Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Công ty trách nhiệm hữu hạn đã là mô hình công ty độc đáo và lý tưởng của doanh nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.13 KB, 4 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Công ty trách nhiệm hữu hạn đã là mô hình công ty độc đáo và lý tưởng của doanh nhân.
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Công ty trách nhiệm hữu hạn là một mô hình công ty đối vốn, gồm ít nhất hai thành viên
góp vốn thành lập công ty, các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ của công ty
trong phạm vi phần vốn góp vào công ty.
Khi nói đến chế độ TNHH là nói đến trách nhiệm của nhà đầu tư vào doanh nghiệp đối
với các khoản nợ của doanh nghiệp. Chế độ TNHH dùng để bảo vệ nhà đầu tư mà không phải
bảo vệ doanh nghiệp, chế độ TNHH giới hạn quyền của chủ nợ doanh nghiệp chỉ với những tài
sản của chính doanh nghiệp đó, chứ không có quyền đối với những tài sản cá nhân của người
góp vốn (chủ sở hữu), giám đốc, hay những người tham gia khác như người lao động, nhà cung
ứng, hay khách hàng của doanh nghiệp.
1. Tính độc đáo của mô hình công ty TNHH
Công tyTNHH là mô hình công ty độc đáo vì đã kết hợp được những ưu điểm của chế độ
trách nhiệm hữu hạn của công ty đối vốn và ưu điểm các thành viên quen biết nhau của công ty
đối nhân. Khắc phục được những nhược điểm về quy chế quản lý phức tạp của công ty đối vốn
và việc không chia rủi ro trong công ty đối nhân.
Trong chế độ TNHH, có sự tách bạch giữa tài sản riêng của cá nhân và tài sản chung của
công ty, theo đó các thành viên của công ty góp một khoản vốn nhất định theo thoả thuận và chỉ
chịu trách nhiệm mọi khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn mà từng thành viên đóng
góp vào công ty. Vì có sự kết hợp của công ty đối nhân, các thành viên quen biết nhau nên độ
tin tưởng trong kinh doanh là tương đối lớn, công tác quản lý điều hành cũng dễ dàng hơn.
Không giống như các mô hình công ty đang tồn tại khác, công ty TNHH là mô hình công
ty duy nhất ra đời trong quá trình lập pháp, xuất phát từ nhu cầu tất yếu khách quan của hoạt
động kinh doanh. Ở Việt Nam, từ khi luật công ty năm 1990 có hiệu lực đến luật doanh nghiệp
năm 2005, chế độ TNHH cũng đã được chính thức thừa nhận để tham gia vào hoạt động kinh
doanh. Xuất phát từ luật công ty cổ phần quá phức tạp và không cần thiết áp dụng với mô hình
công ty vừa và nhỏ, có ít nhất 2 thành viên và họ là những người quen biết nhau, cùng nhau góp
vốn kinh doanh này, nên cần có các quy định thông thoáng hơn trong luật công ty cổ phần đối
với mô hình công ty vừa và nhỏ. Chính vì vậy, sự xuất hiện công ty TNHH là một nhu cầu thiết
thực của hoạt động kinh doanh mà các nhà luật đã tạo ra.


2. Tính lý tưởng của công ty TNHH
Công ty TNHH là công ty có chế độ pháp lý khá thông thoáng, là mô hình công ty lý
tưởng của công ty vừa và nhỏ
, theo luật doanh nghiệp năm 2005 thì:
Đặc điểm pháp lý của công ty TNHH theo Luật Doanh nghiệp 2005:
• Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng kí kinh doanh.
Chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt. Trước pháp luật, công ty là
pháp nhân, chủ sở hữu công ty là thể nhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở
hữu công ty.
• Công ty chịu trách nhiệm hữu hạn. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.
• Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn.
• Với bản chất là công ty đóng, việc chuyển nhượng vốn góp của thành viên công ty
TNHH bị hạn chế, các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn khi muốn chuyển nhượng vốn
góp trước hết phải ưu tiên cho các thành viên khác của công ty.
• Trên bảng hiệu hóa đơn chứng từ và các giấy tờ giao dịch khác của công ty phải ghi rõ
tên công ty kèm theo cụm từ “trách nhiệm hữu hạn”.
Công ty TNHH phải có số thành viên từ 2 trở lên, nhưng không được quá 50 người. Tuy
nhiên pháp luật các nước còn thừa nhận công ty TNHH một chủ - hình thức đặc biệt của chế
độ TNHH ( bản chất nó là doanh nghiệp tư nhân). Ở Việt Nam, mô hình công ty này gọi là
công ty TNHH một thành viên, nhưng các cá nhân không được phép thành lập loại hình công
ty này, chỉ có một số chủ thể có tư cách pháp nhân như các tổ chức chính trị xã hội, công ty cổ
phần, công ty nhà nước… mới được thành lập công ty. Công ty TNHH một thành viên là tổ
chức kinh doanh do một (cá nhân) hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu, chủ sở hữu công ty chịu
trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn
điều lệ của công ty. Công ty sẽ có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận
đăng kí kinh doanh, cũng không được quyền phát hành cổ phần ra công chúng để tăng vốn
điều lệ.
Hoạt động kinh doanh dưới hình thức công ty TNHH đem lại cho nhà đầu tư nhiều lợi ích
vượt trội như:

- Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt
động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người
góp vốn;
- Số lượng thành viên công ty không nhiều và các thành viên thường là người quen biết
và tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp. Vì ít thành
viên nên các thành viên chắc chắn phải có khả năng hiểu biết trong kinh doanh, không
chỉ là người có thể chỉ có tiềm lực kinh tế như công ty cổ phần, khắc phục được một
trong những hạn chế lớn của loại hình công ty đối nhân.
- Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm
soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ, gián điệp
thương mại vào công ty.
Chính vì những ưu điểm to lớn của công ty TNHH nên hình thức công ty này cũng có
những hạn chế nhất định như:
- Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác, bạn hàng cũng bị
ảnh hưởng, họ thường e ngại giao dịch các hợp đồng lớn vì có thể có rủi ro cao;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh
nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh;
- Công ty không có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn từ bên ngoài.
Từ đó, công ty TNHH có vai trò kinh tế rất lớn lao như:
Chế độ TNHH có thể kích thích việc thu hút vốn đầu tư, khai thông nguồn vốn dư thừa
trong xã hội để giúp doanh nghiệp kinh doanh. Người đầu tư muốn đầu tư vốn vào doanh
nghiệp nhưng không lại muốn rủi ro, nếu theo chế độ TNHH thì rủi ro sẽ được hạn chế trong
khoản vốn góp thành lập doanh nghiệp, do đó các nhà đầu tư sẽ an tâm hơn. Tài sản cá nhân
của nhà đầu tư được tách rời so với vốn đưa vào kinh doanh. Nhà đầu tư cũng không cần phải
quan tâm đến hành vi và khả năng thanh toán của các thành viên khác trong doanh nghiệp, bởi
họ không phải chịu trách nhiệm liên đới, như đối với các thành viên khác trong một hộ gia đình
hoặc trong các nhóm kinh doanh giản đơn, các doanh nghiệp không có chế độ TNHH. Nhờ vậy,
họ sẽ mạnh dạn sử dụng nguồn vốn dư thừa của mình để đầu tư vào các dự án dài hạn, tính rủi
ro cao nhưng mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho doanh nghiệp và cho xã hội.
- Nó giúp cho các doanh nghiệp làm ăn lớn, có khả năng chia rủi ro khi tách biệt các lĩnh vực

kinh doanh nhằm mục đích thu tín dụng. Chẳng hạn, thông qua hoạt động công ty tách biệt, ví
dụ như các công ty con, các dự án khác nhau, hay các ngành hàng kinh doanh khác nhau, tài
sản gắn liền với mỗi dự án có thể được thế chấp một cách thuận tiện để chỉ làm vật bảo đảm
cho các chủ nợ của dự án đó mà thôi. Các chủ nợ này thường ở vào vị thế tốt để đánh giá và
theo dõi giá trị của những tài sản này, nhưng có thể không có khả năng giám sát các dự án khác
của công ty. Điều này cũng giúp các doanh nghiệp lớn có khả năng thế chấp một phần tài sản
làm đảm bảo khi vay nợ dễ dàng hơn, từ đó giúp chủ nợ khoanh vùng khối lượng tài sản cần
theo dõi.
- Thông qua dịch chuyển rủi ro kinh doanh từ các chủ sở hữu doanh nghiệp sang những người
cho vay, TNHH đưa những người cho vay vào cương vị người giám sát các giám đốc của
doanh nghiệp, một nhiệm vụ mà họ có thể ở vào vị trí thực hiện tốt hơn so với các thành viên
khác của doanh nghiệp – đặc biệt là các cổ đông của một công ty lớn nơi mà sự sở hữu cổ phần
được phân tán rộng.
- Các ngân hàng, khi cho doanh nghiệp vay vốn phải tăng cường nghiệp vụ giám sát sử dụng
tiền vay, do vậy hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế có cơ hội được nâng cao bởi sự gia tăng của
cơ chế tự giám sát đan xen giữa các doanh nghiệp như vậy. Điều này cũng sẽ hạn chế một cách
có hiệu quả tình trạng “công ty ma”, sử dụng mô hình công ty để lừa đảo.
- TNHH làm giảm chi phí giám sát việc điều hành quản lý và giám sát các thành viên khác trong
doanh nghiệp. Nếu trách nhiệm là vô hạn, các thành viên phải dành nhiều thời gian và tiền bạc
hơn để giám sát những người điều hành doanh nghiệp vì hậu quả của việc doanh nghiệp mất
khả năng thanh toán sẽ là một thảm họa đối với các chủ sở hữu. Đồng thời, các thành viên cũng
phải giám sát các thành viên khác để đảm bảo rằng các thành viên khác không tùy ý sử dụng
một cách không công bằng tài sản của họ.
- Cùng với Tư cách pháp nhân như chúng ta đã đề cập ở trên, chế độ TNHH sẽ giúp phân tách
nợ của doanh nghiệp và nợ của thành viên doanh nghiệp, qua đó giảm chi phí thông tin nợ
trong kinh doanh.
Công ty TNHH là mô hình công ty phổ biến hiện nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Thương mại, Trường Đại học Luật Hà Nội, Chương III,
nxb CAND, 2006.

2. www.lapcongty.com.v n/ (công ty TNHH hai thành viên trở lên).
3. (công ty trách nhiệm hữu hạn).
4. (Tư cách pháp nhân và chế độ TNHH trong doanh
nghiệp).
5. www.khoinghiep.biz (phân tích về các loại hình công ty phổ biến).

×