Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

sự vận động trong truyện ngắn sương nguyệt minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.85 KB, 98 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM








TRẦN THỊ HỒNG GẤM







SỰ VẬN ĐỘNG TRONG TRUYỆN NGẮN
SƢƠNG NGUYỆT MINH






LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN











Thái Nguyên - Năm 2012







Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM






TRẦN THỊ HỒNG GẤM






SỰ VẬN ĐỘNG TRONG TRUYỆN NGẮN
SƢƠNG NGUYỆT MINH


Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN





Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Hồng My




Thái Nguyên - Năm 2012








Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao
chép của ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin
được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu
của luận văn.
Thái Nguyên, ngày 27 tháng 5 năm 2012
Trần Thị Hồng Gấm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
MỤC LỤC
Trang
Mục lục i
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1 SỰ VẬN ĐỘNG VỀ ĐỀ TÀI 8
1.1. Từ đề tài chiến tranh đến đề tài lịch sử 8
1.1.1. Từ đề tài chiến tranh… 8
1.1.2. …đến đề tài lịch sử 20
1.2. Từ đề tài nông thôn đến đề tài “nửa quê nửa phố” 28
1.2.1. Từ đề tài nông thôn… 28
1.2.2. …đến đề tài “nửa quê nửa phố” 34
Chƣơng 2 SỰ VẬN ĐỘNG TRONG HỆ THỐNG NHÂN VẬT 42
2.1. Từ nhân vật người lính đến nhân vật lịch sử 42

2.1.1. Từ nhân vật người lính… 42
2.1.2. đến nhân vật lịch sử 50
2.2. Từ nhân vật người nông dân đến nhân vật “dở quê dở phố” 55
2.2.1. Từ nhân vật người nông dân… 55
2.2.2. … đến nhân vật “dở quê dở phố” 58
Chƣơng 3 SỰ VẬN ĐỘNG VỀ BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT 63
3.2. Từ bút pháp hiện thực – lãng mạn… 65
3.3.… đến bút pháp hiện thực - lãng mạn – kỳ ảo 71
PHẦN KẾT LUẬN 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo PGS. Lý Hoài Thu, thể loại “vừa là sự phản ánh những khuynh
hướng lâu dài và hết sức bền vững của văn học, vừa là sự hồi sinh và đổi mới
liên tục qua mỗi chặng đường phát triển” [38]. Qua diện mạo của thể loại mà
ta có thể thấy được sức sống của một giai đoạn văn học vì vậy mà nó có vai trò
rất quan trọng. Truyện ngắn là một thể loại đặc trưng của nền văn học hiện đại.
Với ưu điểm ngắn gọn, súc tích, hàm chứa lượng thông tin lớn, có tính thời sự
cao, quan hệ mật thiết với báo chí, khả năng truyền dẫn thông tin nhanh, nó rất
phù hợp với cuộc sống hiện đại. Điều này giải thích vì sao hiện nay truyện
ngắn lại có xu hướng phát triển mạnh hơn so với một số thể loại khác như
truyện vừa, tiểu thuyết, kịch… Không phải ngẫu nhiên mà Raymond Carver -
cây bút truyện ngắn được giới văn học Hoa Kỳ vào thập niên 70 coi như một
thiên tài của thế kỷ XX - đã nhận định: “tác phẩm hay nhất, tác phẩm hấp dẫn
và thỏa mãn nhất về nhiều mặt, thậm chí có lẽ tác phẩm có cơ hội lớn nhất để

trường tồn, chính là tác phẩm được viết dưới dạng truyện ngắn”.
Trong nền văn học Việt Nam, sự xuất hiện của thể loại truyện ngắn gắn
liền với bước khởi đầu của quá trình hiện đại hóa. Đến những năm hai mươi
của thế kỷ XX, nó đã phát triển khá mạnh với sự đóng góp của các tác giả:
Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao,
Tô Hoài, Bùi Hiển.v.v…Từ sau Cánh mạng tháng Tám đến nay, thể loại này
đã tạo nên bước phát triển mới với tên tuổi của Kim Lân, Vũ Tú Nam,
Nguyên Ngọc, Nguyễn Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng, Vũ Thị
Thường, Nguyễn Minh Châu.v.v… Từ sau năm 1975, truyện ngắn vượt lên
các thể loại khác về lượng tác giả, tác phẩm và tỏ rõ ưu thế trong việc đi sâu
khám phá, tái hiện đời sống. Từ 1986 trở đi, nó càng giữ vai trò quan trọng
trên văn đàn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Sương Nguyệt Minh là cây bút chuyên về truyện ngắn. Tuy có thử sức
trên một số thể loại khác (bút ký, tùy bút và hiện tại cả tiểu thuyết), nhưng
thể loại sở trường của ông vẫn là truyện ngắn. Trong khoảng mười năm (từ
1998 đến nay), ông đã xuất bản liên tiếp sáu tập truyện ngắn: Đêm làng
Trọng Nhân (1998), Người ở bến sông Châu (2001), Đi qua đồng chiều
(2005), Mười ba bến nước (2005), Chợ tình (2007) và gần đây nhất là tập
truyện ngắn Dị hương (2009) – tập truyện đã làm nên một “hiện tượng” của
đời sống văn học trong nước. Với quan niệm: “nhà văn luôn phải khác biệt”
[3], ông luôn trăn trở, nỗ lực vươn lên để thoát ra “những cái thông thường
mòn nhẵn”, Sương Nguyệt Minh luôn có ý thức viết khác với các nhà văn
lớp trước, khác các nhà văn cùng thời và cố gắng đổi mới chính mình.
Truyện ngắn của ông không tĩnh tại mà vận động không ngừng, thể hiện ý
thức sáng tạo của nhà văn. Nhà lí luận phê bình Bùi Việt Thắng khi đọc
truyện Nơi hoang dã đồng vọng (trong tập Người ở bến sông Châu), thấy

Sương Nguyệt Minh thể hiện một bút pháp mới, sợ ông phiêu lưu vào cuộc
truy lùng hình thức rồi “tay trắng”, đã khuyên tác giả nên viết theo lối
truyền thống “cũ mà chắc ăn”. Nhưng Sương Nguyệt Minh đã không sợ
trắng tay mà vẫn kiên trì tìm một hướng đi mới. Nỗ lực đổi mới nghệ thuật
ấy đã được khẳng định qua một loạt các giải thưởng về truyện ngắn nhà văn
được trao tặng: giải thưởng của tạp chí Văn nghệ Quân đội năm (1996), tạp
chí Văn hoá Văn nghệ Công an (1998-2001), báo Văn nghệ (2003 – 2004);
Nhà xuất bản Giáo dục (2004), nhà xuất bản Thanh niên (2004), Hội nhà văn
Việt Nam (2010).v.v…
Truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh cũng đã trở thành một đối tượng
được giới nghiên cứu văn học khám phá trong những năm gần đây. Tuy nhiên,
những người quan tâm đến truyện ngắn Sương Nguyệt Minh chủ yếu tìm hiểu
đối tượng ở dạng tĩnh hoặc đi sâu vào từng tác phẩm cụ thể. Những nỗ lực đổi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
mới cách viết của nhà văn trong quá trình sáng tác – điều mà ông ý thức rất cao
- chưa được tập trung khảo sát, phân tích, đánh giá một cách thỏa đáng.
Quan tâm đến đời sống văn học của “ngày hôm nay”, dõi theo quá trình
vận động của truyện ngắn Sương Nguyệt Minh, chúng tôi chọn nghiên cứu
vấn đề: “Sự vận động trong truyện ngắn Sƣơng Nguyệt Minh” với mục
đích làm sáng rõ hơn những gì ông đã đạt được (và có thể cả những gì chưa
đạt) trong thực tế so với quan niệm sáng tác; xác định mức độ đóng góp của
nhà văn vào sự phát triển của thể loại truyện ngắn trong văn học Việt Nam
đương đại
2. Lịch sử vấn đề
Nhà văn Sương Nguyệt Minh tên thật là Nguyễn Ngọc Sơn, sinh ngày 15
tháng 9 năm 1958 tại xã Yên Mỹ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Bút danh
Sương Nguyệt Minh xuất hiện trên văn đàn khá muộn. Suốt thời tuổi trẻ tham

gia bảo vệ biên giới Tây Nam, rồi lăn lộn trên chiến trường Campuchia, phải đến
10 năm sau, ước mơ trở thành sinh viên Tổng hợp Văn của ông mới thành hiện
thực. Năm 1992, ông cho in truyện ngắn đầu tiên trên Tạp chí Văn nghệ Quân
đội. Giải thưởng của báo Văn nghệ Quân đội năm 1996 giúp Sương Nguyệt
Minh vững tin hơn vào ngòi bút của mình. Đầu năm 1998, ông chuyển về Tạp
chí Văn nghệ Quân đội. Khi từ đơn vị về làm việc ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội,
ông vui mừng như “ao tù gặp đại dương mênh mông”. Từ đây, nhà văn miệt
mài sáng tác và vẫn không ngừng tìm tòi, sáng tạo. Nhà văn đã quyết định nghỉ
chức Trưởng ban Văn xuôi, không làm biên tập mà chuyển sang Ban sáng tác để
có thêm điều kiện đọc và viết. Mỗi tập truyện là một sự nỗ lực sáng tạo bền bỉ
thấm không ít nhọc nhằn của ông.
Sương Nguyệt Minh thuộc thế hệ nhà văn mặc áo lính và là một người
lính trước khi trở thành một nhà văn. Mặc dù viết văn muộn nhưng các sáng tác
của ông đã sớm thu hút sự quan tâm của đồng nghiệp và các nhà nghiên cứu, phê

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
bình văn học. Ngay từ khi mới xuất hiện trên văn đàn với các tác phẩm Nỗi đau
dòng họ, Bản kháng án bằng văn, người đọc đã thấy được “những cái không
thông thường” trong cách viết, cách đặt vấn đề của Sương Nguyệt Minh. Nhà
văn Hồ Phương khi đọc Nỗi đau dòng họ đã nhận xét: “Truyện đầu tay, nhưng
cảm thấy đã rõ hình hài cốt cách một người viết chuyên nghiệp” [41].
Đến các tập truyện ngắn Người ở bến sông Châu, Đi qua đồng chiều,
Mười ba bến nước, bút danh Sương Nguyệt Minh ngày càng thu hút độc giả và
đồng nghiệp. Khi đọc truyện ngắn Mười ba bến nước, nhà văn Khuất Quang
Thụy nhận thấy sự đổi mới trong sáng tác của Sương Nguyệt Minh và đánh giá
đây là cây bút “không dễ dàng chấp nhận dừng lại ở sự quen thuộc, sự mòn
nhẵn thông thường, mặc dù với anh, đây mới chỉ là những chặng đầu tiên,
những “bến nước” đầu tiên trên con đường sáng tạo văn học nghệ thuật” [39].

Sau đó, sự xuất hiện của tập truyện ngắn Dị hương đã tạo nên một cuộc
tranh luận khá sôi nổi. Nhiều phương diện đổi mới của tác phẩm đã được dư
luận đặc biệt quan tâm.
Nhà phê bình Nguyễn Hoàng Đức nói về bút pháp hiện thực kỳ ảo rất
đặc thù của Sương Nguyệt Minh trong Dị Hương: “bút pháp này đã biểu tỏ
được những gì nhạy cảm nhất”; và khẳng định: “Sương Nguyệt Minh là cây
bút có mặt trong tốp đầu hiện nay của văn chương quân đội” [44].
Nhà phê bình Văn Giá rất tâm đắc tặng cho Sương Nguyệt Minh ba
chữ: “Hoạt - Phiêu - Thõa. Hoạt là sự linh hoạt trong trần thuật, trong lời
văn. Phiêu là sự chuyển đổi trong bút pháp, từ chỗ trước kia tác giả chú trọng
tâm linh, đến tập này, tác giả đã đi vào bút pháp siêu thực, huyền ảo; và Thõa
là chất liệu sex được viết một cách cao tay. Tôi muốn nhấn mạnh đến chất
“trẻ” của Dị hương” [44].
Với Dị hương, nhiều nhà phê bình nhận thấy một Sương Nguyệt Minh
đã “thoát ra khỏi anh nhà văn mặc áo lính”, thoát khỏi những cái “thông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
thường” để đổi mới. Ở tập truyện này, ông đã mạnh dạn đi vào những đề tài về
thành thị và xa hơn nữa là đề tài lịch sử bằng một bút pháp biến hóa linh hoạt
đậm màu sắc kỳ ảo. Nhà văn Vũ Ngọc Tiến cho rằng: “lịch sử là một đề tài khó
và những người dám viết truyện lịch sử là những người dũng cảm” [44]. Tập
truyện ngắn này cho thấy, Sương Nguyệt Minh dũng cảm viết về đề tài lịch sử
và đã vượt qua chính mình, đổi mới chính mình. Có lẽ chính vì thế mà tập
truyện ngắn Dị hương được coi là “bước ngoặt trong hành trình sáng tác của
Sương Nguyệt Minh” [17].
Bên cạnh những bài báo, bài phê bình kể trên còn có công trình nghiên
cứu chuyên sâu về Sương Nguyệt Minh. Đó là Luận văn của thạc sĩ Trần Thị
Phương Loan, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, nghiên

cứu “Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh” [21], tập
trung vào các phương diện: Cảm hứng nghệ thuật, Thế giới nhân vật và Một số
phương diện nghệ thuật đặc sắc. Luận văn đã chỉ ra, trong những tác phẩm về
đề tài chiến tranh, Sương Nguyệt Minh đã viết bằng cảm hứng lãng mạn,
ngợi ca đan xen với cảm hứng bi kịch. Trong những truyện viết về cuộc sống
đời thường, tác giả viết bằng cảm hứng bi kịch, cảm hứng phê phán và trào
lộng; cảm hứng khám phá con người bản năng.v.v…Tìm hiểu thế giới nhân
vật trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh, luận văn đã đưa ra hai hệ thống
nhân vật là nhân vật truyền thống và nhân vật đổi mới. Sương Nguyệt Minh
đã có những tìm tòi để tạo nên những nhân vật tính cách, khám phá con
người ở nhiều chiều kích, phương diện khác nhau. Luận văn cũng đi vào
phân tích các kiểu nhân vật cô đơn, nhân vật dị biệt và nhân vật giả huyền
thoại, giả lịch sử trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh. Tác giả còn làm rõ
một số phương diện nghệ thuật đặc sắc đã làm nên thành công trong truyện
ngắn Sương Nguyệt Minh như: cốt truyện, tình huống truyện, không gian và
thời gian nghệ thuật, giọng điệu trần thuật.v.v…Khi đi vào nghiên cứu thế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
giới nghệ thuật trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh, tác giả luận văn cũng
đã gợi ra đôi nét về sự vận động của cây bút này, đó là từ “lối viết truyền
thống” trong những tập truyện đầu tay đến “những đổi mới và thành công”
được ghi dấu trong Dị hương [21, tr.9]. Luận văn giúp bạn đọc hiểu sâu về
truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh, bước đầu hé mở vấn đề về sự vận động
trong truyện ngắn của ông. Đây là nguồn tư liệu hữu ích để chúng tôi tiếp tục
đi sâu nghiên cứu vấn đề.
Cho đến nay, qua các bài báo, tài liệu nghiên cứu – phê bình văn học và
các cuộc trao đổi, tranh luận được đăng tải trên sách báo, tạp chí, trên mạng
internet, chúng tôi nhận thấy truyện ngắn Sương Nguyệt Minh đã được nhìn

nhận, đánh giá trên cả hai phương diện nội dung và hình thức. Những ý kiến về
sự vận động trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh mới chỉ hé mở bước đầu.
Tiếp nhận gợi mở của người đi trước, chúng tôi tập trung đi sâu nghiên cứu
nhằm chiếm lĩnh vấn đề một cách hệ thống và toàn diện hơn.
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các sáng tác của Sương Nguyệt Minh để thấy được những
đổi mới trong nội dung cũng như tư duy nghệ thuật của nhà văn. Qua đó thấy
được sự phát triển của đời sống văn học từ đổi mới đến nay.
* Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Sự vận động trong truyện ngắn
Sương Nguyệt Minh.
* Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các tập truyện ngắn của Sương
Nguyệt Minh:
- Đêm làng Trọng Nhân (1998)
- Người ở bến sông Châu (2001)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
- Đi qua đồng chiều (2005)
- Mười ba bến nước (2005)
- Chợ tình (2007)
- Dị hương (2009)
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khi đi vào nghiên cứu sự vận động trong truyện ngắn Sương Nguyệt
Minh chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp cơ bản sau:
1. Phương pháp thống kê, phân loại
Sử dụng phương pháp này để thống kê, phân loại các kiểu đề tài, nhân

vật và các bút pháp nghệ thuật trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh.
2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp này giúp chúng tôi nghiên cứu, phân tích các vấn đề, từ
đó khái quát nên sự vận động trong toàn bộ truyện ngắn của nhà văn.
3. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng trên hai bình diện lịch đại và đồng
đại để thấy được sự kế thừa cũng như những cách tân nghệ thuật trong truyện
ngắn của nhà văn.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần: Mở đầu, Kết luận, Thư mục tham khảo; phần nội
dung của đề tài “Sự vận động trong truyên ngắn Sƣơng Nguyệt Minh”
gồm 3 chương sau:
Chương 1: Sự vận động về đề tài
Chương 2: Sự vận động trong hệ thống nhân vật
Chương 3: Sự vận động về bút pháp nghệ thuật


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Chƣơng 1
SỰ VẬN ĐỘNG VỀ ĐỀ TÀI

1.1. Từ đề tài chiến tranh đến đề tài lịch sử
1.1.1. Từ đề tài chiến tranh…
Đề tài “là một phương diện nội dung tác phẩm, là đối tượng đã được
nhận thức, kết quả lựa chọn của nhà văn. Đó là sự khái quát về phạm vi xã hội,
lịch sử của đời sống được phản ánh trong tác phẩm” [23, tr.260]. Trong sáng
tác, mỗi nhà văn có một sự lựa chọn đề tài phù hợp với nhận thức và năng lực
của mình nhằm thể hiện sâu sắc những gì đã quan sát, ghi nhận, rung động, trải

nghiệm, suy ngẫm về cuộc đời và con người.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Ninh Bình, có thời gian dài cầm súng
bảo vệ Tổ quốc cho nên sở trường của Sương Nguyệt Minh trước hết là
những mảng đề tài truyền thống: đề tài chiến tranh, đề tài nông thôn. Đặc biệt
là đề tài chiến tranh.
Chiến tranh đã qua đi nhưng những ký ức về nó thì vẫn còn in đậm trong
tâm khảm của người Việt Nam, đặc biệt là với những người đã tham gia cuộc
chiến. Riêng với những nhà văn đã một thời mặc áo lính, phải đối diện với
chiến thắng và mất mát, chứng kiến sự dũng cảm phi thường và cả những hy
sinh của đồng đội, của nhân dân thì ấn tượng về nó lại càng sâu sắc, ám ảnh
hơn. Chính điều đó đã hối thúc họ viết về quá khứ kiêu hùng và máu lửa để kí
thác lòng mình.
Chiến tranh, nói như Chu Lai: “là một siêu đề tài, hình ảnh người lính là
một siêu nhân vật, đề tài chiến tranh như một mỏ quặng, càng đào sâu, càng
màu mỡ. Cái màu mỡ đó chính là văn học” [18]. Vì thế mà cuộc chiến tranh
chống đế quốc Mỹ xâm lược đã lùi xa nhưng nó vẫn là nguồn cảm hứng chưa
vơi cạn của những người cầm bút. Chiến tranh đi qua, độ lùi thời gian giúp các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
nhà văn nhận thức một cách thấu đáo, khách quan và có cái nhìn toàn diện hơn.
Trước đây, văn học chủ yếu được viết theo khuynh hướng sử thi với cảm hứng
lãng mạn, ngợi ca cuộc chiến tranh anh dũng của dân tộc và những con người
mang trong mình phẩm chất anh hùng cách mạng. Cho nên, cái nhìn về chiến
tranh, về người lính không tránh khỏi phiến diện, một chiều. Từ sau 1975, văn
học chuyển dần từ khuynh hướng sử thi sang khuynh hướng thế sự đời tư, dẫn
đến sự chuyển đổi trong cảm hứng sáng tác. Các nhà văn đã mạnh dạn đi vào
phản ánh những mặt khuất lấp mờ tối, phân tích cái được và chưa được của cuộc
chiến tranh mà văn học thời kỳ trước còn chưa đề cập đến. Điều đó làm cho văn

học Việt Nam từ thời kỳ đổi mới đến nay ngày càng có cái nhìn về chiến tranh
đa diện, đa chiều hơn.
Sương Nguyệt Minh từng tham gia chiến đấu, cống hiến tuổi trẻ và sức
lực cho đất nước. Những năm tháng ấy đã cho nhà văn nhiều tư liệu, kinh
nghiệm, vốn sống, cảm hứng để viết về chiến tranh và người lính. Nhìn vào
Bảng khảo sát 1 (Phụ lục 3), chúng ta sẽ thấy số lượng tác phẩm viết về đề tài
chiến tranh của ông chiếm tỉ lệ cao (trong 55 tác phẩm thì có 19 tác phẩm viết
về chiến tranh, chiếm tới 34,5%). Sáu tập truyện ngắn của ông đều có truyện
viết về đề tài chiến tranh; trong đó năm tập được sáng tác trước có mức độ
“đậm đặc” hơn. Đến tập truyện viết gần nhất là Dị Hương – tác phẩm được
đánh giá là có sự chuyến hướng rõ rệt về đề tài của Sường Nguyệt Minh - cũng
có 2/10 truyện viết về chiến tranh. Điều đó cho thấy tâm huyết của nhà văn đã
dành cho mảng đề tài vốn được coi là truyền thống này.
Cùng viết về đề tài chiến tranh, mỗi lớp nhà văn lại có cách nhìn riêng.
Nguyễn Thi, Phan Tứ, Anh Đức chú trọng ngợi ca vẻ đẹp anh hùng, lí tưởng,
lãng mạn của con người Việt Nam trong chiến đấu. Nguyễn Khải, Chu Lai
nghiêng về phản ánh những bi kịch, di hoạ trực tiếp của chiến tranh. Là người
“đến sau” so với các lớp nhà văn đó, ở mảng đề tài này, Sương Nguyệt Minh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
không “hát bè cao” ca ngợi phẩm chất anh hùng trong chiến đấu, ít phản ánh
trực tiếp cảnh bom rơi đạn nổ, chết chóc tang thương. Ông nghiêng về những
“nốt nhạc trầm” khi viết về phẩm chất của những người lính. Đặc biệt, ngòi bút
nhà văn hướng sâu vào tìm tòi, khám phá và phản ánh những hậu quả, tổn
thương, mất mát lâu dài, dai dẳng về mặt tinh thần do chiến tranh gây ra. Ở
điểm này thì ông giống với Lê Lựu (Thời xa vắng), Nguyễn Minh Châu (Mảnh
đất tình yêu), Dương Hướng (Bến không chồng), Bảo Ninh (Nỗi buồn chiến
tranh)…

Trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh, di họa chiến tranh gây nhiều
nỗi ám ảnh đối với người đọc. Điều làm nên sức ám ảnh đó không phải là bởi
những cảnh chiến tranh ác liệt mà là ở sức tàn phá của nó lên số phận con
người. Chiến tranh đã dập tắt không thương tiếc giấc mơ tình yêu, ước mơ,
hoài bão của bao chàng trai, cô gái và niềm hạnh phúc bình dị của bao gia
đình Việt Nam. Các tập truyện ngắn Đêm làng Trọng Nhân (1998), Người ở
bến sông Châu (2001), Mười ba bến nước (2005), Chợ tình (2007) đã phản
ánh rất rõ hiện thực này. Sương Nguyệt Minh đã trăn trở rất nhiều về chiến
tranh và muốn dùng ngòi bút của mình truy tìm đến tận cùng những di hại của
nó đối với con người. Nhà văn dõi theo từng số phận. Tâm trí ông tìm đến
những ngóc ngách của làng quê xa xôi, đến những ngõ hẻm khuất lấp ở thành
phố… để nắm bắt, suy nghiệm về hậu quả của nó. Ngòi bút giúp nhà văn trải
lòng mình lên trang giấy một cách lặng lẽ mà thấu đáo, lắng sâu và ám ảnh.
Một nội dung xuyên suốt nhiều truyện ngắn về đề tài chiến tranh của
Sương Nguyệt Minh là bi kịch chiến tranh trong cuộc sống đời thường: những
“nỗi buồn chiến tranh” trên mặt đất không còn tiếng súng, những đau đớn
nhức nhối trong vết thương bom đạn tưởng đã liền thịt da, những đêm thao
thức dù không có tiếng bom gào đạn xé… Đó là sự thực nhiều người lính phải
trải qua khi trở về quê hương sau chiến tranh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Nếu ai đó từng cho rằng, người ra trận được sống trở về là một niềm
may mắn và hạnh phúc thì người lính trong Đêm làng Trọng Nhân lại chưa
hẳn đã là như vậy. Bao nhiêu năm ở chiến trường, Tường sống trong nỗi khát
khao, chờ đợi ngày trở về, hình ảnh cha mẹ và người vợ lúc nào cũng đau
đáu, khắc khoải trong tim. Tuy may mắn sống sót trở về nhưng khuôn mặt
anh đã bị bom đạn làm cho nhàu nát, biến dạng tới mức “nham nhở, gồ ghề,
méo mó, mất cảm giác. Một khuôn mặt biến dạng đến nỗi Tường cũng không

nhận ra nổi mình nữa” [26, tr.149]. Chính đây là nguyên nhân gây ra bi kịch
cho anh khi trở về quê hương: có nhà mà không dám về, có bố mẹ mà không
dám nhận, có vợ mà không dám đến gần. Niềm hạnh phúc gia đình nằm ngay
trong tầm tay với nhưng Tường lại không thể nắm bắt. Anh nghẹn lòng kìm
giữ để không cất lên tiếng gọi: “Cha ơi!”. Chứng kiến nỗi nhớ thương con
của cha mẹ già, tâm trạng cô đơn của người vợ trẻ mà lòng anh đau như cắt.
Càng thương vợ, Tường càng không dám để lộ ra thân phận thật của mình.
Nếu nhìn thấy gương mặt dị dạng của anh, Thương sẽ ra sao?
Hoàn cảnh của Tường cũng giống như Tuấn trong “Không phải trò
đùa” của Khuất Quang Thụy, hoặc Bức trong “Bóng đêm và mặt trời” của
Dương Hướng. Người thì bị sự tàn phá của bom Napan gây lên những vết
thương ở ngực, người thì bị cụt cả đôi chân. Chính những vết thương chiến
tranh ấy đã khiến người lính dũng cảm nơi trận mạc không tránh khỏi mặc
cảm về thân phận của mình. Họ không dám nhận sự quan tâm, chăm sóc của
người thân, sống thu mình vào thế giới riêng. Một lần nữa, những người lính
lại chấp nhận sự thiệt thòi, hy sinh hạnh phúc của riêng mình. Sự hy sinh thật
cao thượng, cảm động mà xót xa, đau đớn. Dưới ngòi bút của Sương Nguyệt
Minh, hậu quả chiến tranh thật dai dẳng. Kể cả khi chiến tranh đã kết thúc thì
nanh vuốt của nó vẫn không chịu buông tha con người, tiếp tục đẩy họ tới
những bi kịch khác, đau đớn hơn. Người lính ra trận hy sinh đã là một thiệt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
thòi nhưng ai bảo người trở về từ cuộc chiến ấy là hoàn toàn hạnh phúc sau
khi đọc truyện ngắn Đêm làng Trọng Nhân?
Chiến tranh không chỉ đẩy con người vào bi kịch mà còn là dấu chấm
hết cho bao tình yêu, ước mơ, hoài bão cao đẹp. Đối với Kiên trong truyện
ngắn Tiếng bìm bịp đêm nước nổi, kỷ niệm về một người con gái mà anh yêu
nhưng bị chiến tranh cướp mất đã trở thành một vết thương nhức nhối không

thể nguôi ngoai. Tình yêu đầu đời của người con trai mới lớn như Kiên với một
nữ du kích không ngờ lại sâu nặng đến thế. Chiến tranh kết thúc, Ngàn đã hi
sinh, vậy mà Kiên vẫn hy vọng và chờ đợi. Thực ra, anh cũng đã trải qua hai
mối tình khác nhưng “thân vẫn một thân”. Người đầu tiên chê Kiên, bảo anh:
“không hiểu tâm lý phụ nữ, không biết chiều con gái”, rằng anh “sống khô
khan, thanh niên mà cứ như ông cụ non…” [29, tr.176]. Còn người thứ hai đến
khi gần đi lấy chồng mới nói thật với Kiên: “Anh muốn lấy được vợ thì tốt nhứt
là hãy cất tấm hình người con gái đội mũ tai bèo bỏ trong ví lúc nào cũng
mang theo bên người của anh đi” [29, tr.176]. Những lời tâm sự ấy cho thấy
một tình yêu sâu sắc đã khắc ghi trong trái tim anh. Chiến tranh cướp mất
người con gái anh yêu, để lại trong Kiên một vết thương khó lành với những ký
ức không thể nào quên. Qua ngòi bút của Sương Nguyệt Minh, tình yêu chung
thủy trong trái tim người lính vẫn tiếp tục tỏa sáng khiến người ta ngưỡng mộ.
Song, nỗi cô đơn trong cuộc sống mà nhiều người phải trải qua sau chiến tranh
lại khiến người ta xót xa.
“Chàng chuẩn úy tóc xoăn” trong truyện ngắn Quãng đời xưa in dấu
cũng bị chiến tranh dập tắt mọi ước mơ, hoài bão. Vì chiến tranh mà anh phải
tạm gác ước mơ ở trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội để ra mặt trận. Anh ra đi
với ước mơ cháy bỏng: “Hết chiến tranh, anh sẽ về Hà Nội học nốt Đại học
mỹ thuật” [30, tr.103]. Đối với người họa sĩ tương lai đó, cái chết không đáng
sợ bằng việc mất đi cánh tay phải. Mất đi cánh tay phải, anh không chỉ thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
một người tàn tật mà còn mất đi hoài bão, sự nghiệp và tương lai: “Anh chỉ sợ
mất bàn tay phải thôi. Mất bàn tay phải là không vẽ được” [30, tr.101]. Chiến
tranh thật tàn ác, điều anh lo nhất đã xảy ra. Anh bị pháo địch bắn, bị thương
vào sống lưng và cụt tay phải đến khuỷu. Chiến tranh đã biến người lính trẻ
thành kẻ tàn tật và cướp luôn ước mơ trở thành họa sĩ của anh. Nhưng quá

khứ không thể chìm vào dĩ vãng. Người lính ấy đã đi tìm mua lại bức tranh
Biên giới lúc hoàng hôn để lưu giữ kỉ niệm đẹp đẽ của một thời trai trẻ đã
qua, để không bao giờ mất đi quá khứ đáng tự hào.
Có thể nói, trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào thì phụ nữ cũng là người
chịu nhiều đau đớn và mất mát nhất. Chiến tranh không chỉ tước đoạt của họ
tình yêu, niềm hạnh phúc được làm mẹ mà ngay cả khi chiến tranh kết thúc
thì nó vẫn tiếp tục gây ra bất hạnh khôn lường. Sương Nguyệt Minh đã không
nguôi trăn trở, xót xa cho những người phụ nữ phải chịu đựng hậu quả của
chiến tranh. Ông gửi gắm tình cảm của mình trên trang viết với sự sẻ chia và
cảm thông sâu sắc, tiêu biểu như truyện ngắn Ngày xưa, nơi đây là cửa rừng.
Truyện phản ánh nỗi bất hạnh của một người phụ nữ sau chiến tranh. Trước
đây, Miên – nhân vật chính của truyện - có một tình yêu rất đẹp với Sinh là
người lính trẻ đã cứu cô khỏi bị nước cuốn. Nhưng chiến tranh lại cướp Sinh
khỏi cuộc đời Miên. Sinh đã hy sinh nhưng những kỷ niệm tình yêu với anh
lúc nào cũng sống mãi trong trái tim Miên. Vì vậy mà sau này, khi đã lấy
chống, Miên không thể có một cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn. Chồng Miên
biết vợ vẫn chưa quên được người yêu cũ, anh tôn trọng tình yêu của vợ,
không ghen với người đã mất mà chỉ xin Miên một điều: “đừng để thân xác
em ở bên chồng còn tâm hồn em dành cho người yêu cũ” [30, tr.57]. Miên đã
không làm được điều đó. Chiến tranh đã để lại một vết thương quá lớn trong
lòng Miên, nó không chỉ cướp đi người cô yêu mà giờ đây còn gây ra nỗi bất
hạnh cho gia đình cô. Gia đình Miên đang đứng trên bờ vực của sự tan vỡ chỉ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
vì Miên “ngoại tình với người đã chết”. Có lúc Miên tự hỏi lòng mình: “nếu
tôi không yêu Sinh, tôi không hiến dâng hết mình đời con gái cho Sinh thì tôi
có yên ổn khi sống với chồng không?” [30, tr.58]. Câu trả lời có thể là không
và cũng có thể là có. Bởi Miên đã có một tình yêu đầu đời rất đẹp với Sinh,

không có gì phải hối hận, chỉ có điều mối tình đó sâu đậm quá để lại cho cô
bao buồn đau, day dứt. Miên không có lỗi, chồng Miên không có lỗi; Sinh
càng không có lỗi. Bởi vì, lỗi tại chiến tranh!
Dì Mây (Người ở bến sông Châu) đã để lại một bàn chân, một phần
tuổi trẻ và nhan sắc ở chiến trường. Niềm hạnh phúc duy nhất để chị cố sống
trở về là tình yêu với San. Nhưng thật trớ trêu, ngày chị về cũng là ngày
người yêu đi lấy vợ. Đám cưới của San đã dập tắt mọi niềm vui, khát vọng
của Mây và để lại cho Mây sự bẽ bàng, cô đơn. Mây đau đớn “nhắm mắt lại
trốn tránh ánh đèn măng sông đám cưới. Đó là thứ ánh sáng hạnh phúc của
người tình xưa chiếu vào tận sâu thẳm lòng dì. Nó như muôn vàn mũi kim
nhọn châm, chích vào trái tim dì đang rỉ máu…” [27, tr.30]. Mây xót xa nhìn
cái chân cụt đến đầu gối và tấm thân còm nhom, xanh lướt của mình. Mặc dù
đau đớn là vậy nhưng khi San muốn từ bỏ tất cả để quay lại thì chị lại từ chối.
Mây đã có những năm tháng sống hết mình nơi chiến trường, dám hy sinh
tính mạng để đồng đội được sống, nay hòa bình trở về, lại một lần nữa hy sinh
tình yêu của mình cho người đàn bà khác khỏi đau khổ: “Thôi! Thôi! Lỡ rồi!
Đằng nào cũng chỉ một người đàn bà khổ (…) Sự thể đã thế, cố mà sống với
nhau cho vuông tròn” [27, tr.33]. Đó là sự hy sinh cao cả chỉ có ở tấm lòng
bao dung và nhân hậu.
Bảo Ninh trong “Nỗi buồn chiến tranh” đã chiêm nghiệm: “Chiến
tranh là bài ca kinh hoàng, là cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ
và phiêu bạt vĩ đại…, là thế giới bạt sầu, thế giới vô cảm và tuyệt tự khủng
khiếp nhất của thế giới con người…”. “Chiến tranh có thể làm người ta điên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
lên hoặc chết rũ ra vì khiếp sợ”. Sương Nguyệt Minh cũng đã nhìn thấy mặt
hiện thực tối tăm của chiến tranh. Chiến tranh đã lùi xa hơn 30 năm mà hậu
quả của nó vẫn còn dai dẳng, gieo rắc bao nhiêu bất hạnh cho con người. Chất

độc dioxin đến nay vẫn là nỗi kinh hoàng đối với người Việt Nam. Có bao
nhiêu đứa trẻ sinh ra không được làm người? Có bao gia đình bất hạnh vì sinh
ra những đứa con dị dạng? Và có bao nhiêu khát khao được làm bố, làm mẹ bị
dập tắt? Truyện ngắn Mười ba bến nước đã đề cập đến nỗi bất hạnh đó của
con người một cách đau đớn, ám ảnh.
Sao trong Mười ba bến nước có được tình yêu, hạnh phúc với chồng
nhưng lại bất hạnh vì không bao giờ được hưởng niềm hạnh phúc làm mẹ.
Chồng chị đi chiến trường may mắn trở về, nhưng chiến tranh đã cướp đi
quyền thiêng liêng nhất vợ chồng Sao. Chồng chị đã bị nhiễm chất độc màu
da cam. Vì vậy mà mấy lần chị sinh nở đều sinh ra những bọc thịt như trứng
con Thuồng Luồng: “Cục thịt đỏ hỏn chỉ có cái miệng tròn tối om, há ra
ngậm vào như cá mắc cạn ngáp lúc sắp chết” [29, tr.147]. Đây không phải là
nỗi bất hạnh của riêng Sao mà là nỗi bất hạnh chung của những người phụ nữ
có chồng ra trận bị nhiễm chất độc màu da cam. Vì vậy, có một thời người ta
thấy trên mặt sông dầy đặc những bè chuối chở những liễn sành màu da lươn
đựng những hài nhi dị dạng. Qua mấy lần sinh nở không thành, Sao đã phải
làm cái việc mà từ xưa ở làng chưa ai làm là “lấy vợ mới cho chồng”. Chị hy
vọng người vợ mới sẽ sinh được những đứa con lành lặn cho gia đình nhà
chồng. Cũng giống như Mây, Sao đã chấp nhận hy sinh hạnh phúc của riêng
mình để mang lại niềm hạnh phúc cho người khác. Nhưng việc chị làm không
mang lại kết quả như mong muốn. Người vợ mới cũng sinh ra những cục thịt,
vì quá sợ hãi và không chịu đựng nổi đã bỏ đi. Còn Sao lại quay lại “bến nước
thứ mười ba” để chăm sóc những người thân quá nhiều nỗi bất hạnh của chị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
Chiến tranh gây nên những mất mát, đau thương trên thân thể và trong
tâm hồn con người, nhưng trước hết và hơn hết “nó đã làm ức chế, tước đoạt
những nhu cầu tự nhiên nhất của bản năng con người”. Cho nên, trong mảng

đề tài về chiến tranh, Sương Nguyệt Minh còn đề cập đến những khát vọng
tưởng rất đỗi bình thường của người phụ nữ. Đó là nhu cầu được gần gũi về
mặt thể xác. Nếu văn học trước 1975 có ý né tránh đến vấn đề tế nhị, nhạy
cảm này, thì giờ được Sương Nguyệt Minh mạnh dạn đề cập đến với một tinh
thần nhân bản, nhân văn sâu sắc.
Thương trong Đêm làng Trọng Nhân vì nỗi nhớ chồng cùng với nỗi
khát khao bản năng mà có lúc cô rơi vào trạng thái vô thức với những cơn
mộng mị ân ái: “Thương tự nhiên mơ màng thấy Tường bay trong không
trung. Chị đứng dưới gốc đa. Chị gọi tên anh. Anh hạ xuống, ngắt một cái lá
đa đặt trên đầu chị. Anh bảo đó là mũ cô dâu. Thương bước vào phòng cưới
lại thấy anh giáo Mười đi bên cạnh mặc áo chú rể. Đêm tân hôn. Chị lại thấy
Tường bế mình lên giường. Anh hôn lên tóc Thương. Rồi chị thấy mình ân ái
với chồng” [26, tr.145-146]. Có khi nhớ chồng quá, Thương phải đi tắm để
làm dịu ngọn lửa lòng: “Thương múc từng gàu nước đổ rào rào. Dường như
cơ thể Thương đang nóng bừng lên và nước lạnh dội ào ạt vẫn không dập tắt
được ngọn lửa trong lòng Thương” [26, tr.146].
Sao trong Mười ba bến nước khi phải xa chồng thì nhận ra một điều:
“Người vợ xa chồng có trăm ngàn cơ cực, chẳng nỗi khổ nào giống nỗi khổ
nào. Có những đêm dài ghê gớm, tôi lục sục không ngủ. Nằm một mình ôm
gối, nhớ chồng, trằn trọc chờ sáng. Tôi lôi cái áo cũ bạc màu của chồng ra
ấp vào mặt, nỗi nhớ càng nôn nao, da diết hơn. Khốn khổ nhất là mấy ngày
áp kỳ kiêng kỵ sử dụng xô màn của đàn bà. Hai bầu vú tôi cứng nhưng nhức.
Nhũ hoa sân lại. Má đỏ hồng tươi tắn. Mắt long lanh… Lúc nào cũng chỉ
mong chồng về” [29, tr.152]. Những lúc như vậy, chị thường dậy đổ lúa vào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
xay, hoặc múc nước giếng khơi đổ ào ào tắm cho lòng dịu đi, hoặc sang ngủ
chung giường tìm hơi mẹ chồng cho vơi đi nỗi nhớ nhung khao khát… Chiến

tranh đã tước đoạt của con người quá nhiều thứ, từ những khát vọng lớn lao
đến những ước ao rất đời, rất người của họ. Đi sâu vào những ước muốn nhỏ
bé, thầm kín ấy, Sương Nguyệt Minh đã thể hiện một cái nhìn cảm thông, sự
sẻ chia đối với người phụ nữ. Qua đó, tiếng nói tố cáo, phê phán chiến tranh
đã cướp đi cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc của con người càng trở nên mạnh
mẽ hơn.
Chiến tranh là một đề tài có sức hấp dẫn lớn, lôi cuốn sự chú ý của rất
nhiều nhà văn. Sương Nguyệt Minh cũng nằm trong lực hút từ trường đó.
Nhưng là một người “không dễ dàng chấp nhận dừng lại ở sự quen thuộc, sự
mòn nhẵn thông thường” [39], nên ở một đề tài quen thuộc như vậy, ông
không đi vào con đường mòn mà cố gắng tìm cho mình một cách thể hiện
mới, tạo nên sự vận động trong nội bộ đề tài. Vì vậy mà từ tập truyện Đêm
làng Trọng Nhân (1998) đến tập truyện ngắn Người ở bến sông Châu (2001),
Mười ba bến nước (2005) đề tài chiến tranh đã có sự vận động. Sự vận động
này bắt nguồn từ nhu cầu sáng tạo của nhà văn và đòi hỏi của văn học là nhà
văn phải đi sâu vào đời sống để phát hiện ra những vấn đề mới. Điều này làm
cho sự vận động trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh không chỉ diễn ra
giữa đề tài này với đề tài khác mà còn diễn ra ngay trong cùng một đề tài.
Trong các truyện ngắn đầu tay: Dòng sông Trinh Nữ (1994), Đêm làng
Trọng Nhân (1996).v.v…, Sương Nguyệt Minh viết chủ yếu theo mô típ truyền
thống: người lính ra chiến trận còn người vợ, người yêu ở nhà thủy chung chờ
đợi. Đến truyện ngắn Người ở bến sông Châu viết năm 1997 đã có điểm khác.
Mô típ quen thuộc ta thường gặp trong văn học là người lính từ chiến trường
trở về, do thất lạc tin tức hoặc báo tử nhầm mà người yêu (hoặc vợ) đã đi lấy
chồng …Còn trong truyện Người ở bến sông Châu, người từ chiến trường trở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
về là một cô gái, còn người ở lại hậu phương là một chàng trai. Ngay trong

phần mở đầu câu chuyện Người ở bến sông Châu chúng ta đã thấy có sự khác
lạ: “Ngày dì Mây khoác ba lô về làng, chú San đi lấy vợ”. Người khoác ba lô
từ chiến trường trở về là người con gái. Khi đất nước xảy ra chiến tranh, San
thì đi du học còn Mây vào bộ đội: “Người con gái ở Trường Sơn đạn nổ bom
rơi, người con trai ở xứ bạn đầy hoa tuyết trắng rơi rơi, êm ả, thanh bình…”
[29, tr.32], Sương Nguyệt Minh đã phát hiện ra những hiện tượng “tréo ngoe”
nhưng không phải là không có trong cuộc sống. Nhưng chính điều đó lại phản
ánh một hiện thực trong thời chiến. Chiến tranh đã đẩy những cô gái chân yếu
tay mềm như Mây phải cầm súng ra chiến trường ác liệt. Nếu không có chiến
tranh thì vị trí của Mây là ở bên bến sông Châu, ngày ngày chờ đợi San đi du
học về và cuộc đời Mây sẽ không phải trải qua nỗi bất hạnh về thân phận phụ
nữ của mình.
Điểm khác biệt trong truyện ngắn Người ở bến sông Châu không phải ở
sự hoán đổi giản đơn vị trí người ở lại và người ra đi, đúng như nhà văn
Khuất Quang Thụy đã nói trong lời mở đầu của tập truyện ngắn Mười ba bến
nước: “Vấn đề không phải là ở chỗ có sự đổi vai trò, đổi giới tính giữa người
ra đi và người ở lại. Mà, vấn đề là ở chỗ, đây cũng là một nét hiện thực độc
đáo của chiến tranh Việt Nam, nhưng đã chưa được hoặc ít được người ta
chú ý tới” [29, tr.8]. Sương Nguyệt Minh đã phát hiện ra mảng hiện thực còn
ít được khai thác: bi kịch chiến tranh đối với những người con gái đã dâng
hiến tuổi thanh xuân của mình cho đất nước. Cùng với Minh Chuyên và nhiều
cây bút khác, Sương Nguyệt Minh đã xoáy sâu vào “tầng vỉa” này của đời
sống hiện thực. Đối với ông, hiện thực cuộc sống còn nhiều điều các nhà văn
chưa đào xới hết và mỗi người cầm bút đều có thể tiếp tục khai phá.
Trong truyện ngắn Mười ba bến nước, sự khác biệt được thể hiện ngay
ở cái tên “Mười ba bến nước”. Thường ta vẫn hay nghe dân gian nói “đời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19

người mười hai bến nước” nhưng Sương Nguyệt Minh đã không dừng lại ở
con số mười hai mang tính biểu tượng, quen thuộc mà đã phát hiện ra “bến
nước thứ mười ba” của người phụ nữ. Người phụ nữ thời chiến phải lênh
đênh thêm “bến nước” của những người vợ có chồng đi chiến đấu bị nhiễm
chất độc màu da cam, khát khao được làm mẹ không thành.
Theo dòng thời gian, hiện thực chiến tranh trong truyện ngắn Sương
Nguyệt Minh ngày càng được mở rộng biên độ và chiều sâu nội dung phản
ánh. Nhiều truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh đã phản ánh hậu quả của
chiến tranh đối với con người như Đêm làng Trọng Nhân, Người ở bến sông
Châu, Ngày xưa nơi đây là cửa rừng… Đến Mười ba bến nước, cái nhìn của
nhà văn càng sâu sắc và trải nghiệm hơn. Sương Nguyệt Minh không đi vào
miêu tả trực tiếp chiến tranh mà thông qua số phận của những người phụ nữ
lênh đênh mười ba bến nước để phản ánh bộ mặt khủng khiếp của chiến tranh
với sức tàn phá hủy diệt ghê gớm, dai dẳng và khẳng định giá trị tinh thần bền
vững của những tâm hồn Việt Nam. Viết về chiến tranh, Sương Nguyệt Minh
đã tránh được cái nhìn một chiều, đơn giản. Cuộc chiến tranh dân tộc ta đã trải
qua trong trang viết của nhà văn có cả vinh quang và cay đắng, hạnh phúc và
khổ đau. Đọc truyện ngắn của ông, người ta biết đến nhiều chiến công không
viết thành bài ca, nhiều hi sinh thầm lặng không đi vào sử sách và càng thấu
hiểu hơn những tình yêu không trọn vẹn, những nỗi đau không thể nói lên lời.
Bằng những trải nghiệm cuộc sống nơi chiến trường, bằng một trái tim đôn
hậu, nhạy cảm và tấm lòng khâm phục, trân trọng phẩm chất cao đẹp của
những người lính, Sương Nguyệt Minh đã viết nên những truyện ngắn thật cảm
động về chiến tranh mà dư ba của nó thấm thía mãi trong lòng người đọc.
Viết về đề tài chiến tranh, Sương Nguyệt Minh có được cái nhìn sâu sắc với
những trang viết giàu trải nghiệm và chất sống thực tế, hiện thực đến nghiệt ngã mà
vẫn lãng mạn, trữ tình. Với một ý thức sáng tạo nghệ thuật nghiêm túc, ngay trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


20
mảng đề tài quen thuộc này, ông đã tìm được một lối đi tránh khỏi sự “mòn nhẵn
thông thường”. Mặc dù “đây mới chỉ là những chặng đầu tiên, những “bến nước”
đầu tiên trên con đường sáng tạo văn học nghệ thuật” (theo cách nói của nhà văn
Khuất Quang Thụy), Sương Nguyệt Minh cũng đã có đóng góp không nhỏ. Ngòi
bút của ông đã góp phần làm cho đề tài chiến tranh trong văn học thêm phong phú,
vòng sóng của nó thêm nhiều dư ba. Cần nói thêm, khi đề tài này có biểu hiện giảm
sút ít nhiều sự hấp dẫn đối với một số nhà văn trẻ, thì những tác phẩm của Sương
Nguyệt Minh có tác dụng khôi phục lại vị trí của nó trong đời sống văn học. Nhà
văn đã góp một tiếng nói khẳng định: chiến tranh sẽ vẫn là một siêu đề tài mà các
lớp nhà văn mới có thể và cần phải tiếp tục đào sâu, khám phá để đem lại những tác
phẩm có giá trị cho đời sống văn học nước nhà.
1.1.2. …đến đề tài lịch sử
Từ đề tài chiến tranh, đến truyện ngắn Dị hương viết cuối năm 2009,
Sương Nguyệt Minh đã tìm đến một đề tài mới, đó là đề tài lịch sử. Theo
chúng tôi, sự vận động này diễn ra do tác động của nhiều yếu tố khách quan
và chủ quan. Trước hết, bắt nguồn từ sự tác động của tinh thần đổi mới, nhu
cầu nhận thức lại một số vấn đề quá khứ, như ông đã nói: “Thế gian biến cải
khôn lường, đời sống xã hội thay đổi, phức tạp, đa dạng, cuộc sống luôn vận
động không ngừng nghỉ. Văn chương có chức năng phản ánh xã hội, nhà
văn không đứng ngoài xã hội mà là người luôn can dự trực tiếp vào đời
sống xã hội nên văn chương vận động, thay đổi theo thời cuộc cũng là điều
dễ hiểu” [25]. Tiếp đến là do tính dân chủ trong đời sống văn học đã khuyến
khích tinh thần sáng tạo của người nghệ sỹ. Nhà văn có thể lựa chọn mọi đề
tài, phản ánh mọi khía cạnh, không phải né tránh những vấn đề “nhạy cảm”.
Sự chuyển hướng đề tài này cũng nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức của độc
giả. Cuối cùng và quan trọng hơn cả là do chính nhu cầu trong sáng tạo nghệ
thuật của Sương Nguyệt Minh khi muốn thử sức ở một đề tài mới, bút pháp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


21
mới so với những gì trước đây ông vẫn viết. Không dễ bằng lòng với những
cái mình đã tạo dựng, nhà văn luôn luôn đổi mới cách viết, đổi mới chính
mình, vượt qua chính mình để ghi dấu ấn trong lòng độc giả. Ông cho rằng:
“Nhà văn là người sáng tạo không ngừng như dòng sông chảy liên tục chở
nặng phù sa tươi tốt bồi đắp cho bờ bãi, ruộng đồng. Dòng sông không chảy
là dòng sông lấp, sông chết. Nhà văn ngừng sáng tạo là nhà văn rơi vào
lãng quên trong lòng bạn đọc. Tự mình thỏa mãn, nhấm nháp quả ngọt của
quá khứ cũng tệ hại như viết mà lặp lại mình. Nó là sự trì trệ, ì ra, đứng lại,
không phát sinh, phát triển. Đổi mới sáng tác trước hết là khác với cái mình
đã viết, còn vượt qua những tác phẩm cũ của mình thì lại càng khó khăn,
nhọc nhằn hơn. Nó là cuộc nhà văn thi đấu maratông khắc nghiệt với chính
mình. Nhà văn luôn phải khác biệt mới không lẫn vào đám đông làng văn”
[3]. Những nguyên nhân căn bản đó đã dẫn đến sự ra đời của truyện ngắn Dị
hương vào năm 2009. Truyện ngắn về đề tài lịch sử này đã được Hội nhà văn
và bạn đọc đánh giá cao và coi đây là “bước ngoặt trong hành trình sáng tác
của Sương Nguyệt Minh”.
Văn học Việt Nam thời gian qua đã chứng kiến “sự lên ngôi” của truyện
viết về đề tài lịch sử với tên tuổi của những nhà văn như Nguyễn Huy Thiệp
(Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết), Võ Thị Hảo (Giàn thiêu), Nguyễn Xuân
Khánh (Mẫu thượng ngàn, Hồ Quý Ly), Hữu Tuân (Thiên tình sử Âu Lạc, Bản
tình ca cùng huyết thống, Giọt lệ kinh thành…) và Sương Nguyệt Minh với
truyện ngắn Dị hương… Điều này cho thấy, lịch sử là một đề tài hấp dẫn đối
với nhiều cây bút trong văn học đương đại. Tuy nhiên, đây là một đề tài khó.
Người viết phải tránh cách viết của sử gia (mô phỏng lại lịch sử như nó vốn
có); đồng thời, còn phải đặc biệt chú ý xử lí việc hư cấu, nhào nặn lịch sử theo
ý đồ chủ quan của mình để tránh sự phản cảm từ phía người đọc. Vì thế, chọn
đề tài lịch sử là một thách thức lớn. Người viết phải giải quyết hài hòa mối
quan hệ giữa văn và sử, làm cho người đọc dù đã biết về lịch sử vẫn muốn tìm

×