Tải bản đầy đủ (.doc) (165 trang)

giáo an địa li 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 165 trang )

Giáo án Địa lí 7 Năm học: 2007 – 2008
Phần một
THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG
 MỤC TIÊU CHUNG:
1. Kiến thức:
 Có những hiểu biết về dân số và tháp tuổi.
 Tình hình và nguyên nhân của gia tăng dân số, hậu quả của bùng nổ dân số tới các nước đang
phát triển.
 Nắm được sự phân bố dân cư và nguyên nhân của sự phân bố đó. Các vùng đông dân trên thế
giới.
 Sự khác nhau và phân bố của 3 chủng tộc chính trên thế giới. Đặc điểm các kiểu quần cư.
 Lịch sử phát triển đô thị và sự hình thành các siêu đô thị. Các khái niệm về mật độ dân số, đô
thị, siêu đô thị và sự phân bố của các siêu đô thị.
2. Kĩ năng:
 Hiểu và nhận biết được sự gia tăng dân số và bùng nổ dân số qua biểu đồ dân số.
 Rèn luyện kĩ năng đọc và khai thác thông tin từ biểu đồ dân số và tháp tuổi.
 Đọc bản đồ phân bố dân cư, phân tích tranh ảnh
3. Thái độ:
 Có nhận thức đúng đắn về nguyên nhân và hậu quả của bùng nổ dân số.
 Nhận biết sự phân biệt đối xử giữa các chủng tộc là không có cơ sở.
 Lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước ; ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Người thực hiện: Nguyễn Phúc Tánh Trang 1
Giáo án Địa lí 7 Năm học: 2007 – 2008
Tiết PPCT: 1 Bài 1: DÂN SỐ
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 Dân số và tháp tuổi.
 Dân số là nguồn lao động của một địa phương.
 Tình hình và nguyên nhân của sự gia tăng dân số.
 Hậu quả của sự bùng nổ dân số đối với các nước đang phát triển.


2. Kĩ năng:
 Hiểu và nhận biết được sự gia tăng dân số và bùng nổ dân số qua biểu đồ dân số.
 Rèn luyện kĩ năng đọc và khai thác thông tin từ các biểu đồ dân số và tháp tuổi.
3. Thái độ:
 Ý thức về vai trò của chính sách dân số.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, bản đồ dân cư và các đô thị thế giới, tranh vẽ 3 dạng tháp tuổi.
- Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, trực quan.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
* Giới thiệu thuật ngữ dân số và một vài số liệu nói về dân
số nước ta.
* Vậy trong các cuộc điều tra dân số, người ta cần tìm
hiểu những điều gì ?
* Giáo viên giới thiệu sơ lược hình 1.1 sách giáo khoa và
đặt câu hỏi:
- Tổng số trẻ em từ khi mới sinh ra cho đến 4 tuổi ở mỗi
tháp ước tính có bao nhiêu bé trai và bao nhiêu bé gái ?
- So sánh số người trong độ tuổi lao động ?
- Nhận xét hình dạng 2 tháp tuổi ?
* Căn cứ vào tháp tuổi cho biết đặc điểm gì của dân số ?
(Giáo viên giới thiệu 3 dạng tháp tuổi cơ bản)
* Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm tỉ lệ gia tăng tự nhiên qua
tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử.
* Quan sát hình 1.3 và 1.4, cho biết tỉ lệ gia tăng dân số là
khoảng cách giữa các yếu tố nào ? Ý nghĩa của khoảng

cách rộng, hẹp ?
* Quan sát hình 1.2, cho biết dân số thế giới bắt đầu tăng:
- Tăng nhanh vào năm nào ?
1. Dân số, nguồn lao động:
- Các cuộc điều tra dân số cho biết tình
hình dân số, nguồn lao động của một
địa phương, một quốc gia.
- Tháp tuổi cho biết đặc điểm cụ thể
của dân số qua giới tính, độ tuổi, nguồn
lao động hiện tại và tương lai của địa
phương.
2. Dân số thế giới tăng nhanh trong
thế kỉ XIX và thế kỉ XX:
Người thực hiện: Nguyễn Phúc Tánh Trang 2
Giáo án Địa lí 7 Năm học: 2007 – 2008
- Tăng vọt từ năm nào ?
- Giải thích nguyên nhân ?
* Quan sát 2 biểu đồ hình 1.3 và 1.4, cho biết:
- Tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử ở 2 nhóm nước ?
- So sánh sự gia tăng dân số ?
Các nước
phát triển
Các nước
đang phát triển
1950 1980 2000 1950 1980 2000
Tỉ lệ
sinh (

)
>20 <20

17 40
>30
25
Tỉ lệ tử (

)
10
<10
12 25 12
<10
Kết luận
tỉ lệ gia
tăng tự
nhiên
- Ngày càng giảm.
- Thấp nhiều so với
các nước đang phát
triển.
- Không giảm, vẫn ở
mức cao.
- Cao nhiều so với
các nước phát triển.
* trong 2 thế kỉ XIX, XX sự gia tăng dân số thế giới có
đặc điểm gì nổi bật ?
* Hậu quả do bùng nổ dân số gây ra ở các nước đang phát
triển ?
* Việt Nam thuộc nhóm nước nào, có ở trong tình trạng
bùng nổ dân số không ? Nước ta có những chính sách gì ?
* Những biện pháp giải quyết tích cực để khắc phục bùng
nổ dân số ?

- Kiểm soát sinh đẻ.
- Phát triển giáo dục.
- Tiến hành cách mạng nông nghiệp và công nghiệp hoá.
- Dân số thế giới tăng nhanh nhờ những
tiến bộ về kinh tế - xã hội và y tế.
3. Bùng nổ dân số:
- Sự gia tăng dân số không đều trên thế
giới.
- Dân số ở các nước phát triển giảm.
Bùng nổ dân số ở các nước đang phát
triển.
- Nhiều nước có chính sách dân số và
phát triển kinh tế - xã hội tích cực để
khắc phục bùng nổ dân số.
4. Củng cố và luyện tập:
4.1. Điền vào chỗ trống những từ, cụm từ thích hợp trong các câu sau:
a. Điều tra dân số cho biết của một địa phương, một nước.
b. Tháp tuổi cho biết của dân số qua của địa phương.
c. Trong hai thế kỉ gần đây, dân số thế giới đó là nhờ
4.2. Bùng nổ dân số xảy ra khi
Người thực hiện: Nguyễn Phúc Tánh Trang 3
Giáo án Địa lí 7 Năm học: 2007 – 2008
a. Dân số tăng cao đột ngột ở các vùng thành thị.
b. Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử tăng.
c. Tỉ lệ gia tăng dân số lên đến 2,1%.
d. Dân số ớ các nước phát triển tăng nhanh khi họ giành được độc lập.
* Đáp án:
- 4.1. a (tình hình dân số, nguồn lao động) ; b (đặc điểm cụ thể, qua giới tính và độ tuổi) ; c (tăng
nhanh, nhờ những tiến bộ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và y tế).
- 4.2 ( d ).

5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
a. Học bài, làm bài tập số 2 trang 6 sách giáo khoa.
b. Làm bài tập 1, 2, 3 trang 1 - Tập bản đồ Địa lí 7.
c. Chuẩn bị bài 2: “Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới”:
- Tìm hiểu sự phân bố dân cư nước ta ? Tại sao ?
- Tranh ảnh của các chủng tộc trên thế giới ? Các chủng tộc khác nhau như thế nào ?
- Mật độ dân số là gì ? Cách tính ?
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết PPCT: 2 Bài 2: SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI
Người thực hiện: Nguyễn Phúc Tánh Trang 4
Giáo án Địa lí 7 Năm học: 2007 – 2008
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 Biết được sự phân bố dân cư không đồng đều và những vùng đông dân của thế giới.
 Nhận biết sự khác nhau và sự phân bố của các chủng tộc chính trên thế giới.
2. Kĩ năng:
 Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ phân bố dân cư.
 Nhận biết ba chủng tộc chính trên thế giới qua ảnh và trên thực tế.
3. Thái độ:
 Ý thức về sự đoàn kết giữa các chủng tộc.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ dân cư và các đô thị trên thế giới, bản đồ tự nhiên thế giới.
- Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, trực quan, thảo luận.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ:
2.1. Bùng nổ dân số xảy ra khi nào ? Hậu quả và
cách giải quyết ?

2.2. Dân số nước ta tăng nhanh chủ yếu là do:
a. Tăng tự nhiên.
b. Tăng cơ giới.
c. Cả 2 đều sai.
2.1.
- Tg

2,1% (2 điểm).
- Kinh tế, xã hội, môi trường (3 điểm).
- Kế hoạch hoá gia đình, giáo dục (3 điểm).
2.2.
- a (2 điểm).
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
* Giới thiệu 2 thuật ngữ: Dân số và dân cư.
* Học sinh đọc thuật ngữ: Mật độ dân số. Áp dụng tính
mật độ dân số ở bài tập 2 trang 9 sách giáo khoa. Từ đó,
khái quát công thức tính mật độ dân số.
* Quan sát bản đồ hình 2.1, cho biết:
- Một chấm đỏ thể hiện bao nhiêu người ?
- Có khu vực chấm đỏ dày, nơi chấm đỏ thưa thớt nói lên
điều gì ?
- Số liệu mật độ dân số cho biết điều gì ?
* Trên lược đồ 2.1, kể tên khu vực đông dân của thế giới ?
Phân bố tập trung ở đâu ? Nguyên nhân của sự phân bố
nói trên ?
1. Sự phân bố dân cư:
- Dân cư phân bố không đều.
- Số liệu mật độ dân số cho biết tình
hình phân bố dân cư của một địa

phương, một nước.
- Dân cư tập trung ở các đồng bằng, ven
biển và các đô thị.
2. Các chủng tộc:
Người thực hiện: Nguyễn Phúc Tánh Trang 5
Giáo án Địa lí 7 Năm học: 2007 – 2008
* Dựa vào đâu để phân chia dân cư trên thế giới thành các
chủng tộc ?
* Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận:
- Đặc điểm về hình thái ?
- Địa bàn sinh sống chủ yếu ?
* Học sinh báo cáo, giáo viên chuẩn xác.
Chủng tộc Đặc điểm hình thái cơ thể Địa bàn sinh sống
Môn-gô-lô-it
(Da vàng)
- Da vàng: nhạt (Mông Cổ, Mãn Châu),
thẫm (Hoa, Việt, Lào), nâu (Cam-pu-chia,
In-đô-nê-xi-a).
- Tóc đen, mượt, dài. Mắt đen, mũi to.
- Chủ yếu ở châu Á (trừ Trung Đông).
- Châu Mĩ, Đại Dương ; Trung Âu.
Nê-grô-it
(Da đen)
- Da nâu đậm, đen. Tóc đen, ngắn và
xoăn.
- Mắt đen, to. Mũi thấp, rộng. Môi dày.
- Châu Phi.
- Nam Ấn Độ.
Ơ-rô-pê-ô-it
(Da trắng)

- Da trắng hồng, tóc màu nâu hoặc vàng
gợn sóng.
- Mắt xanh hoặc nâu.
- Mũi dài, nhọn và hẹp.
- Môi mỏng.
- Châu Âu, Trung và Nam Á.
- Trung Đông.
4. Củng cố và luyện tập:
4.1. Mật độ dân số là:
a. Số dân sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ.
b. Số diện tích trung bình của một người dân.
c. Dân số trung bình của các địa phương trong nước.
d. Số dân trung bình sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ.
4.2. Kết quả bài tập 2 trang 9 sách giáo khoa cho thấy Việt Nam có mật độ dân số cao hơn Trung
Quốc và In-đô-nê-xi-a vì:
a. Diện tích nhỏ, dân số ít.
b. Diện tích lớn, dân số đông.
c. Diện tích nhỏ, dân số đông.
4.3. Dân cư phân bố không đều giữa các khu vựctrên thế giới do:
a. Sự chênh lệch trình độ phát triển kinh tế giữa cá khu vực.
b. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng.
c. Điều kiện thuận lợi cho sự sống và đi lại của con người chi phối.
d. khả năng khắc phục trở ngại của con người khác nhau.
* Đáp án: 4.1 ( d ), 4.2 ( c ), 4.3 ( c ).
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
a. Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 9 sách giáo khoa.
b. Làm bài tập 1, 2 trang 2 - Tập bản đồ Địa lí 9.
c. Chuẩn bị bài 3: “Quần cư. Đô thị hoá”:
- Sưu tầm tranh ảnh thể hiện làng xóm ở nông thôn và thành thị Việt Nam hoặc thế giới ?
- Thử tìm hiểu cách sinh sống và đặc điểm công việc của dân cư sống ở nông thôn và thành thị có

gì giống và khác nhau ?
- Đô thị hoá là gì ? Thế nào là quần cư ?
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Người thực hiện: Nguyễn Phúc Tánh Trang 6
Giáo án Địa lí 7 Năm học: 2007 – 2008
Tiết PPCT: 3 Bài 3: QUẦN CƯ. ĐÔ THỊ HOÁ
Ngày dạy:
Người thực hiện: Nguyễn Phúc Tánh Trang 7
Giáo án Địa lí 7 Năm học: 2007 – 2008
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nắm được các đặc điểm cơ bản của quần cư nông thôn và quần cư thành thị, sự khác nhau về lối
sống giữa 2 loại quần cư.
- Biết được vài nét về lịch sử phát triển đô thị và sự hình thành các siêu đô thị.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết quần cư đô thị, quần cư nông thôn qua ảnh chụp, tranh và thực tế.
- Nhận biết sự phân bố của 22 siêu đô thị đông dân nhất thế giới.
3. Thái độ:
- Tình yêu quê hương, đất nước.
- Ý thức đúng đắn về chính sách dân cư.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ dân cư và các đô thị trên thế giới, ảnh các đô thị Việt Nam.
- Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, trực quan và thảo luận.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ:
2.1. Xác định trên bản đồ dân cư thế giới các khu
vực dân cư sống tập trung ?
2.2. Dựa vào cơ sở nào để phân chia dân cư

thành các chủng tộc ?
a. Màu mắt.
b. Hình thái bên ngoài cơ thể.
c. Cấu tạo bên trong cơ thể.
d. Tất cả đều đúng.
2.1.
- Đồng bằng, ven biển, đô thị (6 điểm).
2.2.
- b ( 4 điểm).
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
* Giới thiệu thuật ngữ: Dân cư và quần cư.
* Quần cư có tác động đến yếu tố nào của dân cư ở một
nơi ?
* Quan sát ảnh 3.1 và 3.2, cho biết sự khác nhau của 2
kiểu quần cư đô thị và nông thôn ?
* Chia lớp thành 2 nhóm thảo luận theo nội dung:
- Cách tổ chức sinh sống ?
- Mật độ, lối sống ?
- Hoạt động kinh tế ?
* Các nhóm trình bày, giáo viên chuẩn xác và kết luận.
1. Quần cư nông thôn và quần cư đô
thị:
Các yếu tố Quần cư nông thôn Quần cư đô thị
Cách tổ chức Nhà cửa xen đồng ruộng, tập hợp Nhà cửa xây thành phố, phường.
Người thực hiện: Nguyễn Phúc Tánh Trang 8
Giáo án Địa lí 7 Năm học: 2007 – 2008
sinh sống thành làng, xóm.
Mật độ Dân cư thưa Dân cư tập trung đông
Lối sống

Dựa vào truyền thống gia đình, dòng
họ, làng xóm, có phong tục tập quán,
lễ hội cổ truyền.
Công đồng có tổ chức, mọi người tuân
thủ theo pháp luật, quy định về nếp
sống văn minh, trật tự, bình đẳng.
Hoạt động kinh tế Nông - lâm - ngư nghiệp Công nghiệp - dịch vụ
* Đô thị xuất hiện sớm nhất vào lúc nào và ở đâu ?
Nguyên nhân xuất hiện ?
* Đô thị phát triển nhất khi nào ?
* Những yếu tố quan trọng nào thúc đẩy quá trình phát
triển đô thị ? (Sự phát triển của thương nghiệp, thủ công
nghiệp, công nghiệp).
* Xem hình 3.3, cho biết:
- Có bao nhiêu siêu đô thị trên thế giới ?
- Châu lục nào có nhiều siêu đô thị nhất ? Kể tên ?
- Các siêu đô thị phần lớn thuộc nhóm nước nào ?
* Sự tăng nhanh, tự phát của số dân trong các đô thị gây ra
hậu quả gì ?
2. Đô thị hoá, siêu đô thị:
- Số người sống trong các đô thị chiếm
50% dân số thế giới.
- Đô thị xuất hiện rất sớm và phát triển
mạnh nhất ở thế kỉ XIX – lúc công
nghiệp phát triển.
- Số siêu đô thị ngày càng tăng ở các
nước đang phát triển châu Á và Nam
Mỹ.
4. Củng cố và luyện tập:
4.1. Mật độ dân số giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị:

a. Cao với quần cư nông thôn, thấp với quần cư đô thị.
b. Thấp với quần cư nông thôn, cao với quần cư đô thị.
c. Tất cả đều sai.
4.2. Trên thế giới, tỉ lệ người sống ở đô thị và ở nông thôn ngày càng tăng:
a. Tăng ở đô thị, giảm ở nông thôn.
b. Giảm ở đô thị, tăng ở nông thôn.
c. Tăng ở cả đô thị và nông thôn.
d. Giảm ở cả đô thị và nông thôn.
4.3. Siêu đô thị có số dân cao nhất thế giới hiện nay:
a. Tô-ki-ô.
b. Niu I-oóc.
c. Bắc Kinh.
d. Luân Đôn.
* Đáp án: 4.1 ( b ), 4.2 ( a ), 4.3 ( a ).
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
a. Học bài, trả lời câu hỏi và bài tập trang 12 sách giáo khoa.
b. Làm bài tập 1, 2 trang 2 - Tập bản đồ Địa lí 7.
c. Chuẩn bị bài 4: “Thực hành: Phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi”:
- Ôn lại cách đọc tháp tuổi, kĩ năng nhận xét và phân tích các tháp tuổi.
Người thực hiện: Nguyễn Phúc Tánh Trang 9
Giáo án Địa lí 7 Năm học: 2007 – 2008
- Quan sát hình dạng tháp tuổi Thành phố Hồ Chí Minh năm 1989 và năm 1999, hãy cho biết có
sự thay đổi gì đối với dân số Thành phố Hồ Chí Minh sau 10 năm ?
- Quan sát lược đồ hình 4.1, cho biết huyện Tiền Hải nằm về phía nào của tỉnh Thái Bình, mật độ
dân số bao nhiêu ?
- Qua hình 4.4, các siêu đô thị ở châu Á phần lớn nằm ở vị trí nào ? Thuộc các nước nào ?
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết PPCT: 4 Bài 4: Thực hành: PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ DÂN SỐ VÀ THÁP TUỔI
Ngày dạy:
Người thực hiện: Nguyễn Phúc Tánh Trang 10

Giáo án Địa lí 7 Năm học: 2007 – 2008
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 Khái niệm mật độ dân số và sự phân bố dân cư không đều trên thế giới.
 Các khái niệm đô thị, siêu đô thị và sự phân bố các siêu đô thị ở châu Á.
2. Kĩ năng:
 Củng cố và nâng cao thêm kĩ năng nhận biết một số cách thể hiện mật độ dân số, phân bố dân cư,
các đô thị trên lược đồ dân số.
 Đọc và khai thác các thông tin trên lược đồ dân số. Sự biến đổi kết cấu dân số theo độ tuổi, nhận
dạng tháp tuổi.
 Vận dụng để tìm hiểu thực tế dân số châu Á.
3. Thái độ:
 Nhận thức đúng đắn và thực hiện tốt chính sách dân cư và chính sách dân số.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ tự nhiên và phân bố dân cư châu Á, tháp tuổi của Thành phố
Hồ Chí Minh.
- Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, trực quan, thảo luận.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ:
2.1. Quan sát bản đồ phân bố các siêu đô thị thế
giới năm 2002, châu lục có nhiều siêu đô thị
nhất:
a. Châu Âu.
b. Châu Phi.
c. Châu Á.
d. Châu Mĩ.
2.2. Tháp tuổi cho ta biết những vấn đề gì của
dân số ?

2.1.
- c (2 điểm).
2.2.
- Kết cấu theo độ tuổi (4 điểm).
- Kết cấu theo giới tính (4 điểm).
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
* Hướng dẫn học sinh bảng chú giải.
* Tìm trên lược đồ hình 4.1 nơi có mật độ dân số cao nhất,
nơi có mật độ dân số thấp nhất ?
* Chia 2 nhóm thảo luận:
- Hãy so sánh tỉ lệ người dưới độ tuổi lao động ở tháp tuổi
năm 1989 và 1999. Nhóm tuổi nào giảm về tỉ lệ ?
- Trong nhóm tuổi lao động năm 1989 thì lớp tuổi nào
đông nhất ? Đó là những lớp tuổi nào ? Nhóm nào tăng tỉ
lệ ?
* Học sinh các nhóm báo cáo, giáo viên chuẩn xác.
1. Bài tập 1:
- Thị xã Thái Bình có mật độ dân số
cao nhất.
- Thấp nhất là huyện Tiền Hải.
2. Bài tập 2:
- Sau 10 năm, dân số Thành phố Hồ
Người thực hiện: Nguyễn Phúc Tánh Trang 11
Giáo án Địa lí 7 Năm học: 2007 – 2008
* Hướng dẫn học sinh quan sát hình 4.4, cho biết:
- Dân cư châu Á chủ yếu phân bố ở đâu ? Đó là khu vực
như thế nào ?
- Các đô thị lớn thường phân bố ở đâu ?
Chí Minh đã già đi.

3. Bài tập 3:
- Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á tập
trung đông dân.
- Các đô thị lớn nằm ở ven biển, các
sông lớn.
4. Củng cố và luyện tập:
4.1. Quan sát 2 tháp tuổi thành phố Hồ Chí Minh năm 1989 và 1999, số trẻ em từ 0 – 15 tuổi diễn
biến theo chiều nào ?
a. Tăng lên.
b. Giảm xuống.
c. Bằng nhau.
4.2. Quan sát hình 4.4, cho biết số đô thị có 8 triệu dân của Ấn Độ là:
a. 3 đô thị.
b. 4 đô thị.
c. 2 đô thị.
d. Tất cả đều sai.
* Đáp án: 4.1 ( b ), 4.2 ( a ).
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
a. Học bài, làm bài tập 1, 2 trang 3 - Tập bản đồ Địa lí 7.
b. Chuẩn bị bài 5: “Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm”:
- Ôn tập lại các đới khí hậu chính trên trái đất về ranh giới, khí hậu ?
- Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào ? Khí hậu 2 miền Bắc và Nam khác nhau như thế nào ? Có
đặc điểm gì về mùa đông và mùa hạ ?
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Phần hai
CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÍ
Người thực hiện: Nguyễn Phúc Tánh Trang 12
Giáo án Địa lí 7 Năm học: 2007 – 2008
Chương I: MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG.
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG

 MỤC TIÊU CHƯƠNG I
1. Kiến thức:
- Xác định được vị trí đới nóng và các kiểu môi trường đới nóng.
- Trình bày được đặc điểm khí hậu, các đặc điểm tự nhiên khác và đặc điểm dân cư, các kiểu môi
trường đới nóng.
- Hiểu được đới nóng là khu vực tập trung đông dân cư nhất thế giới, nơi có sự bùng nổ dân số và
đô thị nhất trên thế giới.
2. Kĩ năng:
- Đọc được cá biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của môi trường đới nóng và các kiểu môi trường của
nó ; đọc và phân tích ảnh, lược đồ địa lí và nhận biết được các kiểu môi trường qua chúng.
- Luyện tập cách mô tả hiện tượng địa lí qua ảnh, tranh liên hoàn. Đồng thời, luyện tập cách phân
tích số liệu thống kê.
- Rèn luyện kĩ năng phán đoán địa lí ở mức độ cao hơn về mối quan hệ giữa các thành phần tự
nhiên, với các nhân tố kinh tế - xã hội.
- Rèn kĩ năng lập sơ đồ các mối quan hệ nhân quả.
3. Thái độ:
- Hình thành và rèn luyện lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường.
- Hiểu và nhận thức đúng đắn về tác động của dân số, quá trình đô thị hoá đối với tài nguyên và
môi trường.
- Hình thành và ý thức về mối quan hệ qua lại giữa các thành phần tự nhiên với thành phần kinh tế
- xã hội.
Tiết PPCT: 5 Bài 5: ĐỚI NÓNG. MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU:
Người thực hiện: Nguyễn Phúc Tánh Trang 13
Giáo án Địa lí 7 Năm học: 2007 – 2008
1. Kiến thức:
 Xác định được vị trí đới nóng trên thế giới và các kiểu môi trường đới nóng.
 Trình bày được đặc điểm của môi trường xích đạo ẩm (Nhiệt độ và lượng mưa cao quanh năm,
có rừng rậm xanh quanh năm).

2. Kĩ năng:
 Đọc được biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của môi trường xích đạo ẩm và sơ đồ lát cắt rừng rậm
xích đạo xanh quanh năm.
 Nhận biết được đặc điểm môi trường xích đạo ẩm qua một đoạn văn mô tả và qua ảnh chụp.
3. Thái độ:
 Tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, bản đồ khí hậu thế giới, bản đồ các môi trường tự nhiên thế giới, tranh
ảnh rừng rậm xanh quanh năm và rừng sác, các biểu đồ và lược đồ trong sách giáo khoa.
- Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, trực quan.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
* Qua lược đồ 5.1, cho biết:
- Xác định ranh giới các môi trường địa lí ?
- Tại sao đới nóng còn có tên gọi là “Nội chí tuyến” ?
- So sánh diện tích của đới nóng với diện tích đất nổi trên
trái đất ?
- Đặc điểm tự nhiên của đới nóng có ảnh hưởng thế nào
đến giới thực vật và phân bố dân cư của khu vực này ?
 Kết luận:
- Vị trí nội chí tuyến nên có nhiệt độ cao quanh năm, gió
tín phong thổi thường xuyên.
- 70% thực vật của trái đất sống trong rừng rậm của đới.
- Là nơi có nền nông nghiệp cổ truyền lâu đời, tập trung
đông dân.
* Dựa vào hình 5.1, nêu tên các kiểu môi trường của đới

nóng ? Môi trường nào chiếm diện tích nhỏ nhất ? (Chú ý:
Môi trường hoang mạc có ở cả đới nóng và đới ôn hoà nên
học riêng).
* Xác định giới hạn, vị trí của môi trường xích đạo ẩm
trên hình 5.1 ? Quốc gia nào nằm trọn trong môi trường
xích đạo ẩm ? (Xingapo).
* Quan sát biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Xingapo,
cho nhận xét và tìm ra đặc điểm đặc trưng của khí hậu
xích đạo ẩm ? (Chia 2 nhóm thảo luận).
I. Đới nóng:
- Nằm giữa 2 chí tuyến, chiếm diện tích
đất nổi khá lớn trên trái đất.
- Giới sinh vật rất phong phú, là khu
vực đông dân của thế giới.
2. Môi trường xích đạo ẩm:
1. Khí hậu:
Người thực hiện: Nguyễn Phúc Tánh Trang 14
Giáo án Địa lí 7 Năm học: 2007 – 2008
Nhóm 1
- Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng mùa hè, đông như thế
nào ?
- Đường biểu diễn nhiệt độ trung bình tháng có đặc điểm
gì ?
- Nhiệt độ trung bình năm ?
- Kết luận chung về nhiệt độ ?
Nhóm 2
- Tháng nào không có mưa ?
- Đặc điểm lượng mưa các tháng ?
- Lượng mưa trung bình năm ?
- Kết luận chung về lượng mưa ?

* Đại diện nhóm báo cáo, giáo viên chuẩn xác theo bảng
sau:
Nhiệt độ Lượng mưa
Những đặc điểm
cơ bản của khí hậu
- Chênh lệch nhiệt độ hè và đông
thấp: 3
0
C.
- Nhiệt độ trung bình năm: 25 –
28
0
C.
- Lượng mưa trung bình hàng tháng từ
170 – 250 mm.
- Trung bình năm 1500 – 2500 mm.
Kết luận chung - Nóng ẩm quanh năm, mưa nhiều quanh năm.
* Giáo viên khái quát cho học sinh nhớ hình dạng biểu đồ
khí hậu Xingapo là đại diện cho tính chất khí hậu ở môi
trường xích đạo ẩm.
- Tháng nào cũng có mưa, lượng mưa từ 170 – 250 mm.
- Nhiệt độ cao quanh năm, từ 26 – 28
0
C.
* Giáo viên bổ sung kiến thức hoàn chỉnh về đặc điểm của
môi trường xích đạo ẩm:
- Biên độ nhiệt ngày và đêm: 10
0
C.
- Mưa vào chiều tối hàng ngày và kèm theo sấm chớp.

- Độ ẩm không khí cao trên 80%.
* Quan sát hình 5.3, 5.4 cho biết rừng có mấy tầng chính ?
Giới hạn từng tầng ?
* Đặc điểm của thực vật rừng sẽ ảnh hưởng tới đặc điểm
động vật như thế nào ?
* Giáo viên kết luận: Đặc điểm môi trường xích đạo:
- Khí hậu nóng ẩm quanh năm (t
0
> 25
0
C, mưa trung bình
1500 – 2500 mm).
- Có rừng rậm quanh năm phát triển ở khắp nơi (rừng rậm
nhiều tầng tập trung 70% số loài chim thú trên thế giới).
2. Rừng rậm xanh quanh năm:
- Độ ẩm và nhiệt độ cao nên rừng xanh
quanh năm. Vùng cửa sông và biển có
rừng ngập mặn.
- Nhiều loại cây, mọc nhiều tầng, rất
rạm rạp cao từ 40 – 50 m.
- Động vật rất phong phú và đa dạng,
sống trên khắp các tầng rừng rậm.
Người thực hiện: Nguyễn Phúc Tánh Trang 15
Giáo án Địa lí 7 Năm học: 2007 – 2008
4. Củng cố và luyện tập:
4.1. Trong đới nóng có những môi trường nào ? Việt Nam thuộc kiểu môi trường nào ?
4.2. Nêu đặc điểm cơ bản của môi trường xích đạo ẩm ?
4.3. Bài tập 3: Những từ ngữ nào nói lên đặc điểm dễ nhận biết của rừng rậm xanh quanh năm ?
* Đáp án:
- 4.1. Môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa (Việt Nam) và hoang mạc.

- 4.2. Khí hậu nóng ẩm quanh năm, lượng mưa ; có rừng rậm xanh quanh năm.
- 4.3. Rừng cây rậm, cây cỏ và dây leo bốn phía, khao khát được nhìn thấy trời xanh không khí
ngột ngạt oi bức.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
a. Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 18 và 19 sách giáo khoa.
b. Làm bài tập 1, 2 trang 5 - Tập bản đồ địa lí 7.
c. Chuẩn bị bài 6: “Môi trường nhiệt đới”:
- Vị trí và đặc điểm của môi trường nhiệt đới ?
- Đặc điểm thực vật của môi trường nhiệt đới ?
- Đất Feralit được hình thành như thế nào ?
- Đá ong hoá là hiện tượng như thế nào ?
- Tại sao diện tích xavan đang ngày càng được mở rộng trên thế giới ?
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết PPCT: 6 Bài 6: MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Người thực hiện: Nguyễn Phúc Tánh Trang 16
Giáo án Địa lí 7 Năm học: 2007 – 2008
• Học sinh nắm được đặc điểm của môi trường nhiệt đới (nóng quanh năm và có thời kì khô hạn)
và khí hậu nhiệt đới (nóng quanh năm và lượng mưa thay đổi, càng về gần chí tuyến lượng mưa
càng giảm và số tháng khô hạn càng kéo dài).
• Nhận biết được cảnh quan đặc trưng của môi trường nhiệt đới là xavan hay đồng cỏ cao nhiệt
đới.
2. Kĩ năng:
• Củng cố và luyện tập thêm kĩ năng đọc biểu đồ khí hậu cho học sinh.
• Củng cố kĩ năng nhận biết về môi trường địa lí cho học sinh qua ảnh chụp, tranh vẽ
3. Thái độ:
• Tình yêu thiên nhiên.
• Ý thức bảo vệ tài nguyênvà môi trường.

II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ khí hậu thế giới, biểu đồ khí hậu nhiệt đới hình 6.1, 6.2 trang
22 sách giáo khoa, ảnh xavan, đồng cỏ và động vật của xavan.
- Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, trực quan, thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ:
2.1. Xác định giới hạn của đới nóng và môi
trường xích đạo ẩm trên bản đồ các môi trường
địa lí ?
2.2. Rừng rậm thường xanh là loại rừng chính
thuộc:
a. Môi trường xích đạo ẩm.
b. Môi trường nhiệt đới.
c. Môi trường nhiệt đới gió mùa.
d. Môi trường hoang mạc.
2.1.
- Đới nóng: Nằm giữa 2 chí tuyến (4 điểm).
- Xích đạo ẩm: 5
0
B – 5
0
N (4 điểm).
2.2.
- a (2 điểm).
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
* Giới thiệu các thuật ngữ:
- Rừng hành lang: Rừng mọc dài ở hai bên bờ suối.

- Xavan: Thảm cỏi liên tục phủ kín mặt đất có độ cao
trên 0,8 m. Xavan là thảm thực vật nhiệt đới đặc trưng
của các cao nguyên Trung và Đông Phi.
- Đất Feralit - Đất đặc trưng của đới nóng.
* Xác định vị trí của môi trường nhiệt đới trên hình 5.1
sách giáo khoa ?
* Giới thiệu và xác định vị trí của 2 địa điểm Malacan
(9
0
B), Giamêna (12
0
B) trên hình 5.1. Nhấn mạnh: cùng
trong môi trường nhiệt đới, 2 địa điểm chênh nhau 3 vĩ
độ Bắc.
* Quan sát hình 6.1 và 6.2 cho nhận xét về sự phân bố
nhiệt độ, lượng mưa của 2 địa điểm trên ?
1. Khí hậu:
- Nằm trong khoảng từ vĩ tuyến 5 –
30
0
ở hai bán cầu.
Người thực hiện: Nguyễn Phúc Tánh Trang 17
Giáo án Địa lí 7 Năm học: 2007 – 2008
Nhóm 1:
- Nhận xét sự phân bố nhiệt độ của 2 biểu đồ ?
- Kết luận về sự thay đổi nhiệt độ ?
Nhóm 2: Cho nhận xét về phân bố lượng mưa của 2
biểu đồ ?
* Học sinh báo cáo, giáo viên hoàn chỉnh theo nội dung
sau:

Địa điểm Nhiệt độ Lượng mưa
Biên độ
nhiệt
Thời kì
nhiệt độ
tăng
Nhiệt độ
trung bình
Số tháng có
mưa
Số tháng
không
mưa
Lượng
mưa trung
bình
Malacan (9
0
B)
25 – 28
0
C
3
0
C
- Thời kì I:
Tháng 3-4
- Thời kì
II: Tháng
10-11

25
0
C
- 9 tháng.
- Tập trung
từ tháng 5-
10
- 3 tháng
- Tháng 1,
2, 12
941 mm
Giamêna (12
0
B)
22 – 34
0
C
12
0
C
- Thời kì I:
4-5
- Thời kì
II: 8-9
22
0
C
- 7 tháng
- Từ tháng
5-9

- 5 tháng
- Tháng 1,
2, 3, 11,
12.
647 mm
Kết luận
Tăng từ 3
– 12
0
C
2 lần nhiệt
tăng trong
năm
Giảm từ
25 – 22
0
C
Giảm dần
từ 9-7
tháng
Tăng lên
từ 3-9
tháng
Giảm
* Qua kết quả bảng trên, hãy đưa ra nhận xét về đặc
điểm khí hậu nhiệt đới?
* Quan sát hình 6.3 và 6.4, so sáanh sự giống nhau và
khác nhau của hai xavan ? vì sao có sự khác nhau ?
- Giống: Cùng trong thời kì mùa mưa.
- Khác: Trên hình 6.3 cỏ thưa, không xanh tốt, ít cây

cao. Không có rừng hành lang. Còn trên hình 6.4 thảm
cỏ dày xanh hơn, nhiều cây cao phát triển, có rừng hành
lang. (Vì lượng mưa, thời gian mưa ở Kênia ít hơn
Trung Phi, thực vật thay đổi theo).
* Sự thay đổi lượng mưa của môi trường nhiệt đới ảnh
hưởng tới thiên nhiên ra sao ?
- Thực vật như thế nào ? (sự biến đổi trong năm và biến
đổi từ xích đạo về hai chí tuyến ).
- Nhiệt độ trung bình >22
0
C.
- Mưa tập trung vào một mùa.
- Càng gần chí tuyến biên độ nhiệt
trong năm lớn dần, lượng mưa trung
bình giảm dần. Thời kì khô hạn kéo
dài.
2. Đặc điểm của môi trường nhiệt
đới:
- Thực vật thay đổi theo mùa: Xanh
tốt vào mùa mưa, khô héo vào mùa
Người thực hiện: Nguyễn Phúc Tánh Trang 18
Giáo án Địa lí 7 Năm học: 2007 – 2008
- Mực nước sông như thế nào ?
- Mưa tập trung vào một mùa ảnh hưởng tới đất như thế
nào ?
- Quá trình hình thành đất Feralit và vì sao đất ở vùng
nhiệt đới thường có màu đỏ vàng ? (Nước mưa trong
mùa mưa thấm màu đỏ vàng ).
* Tại sao khí hậu nhiệt đới lại có 2 mùa mưa và khô hạn
rõ lại là khu vực đông dân trên thế giới ? (Chú ý: Chú

trọng tưới tiêu trong mùa khô).
* Tại sao xavan ngày càng mở rộng ? (mưa theo mùa,
phá rừng, cây bụi đất, đốt nương rẫy ).
khô.
- Càng về hai chí tuyến thực vật càng
nghèo nàn, khô cằn hơn: Từ rừng thưa
sang đồng cỏ đến nửa hoang mac.
- Sông có hai mùa nước: lũ và cạn.
- Đất Feralit rất dễ bị xói mòn rửa trôi
nếu canh tác không hợp lí và rừng bị
phá bừa bãi.
- Vùng nhiệt dới có đất và khí hậu
thích hợp với nhiều loại cây lương
thực và cây công nghiệp.
4. Củng cố và luyện tập:
4.1. Môi trường nhiệt đới nằm trong khoảng vĩ tuyến nào ?
a. Vĩ tuyến 5
0
B – 5
0
N.
b. Vĩ tuyến 30
0
B - 30
0
N.
c. Vĩ tuyến xích đạo.
d. Vĩ tuyến từ 5 - 30
0



hai bán cầu.
4.2. Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới:
a. Nhiệt độ cao vào mùa khô hạn.
b. Lượng mưa nhiều > 2.000 mm, phân bố đều.
c. Lượng mưa thay đổi theo mùa, tập trung chủ yếu vào mùa mưa.
d. Nhiệt độ cao quanh năm, trong năm có một thời kì khô hạn.
4.3. Sắp xếp quang cảnh theo thứ tự tăng dần của vĩ tuyến trong môi trường nhiệt đới:
a. Xavan, rừng thưa, vùng cỏ thưa.
b. Vùng cỏ thưa, xavan, rừng thưa.
c. Rừng thưa, xavan, nửa hoang mạc.
d. Không có câu trả lời đúng.
* Đáp án: 4.1 ( d ), 4.2 ( c+d ), 4.3 ( c ).
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
• Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 22 sách giáo khoa.
• Làm bài tập 1, 2, 3 trang 6 - Tập bản đồ Địa lí 7.
• Chuẩn bị bài 1: “Vị trí, giới hạn, diện tích và bản đồ Tây Ninh”:
- Tìm hiểu vị trí địa lí và giới hạn của tỉnh Tây Ninh ? Ý nghĩa của vị trí địa lí đó ?
- Sắp xếp theo thứ tự giảm dần về diện tích, dân số, mật độ dân số của các huyện, thị xã trong tỉnh
Tây Ninh ?
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Người thực hiện: Nguyễn Phúc Tánh Trang 19
Giáo án Địa lí 7 Năm học: 2007 – 2008
Tiết PPCT: 7 Bài 1: VỊ TRÍ, GIỚI HẠN, DIỆN TÍCH VÀ BẢN ĐỒ TÂY NINH
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU:
• Giúp cho học sinh xác định được chính xác vị trí địa lí. phạm vi giới hạn và diện tích của Tây
Ninh.
Người thực hiện: Nguyễn Phúc Tánh Trang 20
Giáo án Địa lí 7 Năm học: 2007 – 2008

• Giới thiệu cho học sinh các huyện thị của tỉnh, vị trí gần đúng (ranh giới của 3 tỉnh: Tây Ninh,
Bình Phước, Bình Dương qua hồ Dầu Tiếng) của các đơn vị hành chính đó trên bản đồ Tây Ninh
và biết phân tích bảng thống kê về diện tích và dân số, mật độ dân số của các huyện thị.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ hành chính Tây Ninh, bảng thống kê diện tích, dân số, mật độ
dân số của các huyện thị và các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ.
- Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, trực quan.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ:
2.1. Xác định vị trí của môi trường xích đạo ẩm
và nhiệt đới trên bản đồ ? Xingapo thuộc môi
trường nào ?
2.2. Vùng có nhiều cỏ cao cùng với cây hay cây
bụi và cây cối chỉ tươi tốt ở ven hai bên bờ suối,
sông gọi là:
a. Đồng cỏ cao.
b. Xavan.
c. Rừng thưa.
d. Câu a và b đúng.
2.1.
- Xích đạo ẩm: 5
0
B – 5
0
N (3 điểm).
- Nhiệt đới: 5 – 30
0
vĩ tuyến ở cả 2 bán cầu (3

điểm).
- Xingapo: Xích đạo ẩm (1 điểm).
2.2.
- d (3 điểm).
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
* Dựa vào bản đồ hành chính Tây Ninh xác định vĩ độ và
kinh độ ?
* Qua bản đồ hành chính, cho biết:
- Phía bắc và tây, Tây Ninh giáp với nước nào ? Chiều dài
đường biên giới ? (phía tây có cửa khẩu Mộc Bài, phía
bắc có cửa khẩu Xa Mát).
- Phía đông giáp với các tỉnh nào ? Biên giới ? (qua hồ
Dầu Tiếng – 1980, ranh giới với Bình Dương, Bình
Phước chỉ là tương đối).
- Phía nam giáp với tỉnh thành nào ?
- Do vị trí, Tây Ninh là điểm giao thông nối Việt Nam với
Campuchia.
 Quốc lộ 22A và 22B
 Vị trí cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh với Phnôm
Pênh, trên đường xuyên Á.
I. Vị trí, giới hạn, diện tích lãnh thổ:
1. Vị trí địa lí:
- 10
0
57’08” – 11
0
46’36”B.
- 105
0

48’43” – 106
0
22’48” Đ.
2. Giới hạn:
- Bắc và Tây: giáp Cam-pu-chia với
đường biên giới 240 km.
- Đông: Bình Phước và Bình Dương,
123 km.
- Nam: Thành phố Hồ Chí Minh và
Long An, ranh giới 36,5 km.
Người thực hiện: Nguyễn Phúc Tánh Trang 21
Giáo án Địa lí 7 Năm học: 2007 – 2008
 Vậy, Tây Ninh có vị trí như thế nào trong phát triển
kinh tế và củng cố quốc phòng ?
* Giáo viên dùng bảng thống kê về diện tích các tỉnh
thành trong khu vực Đông Nam Bộ, yêu cầu học sinh
nhận xét về diện tích của Tây Ninh.
TT Tỉnh, thành Diện tích (km
2
)
Tổng số 48.884,16
1 TP. Hồ Chí Minh 2.093
2 Lâm Đồng 9.745,95
3 Tây Ninh 4.028,06
4 Bình Phước 6.831,75
5 Bình Dương 2.716
6 Ninh Thuận 3.430,4
7 Bình Thuận 7.992
8 Đồng Nai 10.000
9 Bà Rịa – Vũng Tàu 2.047

* Dựa vào bản đồ hành chính, xác định vị trí của thị xã,
huyện, thị trấn, phường, xã ?
- Có mấy huyện biên giới ? (5: Tân Châu, Tân Biên, Châu
Thành, Bến Cầu và Trảng Bàng).
- Giáo viên kết luận.
* Huyện (thị) nào có diện tích lớn nhất và nhỏ nhất ?
* Huyện (thị) nào có số dân nhiều nhất và ít nhất ?
* Nơi có mật độ dân số cao nhất và thấp nhất ?
* Nơi có số xã nhiều nhất và thấp nhất ? (Thị xã có 1 xã:
Bình Minh).
* Huyện có tên ghép bằng 3 từ ? (Dương Minh Châu).
* Trường em thuộc xã nào, huyện nào ?
- Tây Ninh có vị trí quan trọng về kinh
tế lẫn quốc phòng, có cơ hội hoà nhập
vào thị trường trong nước và quốc tế.
3. Diện tích:
- Diện tích thuộc loại trung bình trong
khu vực: 4.028,06 km
2
.
II. Bảng số liệu về diện tích, dân số ;
số xã phường, thị trấn của các huyện,
thị trong tỉnh:
- Gồm 1 Thị xã, 8 huyện, 8 thị trấn, 3
phường và 79 xã.
- Tân Châu có diện tích lớn nhất, nhỏ
nhất là Thị xã.
- Hoà Thành đông dân nhất, ít nhất là
Thị xã.
- Mật độ dân số thấp nhất là Tân Biên,

cao nhất là Thị xã.
- Châu Thành và Hoà Thành có nhiều
xã nhất, thị xã thấp nhất.
4. Củng cố và luyện tập:
4.1. Tại sao nói Tây Ninh có vị trí quan trọng về kinh tế lẫn quốc phòng, có cơ hội hoà nhập vào thị
trường trong nước và thế giới ?
4.2. Về số đơn vị hành chính hiện nay, Tây Ninh có:
a. 2 Thị xã, 8 huyện, 8 thị trấn, 3 phường và 79 xã.
b. 1 Thị xã, 8 thị trấn.
c. 1 Thị xã, 3 phường và 79 xã.
d. 8 huyện, 3 phường và 79 xã.
* Đáp án:
Người thực hiện: Nguyễn Phúc Tánh Trang 22
Giáo án Địa lí 7 Năm học: 2007 – 2008
- 4.1:
 Cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh với Phnôm Pênh.
 Giáp các tỉnh trong khu vực và Campuchia qua các cửa khẩu.
 Vị trí quốc lộ 22, đường xuyên Á.
- 4.2: ( b+d ).
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
• Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2 trang 10 sách giáo khoa.
• Chuẩn bị bài 7: “Môi trường nhiệt đới gió mùa”:
- Gió mùa là loại gió thế nào ? Khu vực hoạt động chính của gió mùa ?
- Tại sao gọi là khí hậu nhiệt đới gió mùa ?
- Đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới gió mùa ?
- Đặc điểm thực vật của môi trường nhiệt đới gió mùa ?
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết PPCT: 7 Bài 7: MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
• Học sinh nắm được nguyên nhân cơ bản hình thành gió mùa ở đới nóng và đặc điểm của gió mùa
mùa hạ, gió mùa mùa đông.
Người thực hiện: Nguyễn Phúc Tánh Trang 23
Giáo án Địa lí 7 Năm học: 2007 – 2008
• Nắm hai đặc điểm cơ bản của môi trường nhiệt đới gió mùa (nhiệt độ thay đổi theo mùa gió, thời
tiết điễn biến thất thường). Điều này chi phối thiên nhiên và hoạt động của con người theo nhịp
điệu gió mùa.
• Hiểu được môi trường nhiệt đới gió mùa là môi trường đặc sắc và đa dạng ở đới nóng.
2. Kĩ năng:
• Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc bản đồ, ảnh địa lí, biểu đồ khí hậu và nhận biết khí hậu nhiệt
đới gió mùa qua biểu đồ khí hậu.
3. Thái độ:
• Tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, bản đồ khí hậu Việt Nam, bản đồ các môi trường địa lí thế giới.
- Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, trực quan, thảo luận hnóm.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ:
2.1. Nêu đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt
đới ? Xác định vị trí giới hạn môi trường nhiệt
đới trên bản đồ các môi trường địa lí thế giới ?
2.2. Đất được hình thành ở vùng nhiệt đới có
màu đỏ vàng do chứa nhiều ôxít sắt, nhôm gọi là:
a. Đất đá vôi.
b. Đất Feralít.
c. Đất sét.
d. Đất phèn.

2.1.
- Khí hậu (4 điểm).
- Vị trí: 5 – 30
0
ở cả hai bán cầu (3 điểm).
2.2.
- b (3 điểm).
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
* Qua hình 5.1, xác định vị trí môi trường nhiệt đới gió
mùa ?
- Giáo viên giới thiệu thuật ngữ “gió mùa”: là loại gió thổi
theo mùa trên những vùng rộng lớn của các lục địa Á, Phi,
Ôxtrâylia, chủ yếu trong mùa hè và mùa đông.
* Quan sát hình 7.1 và 7.2 sách giáo khoa:
- Nhận xét hướng gió thổi vào mùa hè ở các khu vực ?
Hướng gió thổi vào mùa đông ở các khu vực ?
- Do đặc điểm của hướng gió thổi, hai mùa gió mang theo
tính chất gì ?
- Cho nhận xét về lượng mưa ở các khu vực này trong
mùa hè và mùa đông ?
- Giải thích vì sao lượng mưa có sự chênh lệch rất lớn
giữa hai mùa ?
 Giáo viên giải thích thêm và kết luận.
1. Khí hậu:
- Đông Nam Á và Nam Á là các khu
vực điển hình của môi trường nhiệt đới
Người thực hiện: Nguyễn Phúc Tánh Trang 24
Giáo án Địa lí 7 Năm học: 2007 – 2008
* Trên hình 7.1, 7.2, tại sao hướng mũi tên chỉ hướng gió

ở Nam Á lại chuyển hướng cả 2 mùa hè và đông ? (ảnh
hưởng của lực tự quay của trái đất).
* Hoạt động theo hai nhóm: Qua biểu đồ hình 7.3 và 7.4
cho biết diễn biến nhiệt độ và lượng mưa trong năm của
Hà Nội có gì khác biệt với Mumbai ?
- Diễn biến nhiệt độ của 2 địa điểm ?
- Diễn biến lượng mưa ?
Hà Nội (21
0
B) Mumbai (19
0
B)
Nhiệt độ
lượng
mưa
Nhiệt độ
Lượng
mưa
Mùa

>30
0
C
Mưa lớn
(mùa
mưa)
<30
0
C
Mưa lớn

(mùa
mưa)
Mùa
đông
<18
0
C
Mưa ít
(mùa
mưa ít)
>23
0
C
Lượng
mưa rất
nhỏ (mùa
khô)
Biên
độ
nhiệt
năm
12
0
C
TB:
1722 mm
7
0
C
TB: 1

784 mm
 Kết luận:
- Hà Nội có mùa đông lạnh, Mumbai nóng quanh năm.
- Cả 2 địa điểm đều có lượng mưa lớn (>1500 mm, mùa
đông ở Hà Nội mưa nhiều hơn Mumbai).
* Qua nhận xét, phân tích hình 7.3, 7.4 cho biết yếu tố nào
chi phối, ảnh hưởng rất sâu sắc tới nhiệt độ và lượng mưa
của khí hậu nhiệt đới gió mùa ?
- So sánh, tìm ra sự khác biệt giữa 2 loại biểu đồ khí hậu
của nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa ?
* Giáo viên kết luận.
* Tính chất thất thường của thời tiết thể hiện:
- Mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn.
có gió mùa hoạt động. Gió mùa làm
thay đổi chế độ nhiệt và lượng mưa ở
hai mùa rất rõ rệt.
- Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo
mùa gió.
- Nhiệt độ trung bình năm >20
0
C.
- Biên độ nhiệt trung bình 8
0
C.
- Lượng mưa trung bình > 1500 mm,
mùa khô ngắn có lượng mưa nhỏ.
- Thời tiết diễn biến thất thường, hay
gây thiên tai.
Người thực hiện: Nguyễn Phúc Tánh Trang 25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×