ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
BÀI BÁO CÁO
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG MUA SẮM THƯỜNG XUYÊN
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH
THỪA THIÊN HUẾ
Giáo viên hướng dẫn: Nhóm thực hiện:
PGS.TS Nguyễn Đình Chiến Nhóm 7
Lớp: K45KTDN
Huế, 10/2014
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU iv
DANH MỤC BẢNG iv
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.5 Kết cấu đề tài 2
PHẦN II: NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN MUA SẮM THƯỜNG XUYÊN 3
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH 3
THỪA THIÊN HUẾ 3
1.1.5. Kế toán tăng TSCĐ 5
2.1.2 Quy trình mua sắm thường xuyên TSCĐ 12
2.1.3 Thẩm quyền phê duyệt mua sắm TSCĐ 13
CHƯƠNG II: KẾ TOÁN TẠI ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH 16
THỪA THIÊN HUẾ 16
2.1 Giới thiệu về đài phát thanh và truyền hình 16
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 16
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 17
2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý 17
2.1.4 Tổ chức kế toán 19
2.1.4.1 Chế độ kế toán áp dụng 19
2.1.4.2 Bộ máy kế toán 20
2.1.4.3 Hình thức kế toán và trình tự luân chuyển chứng từ 21
2.2 Thực trạng kế toán mua sắm TSCĐ tại Đài phát thanh và truyền hình Thừa thiên Huế 24
2.2.1 Đặc điểm tổ chức kế toán TSCĐ tại đơn vị 24
2.2.2 Phân loại TSCĐ 25
2.2.3 Kế toán tăng TSCĐ 25
2.2.4 Kế toán khấu hao TSCĐ 26
2.2.6 Quy trình mua sắm TSCĐ 29
3.1 Nhận xét 50
i
3.1.1 Ưu điểm 50
3.1.2 Nhược điểm 50
3.2 Giải pháp 50
PHẦN III: KẾT LUẬN 51
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian nghiên cứu, học tập tại khoa Kế toán- Kiểm toán trường Đại học
kinh tế Huế, được sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo và bạn bè, cùng sự nhiệt
tình giúp đỡ của phó phòng tài chính của Đài phát thanh truyền hình Thừa Thiên Huế
chúng em đã hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tế: “Thực trạng tình hình mua sắm
tài sản cố định thường xuyên tại Đài phát thanh truyền hình Thừa Thiên Huế”.
Để hoàn thành được bài báo cáo này chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
các thầy cô trong khoa Kế toán- Kiểm toán, đặc biệt thầy Nguyễn Đình Chiến đã tận
tình hướng dẫn, chỉnh sửa và góp ý để chúng em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Chúng em cũng xin gửi cảm ơn sâu sắc tới anh Nguyễn Khoa Na- phó phòng
Tài chính của Đài phát thanh truyền hình Thừa Thiên Huế, đã giúp đỡ nhiệt tình, tạo
mọi điều kiện thuận lợi nhất cho chúng em trong quá trình làm báo cáo. Anh đã cung
cấp cho chúng em thông tin cũng như tìm hiểu về Đài, đồng thời chia sẻ nhiều kinh
nghiệm quý báu thực tế của mình.
Tuy vậy, do thời gian có hạn, cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của sinh viên
nên trong bài báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Vì vậy,
chúng em rất mong nhận được sự cảm thông và góp ý của các thầy cố cùng toàn thể
các bạn để chúng em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốt
hơn cho công tác thực tế sau này.
iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý Đài phát thanh truyền hình Thừa Thiên Huế 18
Sơ đồ 2: Bộ máy kế toán Đài phát thanh truyền hình Thừa Thiên Huế 20
Sơ đồ 3: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán máy 22
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tình hình tài sản của đơn vị qua 2 năm 2012-2013 23
iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TSCĐ Tài sản cố định
HCSN Hành chính sự nghiệp
SXKD Sản xuất kinh doanh
GTGT Giá trị gia tăng
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
CBCNV Cán bộ công nhân viên
UBND Ủy ban nhân dân
PT-TH Phát thanh truyền hình
v
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây,với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thì các
đơn vị hành chính sự nghiệp (HCSN) dưới sự quản lý của nhà nước cũng từng bước đi
vào phát triển ổn định và vững chắc góp phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới kinh
tế-văn hóa-xã hội của đất nước. Để tiến hành các hoạt động tại một đơn vị HCSN phải
có đầy đủ các yếu tố sức lao động, tư liệu, và đối tượng lao động. Tài sản cố định
(TSCĐ) trong đơn vị HCSN là cơ sở vật chất, kỹ thuật cần thiết để đảm bảo cho hoạt
động của các đơn vị được tiến hành bình thường, đó là những tư liệu lao động chủ yếu,
được sử dụng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp máy móc thiết bị, phương tiện truyền
thông,nhà cửa,và các khoản chi phí đầu tư mua sắm TSCĐ.
Riêng đối với Đài phát thanh và truyền hình Thừa Thiên Huế (TRT) thì cách
quản lý và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị thường xuyên được sử dụng như:
máy quay, máy chiếu, máy in, thiết bị điện, chiếu sáng… là vô cùng cần thiết. Do vậy
việc tổ chức hạch toán, kế toán tài sản cố định là một khâu quan trọng quy trình mua
sắm tài sản cố định thường xuyên và không thường xuyên tại các cơ quan theo quy
định của nhà nước nhằm đảm bảo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; công khai,
minh bạch trong mua sắm TSCĐ.
Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán TSCĐ thì nhóm chúng em xin thực
hiện đề tài “Thực trạng mua sắm TSCĐ tại Đài phát thanh và truyền hình Thừa Thiên
Huế” với hi vọng mọi người có thể hiểu rõ hơn về quy trình kế toán mua sắm TSCĐ
trong thực tiễn của Đài TRT.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu là làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và sự cần thiết về tổ
chức kế toán mua sắm thường xuyên TSCĐ trong đơn vị HCSN.
- Làm rõ một số vấn đề về quy trình mua sắm thường xuyên tại Đài phát thanh
truyền hình TRT, tình hình tài sản và lao động, hình thức kế toán và luân chuyển
chứng từ.
1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng: Kế toán mua sắm thường xuyên TSCĐ tại đơn vị HCSN.
- Phạm vi: Về thời gian: nghiên cứu số liệu 2 năm 2012-2013
Về không gian: Đài Phát thanh và truyền hình Thừa Thiên Huế. Địa chỉ 58 Hùng Vương
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Máclênin
- Phương pháp phân tích đánh giá
- Phương pháp hạch toán kế toán
- Phương pháp thu thập thông tin qua trao đổi, Internet, sách báo và tham khảo
1
khóa luận tốt nghiệp
-Thu thập phỏng vấn trực tiếp
1.5 Kết cấu đề tài
- Đề tài thực tế gồm phần mở đầu, nội dung và kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, trong đó, phần nội dung gồm 3 chương :
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán mua sắm thường xuyên TSCĐ tại Đài phát
thanh truyền hình TRT
Chương 2: Thực trạng Kế toán mua sắm thường xuyên TSCĐ tại Đài phát thanh
và truyền hình TRT
Chương 3: Nhận xét và giải pháp
2
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN MUA SẮM THƯỜNG XUYÊN
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH
THỪA THIÊN HUẾ
1.1 Tổng quan về tài sản cố định
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm tài sản cố định
Khái niệm
Tài sản cố định trong các đơn vị hành chính sự nghiệp là cơ sở vật chất, kỹ thuật
cần thiết đảm bảo cho các hoạt động của các đơn vị được tiến hành bình thường.Theo
chế độ kế toán hiện hành thì TSCĐ là những tư liệu lao động và tài sản khác phải có
đủ 2 tiêu chuẩn sau:
- Có giá trị nguyên giá từ 10.000.000 đồng trở lên
- Thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên
Riêng đối với đơn vị hành chính sự nghiệp có thu,cũng như đơn vị sản xuất
kinh doanh , TSCĐ là những tư liệu lao động phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn ghi nhận
TSCĐ theo chuẩn mực kế toán Việt Nam đã ban hành:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
- Nguyên giá tài sản phải xác định một cách đáng tin cậy
- Thời gian sử dụng ước tính trên 01 năm
- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
Đặc điểm
- TSCĐ tham gia vào nhiều năm hoạt động hành chính sự nghiệp, cũng như vào
nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh mà không thay đổi hình thái vật chất ban đầu.
- Trong quá trình tham gia vào hoạt động, TSCĐ bị hao mòn dần, giá trị hao mòn
TSCĐ được ghi giảm nguồn hình thành TSCĐ.
1.1.2 Nhiệm vụ kế toán TSCĐ
- Tổ chức ghi chép phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời số lượng, giá trị,hiện
trạng TSCĐ trong đơn vị và thông qua đó giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư, sử
dụng TSCĐ bằng cách:
- Tham gia nghiệm thu và xác định nguyên giá TSCĐ trong trường hợp: hoàn
thành việc mua sắm, xây dựng, bàn giao, tài sản được cấp phát bằng kinh phí, được
viện trợ, biếu tặng
- Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường TSCĐ trong đơn vị lập kế
hoạch theo dõi, sửa chữa, thanh lý, khôi phục, đổi mới
- Phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ, phân tích tình hình sử dụng TSCĐ tại đơn vị.
1.1.3 Phân loại các TSCĐ
3
TSCĐ trong đơn vị hành chính sự nghiệp gồm nhiều thứ khác nhau, có kết
cấu,công dụng khác nhau, để thuận lợi cho quản lý và kế toán TSCĐ được phân loại
theo 2 tiêu thức sau:
• Theo hình thái biểu hiện và công dụng TSCĐ
TSCĐ bao gồm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình
TSCĐ hữu hình là những tư liệu lao động có hình thái vật chất có đủ tiêu
chuẩn của TSCĐ về giá trị và thời gian sử dụng theo quy định. Căn cứ vào công dụng
và kết cấu TSCĐ hữu hình được phân chia thành các loại sau:
- Nhà cửa, vật kiến trúc
- Máy móc, thiết bị
- Phương tiện vận tải truyền dẫn
- Phương tiện quản lý
- Tài sản cố định khác
TSCĐ vô hình là những TSCĐ không có hình thái vât chất cụ thể, thể hiện
một lượng giá trị đã được đầu tư, chi trả hoặc chi phí nhằm có được các lợi ích kinh tế
mà giá trị của chúng xuất phát từ đặc quyền của đơn vị như quyền sử dụng đất, giá trị
bằng phát minh sáng chế, bản quyền tác giả, chi phí phần mềm máy tính.
• Theo mục đích và tình hình sử dụng
Cách phân loại này nhằm xác định tình trạng thực tế TSCĐ sử dụng vào các mục
đích của đơn vị bao gồm:
- Tài sản cố định dùng cho hoạt động HCSN
- Tài sản cố định chuyên dùng cho hoạt động SXKD
- Tài sản cố định dùng vào mục đích phúc lợi
- Tài sản cố định chờ xử lý.
1.1.4 Đánh giá TSCĐ
Đánh giá TSCĐ là biểu hiện giá trị TSCĐ bằng tiền theo những nguyên tắc nhất
định. TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại.
• Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá
Do TSCĐ được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, nên việc xác định nguyên
giá TSCĐ trong trường hợp cụ thể có khác nhau, nguyên giá được xác định khi có đủ
chứng từ hợp lý, hợp pháp.
Với tài sản cố định hữu hình
- Nguyên giá mua sắm
Nguyên giá = Giá mua thực tế - giảm giá +các khoản thuế + các chi phí liên
quan trực tiếp đưa tài sản vào sử dụng .
- Nguyên giá TSCĐ mới hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng là giá thực tế
công trình được duyệt y quyết toán theo quy định.
4
- Nguyên giá TSCĐ được cấp hoặc chuyển đến là giá trị ghi trong biên bản
giao nhận TSCĐ của đơn vị cấp và chi phí lắp đặt chạy thử nếu có.
- Nguyên giá TSCĐ được viện trợ, được biếu tặng: là giá được cơ quan tài chính
tinh để ghi thu, ghi chi ngân sách, hoặc giá trị theo đánh giá thực tế chi phí sửa chữa,
chi phí lắp đặt chạy thử mà bên nhận phải trả trước khi đưa tài sản vào sử dụng.
- Các tài sản đặc biệt sử dụng giá quy ước (được xác định trên giá thị trường
hoặc giá trị các tài sản tương đương) làm căn cứ ghi sổ kế toán nhưng không cộng vào
tổng giá trị TSCĐ của đơn vị.
Với tài sản cố định vô hình
- Giá trị quyền sử dụng đất: Là toàn bộ chi phí thực tế chi ra có liên quan đến đất
sử dụng.
- Bằng phát minh sang chế : Nguyên giá là toàn bộ chi phí đơn vị phải trả cho
công trình nghiên cứu, sản xuất thử được nhà nước cấp bằng phát minh sang chế.
- Bản quyền tác giả: Nguyên giá là tổng số tiền chi thù lao cho tác giả và được
nhà nước công nhận cho tác giả độc quyền phát hành và bán tác phẩm.
- Chi phí phần mềm máy tính :Là số tiền chi trả cho việc lập trình hoặc mua phần
mềm máy tính theo các chương trình của đơn vị.
• Đánh giá theo giá trị hao mòn TSCĐ
Là phần giá trị TSCĐ bị mất đi do sử dụng đã được kết chuyển để ghi giảm
nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ của đơn vị, hoặc ghi nhận vào chi phí SXKD (đối
với tài sản dùng vào hoạt động SXKD).
• Đánh giá theo giá trị còn lại
Giá trị còn lại TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ – Giá trị hao mòn lũy kế TSCĐ
Ngoài ra nguyên giá TSCĐ còn được thay đổi trong các trường hợp sau:
- Đánh giá lại trị giá theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Cải tạo, nâng cấp, sửa chữa lại TSCĐ
- Tháo giỡ một hoặc một số bộ phận của TSCĐ.
1.1.5. Kế toán tăng TSCĐ
a) Tài khoản sử dụng
* TK 211 - Tài sản cố định hữu hình: Phản ánh giá trị hiện có, tình hình
biến
động của toàn bộ TSCĐ hữu hình của đơn vị theo nguyên
giá.
Kết cấu và nội dung tài khoản 211 như
sau:
Bên nợ: Nguyên giá TSCĐHH tăng
Bên có: Nguyên giá TSCĐHH giảm
Số dư bên nợ: Nguyên TSCĐ hữu hình hiện có của đơn vị
TK 211 có các tài khoản cấp 2
sau:
5
TK 2111 - Nhà cửa vật kiến trúc TK 2112 - Máy móc thiết
bị.
TK 2113 - Phương tiện vận tải, truyền
dẫn
TK 2114 - Thiết bị, dụng cụ quản
lý.
TK2115 - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản
phẩm
TK 2118 - Tài sản cố định
khác
* TK 213 - TSCĐ vô hình: Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động
giá
trị các loại TSCĐ vô hình của đơn vị theo nguyên
giá.
Kết cấu và nội dung TK 213 “TSCĐ vô hình, như
sau:
Bên nợ: Nguyên giá TSCĐVH tăng
Bên có: Nguyên giá TSCĐVH giảm
Số dư bên nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có của đơn vị
Một số quy định hạch toán vào TK
213:
- Toàn bộ chi phí thực tế phát sinh liên quan tới TSCĐ vô hình, trong quá
trình
hình thánh, trước hết tập hợp vào tài khoản 241 “Xây dựng cơ bản dở dang”.
Khi
kết thúc quá trình đầu tư phải xác định tổng chi phí thực tế đầu tư theo từng
đối
tượng tập hợp chi phí (nguyên giá từng TSCĐ vô hình) ghi tăng nguyên
giá
TSCĐ vô hình trên tài khoản
213
- TSCĐ vô hình cũng như TSCĐ hữu hình được theo dõi chi tiết theo từng
đối
tượng ghi TSCĐ trong sổ
TSCĐ.
* TK 466: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ: Phản ánh giá trị hiện
có,
tình hình biến động của Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ của đơn
vị.
Kết cấu nội dung và TK 466 như sau:
TK 466
o
Ph
ản
án
h giá
tr
ị hao mòn của
TSC
Đ hàng
năm.
o
G
iá
tr
ị còn
lạ
i TSCĐ
th
anh lý,
như
ợng
b
án
chu
yển
g
iao
th
eo
quyết đ
ịnh của các
cấp có thẩm
qu
yền
v
à
cá
c
trư
ờng hợp
g
iảm
khác.
o
G
iả
m nguồn kinh phí
đã
h
ình
thà
nh
TS
CĐ do đánh
g
iá lại
TSCĐ (trường hợp
giảm)
o
G
iá trị
TS
CĐ mua
sắm
,
xâ
y dựng cơ
bả
n đã
ho
àn
thàn
h, bàn
g
iao
đưa
và
o sử
dụng
o Giá trị
TSC
Đ
n
hận của
cá
c
đ
ơn vị
kh
ác
bà
n giao,
đ
ược biếu tặng,
viện
tr
ợ và các
trư
ờng hợp tăng
khác.
o
Tăn
g
ngu
ồn
k
inh
ph
í đã
h
ình
th
ành
TSCĐ do
đán
h giá lại TSCĐ
(Trường hợp tăng)
6
Số dư: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
hiện có của đơn
vị.
b) Phương pháp hạch toán tăng TSCĐ
1. Rút dự toán chi hoạt động, chi chương trình, dự án, kinh phí theo đơn
đặt
hàng
của Nhà nước, quỹ cơ quan mua TSCĐ về dùng
ngay
Nợ TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ là tổng giá thanh
toán
Có TK 461: Nguồn kinh phí hoạt
động
Có TK 462 – Nguồn kinh phí dự
án
Có TK 465 – Nguồn kinh phí theo ĐĐH của
NN
Có các TK 111, 112, 331 Chi vận
chuyển
- Nếu phải qua lắp
đặt
Nợ TK 241: Xây dựng cơ bản dở
dang
Có TK 461: Nguồn kinh phí hoạt
động
Có TK 462 – Nguồn kinh phí dự
án
Có TK 465 – Nguồn kinh phí theo Đ ĐH của
NN
Có các TK 111, 112, 331 chi phí vận chuyển (nếu
có)
Đồng thời
ghi:
Có TK 008 – Dự toán chi hoạt
động,
Có TK 009 – Dự toán chi chương trình, dự
án
- Khi lắp đặt xong, bàn giao TSCĐ vào nơi sử dụng,
ghi:
Nợ TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ là tổng giá thanh
toán
Có TK 214
- Tất cả các trường hợp trên đều phải đồng thời ghi tăng nguồn kinh
phí
đã
hình thành TSCĐ và ghi tăng chi cho các hoạt động,
ghi:
Nợ TK 661: Chi hoạt
động
Nợ TK 662 - Chi dự
án
Nợ TK 635 - Chi theo đơn đặt hàng của
NN
Có TK 466: Nguồn kinh phí đã hình thành
TSCĐ
2. Xuất quỹ tiền mặt, hoặc rút tiền gửi ngân hàng, kho bạc hoặc mua chịu
TSCĐ về
dùng
ngay cho hoạt động sự nghiệp, cho chương trình, dự án,
ghi:
Nợ TK 211, 213: Tài sản cố
định
Có TK 111, 112,
331
7
Đồng thời căn cứ vào nguồn kinh phí dùng mua TSCĐ để kết chuyển
ghi
tăng
nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ, kế toán
ghi:
Nợ TK 661: Chi hoạt động (bằng nguồn kinh phí hoạt
động)
Nợ TK 662: Chi dự án (bằng nguồn kinh phí dự
án)
Nợ TK 635 Chi theo đơn đặt hàng của Nhà
nước
Nợ TK 431: Quỹ cơ
quan
Có TK 466: Nguồn kinh phí đã hình thành
TSCĐ
3. TSCĐ nhận được do cấp trên cấp kinh phí căn cứ vào biên bản giao nhận
TSCĐ
đưa
vào sử dụng và thông báo ghi thu chi Ngân sách Nhà nước, kế toán
ghi:
Nợ TK 211, 213: Tài sản cố
định
Có TK 461: Nguồn kinh phí hoạt
động
Hoặc Nợ TK 211, 213: Tài sản cố định
Đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành
TSCĐ
Nợ TK 661: Chi hoạt
động
Có TK 466: Nguồn kinh phí đã hình thành
TSCĐ
4. TSCĐ phát hiện thừa khi kiểm
kê
a) Nếu là TSCĐHH do Ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc ngân
sách
Nợ TK 211: Tài sản cố định hữu
hình
Có TK 214: Hao mòn
TSCĐ
Có TK 466: Nguồn kinh phí đã hình thành
TSCĐ
b) Nếu là TSCĐHH đang dùng thuộc nguồn
SXKD:
Nợ TK 211: Tài sản cố định hữu
hình
Có TK 214: Hao mòn
TSCĐ
Có TK 411: Nguồn vốn kinh
doanh
+ Nếu TSCĐ phát hiện thừa là tài sản của đơn vị khác thì phải báo cáo cho
đơn vị biết đồng thời ghi:
Có TK 002 - Tài sản nhận giữ hộ, nhận gia
công
5. Khi được tài trợ, biếu tặng bằng TSCĐ hữu hình của cá tổ chức, các nhân
trong
nước
để dùng cho hoạt động HCSN,
ghi:
Nợ TK 211:
TSCĐ
Có TK 461: Nguồn kinh phí hoạt
động
Đồng thời
ghi:
8
Nợ TK 661: Chi hoạt
động
Có TK 466: Nguồn kinh phí đã hình thành
TSCĐ
6. Khi mua TSCĐHH thuộc quỹ khen thưởng, phúc lợi dùng vào hoạt động
văn
hóa,
phúc lợi,
ghi:
Nợ TK
211
Có các TK 111, 112,
331
Đồng
thời:
Nợ TK 431- Các
quỹ
Có TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành
TSCĐ
7. Khi được viện trợ không hoàn lại bằng
TSCĐHH
a) Trường hợp đơn vị có đủ chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách ngay
khi được tiếp nhận viện trợ ghi:
Nợ TK 211, 213: Tài sản cố
định
Có TK 461: Nguồn kinh phí hoạt
động
Có TK 462: Nuồn kinh phí dự
án
Đồng thời
ghi:
Nợ TK 661: Chi hoạt
động
Nợ TK 662 – Chi dự
án
Có TK 466: Nguồn kinh phí đã hình thành
TSCĐ
b) Trường hợp đơn vị chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách ngay
khi được tiếp nhận viện trợ ghi:
Nợ TK 211, 213: Tài sản cố
định
Có TK 521 – Thu chưa qua Ngân sách
đồng thời
ghi:
Nợ TK 661: Chi hoạt
động
Nợ TK 662: Chi dự án
Có TK 466: Nguồn kinh phí đã hình thành
TSCĐ
- Khi đơn vị đã có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách về TSCĐHH nhận viện
trợ.
Nợ TK 521: Thu chưa qua Ngân sách
Có TK 461: Nguồn kinh phí hoạt
động
Có TK 462: Nguồn kinh phí dự
án
1.1.6 Kế toán hao mòn và khấu hao TSCĐ
Nguyên tắc hạch toán
9
Tất cả TSCĐ nhà nước giao quản lý, sử dụng tại đơn vị đều phải tính hao mòn
TSCĐ hàng năm. Hao mòn TSCĐ được tính một lần vào tháng 12 hàng năm. TSCĐ
tăng, giảm trong năm này thì năm sau mới tính hao mòn hoặc thôi không tính hao mòn
nữa.Các TSCĐ đã tính hao mòn đủ nhưng vẫn còn sử dụng thì thôi không tính hao
mòn nữa.
Các loại TSCĐ sau đây không phải tính hao mòn:
-TSCĐ đặc biệt vô giá như : Các cổ vật, các bộ sách cổ,hiện vật trưng bày ở viện
bào tàng, lăng, tẩm.
- TSCĐ thuê ngoài sử dụng tạm thời
-TSCĐ giữ hộ hoặc cất hộ nhà nước
Đối vơi TSCĐ của đơn vị HCSN sử dụng vào mục đích SXKD, phải trích
khấu hao tính vào chi phí SXKD và phải theo dõi chi tiết việc trích khấu hao TSCĐ
theo chế độ quản lý và khấu hao của Bộ Tài Chính.
Phương pháp tính hao mòn TSCĐ
Mức hao mòn hàng
năm TSCĐ
=
Nguyên giá của
TSCĐ
X
Tỷ lệ hao mòn
(% năm)
Hàng năm trên cơ sở số hao mòn tăng, số hao mòn giảm phát sinh trong năm
đơn vị tính tổng hao mòn cho năm đã.
Số hao
mòn tăng
trong năm N
=
Nguyên giá
TSCĐ tăng
năm (N-1)
x
Tỷ lệ tính hao
mòn (%)
x
Số tháng TSCĐ tăng
phải tính hao mòn
trong năm
12 tháng
Số hao mòn
giảm năm N
=
Nguyên giá
TSCĐ giảm
năm (N-1)
x
Tỷ lệ tính
hao mòn
(%)
x
Số tháng TSCĐ giảm
phải tính hao mòn trong
năm
12 tháng
Trong đó:
Số hao mòn
giảm trong
năm N
=
Số hao mòn của
những TSCĐ
giảm
+
Số hao mòn của những TSCĐ đã tính
đủ hao mòn nhưng vẫn còn sử dụng
trong năm N
Tài khoản 214 –Hao mòn TSCĐ
10
Kế toán hao mòn và khấu hao TSCĐ sử dụng TK 214 – Hao mòn TSCĐ. Nội
dung kết cấu TK 214 như sau:
TK214
- Giảm TSCĐ ( thanh lý, nhượng bán, thiếu, bị
điều chuyển
- Đánh giá lại TSCĐ trường hợp đánh giá giảm
- Tính khấu hao TSCĐ trong năm sử dụng
- Đánh giá lại TSCĐ (Trường hợp đánh giá
tăng)
SD: Giá trị hao mòn TSCĐ hiện có
TK 214 có 2 tài khoản cấp 2:
TK 2141 –Hao mòn TSCĐ hữu hình
TK 2412 – Hao mòn TSCĐ vô hình
Phương pháp hạch toán
1. Hàng năm phản ánh giá trị hao mòn đã tính của TSCĐ trong hoạt
động
sự
nghiệp, hoạt động chương trình dự
án.
Nợ TK 466: Nguồn kinh phí hình thành
TSCĐ
Có TK 214: Hao mòn
TSCĐ
2. Tính khấu hao TSCĐ thuộc nguồn vốn KD, dùng vào hoạt động SXKD
dịch
vụ:
- Nếu TSCĐ do đơn vị đầu
tư:
Nợ TK 631: Chi phí hoạt động
SXKD
Có TK 214: Hao mòn
TSCĐ
- Nếu TSCĐH do Ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc Ngân sách đang dùng,
ghi:
Nợ TK 631: Chi phí hoạt động
SXKD
Có TK 431 (4314): các
quỹ
3. Giảm giá trị hao mòn do giảm TSCĐ (thanh lý, nhượng bán) thuộc
nguồn
Ngân
sách hoặc có nguồn gốc Ngân sách,
ghi:
Nợ TK 466: Nguồn kinh phí hình thành
TSCĐ
Nợ TK 214: Hao mòn
TSCĐ
Có TK 211,
213
4. Giảm giá trị hao mòn do giảm TSCĐ (thanh lý, nhượng bán, thiếu
mất )
thuộc
nguồn SXKD,
ghi:
Nợ TK 631: Chi phí hoạt động
SXKD
Nợ TK 311 (3118): Các khoản phải
thu
Nợ TK 214: Hao mòn
TSCĐ
Có TK 211,
213
11
5. Tăng, giảm giá trị hao mòn do đánh giá lại
TSCĐ:
- Trường hợp giảm giá trị hao mòn,
ghi
Nợ TK 214 - Hao mòn tài sản cố định (phần hao mòn
giảm)
Có TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài
sản
- Trường hợp tăng giá trị hao mòn,
ghi:
Nợ TK TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài
sản
Có TK 214 - Hao mòn tài sản cố định (phần hao mòn
tăng)
2.1 Mua sắm thường xuyên TSCĐ
2.1.1 Tổng quan về mua sắm thường xuyên
- Mua sắm thường xuyên là mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ (không thuộc dự
án đầu tư xây dựng) nhằm duy trì hoạt động thường xuyên từ các nguồn kinh phí tại
đơn vị hành chính sự nghiệp
- Nội dung mua sắm tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật Đấu thầu, gồm:
a) Trang thiết bị, phương tiện làm việc
b) Vật tư, công cụ, dụng cụ bảo đảm hoạt động thường xuyên;
c) Máy móc, trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn, phục vụ an toàn lao
động, phòng cháy, chữa cháy;
d) May sắm trang phục ngành (gồm cả mua sắm vật liệu và công may);
đ) Dự án công nghệ thông tin sử dụng vốn sự; các sản phẩm công nghệ thông tin
gồm: máy móc, thiết bị, phụ kiện, phần mềm và các sản phẩm, dịch vụ công nghệ
thông tin khác, bao gồm cả lắp đặt, chạy thử, bảo hành (nếu có);
e) Phương tiện vận chuyển: ô tô, xe máy, tàu, thuyền, xuồng và các phương tiện
vận chuyển khác (nếu có);
g) Sản phẩm in, tài liệu, biểu mẫu, ấn phẩm, ấn chỉ, tem; văn hoá phẩm, sách, tài
liệu, phim ảnh và các sản phẩm, dịch vụ để tuyên truyền, quảng bá và phục vụ cho
công tác chuyên môn nghiệp vụ;
k) Bản quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ (nếu có);
l) Các loại hàng hóa, tài sản, dịch vụ khác được mua sắm nhằm duy trì hoạt động
thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
2.1.2 Quy trình mua sắm thường xuyên TSCĐ
−Lập danh mục hàng hóa, dịch vụ mua sắm
−Lập kế hoạch mua sắm
−Tổ chức lựa chọn nhà thầu
−Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu
−Thương thảo, hoàn thiện và ký hợp đồng
12
−Thực hiện hợp đồng
−Nghiệm thu tài sản đưa vào sử dụng
2.1.3 Thẩm quyền phê duyệt mua sắm TSCĐ
a) Thẩm quyền phê duyệt danh mục hàng hóa, dịch vụ mua sắm
Căn cứ phân cấp của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các
cấp quyết định việc phân cấp về thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản tại các cơ
quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo quy định hiện hành.
Thủ trưởng đơn vị dự toán các cấp quyết định việc mua sắm tài sản thuộc phạm
vi được cơ quan quản lý cấp trên phân cấp.
- UBND tỉnh: Xe ô tô và tài sản khác có giá trị từ 500 triệu trở lên
- Giám đốc Sở, ngành, cấp tỉnh; UBND cấp huyện: từ 100 triệu đồng đến dưới
500 triệu đồng.
- Các đơn vị dự toán:giá trị dưới 100 triệu đồng.
b) Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu
Thủ trưởng cơ quan ở trung ương; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp; Thủ
trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản phê duyệt kế hoạch
đấu thầu thuộc thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản của cấp mình theo quy định.
- UBND tỉnh: Giá gói thầu ≥ 2 tỷ đồng
- Giám đốc Sở Tài chính: 500 triệu đồng ≤ giá gói thầu < 2 tỷ đồng của đơn vị
cấp tỉnh quản lý
- UBND cấp huyện: 100 triệu đồng ≤ giá gói thầu < 2 tỷ đồng.
- Thủ trưởng sở ngành cấp tỉnh: 100 triệu đồng ≤ giá gói thầu < 500 triệu đồng.
c) Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu
Thủ trưởng cơ quan ở trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp; Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quyết định mua sắm tài Thông tư này phê duyệt
hoặc tùy từng trường hợp cụ thể, có thể uỷ quyền (hoặc giao) cho cấp dưới phê duyệt
hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu thuộc thẩm quyền quyết định mua sắm tài
sản của cấp mình.
2.1.4 Các hình thức lựa chọn nhà thầu
Có 5 hình thức lựa chọn nhà thầu:
a) Đấu thầu rộng rãi, hạn chế
- Khi thực hiện đấu thầu rộng rãi, không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự đấu
thầu. Trường hợp tại thời điểm đóng thầu có ít hơn 3 (ba) nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu
thì Bên mời thầu phải báo cáo ngay (trực tiếp, điện thoại, email, fax hoặc bằng văn
13
bản) đến người có thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản để xem xét, giải quyết.
- Trường hợp gia hạn thời gian thì phải quy định rõ thời điểm đóng thầu, thời
hạn nộp hồ sơ mới và các thời hạn tương ứng để nhà thầu có đủ thời gian sửa đổi hoặc
bổ sung hồ sơ theo yêu cầu mới.
- Trường hợp báo cáo bằng điện thoại hoặc trực tiếp thì sau đó bên mời thầu
hoàn tất thủ tục bằng văn bản trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày đóng thầu.
* Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
- Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn vốn sử dụng cho gói thầu.
- Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù, gói thầu có
tính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu
cầu của gói thầu.
Thực hiện đấu thầu hạn chế phải được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu. Bên
mời thầu phải mời tối thiểu 5 nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm
tham gia đấu thầu; trường hợp thực tế có ít hơn năm nhà thầu, Thủ trưởng cơ quan,
đơn vị có thẩm quyền theo quy định xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu
thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác.
b) Chỉ định thầu
Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
1. Mua sắm hàng hoá để khắc phục sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự
cố cần phải khắc phục ngay.
2. Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài.
3. Gói thầu mang tính chất bí mật quốc gia cần chỉ định thầu để bảo đảm yêu cầu
về bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật về bảo mật.
4. Mua sắm các hàng hoá đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép chỉ định thầu.
5. Hàng hoá chỉ do một nhà sản xuất và cung cấp với giá bán thống nhất trong
phạm vi cả nước.
6. Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 500.000.000 đồng (năm
trăm triệu đồng), gói thầu mua sắm tài sản thuộc đề án hoặc dự toán mua sắm thường
xuyên có giá gói thầu không quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng); trường hợp
thấy cần thiết thì Thủ trưởng cơ quan đơn vị có thẩm quyền quyết định mua sắm tài
sản quyết định tổ chức đấu thầu theo quy định.
7. Mua sắm các loại tài sản để phục hồi, duy tu, duy trì, nâng cấp, mở rộng công
suất của thiết bị, dây chuyền công nghệ, hạ tầng kỹ thuật, phần mềm công nghệ thông
14
tin mà trước đó đã được mua từ một nhà thầu cung cấp và không thể mua từ các nhà
thầu cung cấp khác do phải bảo đảm tính tương thích của thiết bị, công nghệ hoặc
không hiệu quả, làm tăng chi phí.
Khi thực hiện chỉ định thầu, phải lựa chọn một nhà thầu được xác định là có đủ
năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu và phải tuân Thủ quy trình
thực hiện chỉ định thầu. Việc đánh giá các yêu cầu về mặt kỹ thuật được thực hiện theo
tiêu chí “đạt”, “không đạt” và được thể hiện trong hồ sơ yêu cầu.
c) Chào hàng cạnh tranh
Các hình thức chào hàng cạnh tranh:
- Theo quy trình thông thường: Giá gói thầu > 200 triệu đồng
- Theo quy trình rút gọn: Giá gói thầu ≤ 200 triệu đồng
Bên mời thầu phải gửi thông tin để đăng thông báo mời chào hàng 3 kỳ liên tiếp
trên các tờ báo để các nhà thầu quan tâm tham dự, cụ thể như sau:
+ Đối với gói thầu có giá gói thầu từ 500 triệu đồng đến dưới 2 tỷ đồng; đăng tải
trên Báo Đấu thầu và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu;
+ Đối với gói thầu dưới 500 triệu đồng: đăng tải trên một tờ báo viết được phát
hành rộng rãi trong một ngành hoặc trong một tỉnh hoặc rộng rãi trong cả nước.
Đánh giá hồ sơ đề xuất:
- Bên mời thầu đánh giá các hồ sơ đề xuất được nộp theo yêu cầu của hồ sơ yêu
cầu về mặt kỹ thuật. Hồ sơ đề xuất vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật khi tất cả
yêu cầu về mặt kỹ thuật đều được đánh giá là “đạt”;
- Bên mời thầu so sánh giá chào của các hồ sơ đề xuất đáp ứng về mặt kỹ thuật
để xác định hồ sơ đề xuất có giá chào thấp nhất. Nhà thầu có giá chào thấp nhất sau
sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và không vượt giá gói thầu sẽ được đề nghị lựa chọn.
d) Mua sắm trực tiếp
Là hình thức lựa chọn trực tiếp nhà thầu cung cấp hàng hoá thường xuyên theo
hợp đồng mua sắm ký kết giữa đơn vị mua sắm và nhà cung cấp
Mua sắm trực tiếp được áp dụng khi hợp đồng đối với gói thầu có nội dung
tương tự được ký trước đó không quá 6 tháng.
Được áp dụng mua sắm trực tiếp để thực hiện gói thầu tương tự thuộc cùng một
dự án hoặc thuộc dự án khác.
Đơn giá đối với các nội dung thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được
vượt quá đơn giá của các nội dung tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng
trước đó. Trường hợp tại thời điểm mua sắm mà giá cả hàng hoá có biến động, không phù
hợp với việc mua sắm trực tiếp thì phải tổ chức đấu thầu như một gói thầu mới.
15
e) Tự thực hiện
Hình thức tự thực hiện được áp dụng trong trường hợp đơn vị quyết định mua sắm là
nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình quản lý
và sử dụng, đảm bảo mang lại hiệu quả cao hơn việc lựa chọn nhà thầu khác thực hiện gói
thầu.
Việc áp dụng hình thức tự thực hiện phải được phê duyệt trong kế hoạch đấu
thầu. Khi áp dụng hình thức tự thực hiện, dự toán cho gói thầu phải được phê duyệt
theo quy định. Đơn vị giám sát việc thực hiện gói thầu phải độc lập với đơn vị quyết
định mua sắm về tổ chức và tài chính.
CHƯƠNG II: KẾ TOÁN TẠI ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH
THỪA THIÊN HUẾ
2.1 Giới thiệu về đài phát thanh và truyền hình
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Đài Phát thanh và Truyền hình Thừa Thiên Huế được thành lập vào ngày
29.3.1975 với tên gọi Đài Phát thanh Thừa Thiên Huế.
Ngày 29.6.1998, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Quyết định số
1180/1998/QĐ-UB đổi tên Đài Phát thanh Thừa Thiên Huế thành Đài Phát thanh
Truyền hình Thừa Thiên Huế.
Trong hơn 15 năm qua, TRT đã không ngừng đổi mới nội dung, hình thức; tăng
cường thời lượng đi đôi với nâng chất lượng, là chiếc cầu nối giữa ý Đảng với lòng
dân; đáp ứng trúng nhu cầu của khán thính giả trên địa bàn. Từ 2 chương trình thời sự
mỗi tuần khi mới phát sóng đến nay Đài đã có 3 chương trình thời sự mỗi ngày đảm
bảo cập nhật các thông tin chính trị kinh tế xã hội của địa phương, 1 bản tin Việt nam
và thế giới và chương trình Thừa Thiên Huế trong ngày.
Đến nay, TRT có 28 chuyên mục, chuyên đề phát liên tục trong tuần trên 2 sóng
TRT1 và TRT2. Nội dung chương trình thường xuyên được cải tiến, đổi mới theo
hướng phong phú, đa dạng và hấp dẫn, phù hợp với các đối tượng xem Đài. Đặc biệt,
TRT chú trọng xây dựng và nâng chất lượng các chuyên mục, chương trình giới thiệu,
quảng bá mảnh đất, con người, văn hóa – du lịch Huế hấp dẫn, bổ ích đang trở thành
nội dung chủ lực.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị sản xuất, truyền dẫn, phát sóng ngày càng được đầu
tư theo hướng hiện đại, đặc biệt là đã ứng dụng công nghệ kỹ thuật số, công nghệ
thông tin và viễn thông làm cho sóng phát thanh, truyền hình đi xa hơn, rõ hơn.
16
Với những thành tích của mình, năm 2009, đài đã vinh dự đón nhận Huân
chương Lao động hạng nhất của Chủ tịch nước tặng thưởng.
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ
Hướng dẫn về nội dung và tổ chức phối hợp thực hiện giữa các Đài Truyền
thanh - Truyền hình các Huyện, thành phố thuộc Tỉnh về kế hoạch sản xuất các
chương trình phát thanh truyền hình, hướng dẫn chỉ đạo các Đài huyện, thành phố về
nghiệp vụ và kỹ thuật phát thanh - truyền thanh - truyền hình.
Sắp xếp tổ chức bộ máy, quản lý và tuyển dụng công chức, quản lý tài chính, tài
sản của Đài theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Quản lý thống nhất hệ thống
kỹ thuật chuyên dùng trong truyền dẫn tín hiệu và phát sóng truyền thanh - truyền hình
trong phạm vi toàn Tỉnh.
Tổ chức giới thiệu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; tổ chức hướng dẫn,
kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chỉ tiêu định mức, quy trình, quy phạm kỹ thuật trong
xây dựng và quản lý hệ thống phát thanh - truyền thanh - truyền hình địa phương.
Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho công chức,
viên chức của Đài Tỉnh và các Đài huyện, cơ sở.
Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn về báo chí theo Luật báo chí và các qui
định hiện hành của nhà nước.
Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra phong trào thi đua, chấp hành quy chế
quản lý của Nhà nước, của ngành trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình, xét khen
thưởng, kỷ luật theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do UBND tỉnh giao.
2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý
17
Giám đốc
Phó giám đốc
hành chính
Phó giám đốc kỹ
thuật
Phó giám đốc
nội dung
Văn
phòng
P.kế
hoạch
tài vụ
P.dv
quảng
cáo
khai
thác
P.kỹ
thuật
P.
biên
tập
p.
thời
sự
p. văn
nghệ
p.
chuyên
đề khoa
giáo
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý Đài phát thanh truyền hình Thừa Thiên Huế
Chức năng nhiệm vụ của các phòng
Các phòng chuyên môn trực thuộc Đài có Trưởng phòng và không quá 2 phó
trưởng phòng. Việc bổ nhiệm Trưởng phòng, phó phòng do giám đốc quyết định theo
quy định của pháp luật và UBND tỉnh. Việc điều động, bố trí cán bộ, viên chức, người
lao động và biên chế của các phòng do giám đốc quyết định trên cơ sở quy định của
pháp luật và đặc điểm chung của Đài cũng như chức năng, nhiệm vụ của mỗi phòng.
Văn phòng: có chức năng tham mưu và phục vụ công tác lãnh đạo, điều hành,
quản lý của Ban giám đốc.
Nhiệm vụ: xây dựng chương trình, kế hoạch công tác và tổng hợp tình hình hoạt
động của Đài hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Quản lý văn bản của Đài, tham
mưu thực hiện công tác các mặt: tổ chức cán bộ, lễ tân, đối ngoại, thi đua… phối hợp thực
hiện tổ chức hộ nghị, xây dựng và thực hiện định mức về lao động, chế độ nhuận bút, chi
tiêu nội bộ, đầu tư mua sắm,… Theo dõi việc thực hiện nội quy cơ quan,…
Phòng kế hoạch tài vụ: gồm 5 người, có chức năng quản lý công tác kế hoạch,
công tác tài chính của cơ quan theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ: tham mưu xây dựng và quản lý công tác quy hoạch ngành, kế hoạch
dài hạn, trung hạn và ngắn hạn của Đài của ngành. Tổ chức thực hiện công tác kế toán,
thống kê, tổng hợp, phân tích báo cáo tình hình tài chính của đơn vị theo quy định của
pháp luật,
Phòng dịch vụ quảng cáo và khai thác: gồm 5 người, có chức năng giúp ban
giám đốc thực hiện các hoạt động dịch vụ phát thanh truyền hình, khai thác nguồn thu
đảm bảo nhu cầu hoạt động và phát triển của Đài.
Nhiệm vụ: tham mưu xây dựng kế hoạch, quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt
động dịch vụ quảng cáo trên sóng phát PT-TH ( quảng cáo, thông báo, nhắn tin, ), xây
dựng chế độ, chính sách giá để phát triển hoạt động dịch vụ, phát triển mối quan hệ
18
với khách hàng quảng cáo, kêu gọi tài trợ để đáp ứng yêu cầu hoạt động của Đài.
Phòng kỹ thuật: gồm 22 người, có chức năng tham mưu cho ban giám đốc xây
dựng định hướng chiến lược phát triển kỹ thuật PT-TH, trực tiếp quản lý sử dụng trang
thiết bị kỹ thuật sản xuất, truyền dẫn, phát sóng chương trình.
Nhiệm vụ: tổ chức thực hiện toàn bộ khâu kỹ thuật trong quy trình sản xuất
chương trình, truyền dẫn, phát sóng, tiếp sóng các chương trình phát thanh, truyền
hình của Đài tỉnh và Đài quốc gia theo quy định.
Phòng chương trình: gồm có 9 người, có chức năng xây dựng, quản lý, thực
hiện khung chương trình PTTH.
Nhiệm vụ: xây dựng kế hoạch và kiểm soát chương trình phát sóng, tiếp nhận sản
phẩm hoàn chỉnh của các phòng để sản xuất chương trình. Khai thác, biên tập các
chương trình phim truyện, phim tài liệu,…
Phòng thời sự: gồm 21 người, có chức năng sản xuất chương trình thời sự
hàng ngày theo chỉ định của ban giám đốc và ban biên tập.
Nhiệm vụ: sản xuất các chương trình thời sự phát thanh, thời sự truyền hình.
Phòng văn nghệ: gồm 7 người có chức năng sản xuất, khai thác chương trình
văn nghệ, giải trí PT-TH theo chỉ đạo của ban giám đốc.
Nhiệm vụ: tổ chức sản xuất các chương trình văn nghệ, tin tức ca nhạc trên sóng
PT-TH, khai thác, biên dịch các chương trình giải trí nước ngoài để bổ sung cho
chương trình của Đài tỉnh.
Phòng chuyên đề khoa giáo: gồm 8 người, có chức năng phối hợp sản xuất các
chuyên đề, chuyên mục theo kế hoạch của Đài. Quản lý và tổ chức sản xuất các
chuyên mục, chuyên đề do các ngành, các cấp phối hợp thực hiện.
2.1.4 Tổ chức kế toán
Tổ chức kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp một cách khoa học và hợp lý
không những có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng công tác kế toán mà còn là
nhân tố quan trọng thực hiện tốt quản lý kinh phí và bảo vệ tài sản, tiền, vốn của đơn
vị, thực hiện tốt vai trò của kế toán là công cụ quản lý tài chính trong đơn vị.
2.1.4.1 Chế độ kế toán áp dụng
Đài phát thanh truyền hình Thừa Thiên Huế áp dụng chế độ kế toán Hành chính
sự nghiệp, ban hành theo quyết định 19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006 của
Bộ tài chính. Sửa đổi bổ sung theo Thông tư 185/2010/TT-BTC.
19