Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ “ĐẦU VÀO”, “ĐẦU RA” CỦA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY TNHH TM DV HIẾU LINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (775.17 KB, 49 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay và nhất là trong xu thế hội
nhập về kinh tế, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp được mở rộng,
sông sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn, điều này vừa tạo ra cơ hội
kinh doanh đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng, đe dọa sự
phát triển của các doanh nghiệp.
Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế Châu Á đang bị cuốn vào vòng xoáy suy
giảm của nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cần phải
nhạy bén với thời cuộc, nắm bắt cơ chế, chủ động sáng tạo, lựa chọn và tìm
cho mình một hướng đi phù hợp, hiệu quả nhất.
Công ty TNHH TM & DV Hiếu Linh chính thức được thành lập năm
2005, trên cơ sở trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, công ty đã sản xuất thành
công các sản phẩm bao bì PP được tiêu thụ khắp các tỉnh phía Bắc, tiêu biểu
là bao bì nhựa PP, là đơn vị có đóng góp hàng năm cho ngân sách Nhà nước.
Trong hai tháng thực tập vừa qua, tôi có cơ hội tìm hiều vè tình hình hoạt
động của công ty, có điều kiện vận dụng những lý luận đã được giảng dạy ở
Viện Đại học Mở Hà Nội vào thực tiễn, rút ra được những hiểu biết và kinh
nghiệm ban đầu thiết thực cho bản thân. Với sự giúp đỡ tận tâm của các giảng
viên Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh Doanh cùng phòng Kế tóan, các phòng
ban trong công ty đã giúp tôi hòan thành Báo cáo thực tập tổng quan tại Công
ty TNHH TM & DV Hiếu Linh.
- 1 -
Nội dung Báo cáo thực tập tổng quan tại Công ty TNHH TM & DV Hiếu
Linh gồm các phần sau:
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HIẾU LINH
PHẦN II: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP
PHẦN III: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
PHẦN IV:
TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ KẾT CẤU SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP


PHẦN V: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
PHẦN VI: KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ “ĐẦU VÀO”, “ĐẦU
RA” CỦA DOANH NGHIỆP
PHẦN VII: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
PHẦN VIII: THU HOẠCH QUA GIAI ĐOẠN THỰC TẬP TỔNG QUAN
- 2 -
PHẦN I
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HIẾU LINH
1. Tên giao dịch của doanh nghiệp: Công ty TNHH Thương Mại và Dịch
vụ Hiếu Linh
Tên Tiếng Anh: Hieu Linh Trading & Service Co.,Ltd
Tên viết tắt: HL Co.,Ltd
Điện thoại: 043.689.1778/043.395.5194
Fax: 043.689.1226/043.395.5195
2. Giám đốc hiện tại của doanh nghiệp: Hoàng Văn Triền
3. Địa chỉ: Km14, Quốc lộ 1A, Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội
4. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp đựơc thành lập theo Quyết định thành lập ngày 27/07/2005
Số Đăng ký kinh doanh: 0102021576
Vốn điều lệ: 400.000.000 VND
Thay đổi đăng ký kinh doanh lần 2 ngày 18/09/2009
Vốn điều lệ: 3.000.000.000 VND
Gồm các nội dung kinh doanh sau:
- Chế bản, in ấn bao bì, nhãn mác
- Mua bán máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu ngành in
- Sản xuất, mua bán hàng thực phẩm, hàng điện tử, điện lạnh, vật liệu xây
dựng, các sản phẩm bằng nhựa, phân bón, đồ dùng cá nhân, gia đình
- Sản xuất, mua bán hàng may mặc
- Đại lý mua, đại lý bán và ký gửi hàng hóa

Tổ chức bộ máy: Gồm :
+ Ban Giám Đốc: 03 người
+ 03 phòng chức năng:
• Phòng Nhân sự (02 người)
• Phòng Kế toán (03 người)
• Phòng Thiết kế mẫu, chế bản (02 người)
+ Trụ sở công ty là tòa nhà 3 tầng khang trang với đầy đủ các phòng chức
năng như trên: Phòng kế toán, phòng nhân sự, phòng thiết kế mẫu, chế
bản; ngoài ra, Ban Giám đốc còn thiết kế thêm các phòng: phòng họp toàn
- 3 -
công ty, phòng ăn, phòng nghỉ cho nhân viên. Nhà xưởng cũng được thiết
kế thành 02 tầng giúp tận dụng tối đa không gian, diện tích.
+ 05 phân xưởng trực thuộc gồm có 01 nhà kho chứa 01 máy kéo chỉ phục
vụ cho máy dệt, 12 máy dệt bao PP, 03 máy cắt bao, 03 máy in Flexo 4
màu và 03 bàn in tay, 12 máy may bao và kho chứa bao thành phẩm.
Ngoài ra còn có kho nhỏ chứa nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, công cụ
dụng cụ và 01 phân xưởng cơ khí sửa chửa phục vụ cho sản xuất.
- Tổng số cán bộ, công nhân viên: Đến 31/12/2010 là 61 người.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
+ Cán bộ tốt nghiệp Đại học: 11 người
+ Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp: 13 người
- Đoàn Thanh niên cơ sở có: 28 đoàn viên.
- Hội cựu chiến binh có : 02 hội viên.
- Công đoàn cơ sở: 60 Công đoàn viên.
5. Loại hình doanh nghiệp (Hình thức sở hữu doanh nghiệp): Công ty
TNHH hai thành viên trở lên với tỷ lệ vốn góp 80:20 (Hoàng Văn Triền và
Hoàng Văn Miền)
Trang thiết bị của Công ty được đầu tư nhập khẩu từ Taiwan và China,
khá hiện đại và đồng bộ, Công ty TNHH TM & DV Hiếu Linh trở thành một
trong những doanh nghiệp có tiếng về công nghệ sản xuất bao bì phía Bắc từ

khâu dệt, cắt, may, in ấn đóng gói.
Sản phẩm chủ lực là bao bì PP phục vụ hoạt động kinh doanh lương thực,
bao thức ăn cá, bao đựng đường, đội ngũ lao động lành nghề, hầu hết công
nhân và đều được đào tạo và trưởng thành từ thực tế, dày dặn kinh nghiệm và
trở thành tài sản qúi của Công ty.
Năng lực sản xuất trên 05 triệu bao PP/năm. Công ty luôn cung cấp đến
khách hàng sản phẩm có chất lượng cao, giá cả hợp lý. Với phương châm
“Lấy uy tín, chất lượng làm hàng đầu”, đơn vị sẵn sàng phục vụ mọi nhu
cầu của khách hàng.
Bên cạnh đó, Công ty luôn nghiên cứu cải tiến thường xuyên nâng cao
chất lượng sản phẩm, tôn trọng ý kiến đóng góp từ khách hàng về chất lượng
hàng hóa, dịch vụ và chế độ hậu mãi. Do đó, Công ty luôn nêu cao tinh thần
- 4 -
phục vụ tận tụy, học hỏi và cầu tiến để duy trì uy tín, tạo sự tin cậy tối đa cho
khách hàng.
Thực hiện đúng các chế độ chính sách, các quy chế Công ty ban hành như
qui chế tiền lương, tiền thưởng, thực hiện chấm điểm thi đua chất lượng, phụ
cấp gắn bó, công tác BHLĐ, ATVSLĐ, PCCN, đời sống CBCNV Cty được
chú trọng quân tâm thường xuyên và thu nhập bình quân của người lao động
ngày càng được nâng cao.
6. Nhiệm vụ của doanh nghiệp:
Cam kết của công ty xuyên suốt tất cả các khía cạnh của hoạt động kinh
doanh - đó là cung cấp các sản phẩm chất lượng cao cho khách hàng, xây
dựng một môi trường làm việc hấp dẫn, tối ưu hóa các nguồn lực hiện có,
giảm chi phí hoạt động và hạn chế các tác động ảnh hưởng đến môi trường
thông qua các hoạt động Xanh. Bởi nhân viên chính là hình ảnh của công ty,
do đó chúng tôi luôn tạo điều kiện giúp đội ngũ nhân viên phát triển bản thân
qua các chương trình đào tạo, huấn luyện nội bộ được tổ chức thường xuyên
tại công ty.
Trong những năm qua, công ty đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực để

thực hiện các nhiệm vụ của doanh nghiệp đối với cộng đồng. Chúng tôi tự hào
về những nỗ lực không mệt mỏi nhằm bồi dưỡng đội ngũ nhân viên có chuyên
môn cao, đầy nhiệt huyết và cam kết thực hiện những trách nhiệm của doanh
nghiệp đối với xã hội. Cụ thể như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý và cung cấp sản phẩm bao bì đáp ứng nhu cầu
sản xuất và các nhu cầu khác của cá nhân và doanh nghiệp.
- Chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Chủ động trong việc cung ứng vật tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh đạt
chất lượng và hiệu quả cao.
- Chủ động nghiên cứu phương án mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm,
đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và kinh doanh phù hợp với quy định của
pháp luật.
- Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.
- Thực hiện chế độ thanh toán tiền lương hàng tháng trên cơ sở quỹ tiền
lương và đơn giá tiền lương đã đăng ký. Thực hiện khen thưởng cho các cá
- 5 -
nhân, tập thể có thành tích xuất sắc góp phần vào hoàn thành kế hoạch sản
xuất kinh doanh của Công ty.
- Thực hiện chính sách BHXH, BHYT; luôn cái thiện điều kiện làm việc,
trang bị đầu tư bảo hộ lao động, vệ sinh môi trường, thực hiện đúng chế độ
nghỉ ngơi, bồi dưỡng độc hại đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
- Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp vụ, tay nghề
cho cán bộ công nhân viên.
- Phối hợp với tổ chức: Đảng, Đoàn thể, Công đoàn, Đoàn thanh niên trong
Công ty thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của
người lao động, chăm lo đời sống vật chất văn hóa và tinh thần của
CBCNV.
- Xây dựng và huấn luyện lực lượng bảo vệ, dân quân tự vệ, phòng chống
cháy nổ, phối hợp với chính quyền sở tại giữ gìn an ninh chính trị và trật tự
an toàn xã hội, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và tài sản của Công ty.

Làm tròn nghĩa vụ an ninh quốc phòng toàn dân.
7. Lịch sử phát triển doanh nghiệp qua các thời kỳ:
Công ty TNHH TM & DV Hiếu Linh được thành lập từ năm 2005, trải
qua hơn 05 năm phát triển và mở rộng, công ty đã trở thành một trong những
công ty sản xuất sản phẩm bao bì có uy tín tại thị trường Hà Nội và các tỉnh
lân cận: Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Thái Bình,
Nam Định, Ninh Bình… hay các tỉnh phía Bắc như Thái Nguyên, Cao Bằng,
Điện Biên…
Hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã được chuyên biệt
hóa và không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và phát triển thị
trường. Để có được sự phát triển như ngày nay, Hiếu Linh đã trải qua những
cột mốc đáng nhớ, đánh dấu sự nỗ lực và phát triển qua từng thời kỳ:
Năm 2005
Với vốn đầu tư ban đầu là 400 triệu đồng, Công ty TNHH TM và DV
Hiếu Linh ra đời, là kết quả của những nỗ lực không mệt mỏi không chỉ của
Ban Giám Đốc Công ty mà còn nhờ sự đóng góp, tận tâm của cán bộ, nhân
viên Công ty.
Năm 2009, 2010
- 6 -
Công ty sau khi nhận thêm nguồn vốn góp sở hữu đồng thời thay đổi đăng
ký kinh doanh đã mạnh dạn đầu tư thêm trang thiết bị, mở rộng nhà xưởng,
xây dựng nhà nghỉ nhân viên nhằm tạo điều kiện nâng cao chất lượng sống
cho nhân viên đồng thời cũng nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ nhân
viên với công ty. Đây là niềm tự hào mà không phải doanh nghiệp nào cũng
có được khi số lượng nhân viên tin tưởng, gắn bó với công ty ngày càng tăng.
Cụ thể tính đến hết năm 2010:
- Nhân viên có thâm niên >= 5 năm là 13 người chiếm 21,31%
- Nhân viên có thâm niên >= 4 năm là 15 người chiếm 24,59%
- Nhân viên có thâm niên >= 3 năm là 22 người chiếm 36,07%
- Nhân viên có thâm niên >= 2 năm là 06 người chiếm 9,84%

- Còn lại là nhân viên có thâm niên 6 tháng đến hơn 1 năm, chiếm 8,2%
Từ những viên gạch đầu tiên xây nên nền móng doanh nghiệp, với rất
nhiều khó khăn, đến nay, công ty đã tìm ra hướng đi đúng và giờ đây đã phát
triển với nhà xưởng rộng rãi (rộng 1800m2), trang thiết bị hiện đại tại khu
công nghiệp Ninh Sở, góp phần bảo vệ môi trường xung quanh, thay thế cho
nhà xưởng nhỏ, không đáp ứng được nhu cầu trước kia.
- 7 -
PHẦN II
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT – KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
I. Mặt hàng sản phẩm của Công ty:
Như đã giới thiệu ở phần trên, Công ty TNHH TM & DV Hiếu Linh hiện
đang kinh doanh mặt hàng chủ yếu là bao bì gồm:
- Bao bì nhựa PP
- Bao PP
- Túi PP
- 8 -
-
- Sợi Polypropylene Multifilament
(Sản phẩm mới năm 2010, đang tìm kiếm thị trường)
II. Sản lượng từng mặt hàng của Công ty:
Bảng 1: Sản lượng tiêu thụ sản phẩm bao bì của công ty qua các năm
(Từ năm 2006 đến năm 2010)
Loại sản
phẩm
Đơn
vị
2006 2007 2008 2009 2010
Bao bì
nhựa PP

Triệu
sản
phẩm
2,257 2,540 2,657 2,958 3,040
Bao PP
1,562 1,620 1,708 1,835 1,992
Túi PP 0,205 0,368 0,438 0,489 0,513
Tổng
cộng
4,024 4,528 4,798 5081 5,545
(Theo Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty - Nguồn: Phòng Kế toán)
Theo Bảng kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty ta thấy, lượng tiêu thụ
sản phẩm bao bì của công ty không ngừng tăng lên qua các năm, sản lượng có
- 9 -
sức tiêu thụ mạnh nhất là bao bì nhựa PP (năm 2007 so với năm 2006 tăng
0,283 triệu sp hay 11%, năm 2008 so với 2007 tăng 0,117 triệu sp hay 4%,
năm 2009 so với 2008 tăng 0,301 triệu sp hay 10%, năm 2010 tăng 0,082 hay
2,7% so với năm 2009). Tiếp đó là bao PP (năm 2007 tăng 4% so với năm
2006, năm 2008 tăng 5% so với năm 2007, năm 2009 so với năm 2008 tăng
7% và năm 2010 tăng 7,88% so với năm 2009). Sản phẩm túi PP (năm 2007
so với năm 2006 tăng 11%, năm 2008 tăng 6% so với năm 2007, năm 2009
tăng 9% so với năm 2008 và năm 2010 tăng 4,74% so với năm 2009). Qua kết
quả so sánh ở trên ta thấy sản lựơng tiêu thụ bao bì của Công ty TNHH TM &
DV Hiếu Linh năm sau luôn cao hơn năm trước. Dù công ty được thành lập
chưa thực sự lâu, tuổi đời còn non trẻ nhưng công ty đã ngày càng đáp ứng
được nhu cầu thị trường, cso những thành công đáng kể và tạo dựng được uy
tín, thương hiệu của riêng mình.
III. Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH TM & DV
Hiếu Linh qua các số liệu tổng hợp:
Bảng 2: Các chỉ tiêu tổng hợp từ năm 2006 đến năm 2010

N
ăm
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2009 2010
Trung
bình
năm
1. Giá trị
tổng sản
lượng (triệu
sp)
4,024 4,528 4,798 5,081 5,545 4,795
2. Tổng
Doanh thu
(tỉ đồng)
13,00
6
13,43
6
13,50
9
16,25
9
18,50
3
14,943
3. Doanh
thu xuất
khẩu(tỉ
đồng)

0 0 0 0 0 0
4. Lợi
nhuận
trước
thuế(tỉ
0,225 0,486 0,520 0,373 0,349 0,391
- 10 -
đồng)
5. Lợi
nhuận sau
thuế(triệu
đồng)
225
417,9
6
447,2
279,7
5
261,7
5
326,732
6. Giá trị tài
sản cố định
bình
quân/năm(tỉ
đồng)
3,2 4,2 5,1 7,9 7,9 5,66
7. Vốn lưu
động bình
quân/năm(tỉ

đồng)
2,1 3,5 4,8 6,0 6,3 4,54
8. Số lao
động bình
quân trong
năm
(người)
47 51 54 55 61 53,6
9. Thu nhập
bình quân
người/tháng
(triệu đồng)
1,6 1,7 1,78 1,79 1,85 1,744
10. Tổng chi
phí sản xuất
trong năm
(tỉ đồng)
12,78
1
12,95
0
12,98
9
15,88
6
18,15
4
14,552
(Theo Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty - Nguồn: Phòng Kế toán)
Đánh giá kết quả về doanh thu:

Biểu đồ 1: Biểu đồ biểu diễn doanh thu
- 11 -
Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể đưa ra những nhận xét sau:
Doanh thu năm 2007/2006: Tổng doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006
là 0,430 tỉ đồng tương ứng 3,2%
Doanh thu năm 2008/2007: Tổng doanh thu năm 2008 tăng so với năm 2007
là 0,073 tỉ đồng tương ứng 0,54%
Doanh thu năm 2009/2008: Tổng doanh thu năm 2009 tăng so với năm 2008
là 2,750 tỉ đồng tương ứng 16,91% do trong năm này công ty đầu tư thêm
trang thiết bị, máy móc.
Doanh thu năm 2010/2009: Tổng doanh thu năm 2010 tăng so với năm 2009
là 2,244 tỉ đồng tương ứng 12,13%
Nhìn chung, trong 05 năm qua, tốc độ tăng trưởng về doanh thu của công ty là
khá ổn định, hai năm 2009 và 2010, công ty đã vượt kế hoạch tăng doanh thu
(10%/năm).
2. Đánh giá kết quả về lợi nhuận, chi phí:
Lợi nhuận của công ty từ năm 2006 đến năm 2010 có xu hướng như sau:
Lợi nhuận trước thuế năm 2007 tăng 0,26 tỉ đồng tương ứng 53,7% so với
năm 2006
Lợi nhuận trước thuế năm 2008 tăng 0,03 tỉ đồng tương ứng 6,54% so với
năm 2007
- 12 -
Lợi nhuận trước thuế năm 2009 giảm 0,15 tỉ đồng tương ứng 39,41% so với
năm 2008
Lợi nhuận trước thuế năm 2010 giảm 0,02 tỉ đồng tương ứng 6,88% so với
năm 2009
Từ năm 2006 đến năm 2008 lợi nhuận có xu thế tăng chủ yếu là do các
nguyên nhân sau: Do những năm đầu mới thành lập (từ năm 2006 đến năm
2008) công ty chưa đầu tư thêm nhiều vào trang thiết bị, thêm vào đó chi phí
sản xuất trong những năm này công ty vẫn giữ dược ở mức khá ổn định, từ đó

đạt được lợi nhuận cao (năm 2007 tăng 0,169 tỉ đồng tương đương 1,305% so
với năm 2006; năm 2008 tăng 0,039 tỉ đồng, 0,3% so với năm 2007).
Năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm
2008, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân cả năm 2008 tăng so với năm 2007
là 22,97%, khiến giá nhập nguyên vật liệu tăng cùng với sự biến động của giá
dầu mỏ trên thế giới theo xu hương tăng cao là nguyên nhân làm tăng chi phí,
giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Thời gian này công ty cũng nhận thêm
đựơc vốn góp sở hữu, do đó đã đầu tư vào trang thiết bị, khiến chi phí sản
xuất chung, chi phí nhân công (như điện, nhiên liệu…) cũng tăng lên (năm
2009 tăng so với 2008 2,897 tỉ đồng tức 18,236%; năm 2010 tăng 2,268 tỉ
đồng tức 12,493%)
3. Đánh giá về số lượng lao động bình quân trong năm:
Số lao động bình quân trong năm của công ty năm sau cao hơn năm trước,
cụ thể:
Năm 2006 có 47 người, đến năm 2007 là 51 người. Số người năm 2007
tăng so với năm 2006 là 4 người, tương ứng 7,84%.
Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 03 người tức 5,56%
Năm 2009 tăng so với năm 2008 là 01 người tương ứng 1,82%
Năm 2010 so với năm 2009 tăng 6 người, tương đương 9,84%
Cùng với số lượng lao động tăng lên, thu nhập bình quân/ người lao động
cũng tăng lên. Ban đầu thu nhập bình quân/ người/ tháng là 1,6 triệu đồng
năm 2006, đến năm 2010 đã tăng lên 1,85 triệu đồng, tăng 0,25 triệu đồng
tương ứng tăng 15,36%. Điều này cho thấy đời sống của người lao động ngày
càng được cải thiện, được nâng cao.
- 13 -
4. Đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định bình quân và vốn lưu động
bình quân.
* Về giá trị tài sản cố định bình quân: từ năm 2006 đến năm 2010 của công
ty có chiều hướng tăng dần, cụ thể:
Năm 2007 tăng 1 tỉ đồng (23,81%) so với năm 2006

Các năm tiếp theo vẫn tiếp tục tăng, năm 2009 so với năm 2008 tăng 2,8 tỉ
đồng (35,44%)
Năm 2010 so với năm 2009 không có biến động do công ty cuối năm
2009 mới đầu tư thêm trang thiết bị, năm 2010 cũng có đầu tư thêm nhưng
không đáng kể.
Giá trị tài sản cố định tăng dần qua các năm cho thấy công ty làm ăn có lãi
và đầu tư thêm vào dây chuyền sản xuất, giúp chuyên môn hóa sản xuất, về
trung và dài hạn sẽ tiết kiệm đựơc chi phí, thời gian, càng tạo đựơc uy tín với
khách hàng.
* Về vốn lưu động bình quân của công ty cũng có chiều hướng tăng từ
năm 2006 đến năm 2010:
Các năm 2007, 2008, 2009, vốn lưu động bình quân có lượng tăng khá ổn
định, tương ứng là 1,4 tỉ; 1,3 tỉ; 1,2 tỉ (tương đương 40%, 27,08% và 20%)
Năm 2010 tăng so với năm 2009 là không đáng kể (0,3 tỉ đồng, tương ứng
4,76%)
Điều đó cho thấy tổng tài sản của công ty các năm đều tăng, tăng mạnh từ
2007 đến 2009, năm 2010 cũng có tăng tuy thấp hơn nhưng năm trước. Dù
vậy, điều này vẫn thể hiện quy mô họat động của công ty có chiều hướng mở
rộng.
- 14 -
PHẦN III
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
I. THUYẾT MINH DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT SẢN PHẨM
1. Sơ đồ dây chuyền sản xuất
Hạt nhựa -1>Máy chạy sợi và nhuộm chỉ -2> Máy dệt -3> Máy cắt 4->Máy
chế bản
Chỉ Manh Cắt Manh
-5>In (tay, máy) -6> May -7> TP (bao bì)
Kiện (100c/kiện)
1. Thuyết minh sơ đồ dây chuyền:

(1) Các hạt nhựa màu (xanh, trắng, vàng, đỏ…)sau khi nhập về sẽ được trộn
theo tỷ lệ khách hàng yêu cầu. Hỗn hợp trộn được cho vào máy chạy sợi,
máy sẽ làm nóng chảy các hạt nhựa, nhựa nóng chảy được tráng mỏng và
cắt tự động thành các sợi. Các sợi đó sẽ được nhuộm lại để đạt màu chuẩn
(theo yêu cầu khách hàng), chỉ đạt yêu cầu sẽ đựơc cuốn tự động vào các
suốt chỉ, các sợi hỏng sẽ đựơc thu lại để tái chế thành hạt nhựa.
(2) Các sợi chỉ trên sẽ đựơc lắp vào máy dệt, kích cỡ manh dệt tùy theo yêu
cầu của khách hàng, mỗi máy có một công nhân trực thường xuyên kiểm
tra để đảm bảo manh dệt ra đạt chất lượng tốt nhất. (Bao bì khi chưa được
máy các đầu gọi là manh). Manh dệt hoàn thành cũng đựơc cuộn tự động
và đánh số ca làm việc, ghi tổng trọng lượng để BP kho theo dõi.
(3) Các cuộn manh sẽ đựơc cắt thành kích cỡ theo yêu cầu, sắp gọn trên từng
pallet để tiện cho việc in, may sau này.
(4) Từ yêu cầu nhận được của khách hàng cùng số lượng hàng khách đặt,
phòng thiết kế mẫu, chế bản sẽ thiết kế, xuất ra film âm hoặc dương bản,
chuyển qua máy chế bản polymer để tạo thành bản in.
(5) Manh sau khi được cắt, tùy theo yêu cầu của khách hàng về số lượng, thời
gian giao hàng, sẽ được bố trí in tay hoặc in máy và dựa vào film mà
phòng thiết kế mẫu, chế bản đã đưa.
In máy: đạt độ chính xác cao hơn, khô nhanh hơn, không mất diện tích
phơi, in nhiều màu một lúc (4 màu/mặt), tốc độ 80 bao/phút nhưng cũng vì thế
mà chi phí cho nguyên liệu vào khá cao (mực in, mẫu in, tiền điện, nhân công:
4 người/máy…), do đó, in máy thường được dùng với đơn đặt hàng có số
lượng lớn để tiết kiệm chi phí. Máy in đựơc sử dụng là máy in Flexo, hiện
Công ty có tổng 4 máy in loại này được sản xuất tại Taiwan và China.
- 15 -
In tay: dù lâu khô hơn, phải mất diện tích phơi, mất thời gian in hơn (chỉ
in đựợc 1 màu/mặt) nhưng số nhân công in tay chỉ là 2 người/bàn, chi phí cho
mực in rẻ hơn và cũng không cần sử dụng tới điện do đó thích hợp cho những
đơn hàng với số lượng ít, sản phẩm không yêu cầu quá nhiều màu. Hiếu Linh

đang sở hữu 03 bàn in tay.
Sản phẩm bao bì in bị lỗi, hỏng sẽ được gom lại và bán ve chai với giá
1000đ/bao. Sản phẩm bị lỗi (sản phẩm chưa qua in màu) cũng được gom lại
để tái chế.
(6) Manh sau khi được in sẽ chuyển tới phân xưởng máy để máy đáy
(7) Manh sau khi được máy sẽ được đếm thủ công, cuộn lại (100 chiếc/kiện)
và chờ xuất hàng.
Như vậy, với nguyên liệu ban đầu là hạt nhựa, qua bàn tay lao động cần
cù của những cán bộ công nhân công ty, chúng đã trở thành những bao bì PP,
túi PP tiện dụng, phục vụ cho lợi ích con người.

II. ĐẶC ĐIỂM CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
1. Đặc điểm về phương pháp sản xuất:
Phương pháp sản xuất ở đây là quy trình sản xuất bán tự động và liên tục,
công nhân đưa nguyên liệu vào máy, ở mỗi công đoạn, máy tự động chuyển
hóa từ hạt nhựa thành chỉ, từ chỉ thành manh, tự động cắt manh, in manh hay
máy hoàn thiện. Sử dụng phương pháp này giúp chuyên môn hóa sản xuất, tiết
kiệm thời gian, sức lao động, tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu từ đó giúp giảm
chi phí sản xuất, hoàn thành đơn đặt hàng sớm nhất để đạt lợi nhuận tối đa.
Bên cạnh đó, Ban Giám đốc Công ty cũng đang tiến hành nghiên cứu sản
phẩm bao bì tự huỷ được làm từ bột bắp. Loại bao bì đựng thực phẩm, nước
uống này sử dụng 80% nguyên liệu chính là bột bắp, không gây ô nhiễm môi
trường và tự phân hủy. 20% còn lại của sản phẩm là các phụ gia thực phẩm an
toàn. Khác với hộp nhựa PE, bao bì tự hủy này có màu ngà đặc trưng của bột
bắp và mùi thơm như bắp rang. Ưu điểm nổi bật là chịu được nhiệt độ cao: có
thể đưa cả hộp đựng thức ăn vào lò vi sóng để hâm nóng món ăn. Đặc điểm
quan trọng nhất là sau khi sử dụng, bao bì từ bột bắp sẽ tự phân hủy trong môi
trường. Nếu chôn xuống đất có độ ẩm cao thì thời gian phân hủy bao bì
- 16 -
khoảng 6 tháng. Dự kiến sản phẩm thân thiện với môi trường này sẽ được

Công ty giới thiệu với người tiêu dùng vào cuối năm nay, 2011.
2. Đặc điểm về trang thiết bị
• Máy tạo sợi chỉ: Từ hạt nhựa và một số phụ gia sau khi qua máy tạo sợi sẽ
tạo thành sợi chỉ. Công ty có 02 máy tạo sợi siêu tốc, mỗi máy 320 sợi con,
mang nhãn hiệu DS được sản xuất tại Taiwan và China.
• Máy dệt bao: Sợi chỉ sẽ được đưa lên máy dệt tròn và dệt thành cuộn vải
có kích thước và trọng lượng theo yêu cầu của khách hàng. Công ty hiện
có 12 máy dệt mang nhãn hiệu DS được sản xuất tại Taiwan và China.
• Máy chế bản: Song song với việc tiến hành làm mẫu bao PP là việc in
Mark cho khách hàng. Doanh nghiệp nhận bài, ảnh của khách hàng và
chuyển qua Phòng thiết kế mẫu, chế bản, nhân viên thiết kế có trách nhiệm
thiết kế, xuất ra film âm hoặc dương bản, chuyển qua máy chế bản
polymer để tạo thành bản in. Việc khép kín các khâu sản xuất nhằm đáp
ứng hàng hóa kịp thời cho khách hàng.
• Máy ghép màng: Vải được dệt thành cuộn sau đó đưa sang máy ghép màng
Plastics để ghép một lớp màng PP phía trong hoặc phía ngoài theo nhu cầu
của khách hàng. Công ty hiện chưa có máy ghép màng do khách hàng yêu
cầu bao bì loại này chưa nhiều, chi phí khi đầu tư máy cao, thời gian thu
hồi vốn dài nên thời gian này công ty vẫn thuê ngoài gia công khi có yêu
cầu của khách hàng.
• Máy may bao: Bao bán thành phẩm có in được chuyển sang công đoạn
may đáy bao tạo thành bao thành phẩm có in, bao PP hoàn chỉnh sẽ được
kiểm đếm, đóng gói và đưa đến tận nơi mà khách hàng yêu cầu. Hiếu Linh
hiện có 12 máy may 01 kim được sản xuất tại Taiwan và China.
• Máy cắt bao: Sau khi vải được tráng màng Plastics xong thì máy cắt có
nhiệm vụ cắt bao thành từng sản phẩm theo kích thước mà khách hàng yêu
cầu, máy cắt đạt tốc độ 50 cái/phút. Công ty hiện có 03 máy cắt được sản
xuất tại Taiwan và China.
• Máy in bao: Bản in và những cuộn vải bao được lắp lên máy in thành
phẩm, tùy khách hàng có thể lựa chọn in đến 04 – 06 màu, sau khi qua máy

in sẽ trở thành bao thành phẩm có in. Công ty hiện có 04 máy in 4 màu
được sản xuất tại Taiwan và China; 03 bàn in tay thủ công.
3. Đặc điểm về bố trí mặt bằng, nhà xưởng, về thông gió, ánh sáng…
Ngày nay khi khoa học công nghệ phát triển, đời sống dân sinh được nâng
cao dẫn đến nhu cầu của con người ngày càng cao. Từ nhu cầu đó, sự ganh
đua giữa các nhà kinh doanh trong cơ chế thị trường xuất hiện, nhằm giành
khách hàng về phía mình bằng những lợi ích về giá cả hạ hơn, phẩm chất hàng
hóa tốt hơn, bền hơn, đẹp hơn… bằng những biện pháp như: quảng cáo trung
thực cho cơ sở kinh doanh và sản phẩm của mình; đưa ra thị trường những
- 17 -
mẫu mã tốt hơn, đẹp hơn; áp dụng công nghệ mới hoặc hợp lí hóa sản xuất để
làm cho sản phẩm tốt hơn, đẹp hơn, rẻ hơn; cải tiến việc phục vụ khách hàng
tốt hơn, thuận tiện hơn Cạnh tranh được thừa nhận là yếu tố đảm bảo duy trì
tính năng động và hiệu quả của nền kinh tế. Trong bối cảnh hiện tại của nền
kinh tế Việt Nam, cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng đóng vai trò trụ cột,
đảm bảo sự vận hành hiệu quả của cơ chế thị trường. Trong nỗ lực tạo lập môi
trường thuận lợi cho phát triển kinh tế với mong muốn đưa ra thị trường sản
phẩm đáp ứng những nhu cầu nêu trên, Hiếu Linh đã cho đầu tư, xây dựng
nhà xưởng với hệ thống thông gió, điện chiếu sáng, hệ thống an ninh, an toàn
lao động, phòng cháy chữa cháy theo quy định của Nhà nước về an toàn lao
động, phòng chống cháy nổ.
Nói đến nhà xưởng, những điều quan trọng cần nghĩ tới khi xây dựng là
việc bố trí hệ thống thông gió, ánh sáng. Hiểu rõ điều này, Ban Giám Đốc
(BGĐ) đã dùng bộ đèn nhà xưởng chữ A cho từng phân xưởng và khắp nhà
xưởng vì loại đèn cao áp treo trần này mang lại ánh sáng tập trung đảm bảo
ánh sáng cho lao động sản xuất. Bên cạnh đó, bộ phận văn phòng dù không
trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nhưng cũng gián tiếp đóng góp rất lớn vào sự
phát triển của công ty nên tùy theo yêu cầu của từng bộ phận, BGĐ cũng cho
lắp đặt các đèn trần, đèn bàn; đồng thời cũng luôn chú ý kết hợp hài hoà giữa
nguồn sáng tự nhiên và nguồn sáng nhân tạo.

4. Đặc điểm về an toàn lao động
Công ty luôn coi trọng hiệu quả sản xuất, kinh doanh gắn với thực hiện
nghiêm túc pháp luật lao động về An toàn vệ sinh lao động – Phòng chống
cháy nổ (ATVSLĐ – PCCN). Giám đốc công ty, chú Hoàng Văn Triền cho
biết, đơn vị thường xuyên rút kinh nghiệm và hoàn thiện các điều kiện phục
vụ sản xuất. Công ty coi trọng hiệu quả sản xuất, kinh doanh gắn với thực
hiện nghiêm túc pháp luật lao động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) -
PCCN. Để phục vụ sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động, giảm
bớt các công đoạn lao động thủ công, hằng năm công ty chủ động rà soát,
kiểm tra các loại thiết bị máy móc, đầu tư mua sắm bổ sung, nâng cấp Hội
đồng bảo hộ lao động (BHLĐ) gồm 5 thành viên, định kỳ 3 tháng một lần
kiểm tra việc thực hiện quy chuẩn an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử
- 18 -
dụng, vận hành máy móc, trang thiết bị trong công ty đồng thời thực hiện các
chế độ bảo hiểm theo quy định cho người lao động. Các tiêu chuẩn về kỹ
thuật an toàn trong việc sử dụng máy móc được đặc biệt quan tâm. Nội quy
công ty, quy chế bộ phận, các biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn được niêm yết
công khai tại các vị trí sản xuất, nơi có đông người lao động qua lại. Đến
nay, toàn bộ lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ -
PCCN đã được huấn luyện; gần 100% số lao động của đơn vị được cấp thẻ
ATVSLĐ. Hằng năm, công ty thực hiện việc giám sát môi trường một lần;
khám sức khoẻ định kỳ một lần. Các nội dung khác như việc trang cấp
phương tiện bảo hộ cá nhân, kiểm định thiết bị, máy móc thống kê tai nạn
hằng năm, phòng cháy, chữa cháy đều được thực hiện nghiêm chỉnh. Với
những cố gắng đó, từ năm 2006 đến nay, công ty không có trường hợp tai nạn
lớn xảy ra. Người lao động yên tâm sản xuất, gắn bó với đơn vị. Hưởng ứng
Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ - PCCN năm nay, công ty tiếp tục thực hiện
một số biện pháp cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động như xây
dựng bổ sung các mái che nắng, mưa; trang cấp bổ sung khẩu trang, khăn
bông, kính mắt chống bụi; kiểm tra các thiết bị như lan can lên xuống, đi

lại, nắp chắn dây cu-roa; hệ thống bảo vệ các trạm biến áp và tăng cường hơn
nữa các biện pháp giảm hại, giảm tiếng ồn, thực hiện tốt các quy trình kỹ
thuật, quy phạm an toàn trong sản xuất
- 19 -
PHẦN IV
TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ KẾT CẤU SẢN XUẤT
CỦA DOANH NGHIỆP
I. TỔ CHỨC SẢN XUẤT
Tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty hòan toàn phù hợp với
quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, bao gồm:
- 03 phòng chức năng
- Và 05 phân xưởng sản xuất bao gồm PX chỉ, PX dệt, PX cắt, PX in, PX
máy
Các phân xưởng sản xuất có mối liên hệ mật thiết với nhau để tạo nên 01
sản phẩm bao bì hoàn chỉnh.
* Chu kỳ sản xuất và kết cấu chu kỳ sản xuất:
Chu kỳ sản xuất là khoảng thời gian từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản
xuất cho đến khi chế tạo xong, kiểm tra và nhập kho thành phẩm. Chu kỳ sản
xuất có thể tính cho từng chi tiết, bộ phận sản phẩm, hay sản phẩm hoàn
chỉnh. Chu kỳ sản xuất được tính theo thời gian lịch tức là sẽ bao gồm cả thời
gian sản xuất và thời gian nghỉ theo chế độ. Tại Công ty TNHH TM & DV
Hiếu Linh, chu kỳ sản xuất là 07 ngày làm việc.
Kết cấu của chu kỳ sản xuất tại công ty bao gồm: thời gian hoàn thành các
công việc trong quá trình công nghệ; thời gian vận chuyển; thời gian kiểm tra
kỹ thuật; thời gian các sản phẩm dở dang dừng lại tại các nơi làm việc, các
kho trung gian và trong những ca không sản xuất.
Chu kỳ sản xuất là một chỉ tiêu khá quan trọng cần được xác định, làm cơ
sở cho việc dự tính thời gian thực hiện các đơn hàng, lập kế hoạch tiến độ,
biểu hiện trình độ kỹ thuật, trình độ tổ chức sản xuất. Tại Hiếu Linh, chu kỳ
sản xuất cho thấy trình độ sử dụng các máy móc thiết bị, diện tích sản xuất, sử

dụng vốn lưu động trong khâu sản xuất khá hiệu quả. Trong thị trường cạnh
tranh nhiều biến động hiện nay, chu kỳ sản xuất của Hiếu Linh đã giúp doanh
nghiệp nâng cao khả năng của hệ thống sản xuất, đáp ứng với những thay đổi
nhanh chóng của thị trường.
- 20 -
II. KẾT CẤU SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP
• Phân xưởng sản xuất chính: 05 phân xưởng có nhiệm vụ phối hợp từ khâu
nhận nguyên liệu (hạt nhựa các màu), thực hiện quy trình sản xuất để tạo
ra bao bì thành phẩm. Tổng số nhân viên đựơc chia làm 02 ca, mỗi tổ có
một tổ trưởng quản lý quản lý tiến độ công việc và nhân viên của mình.
- Phân xưởng chỉ: gồm 06 người chia làm 02 ca, với sự hỗ trợ của máy móc
công nghệ, làm nhiệm vụ chuyển hạt nhựa thành sợi chỉ.
- Phân xưởng dệt: Gồm 12 người, vận hành máy dệt biến những sợi chỉ
mỏng manh thành những cuộn manh có khối lượng 200kg-250kg/cuộn
- Phân xưởng cắt: gồm 04 người, nhận những cuộn manh từ bộ phận kho
(phòng Kế toán) và cắt theo yêu cầu khách hàng.
- Phân xưởng in: là phân xưởng có số lượng nhân viên lớn nhất vì khâu này
yêu cầu độ chính xác cao, chỉ sơ xuất nhỏ cũng có thể làm thẩm mỹ của
sản phẩm giám, ảnh hưởng tới uy tín, hình ảnh của công ty. Những tấm
manh đựơc cắt sẽ được xếp gọn trên từng pallet và chuyển cho phân xưởng
in, sản phẩm sau khi được in sẽ chuyển qua phân xưởng máy.
- Phân xưởng máy: Nói quá trình in yêu cầu độ chính xác cao không có
nghĩa các khâu khác trong quá trình sản xuất có thể làm qua quýt. Quần áo
được tạo nên từ vải, kết hợp với đường kim, mũi chỉ. Sản phẩm bao bì
cũng không ngoại lệ, do đó giai đoạn máy cũng góp phần rất lớn tạo nên
chất lượng của sản phẩm. Phân xưởng máy gồm 12 nhân viên, máy đựơc
sử dụng ở đây là máy may bao chuyên dụng.
• Các phòng chức năng: Phân xưởng sản xuất trực tiếp tạo ra sản phẩm, bên
cạnh đó, có ảnh hưởng gián tiếp nhưng không kém phần quan trọng là các
phòng ban chức năng:

- Phòng Nhân sự: Có trách nhiệm tuyển dụng cán bộ cho công ty theo đề
nghị của các phân xưởng sau khi đã được Ban Giám đốc phê duyệt. Phòng
Nhân sự có thể coi là mạch máu của công ty. Phòng Nhân sự sẽ theo dõi,
giám sát, đề đạt, kiến nghị với Ban lãnh đạo công ty, tạo điều kiện tốt nhất
cho anh em nhân viên trong công ty.
- Phòng Kế toán: Thực hiện kế tóan sổ sách, tư vấn, phân tích giúp Ban lãnh
đạo đưa ra những quyết định đầu tư, quyết định chi tiêu sao cho hiệu quả,
an toàn, chi phí thấp nhất mà đạt hiệu quả cao nhất.
- 21 -
- Phòng Thiết kế mẫu, chế bản: Từ những yêu cầu của khách hàng, phòng
thiết kế sẽ hiện thực hóa những ý tưởng đó trên film âm bản hay dương
bản và chuyển cho phân xưởng in.
- Bộ phận bán hàng chịu sự quản lý trực tiếp của Phó Giám đốc kinh doanh,
có trách nhiệm tìm kiếm thị trường, tiếp nhận đơn đặt hàng, lên kế hoạch
sản xuất cho các phân xưởng, thuê xe giao hàng… và các nội dung liên
quan đến tiêu thụ sản phẩm.
- 22 -
PHẦN V
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
I. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TỪNG BỘ PHẬN
* Quyền hạn và trách nhiệm của Ban Giám đốc:
1. Giám đốc:
- Chịu trách nhiệm về các mặt hoạt động của công ty trước Hội đồng thành
viên và pháp luật hiện hành.
- Chịu trách nhiệm về công tác đối ngoại.
- Là người quyết định các chủ trương, chính sách, mục tiêu chiến lược của
công ty.
- Phê duyệt tất cả các quy định áp dụng trong nội bộ công ty.
- Giám sát và kiểm tra tất cả các hoạt động về sản xuất kinh doanh, đầu tư

của công ty.
- Đề xuất các chiến lược kinh doanh, đầu tư cho Hội đồng thành viên.
- Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước.
- Trực tiếp ký các hợp đồng kinh tế.
- Quyết định toàn bộ giá cả mua bán hàng hóa vật tư thiết bị.
- 23 -
Giám Đốc
Phó GĐ Sản
xuất
Phó GĐ Kinh
doanh
Phòng Kế
toán
Phòng Thiết kế
mẫu, chế bản
Phòng Nhân
sự
P
X
D
ệt
P
X
C
ắt
P
X
In
P
X

C
hỉ
P
X
M
áy
B
P
B
H
K
T
T
K
T
T
H
T
P
N
V
T
K
T
P
N
V
K
T
kh

o
Hội đồng
thành viên
- Quyết định ngân sách hoạt động cho các đơn vị và các phòng ban cụ thể
trong công ty theo kế hoạch phát triển do hội đồng thành viên phê duyệt.
- Quyết định các chỉ tiêu về tài chính.
- Giám sát toàn bộ hệ thống hoạt động trong công ty.
2. Phó Giám đốc Kinh doanh:
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi hoạt động tiêu thụ hàng hóa của
doanh nghiệp.
- Khai thác thị trường tiềm năng.
- Tổ chức điều hành sản xuất, thực hiện hoàn thành kế hoạch của công ty
giao đồng thời đảm bảo kế hoạch phát triển thị trường để thu về lợi nhuận
cao nhất.
- Quản lý, điều hành, đào tạo đội ngũ CBCNV, xây dựng hệ thống quản lý
bán hàng và cung cấp dịch vụ chất lượng trong phạm vi toàn xí nghiệp.
- Xây dựng mục tiêu kế hoạch tiêu thụ theo quý, năm và đảm bảo mở rộng
thị trường.
- Quyền ký quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm, điều động nhân sự tại xí nghiệp
(trừ Giám đốc công ty).
- Báo cáo kết quả tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp cho Tổng
Giám đốc công ty.
3. Phó Giám đốc Sản xuất:
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
- Nhận chỉ tiêu kế hoạch sản xuất của công ty. Khai thác nguồn hàng ngoài
thị trường.
- Tổ chức điều hành sản xuất, thực hiện hoàn thành kế hoạch của công ty
giao đồng thời đảm bảo kế hoạch nguồn hàng bên ngoài.
- Quản lý, điều hành, đào tạo đội ngũ CBCNV, xây dựng hệ thống quản lý

sản xuất và chất lượng sản phẩm trong phạm vi toàn xí nghiệp.
- Thực hiện các nội quy, quy chế về quản lý lao động, quản lý vật tư thiết bị,
tài sản của xí nghiệp.
- 24 -
- Xây dựng mục tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh theo quý, năm và đảm
bảo lợi nhuận và vốn công ty đầu tư.
- Ký hợp đồng kinh tế nội theo uỷ quyền của Giám đốc, phê duyệt một số
văn bản giấy tờ liên quan đến hoạt động sản xuất trong công ty theo ủy
quyền của Giám đốc.
- Báo cáo kết quả tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp cho
Tổng Giám đốc công ty.
- Tự chủ về hoạt động tài chính của Xí nghiệp, ưu tiên nhận kế hoạch sản
xuất từ Công ty, tự chủ động nguồn hàng đối với năng lực sản xuất dư
thừa.
4. Phòng Kế toán:
- Nghiên cứu những quy định về mặt tài chính của nhà nước ban hành và
của Hội đồng thành viên.
- Nghiên cứu luật doanh nghiệp, các nghị định thông tư có liên quan đến
nghành.
- Nắm vững luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT, luật khuyến khích
đầu tư trong nước và các văn bản liên quan đến việc quản lý tài chính do
nhà nước ban hành để áp dụng cho công ty.
- Xây dựng và trình Giám đốc duyệt các thông số tài chính như:
+ Tỷ suất lợi nhuận tối thiểu của từng ngành hàng
+ Cơ cấu các khoản phí trong tổng phí hoạt động của công ty.
+ Tỷ lệ tái đầu tư cho năm tài chính tiếp theo.
+ Dự kiến phân phối lợi nhuận hàng năm cho cổ đông trong hội đồng thành
viên.
- Tham mưu cho Giám đốc về việc điều hành vốn trong công ty.
- Nghiên cứu các biện pháp giảm giá thành, giảm chi phí trong công ty.

- Thẩm định các bản quyết toán lãi lỗ hàng quý, hàng năm.
- Tự kiểm tra bảng cân đối kế toán do Phòng mình lập ra.
- Ký hợp đồng kinh tế nội theo uỷ quyền của Giám đốc, phê duyệt một số
văn bản giấy tờ liên quan đến hoạt động sản xuất trong công ty theo ủy
quyền của Giám đốc.
- Giám sát, phê duyệt việc mua bán vật tư phục vụ trong quá trình sản xuất
- 25 -

×