Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Chuyển giá tại các tập đoàn kinh tế nước ngoài tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.27 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Khi các quan hệ kinh tế được thiết lập đa dạng, có sự liên kết, phối hợp giữa các
chủ thể kinh doanh, thì việc xác định lợi ích kinh tế đã vượt ra ngoài phạm vi của một chủ
thể riêng lẻ, mà được tính trong lợi ích chung của cả tập đoàn hay nhóm liên kết. Với môi
trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, câu hỏi làm sao để lợi ích tổng thể đạt tối ưu luôn
được đặt ra với các chủ thể kinh doanh. Chuyển giá được xem là một lời giải cho bài toán
lợi ích mà ở đó nhà đầu tư không cần thêm vốn hay mở rộng sản xuất. Đơn giản vì phương
cách này giúp họ giảm tổng nghĩa vụ thuế. Từ đó lợi nhuận sau thuế sẽ gia tăng.
Trong hoạt động kinh doanh quốc tế, sản phẩm của doanh nghiệp không chỉ để bán
cho các khách hàng độc lập mà còn được chuyển giao cho các công ty con hoặc các công
ty liên doanh mà doanh nghiệp có một phần sở hữu, gọi là SP chuyển giao nội bộ. Việc
định giá những SP này được gọi là định giá chuyển giao nội bộ (Transfer Prices). Về lý
thuyết, việc định giá chuyển giao nội bộ quốc tế cũng giống như việc định giá chuyển giao
nội bộ trong nước. Tuy nhiên, kỹ thuật định giá chuyển giao quốc tế phức tạp hơn nhiều so
với trong nước do quá trình ra quyết định chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố quan trọng và
khó xác định.
Tuy nhiên vấn đề chuyển giá ở Việt Nam còn hết sức mới mẻ. Trong xu thế mở
rộng cửa chào đón các tập đoàn kinh tế quốc tế, phát huy nội lực với các tổng công ty và
các công ty liên kết thì chuyển giá sẽ là công cụ dễ được các chủ thể kinh doanh sử dụng
nhằm thay đổi những nghĩa vụ thuế phải thực hiện với nhà nước. Sự mới mẻ và chứa đựng
những hấp dẫn về lợi ích kinh tế của chuyển giá là điều được các nhà quản lý lưu tâm,
được các chủ thể kinh doanh, người hoạch định chiến lược tài chính của doanh nghiệp lên
chương trình hành động cho mình.
2
PHẦN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
I. Chuyển giá và các vấn đề về chuyển giá tại các tập đoàn kinh tế nước
ngoài tại Việt Nam :
1. Lý thuyết về chuyển giá :
Chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ
và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn qua biên giới không theo


giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế của các công ty đa quốc gia (Multi Nations
Company) trên toàn cầu.
Chuyển giá là một khái niệm kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các
công ty đầu tư nước ngoài, công ty xuyên quốc gia (đa quốc gia).Từ khi có đầu tư nước
ngoài tại VN, tình trạng chuyển giá thường xuyên xảy ra và ngày càng tinh vi, khởi đầu nó
vượt ra khỏi tầm kiểm soát của các nhà quản lý ( Nhà nước và doanh nghiệp hợp tác , liên
doanh), nhưng rồi ngày càng bế tắc và hiện nay cũng chưa có biện pháp nào sáng sủa để
quản lý được việc chuyển giá.
Khi nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài chúng ta có hai vấn đề cần bàn tới đó là vốn
FDI và mặt trái đó là sự thất thu thuế do hiện tượng chuyển giá gây ra. Trong những năm
đầu thời kỳ hội nhập nguồn vốn FDI đã cải thiện rất nhiều cho GDP quốc dân, khoa học kỹ
thuật… Bên cạnh đó do các văn bản quy định về giá chuyển giao tại Việt Nam chưa hoàn
thiện nên dẫn tới một số hình thức đẩy lỗ sang công ty con tại nước sở tại gây thất thoát
nguồn thu thuế, về bản chất kinh tế thì chuyển giá gây thiệt hại cho nền kinh tế chúng ta,
đó là một sự gian lận trong hoạt động sản xuất kinh doanh, không sòng phẳng, làm thất
thoát thu nhập quốc dân và đương nhiên thất thoát tài sản doanh nghiệp trong nước, tài
chính quốc gia. Tuy nhiên, đánh giá trên phương diện khách quan thì nguồn vốn FDI mang
lại nhiều lợi ích hơn nhưng không phải thế mà việc đặt ra các quy định mới về chuyển giá
bị xem nhẹ. Việc làm này một phần làm nâng cao công tác quản lý thuế của quốc gia và
chấn chỉnh hoạt động tài chính của các tập đoàn kinh tế.
3
Hiểu theo nghĩa cụ thể thì chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh
thực hiện nhằm thay đổi giá trị thực của hàng hóa khi trao đổi, dịch vụ trong quan hệ với
các bên liên kết. Hành vi ấy có đối tượng tác động chính là giá cả. Sở dĩ giá cả có thể xác
định lại trong những giao dịch như thế xuất phát từ ba nguyên nhân sau:
- Xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh, các chủ thể hoàn toàn có
quyền quyết định giá cả của một giao dịch. Do đó họ hoàn toàn có quyền mua
hay bán hàng hóa, dịch vụ với giá họ mong muốn.
- Các mối quan hệ gắn bó chung về lợi ích giữa nhóm liên kết nên sự khác biệt
về giá giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể kinh doanh có cùng lợi ích

không làm thay đổi lợi ích toàn cục.
- Việc quyết định chính sách giá giao dịch giữa các thành viên trong nhóm liên
kết không thay đổi tổng lợi ích chung nhưng có thể làm thay đổi tổng nghĩa vụ
thuế của họ. Thông qua việc định giá, nghĩa vụ thuế được chuyển từ nơi bị điều
tiết cao sang nơi bị điều tiết thấp hơn và ngược lại. Tồn tại sự khác nhau về
chính sách thuế của các quốc gia là điều không tránh khỏi do chính sách kinh tế
- xã hội của họ không thể đồng nhất, cũng như sự hiện hữu của các quy định
ưu đãi thuế là điều tất yếu. Chênh lệch mức độ điều tiết thuế vì thế hoàn toàn
có thể xảy ra.
Hành vi chuyển giá được thể hiện thông qua các chủ thể kinh doanh thực hiện bằng
cách thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên kết nhằm tối
thiểu hóa tổng số thuế phải nộp của các đối tác liên kết. Các đối tác liên kết ở đây có thể là:
Các công ty thành viên trong một công ty đa quốc gia; Các công ty hoặc đơn vị thành viên
trong một tổng công ty, công ty; Các công ty độc lập mà chủ sở hữu của chúng có mối
quan hệ đặc biệt, thường là mối quan hệ thân nhân.
2. Cơ sở và động cơ chính của hành vi chuyển giá :
Cơ sở cho việc chuyển giá xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh, các
chủ thể hoàn toàn có quyền quyết định giá cả của một giao dịch kinh tế. Do vậy, họ hoàn
toàn có quyền mua hay bán hàng hóa, dịch vụ với giá họ mong muốn. Quyền này được
pháp luật về kinh doanh của mọi quốc gia thừa nhận, nó chỉ bị hạn chế bởi các quy định
4
pháp luật có liên quan, chẳng hạn như pháp luật về cạnh tranh, về thương mại hoặc chính
bởi những điều luật về định giá chuyển giao.
Động cơ chính của hành vi chuyển giá là lợi nhuận của hoạt động kinh doanh. Xét
trên phương diện tổng thể, việc xác định giá giao dịch giữa các thành viên của các bên liên
kết không thay đổi tổng lợi ích chung nhưng có thể làm thay đổi tổng nghĩa vụ thuế của họ.
Thông qua việc định giá, nghĩa vụ thuế được chuyển từ nơi bị điều tiết cao sang nơi bị điều
tiết thấp hơn và ngược lại. Chẳng hạn như, công ty B và C đều là công ty con của tập đoàn
A. Công ty B áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 25%. Công ty C kinh
doanh ở địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn nên được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập

doanh nghiệp 10%. Khi B cung cấp vật tư cho C với giá thấp hơn giá thị trường giao dịch
sòng phẳng thì làm cho lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp của B giảm đi, còn lợi
nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp của C tăng lên tương ứng. Phần lợi nhuận tăng lên
ở công ty C chỉ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 10%. Nếu bán đúng giá
thị trường thì phần lợi nhuận này nằm ở công ty B và phải chịu thuế suất 25%. Như vậy,
nếu xét riêng biệt thì công ty B thiệt, còn công ty C được lợi. Nhưng xét tổng thể thì tổng
thuế phải nộp của cả hai công ty đã giảm đi. Xác lập giá là quyền tự do định đoạt của các
bên tham gia trong giao dịch. Nhà nước không thể can thiệp trừ khi giá được định ra ảnh
hưởng đến quyền và lợi ích của các chủ thể khác trong xã hội. Thuật ngữ “chuyển giá” là
phù hợp cho một quan hệ mang tính tiêu cực như vậy. Vấn đề điều chỉnh pháp luật cũng
nên tiếp cận ở góc độ “Kiểm soát chuyển giá”, cho phép chúng ta thiết lập một cơ chế sẵn
sàng cho việc kiểm tra, phát hiện và xử lý nếu hành vi chuyển giá gây ra thiệt hại.
II. Thực trạng chuyển giá tại Việt Nam
Tại Việt Nam chuyển giá là một vấn đề không còn mới mặc dù vậy chuyển giá vẫn
luôn là vấn đề nan giải đặt ra cho các đơn vị quản lý tài chính Nhà nước. Hiện nay, chuyển
giá tại các doanh nghiệp nước ngoài có phần tinh vi, phức tạp và biến đổi biến thể dựa theo
các căn cứ quy định chuyển giá. Theo số liệu thống kê của Chi cục thuế TP HCM 7 tháng
đầu năm nay hơn 1300 doanh nghiệp FDI đã xác định có lãi sau nhiều năm báo cáo kết
quả kinh doanh lỗ, kết quả báo lỗ này còn biểu hiện ở hầu hết các Khu công nghiệp có DN
5
nước ngoài nhiều tại Đồng Nai và Bình Phước, câu chuyện không còn dừng lại tại một số
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà một số doanh nghiệp trong nước cũng có biểu
hiện tương tự.
Điển hình là trường hợp xử phạt các DN FDI sản xuất, kinh doanh chè ở Lâm
Đồng. Bằng việc thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ về kiểm tra thuế, Chi Cục Thuế
Lâm Đồng nhận thấy, giá thành nguyên liệu chính của một kg chè Ô Long là 175.000
đồng. Trong khi đó, các DN FDI XK loại chè này sang Singapore chỉ là 64.580 đồng/kg.
Kết quả kiểm tra tại trụ sở các DN FDI này đã đi đến kết luận về hành vi chuyển giá của
DN.
Hoạt động thanh tra và kiểm toán đối với việc tính giá chuyển giao để tìm ra dấu

hiệu vi phạm của DN FDI cũng được thực hiện ngày càng nhiều hơn trong thời gian gần
đây. Số lượng các cuộc thanh tra và phát hiện vi phạm qua thanh tra cũng tăng thêm. Tuy
nhiên, việc này mới chỉ dừng lại ở một số tỉnh, thành phố lớn có vốn FDI nhiều như
TP.HCM, Đồng Nai, Lâm Đồng… chưa thực hiện ở các địa phương khác.
1. Một số những hình thức chuyển giá tại Việt Nam như :
1.1. Tăng chi phí quảng cáo và marketing :
Lấy đơn cử như một công ty A theo báo cáo tài chính năm 2009 của công ty này cho
thấy doanh thu từ hàng hóa dịch vụ hơn 1.752 tỷ đồng, trong đó chi phí sản xuất kinh
doanh 1.562 tỷ đồng, lợi nhuận đạt được là 190 tỷ kết quả lãi. Tuy nhiên, phần doanh thu
được giảm trừ cho hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, chiết khấu cho đại lý, nhà phân
phối... là 171,3 tỷ đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí khác dẫn đến lợi nhuận thuần “âm”
72 tỉ đồng, lỗ lũy kế của DN này còn hơn 33,6 tỷ đồng.
Theo đó doanh nghiệp này đã lợi dụng chính sách ưu đãi của VN cho giảm trừ
phần chi phí cho hoạt động quảng cáo, khuyến mãi nên đã tìm mọi cách kê khai cả phần
chi phí làm thương hiệu của tập đoàn mẹ. Trong đó có cả chi phí quảng cáo lẽ ra công ty
mẹ phải chịu nhưng họ đã biến hóa cho công ty ở VN gánh bớt.
1.2. Giá bán thấp hơn so với chi phí
6

×