Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Tìm hiểu nhu cầu tin của nhóm người dùng tin là sinh viên trường đại học sư phạm hà nội 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
===***===

NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT

TÌM HIỂU NHU CẦU TIN
CỦA NHÓM NGƯỜI DÙNG TIN
LÀ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thư viện Thông tin

HÀ NỘI - 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2


KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
===***===

NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT

TÌM HIỂU NHU CẦU TIN
CỦA NHÓM NGƯỜI DÙNG TIN
LÀ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thư viện Thông tin

Người hướng dẫn khoa học
ThS. Nguyễn Thị Hạnh



HÀ NỘI - 2013


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tế tại thư viện trường Đại học
Sư phạm Hà Nội 2, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự
động viên, giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú cùng toàn thể các anh, chị trong
cơ quan. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô trong khoa Công
nghệ thông tin cùng với các cán bộ tại thư viện trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2. Đặc biệt tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô Nguyễn Thị Hạnh,
người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện
khóa luận.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do bước đầu nghiên cứu và thời gian
hạn hẹp nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong thầy,
cô và các bạn có những ý kiến đóng góp để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân trọng cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 14 tháng 5 năm 2013
Sinh viên

Nguyễn Thị Minh Nguyệt


LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô Nguyễn
Thị Hạnh. Trong quá trình nghiên cứu tôi có tham khảo một số tài liệu nhưng
không hề sao chép hoàn toàn. Tôi xin cam đoan khóa luận này không hoàn
toàn trùng khớp với bất kỳ công trình nào đã được công bố trước trước đó.

Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, Ngày 14 tháng 5 năm 2013
Sinh viên

Nguyễn Thị Minh Nguyệt


BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT

NGHĨA CỦA TỪ VIẾT TẮT

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CSDL

Cơ sở dữ liệu

CNTT

Công nghệ thông tin

LAN

Local Area Network

TVTT


Thư viện thông tin


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1: Nhu cầu về lĩnh vực tài liệu của sinh viên

28

Bảng 2.2: Nhu cầu về loại hình tài liệu của sinh viên

30

Bảng 2.3: Tình hình truy cập của sinh viên tại phòng đa phương tiện

31

Bảng 2.4: Tình hình sử dụng tài liệu tại phòng luận án, luận văn

31

Bảng 2.5: Nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu

32


Bảng 2.6: Mức độ sử dụng các dịch vụ thông tin thư viện của sinh viên

37

Bảng 2.7: Tình hình sử dụng các dịch vụ thư viện của sinh viên

47

Bảng 2.8: Nhận xét thái độ và phương pháp phục vụ của cán bộ thư viện

48


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1. Lý do lựa chọn đề tài ............................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 3
5. Đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của khóa luận................................ 4
6. Cấu trúc khóa luận................................................................................... 4
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phụ lục, khóa luận gồm 3 chương: ... 4
Chương 1. ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI DÙNG TIN VÀ HOẠT ĐỘNG THÔNG
TIN THƯ VIỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 ............... 5
1.1 Khái quát về trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 ................................... 5
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển .................................................. 5
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ ....................................................................... 7
1.1.3 Cơ cấu tổ chức ................................................................................ 8
1.1.4 Đội ngũ cán bộ .............................................................................. 10
1.1.5 Cơ sở vật chất............................................................................... 11

1.2 Đặc điểm hoạt động thông tin - thư viện tại trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2 ......................................................................................................... 11
1.2.1 Khái quát về thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 .............. 11
1.2.2 Vai trò của hoạt động TTTV trong việc nâng cao chất lượng đào tạo
của nhà trường ....................................................................................... 15
1.3 Đặc điểm người dùng tin tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.......... 17
1.3.1 Đặc điểm chung............................................................................. 17
1.3.2 Đặc điểm của nhóm người dùng tin là sinh viên trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2. ...................................................................................... 18
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM NHU CẦU TIN VÀ THỰC TRẠNG ĐÁP ỨNG
NHU CẦU TIN ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HÀ NỘI 2..................................................................................................... 20
2.1 Nhu cầu tin .......................................................................................... 20
2.1.1 Khái niệm nhu cầu tin.................................................................... 20
2.1.2 Sở thích tin .................................................................................... 21
2.1.3 Yêu cầu tin..................................................................................... 22
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tin của người dùng tin ............. 23
2.1.5 Ý nghĩa .......................................................................................... 25


2.2 Nhu cầu tin của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 .............. 26
2.2.1 Nhu cầu về lĩnh vực tài liệu ........................................................... 27
2.2.2 Nhu cầu về loại hình tài liệu .......................................................... 29
2.2.3 Nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu ......................................................... 32
2.2.4 Nhu cầu về thời gian tài liệu ........................................................ 34
2.3 Tập quán khai thác, sử dụng thông tin của sinh viên trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 .......................................................................................... 34
2.3.1 Nguồn khai thác thông tin chủ yếu ................................................. 34
2.3.2 Thời gian sử dụng thông tin ........................................................... 35
2.3.3 Các sản phẩm và dịch vụ thông tin được sử dụng chủ yếu ............. 36

2.4 Thực trạng đáp ứng nhu cầu tin đối với sinh viên trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 .......................................................................................... 45
2.4.1 Khả năng đáp ứng nhu cầu tin của vốn tài liệu.............................. 45
2.4.2 Khả năng đáp ứng nhu cầu tin của hệ thống sản phẩm và dịch vụ
thông tin ................................................................................................. 47
2.5 Nhận xét chung ................................................................................... 49
2.5.1 Đặc điểm nhu cầu tin của sinh viên trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2.................................................................................................... 49
2.5.2 Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới việc đáp ứng nhu cầu tin
cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 ...................................... 50
Chương 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU TIN CỦA
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 ........................... 55
3.1. Tăng cường nguồn lực thông tin ......................................................... 55
3.2 Đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện .................. 57
3.3 Tăng cường cơ sở vật chất ................................................................... 58
3.4 Hoàn thiện bộ máy tra cứu tin ............................................................. 60
3.5 Tăng cường hợp tác trao đổi giữa các thư viện .................................... 62
3.6 Nâng cao trình độ cho cán bộ thư viện và đào tạo người dùng tin........ 62
3.6.1 Nâng cao trình độ cho cán bộ thư viện .......................................... 62
3.6.2 Đào tạo, bồi dưỡng người dùng tin ................................................ 64
KẾT LUẬN.................................................................................................. 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 67
PHỤ LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong giai đoạn đổi mới đất nước, giáo dục - đào tạo nói chung và giáo
dục đại học nói riêng có vai trò quan trọng. Để thực hiện đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH - HĐH) phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ

bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Đảng và Nhà nước
ta đã xác định quan điểm chỉ đạo về sự nghiệp đổi mới giáo dục đào tạo “Giáo
dục là quốc sách hàng đầu”. Các hoạt động giảng dạy, học tập, tự đào tạo...
ngoài quan hệ sư phạm giữa thầy và trò, luôn cần đến các kho tài liệu, các
hoạt động khai thác và phổ biến tri thức của các thư viện và trung tâm thông
tin. Hoạt động thông tin - thư viện trong trường đại học có vai trò to lớn hỗ
trợ cho đổi mới phương pháp giảng dạy, thư viện đóng vai trò quan trọng thứ
hai sau nguời thầy. Đây là nơi cung cấp thông tin, giúp cho sinh viên tự học,
tự nghiên cứu... Hỗ trợ cho các giáo sư, cán bộ, giảng viên trong công tác
nghiên cứu khoa học, giảng dạy và nâng cao kiến thức. Chính vì thế, việc nắm
vững nhu cầu thông tin, đáp ứng kịp thời, đầy đủ và chính xác nhu cầu tin của
người dùng tin là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các đơn vị thông
tin khoa học và thư viện trong các trường đại học. Nó góp phần nâng cao hiệu
quả giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường.
Thế kỉ 21 là thế kỉ của văn minh, trí tuệ, của sự phát triển khoa học kĩ
thuật, nên rất cần có những con người trẻ tuổi, có trình độ và năng lực sáng
tạo cao, có khả năng tiếp cận cái mới một cách nhanh chóng và biết thay đổi
linh hoạt, thích nghi kịp thời với sự thay đổi của xã hội hiện đại, đại diện cho
một thế hệ tiên tiến mới. Đối với sinh viên, những người đang ngồi trên giảng
đường đại học là quãng thời gian vô cùng quan trọng để tích lũy kiến thức,
kinh nghiệm, phương pháp tư duy, bản lĩnh chính trị... từ đó thể hiện tài năng,
sức lực của mình vào sự phát triển chung của đất nước.

1


Theo tiến sĩ Ngô Tự Lập (Khoa quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho
rằng “Đất nước cần những người trẻ có khả năng tư duy độc lập, sáng tạo như
tinh thần khai sáng”. Có bằng cấp cao chưa chắc đã là người khai sáng. Phải
luôn luôn đặt câu hỏi và “vật vã” đi tìm câu trả lời. Trí thức phải là con người

có thiên hướng muốn khám phá. Nhưng kiến thức là một mạng lưới thông tin
rộng lớn...
Franz Jessen - Đại sứ, trưởng phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt
Nam đã có lời khuyên tới các bạn trẻ Việt Nam: “Để có một đất nước phát
triển thà phải có nền tảng tốt. Và để có một nền tảng tốt như vậy thì điều đầu
tiên là phải có một nền giáo dục thật tốt. Và nhiệm vụ quan trọng nhất của học
sinh, sinh viên là học tập tốt”.
Vì vậy để có những sinh viên học tập tốt, có tư duy độc lập, sáng tạo
trong nghiên cứu khoa học, đóng góp trí tuệ và năng lực của mình vào sự phát
triển của đất nước, sinh viên phải luôn học hỏi, tìm tòi, khám phá những cái
mới, họ cần phải có thông tin, tri thức từ nhà trường, từ xã hội. Họ cần phải
được cung cấp, đáp ứng và thỏa mãn đầy đủ thông tin trong quá trình nghiên
cứu khoa học, học tập và giải trí của mình khi còn là những sinh viên trên
giảng đường đại học.
Mục đích cuối cùng của hoạt động thông tin thư viện là đáp ứng đầy đủ
nhu cầu tin của người dùng tin. Mức độ đáp ứng nhu cầu tin của người dùng
tin được xem là thước đo đánh giá chất lượng hoạt động thông tin thư viện. Vì
vậy việc nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin và đáp ứng các nhu cầu
tin đó là nhiệm vụ quan trọng của thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
sao cho có thể thực hiện được mục tiêu là trở thành trung tâm thông tin - thư
viện, thực hiện tốt sứ mạng của mình là đảm bảo thông tin tư liệu cho các
hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học của nhà trường.
Thông qua việc nghiên cứu nhu cầu tin của sinh viên trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 ta có thể đánh giá chính xác thực trạng hoạt động của thư
2


viện, từ đó đưa ra những đề xuất nhằm thỏa mãn nhu cầu tin của sinh viên,
nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả trong quá trình học tập, nghiên cứu
khoa học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường.

Xuất phát từ những lí do trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu nhu cầu tin
của nhóm người dùng tin là sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2” làm
đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu khóa luận: Tìm hiểu đặc điểm nhu cầu tin của nhóm người
dùng tin là sinh viên tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Để thực hiện mục tiêu trên, khóa luận cần tập trung giải quyết một số
nhiệm vụ:
- Nghiên cứu đặc điểm hoạt động thông tin - thư viện tại trường Đại học
Sư phạm Hà Nội 2
- Tìm hiểu đặc điểm người dùng tin là sinh viên trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2.
- Khảo sát và đánh giá đúng thực trạng nhu cầu tin của người dùng tin
là sinh viên và việc phục vụ nhu cầu tin cho đối tượng này tại thư viện trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu tin của sinh viên
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là nhu cầu tin của nhóm người
dùng tin là sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu nhu cầu tin của nhóm người
dùng tin là sinh viên tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 trong giai đoạn
hiện tại - giai đoạn đổi mới giáo dục đại học 2008 - 2013
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành khóa luận, tôi đã dùng một số phương pháp sau:

3


- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu

- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp điều tra xã hội học (phỏng vấn, lập phiếu điều tra)
5. Đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của khóa luận
- Về mặt lý luận: khóa luận góp phần làm rõ đặc điểm nhu cầu tin của
nhóm người dùng tin là sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 trong
giai đoạn hiện tại.
- Khóa luận khảo sát và đánh giá đúng thực trạng nhu cầu tin của người
dùng tin là sinh viên thông qua việc phục vụ nhu cầu tin tại thư viện trường
Đại học sư phạm Hà Nội 2, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm đáp ứng
nhu cầu tin của sinh viên trường Đại học sư phạm Hà Nội 2.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phụ lục, khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Đặc điểm người dùng tin và hoạt động thông tin thư viện tại
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Chương 2: Thực trạng nhu cầu tin của sinh viên trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2.
Chương 3: Một số đề xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tin của sinh viên
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

4


Chương 1
ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI DÙNG TIN VÀ HOẠT ĐỘNG
THÔNG TIN THƯ VIỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

1.1 Khái quát về trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 là một trong 3 trường được thành lập
theo Nghị định số 128/CP ngày 14/8/1967 của Chính phủ, trên cơ sở kế thừa
các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và cơ sở vật chất của trường
Đại học Sư phạm Hà Nội. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 được thành lập
trên cơ cở chia tách trường Đại học Sư phạm Hà Nội thành 3 trường: Đại học
Sư phạm Hà Nội 1, Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và Đại học Sư phạm Ngoại
Ngữ Hà Nội. Trụ sở ban đầu đặt tại Cầu Giấy - Từ Liêm - Hà Nội. Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đóng vai trò quan trọng đối với việc cung cấp
nguồn nhân lực cho sự phát triển giáo dục của đất nước trong những năm
kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Ngày 11/10/1975, Bộ trưởng Bộ Giáo Dục ra quyết định số 872/ QĐ về
việc cải tạo xây dựng trường đại học Sư phạm Hà Nội 1 (nay là trường Đại
học Sư phạm Hà Nội) và trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; đồng thời
chuyển từ Cầu Giấy - Từ Liêm - Hà Nội lên Xuân Hòa - Phúc Yên - Vĩnh
Phúc.
Qua hơn 45 năm, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã đào tạo được
hơn 30 ngàn cử nhân khoa học hệ chính quy, trong đó có 95% làm giáo viên,
4500 chuyên gia cốt cán giáo dục, 1074 thạc sĩ, đào tạo nâng chuẩn và bồi
dưỡng cho hơn 20 nghìn giáo viên các trường phổ thông. Trường đào tạo trình
độ đại học gồm 23 ngành và đào tạo sau đại học gồm 9 chuyên ngành, tuyển
sinh trong phạm vi cả nước.
- 12 ngành sư phạm

5


Toán
Vật lý
Hóa
Sinh

Kỹ thuật
Ngữ văn
Giáo dục tiểu học
Giáo dục công dân
Giáo dục công dân - Giáo dục quốc phòng
Giáo dục mầm non
Kỹ thuật nông nghiệp
Giáo dục thể chất
- 11 ngành cử nhân khoa học
Tin Học
Toán học
Vật lý
Hóa học
Sinh Học
Văn học
Tiếng Anh
Lịch sử
Việt Nam học
Thư viện thông tin
Tiếng Trung quốc
- 9 chuyên ngành thạc sĩ
Toán giải tích
Lý luận và phương pháp dạy học vật lý

6


Vật lý chất rắn
Sinh học thực nghiệm
Giáo dục học bậc tiểu học

Lý luận văn học
Vật lý lý thuyết
Vật lý toán
Khoa học máy tính
- 2 chuyên ngành nghiên cứu sinh:
Toán giải tích
Giáo dục tiểu học
Trường đã được Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý:
- Năm 1986 trường được Chủ tịch nước trao tặng Huân Chương Lao
Động hạng 3.
- Năm 1995 nhân dịp kỉ niệm 20 năm đào tạo tại Xuân Hòa, Trường
được Nhà nước tặng thưởng Huân Chương Lao Động hạng 2.
- 17/11/2007 vào dịp kỉ niệm 40 năm thành lập trường và 32 năm đào
tạo tại Xuân Hòa, Trường vinh dự được Nhà Nước tặng thưởng Huân Chương
Lao Động hạng Nhất.
- 16/12/2012 nhân dịp kỉ niệm 45 năm thành lập trường và 37 năm đào
tạo tại Xuân Hòa, Trường Vinh dự đón nhận Huân Chương Độc Lập hạng 3.
- Ngoài ra nhiều cán bộ của trường cũng được Thủ tướng Chính phủ,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen. Nhiều đơn vị được công
nhận “Tập thể lao động xuất sắc”, nhiều cán bộ được tặng danh hiệu “Chiến sĩ
thi đua cấp Bộ”, “Giảng viên giỏi cấp Bộ”.
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ
Chức năng, nhiệm vụ của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 theo quyết
định 128/CP là “Đào tạo giáo viên khoa học cơ bản cho các trường phổ thông

7


cấp 2 và cấp 3”, Và theo quyết định 872/QĐ là: “Đào tạo giáo viên cấp 3 xã
hội và các khoa đào tạo giáo viên cấp 3 tự nhiên”.

Kế hoạch chiến lược phát triển trung hạn (2000 - 2005) khẳng định:
“Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 có sứ mạng đào tạo giáo viên phổ thông,
chuyên gia cốt cán bậc trung học cơ sở và bậc tiểu học, cán bộ quản lý giáo
dục và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục cho các tính
Miền Bắc và Bắc Trung Bộ của Việt Nam.
Sứ mạng của trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 được phát biểu như sau:
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đào tạo giáo viên, cán bộ khoa học, kỹ
thuật trình độ đại học và sau đại học; là trung tâm nghiên cứu khoa học và
chuyển giao công nghệ phục vụ cho phát triển giáo dục, kinh tế, văn hóa của
đất nước và hội nhập quốc tế.
Tầm nhìn đến năm 2020: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 là đại học
đa ngành, đa lĩnh vực, là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công
nghệ năng động trong cả nước.
Trường đang chủ động sáng tạo để phát triển đào tạo, thực hiện xuất sắc
nhiệm vụ được Đảng và Nhà Nước giao phó, thực hiện nhiều dự án tăng
cường cơ sở vật chất và trang thiết bị, đổi mới chương trình, nội dung và
phương pháp, thiết thực thực hiện Nghị quyết số 14 của Chính phủ về đổi mới
cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 nhằm
đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo cả về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
1.1.3 Cơ cấu tổ chức
Hiện nay trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 có 11 khoa giảng dạy, 01 bộ
môn trực thuộc, 10 phòng chức năng , 05 đơn vị trực thuộc, 05 trung tâm. Cụ
thể là:

8


- Các khoa giảng dạy chuyên môn bao gồm:
Toán

Vật lý
Sinh - KTNN
Ngữ văn
Giáo dục tiểu học
Ngoại ngữ
Hóa học
CNTT
Lịch sử
Giáo dục thể chất
Giáo dục chính trị
- Một bộ môn trực thuộc:
Tâm lý giáo dục
- 10 phòng chức năng:
Phòng hành chính tổng hợp
Phòng tổ chức cán bộ
Phòng tài vụ
Phòng đào tạo
Phòng sau đại học
Phòng công tác chính trị - HSSV
Phòng quản trị đời sống
Phòng KHCN và hợp tác QT
Phòng thanh tra
Phòng hợp tác quốc tế
- 5 trung tâm
Trung tâm khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục
Trung tâm tin học và thiết bị kinh tế
Trung tâm hỗ trợ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

9



Trung tâm ngoại ngữ
Trung tâm giáo dục quốc phòng Hà Nội 2
- 5 đơn vị trực thuộc
Ban quản lý KTX SV
Ban bảo vệ
Thư viện
Trạm y tế
Trường THPT thực hành
1.1.4 Đội ngũ cán bộ
Hiện nay cán bộ của trường có 556 người,trong đó có 7 Phó Giáo Sư, 46
Tiến sĩ, 185 Thạc sĩ, 2 Giảng viên cao cấp, 76 giảng viên chính, 228 giảng
viên, 6 chuyên viên chính, 103 chuyên viên và gần 9000 sinh viên, học viên.
Sơ đồ bộ máy tổ chức của trường ĐHSPHN2
Hiệu trưởng
Các hội đồng tư vấn

....................................
Các phó hiệu trưởng

Các lớp sinh viên

Các bộ môn thuộc
khoa

Các khoa và bộ môn
trực thuộc trường

Các phòng, ban
trung tâm


Chú thích:
.............................Quan hệ giúp việc và chấp hành
Quan hệ tư vấn
Quan hệ phối hợp
Quan hệ lãnh đạo và chấp hành
Quan hệ lãnh đạo và chấp hành phát sinh

10


1.1.5 Cơ sở vật chất
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã xây dựng được khu giảng đường
gồm 5 công trình nhà học cao tầng với hơn 15m2 sàn nhà, có 92 phòng học đủ
tiện nghi và một giảng đường 250 chỗ ngồi đạt tiêu chuẩn. Đang thực hiện
xây dựng nhà học chuyên dùng, khu nhà thí nghiệm mới.
Trường có nhà học đa năng 8 tầng, đảm bảo hoạt động của trung tâm
TTTN, các phòng thí nghiệm vật lý, hóa học, sinh học, các phòng tin học và
quản trị mạng, trung tâm khai thác Internet và Intranet.
Trường được cấp 7,52 ha đất, quy hoạch thêm 10,3 ha đất xây dựng
trung tâm giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất.
Khu A của trường gồm các nhà làm việc hành chính, các trung tâm,
giảng đường, các nhà tập thể cán bộ và hai nhà kí túc xá sinh viên chạy dọc
theo đường Nguyễn Văn Linh gồm tám nhà 5 tầng, một nhà 4 tầng và một nhà
2 tầng với hội trường 500 chỗ ngồi.
Khu B của giảng đường là trung tâm kí túc xá sinh viên gồm 4 nhà 5
tầng S1, S2, S3, S4 với công trình vệ sinh khép kín. Hoàn thành công trình
nhà ăn cán bộ sinh viên, sân vận động.
1.2 Đặc điểm hoạt động thông tin - thư viện tại trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2

1.2.1 Khái quát về thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Thư viện trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 được hình thành ngay từ khi
trường được thành lập. Những năm đầu mới thành lập đội ngũ cán bộ nhân
viên thư viện chỉ có gần 10 người, cơ sở vật chất khiêm tốn: Vài chục ngàn
bản sách chuyển từ kho sách của thư viện khoa cấp 2 tại Phủ Lý - Hà Nam và
trường Đại học Sư phạm 1 chuyển lên, hệ thống công nghệ thông tin chưa có
gì, cơ sở hạ tầng nằm trọn đơn nguyên nhà 10.

11


Năm 2004 trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 được hưởng mức A “Dự
án giáo dục đại học” từ quỹ nâng cao chất lượng của ngân hàng thế giới với
số tiền 500.000 USD, trường đã dành một phần ngân sách để nâng cấp thư
viện. Đến nay, thư viện đã có một cơ ngơi khá khang trang với tổng diện tích
sử dụng là 2500m2.
Từ năm 2000 đến nay, thư viện đã ứng dụng công nghệ thông tin vào
công tác quản lý nguồn tài liệu bằng việc sử dụng phần mềm CDS/ISIS. Đầu
năm 2005 thư viện đã xây dựng được cơ sở dữ liệu (CSDL) quản lý tài liệu
thư viện với hơn 5000 biểu ghi. Từ cuối năm 2005 thư viện dùng phần mềm
Libol 5.5 vào trong công tác quản lý tài liệu và quản lý người dùng tin qua
mạng nội bộ. Cùng với đó là việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào công tác
biên mục. Đó là các tiêu chuẩn khổ mẫu MARC21, AACR2, DDC. Đén nay
thư viện đã xây dựng được một CSDL thư mục với hơn 12000 biểu ghi, quản
lý tích hợp các dạng tài liệu gồm: Sách chuyên khảo, báo, tạp chí, bài trích,
luận văn, luận án, khóa luận tốt nghiệp của sinh viên.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp cho đội ngũ cán bộ thư viện
nâng cao năng lực quản lý, chất lượng phục vụ cũng như các kỹ năng về
chuyên môn nghiệp vụ. Sách, báo được đầu tư thêm làm kho sách của thư
viện ngày càng phong phú, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tin của người dùng tin,

góp phần hỗ trợ và nâng cao chất lượng học tập, giảng dạy và nghiên cứu
khoa học của cán bộ, giảng viên và sinh viên trong trường.


Chức năng, nhiệm vụ

Bất cứ thư viện hay cơ quan thông tin nào cũng có bốn chức năng cơ bản
là chức năng thông tin, chức năng giáo dục, chức năng văn hóa, chức năng
giải trí.
Nằm trong hệ thống giáo dục của nhà trường, thư viện trường Đại học
Sư phạm Hà Nội 2 thực hiện 2 chức năng chính là chức năng giáo dục và
chức năng thông tin.

12


Thư viện có chức năng đảm bảo việc thu thập, lưu trữ, phổ biến và cung
cấp thông tin khoa học cho các ngành đào tạo cao học, cử nhân khoa học và
cử nhân sư phạm, cũng như hỗ trợ khai thác hiệu quả những nguồn thông tin
phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của cán bộ,
giảng viên, sinh viên trong và ngoài nhà trường.
Nhiệm vụ cụ thể:
Bổ sung - trao đổi, phân tích - xử lý, bảo quản các loại hình tài liệu, hoàn
thiện hệ thống tra cứu, tìm kiếm phù hợp, hướng dẫn bạn đọc truy cập, khai
thác kho tư liệu một cách hiệu quả.
Cung cấp các dịch vụ thư viện, cụ thể là:
- Dịch vụ mượn - trả
- Cung cấp thông tin theo yêu cầu: Hướng dẫn cho sinh viên mới nhập
học kiến thức cơ bản về sử dụng thư viện.
- Các dịch vụ photocopy

- Đảm bảo việc truy cập tới các nguồn thông tin đa dạng
- Hỗ trợ môi trường học tập, nghiên cứu thuận lợi cho bạn đọc
Mở rộng hợp tác quốc tế, các cơ hội mở rộng nguồn tin, bổ sung vốn tài
liệu, phát triển cơ sở vật chất theo hướng phát triển của nhà trường.


Cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ

Hiện nay thư viện có 18 cán bộ, trong đó có 01 cán bộ có trình độ thạc
sĩ, 12 cán bộ tốt nghiệp đại học, 02 cán bộ tốt nghiệp cao đẳng, 03 cán bộ tốt
nghiệp trung cấp. Phần lớn các cán bộ đều có trình độ chuyên môn và được
đào tạo có hệ thống, đúng chuyên ngành thông tin thư viện (TTTV). Một số
được đào tạo về chuyên ngành công nghệ thông tin (CNTT), ngoại ngữ và
được đào tạo qua các lớp về bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện. Nhìn chung đội
ngũ cán bộ thư viện ở đây còn rất trẻ và năng động, luôn sẵn sàng tiếp thu cái
mới, nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng phục vụ bạn đọc. Đây là

13


nguồn nhân lực có tiềm năng giúp cho thư viện hoạt động đạt kết quả cao
trong xu thế hội nhập quốc tế.
Ngoài ban chủ nhiệm thư viện (01 chủ nhiệm, 01 phó chủ nhiệm), các
cán bộ thư viện được phân về các tổ chuyên môn: Tổ nghiệp vụ bổ sung, tổ
phục vụ bạn đọc, tổ phục vụ mượn. Nhân sự các tổ này đang đảm nhận công
việc tại các phòng chức năng:
+ Phòng nghiệp vụ bổ sung
+ Phòng đọc tổng hợp (gần 400 chỗ ngồi cho người dùng tin)
+ Phòng tra cứu và sách ngoại văn (hoạt động theo hình thức kho mở)
+ Phòng luận án, luận văn

+ Phòng mượn tài liệu tham khảo
+ Phòng mượn giáo trình
 Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Về trụ sở
Tổng diện tích thư viện sử dụng là 2500m2, phân bổ ở 2 khu vực: Khu
nhà đa năng và khu nhà 10. Khu nhà đa năng với phần sử dụng là đa số các
phòng thuộc tầng 1 và trọn vẹn tầng 3. Các phòng thuộc khu vực nhà đa năng
được trang bị đầy đủ điều hòa nhiệt độ (đảm bảo điều kiện tốt cho bảo quản
tài liệu và môi trường học tập tốt), máy tính nối mạng (mạng LAN (Local
Area Network) và mạng internet), đầu đọc mã vạch, hệ thống ánh sáng đạt
tiêu chuẩn. Khu vực nhà 10 là trụ sở làm việc của thư viện từ năm 2005 trở về
trước, là nơi lưu giữ kho sách và phòng làm việc của các phòng mượn giáo
trình. Tuy đã được trang bị hệ thống máy tính nối mạng nhưng điều kiện làm
việc vẫn còn hạn chế.
Trang thiết bị
Là một mô hình thư viện truyền thống đang trong quá trình tin học hoá,
thư viện có đầy đủ các trang thiết bị cần có của một thư viện truyền thống và

14


các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc ứng dụng các công nghệ hiện đại.
Các trang thiết bị đó bao gồm:
- Hệ thống bàn ghế, giá sách, tủ mục lục phù hợp với diện người dùng
tin cần phục vụ của thư viện cũng như công tác quản lý tài liệu.
- Hệ thống máy tính kết nối mạng LAN và mạng Internet, bao gồm: 46
máy tính (trong đó 25 máy phục vụ đọc điện tử, 7 máy tra cứu, 14 máy phục
vụ công tác chuyên môn)
- Có hệ thông cổng từ
- Thư viện cũng được trang bị các loại máy in: 2 máy in Lazer, 1 máy in

Barcode, 1 máy in màu.
Hiện nay thư viện đang sử dụng phần mềm tích hợp Libol 5.5, biên mục
tài liệu thao khổ mẫu MARC21, AACR2, và áp dụng bảng phân loại thập
phân Dewey (DDC) của Mỹ để quản lý và phục vụ các hoạt động TTTV.
1.2.2 Vai trò của hoạt động TTTV trong việc nâng cao chất lượng đào
tạo của nhà trường
Nước ta đã và đang bước vào tiến trình hội nhập quốc tế trong tất cả các
lĩnh vực hoạt động xã hội. Chìa khóa của thành công trong hội nhập quốc tế
chính là yếu tố con người. Sức mạnh của con người trong nền văn minh trí tuệ
thể hiện ở tri thức và kỹ năng hoạt động, được tạo nên bởi chất lượng giáo
dục - đào tạo. Bởi vậy, đổi mới giáo dục và đào tạo ở nước ta theo hướng hội
nhập, hiện đại là vấn đề quan trọng, sống còn của dân tộc. Bước đi quan trọng
đầu tiên trong lộ trình đổi mới giáo dục ở nước ta là thay đổi phương thức đào
tạo từ niên chế sang hình thức đào tạo tín chỉ.
Bắt đầu từ năm 2010, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 bắt đầu chuyển
từ hình thức đào tạo niên chế sang hình thức đào tạo theo tín chỉ. Mục đích
của đào tạo tín chỉ có thể khái quát như sau: Đào tạo mạnh theo hướng triết
lý: “Tôn trọng người học, xem người học là trung tâm của quá trình đào tạo”.
Có thể nói đào tạo theo hệ thống tín chỉ là một học chế mềm dẻo, tăng cường
15


tính chủ động tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, giảng viên nhà trường; tạo
điều kiện thuận lợi tối đa cho sinh viên tích lũy kiến thức, kỹ năng; đồng thời
học chế tín chỉ cũng quản lý chặt chẽ quá trình học tập của từng sinh viên để
đảm bảo chất lượng đào tạo. Phương pháp này tập trung vào việc làm sao cho
sinh viên hoạt động tư duy càng nhiều càng tốt, thầy cô giáo chỉ là người
hướng dẫn sinh viên biết giải quyết vấn đề đúng hướng.
Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 có vai trò quan trọng trong
tiến trình đổi mới giáo dục đại học. Thư viện trở thành “giảng đường thứ 2”

của sinh viên, là nơi cung cấp thông tin, tài liệu và là nơi lý tưởng để sinh
viên tự học, tự tìm hiểu, tự nghiên cứu. Cán bộ thư viện không chỉ là người
giữ sách, không chỉ là người trông coi thiết bị th ư viện mà là những người
cán bộ có chuyên môn, là người định hướng cho sinh viên trong việc tìm tin.
Thư viện giúp cán bộ, giảng viên nâng cao năng lực chuyên môn nghiên cứu,
giảng dạy của mình. Thư viện còn là nơi cung cấp một cách đầy đủ, tin cậy
thông tin, tài liệu, tài liệu tham khảo, cơ sở dữ liệu (CSDL) giúp độc giả, các
nhà nghiên cứu rút ngắn thời gian tìm kiếm thông tin.
Nhận thức được vai trò quan trọng đó, thư viện trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2 đã từng bước chuyển mình, cải tiến hoạt động, đẩy mạnh quá trình
ứng dụng công nghệ thông tin vào hầu hết các khâu của công tác thư viện.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp cho cán bộ thư viện nâng cao năng
lực quản lý, chất lượng phục vụ cũng như các kỹ năng về chuyên môn nghiệp
vụ. Bên cạnh đó thư viện cũng không ngừng tăng cường vốn tài liệu đảm bảo
về nội dung bao gồm đầy đủ về sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo
phù hợp với các ngành đào tạo của nhà trường, đáp ứng nhu cầu thông tin đa
dạng của người dùng tin, hỗ trợ cho việc nâng cao chất lượng học tập, giảng
dạy và nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và sinh viên trong trường,
góp phần giúp nhà trường hoàn thành sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài cho đất nước.

16


1.3 Đặc điểm người dùng tin tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
1.3.1 Đặc điểm chung
Người dùng tin là yếu tố cơ bản của mọi hệ thống thông tin. Đó là đối
tượng phục vụ của công tác thông tin tư liệu. Người dùng tin là người sử dụng
thông tin để thỏa mãn nhu cầu của mình. Như vậy, người dùng tin trước hết
phải là người có nhu cầu tin, là chủ thể của nhu cầu tin. Đồng thời người có

nhu cầu tin chỉ có thể trở thành người dùng tin khi họ sử dụng thông tin (trực
tiếp hoặc thông qua các sản phẩm và dịch vụ thông tin), hoặc có điều kiện để
sử dụng thông tin, thỏa mãn nhu cầu của mình. Trong hoạt động TTTV người
dùng tin như là yếu tố tương tác 2 chiều với các đơn vị thông tin. Vai trò đó
được thể hiện: Người dùng tin là cơ sở để định hướng các hoạt động của đơn
vị thông tin, là người đánh giá các hoạt động TTTV, chính sách bổ sung phụ
thuộc vào nhu cầu của người dùng tin, đồng thời người dùng tin cũng tham
gia sản sinh ra thông tin mới. Như vậy, người dùng tin là yếu tố thiết yếu của
một trung tâm thông tin. Họ là yếu tố năng động của trung tâm thông tin.
Mỗi cơ quan TTTV có đối tượng người dùng tin khác nhau tùy thuộc
vào loại hình, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan TTTV đó. Thư viện trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 thuộc hệ thống thư viện các trường đại học, có đối
tượng phục vụ chủ yếu là cán bộ, giảng viên và sinh viên.
Hiện nay, người dùng tin của thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
đang phát triển nhanh chóng cả về số lượng và thành phần. Sự gia tăng nhanh
chóng về số lượng người dùng tin xuất phát từ việc nhà trường đã phát triển
về số lượng cũng như chất lượng các ngành nghề đào tạo. Trong giai đoạn
hiện nay, mỗi năm nhà trường tuyển sinh 2000 sinh viên hệ chính quy, bên
cạnh đó là các hình thức đào tạo theo địa chỉ, cử tuyển, hệ vừa học vừa làm...
Các ngành đào tạo đại học gồm 23 ngành, trong đó có 12 ngành cử nhân sư
phạm và 11 ngành cử nhân khoa học, chủ yếu thuộc về các ngành khoa học cơ

17


×