Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Ôn thi HSG môn Sinh 10 và 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.71 KB, 13 trang )

Ôn thi HSG môn Sinh
10 và 11
Câu 1 :
Virut có phải là một cơ thể sinh vật không? Giải thích.
Trình bày sự nhân lên và chiều hướng phát triển của virut
trong một quần thể vi khuẩn.
Câu 2:
Cho rằng quá trình làm sữa chua theo sơ đồ sau: A B +
năng lượng ( ít ).
a) Hãy xác định chất A, chất B?
b) Vì sao khi làm sữa chua, sữa đang ở dạng lỏng chuyển sang
trạng thái sền sệt?
c) Vì sao sữa chua là thực phẩm bổ dưỡng?
Câu 3:
a) Tế bào sinh vật nhân sơ có kích thước nhỏ thì có ưu thế gì?
b) Hàng ngày chúng ta rửa tay bằng xà phòng. Vậy xà phòng có
phải là chất có tác dụng diệt khuẩn không? Hãy phân tích lợi ích
của việc rửa tay bằng xà phòng?
Câu 4:
Nêu ví dụ về lợi ích và tác hại của các vi sinh vật có hoạt tính
phân giải tinh bột và prôtêin.
Cơ sở khoa học của việc chế biến rác thải nông nghiệp thành
phân bón nhờ quá trình phân giải của vi sinh vật.
Câu 5:
a. Trình bày quá trình xâm nhiễm và nhân lên của HIV ở tế
bào limphô T của người theo các yêu cầu của bảng sau:
Các giai đoạn Những diễn biến cơ bản
1. Hấp phụ
2. Xâm nhập
3. Sinh tổng hợp
4. Lắp ráp


5. Phóng thích
b) HIV có thể lây nhiễm từ người này sang người khác theo
những con đường nào? Các biện pháp phòng tránh AIDS ?
Câu 6:
Phân biệt các kiểu dinh dưỡng của VSV dựa vào nguồn năng
lượng và nguồn cacbon chủ yếu. Viết phương trình phản ứng
minh họa(nếu có)
Câu 7.
Hãy kể một số enzym vi sinh vật được dùng phổ biến trong
đời sống và trong công nghiệp.
Câu 8.
Các vi sinh vật thường gặp trong đời sống hằng ngày thuộc
nhóm dinh dưỡng nào? Tại sao?
Câu 9: Trong nuôi cấy không liên tục vi sinh vật có trường hợp
xảy ra hiện tượng sinh trưởng kép. Cho biết đặc điểm của hiện
tượng này?
Câu 10: Hoá tự dưỡng là gì? Viết phương trình tổng quát?. Kể tên
một số hóa tự dưỡng?
Câu 11. Vi khuẩn có những đặc điểm cơ bản nào mà người ta
đã sử dụng rộng rãi chúng trong các nghiên cứu di truyền học
hiện đại.)
Câu 12. Tìm nội dung phù hợp điền vào Ô trống hoàn chỉnh
bảng : Diễn biến của các pha sinh trưởng ở vi sinh vật
STT Tên các pha Diễn biến các pha
1 Pha tiềm
phát

2 Pha lũy thừa
3 Pha cân
bằng


4 Pha suy
vong

Câu 13.
Trình bày đặc điển các pha sinh trưởng của vi khuẩn trong
môi trường nuôi cấy không liên tục. Nguyên nhân dẫn đến pha cân
bằng và pha suy vong
Câu 14 :
a.Sự sinh trưởng ở vi sinh vật khác với sự sinh trưởng của cơ thể
đa bào như thế nào?
b.Hãy giải thích vì sao vi khuẩn có cấu trúc đơn giản nhưng lại có
tốc độ sinh trưởng và sinh sản rất cao.
Câu15:
Nội bào tử là gì? Đây có phải là hình thức sinh sản của vi khuẩn
không? Vì sao? Nêu một số phương pháp tiêu diệt bào tử vi khuẩn
bằng nhiệt ?
Câu 16:
Phân biệt 3 kiểu chuyển hoá vật chất ở vi sinh vật: lên men, hô
hấp hiếu khí, hô hấp kị khí (chất cho e
-
, chất nhận e
-
cuối cùng,
năng lượng, vsv thực hiện) với nguyên liệu là cacbohidrat (gluco).
Câu 17. Hãy trình bày các điểm chung của vi sinh vật.?
Câu 18: Phân biệt nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục?
Câu 19: Thuốc kháng sinh tác động đến các vi khuẩn như thế nào?
Câu 20.
1. Trình bày các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật: kể tên, nguồn năng

lượng, nguồn cacbon chủ yếu và đại diện điển hình.
2. Hãy chỉ ra chỗ sai trong các câu sau đây:
a. Vi sinh vật chia làm ba nhóm chính: virut, vi khuẩn và nấm.
b. Căn cứ vào cấu trúc thành tế bào, có thể chia vi khuẩn thành hai
nhóm lớn là vi khuẩn kị khí và vi khuẩn hiếu khí.
c. Vi khuẩn sinh sản bằng bào tử và phân đôi.
d. Vi sinh vật có loại nhỏ như virut, vi khuẩn; có loại lớn như nấm
rơm, nấm mỡ.
3. Một học sinh đã viết hai quá trình lên men kị khí như sau:
(1) C12H22O11 > CH3CHOHCOOH
(2) CH3CH2OH + O2 > CH3COOH + H2O + Q
a. Hãy chỉ ra chỗ nhầm lẫn của bạn.
b. Giải thích hai quá trình bạn đã viết về nguyên liệu, chất tạo
thành và vi sinh vật thực hiện.
Câu 21
- E.coli là một loại vi khuẩn có thể sinh trưởng tốt trong môi
trường chỉ có chứa đường đơn Glucôzơ nhưng khi chuyển vi khuẩn
này sang môi trường khác chỉ chứa đường đôi Lactôzơ thì vi khuẩn
này vẫn phát triển bình thường. Hãy giải thích hiện tượng trên?
- Antiretroviral(ARV) – thuốc kháng virut sao chép ngược là
những thuốc được sử dụng để làm giảm tối đa và ngăn chặn lâu dài
sự nhân lên của HIV( virut gây suy giảm miễn dịch ở người), từ đó
giúp người bệnh phục hồi khả năng miễn dịch và kéo dài tuổi thọ.
Bằng kiến thức đã học em hãy giải thích cơ chế tác động của loại
thuốc này?



ĐÁP ÁN PHẦN VSV
CÂU 1:

- Virut không phải là một cơ thể sống, giải thích:
- Các giai đoạn nhân lên của virut:
+ Hấp phụ
+ xâm nhập
+ sinh tổng hợp
+ Lắp ráp
+ Phóng thích
* Vẽ sơ đồ minh họa
* Hướng dẫn: Nếu có vẽ sơ đồ minh họa của phagơ mà 5 giai đoạn
còn có thiếu sót vẫn cho trọn điểm
- Chiều hướng phát triển của virut :
+ Ở nhiều tế bào, virut phát triển làm tan tế bào:
virut độc.
+ Ở một số tế bào khác: virut ôn hòa. Khi có
tác động bên ngoài như tia tử ngoại thì virut ôn hòa có thể biến
thành virut độc.
Câu 2: 1,5 điểm.
a) - Chất A:
Glucôzơ.

- chất B : Axit
Lactic.
b) Khi có Axit Lactic hình thành, pH của dung dịch sữa giảm,
cazêin kết tủa.
c) - Có các chất dễ đồng hóa như a. Lactic, VTM, nhân tố sinh
trưởng do VK lactic đồng hình sinh ra khi lên men
lactôzơ.
- Trong sữa chua không có VK gây bệnh vì môi trường axit ức
chế các VSV này.


Câu 3:
a) - Kích thước tế bào nhỏ: S/V lớn → S tiếp xúc lớn → TB trao
đổi các chất nhanh, tốc độ sinh trưởng và sinh sàn
nhanh
b) Xá phòng không phải là chất diệt khuẩn, chỉ có tác dụng tạo bọt
loại khuẩn. Khi rửa tay bằng xà phòng thì bọt xà phòng làm trôi
vikhuân khỏi tay.
Câu 7.
+ Trong đời sống: amilaza được dùng trong rượu nếp, làm
tương; amilaza và proteaza được dùng làm chất trợ tiêu hoá.
+ Trong công nghiệp
- amilaza được dùng trong công nghiệp bánh kẹo, công
nghiệp dệt;
- amilaza và proteaza được dùng trong công nghiệp sản
xuất tương;
- proteaza và lipaza được dùng trong công nghệ thuộc da;
-amilaza, proteaza,lipaza được dùng trong công nghiệp chất
tẩy rửa; xenlulaza được dùng trong công nghiệp chế biến rác
thải…
Câu 8.
+ Hóa dị dưỡng
+ Vì chúng thường sinh trưởng trên các loại thực phẩm chứa các
chất hữu cơ.
Câu 9:
- Trong nuôi cấy không liên tục vi sinh vật (VSV), khi có hiện
tượng sinh trưởng kép thì đường cong sinh trưởng của quần thể
VSV gồm: 2 pha lag và 2 pha log
- Vi khuẩn sinh trưởng kép khi môi trường chứa nguồn cacbon
gồm hỗn hợp 2 chất hữu cơ khác nhau. Khi sinh trưởng, vi khuẩn
sẽ đồng hóa trước tiên nguồn cacbon nào mà chúng “ưa thích”

nhất.
Khi nguồn cacbon thứ nhất cạn  nguồn cacbon thứ hai cảm
ứng tổng hợp E cần cho chuyển hóa
chúng.

- Hiện tượng sinh trưởng kép không chỉ hạn chế ở nguồn cacbon
và năng lượng mà thấy ở các nguồn Nitơ &
Phôtpho.
Câu 10:
- Hóa tổng hợp: là kiểu dinh dưỡng của 1 số vi sinh vật, chúng
đồng hóa CO
2
(hoặc sử dụng nguồn cacbon là CO
2
) nhờ năng
lượng (NL) từ các phản ứng oxi hóa các hợp chất vô cơ như NH
4
+
,
NO
2
-
, H
2
, H
2
S, S, Fe
2+
,… ) để tổng hợp các chất hữu cơ khác nhau
của cơ thể.

- PTTQ: A (chất hữu cơ) + O
2
VSV AO
2
+ NL
(Q)

CO
2
+ H
2
+ Q VSV Chất hữu cơ
- Một số vi khuẩn hóa tự dưỡng:
+ VK lấy NL từ hợp chất chứa Nitơ.  (Nitrosomonas) hoặc
( Nitrobacter)
+ VK lấy NL từ hợp chất chứa S , Fe  ( Thiobacillus)
+ VK lấy NL hợp chất chứa hiđro  (Hidrogenomonas)

Câu1 1. Vi khuẩn có những đặc điểm cơ bản nào mà người ta đã sử
dụng rộng rãi chúng trong các nghiên cứu di truyền học hiện đại.
- Bộ gen đơn giản, thường gồm một NST và ở trạng thái đơn
bội
- Sinh sản nhanh vì vậy có thể nghiên cứu trên một số lượng cá thể
lớn trong thời gian ngắn. Có thể nuôi cấy trong phòng TN một
cách dễ dàng
- Dễ tạo ra nhiều dòng biến
dị
- Là vật liệu sinh học nghiên cứu các quá trình biến nạp, tải nạp và
tiếp hợp trong di truyền VSV
Câu 12. Tìm nội dung phù hợp điền vào Ô trống hoàn chỉnh bảng :

Diễn biến của các pha sinh trưởng ở vi sinh vật
STT Tên các pha Diễn biến các pha
1 Pha tiềm
phát

2 Pha lũy thừa
3 Pha cân bằng
4 Pha suy vong

Bài giải
STT Tên các pha Diễn biến các pha
1 Pha tiềm
phát
(pha lag)
Vi khuẩn thích ứng với môi trường mới,
chúng phải tổng hợp mạnh mẽ ADN và
các enzim chuẩn bị cho phân bào
2 Pha lũy thừa
(pha log)
Vi khuẩn bắt đầu phân chia, số lượng tế
bào tăng theo lũy thừa , thời gian thế hệ
đạt tới hằng số . Quá trình trao đổi chất
diễn ra mạnh nhất
3 Pha cân bằngTốc độ sinh trưởng và trao đổi chất
giảm, số lượng tế bào chết cân bằng với
số lượng tế bào sống, kích thước tế bào
nhỏ hơn pha log
4 Pha suy vongSố lượng tế bào chết vượt số lượng tế
bào mới được hình thành . Một số vi
khuẩn chứa enzim tự phân giải tế bào,

một số khác có hình dạng thay đổi do
thành tế bào bị hư hại
Câu 13.a/ Trình bày đặc điển các pha sinh trưởng của vi khuẩn
trong môi trường nuôi cấy không liên tục:
Các
pha
Tiềm phát (pha lag) Lũy thừa (pha
log)
Cân bằng Suy vong
Đặc
điểm
- Vi khuẩn thích
nghi với môi
trường mới.
- Hình thành enzim
cảm ứng, tổng hợp
ADN chuẩn bị
phân chia.
- Chưa tăng số
lượng tế bào, tế
bào lớn hơn.
- Trao đổi chất
mạnh mẽ.
- Tế bào phân
chia mạnh mẽ
tăng nhanh số
lượng tế bào theo
lũy thừa và đạt
cực đại.
M : cực đại.

g : hằng số.
- Sinh trưởng và trao
đổi chất giảm dần.
- Số lượng tế bào
chết bằng số lượng tế
bào tạo thành (giữa
pha cân bằng).
N: cực đại, không đổi
.
- Kích thước tế bào
nhỏ hơn trong pha
log


- Số lượng
tế bào chết
nhiều hơn số
tế bào được
tạo thành →
số lượng tế
bào giảm.

b/ Nguyên nhân dẫn đến pha cân bằng :
- Lượng dinh dưỡng bắt đầu cạn kiệt.
- Lượng oxi giảm.
- Chất độc ( êtanol, axit, … ) tích lũy.
- pH thay đổi.
c/ Nguyên nhân dẫn đến pha suy vong :
- Dinh dưỡng cạn kiệt.
- Chất độc tích lũy nhiều.

- Vi khuẩn tiết enzim tự phân giải tế
bào
Câu 15.
-Nội bào tử là loại bào tử được hình thành trong tế bào vi khuẩn.
-Đây không phải là hình thức sinh sản của vi khuẩn vì mỗi tế
bào vi khuẩn chỉ tạo một nội bào tử và đây là hình thức bảo vệ tế
bào vượt qua những điều kiện bất lợi của môi trường: chất dinh
dưỡng cạn kiệt, nhiệt độ cao, chất độc hại… .
-Khử trùng các dụng cụ mổ xẻ, vật liệu nuôi cấy…bằng:
+Sấy khô trong tủ sấy ở 165
0
C – 170
0
C trong 2h .
+Hấp ướt bằng nồi hấp áp lực ở 120
0
C trong 20-30 phút.
Câu 16: (Mỗi chỉ tiêu so sánh đúng
Chỉ tiêu
so sánh
Chất cho
e
-
Chất nhận e
-
cuối
cùng
Năng lượng
thu được từ
1mol gluco

VSV thực hiện
Hô hấp
hiếu khí
CHC O
2
38ATP
(40%NL)
Phần lớn VSV
Hô hấp kị
khí
CHC Oxi liên kết (SO
-
4
, NO
3
-
, CO
2
…)
22-25ATP
(25-
30%NL)
Các VK khử
nitrat khử
sunphat…
Lên men CHC CHC (axitpiruvic,
aldehyt axetic… )
2ATP
(2%NL)
VK, nấm men

Câu 17.
1.Kích thước nhỏ bé:
Vi sinh vật thường được đo kích thứoc bằng đơn
vị µm (1 µm =1/10
3
mm hay 1/10
6
m).Virut được đo kích thước
bằng đơn vị nn(1nn=1/10
6
mm hay 1/10
9
m)
Kích thước vi sinh vật càng nhỏ thì tổng diện tích
bề mặt của các vi sinh vật trong 1 đơn vị thể tích càng lớn.Chẳng
hạn,đường kính của 1 cầu khuẩn (Coccus) chỉ có 1 mm ,nhưng nếu
xếp đầy chúng thành một khối lập phương có thể tích là 1 cm
3
thì
chúng có diện tích bề mặt rộng tới 6 cm
2
.
2.Hấp thụ nhiều,chuyển hóa nhanh
Tuy vi sinh vật có kích thước rất nhỏ nhưng chúng
lại có năng lực hấp thụ và chuyển hóa vượt xa các sinh vật khác.
Chẳng hạn,1 vi khuẩn lactic (Lactobacillus ) trong
1 giờ có thể phân giải được latôzơ lớn hơn 100-10.000 lần so với
khối lượng của chúng.Tốc độ tổng hợp prôtêin của nấm men cao
gấp 1000 lần so với đậu tương và sấp 10.000 lần so với trâu,bò
3.Sinh trưởng nhanh,phát triển mạnh

Chẳng hạn,1 trực khuẩn đại tràng ( Escherchia
coli ) trong điều kiện thích hợp chỉ sau 12-20 phút lại phân cắt 1
lần. Nếu lấy thời gian thế hệ là 20 phút thì mỗi giờ phân cắt 3
lần,sau 24 giờ phân cắt72 lần và tạo ra 4.722.366×10
17
tế bào,
tương đương với 4722 tấn.Tất nhiên,trong tự nhiên không có được
các điều kiện tối ưu như vậy ( vì thiếu thức ăn, thiếu ôxi, dư thừa
các sản phẩm chuyển hóa vật chất có hại…).Trong nồi lên men,với
các điều kiện nuôi cấy thích hợp, sau 24 giờ,từ 1 tế bào có thể tạo
ra khoảng 10
8
-10
9
tế bào.
Thời gian thế hệ của nấm men dài hơn,ví dụ với
men rượu (Saccharomyces cereviside) là 120 phút .Nhiều vi sinh
vật khác có thế hệ dài hơn nữa,ví dụ với tảo tiểu cầu (Chloralla)là
7 giờ, với vi khuẩn lam Nostoc là 23 giờ.Có thể nói,vi sinh vật có
tốc độ sinh sôi nảy nở nhanh nhất trong các loài sinh vật.
4.Có năng lực thích ứng mạnh à dễ dàng phát sinh biến dị
Trong quá trình tiến hóa lâu dài, vi sinh vật đã tạo
cho mình những cơ chế điều hòa vật chất để thích ứng đựoc với
những điều kiện hết sức bất lợi mà các sinh vật khác thường không
thể tồn tại được. Có vi sinh vật sống được ở môi trường nóng đến
130
o
C, lạnh đến 0 - 5
o
C , mặn đến nồng độ 32% muối ăn,ngọt đến

nồng độ mật ong,pH thấp đến 0,5 hoặc cao đến 10,7,áp suất cao
đến trên 1103 at hay có độ phóng xạ cao đến 750.000rad .nhiều vi
sinh vật có thể phát triển tốt trong điều kiện tuyệt đối kị khí, có loài
nấm sợi có thể phát triển dày đặc trong bể ngâm tử thi với nồng độ
formôn rất cao
Vì vi sinh vật đa số là đơn bào,đơn bội,sinh sản
nhanh, số lượng nhiều,tiếp xúc trực tiếp với môi trường sống …
nên rất dễ phát sinh biến dị.Tần số biến dị thường ở mức 10
-5
-10
-
10
.Chỉ sau một thời gian ngắn đã có thể tạo ra một số lượng rất lớn
các cá thể biến dị. Những biến dị có ích sẽ mang lại hiệu quả rất
lớn trong sản xuất.khi mới phát hiện ra pênixilin, hoạt tính chỉ đạt
20 đơn vị/ml dịch lên sản xuất. Khi mới phát hiện ra
pênixilin, hoạt tính chỉ đạt 20 đơn vị/ml dịch lên men (năm 1943 )
đến nay đã có thể đạt trên 100.000 đơn vị/ ml. Khi mới phát hiện ra
axit glutamic,hoạt tính hỉ đạt 1-2g/l thì nay đã đạt dến 150g/ml
dịch lên men
5.Phân bố rộng,chủng loại nhiều:
Vi sinh vật có mặt ở khắp mọi nơi trên Trái Đất:trong
không khí,trong đất,trên núi cao,dứoi biển sâu,trên cơ thể
( người,động vật,thực vật ), trong thực phẩm,trên mọi đồ vật…
Vi sinh vật tham gia tích cực vào việc thực hiện
cácvòng tuần hoàn sinh-địa-hóa học như vòng tuần hoàn C,vòng
tuần hoàn N, vòng tuần hoàn P, vòng tuần hoàn S, vòng tuần hoàn
Fe…
Trong nước, vi sinh vật có nhiều ở vùng duyên hải,
vùng nước nông và ngay cả ở vùng nước sâu,vùng đáy ao hồ.

Trong không khí,càng lên cao số lượng vi sinh vật
càng ít. số lượng vi sinh vật trong không khí ở các khu dân cư
đông đúc cao hơn rất nhiều so với không khí trên mặt biển và nhất
là trong không khí ở Bắc Cực, <st1:country-region
w:st="on">Nam</st1:country-region> Cực…
Hầu như không có hợp chất cacbon nào( trừ kim
cương,đá graphit…) mà không là thức ăn của những nhóm vi sinh
vật nào đó (kể cả dầu mỏ , khí thiên nhiên , formôn , điôxin… ).Vi
sinh vật có nhiều kiểu dinh dưỡng khác nhau:quang tự
dưỡng,quang dị dưỡng,hóa tự dưỡng,hóa dị dưỡng,hóa tự dưỡng,tự
dưỡng chất sinh trưởng, dị dưỡng chất sinh trưởng…
6.Xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất
Trái Đất hình thành cách đây 4,6 tỉ năm nhưng cho đến nay
mới chỉ tìm thấy dấu vết của sự sống từ cách đây 3,5 tỉ năm.Vi
sinh vật hóa thạch cổ xưa nhất đã được phát hiện là những dạng rất
giống với vi khuẩn lam ngày nay.Chúng được J.William Schopf
tìm thấy tại các tầng đá cổ ở miền Tây Ôtrâylia. Chúng có dạng đa
bào đơn giản, nối thành sợi dài đến vài chục mm với đường kính
khoảng 1-2mm và có thành tế bào khá dày. Trước đó,các nhà khoa
học cũng đã tìm thấy vết tích của chi gloaodiniopsiscó niên đại
cách đây 1,5 tỉ năm và vết tích của chi Palaoeolybya có niên đại
cách đây 950 triệu năm.

Câu 18:
Nội dung Nuôi cấy không liên tục Nuôi cấy liên tục
- Sinh trưởng
của VSV
- Gồm 4 pha … - Không có pha cân bằng
và pha suy vong.
- Môi trường - Thay đổi do chất độc - Môi trường sống ít thay

nuôi cấy hại tăng, chất dinh
dưỡng giảm
đổi do thường xuyên lấy
ra sản phẩm trao đổi chất
và bổ sung chất dinh
dưỡng
HD: Mỗi cặp ý đúng cho
Câu 19:
- Ức chế tổng hợp thành tế bào (penixilin, ampixilin…).
- Phá hoại màng sinh chất (polimixin B…)
- Ức chế tổng hợp prôtêin (streptomixin, tetraxiclin…)
- Ức chế tổng hợp axit nuclêic (ciprofloxacin, rifampin …)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×