Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

Áp dụng mô hình CAMELS trong phân tích tài chính tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (925.13 KB, 101 trang )


HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
Quản trị ngân hàng
Áp dụng mô hình CAMELS trong phân tích tài chính
tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB)
Nhóm The Stars

1. Phạm Mỹ Linh (Nhóm trưởng)
2. Lê Trung Kiên
3. Trần Thị Huyền
4. Phạm Thu Hà
5. Nguyễn Thị Kim Dung
6. Lê Thị Châu


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ CÁI TỪ VIẾT TẮT
WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới.
UNDP: Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc.
BIDV: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
ACB: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu.
SHB: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội.
VCB: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
IPO: Phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu.
VCSH: Vốn chủ sở hữu.
NHTM: Ngân hàng thương mại.
NHNN: Ngân hàng Nhà Nước.


TCTD: Tổ chức tín dụng.
BCĐKT: Bảng cân đối kế toán.


Cty TNHH MTV: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Cty CPXNK: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu.
EVN: Tập đoàn điện lực Việt Nam.
VAMC: Công ty quản lý Tài sản.
TLDPRR: Trích lập dự phòng rủi ro.
HĐQT: Hội đồng quản trị.


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Hệ số an toàn vốn tối thiếu CAR của Vietcombank 17
Bảng 2: Các chỉ số an toàn vốn của VCB Việt Nam 19
Bảng 3 :Sự thay đổi tỷ trọng của tài sản cố định qua các năm( Đơn vị: %) 31
Bảng 4: Thay đổi cho vay và dự phòng qua các năm 32
Bảng 5: Chỉ số dự phòng rủi ro qua các năm 33
Bảng 6: Cơ cấu cho vay theo ngành 35
Bảng 7: Cơ cấu cho vay theo loại hình doanh nghiệp 36
Bảng 8: Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn nợ 36
Bảng 9: Cơ cấu cho vay theo chất lượng nợ 37
Bảng 10: Chỉ số rủi ro danh mục cho vay 37
Bảng 11: Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tàisản 39
Bảng 12: Tỷ trọng các khoản mục ngoại bảng 41
Bảng 13: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi của VCB qua 3 năm 2011-
2013 55
Bảng 14: So sánh chỉ tiêu ROA của VCB trong 3 năm 2011-2013 56
Bảng 15: So sánh chỉ tiêu ROE của VCB trong 3 năm 2011-2013 57
Bảng 16: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 57
Bảng 17: Biểu thị mức tăng giảm các chỉ tiêu trong vốn chủ sở hữu của ngân hàng
Ngoại Thương Việt Nam (VCB) 60
Bảng 18: Chỉ số sinh lời của Vietcombank giai đoạn năm 2011 đến quý 2 năm
2014 62

Bảng 19: Cơ cấu tài sản Vietcombank 66
Bảng 20: Kết cấu tài sản của VCB 78
Bảng 21: Khả năng thanh toán ngay 84
Bảng 22 :Các chỉ số tài chính cơ bản của Vietcombank 2009 – 2013 91
Bảng 23: So sánh một số chỉ tiêu của VCB và các ngân hàng khác trong năm
2013 94
Biểu đồ 1: Sự biến động của vốn chủ sở hữu từ quý 1 năm 2012 đến quý 2 năm
2014 18
Biểu đồ 2: Sự thay đổi của tổng tài sản .22
Biểu đồ 3: Sự thay đổi khoản mục tiền mặt .24
Biểu đồ 4: Sự thay đổi khoản mục tiền gửi tại NHNN 25
Biểu đồ 5: Sự thay đổi khoản mục tiền gửi và cho vay TCTD khác 26


Biểu đồ 6: Sự thay đổi khoản mục chứng khoán kinh doanh 26
Biểu đồ 7: Sự thay đổi khoản mục công cụ tài chính phái sinh và các TSTC
khác 27
Biểu đồ 8: Sự thay đổi khoản mục chứng khoán đầu tư 27
Biểu đồ 9: Sự thay đổi của khoản mục cho vay khách hàng .29
Biểu đồ 10: Sự thay đổi khoản mục góp vốn đầu tư dài hạn 29
Biểu đồ 11: Sự thay đổi của tài sản cố định 30
Biểu đồ 12: Tỷ trọng vốn chủ sở hữu VCB 2011 61
Biểu đồ 13: Tốc độ tăng trưởng tài sản sinh lời của ngân hàng ngoại thương
Vietcombank 66
Bảng 14 : tốc độ tăng giữa chi phí lãi và các chi phí tương ứng so với thu nhập lãi
và các khoản thu nhập tương ứng từ năm 2011 đến quý 2 năm 2014 68
Biểu đồ 15: Biến động thu nhập lãi thuần của ngân hàng ngoại thương
VietcomBank 68
Biểu đồ 16: Biến động thu nhập ngoài lãi thuần và chi phí hoạt động khác 71
Biểu đồ 17: Biến động tổng thu nhập hoạt động thông qua thu nhập lãi thuần và

thu nhập ngoài lãi thuần 73
Biểu đồ 18: Biến động chi phí hoạt động 73
Biểu đồ 19: Biến động chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng tài sản bình
quân 74
Biểu đồ 20: Biến động lãi suất điều hành năm 2012 so với năm 2011 92
Biểu đồ 21: Chỉ số giá tiêu dùng 93


Lời mở đầu

Tính cấp thiết của đề tài.
Ngân hàng là tổ chức tín dụng và trung gian tài chính hoạt động dựa trên sự
uy tín của mình. Ngân hàng là cầu nối giữa khách hàng có thâm hụt vốn và khách
hàng có thặng dư vốn và hoạt động dựa vào uy tín của mình. Từ khi ra đời đến
nay, hệ thống ngân hàng quốc tế nói chung và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói
riêng đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế cũng như sự phát
triển của thị trường tài chính.
Hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam chịu tác động không nhỏ của
tình hình chính trị, kinh tế trong và ngoài nước. Kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh
tế năm 2008 và hội nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO, tình hình kinh tế Việt Nam
nói chung và tình hình hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng đã có nhiều thay
đổi về cục diện.
Trước những thách thức của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế về trình độ
quản lí, vốn, công nghệ, các tiêu chuẩn về kế toán và kiểm toán cũng như việc
đòi hỏi các nhà quản trị phải có những bước đi thích hợp trong việc điều hành hoạt


động của ngân hàng. Điều này dẫn đến việc các nhà quản trị phải luôn luôn theo
dõi và phân tích tốt tình hình hoạt động của ngân hàng trong từng thời kì để từ đó
có những chiến lược cụ thể. Một trong những phương pháp phân tích tài chính

được công nhận rộng rãi đối với việc phân tích tài chính ngân hàng là phương
pháp CAMELS.
Sau đây, để hiểu rõ hơn về phương pháp sử dụng mô hình CAMELS trong
phân tích tài chính ngân hàng, nhóm em xin chọn ngân hàng Vietcombank làm đối
tượng để phân tích. Rất mong nhận được sự đóng góp của thầy và các bạn.
Kết cấu.
Bài thảo luận gồm 3 chương.
Chương 1: Giới thiệu chung về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và mô
hình CAMELS.
Chương 2: Áp dụng mô hình CAMELS trong phân tích tài chính của Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB).
Chương 3: Đánh giá chung về tình hình hoạt động của Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động


333333333
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
VÀ MÔ HÌNH CAMELS
 Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam.


Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (tên giao dịch
Joint stock commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam), còn được gọi
Vietcombank hay VCB. Vietcombank là ngân hàng lớn thứ ba (sau Agribank và
BIDV và là ngân hàng thương mại cổ phần lớn thứ nhì Việt Nam, sau BIDV tính
theo tổng khối lượng tài sản. Theo báo cáo của UNDP, Vietcombank là doanh
nghiệp lớn thứ sáu Việt Nam (sau Agribank, VNPT, EVN, BIDV và VietsovPetro.
Được thành lập từ năm 1963 đến nay, Vietcombank có số vốn điều lệ là
23.174.170.760.000 đồng. Tính đến năm 2013, bên cạnh hội sở chính

Vietcombank hiện có 1 SGD và 79 chi nhánh với 333 phòng giao dịch hoạt động
47/63 tỉnh thành phố trong cả nước. Mạng lưới hoạt động phân bố: Bắc Trung Bộ
10%, Đông Bắc Bộ 7.5%, Đồng bằng Sông Hồng (bao gồm Hà Nội) 22,5%, Đông
Nam Bộ và Hồ Chí Minh 25%, Duyên hải Nam Trung Bộ 13,75%, Tây Nam Bộ
16,25%, Tây Nguyên 4%. Vietcombank còn có hơn 1.800 ngân hàng đại lý tại hơn
155 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
 Lịch sử hình thành.
• Ngày 30 tháng 10 năm 1962, Ngân hàng Ngoại thương được thành lập theo
Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra
từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là Ngân
Hàng Nhà Nước Việt Nam)
• Ngày 01 tháng 04 năm 1963, chính thức khai trương hoạt động Ngân hàng
Ngoại thương như là một ngân hàng đối ngoại độc quyền.
• Ngày 21 tháng 09 năm 1996, Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước ra Quyết
định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT trên cơ sở Quyết định số
68/QĐ-NH5 ngày 27 tháng 3 năm 1993 của Thống đốc Ngân Hàng Nhà
Nước. Theo đó, Ngân hàng Ngoại thương được hoạt động theo mô hình
Tổng công ty 90, 91 quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng
03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ với tên giao dịch quốc tế: Bank for
Foreign Trade of Vietnam, tên viết tắt là Vietcombank[1].
• Ngày 2 tháng 6 năm 2008, ngân hàng đã chính thức chuyển đổi thành ngân
hàng thương mại cổ phần
2. Mục tiêu và tầm nhìn.
1.2. Định hướng chiến lược trung và dài hạn.
 Phát tiển và mở rộng hoạt động để trở thành Tập đoàn Ngân hàng tài chính
đa năng có sức ảnh hưởng trong khu vực và quốc tế.
 Tiếp tục khẳng định vị thế đối với mảng hoạt động kinh doanh lõi của
Vietcombank là hoạt động Ngân hàng Thương mại dựa trên nền tảng công



nghệ hiện đại với nguồn nhân lực chất lượng cao và quản trị theo chuẩn
mực quốc tế.
 Tiếp tục củng cố phát triển bán buôn, đẩy mạnh hoạt động bán lẻ làm cơ sở
nền tảng phát triển bền vững. Duy trì và mở rộng thị trường hiện có trong
nước và phát triển ra thị trường nước ngoài.
 Mở rộng và đẩy mạnh một cách phù hợp các lĩnh vực Ngân hàng đầu tư (tư
vấn, môi giới, kinh doanh chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư ); Dịch vụ bảo
hiểm; các dịch vụ tài chính và phi tài chính khác, bao gồm cả bất động sản
thông qua liên doanh với các đối tác nước ngoài.
 An toàn và hiệu quả trong kinh doanh là mục tiêu hàng đầu; “Hướng tới
một ngân hàng xanh, phát triển bền vững vì cộng đồng” là mục tiêu xuyên
suốt.
1.2. Các mục tiếu đối với xã hội và cộng đồng.
Không chỉ chú trọng vào phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng,
Vietcombank còn xác định cho mình những mục tiêu cao cả đối với xã hội và
cộng đồng:
 Vietcombank luôn nỗ lực để hoạt động kinh doanh ổn định, đảm bảo cho
dòng huyết mạch tài chính lưu thông không ngừng nghỉ, đóng góp vào sự
phát triển của nền kinh tế xã hội Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng
nói riêng.
 Hoạt động của Vietcombank luôn hướng tới cộng đồng, xã hội, góp phần
xây dựng đất nước ấm no, hạnh phúc
 Vietcombank luôn đề cao tính “Nhân văn” như một giá trị cốt lõi của văn
hóa Vietcombank, luôn sẵn sàng sẻ chia không chỉ với bạn hàng, khách
hàng, đối tác mà còn sẻ chia và hỗ trợ người nghèo, đồng bào vùng sâu
vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế. Quan tâm và dành một
nguồn lực không nhỏ cho công tác an sinh xã hội là một trong những mục
tiêu quan trọng được Vietcombank đề ra hàng năm.
 Mô hình CAMELS.
Hệ thống phân tích CAMEL được áp dụng nhằm đánh giá độ an toàn, khả

năng sinh lời và thanh khoản của ngân hàng. An toàn được hiểu là khả năng của
ngân hàng bù đắp được mọi chi phí và thực hiện được các nghĩa vụ của mình. Tiêu
chí an toàn được đánh giá thông qua đánh giá mức độ đủ vốn, chất lượng tín dụng
(tài sản có) và chất lượng quản lý. Khả năng sinh lời là việc ngân hàng có thể đạt
được một tỷ lệ thu nhập từ số tiền đầu tư của chủ sở hữu hay không. Thanh khoản
là khả năng đáp ứng được mọi nhu cầu về vốn theo kế hoạch hoặc bất thường. Cần
luôn luôn lưu ý là các báo cáo tài chính không thể cung cấp đầy đủ mọi thông tin


mà người phân tích muốn có để đánh giá mức độ an toàn, khả năng sinh lời và
thanh khoản của ngân hàng. Do đó, cần kết hợp việc phân tích theo CAMEL với
những đánh giá định tính của ngân hàng để có thể thu đuợc kết quả phân tích ngân
hàng kỹ lưỡng và hữu ích.
Phân tích theo chỉ tiêu CAMELS dựa theo sáu yếu tố cơ bản được sử dụng
để đánh giá hoạt động của một ngân hàng : đó là Mức độ an toàn vốn, Chất lượng
tài sản có, Quản lý, Lợi nhuận, Thanh khoản và Mức độ nhạy cảm thị trường ( viết
tắt bằng tiếng anh là CAMELS).
1. Capital Adequacy - Mức độ an toàn vốn.
Mức độ an toàn vốn thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro (ví dụ như trong
phạm vi một danh mục cho vay) thì càng đòi hỏi phải có nhiều vốn tự có để hỗ trợ
hoạt động của ngân hàng và bù đắp tổn thất tiềm năng liên quan đến mức độ rủi ro
cao hơn.
 Chỉ tiêu sử dụng để phân tích vốn:
• Cơ cấu vốn
• Chất lượng cổ đông có ảnh hưởng lớn
• Hệ số đòn bẩy tài chính L = tổng nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu
• Hệ số tạo vốn nội bộ
• Chất lượng và khả năng tài chính của các cổ đông
 Asset Quality - Chất lượng tài sản vốn có.

Chất lượng tài sản có là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các vụ đổ vỡ ngân
hàng. Thông thường điều này xuất phát từ việc quản lý không đầy đủ trong chính
sách cho vay - cả trước kia cũng như hiện nay. Nếu thị trường biết rằng chất lượng
tài sản kém thì sẽ tạo áp lực lên trạng thái nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng, và
điều này có thể dẫn đến khủng hoảng thanh khoản, hoặc dẫn đến tình trạng đổ xô
đi rút tiền ở ngân hàng.
 Management - Quản lý.


Các chính sách về quản lý con người, các chính sách quản lý chung của tổ
chức, các hệ thống thông tin, các chế độ kiểm soát và kiểm toán đều được xem
xét một cách riêng rẽ để phản ánh toàn bộ chất lượng của hoạt động quản lý.
Nhiều nhà phân tích chuyên nghiệp coi quản lý là yếu tố quan trọng nhất
trong hệ thống phân tích CAMELS, bởi vì quản lý đóng vai trò quyết định đến
thành công trong hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt, các quyết định của người
quản lý sẽ ảnh hưởng trự tiếp đến những yếu tố như:
• Chất lượng tài sản có
• Mức độ tăng trưởng của tài sản có
• Mức độ thu nhập
• Khả năng lập kế hoạch.
4. Earnings - Lợi nhuận.
Đây là nhân tố quan trọng của việc phân tích doanh thu và chi phí, bao gồm
cả mức độ hiệu quả của hành động và chính sách lãi suất cũng như các kết quả
hoạt động tổng quát được đo lường bằng các chỉ số. Cụ thể hơn, lợi nhuận là chỉ
số quan trọng nhất để đánh giá công tác quản lý và các hoạt động chiến lược của
nhà quản lý thành công hay thất bại. Lợi nhuận sẽ dẫn đến hình thành thêm vốn,
đây là điều hết sức cần thiết để thu hút thêm vốn và sự hỗ trợ phát triển trong
tương lai từ phía các nhà đầu tư. Lợi nhuận còn cần thiết để bù đắp các khoản cho
vay bị tổn thất và trích dự phòng đầy đủ. Bốn nguồn thu nhập chính của ngân hàng
là:

• Thu nhập từ lãi
• Thu nhập từ lệ phí, hoa hồng
• Thu nhập từ kinh doanh, mua bán
• Thu nhập khác
5. Liquidity - Thanh khoản.
Có hai nguyên nhân giải thích tại sao thanh khoản lại có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng đối với ngân hàng. Thứ nhất, cần phải có thanh khoản để đáp ứng yêu


cầu vay mới mà không cần phải thu hồi những khoản cho vay đang trong hạn hoặc
thanh lý các khoản đầu tư có kỳ hạn. Thứ hai, cần có thanh khoản để đáp ứng tất
cả các biến động hàng ngày hay theo mùa vụ về nhu cầu rút tiền một cách kịp thời
và có trật tự. Do ngân hàng thường xuyên huy động tiền gửi ngắn hạn (với lãi suất
thấp) và cho vay số tiền đó với thời hạn dài hạn (lãi suất cao hơn) nên ngân hàng
về cơ bản luôn có nhu cầu thanh khoản rất lớn.
Thanh khoản ảnh hưởng đến lòng tin của người gửi tiền và người cho vay.
Thanh khoản kém, chứ không phải là chất lượng tài sản có kém, mới là nguyên
nhân trực tiếp của hầu hết các trường hợp đổ vỡ ngân hàng. Nói chung có thể đánh
giá mức độ thanh khoản dựa trên khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu
cầu về vốn cho hoạt động của mình. Những yếu tố cần xem xét bao gồm mức độ
biến động của tiền gửi, mức độ phụ thuộc vào nguồn vốn nhạy cảm với rủi ro, khả
năng sẵn có của những tài sản có thể chuyển đổi nhanh chóng thành tiền mặt, khả
năng tiếp cận đến thị trường tiền tệ, mức độ hiệu quả nói chung của chiến lược,
chính sách quản lý tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng, tuân thủ với các chính
sách thanh khoản nội bộ ngân hàng, nội dung, quy mô và khả năng sử dụng dự
kiến của các cam kết cấp tín dụng.
 Khả năng thanh khoản:
• Tỷ lệ thanh toán của tài sản = tài sản thanh khoản/ tổng tài sản
(20¬30%)
• Hệ số đảm bảo tiền gửi = tài sản thanh khoản/ tổng tiền gửi (30-45%)

• Hệ số thanh khoản ngắn hạn = tài sản thanh khoản/ tổng nợ ngắn hạn
 Sensitivity to Market Risk - Mức độ nhạy cảm với rủi ro của thị trường.
Phân tích S nhằm đo lường bằng mức độ ảnh hưởng của của thay đổi về lãi
suất hoặc tỷ giá đến giá trị của lợi nhuận hay vốn cổ phần. Phân tích S quan tâm
đến khả năng của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc xác định, giám sát, quản lý và
kiểm soát rủi ro thị trường, đồng thời đưa ra những dấu hiệu, chỉ dẫn định hướng
rõ ràng và tập trung.


CHƯƠNG 2
ÁP DỤNG MÔ HÌNH CAMELS TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA
NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VCB)
PHẦN 1: PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM (VCB).


I. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR).
Quy mô vốn tự có là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá
mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo thông lệ quốc tế.
Tại Việt Nam, sự tăng trưởng vốn của ngân hàng luôn được sự quan tâm đặc biệt
của các nhà quản trị ngân hàng trong các mục tiêu, chiến lược, kế hoạch thực hiện.
Các tổ chức như Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng, Ủy ban giám sát tài chính
quốc gia (UBGSTCQG) cũng như bảo hiểm tiền gửi Việt Nam luôn đưa ra nhiều
cơ chế, chính sách đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng, trong đó nhấn mạnh
việc tăng vốn tự có để đảm bảo an toàn vốn hệ thống tài chính. Đối với tỷ lệ an
toàn vốn tối thiểu (mức đủ vốn tối thiểu), quy định cụ thể có liên quan đầu tiên là
Quyết định QĐ 297/1999/QĐ – NHNN, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%. Đến năm
2010, NHNN ban hành Thông tư số 13/TT – NHNN thay thế Quyết định
457/2005/QĐ – NHNN (năm 2005) nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lên 9%.
Bảng 1: Hệ số an toàn vốn tối thiếu CAR của Vietcombank

Năm
CAR
2010 2011 2012
VCB 9,0% 11,14% 14,83%
Nguồn: BCTN của Vietcombak
Ngân hàng Vietcombak luôn cấp hành tốt tỷ lệ CAR trong các thời kì và tỷ
lệ này đang có xu hướng tăng. Nguyên nhân là do có sự tham gia của cổ đông
chiến lược nước ngoài.
Cụ thể, quý 4/2011, Vietcombank phát hành 15% vốn cổ phần cho cổ đông
chiến lược Nhật Bản là Mizuho Bank, Ltd. Việc phát hành này mang lại cho
Vietcombank nguồn thặng dư vốn cổ phần khoảng 8.300 tỷ đồng, qua đó tăng
nguồn vốn tự có và vải thiện chỉ tiêu an toàn vốn ngân hàng.


Mizuho Bank trở thành cổ đông chiến lược của Vietcombank vào thời điểm
hệ thống ngân hàng Việt Nam đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất và đang ở
thời kì đầu của quá trình tái cấu trúc. Hai năm là thời điểm khá ngắn để xác nhận
những đóng góp của Mizuho. Tuy nhiên, trước mắt, có thể nhìn thấy các chỉ số về
an toàn vốn đạt được ở mức khả quan.
Biểu đồ 1: Sự biến động của vốn chủ sở hữu từ quý 1 năm 2012 đến quý 2 năm
2014
Vốn chủ sở hữu của Vietcombank đạt 28.639 tỷ đồng tăng 38,1%(7.902 tỷ
đồng) so với năm 2010
Năm 2012 vốn chủ sở hữu của Vietcombank đã thay đổi so với năm 2011
như sau
 Vốn điều lệ tăng 3.476 tỷ đồng (tăng 17.6%)
 Thặng dự vốn cổ phần tăng 8.205 tỷ đồng (tăng 823,9%), tỷ trọng thặng dư
vốn cổ phần trong tổng vốn chủ sở hữu tăng đột biến từ 3,5% (năm 2011)
lên 22,1% (năm 2012)
Năm 2013, vốn chủ sở hữu của Vietcombak tăng 86.001 tỷ đồng tăng

2,06% so với năm 2013.
II. Mức độ đòn bẩy tài chính của Vietcombank.
Đòn bẩy tài chính là hệ số biểu thị mức độ sử dụng các nguồn tài trợ có chi
phí cố định (nợ và cổ phiếu ưu đãi) để gia tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay
gia tăng lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu.
Đòn bẩy tài chính (FL) =
Độ lớn của đòn bẩy tài chính (DFL) =
Sử dụng đòn bẩy tài chính với hi vọng là sẽ gia tăng được lợi nhuận cho cổ
đông thường. Nếu sử dụng phù hợp, ngân hàng có thể dùng các nguồn vốn có chi
phí cố định bằng cách phát hành trái phiếu và cổ đông ưu đãi để tạo ra lợi nhuận
lớn hơn chi phí trả cho việc huy động vốn có lợi tức cố định.Phần lợi nhuận còn
lại sẽ thuộc về cổ đông thường.


Bảng 2: Các chỉ số an toàn vốn của VCB Việt Nam.
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Q2 2014
Tỉ lệ CAR =Vốn tự
có / Tài sản có rủi
ro(%)
11,14 14,83 13,37 _
Hệ số đòn bẩy tài
chính =NPT/
VCSH(lần)
12,1 9,2 10,2 10,5
Tỉ lệ dư nợ cho
vay/ huy động vốn
(%)
86,68 79,34 80,62 _
Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB
Trong các chỉ tiêu phân tích chất lượng của nguồn vốn được VCB trong mô

hình Camel, chúng ta cần tính được hệ số đòn bẩy tài chính. Hệ số đòn bẩy tài
chính của VCB được duy trì ở 1 mức thấp và có thể nói là thấp so với mức độ cho
phép (12,5 lần). Từ năm 2011 trở lại đây có xu hướng giảm. Hiện tại vẫn đang
thấp hơn năm 2011 là 1,6 lần. Năm 2011 là 12,1 lần nhưng đến năm 2012 thì giảm
mạnh là do nợ phải trả tăn nhưng tăng không đáng kể, chủ yếu dovốn chủ sở hữu
từ năm 2011 đến năm 2012 tăng khá mạnh từ 28.122.036 triệu đồng lên
40.973.467 triệu đồng (tăng thêm 45,7%). Đặt ra 1 câu hỏi tại sao vốn chủ sở hữu
của VCB đột nhiên tăng mạnh như thế? Chủ yếu là do phần thặng dư vốn cổ phần
tăng rất mạnh chỉ là 995.952 triệu đồng vào năm 2011 nhưng đến năm 2012 đã là
9.201.397 triệu đồng (thêm hẳn 1 con số). Nghị định 109 của Chính phủ quy định:
Đối với doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa, trường hợp không bán ra cổ phần
Nhà nước mà chỉ phát hành thêm, tỉ lệ phát thêm bao nhiêu thì thặng dư vốn được
giữ lại cho doanh nghiệp bấy nhiêu, phần còn lại phải chuyển giao cho Nhà nước.
Như vậy, VCB phát hành thêm 30% vốn điều lệ nên thặng dư vốn chỉ được giữ lại
với tỉ lệ tương ứng. Tuy nhiên, ngày 26-12-2012, VCB chỉ đấu giá 97.500.000 cổ
phiếu, tương đương 6,5% vốn điều lệ. Riêng 225 triệu đến 300 triệu cổ phần (15%
- 20% vốn điều lệ) phát hành cho nhà đầu tư nước ngoài hiện đã có hai đối tác
chiến lược đề nghị VCB tiếp tục đàm phán, những thỏa thuận cuối cùng sẽ đạt
được sau đợt IPO này. Cũng theo ông Bình( chủ tịch HĐQT của VCB), VCB sẽ sử
dụng ngay thặng dư vốn trong chiến lược phát triển của mình, là củng cố hoạt
động các công ty thành viên, tìm kiếm các dự án tốt để đầu tư; đặc biệt là tiếp tục
góp vốn vào 8 ngân hàng mà VCB đã đầu tư bởi các ngân hàng này đang có nhu
cầu tăng vốn. Thặng dư vốn cổ phần đột nhiên tăng mạnh là 1 dấu hiệu không tốt.


Như vậy năm 2012, VCB tăng VCSH lên 1 cách đáng kể. Nợ xấu của VCB năm
2012 cũng tăng mạnh. Thặng dư vốn cổ phần đột nhiên tăng mạnh, có thể do VCB
phát hành cổ phiếu có chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá có chênh lệch
lớn nhằm bù đắp phần nợ xấu để làm đẹp báo cáo tài chính. Mặc dù những năm
gần đây nền kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng.

Năm 2013 và đến thời điểm hiện tại thì hệ số nay vẫn giữ ở mức ổn định nhưng
vẫn thấp hơn mức cho phép.1 mặt cho thấy khả năng VCSH tốt nhưng 1 mặt duy
trì hệ số đòn bẩy tài chính ở mức thấp cũng không tốt. Bởi vì chiếm đa số nguồn
vốn của ngân hàng là vốn đi vay. Nếu duy trì hệ số này thấp quá thì sẽ kìm hãm sự
gia tăng của lợi nhuận.
III. Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu.
Hệ số an toàn vốn tối thiểu ngày 31/12/2010 của VCB là 8,37%. Sau 1 năm
thì đã tăng lên là 11,14% thực hiện đúng theo thông tư số 13/2010/TT-NHNN.
Không những thế tỉ lệ an toàn vốn này còn tiếp tục tăng trong năm 2012 là
14,83%.Về cơ bản, CAR cao chưa hẳn là một tín hiệu tốt đối với VCB. Có thể
thấy năm 2012 là năm dè chừng của VCB khi cả hệ số CAR tăng đột biến, hệ số
đòn bẩy tài chính giảm. Mặc dù như thế nhưng nợ xấu trong năm 2012 vẫn
tăng.Nợ xấu trong 2 năm 2013 và 2014 của VCB tăng mạnh làm cho tổng tài sản
có rủi ro của ngân hàng tăng mạnh.Đồng thời, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín
dụng tăng, làm giảm lợi nhuận, đồng thời làm giảm vốn tự có.Trong năm 2013,
ngân hàng cũng tích cực xử lý nợ xấu bằng cách nỗ lực thực hiện tăng trưởng tín
dụng. Dư nợ tín dụng tăng lên thì tài sản có rủi ro cũng tăng lên tương đối. Theo lẽ
thường, CAR của VCB phải giảm, nhưng trong 2 năm gần đầy CAR lại tăng
mạnh. CAR tăng không chứng tỏ được vốn của ngân hàng an toàn hơn trên cơ sở
quản lý hiệu quả tài sản có rủi ro, đặc biệt là danh mục cho vay, mà có thể do
ngân hàng đang thực hiện phát hành giấy tờ có giá để tăng vốn. Việc bán nợ cho
VAMC và nắm giữ Trái phiếu đặc biệt cũng làm tăng vốn của ngân hàng, dẫn đến
CAR tăng.Tỉ lệ CAR của VCB vẫn đang duy trì ở mức cao so với quy định.
IV. Tỉ lệ dư nợ cho vay / huy động vốn.
Tỉ lệ cho vay năm 2011 cao nhất trong những năm trở lại đây.Tuy có xu
hướng giảm trong nâm 2012 nhưng đến năm 2013 thì tăng lên.Danh mục cho vay
của VCB không ngừng mở rộng, gần đây các ngân hàng ưa chuộng và muốn phát


triển về lĩnh vực bán lẻ nhiều hơn là bán buôn.Năm 2012, bên cạnh việc triển khai

một số sản phẩm mới và cải tiến các tính năng tiện ích cho dịch vụ bán lẻ, VCB đã
tích cực triển khai các chương trình thúc đẩy bán hàng thông qua các hình thức
khuyến mại, chăm sóc khách hàng, thi đua bán hàng… VCB cũng từng bước (i)
Phát triển và mở rộng các dịch vụ Direct Banking, (ii) Hỗ trợ bán hàng thông qua
việc chủ động giải quyết các vướng mắc; khảo sát công khai hoặc bí mật để kiểm
tra chất lượng tư vấn sản phẩm và dịch vụ; cung cấp các công cụ quảng cáo,
truyền thông và tài liệu hướng dẫn tư vấn khách hàng. Do đó, cơ sở khách hàng
thể nhân của Vietcombank không ngừng lớn mạnh về số lượng, các sản phẩm,
dịch vụ ngân hàng bán lẻ không ngừng được chuẩn hóa cũng như mạng lưới bán lẻ
của Vietcombank ngày càng mở rộng trên khắp cả nước. Năm 2012 khi tỉ lệ này ở
mức thấp nhưng nợ xấu vẫn tăng chứng tỏ khả năng quản lý và giám sát các khoản
vay không tốt.
V. Các hoạt động ngoại bảng.
Theo Quyết định 493 và Quyết định 18, Vietcombank phải phân loại các
khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh toán và các cam kết cho vay không hủy ngang vô
điều kiện và có thời điểm thực hiện cụ thể vào 5 nhóm để trích dự phòng cụ thể
tương ứng.
Ngoài ra, Vietcombank cũng phải trích lập và duy trì khoản dự phòng chung bằng
0,75% tổng giá trị số dư các cam kết bảo lãnh, cam kết trong nghiệp vụ thư tín
dụng và cam kết tài trợ cho khách hàng tại ngày lập bảng cân đối kế toán hợp nhất.
Khoản dự phòng chung này sẽ được lập đủ trong vòng 5 năm kể từ ngày Quyết
định 493 có hiệu lực. Tại ngày 31 tháng 12 năm 2012, Vietcombank đã trích lập
dự phòng chung ở mức 0,75% các số dư nói trên tại ngày 30 tháng 11 năm 2012
(tại ngày 31 tháng 12 năm 2011: 0,75% các số dư nói trên tại ngày 30 tháng 11
năm 2011).
Tổng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn của VCB rất cao, đặc biệt trong đầu năm 2014 đã
lên tới hơn 63000 tỷ đồng, chiếm tới 21,72% tổng dư nợ. Trong đó, khoản mục
cam kết trong nghiệp vụ thư tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng
mạnh qua các năm. Điều này cũng tương đối dễ hiểu vì VCB hoạt động rất nhiều
trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương. Bên cạnh đó, bảo lãnh

khác cũng chiếm tới hơn 30%, trong khi đó nhóm này lại chứa rất nhiều rủi ro vì


có rất ít các thông tin liên quan. VCB thực hiện các hoạt động cam kết bảo lãnh
chủ yếu là dựa trên uy tín của mình. Tuy nhiên, trong trường hợp khách hàng mất
khả năng thanh toán thì VCB sẽ gặp rủi ro vì phải thay khách hàng trả tiền cho
người thụ hưởng. Lúc đó, nghĩa vụ phát sinh của khách hàng sẽ được hạch toán
nội bảng với tư cách là khoản tín dụng bắt buộc. Khách hàng đã mất khả năng
thanh toán nên những khoản tín dụng này đa phần được xếp vào nợ nhóm 2, thậm
chí là nhóm 3,4,5. Đồng thời, VCB thực hiện trích lập dự phòng rủi ro ngoại bảng
các năm, tuy nhiên tỷ lệ này tương đối thấp, chỉ vào khoảng 1->2%, quá thấp so
với yêu cầu trích lập dự phòng rủi ro của NHNN. Trong năm 2012, VCB đứng thứ
3 trong số các ngân hàng có nghĩa vụ nợ tiềm tàng cao nhất.
PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM (VCB)
I. Đánh giá chất lượng tài sản của Ngân hàng Ngọai thương Việt Nam
(VCB).
Tài sản là phần sử dụng nguồn vốn đưa vào kinh doanh và duy trì khả năng
thanh toán của một ngân hàng. Tài sản có chất lượng kém là nguyên nhân chính
dẫn đến thất bại của hầu hết các ngân hàng. Quản trị kém trong chính sách cho vay
cả trong quá khứ và hiện tại luôn là lý do làm nên chất lượng kém của tài sản.
Điều này dẫn đến áp lực đối với vị thế về tài trợ vốn cho ngân hàng trong ngắn
hạn, kết quả dẫn đến khủng hoảng về thanh khoản hoặc làm cho ngân hàng hoàn


toàn phá sản. Vì vậy yêu cầu phân tích chất lượng tài sản là một yêu cầu quan
trọng để từ đó ngân hàng có những chính sách hợp lý cho sự phát triển của mình.
Biểu đồ 2: Sự thay đổi của tổng tài sản.
Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng VCB
Năm Tổng tài sản có

31/3/2011 331 746 114
30/6/2011 344 587 463
30/9/2011 336 005 705
31/12/2011 368 521 753
31/3/2012 358 617 952
30/6/2012 391 533 076
30/9/2012 416 217 334
31/12/2012 414 241 659
31/3/2013 418 836 460
30/6/2013 436 252 962
30/9/2013 439 350 119
31/12/2013 468 898 127
31/3/2014 445 653 867
30/6/2014 503 915 284

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, tổng tài sản có của VCB thay đổi qua
từng quý và đặc biệt có xu hướng tăng qua các năm từ 368.521.753 triệu VNĐ
năm 2011 đã tăng lên 414.241.659 triệu VNĐ năm 2012 và tăng mạnh lên đến
503.915.284 triệu VNĐ vào tháng 6/2014. Sự tăng lên của tài sản có do những
khoản mục nào và có ý nghĩa gì đối với hoạt động của ngân hàng? Chúng ta sẽ
cùng tìm hiểu chi tiết qua một số khoản mục tiêu biểu trên bảng cân đối kế toán
của VCB như danh mục cho vay, danh mục đầu tư, tài sản cố định và tài sản có
khác,…


Biểu đồ 3: Sự thay đổi khoản mục tiền mặt.
Đơn vị: triệu VNĐ
Tiền mặt, vàng, đá quý là một khoản mục chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trên
BCĐKT của ngân hàng chỉ khoản từ 1,2 – 1,5% tổng tài sản. Việc duy trì một mức
tiền mặt hợp lý nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản cũng như giải quyết những

nhu cầu về tiền mặt một cách nhanh chóng và hợp lý nhất. Ngân hàng không nên
duy trì quá nhiều tiền mặt trong quỹ bởi lẽ hoạt động kinh doanh của NHTM mang
tính đặc thù, trong đó hàng hóa chính là tiền tệ. Vì thế nếu duy trì số lượng tiền
mặt quá lớn hoặc quá nhỏ đều có thể dẫn đến những rủi ro cho hoạt đọng của ngân
hàng. Quy mô của tiền mặt phụ thuộc vào yếu tố thời vụ, chu kì kinh tế; quy mô
và tính chất hoạt động của NH; mức độ phát triển của thị trường tài chính, đặc biệt
là thị trường tiền tệ; mức độ phát triển của hệ thống thanh toán không dùng tiền
mặt. Vì vậy, ngân hàng nên tính đến sự thay đổi của những yếu tố này để duy trì
mức tiền mặt hợp lý, an toàn.

Biểu đồ 4: Sự thay đổi khoản mục tiền gửi tại NHNN.
Đơn vị: triệu VND
Biểu đồ 5: Sự thay đổi khoản mục tiền gửi và cho vay TCTD khác.
Đơn vị: triệu VND
Tiền gửi tại NHNN và tiền gửi và cho vay các TCTD khác cũng là một
khoản mục ngân quỹ trên BCĐKT và cũng chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ, tính
chất, đặc điểm giống với tiền mặt, vàng, đá quý đó là khả năng sinh lời rất thấp,
nhưng lại đảm bảo đáp ứng hoàn hảo nhu cầu thanh khoản của NH.
Biểu đồ 6: Sự thay đổi khoản mục chứng khoán kinh doanh.


Đơn vị: triệu VNĐ
Chứng khoán kinh doanh là những chứng khoán ban đầu được mua và nắm
giữ cho mục đích kinh doanh trong ngắn hạn như: Tín phiếu kho bạc, chứng chỉ
tiền gửi, hối phiếu,…Đặc điểm của loại chứng khoán này là tính thanh khoản cao,
khả năng sinh lời trung bình, cung ứng nguồn vốn bổ sung cho ngân hàng.
Biểu đồ 7: Sự thay đổi khoản mục công cụ tài chính phái sinh và các TSTC khác.
Biểu đồ 8: Sự thay đổi khoản mục chứng khoán đầu tư
Đơn vị: triệu VNĐ
Đầu tư chứng khoán cũng là một khoản mục quan trọng đối với hoạt động

của ngân hàng, bởi lẽ hoạt động đầu tư nhằm mục đích chính là phân tán rủi ro.
Một danh mục đầu tư chiếm ưu thế là danh mục mà nếu cùng mức tỷ lệ thu nhập
dự kiến thì danh mục đó đem lại rủi ro thấp nhất, và nếu có cùng mức độ rủi ro thì
danh mục có tỷ lệ thu nhập dự kiến cao hơn sẽ là danh mục chiếm ưu thế. Vì thế,
việc xây dựng một danh mục đầu tư tối ưu không những đảm bảo mang lại nguồn
thu nhập cho ngân hàng, mà còn là công cụ góp phần kiểm soát, phòng chống các
rủi ro (rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng). Theo đó, đầu tư chứng
khoán của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam VCB bao gồm chứng khoán kinh
doanh, chứng khoán sẵn sàng để bán( bao gồm cả chứng khoán nợ và chứng khoán
vốn) và chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn, các công cụ phái sinh và các tài sản
tài chính khác.
Khoản mục 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 30/06/2014
I.Chứng khoán kinh
doanh
509 955 509 670 0 3 626 780
1.CK kinh doanh 509 955 509 670 0 3 626 780
2.DF giảm giá CKKD 0 0 0 0
II.Chứng khoán đầu tư 29 307 794 77 844 471 63 901 139 87 000 600
1.CK đầu tư sẵn sàng để
bán
25 843 956 73 217 551 46 654 561 68 661 876
2. CK đầu tư giữ đến
ngày đáo hạn
3 750 448 4 843 103 17 258 430 18 401 704


3. DF giảm giá CK đầu

-286 610 -216 183 -11 852 -62 980
III.Các công cụ phái

sinh và các TSTC khác
0 0 136 725 136 872
Đơn vị: triệu VNĐ
Chứng khoán kinh doanh do được nắm giữ trong thời gian ngắn và giao
dịch mua bán nhằm kiếm lời từ sự biến động giá trên thị trường nên trong danh
mục đầu tư của VCB khoản mục này có giá trị tương đối nhỏ từ 509.955 triệu
VNĐ năm 2011 giảm xuống còn 0 năm 2013 và tăng mạnh lên 3.626.780 triệu
VNĐ vào tháng 6/2014. Sự thay đổi của giá trị các chứng khoán kinh doanh là do
sự biến động của nền kinh tế, ngân hàng tìm kiếm những chứng khoán vừa có khả
năng sinh lời cao, đồng thời vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản cao khi cần thiết.
Khác với chứng khoán kinh doanh thì chứng khoán đầu tư là những chứng
khoán được nắm giữ trong thời gian dài với mục đích tạo ra thu nhập ổn định.
Chứng khoán đầu tư bao gồm chứng khoán sẵn sàng để bán tức là có thể bán bất
cứ lúc nào với giá có lợi cho ngân hàng, và chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn.
Nhìn vào bảng trên ta thấy giá trị của khoản mục chứng khoán đầu tư tăng từ
29.307 tỷ đồng năm 2011 lên đến 77.844 tỷ đồng năm 2012, giảm còn 63.901 tỷ
đồng năm 2013 và duy trì ở mức 87.000 tỷ đồng vào tháng 6/20114. Các chứng
khoán này chủ yếu là chứng khoán sẵn sàng để bán. Điều này chứng tỏ, ngân hàng
thực hiện danh mục đầu tư với ưu tiên cao nhất là đảm bảo cung ứng nguồn thanh
khoản bổ sung cho ngân hàng, sẵn sàng bán bất cứ lúc nào. Dự phòng giảm giá
chứng khoán đầu tư cũng được duy trì thường xuyên trên BCĐKT của ngân hàng,
tuy nhiên mức độ duy trì không giống nhau. Đặc biệt vào cuối năm 2013 khi dự
phòng giảm xuống chỉ còn 11.852 triệu VNĐ. Sự thay đổi của khoản mục này có
thể là do chính sách dự phòng của ngân hàng thay đổi, tuy nhiên vẫn đảm bảo
đúng quy định về dự phòng do NHNN ban hành.
Biểu đồ 9: Sự thay đổi của khoản mục cho vay khách hàng.
Biểu đồ 10: Sự thay đổi khoản mục góp vốn đầu tư dài hạn.
Đơn vị: triệu VNĐ



Khoản mục góp vốn đầu tư dài hạn là một khoản mục có tỷ trọng tương đối
nhỏ trên BCĐKT của VCB chỉ dao động trong khoảng từ 1%- 1,4% trên tổng tài
sản có. Khoản mục này bao gồm: vốn góp liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết
và đầu tư dài hạn khác. Theo báo cáo thường niên của VCB năm 2011,
Vietcombank đã chủ động rà soát và tái cơ cấu lại danh mục đầu tư thông qua việc
tập trung thoái vốn tại 2 đơn vị là Shinhanvina và Ngân hàng Gia Định. Bên cạnh
đó, Vietcombank cũng tăng đầu tư vào một số công ty con và các khoản đầu tư
khác.
Tính đến 31/12/2011, tổng vốn đầu tư hợp nhất của Vietcombank là 2826 tỷ
đồng chiếm 13,9% vốn điều lệ. Tổng thu nhập từ hoạt động đầu tư năm 2011 đạt
1.003 tỷ đồng, tăng 104,0% so với năm 2010. Các công ty có trên 50% vốn cổ
phần hoặc vốn góp liên doanh do Vietcombank nắm giữ bao gồm: công ty TNHH
chứng khoán Vietcombank, Công ty tài chính Việt Nam tại Hồng Kông, công ty
chuyển tiền Vietcombank, công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Vietcombank
Cardif,…Hệ thống các công ty có vốn góp của Vietcombank đều hoạt động rất
hiệu quả và mang lại lợi nhuận khá lớn cho công ty mẹ. Năm 2012, lợi nhuận sau
thuế của công ty TNHH một thành viên cho thuê tài chính Vietcombank là 47,97
tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2011. Công ty TNHH chứng khoán Vietcombank
có lợi nhuận sau thuế năm 2012 đạt 38,03 tỷ đồng, tăng thêm 250% so với năm
2011 và một số công ty khác cũng có kết quả từ hoạt động kinh doanh rất khả
quan và đáng ghi nhận.
Biểu đồ 11: Sự thay đổi của tài sản cố định. (triệu VNĐ)
Nguồn: Báo cáo tài chính của VCB
Bảng 3 :Sự thay đổi tỷ trọng của tài sản cố định qua các năm( Đơn vị: %)
Khoản
mục
30/06/
2011
31/12/
2011

30/06/
2012
31/12/
2012
30/06/
2013
31/12/
2013
30/06/
2014
1.Tài
sản cố
định
0,34 0,64 0,59 0,83 0,73 0,81 0,72


×