Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

giải pháp cho việc thâm nhập thị trường quốc tế của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.97 KB, 34 trang )

Nguyễn Thị Thúy Hằng Thương mại quốc tế K49
MỤC LỤC
Trang
II.Thâm nhập thị trường quốc tế 4
1.Khái niệm thâm nhập thị trường quốc tế 4
2.Vai trò của thâm nhập thị trường quốc tế 4
3.Quá trình thâm nhập thị trường quốc tế 5
PHẦN II :THỰC TRẠNG THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM 11
I.Thực trạng 11
1.Xuất khẩu 12
2.Nhượng quyền thương mại 18
II.Những thuận lợi và khó khăn cho thâm nhập thị trường quốc tế cho cà
phê Việt Nam 21
1.Thuận lợi 21
1.1.Xét trên khía cạnh tự nhiên 21
1.2.Xét trên khía cạnh tài nguyên văn hóa 22
PHẦN III : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆC XÂM NHẬP
THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU
CÀ PHÊ VIỆT NAM 25
1.Tăng cường quản lý chất lượng cà-phê xuất khẩu 26
2. Xây dựng thương hiệu của cà phê Việt Nam 27
3. Nâng cao mức tiêu dùng trong nước 28
4. Kết nối ngành cà phê toàn cầu 30
KẾT LUẬN 33
1
Nguyễn Thị Thúy Hằng Thương mại quốc tế K49
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay kinh doanh cà phê đã chiếm một vị trí rất quan trọng trên phạm
vi toàn thế giới. Đối với Việt Nam, cà phê là một trong những mặt hàng nông
sản xuất khẩu chủ lực chỉ đứng sau gạo. Hàng năm xuất khẩu cà phê đem về


cho nền kinh tế một lượng ngoại tệ không nhỏ,với kim ngạch xuất khẩu chiếm
tỷ trọng lớn đồng thời giải quyết hàng trăm nghìn công ăn việc làm cho người
lao động trong nước.
Trong xu thế mở cửa hội nhập kinh tế thế giới như ngày nay, với đường
lối chính sách mở cửa hội nhập của Đảng và Nhà nước thì thị trường hàng hóa
nói chung và cà phê Việt nam nói riêng không ngừng được mở rộng. Để cà
phê Việt có thể thâm nhập vào thị trường quốc tế còn có rất nhiều vấn đề cần
lưu ý và giải quyết.
Xuất phát từ những lý do trên em mạnh dạn lựa chọn đề tài là "Giải pháp
cho việc thâm nhập thị trường quốc tế của các doanh nghiệp xuất khẩu
cà phê Việt Nam"
Mục đích nghiên cứu của đề tài.
- Cơ sở lý luận về thị trường quốc tế và thâm nhập thị trường cà phê quốc tế.
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động thâm nhập thị trường quốc tế của
các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam.
- Đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động thâm nhập thị trường cà
phê quốc tế.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động thâm nhập thị trường cà
phê quốc tế của Việt Nam.
Về phần nội dung và kết cấu của đề tài,ngoài phần mở đầu, kết luận và
danh mục tài liệu tham khảo đề tài nghiên cứu gồm ba chương:
2
Nguyễn Thị Thúy Hằng Thương mại quốc tế K49
PHẦN I: THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ VÀ THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG
QUỐC TẾ.
PHẦN II: THỰC TRẠNG THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM
PHẦN III : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆC XÂM NHẬP THỊ
TRƯỜNG QUỐC TẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU CÀ PHÊ
VIỆT NAM.

Tuy có nhiều cố gắng trong việc tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu, song đây
là một mảng đề tài khó và năng lực cũng như trình độ có hạn nên đề tài
nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được
những ý kiến góp ý, bổ sung của các thầy cô và các bạn để em hoàn thiện tốt
hơn trong các nghiên cứu sau này.Em cũng xin chân thành cảm ơn Th.s
Nguyễn Liên Hương đã giúp đỡ, chỉnh sửa để em có thể hoàn thành đề tài
này.
PHẦN I. THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ VÀ THÂM NHẬP THỊ
3
Nguyễn Thị Thúy Hằng Thương mại quốc tế K49
TRƯỜNG QUỐC TẾ
I.Khái niệm thị trường quốc tế.
“ Thị trường quốc tế của doanh nghiệp là tập hợp những khách hàng nước
ngoài hiện tại và tiềm năng của doanh nghiệp đó".
Theo khái niệm trên thì số lượng và cơ cấu của khách hàng nước ngoài
đối với sản phẩm của doanh nghiệp cũng như sự biến động của các yếu tố đó
theo không gian và thời gian là đặc trưng cơ bản của thị trường quốc tế của
doanh nghiệp. Số lượng và cơ cấu nhu cầu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
khách quan và chủ quan, vĩ mô và vi mô đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải
nghiên cứu một cách tỉ mỉ.
II.Thâm nhập thị trường quốc tế
1.Khái niệm thâm nhập thị trường quốc tế
Thâm nhập thị trường quốc tế là nghiên cứu hành vi người tiêu dùng nước
ngoài để phát hiện ra những nhu cầu, động cơ người tiêu dùng,phân đoạn thị
trường, xác định thị trường mục tiêu để đề ra những chiến lược cụ thể.
2.Vai trò của thâm nhập thị trường quốc tế
- Cho phép doanh nghiệp có thể chiếm lĩnh và duy trì các khách hàng của
mình,nhờ đó thường xuyên tìm hiểu thị trường và thích nghi với thị trường
đó.
- Doanh nghiệp có thể tập trung các nguồn lực của mình, việc chuyên môn

hóa sản xuất và tiêu chuẩn hóa sản phẩm đạt ở mức độ cao hơn, hoạt động
quản lý trên thị trường được nâng cao. Đồng thời do tập trung được nguồn lực
nên doanh nghiệp có thể tạo ưu thế cạnh tranh cao hơn trên thị trường.
- Vai trò của thâm nhập thị trường quốc tế sẽ tác động đến doanh nghiệp, khả
năng kinh doanh của một doanh nghiệp sẽ thay đổi tùy theo nguồn lực và tiềm
4
Nguyễn Thị Thúy Hằng Thương mại quốc tế K49
năng của doanh nghiệp đó, sự khác biệt giữa thị trường xuất khẩu, quy mô
chủng loại sản phẩm khi doanh nghiệp đó tham gia vào thị trường quốc tế.
- Thị trường rất đa dạng, người mua có thể rất khác nhau về nhu cầu, khả
năng tài chính, nơi cư trú,thái độ và thói quen mua sắm,chính vì vậy khi thâm
nhập thị trường quốc tế sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể xác định được những
thị trường mục tiêu qua đó sẽ đưa ra những chính sách, biện pháp cụ thể rõ
ràng để xâm nhập thị trường hiệu quả nhất.
3.Quá trình thâm nhập thị trường quốc tế
3.1. Nghiên cứu thị trường:
Nghiên cứu thị trường thế giới là quá trình thu thập tài liệu và các thông
tin về thị trường, so sánh và phân tích các thông tin đó, để rút ra kết luận về
xu hướng biến động của thị trường thế giới trong từng ngành hàng, nhóm
hàng tạo cơ sở để xây dựng các chiến lược marketing của các doanh nghiệp.
Cụ thể quá trình này phải giải quyết các vấn đề sau:
• Xác định nước nào là thị trường có triển vọng nhất cho việc xuất khẩu hàng
của ta hoặc họ đáp ứng việc nhập khẩu với điều kiện thuận lợi, khả năng mua
bán là bao nhiêu.
• Xác định mức cạnh tranh trên thị trường hiện tại và tương lai, đặc điểm
mạnh yếu của đối thủ cạnh tranh .
• Áp dụng những phương thức mua bán cho phù hợp sản phẩm của chúng ta
muốn thâm nhập thị trường đó cần đạt yêu cầu về chất lượng (ISO.9000;
HACCP), số lượng, bao bì đóng gói
• Thu thập thông tin chính xác, đầy đủ kịp thời về tình hình thị trường.

• Tiến hành rút ra sự vận động của thị trường, dự báo được dung lượng của thị
trường, mức biến động của giá cả, trên cơ sở đó xử lý các nguồn thông tin, đề
ra các chiến lược Marketing.
3.2. Xác định chiến lược thâm nhập thị trường thế giới:
5
Nguyễn Thị Thúy Hằng Thương mại quốc tế K49
Các chiến lược thâm nhập thị trường:
3.2.1.Xuất khẩu
Một doanh nghiệp có thể quyết định tham gia vào thị trường thế giới bằng
cách xuất khẩu hàng hóa từ trong nước ra nước ngoài.Đây là cách dễ dàng
nhất cũng là cách thường được sử dụng nhiều nhất đối với các doanh nghiệp
lần đầu tiên tham gia thị trường quốc tế vì cách này ít rủi ro về tài chính nhất.
Xuất khẩu cũng là cách thông thường mà các doanh nghiệp đã có nhiều
kinh nghiệm trong marketing thương mại quốc tế sử dụng.
Xuất khẩu có 2 loại:
- Xuất khẩu trực tiếp: doanh nghiệp trực tiếp giao dịch, ký kết và thực hiện
hợp đồng xuất khẩu hàng hóa của mình hoặc của doanh nghiệp khác với
khách hàng nước ngoài.
Thuận lợi: các lợi thế đối với một công ty trực tiếp xuất khẩu là kiểm soát
được nhiều hơn tiến trình xuất khẩu, có khả năng thu được nhiều lợi nhuận và
nắm được một cách chặt chẽ hơn mối quan hệ với người mua bên ngoài và thị
trường liên quan.
Khó khăn: công ty mất nhiều thời gian, tốn nhiều nhân sự và sử dụng
nhiều nguồn tài lực của công ty hơn xuất khẩu gián tiếp.
- Xuất khẩu gián tiếp: doanh nghiệp thông qua người môi giới để giao dịch,
ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa của mình hoặc của doanh
nghiệp khác với khách hàng nước ngoài.Loại hình này giúp cho các công ty
nhỏ có một phương thức để thâm nhập vào thị trường nước ngoài mà không
phải đương đầu với những rắc rối và rủi ro như trong xuất khẩu trực tiếp.
3.2.2.Cấp giấy phép

Cấp giấy phép là hình thức thâm nhập thị trường quốc tế mà bên bán giấy
phép trao cho bên mua giấy phép quyền sử dụng tài sản vô hình mà họ đang
sở hữu trong thời gian xác định.
6
Nguyễn Thị Thúy Hằng Thương mại quốc tế K49
Cấp giấy phép là hình thức mà các doanh nghiệp có thể xâm nhập thị
trường nước ngoài với số vốn không lớn.Các giấy phép về quyền kinh doanh,
quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, quyền sử dụng quy trình công nghệ được
cấp cho bên đối tác nước ngoài. Đây là chiến lược rất được các doanh nghiệp
vừa và nhỏ ưa dùng khi muốn tham gia vào thị trường quốc tế một cách chắc
chắn với số vốn nhỏ.
3.2.3.Liên doanh
Một doanh nghiệp quyết định chia sẻ quyền quản lý cho một đối tác công
ty nước ngoài thì sẽ tham gia vào liên doanh.Liên doanh la hình thức thương
mại quốc tế được thực hiện một cách rộng rãi.
Một trong những ưu diểm lớn nhất của hình thức liên doanh là giảm rủi ro
về mặt kinh tế và chính trị. Đây là lý do quan trọng để hiểu được tại sao mà
các doanh nghiệp lại muốn xâm nhập thị trường quốc tế bằng cách này.Hơn
nữa đối với nhiều quốc gia, đặc biệt với những nước kém phát triển lại coi
liên doanh là hình thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài nên có chính sách
khuyến khích. Liên doanh cho phép doanh nghiệp tận dụng một số kỹ năng
đặc biệt của các đối tác địa phương, cho phép một doanh nghiệp vẫn có thể
thâm nhập thị trường nếu như ở nước đó có chính sách cấm doanh nghiệp
100% sở hữu nước ngoài và cho phép doanh nghiệp vẫn mở rộng được thị
trường khi có só vốn không lớn và khả năng con người hạn chế.
3.2.4.Nhượng quyền thương hiệu (Franchising)
Nhượng quyền thương hiệu (Franchising) là hình thức kinh doanh mà nhà
sản xuất hay chủ sở hữu một sản phẩm – dịch vụ độc quyền chuyển cho một
cá nhân khác quyền kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó tại một khu vực cụ thể.
Franchising là hình thức phát triển rất nhanh của việc cấp phép, trong đó

người đầu tư cung cấp trọn gói những gì liên quan đến sản phẩm, hệ thống,
quản lý, dịch vụ còn bên tiếp nhận có nhiệm vụ cung cấp các hiểu biết về thị
7
Nguyễn Thị Thúy Hằng Thương mại quốc tế K49
trường, vốn, con người trong quản lý. Việc kết hợp các khả năng cho phép
hoạt động một cách linh hoạt trong điều kiện của thị trường địa phương và
cho phép các bên có được mức độ kiểm tra kiểm soát cần thiết.Franchising là
hình thức thâm nhập thị trường quốc tế nhanh nhất.
Ưu điểm lớn nhất của hình thức nhượng quyền thương mại là khả năng
tập hợp các nhà bán lẻ độc lập lại với nhau và họ cùng sử dụng một thương
hiệu và quan điểm kinh doanh duy nhất. Việc tập hợp này đem lại nhiều cái
lợi: sự nhận biết về thương hiệu từ người tiêu dùng, sự nhất quán trong việc
đáp ứng yêu cầu của khách hàng, sức mạnh của việc quảng cáo tập trung và
hiệu quả từ việc mua hàng của một nhóm đông người tiêu dùng. Đối với
người chủ cửa hàng đơn lẻ, thì nhượng quyền thương mại đem lại nhiều cái
lợi. Nguy cơ thường trực là kinh doanh thất bại giảm đi khi mà quá trình kinh
doanh đã được chứng minh là thành công trên thị trường; việc sử dụng một
thương hiệu đã có uy tín tiết kiệm cho người chủ cửa hàng chi phí xây dựng
và quảng cáo một thương hiệu để cho khách hàng nhận biết; và lợi thế của
việc sử dụng chung các quảng cáo dành cho thương hiệu đó và việc mua hàng
của một nhóm đông người tiêu dùng làm cho họat động kinh doanh sinh lợi
nhiều hơn.
Thêm vào đó, việc hỗ trợ đào tạo, huấn luyện thường xuyên từ bên
nhượng quyền sẽ giúp cho bên nhân nhượng quyền am hiểu và tinh thông
ngay các vấn đề trong công việc mà nếu không thì việc am hiểu này chỉ có
được thông qua các thử nghiệm và sai sót. Với hình thức nhượng quyền kinh
doanh thì việc mở rộng kinh doanh dường như đến dễ dàng hơn. Việc điều
hành thành công một cửa hàng nhượng quyền có thể nhanh chóng dẫn đến
việc mở một cửa hàng thứ hai, thứ ba và cứ tiếp tục như thế.
Chúng ta có thể nêu ra các lợi ích của nhượng quyền thương mại:

- Giảm thiểu các rủi ro
- Họat động theo hình thức trao tay: Bên nhượng quyền giúp bên nhận
8
Nguyễn Thị Thúy Hằng Thương mại quốc tế K49
nhượng quyền tạo dựng cửa hàng và chuyển giao cửa hàng lại cho bên nhận
sử dụng và kinh doanh
- Sản phẩm và hệ thống họat động được tiêu chuẩn hóa
- Hệ thống tài chính và kế toán được tiêu chuấn hóa
- Sức mua hàng của một nhóm đông người
- Được trông coi và tư vấn mọi lúc
- Các chương trình quảng cáo ở cấp độ toàn quốc và địa phương
- Quảng cáo tại nơi bán hàng
- Các họat động hỗ trợ trọn gói, thống nhất
- Nghiên cứu và phát triển không ngừng
- Được hỗ trợ tài chính, hướng dẫn chọn địa điểm bán hàng, cung cấp sách
hướng dẫn về các họat động kinh doanh, hỗ trợ bán hàng và tiếp thị
Tuy nhiên, hình thức nhượng quyền thương mại không phải thích hợp cho
tất cả mọi người. Những loại hình doanh nghiệp họat động hoàn toàn độc lập
có thể khó chịu khi phải thực hiện theo những yêu cầu và đặc điểm họat động
nghiêm ngặt của hình thức kinh doanh nhượng quyền. Và cũng cần biết là có
một vài phương thức kinh doanh nhượng quyền thương mại hiệu quả hơn
những phương thức khác. Một phương thức nhượng quyền kém hiệu quả sẽ
không huấn luyện bạn xử lý tốt các tình huống khó khăn trong kinh doanh, sẽ
không hỗ trợ bạn tốt khi có vấn đề phát sinh, và sẽ không sử dụng hiệu quả
chi phí dành cho quảng cáo của bạn.
Mặt trái của nhượng quyền thương mại là mất quyền kiểm soát công
ty,một hợp đồng bị ràng buộc.
Hình thức kinh doanh nhượng quyền chỉ bắt đầu phát triển và được áp
dụng thành công tại Hoa Kỳ. Đây là mô hình kinh doanh hợp tác: “đôi bên
cùng có lợi”. Bên nhận quyền cần sự nổi tiếng của bên nhượng quyền để việc

kinh doanh thành công dễ dàng hơn. Ngược lại, bên nhượng quyền cần sự
thành công của bên nhận quyền để hệ thống ngày càng phát triển và vững
9
Nguyễn Thị Thúy Hằng Thương mại quốc tế K49
mạnh.
3.2.5.Tập đoàn:
Các tập đoàn được hình thành thường có nhiều nét giống với liên doanh
nhưng tập đoàn thường có nhiều thành viên hơn.Hoạt động của tập đoàn ở thị
trường hay nước không phải là nước sở tại của bất kỳ thành viên nào.
Tập đoàn thường được hình thành và phát triển cùng nhau nhằm san sẻ các
nguồn lực về tài chính, quản lý và giảm rủi ro.Thường những dự án xây dựng
khổng lồ được ký kết với các tập đoàn xây dựng trong đó 1 công ty hoạt động
như công ty lãnh đạo.
3.2.6.Đầu tư sản xuất
Đây là hình thức phát triển thị trường nước ngoài ngay tại nước đó. Chiến
lược này được thực hiện khi nhu cầu về sản phẩm đó đủ lớn để đáng đầu tư
vào sản xuất.Doanh nghiệp tổ chức sản xuất tại thị trường nước ngoài nhằm
mục đích tận dụng chi phí lao động thấp, tránh thuế nhập khẩu , giảm chi phí
cho vận chuyển hàng hóa từ nước mình sang nước ngoài,tận dụng nguyên liệu
tại chỗ và tạo ra mối quan hệ sâu sắc với chính phủ.
3.2.7.Hoạt động lắp ráp
Hoạt động lắp ráp là một biến thể của chiến lược sản xuất. Theo US
Customs Service " lắp ráp là sự gắn kết các linh kiện đã được chế tạo với
nhau". Các phương pháp được sử dụng để nối kết các linh kiện ở thể rắn có
thể là hàn ghép bằng đinh tán, dán bằng kéo và máy…
Trong chiến lược này, các bộ phận hay các linh kiện được sản xuất ở
nhiều nước khác nhau để tận dụng lợi thế so sánh của mỗi nước. Những bộ
phận giá trị lớn có thể được sản xuất ở các nước tiên tiến trong khi các bộ
phận đòi hỏi nhiều lao động được sản xuất tại một nước kém phát triển hơn,
nơi nhiều lao động nhiều và chi phí lao động thấp. Chiến lược này thường

10
Nguyễn Thị Thúy Hằng Thương mại quốc tế K49
được sử dụng trong việc sản xuất hàng điện tử dân dụng. Khi một sản phẩm
đã bão hoà và bị cạnh tranh mạnh về giá cả, có thể cần phải chuyển toàn bộ
các hoạt động sản xuất đòi hỏi nhiều lao động sang các nước kém phát triển
hơn. Ví dụ công ty Atari đã chuyển việc lắp ráp trò chơi điện tử và máy tình
gia đình sang Hồng Kông và Đài Loan. Nhiều nhà sản xuất đồng hồ điện tử,
máy tình và đồ bán dẫn đã thực hiện điều này từ vài năm trước đó.
Hoạt động lắp ráp cũng cho phép một công ty có khả năng cạnh tranh về
giá cả với hàng nhập khẩu giá rẻ, và đây là một chiến lược phòng thủ được
các nhà sản xuất hàng may mặc của Mỹ sử dụng để chống lại hàng nhập khẩu.
PHẦN II :THỰC TRẠNG THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG
QUỐC TẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU CÀ
PHÊ VIỆT NAM
I.Thực trạng
Các doanh nghiệp Việt Nam xâm nhập thị trường cà phê thế giới bằng 2
11
Nguyễn Thị Thúy Hằng Thương mại quốc tế K49
phương thức chính là xuất khẩu và nhượng quyền thương mại.Dưới đây là
thực trạng và đánh giá về tình hình thâm nhập thị trường của các doanh
nghiệp cà phê trong thời quan gần đây.
1.Xuất khẩu
Những năm trước đây cà phê là một ngành nhỏ có đóng gớp khá khiêm
tốn vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nhưng trong những năm gần
đây nó đã vươn lên thành ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
Bảng 1: Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam
Thời
gian
2007/2008 2008/2009 2009/2010 % thay đổi
09/10 so với 08/09

KL
(triệu
MT)
Giá trị
(Triệu
USD)
KL
(triệu
MT)
Giá trị
(Triệu
USD)
KL
(triệu
MT)
Giá trị
(Triệu
USD)
KL Giá trị
T10 41 73 34 60 52 74 53% 23,30%
T11 70 121 63 106 70 100 11% -5.70%
T12 110 192 159 262 114 160 -28% -39%
T1 171 309 118 182 112 158 -5,10% -13,20%
T2 77 156 119 181 64 92 -46,20% -49,20%
T3 97 218 110 158 104 142 -5,50% -10,10%
Tổng
6
tháng
566 1069 603 949 516 726 -14,40% -23,50%
T4 78 171 103 149

T5 73 162 69 100
T6 96 213 64 93
T7 65 147 44 63
T8 49 110 49 70
T9 50 110 45 65
Tổng 977 1,982 977 1,489
12
Nguyễn Thị Thúy Hằng Thương mại quốc tế K49
Nguồn: Vicofa, Tổng Cục Thống kê Việt Nam
Năm 2007, Việt Nam đã xuất khẩu 1 triệu tấn cà phê, đạt kim ngạch trên
1,9 tỷ USD, tăng 22,3% về lượng và 50% về kim ngạch so với năm ngoái.Với
mức tăng này cà phê đang là mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu trong
nhóm hàng nông, lâm sản và là một trong 10 mặt có kim ngạch xuất khẩu đạt
trên 1 tỷ USD. Năm 2007 cũng là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu cà phê
vượt kim ngạch xuất khẩu gạo với mức 13%. Theo Hiệp hội Cà phê-Ca cao
Việt Nam, hiện mười nước nhập khẩu hàng đầu cà phê của Việt Nam là Đức,
Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Ý, Bỉ, Ba Lan, Pháp, Hàn Quốc, Anh, Nhật Bản,
chiếm tới 75% khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam; trong đó Đức tiếp
tục giữ vị trí số 1 về nhập khẩu cà phê của Việt Nam với thị phần khoảng
14%.Ngoài các thị trên, Việt Nam còn mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê
sang một số thị trường khác như vùng Trung Cận Đông, châu Phi, một số
nước ASEAN và vùng Trung Mỹ.
Theo số liệu thương mại, niên vụ 2008/2009, Việt Nam xuất khẩu khoảng
16,3 triệu bao cà phê (tương đương 977 triệu mét tấn). Giá cà phê toàn cầu
giảm mạnh khiến kim ngạch xuất khẩu cà phê nước ta giảm 25% so với niên
vụ trước. Hoa Kỳ vẫn là thị trường đứng thứ 2 (sau Đức) về nhập khẩu cà phê
từ Việt Nam, chiếm khoảng 16% tổng kim ngạch. Việt Nam cũng xuất khẩu
một lượng nhỏ cà phê rang và cà phê 3-trong-1 sang Hoa Kỳ, với tổng kim
ngạch khoảng 193 triệu USD.
Bảng 2 : Số liệu cà phê xuất khẩu 11 tháng đầu năm 2009

CÀ PHÊ XUẤT KHẨU
(Tính từ 01/01/2009 đến 30/11/2009)
Thời điểm Lượng
(tấn)
Trị giá (USD) Giá TB
(USD/tấn)
Tháng 1 136,487 210,592,308 1,543
13
Nguyễn Thị Thúy Hằng Thương mại quốc tế K49
Tháng 2 152,556 233,766,661 1,532
Tháng 3 136,195 198,473,857 1,457
Tháng 4 123,909 180,184,932 1,454
Tháng 5 91,588 131,802,924 1,439
Tháng 6 79,462 115,215,385 1,450
Tháng 7 53,255 76,089,959 1,429
Tháng 8 53,964 77,182,833 1,430
Tháng 9 47,652 69,525,274 1,459
Tháng 10 54,800 79,170,243 1,445
Tháng 11 74,153 105,203,198 1,419
11 tháng đầu
năm 2009
1,004,021 1,477,207,574 1,471
Nguồn: Tổng hợp từ Số liệu của Tổng cục Hải quan
Trong 11 tháng đầu năm 2009 xuất khẩu cà phê đạt 1.004.021 tấn với gần
1.447 triệu USD với giá trung bình xuất khẩu là 1471USSD/1 tấn.Theo số
liệu thống kê chính thức từ Tổng cục hải quan, tháng 4/2009 xuất khẩu cà
phê của Việt Nam giảm 10,51% về lượng và 10,65% về kim ngạch so với
tháng 3/2009, nhưng so với cùng kỳ năm 2008 lại tăng 72,86% về lượng và
tăng 13,16% về kim ngạch, đạt 125,887 nghìn tấn, kim ngạch trên 183 triệu
USD. Tính đến hết tháng 4 năm 2009, cả nước xuất khẩu được trên 555

nghìn tấn cà phê, đạt kim ngạch trên 832 triệu USD, giảm nhẹ 2,4% về kim
ngạch nhưng lại tăng 31,4% về lượng so với 4 tháng năm 2008.
Cũng theo số liệu thống kê, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng
4/2010 đạt hơn 117 nghìn tấn với 158,67 triệu USD, chiếm 2,98% tổng kim
ngạch xuất khẩu hàng hoá trong tháng, giảm 66,01% về lượng và 67,12% về
trị giá so với tháng trước. Đưa tổng lượng xuất khẩu cà phê trong 4 tháng đầu
năm 2010 lên 464 nghìn tấn, đạt trị giá 643,74 triệu USD, chiếm 3,26% tổng
kim ngạch xuất khẩu, giảm 16,42% về lượng và 22,7% về trị giá so với cùng
kỳ năm trước.Trong đó Đức là thị trường dẫn đầu về lượng và trị giá nhập
14
Nguyễn Thị Thúy Hằng Thương mại quốc tế K49
khẩu cà phê của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2010, đạt 63,26 nghìn tấn
với trị giá 88,52 triệu USD chiếm 13,75 tổng trị giá xuất khẩu cà phê, tăng
4,74% về lượng nhưng lại giảm 3,54% về trị giá so với cùng kỳ năm trước;
thứ hai là Hoa Kỳ đạt 53,62 nghìn tấn với trị giá 80,64 triệu USD giảm 5,15%
về lượng và giảm 6,65% về trị giá; thứ 3 là Italia đạt 29,14 nghìn tấn với
40,38 triệu USD giảm mạnh 45,26% về lượng, giảm 49,91% về trị giá so với
cùng kỳ năm trước.Indonesi là nước đứng thứ 10 về kim ngạch nhập khẩu cà
phê Việt Nam trong 4 tháng nhưng có tốc độ tăng trưởng vượt bậc cả về
lượng và trị giá so với 4 tháng năm 2009 đạt 9,99 nghìn tấn với kim ngạch
13,94 triệu USD tăng +655,75% về lượng và tăng +584,87% về trị giá; tiếp
đến là Ấn Độ đạt 9,13 nghìn tấn với trị giá 12,09 triệu USD tăng +128,24%
về lượng và tăng +114,98% về trị giá.
Bảng 3: Một số thị trường nhập khẩu cà phê chính của nước ta từ giai
đoạn 06/07 đến 09/10
TT Thị trường 2006/2007 2007/2008 2008/2009
2009/2010*
(T10-T3)
KL
(Triệu

MT)
Giá trị
(nghìn
USD)
KL
(Triệu
MT)
Giá trị
(Nghìn
USD)
KL
(Triệu
MT)
Giá trị
(Nghìn
USD)
KL
(Triệu
MT)
Giá trị
(Nghìn
USD)
1 Đức 249 408.995 174 373.024 165 292.418 81 116.008
2 Hoa Kỳ 193 291.914 158 317.572 157 243.084 74 116.455
3
Tây Ban
Nha 100 159.715 100 221.092 88 154.426 34 46.077
4 Italy 79 130.174 80 171.176 83 163.948 34 47.265
5 Bỉ 20 33.562 61 144.529 44 87.251 25 34.428
15

Nguyễn Thị Thúy Hằng Thương mại quốc tế K49
6 Nhật Bản 35 57.532 44 99.789 50 86.768 25 38.935
7 Hàn Quốc 40 59.849 44 90.875 39 72.551 15 20.977
8 Pháp 44 72.589 37 79.558 37 66.545 7 9.633
9 Algeria 24 43.948 28 69.386 29 56.667 12 16.900
10Anh 40 55.922 29 53.587 25 45.698 19 24.640
11Nga 26 43.711 23 51.237 20 38.221 15 19.620
12Malaysia 26 42.490 21 45.778 20 34.754 9 12.787
13
Trung
Quốc 16 24.227 14 28.730 16 29.457 9 12.496
14Indonesia 45 68.370 3 6.371 4 5.569 19 25.725
15Philippin 17 27.590 10 19.996 13 19.660 9 11.198
16Thụy Sĩ 10 16.857 10 23.149 9 18.047 18 23.245
Tổng 964 1.537.445836 1.795.849799 1.415.064405 576.389
Nguồn: Global Trade Atlas; * Vicofa và Tổng cục Thống kê Việt Nam
Trong 4 tháng đầu năm 2010, một số thị trường có độ suy giảm mạnh cả
về lượng và trị giá nhập khẩu cà phê của Việt Nam so với 4 tháng năm 2009
như: Bỉ giảm -81,15% về lượng ở mức 18,76 nghìn tấn và giảm -81,99% về
trị giá ở mức 26 triệu USD; Hà Lan giảm 59,66% về lượng đạt 9,53 nghìn tấn,
giảm 60,49% về trị giá đạt 13,44 triệu USD; Pháp giảm -71,81% về lượng và
giảm -74,11% về trị giá.
Tính đến hết tháng 7, tổng khối lượng xuất khẩu cà phê đạt gần 750 nghìn
tấn, kim ngạch đạt 1,06 triệu USD, giảm 5,8% về lượng và 10,1% về kim
ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.Đây là số liệu do Tổng cục Hải quan vừa
công bố. Theo đó, chỉ tính riêng trong tháng 7, nước ta đã xuất khẩu gần 89,5
nghìn tấn cà phê, đạt kim ngạch 137,5 triệu USD.Giá cà phê xuất khẩu tại
cảng Sài Gòn (FOB HCM) đạt đỉnh cao nhất trong quý III vào ngày 18/8 với
mức 1.745 USD/tấn. Tuy nhiên, sau đó giá cà phê xuất khẩu cũng giảm mạnh
theo biến động giảm của giá cà phê Robusta giao dịch tại thị trường London,

ngày 26/8 giá FOB HCM giảm tới 19% so với mức giá đạt được ngày 18/8,
16
Nguyễn Thị Thúy Hằng Thương mại quốc tế K49
đạt 1.460 USD/tấn. Hiện, giá FOB đang đứng ở mức 1.755 USD/tấn.Trong
hai tháng cuối năm, nhiều khả năng giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam có thể
chạm mốc từ 1.700-1.800 USD/tấn.
Tháng 8 là thời điểm cây cà phê Tây Nguyên nuôi quả non nhưng hiện tại
đang xuất hiện tình trạng cây cà phê rụng quả non. Ngoài ra tại Lâm Đồng,
bên cạnh hiện tượng rụng quả non, người trồng cà phê đang phải đối mặt với
nạn sâu lạ tấn công lá cà phê từ vài tháng trước, làm cho cây không phát triển
bình thường, đến lúc cho quả thì không đồng đều. Những yếu tố này đều có
khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến năng suất của cây cà
phê để xuất khẩu.
Hơn nữa, do giá cà phê không mấy hấp dẫn đã khiến người dân không có
sự chăm sóc đúng mức, do vậy nếu không có biện pháp xử lý kịp thời thì chắc
chắn năng suất cà phê năm nay sẽ bị sụt giảm đáng kể.
Giá cà phê nhân xô ngày 25 và 26/8 cũng giảm mạnh theo đà giảm của thị
trường thế giới, chỉ còn 27.700 - 27.800 đồng/kg, giảm tới 2.400 đồng/kg so
với giá ngày 24/8 và giảm 2.100 đồng/kg so với giá hồi đầu tháng 8.
Giá cà phê xuất khẩu tại cảng Sài Gòn (FOB) ngày 25/8 cũng giảm 8,7% so
với hôm trước, đạt 1.500 USD/tấn và giảm 16,3% so với mức giá xuất khẩu
cao nhất trong tháng đạt được ngày 18/8.
Tuy nhiên, giá cà phê trong nước cũng nhanh chóng tăng trở lại và hiện
đang đạt mức 28.200 – 28.300 đồng/kg. Như vậy, có thế thấy giá cà phê trong
nước biến động tương đối sát và chịu ảnh hưởng lớn từ giá cà phê giao dịch
trên thị trường thế giới.
Theo kế hoạch của Bộ Công thương, xuất khẩu cà phê Việt Nam trong
năm 2010 dự kiến ở mức 1,1 triệu tấn, giảm 5,8% so với năm 2009, tuy nhiên
giá dự kiến đạt 1.550 USD/tấn, tăng trên 5% so với mức bình quân 2009, nên
kim ngạch năm 2010 ước khoảng 1,71 tỷ USD, bằng năm 2009. Nhưng nếu

nhìn vào tình hình xuất khẩu 3 tháng đầu năm – giai đoạn xuất khẩu cà phê
17
Nguyễn Thị Thúy Hằng Thương mại quốc tế K49
đạt đỉnh theo thông lệ hàng năm thì con số 1,7 tỷ USD cho cả năm 2010
dường như là khá xa vời. Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy quý
I/2010, cả nước mới xuất khẩu được khoảng 345.000 tấn cà phê với kim
ngạch khoảng 483 triệu USD, giảm tới 22,3% về lượng và giảm 27,8% về
kim ngạch so với cùng kỳ năm 2009; trong đó, phần trị giá giảm do lượng
giảm là 147 triệu USD và phần trị giá giảm do giá giảm là 39 triệu USD. Đơn
giá xuất khẩu bình quân cũng giảm 7,4% xuống chỉ còn 1.398 USD/tấn, đưa
cà phê trở thành mặt hàng duy nhất trong các nhóm hàng nông sản xuất khẩu
chủ yếu có đơn giá xuất khẩu bình quân giảm so với cùng kỳ năm 2009. Nếu
đơn giá này được duy trì cho tới hết năm thì kim ngạch xuất khẩu cà phê của
Việt Nam sẽ chỉ dao động quanh ngưỡng 1 tỷ USD (theo dự báo của Vifoca),
tức giảm khoảng 40% so với năm 2009. Và ngay cả khi đơn giá xuất khẩu đạt
mức 1.470 USD/tấn như theo dự báo của WB cho các tháng còn lại, mục tiêu
1,7 tỷ USD xuất khẩu cho năm 2010 này cũng khó có thể thực hiện. Như vậy
có thể nói rằng năm 2010 vẫn thực sự là một năm khó khăn cho ngành cà phê
Việt Nam.
Bảng 4 : Dự báo khối lượng và kim ngạch cà phê xuất khẩu 2010
Nguồn: Kết quả dự báo của Trung tâm Tin học và Thống kê
2.Nhượng quyền thương mại
Ra đời vào những năm 1996, Cà phê Trung Nguyên là công ty đầu tiên áp
18
Nguyễn Thị Thúy Hằng Thương mại quốc tế K49
dùng mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại tại thị trường Việt Nam.
Bằng sự năng động và sáng tạo, Trung Nguyên đã xây dựng được một hệ
thống quán nhượng quyền rộng khắp cả nước và thị trường quốc tế như: Nhật
Bản, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc và Campuchia….Từ hệ thống Nhượng
quyền này, Trung Nguyên đã mang tới người yêu cà phê một phong cách

thưởng thức cà phê rất riêng, mang bản sắc văn hóa Việt nam, những tinh hoa
của nhân loại. Trong không gian Trung Nguyên, những tín đồ cà phê ở khắp
mọi nơi sẽ cảm nhận được những nét văn hóa cà phê độc đáo của Việt nam,
chứa đựng những tinh hoa về mặt giá trị triết lý bao trùm, hướng nhân loại tới
những giá trị phát triển mới: sáng tạo, hài hòa và phát triển bền vững.
Ngày nay, với hàng trăm ngàn quán cà phê trải dọc đất nước đang kinh
doanh sản phẩm cà phê Trung Nguyên, và một hệ thống quán nhượng quyền
rộng khắp cả nước, quốc tế doanh nghiệp khát khao mang đến cho người yêu
cà phê không chỉ là những tách cà phê ngon nhất mà còn là những nét văn hóa
cà phê đặc sắc nhất. Những tín đồ cà phê đến với Trung Nguyên sẽ được trải
nghiệm trong những không gian cà phê mà ở đó họ được chia sẻ và đồng cảm
và minh chứng một tinh thần cà phê mới.Bằng sự năng động và sáng tạo,
Trung Nguyên đã xây dựng được một hệ thống quán nhượng quyền rộng khắp
trong nước và tại các nước Nhật Bản, Singapore, Thái Lan và Campuchia, với
một phong cách thưởng thức cà phê rất riêng.
Năm 2008, đánh dấu một bước phát triển mới, quan trọng đối với hệ
thống quán Nhượng Quyền Trung Nguyên. Bằng việc thay đổi về hệ thống
nhận diện thương hiệu cho hệ thống quán, Trung Nguyên đã cho ra đời một
mô hình quán mới, đẹp hơn và sang trọng hơn, một không gian thực sự dành
riêng cho những người yêu cà phê. Tháng 9/2008, tại sân bay Changi
Singapore, Trung Nguyên đã cho ra đời mô hình cà phê mới, hoàn toàn khác
biệt về hình thức những vẫn có sự kế thừa những nét đặc trưng và tính văn
hóa cao của hệ thống hiện tại. Mô hình mới đã nhận được sự đánh giá rất cao
19
Nguyễn Thị Thúy Hằng Thương mại quốc tế K49
của những người yêu cà phê và những người bạn lớn của Trung Nguyên. Tiếp
theo chuỗi sự kiện đó là hàng loạt những quán cà phê theo mô hình này đã
tiếp tục ra đời và tạo nên một làn sóng mới về quán nhượng quyền Trung
Nguyên.
Với hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại, các sản phẩm cà phê

Trung Nguyên được sản xuất từ những hạt cà phê ngon nhất của vùng cao
nguyên Buôn Ma Thuột, kết hợp với công nghệ hiện đại và bí quyết riêng
được giới thiệu đến tất cả mọi người tiêu dùng trong nước và trên thế giới.
Ngày nay, với khoảng 1,000 quán cà phê nhượng quyền, Trung Nguyên luôn
đem đến cho người thưởng thức những tách cà phê hàng đầu Việt Nam tại bất
kì địa điểm quán nhượng quyền Trung Nguyên nào.
Như vậy ta thấy được rằng chiến lược Franchise đã góp phần rất lớn trong
quá trình xâm nhập thị trường quốc tế.Nhưng nó có phải là chiến lược phù
hợp duy nhất hay không? Trung Nguyên bắt đầu thành lập từ một nguồn vốn
ít ỏi, muốn xâm nhập thị trường quốc tế thật sự là một điều rất khó khăn.Do
đó lúc ấy, chiến lược nhượng quyền thương hiệu là một phương thức phù hợp
duy nhất. Trong chiến lược này Trung Nguyên không bỏ vốn ra mở quán mà
chỉ cho mượn thương hiệu, các chủ quán lấy hàng và công thức pha chế của
công ty để kinh doanh và họ đảm bảo chất lượng của một ly cà phê ở quán
này cũng ngon như bất kỳ quán nào khác. Hình thức mua bản quyền thương
hiệu này rất đơn giản, nộp phí người mua bản quyền thương hiệu có thể được
sử dụng tên, biển hiệu màu nâu vàng của Trung Nguyên, nhưng đồng thời họ
cũng phải mua cà phê bột với chiết khấu 10% và một số đồ pha cà phê khác.
Với các hợp đồng mua bản quyền thương hiệu như thế này làm cho Trung
Nguyên nhanh chóng mở rộng phạm vi của mình, bán sản phẩm và xúc tiến
bán kinh doanh cà phê ra cả nước và quốc tế trong khi cả hai phía Trung
Nguyên và người kinh doanh mới phải đầu tư ít. Bằng phương thức kinh
doanh franchising, Trung Nguyên đã không chỉ thành công trong nước mà
20
Nguyễn Thị Thúy Hằng Thương mại quốc tế K49
còn có mặt tại nhiều nước như: Nhật Bản, Campuchia, Singapore, Thái Lan
Họ đang có tham vọng mở rộng danh tiếng sang Philippines, Trung Quốc,
Hàn Quốc Với bên nhận quyền, nhất là những người mới bắt đầu bước vào
kinh doanh thì franchising là cách lựa chọn đảm bảo giảm thiểu rủi ro vì
không phải trải qua giai đoạn xây dựng và phát triển ban đầu. Mặt khác, nếu

thương hiệu có uy tín thì họ sẽ dễ dàng được thị trường chấp nhận.Một số
chuyên gia và nhà tư vấn đã nhận định rằng “Franchising là một trong những
phương thức đầu tư khôn ngoan và chắc chắn nhất”. Theo nghiên cứu của
Phòng Thương mại Mỹ, từ năm 1974 đến nay, trung bình chưa đến 5% doanh
nghiệp trong lĩnh vực nhượng quyền thất bại so với tỷ lệ 30%-65% trong các
lĩnh vực khác.Đối với doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên đang có tham vọng
mở rộng ra thị trường thế giới, nhưng chưa đủ sức để tấn công trực tiếp các
thị trường lớn đầy tiềm năng thì franchising quả là một bước đi phù hợp.
Nhượng quyền thương mại đã giúp Trung Nguyên xâm nhập một cách gián
tiếp vào những thị trường này với chi phí thấp nhất, đồng thời đây cũng là
cách hữu hiệu để bảo vệ nhãn hiệu của doanh nghiệp tại thị trường nước
ngoài.
II.Những thuận lợi và khó khăn cho thâm nhập thị trường quốc
tế cho cà phê Việt Nam
1.Thuận lợi
1.1.Xét trên khía cạnh tự nhiên
Việt Nam hiện là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 trên thế giới, sở dĩ
chúng ta đạt được thành tích này là do:
- Việt Nam sở hữu những điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi và
đắc địa cho cây cà phê phát triển. Đặc biệt là vùng đất đỏ bazan tại các tỉnh
Tây Nguyên, được hình thành bởi quá trình vận động địa chất hơn 160 triệu
21
Nguyễn Thị Thúy Hằng Thương mại quốc tế K49
năm. Chất lượng cà phê Robusta của chúng ta cũng đứng đầu thế giới, nhưng
điều này còn rất ít người biết đến. Các tài nguyên thiên nhiên về đất, nước,
rừng, động vật hoang dã tại các vùng trồng cà phê, đặc biệt là vùng đất Tây
Nguyên, cũng là các giá trị cần được bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo, và đóng gói vào
cùng với tổng thể cây cà phê để tạo ra một hỗn hợp sản phẩm công nghiệp, du
lịch sinh thái – hoang dã – văn hóa, tạo ra các khái niệm và điểm đến có thể
thu hút sự chú ý của thế giới, để cộng hưởng và quảng bá cho thương hiệu

chung của cà phê Việt Nam.
- Vị trí về chính trị cũng tạo cho chúng ta sự thuận lợi để hướng đến, tiếp
cận, và chiếm lĩnh một thị trường tiêu dùng lớn, tiềm năng, và đang có mức
tăng trưởng 30% một năm, đó chính là thị trường Trung Quốc. Sự thuận lợi
trong giao thông đường biển cũng tạo ra lợi thế không nhỏ cho cà phê Việt
Nam khi tham gia vào chuỗi cung vận toàn cầu.
1.2.Xét trên khía cạnh tài nguyên văn hóa.
Với quan điểm rộng về cà phê, chúng ta cần phải xem xét, chắt lọc, đánh
giá và đóng gói rất nhiều các giá trị tài nguyên văn hóa mà Việt Nam đang có
để đưa vào trong khái niệm và chiến lược phát triển cho cà phê Việt Nam.
- Trước hết, về tài nguyên văn hóa, Việt Nam được nhìn nhận là một ít các
nước châu  đã có những nét cơ bản của văn hóa cà phê cùng với Hàn Quốc,
Nhật Bản, và Indonesia; các nước còn lại chủ yếu bị ảnh hưởng bởi văn hóa trà.
- Các yếu tố về văn hóa, lịch sử, y học và dưỡng sinh dân tộc cũng có
những nét đặc thù và hấp dẫn nhất định để đưa vào cà phê và chuyên chở giá
trị văn hóa của cà phê đến với cộng đồng người tiêu dùng.
2.Khó khăn :
- Cà phê của Việt Nam xuất khẩu tới 80 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có
10 nước là bạn hàng lớn. Hầu hết sản lượng cà phê “xuất ngoại” chưa tiếp cận
được trực tiếp với các nhà rang xay cà phê thế giới. Trong khi đó, ở trong
22
Nguyễn Thị Thúy Hằng Thương mại quốc tế K49
nước có đến 126 doanh nghiệp xuất khẩu cùng hơn 3.000 đại lý thu mua. Đây
thực sự là một nghịch lý “vạn người bán, trăm người mua."
- Ngành hàng cà phê hiện chưa thiết lập được hệ thống chế biến, tiêu thụ, xuất
khẩu mang tính chuyên nghiệp, dẫn đến Việt Nam là nước có sản lượng cà
phê Robusta lớn nhất thế giới nhưng việc xuất khẩu hoàn toàn bị động.
Hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng tiêu chuẩn cũ (phân loại theo độ ẩm,
đen vỡ) trong thu mua, chế biến cà phê, thậm chí mua sô, bán sô không theo
một tiêu chuẩn nào.

- Mối liên hệ giữa các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu càphê, giữa doanh
nghiệp với nông dân còn lỏng lẻo, thiếu sự chia sẻ thông tin, không thống
nhất được với nhau về phương thức tiêu thụ và giá cả dẫn đến tình trạng tranh
mua tranh bán ngay trên sân nhà. Điều này đã làm xấu đi hình ảnh cà phê Việt
Nam trên thị trường thế giới.Trong khi đó có tới 95% sản lượng cà phê Việt
Nam sản xuất ra là để xuất khẩu, còn tiêu dùng nội địa chỉ chiếm 5%. Giá
càphê tại thị trường London và New York lên xuống thất thường làm cho các
doanh nghiệp bán trừ lùi giao hàng xa chưa chốt giá, lâm vào tình trạng thua
lỗ nặng.
- Ở Việt Nam, tính đến thời điểm hiện nay mới chế biến được khoảng 10.000
tấn (khoảng 5% tổng sản lượng) - chẳng “thấm tháp” so với 1 triệu tấn cà phê
mà người dân sản xuất ra mỗi năm. Thêm vào đó, tiêu dùng nội địa cũng rất
thấp, chưa được 0,5kg/người/năm. Vì thế, ngành cà phê Việt Nam phụ thuộc
gần như hoàn toàn vào thị trường xuất khẩu.
Phần lớn doanh thu 80 tỷ USD của ngành cà phê thế giới đều rơi vào tay
các nhà chế biến, rang xay trên thế giới. Trong khi các nước sản xuất cà phê
(trong đó có Việt Nam) lại chỉ được hưởng một phần rất nhỏ, chừng 11-13 tỷ
USD, nên phần lợi thu được chẳng đáng là bao.
- Trước đây các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước hầu như chiếm
độc quyền trong việc thu mua cà phê trực tiếp từ các hộ gia đình và các doanh
23
Nguyễn Thị Thúy Hằng Thương mại quốc tế K49
nghiệp sản xuất cà phê để xuất khẩu, do vậy mà các doanh nghiệp này chưa
thực sự quan tâm đến người sản xuất, mối liên kết giữa người sản xuất với các
nhà doanh nghiệp hầu như không tồn tại. Do không có mối liên kết nên một
khi giá cà phê lên cao các doanh nghiệp thường gặp khó khăn là khó có thể
thu mua được số lượng lớn trong một thời gian ngắn để xuất khẩu. Hơn nữa
do nguồn tài chính có hạn, phần lớn phải vay ngân hàng nên dễ gặp phải rủi
ro khi đến hạn giao hàng mà vẫn chưa thu mua đủ số lượng. Ngược lại khi giá
cà phê xuống thấp thì người sản xuất lại gặp rất nhiều khó khăn do chưa bán

được sản phẩm, trong khi đó lại phải cần vốn để đầu tư chăm sóc vườn cây,
phải đi vay ngân hàng làm tăng thêm chi phí sản xuất. Chất lượng cà phê
được quyết định từ những người sản xuất, từ khâu chọn giống đến chăm sóc
thu hái, chế biến, nhưng do hiện nay các doanh nghiệp vẫn còn mua bán theo
kiểu “có gì mua nấy”, mức độ chênh lệch giá giữa chất lượng tốt với xấu
không đủ kích thích người sản xuất đầu tư nâng cao chất lượng. Chính vì vậy
mà hàng chục năm qua mặc dù ngành cà phê đã rất cố gắng để nâng cao chất
lượng cà phê xuất khẩu, nhưng đều không đạt được hiệu quả mong muốn do
thiếu vắng vai trò của các doanh nghiệp. Tuy nhiên sau khi Việt Nam gia
nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã
từng bước trực tiếp tham gia thu mua sản phẩm cà phê từ các hộ nông dân và
các doanh nghiệp sản xuất cà phê trong nước. Bằng cách thông qua các tổ
chức cấp chứng chỉ về chất lượng sản phẩm như UTZ Certified, Rein Fruit
Alliance, Organic Coffee, 4 C v.v…để thiết lập mối liên kết trực tiếp với
người sản xuất. Do được hỗ trợ về mặt kỹ thuật, được đảm bảo cam kết với
giá mua cao hơn, người nông dân rất dễ sẵn sàng chấp thuận tham gia vào các
tổ chức này và từ đó các doanh nghiệp nước ngoài sẽ kiểm soát được sản
lượng, chất lượng cà phê cũng như chi phí sản xuất thực tế của từng vùng.
Với nguồn tài chính dồi dào, đến một lúc nào đó các doanh nghiệp nước ngoài
sẽ là người quyết định giá mua cà phê của người nông dân.
24
Nguyễn Thị Thúy Hằng Thương mại quốc tế K49
PHẦN III : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆC XÂM
NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM.
I.Định hướng cho ngành cà phê Việt Nam
- Xây dựng chiến lược phát triển thị trường, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản
phẩm hướng đến các thị trường có giá trị gia tăng cao
+ Xây dựng chiến lược phát triển thị trường đối với cà phê nước ta đến năm
2015, 2020 và xa hơn. Chú trọng các thị trường có khả năng tiêu thụ lớn, như

Trung Quốc, Đông Âu.
+ Điều chỉnh cơ cấu sản phẩm theo hướng:
Tăng tỷ lệ xuất khẩu cà phê nhân sang các thị trường cao cấp, phấn đấu
đến 2015 có 50 – 70% sản lượng cà phê Việt Nam tham gia giao dịch tại các
sàn giao dịch quốc tế có chất lượng cao.
Phát triển mạnh cà phê hoà tan, cà phê rang xay, nâng mức chế biến sâu
các sản phẩm cà phê đạt 20% vào năm 2015 và 30% vào năm 2020.
Tăng mức tiêu dùng nội địa đạt 10 – 15% tổng sản lượng.
- Ổn định diện tích trồng cà phê theo quy hoạch; thực hành các quy trình canh
tác bền vững.
- Tập trung nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm chế biến; xây dựng và
khẳng định thương hiệu cà phê Việt Nam trên trường Quốc tế.
- Xây dựng hệ thống tiêu thụ cà phê hiện đại, thích ứng với quá trình giao
dịch mua bán trong nước và quốc tế .
- Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, tạo liên kết, gắn bó lợi ích giữa
người trồng, doanh nghiệp chế biến và các cơ sở dịch vụ.
- Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ ngành cà phê phát triển, nâng cao
hiệu quả sản xuất – kinh doanh . Phối hợp với các cơ quan hữu quan, nghiên
25

×