Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Hoạt động thương mại điện tử B2C của 1 website bán lẻ lớn nhất thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.46 KB, 39 trang )

Đề tài: Tập hợp số liệu và tìm hiểu hoạt động thương mại điện tử B2C của 1
website bán lẻ lớn nhất thế giới
Đề cương:
I. Lý thuyết chung
1. Khái niệm TMĐT và bán lẻ điện tử
2. Thuận lợi và khó khăn của bán lẻ điện tử
3. Các mô hình bán lẻ điện tử
II. Giới thiệu mô hình kinh doanh của Amazon.com
1. Giới thiệu chung
2. Mô hình và hoạt động kinh doanh của amazon
3. Lợi thế và khó khăn của Amazon.com
III. Giải pháp mà Amazon đưa ra
Bài làm:
Lời mở đầu:
Theo báo cáo thương mại điện tử 2005 của UNCTAD, tốc độ tăng trưởng về số
lượng người sử dụng Internet toàn cầu là 15,1%, thấp hơn so với 2 năm trước đó
(26%). Tuy số người sử dụng Internet ngày càng tăng nhanh ở Châu Phi (56%),
Đông Nam á và SNG (74%) nhưng nhìn chung khoảng cách giữa các nước phát
triển và đang phát triển vẫn rất lớn (chỉ 1,1% người dân Châu Phi truy cập được
Internet năm 2003 so với 55,7% của dân cư Bắc Mỹ). Nhằm tận dụng triệt để tính
năng của Internet, người sử dụng không chỉ cần có kết nối mà họ còn cần kết nối
nhanh với chất lượng tốt. Trong một số ứng dụng kinh doanh điện tử, băng thông
rộng đã trở thành một điều kiện không thể thiếu. Nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ
ở các nước đang phát triển không thể truy cập Internet băng rộng, họ khó có thể
triển khai các chiến lược ICT nhằm cải thiện năng suất lao động trong những mảng
tìm kiếm và duy trì khách hàng, kho vận và quản lý hàng tồn.
Thương mại điện tử là lĩnh vực hoạt động kinh tế không còn xa lạ với nhiều quốc
gia. Người ta không còn phải mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc...cho những
giao dịch kinh tế. Việc áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh là
một xu thế tất yếu của thời đại. Internet phát triển mạnh mẽ sẽ là động lực để thúc
đẩy sự tăng trưởng buôn bán trên phạm vi toàn cầu. Các nước trên thế giới đã và


đang sẵn sàng nhập cuộc. Dự báo trong thời gian tới, thương mại điện tử sẽ đem lại
cho các doanh nghiệp một nguồn lợi nhuận khổng lồ. Bán hàng qua mạng Internet
không mất nhiều thời gian đã trở nên phổ biến giữa khách hàng và các nhà kinh
doanh trong những năm gần đây, đặc biệt là trong kỷ nguyên tới.
Cách đây 5 năm, Amazon.com ra đời trên trang Web. Tên của Công ty là hình ảnh
lý tưởng biểu tượng cho sự phát triển tương lai sán lạn. Tiếng Anh nghĩa là sự
mạnh mẽ, lôi cuốn, còn trong tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đó là con sông
hùng vĩ nhất Nam Mỹ.
Lúc đầu, Công ty chỉ chào bán sách và băng đĩa nhạc. Chỉ một tháng sau, thị
trường của Công ty đã mở rộng ra 50 bang của Mỹ và sang 45 nước khác. Các sản
phẩm cũng được mở rộng, từ sách, băng đĩa nhạc, máy tính, ôtô đến các bộ phận
nội tạng của con người. Amazon.com là một địa chỉ hết sức lôi cuốn mà ngay ngày
đầu thành lập đã trở thành địa điểm tham khảo cho bất cứ ai muốn bán sản phẩm
của mình. Tuy sự thành công của Amazon không còn là vấn đề mới mẻ với nhiều
người, nhưng rất nhiều người thậm chí còn chưa hiểu rõ về mô hình kinh doanh và
cách thức mà công ty này trở thành vị “chúa sơn lâm” và là “tượng đài” của mô
hình kinh doanh B2C. Xuất phát từ những yêu cầu đó nhóm chúng tôi đã mạnh dạn
chọn đề tài “Tìm hiểu hoạt động thương mại điện tử B2C của Amazon.com”. Nội
dung của bài thảo luận sẽ giúp người đọc hiểu rõ khái niệm, yêu cầu, lợi ích và
tầm quan trọng của thương mại điện tử nói chung và cách mà Amazon.com đã lớn
mạnh trên những sự sụp đổ của các công ty TMĐT tương tự. Trong quá trình thực
hiện, do trình độ và thời gian có hạn cùng với điều kiện thực tế là mô hình kinh
doanh của Amazon.com luôn thay đổi nên việc lấy thông tin chính xác còn nhiều
hạn chế, do đó bài thảo luận không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, nhóm
chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ, trao đổi, động viên của các
cấp, các ngành, các nhà nghiên cứu, các thày cô và những ai quan tâm đến mô hình
kinh doanh của Amazon.com để đề tài này ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Lý thuyết
chung

1. Khái niệm TMĐT và bán lẻ điện tử
a. Khái niệm TMĐT
E-commerce (Electronic commerce - thương mại điện tử) là hình thái hoạt động
thương mại bằng phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại thông
qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy
trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch. (nên còn được gọi là “thương
mại không giấy tờ”)
Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ đơn thuần bó hẹp thương mại điện tử
trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là
qua Internet và các mạng viễn thông.
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc sản
xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên
mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao
nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet".
Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình
Dương (APEC), "Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành
thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số".
Theo nghĩa rộng:
"Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các
phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng
text, âm thanh và hình ảnh".
Thương mại điện tử trong định nghĩa này gồm nhiều hành vi trong đó: hoạt động
mua bán hàng hóa; dịch vụ; giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng; chuyển
tiền điện tử; mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử; đấu giá thương mại; hợp
tác thiết kế; tài nguyên trên mạng; mua sắm công cộng; tiếp thị trực tiếp với người
tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng; đối với thương mại hàng hoá (như hàng tiêu
dùng, thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (như dịch vụ cung cấp
thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc
sức khoẻ, giáo dục) và các hoạt động mới (như siêu thị ảo)
b. Bán lẻ điện tử

Bán lẻ điện
t

(Electronic retailing hoặc e-tailing): là các hoạt động bán lẻ được
thực hiện trực tuyến, qua mạng Internet (Từ điển dictionary.com) Bán lẻ điện tử
là việc bán háng hóa và
dịch
vụ qua Internet và các kênh điện tử khác đến người
tiêu dùng cá nhân và hộ gia đình (Charles Denis, Tino Fenech, e- Retailing,
Routledge, 2004)
Định
nghĩa này bao hàm tất cả các hoạt động t
h
ươ
ng
mại, tạo nên các giao
dịch
với người tiêu dùng cuối cùng (chứ không phải khách hàng doanh
nghi

p)
.
2. Thuận lợi và khó khăn của bán lẻ điện tử
a. Thuận lợi
- Vị trí bán hàng là không quan trọng. Trong bán lẻ truyền thống, vị trí là yếu tố
quan trọng nhất. Tuy nhiên, vị trí tốt tất yếu là đi liền với chi phí bỏ ra cao. Bán lẻ
điện tử xóa nhòa yếu tố này.
- Diện tích bán hàng cũng không còn ý nghĩa
- Cấu trúc xã hội-dân số học của người mua hàng điện tử là hấp dẫn
- Tiết kiệm chi phí lương cho nhân biên bán hàng và chi phí duy trì các phương tiện

bán hàng (tuy nhiên, chi phí cho tiếp xúc khách hàng Internet, việc bao gói và phân
phối hàng hóa có thể sẽ cao hơn)
- Dễ dàng, thuận tiện trong việc tích hợp với quản trị quan hệ khách hàng (CRM) và
các hệ thống vi marketing (micro-marketing systems)
- Vấn đề trên, cộng với sự thuận tiện trong cung cấp thông tin, dẫn đến nhiều cơ hội
đối với bán hàng bổ sung (cross-selling) Cross selling.doc và bán hàng nâng cao
(Up-selling-up) Up Selling.doc
- Tiết kiệm chi phí lương cho nhân viên bán hàng và chi phí duy trì các phương tiện
bán hàng (tuy nhiên, chi phí cho tiếp xúc khách hàng Internet, việc bao gói và phân
phối hàng hóa có thể sẽ cao hơn)
b. Khó khăn
- Thường chậm triển khai bán lẻ điện tử: do thiếu hiểu biết kỹ thuật, thiếu vốn đầu
tư, thiếu các phương tiện thực hiện đơn hàng (thanh toán điện tử, logistics…).
- Liên quan đến các vấn đề pháp lý (đặc biệt là các luật thuế)
- Bán lẻ điện tử kém hiệu lực hơn so với bán trực tiếp mặt đối mặt (và nhiều khách
hàng nói “không” đối với máy tính)
- Kỹ năng của người bán hàng hình thành trong bán lẻ truyền thống tỏ ra kém tác
dụng trong bán lẻ điện tử
- Khách hàng quen với nhận thức là mua hàng trên mạng giá rẻ hơn ở các cửa hàng
truyền thống. Điều này làm hạn chế hiệu quả kinh tế và sự mở rộng của bán lẻ điện
tử.
- Vấn đề chăm sóc khách hàng trong bán lẻ điện tử cũng khó khăn hơn so với bán
lẻ truyền thống, đặc biệt trong các trường hợp thương mại qua biên giới
3. Các mô hình bán lẻ điện tử
1. Mô hình marketing trực tiếp bằng đơn đặt hàng qua thư
Theo nghĩa rộng, marketing trực tiếp là marketing được thực hiện không qua các
trung gian. Các nhà marketing trực tiếp nhận đơn đặt hàng từ khách hàng, bỏ qua
kênh phân phối bán buôn và bán lẻ truyền thống.
- Các hãng với hệ thống kinh doanh dựa trên đơn đặt hàng qua thư có lợi thế khi
chuyển sang bán hàng trực tuyến, vì họ có sẵn các hệ thống tác nghiệp xử lý thanh

toán, quản trị tồn kho và thực hiện đơn hàng tốt.
- Ví dụ điển hình thành công của mô hình này là Lands End.
2. Mô hình bán hàng trực tiếp từ các nhà sản xuất
- Người bán hàng có thể hiểu rõ thị trường của họ vì quan hệ trực tiếp với người
tiêu dùng, và người tiêu dùng nhận được nhiều thông tin về sản phẩm qua quan hệ
trực tiếp với nhà sản xuất. Hãng Dell đầu tiên sử dụng marketing trực tiếp kết hợp
với tiếp cận bán hàng qua đơn đặt hàng, cung cấp hàng hóa của họ theo yêu cầu
riêng của khách hàng..
- Các hãng ô tô trước kía chỉ phân phối ô tô qua các đại lý bán ô tô. Khi một khách
hàng mong muốn một tính năng hoặc màu sắc đặc biệt, khách hàng phải chờ đợi
nhiều tuần lễ hoặc nhiều tháng cho đến khi lô sản phẩm xuất xưởng có được chiếc
ô tô như mong đợi. Nhà sản xuất tiến hành nghiên cứu thị trường để đánh giá xem
các tính năng nào và màu sắc nào bán chạy nhất, sau đó họ sản xuất các sản phẩm
mà họ dự định bán.
3. Mô hình các nhà bán lẻ điện tử thuần túy
- Các nhà bán lẻ điện tử ảo (thuần túy) là các công ty bán hàng trực tiếp đến người
tiêu dùng qua Internet mà không duy trì kênh bán hàng vật lý.
- Amazon.com là ví dụ trước tiên cho các nhà bán lẻ điện tử thuộc loại này.
Các nhà bán lẻ điện tử ảo có lợi thế liên quan đến tổng chi phí thấp và các quá
trình kinh doanh được tổ chức hợp lý. Các nhà bán lẻ điện tử có thể thuộc loại kinh
doanh hàng hóa đa dụng hoặc hàng hóa chuyên dụng.
- Các nhà bán lẻ điện tử kinh doanh hàng hóa chuyên dụng hoạt động trong một thị
trường hẹp (ví dụ Cattoys.com). Các doanh nghiệp kinh doanh chuyên sâu như vậy
không thể tồn tại trong thế giới vật lý vì họ không có đủ khách hàng
4. Mô hình các nhà bán lẻ điện tử hỗn hợp
Một hãng đồng thời vận hành cả các cửa hàng vật thể, cả các site bán lẻ trực tuyến
được gọi là nhà bán hàng hỗn hợp “click and mortar” trên mô hình kinh doanh đa
kênh.
Ví dụ: các cửa hàng bách hóa của Macys (Macys.com) hoặc Sears (Sears.com),
các cửa hàng hạ giá của Wal-Mart (waltmart.com).

5. Mô hình bán lẻ trên phố trực tuyến
Phố trực tuyến bao gồm hai loại: Danh mục tham khảo và Phố bán hàng với các
dịch vụ chia sẻ.
- Danh mục tham khảo. Loại phố này về cơ bản là một danh mục được tổ chức
theo sản phẩm. Các tờ catalog hoặc quảng cáo biểu ngữ (banner ads) trên site
quảng cáo các sản phẩm hoặc cửa hàng. Khi người dùng mạng kích chuột vào một
sản phẩm hoặc một cửa hàng cụ thể, họ được dẫn đến cửa hàng của người bán, nơi
mà họ sẽ thực hiện các giao dịch.
- Phố bán hàng với các dịch vụ chia sẻ. Trên các phố với các dịch vụ chia sẻ,
người tiêu dùng có thể tìm thấy các sản phẩm, đặt mua, thanh toán và thỏa thuận
vận chuyển. Phố chủ có thể cung cấp các dịch vụ này, nhưng thông thường các
dịch vụ được các cửa hàng độc lập thực hiện. Chủ các cửa hàng trả tiền thuê hoặc
phí giao dịch cho chủ website. Choicemall.com là một ví dụ thuộc loại này.
6. Các mô hình B2C khác
Một số mô hình khác được sử dụng trong TMĐT B2C. Một số mô hình sử dụng
trong B2C đồng thời cũng được sử dụng trong TMĐT B2B, B2B2C, G2B và các
loại hình TMĐT khác.
Giới thiệu mô hình kinh doanh của Amazon.com
1. Giới thiệu chung
a. Giới thiệu một vài nét về công ty
Tên niêm yết trên sàn NASDAQ: AMZN
Năm hình thành 1994
Trụ sở chính Seattle, Washington - USA
Địa điểm kinh doanh Khắp nơi trên thế giới
Người đứng đầu
Jeffrey P.Bezos
(Giám đốc điều hành, chủ tịch hội
đồng quản trị)
Ngành kinh doanh Bán lẻ
Sản phẩm

Amazon.com, A9.com, Alexa
Internet, IMDb, Amazon Kindle,
Amazon Web Services
Doanh thu 34.204 tỉ USD (2010)
Thu nhập từ hoạt động kinh doanh 1.406 tỉ USD (2010)
Thu nhập sau thuế 1152 tỉ USD (2010)
Số lượng công nhân 20500 (2008)
Website Amazon.com
Cách thức kinh doanh Video và trang web
Các ngôn ngữ Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức, Nhật
Khởi nghiệp 1995
Amazon.com Inc (mã niêm yết trên sàn NASDAQ: AMZN) là một công ty thương
mại điện tử của Mỹ đặt tại Seattle, bang Washington. Đây là hệ thống bán lẻ lớn
nhất của Mĩ với doanh thu bán hàng qua Interet gần gấp ba lần. Amazon là công ty
kinh doanh đa ngành, đa nghề như sách, dịch vụ mua bán nhạc, phần mềm tin học,
trang trí nội thất, game…Quảng cáo của Amazon đập vào mắt ta bất cứ khi nào ta
click vào Internet. Các chuyên gia gọi Amazon.com là một trong những công ty có
tiềm năng và triển vọng bậc nhất hiện nay. Với doanh thu hàng tỷ đô la/năm trong
vòng 4 năm hình thành và phát triển, rõ ràng siêu thị bán lẻ qua mạng này là một
trong những người khổng lồ của thế giới thương mại điện tử
Khi biết tốc độ phát triển của Internet là 2300%/năm vào những năm đầu thập kỷ
90, mặc dù không có kinh nghiệm về bán hàng cũng như không nhiều hiểu biết về
Internet nhưng Jeff Bezos – sau này là người sáng lập đồng thời là tổng giám đốc
điều hành của Amazon - đã sớm nhìn thấy tương lai của việc bán hàng qua mạng.
Tháng 7/1995, công ty chuyên bán sách qua mạng mang tên con sông hùng vĩ nhất
Nam Mỹ ra đời với mục tiêu sử dụng Internet để chuyển hoạt động mua sách sang
một hình thức nhanh nhất, dễ dàng nhất và đem lại nhiều ích lợi nhất có thể. Dù
lượng khách hàng và lượng sản phẩm bán ra tăng lên đáng kể trong những ngày
đầu kinh doanh thương mại điện tử, Amazon vẫn duy trì những cam kết ban đầu là
luôn cung cấp cho khách hàng sự thoả mãn tối đa. Amazon.com là nơi để mọi

người đến tìm mua bất cứ thứ gì một cách trực tuyến. Hàng triệu người ở trên khắp
220 quốc gia đã đánh giá Amazon là website bán lẻ hàng đầu. Sản phẩm mà
Amazon cung cấp bao gồm thiếp điện tử miễn phí, đấu giá trực tuyến, hàng triệu
đầu sách, đĩa CD, phim ảnh, đĩa DVD, đồ chơi và trò chơi, đồ điện tử, đồ làm bếp,
máy tính và nhiều sản phẩm khác.
Ban đầu, Amazon.com là trang web bán lẻ riêng mặt hàng sách, sau một thời gian
hoạt động, hãng này cung cấp thêm tới khách hàng nhiều sản phẩm khác
(Amazon phát triển qua thời kỳ 1995-1999)
Thời gian Sự kiện
7/1995 Amazon bắt đầu kinh doanh sách trực tuyến
15-5-1997 Amazon cổ phần hoá công ty
3/1998 Amazon.com Kids ra đời, cung cấp sách cho thiếu nhi
11/6/1998 Amazon kinh doanh thêm mặt hàng đĩa CD
4/8/1998 Amazon mua lại tập đoàn Junglee Corp. và PlanetAll
16/11/1998 Amazon mở cửa hàng ảo bán phim ảnh và quà tặng
29/3/1999 Amazon mở trang đấu giá cạnh tranh với eBay
7/1999 Amazon mở cửa hàng ảo bán đồ chơi và đồ điện tử
29/9/1999 Amazon khai trương chợ điện tử zShop.com
6/2001 Amazon đã khai trương dịch vụ đăng ký phần mềm trên
website của hãng.
Amazon bán máy tính trên mạng
11/2002 Amazon mở cửa hàng quần áo trên mạng
2003 Amazon bán sách trực tuyến theo trang Amazon Page
14/4/2004 Amazon tung ra dịch vụ tìm kiếm ( A9.com )
2 / 2005 Amazon đã giới thiệu dịch vụ mới cho phép gửi hàng hoá
mà khách hàng đặt mua tới bất cứ đâu với mức chi phí cố
định là 79 USD/năm
8/2007 Amazon khai trương hệ thống thanh toán trực tuyến.
9/2007 Amazon khai trương dịch vụ bán nhạc trực tuyến
AmazonMP3 nhằm cạnh trang với Apple iTunes.

12/2007 Amazon bắt tay Warner kinh doanh nhạc số phi DRM.
2008 Amazon bắt đầu bán nhạc "không DRM" ra toàn cầu.
4/2008 Amazon khai trương dịch vụ shopping bằng... tin nhắn
Ngày 15/9/2008 trang web IMDb.com của Amazon bắt đầu cho phép
người dùng xem phim và chương trình truyền hình mà
không thu bất kỳ khoản phí nào..
b. Thành tựu đạt được
(Bảng doanh thu của amazon từ 2006-2010)
(Đơn vị: triệu USD)
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Doanh thu thuần
10.711
14.835 19.166 24.509 34.204
Lợi nhuận sau thuế
1.152
902 645 476 190
EPS
2.58
2.08 1.52 1.15 0.46
Tổng tài sản
18.797
13.813 8.314 6.485 4.363
Sức mạnh lớn nhất của Amazon.com có lẽ nằm ở việc đây là hãng đầu tiên bán lẻ
sách trên mạng Internet với dịch vụ hết sức ấn tượng (bao gồm cả dịch vụ mới như
“1-Click” shopping (mua hàng chỉ cần một lần nhấp chuột)) và lượng đầu sách
khổng lồ. Luôn luôn cải tiến dịch vụ, tính đến 23/10/2003, Amazon.com có trên
120.000 cuốn sách có mặt trong catalogue tìm kiếm nội dung toàn phần (full-text
searching).
Tháng 10/2003, Amazon đưa ra ứng dụng tìm kiếm nội dung trong sách “Search
Inside the book”, cho phép người mua tìm kiếm bằng những cụm từ chứa trong 33

triệu trang sách của 120.000 cuốn sách thay vì tìm bằng tựa đề hoặc tên tác giả như
trước đây. Chỉ trong 1 tuần sau, doanh thu bán hàng của những cuốn sách đó tăng
9% so với những cuốn sách không nằm trong danh mục tìm kiếm nêu trên.
Amazon.com đang có một vị thế đủ vững chắc để duy trì danh hiệu nhà vô địch về
kinh doanh trên Internet mà gần như không có đối thủ xứng tầm.
Ngày công ty Amazon.com ra đời năm 1995, ông chủ Jeff Bezos và nhân viên đã
thức đêm thức hôm để đóng gói sách trong một nhà kho khiếm tốn nhằm tranh thủ
giao kịp yêu cầu của số đơn hàng tăng vọt. Hiện nay, người đàn ông được coi là
ông vua của thương mại điện tử này đang điều hành một tổ hợp toàn cầu buôn bán
đủ thứ từ vỏ đàn banjo cho đến sườn lợn con.
Khi khởi nghiệp, Amazon.com không có kế hoạch bán nhiều thứ mà chỉ tập trung
vào mặt hàng sách. Nhưng kể từ khi dịch vụ đi vào hoạt động, việc buôn bán tăng
tốc nhanh hơn nhiều so với những gì mà người ta dự báo, trước khi nhu cầu của
khách hàng đòi hỏi phải mở rộng thêm mặt hàng.
Amazon bắt đầu mở rộng kinh doanh ra ngoài lĩnh vực sách vào năm 1998 khi bổ
sung thêm dịch vụ mua bán nhạc và DVD. Một năm sau đó họ mở rộng thêm hàng
điện tử, đồ chơi, game, hàng trang trí nội thất, phần mềm tin học. Hiện nay, hãng
cung cấp 31 chủng loại hàng tại 7 nước. Doanh số bán ở nước ngoài chiếm hơn 1/2
doanh thu năm ngoái của Amazon và ông chủ Bezos quyết tâm tiếp tục bành
trướng biên giới “vương quốc” của mình ở hải ngoại.
Hiện nay, Amazon có gần 49 triệu “thượng đế’ thường xuyên mua hàng. Mùa lễ
cuối năm ngoái, doanh số bán các mặt hàng điện tử đã lần đầu tiên vượt qua sách
kể từ khi công ty đi vào hoạt động. Với doanh số 6,92 tỷ USD năm 2004, Amazon
đứng ở vị trí số 1 trong danh sách 400 hãng bán lẻ trực tuyến lớn nhất do tạp chí
Internet Retailer thống kê hàng năm (hãng chế tạo máy tính Dell chỉ đạt doanh số
trực tuyến 3,25 tỷ USD). Cũng năm 2004, mạng mua bán đấu giá eBay ghi nhận số
giao dịch của khách hàng là 34,2 tỷ USD nhưng không được liệt vào danh sách nói
trên vì eBay không phải là một công ty bán lẻ mà chỉ là một chợ giao dịch tự do.
Dù hiện nay có sự xuất hiện của một số dịch vụ cung cấp hàng giá rẻ qua mạng
mới như Shopping.com hay Shopzilla.com nhưng các công ty này không thể bì

được với uy tín về giá và chất lượng giao hàng mà Amazon đã 10 năm xây dựng.
“Khách hàng biết họ nhận được gì khi giao dịch với Amazon và vì thế họ vẫn mua
nhiều ở đây”, nhà phân tích Scott Devitt của hãng Legg Mason Wood Walker nhận
xét. “Ngay cả các hãng bán lẻ phi trực tuyến cũng còn khối việc phải làm mới có
thể bắt kịp Amazon”.
c. Sản phẩm kinh doanh
Amazon đã mở các nhánh bán lẻ đĩa nhạc, băng Video và đĩa DVD, phần mềm,
điện tử tiêu dùng, đồ nhà bếp, dụng cụ, thiết bị làm cỏ, làm vườn, đồ chơi trò chơi,
đồ trẻ em, quần áo, đồ thể thao, thực phẩm, trang sức, đồng hồ, thiết bị chăm sóc
cá nhân và y tế, sản phẩm làm đẹp, nhạc cụ, vải vóc, rau quả, nguyên liệu công
nghiệp và khoa học…
Đầu tháng 8/2005, Amazon bắt đầu bán sản phẩm dưới nhãn hiệu riêng: “Pinzon”.
Những ứng dụng thương hiệu mở đầu gợi ra cho công ty ý tưởng tập trung vào dệt
may, dụng cụ nhà bếp và những khóa gia đình khác. Vào tháng 3- 2007, công ty áp
dụng mở rộng thương hiệu,để bao quát và đa dạng danh mục hàng hóa. Để đăng ký
thiết kế mới có từ PINZON viết cách điệu và chữ O ở vị trí kim đồng hồ chỉ một
giờ. Danh mục các sản phẩm đăng ký dưới thương hiệu đã phát triển ra bao gồm cả
những loại như: sơn, thảm, giấy dán tường, làm tóc, vải,footware, dụng cụ làm đẹp,
trang sức.
Vào 16/5/2007, Amazon công bố dự định triển khai cửa hàng âm nhạc trực tuyến.
Cửa hàng bắt đầu tại Mỹ vào 25/9/2007, kinh doanh việc tải nhạc MP3 không quản
lý quyền kỹ thuật số (DRM). Điều này rất đáng lưu ý bởi vì nó là dịch vụ bán
online dầu tiên, nhạc DRM miễn phí từ cả bốn công ty thu âm.
Vào tháng 8/2007, Amazon công bố Amazon Fresh- dịch vụ thực phẩm bán các
loại thực phẩm tươi sống và ăn sẵn. Đơn hàng của khách có thể được phân phát
hoặc gửi hàng đến tận nhà vào sáng sớm.
Năm 2008 Amazon mở rộng thêm lĩnh vực sản xuất phim và gần đây đang đầu tư
cho phim “The stolen Child” hợp tác với hãng 20
th
Century Fox.

d. Website
Tên miền amazon.com thu hút ít nhất 615 triệu lượt người ghé thăm hàng
năm theo nghiên cứu của Compete.com. Con số này gấp hai lần của Walmart.com
Amazon cho phép người sử dụng đăng tải bài bình luận trên trang web của mỗi sản
phẩm. Theo như website compete.com - một web đo lường khán giả trên Internet,
Amazon đã thu hút khoảng 50 triệu người tiêu dùng Mỹ vào website của nó mỗi
tháng.
2. Mô hình và hoạt động kinh doanh của Amazon.com
a. Mô hình cửa hàng ảo.
Amazon.com là một điển hình cho sự ra đời và phát triển của mô hình cửa hàng
ảo.Đây là website bán lẻ trên mạng lớn nhất thế giới, Amazon.com là nơi để mọi
người đến tìm mua bất cứ thứ gì một cách trực tuyến. Hàng triệu người ở trên khắp
220 quốc gia đã đánh giá Amazon là website bán lẻ hàng đầu. Sản phẩm mà
Amazon cung cấp bao gồm thiếp điện tử miễn phí, đấu giá trực tuyến, hàng triệu
đầu sách, đĩa CD, phim ảnh, đĩa DVD, đồ chơi và trò chơi, đồ điện tử, đồ làm bếp,
máy tính và nhiều sản phẩm khác. Ngoài ra, Amazon còn nhận mua sách cũ giúp
khách hàng tiết kiệm được rất nhiều, Amazon hỗ trợ tìm kiếm cực nhanh, có mục
nhận xét đánh giá sách…
Cách đây 5 năm, Amazon.com ra đời trên trang Web, lúc Jeffrey Preston Bezos
tròn 30 tuổi. Tên của Công ty là hình ảnh lý tưởng biểu tượng cho sự phát triển

×