiêm thính nói riêng là
những người cần được quan tâm và có thể hòa nhập. Điều này chứng tỏ, họ có cái nhìn
hướng đến tương lai đến sự phát triển cho người khuyết tật nói chung và người khiếm
thính nói riêng. Những cái nhìn phiến diện, những suy nghĩ nông cạn về người khuyết
tật nói chung và người khiếm thính nói riêng tồn tại rất ít trong nhận thức của sinh
viên.
Bảng 3.2.2. Tìm hiểu về mức độ tiếp xúc với người khiêm thính của sinh viên
trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng.
Nội dung Ý kiến Tỉ lệ (%)
Tiếp xúc rất nhiều 32 14.4
Đôi lúc có tiếp xúc 145 65
Chẳng bao giờ tiếp xúc 46 20.6
Tổng số 223 100
Biểu đồ 3.2.2. Biểu đồ thể hiện mức độ tiếp xúc với người khiếm thính của sinh

viên trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng.
Theo kết quả điều tra được thể hiện ở bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy số
sinh viên tiếp xúc rất nhiều và đôi lúc tiếp xúc với người khiếm thính rất cao chiếm
79,4%. Trong khi đó sinh viên chưa bao giờ tiếp xúc vời người khiếm thính chỉ chiếm
20,6%. Từ đó ta thấy rằng xung quanh môi trường sống của sinh viên có không ít
người khiếm thính sống chung và hàng ngay sinh viên vẫn tiếp xúc với họ. Chỉ có một
số ít sinh viên bao giờ tiếp xúc với người khiếm thính, nguyên nhân chủ yếu là những
sinh viên đó ít tham gia vào những hoạt động xã hội. Hay ở trong môi trường sống và
học tập của họ không có người khiếm thính hoăc cũng có thể họ có gặp nhưng họ
không phát hiện ra và cho rằng đó là người bình thường. Tuy nhiên những sinh viên
25

×