Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong quá trình cho vay hộ nuôi cá tra – basa tại VietinBank chi nhánh An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.34 KB, 75 trang )

LuËn v¨n tèt nghiÖp Th¹c sÜ
ĐỀ TÀI: Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín
dụng trong quá trình cho vay hộ nuôi cá tra –
basa tại VietinBank chi nhánh An Giang
1
LuËn v¨n tèt nghiÖp Th¹c sÜ
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG
1.1.1 Khái niệm
Trong nền kinh tế thị trường, cấp tín dụng là chức năng kinh tế cơ
bản của ngân hàng. Rủi ro trong ngân hàng có xu hướng tập trung chủ yếu
vào danh mục tín dụng. Đây là rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra. Khi
ngân hàng rơi vào trạng thái tài chính khó khăn nghiêm trọng, thì nguyên
nhân thường phát sinh từ hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Vậy Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín
dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả
được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng.
Như vậy có thể nói rằng rủi ro tín dụng có thể xuất hiện trong các
mối quan hệ mà trong đó ngân hàng là chủ nợ, khách hàng là con nợ lại
không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến
hạn. Nó diễn ra trong quá trình cho vay, chiết khấu công cụ chuyển
nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán của
ngân hàng. Đây còn gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn, là
loại rủi ro liên quan đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.
1.1.2 Phân loại
Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân
chia thành các loại sau :
2
Rủi ro tín
dụng


Rủi ro tín
dụng
Rủi ro giao
dịch
Rủi ro giao
dịch
Rủi ro danh
mục
Rủi ro danh
mục
Rủi ro nội
tại
Rủi ro nội
tại
Rủi ro tập
trung
Rủi ro tập
trung
Rủi ro bảo
đảm
Rủi ro bảo
đảm
Rủi ro
nghiệp vụ
Rủi ro
nghiệp vụ
Rủi ro lựa
chọn
Rủi ro lựa
chọn

LuËn v¨n tèt nghiÖp Th¹c sÜ
- Rủi ro giao dịch : là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên
nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt
cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có 03 bộ phận chính là rủi
ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.
+ Rủi ro lựa chọn : là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và
phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có
hiệu quả để ra quyết định cho vay.
+ Rủi ro bảo đảm : phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các
điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể bảo
đảm, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.
+ Rủi ro nghiệp vụ : là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản
vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi
ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề.
- Rủi ro danh mục : là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên
nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của
ngân hàng, được phân chia thành 02 loại : rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
+ Rủi ro nội tại : xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có,
mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực
3
LuËn v¨n tèt nghiÖp Th¹c sÜ
kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn
của khách hàng vay vốn.
+ Rủi ro tập trung : là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay
quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp
hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một
vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
1.1.3 Đánh giá
Các chỉ số thường được sử dụng để đánh giá rủi ro tín dụng là :
1.1.3.1 Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn =
Quy định hiện nay của Ngân hàng Nhà nước cho phép dư nợ quá
hạn của các ngân hàng thương mại không được vượt quá 3%, nghĩa là
trong 100 đồng vốn ngân hàng bỏ ra cho vay thì nợ quá hạn tối đa chỉ được
phép là 3 đồng.
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và / hoặc
lãi đã quá hạn.
Một cách tiếp cận khác, nợ quá hạn là những khoản tín dụng không
hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để được gia
hạn nợ. Để đảm bảo quản lý chặt chẽ, các khoản nợ quá hạn trong hệ thống
ngân hàng thương mại Việt Nam được phân loại theo thời gian và được
phân chia theo thời hạn thành 03 nhóm :
- Nợ quá hạn dưới 90 ngày – Nợ cần chú ý.
- Nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày – Nợ dưới tiêu chuẩn.
- Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày – Nợ nghi ngờ.
- Nợ quá hạn trên 361 ngày – Nợ có khả năng mất vốn.
4
Dư nợ quá hạn
Tổng Dư nợ cho vay
x 100%
LuËn v¨n tèt nghiÖp Th¹c sÜ
Do việc phân loại chất lượng tín dụng được tính theo thời gian như
vậy, nên những khoản tín dụng ở Việt Nam tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
1.1.3.2 Tỷ trọng nợ xấu / Tổng dư nợ cho vay
Nợ xấu : là những khoản nợ quá hạn trên 90 ngày mà không đòi
được và không được tái cơ cấu.
Tại Việt Nam, nợ xấu bao gồm những khoản nợ quá hạn có hoặc
không thể thu hồi, nợ liên quan đến các vụ án chờ xử lý và những khoản
nợ quá hạn không được Chính Phủ xử lý rủi ro.
Nợ xấu (hay nợ có vấn đề, nợ không lành mạnh, nợ khó đòi, nợ

không thể đòi,…) là những khoản nợ mang các đặc trưng :
- Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi
các cam kết này đã hết hạn.
- Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu
dẫn đến có khả năng ngân hàng không thu hồi được cả vốn lẫn lãi.
- Tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) được đánh giá là giá
trị phát mãi không đủ trang trãi nợ gốc và lãi.
- Thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất là 90
ngày.
Theo Quyết định 149/QĐ-TTg ngày 05/01/2001 thì nợ xấu có thể
chia thành 03 nhóm :
● Nhóm 1 : Nợ xấu có tài sản đảm bảo, gồm có : Nợ tồn đọng ngân
hàng đã thu giữ tài sản dưới hình thức gán, xiết nợ; Nợ ngân hàng chưa thu
giữ tài sản như nợ có tài sản liên quan đến vụ án chờ xét xử, nợ có tài sản
đảm bảo đã quá hạn trên 360 ngày.
● Nhóm 2 : Nợ xấu không có tài sản đảm bảo và không có đối
tượng để thu, gồm có : Nợ xóa thiên tai chưa có nguồn và còn hạch toán
5
LuËn v¨n tèt nghiÖp Th¹c sÜ
nội bảng; nợ khoanh doanh nghiệp đã giải thể, phá sản; nợ khoanh doanh
nghiệp thuộc các vụ án; nợ khoanh do thiên tai của hộ sản xuất…
● Nhóm 3 : Nợ xấu không có tài sản đảm bảo nhưng con nợ vẫn còn
tồn tại, đang hoạt động, gồm có : Nợ khoanh doanh nghiệp khó thu hồi; nợ
tín dụng chính sách còn có khả năng thu hồi; nợ quá hạn trên 360 ngày.
● Ngoài ra còn có nhóm nợ phát sinh sau ngày 31/12/2000, là những
khoản nợ không thu được nhưng không đủ điều kiện để khoanh, xóa.
Cũng từ cách phân loại nợ quá hạn theo thời gian như vậy nên phần
lớn nợ quá hạn ở nước ta đều là nợ xấu. Các khoản nợ xấu tồn tại hiện nay
ở các NHTM bao gồm :
+ Nợ quá hạn từ 90 ngày trở lên.

+ Nợ liên quan đến các vụ án, nợ đã khởi kiện nhưng chưa thể thu
hồi chờ xử lý, nợ có tài sản đảm bảo nhưng không hợp lệ.
+ Những khoản nợ quá hạn, nợ trả thay không còn đối tượng để thu.
Theo Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007, nợ xấu
của tổ chức tín dụng bao gồm các nhóm nợ như sau :
● Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm :
+ Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ
điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2;
+ Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ
khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
+ Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3.
● Nợ nghi ngờ bao gồm :
+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90
ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
6
LuËn v¨n tèt nghiÖp Th¹c sÜ
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
+ Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4.
● Nợ có khả năng mất vốn bao gồm :
+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90
ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo
thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả
chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
+ Các khoản nợ khoanh, nợ chời xử lý;
+ Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5.

1.1.3.3 Hệ số rủi ro tín dụng
Hệ số này cho thấy tỷ trọng của các khoản mục tín dụng trong tài
sản có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn
nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao. Thông thường, tổng dư nợ
cho vay của ngân hàng được chia thành 03 nhóm :
- Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu : là những
khoản cho vay có mức độ rủi ro lớn nhưng có thể mang lại thu nhập cao
cho ngân hàng. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư
nợ cho vay của ngân hàng.
- Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt : là những
khoản cho vay có mức độ rủi ro thấp nhưng có thể mang lại thu nhập
không cao cho ngân hàng. Đây là khoản tín dụng cũng chiếm tỷ trọng thấp
trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.
- Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình : là
những khoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và thu nhập
7
LuËn v¨n tèt nghiÖp Th¹c sÜ
mang lại cho ngân hàng là vừa phải. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng
áp đảo trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng nên ta có công thức sau :
Hệ số rủi ro tín dụng =
1.2 NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG
1.2.1.1 Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định

Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường
thế giới :
Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông
nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực
phẩm và nguyên liệu), dầu thô, may gia công,…vốn rất nhạy cảm với rủi
ro thời tiết và giá cả thế giới, nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới
biến động xấu. Điển hình như ngành Dệt may trong một số năm gần đây đã

gặp không ít khó khăn vì bị khống chế hạn ngạch làm ảnh hưởng trực tiếp
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng của ngân hàng nói
riêng và của các ngân hàng cho vay nói chung. Ngành Thuỷ sản cũng gặp
nhiều lao đao vì các vụ kiện bán phá giá vừa qua,

Rủi ro tất yếu của quá trình tự do hoá tài chính, hội nhập quốc tế:
Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ
xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết
các những khách hàng của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và
quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự
cạnh tranh của các NHTM trong nước và quốc tế trong môi trường hội
nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản
lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách
hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút.
8
Tổng dư nợ cho vay
Tổng tài sản có
x 100%
LuËn v¨n tèt nghiÖp Th¹c sÜ

Thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã dẫn đến
khủng hoảng thừa về đầu tư trong một số ngành :
Nền kinh tế thị trường tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, các nhà kinh
doanh sẽ tìm kiếm ngành nào có lợi nhất để đầu tư và sẽ rời bỏ những
ngành không đem lại lợi nhuận cho họ và do đó có sự chuyển dịch vốn từ
ngành này qua ngành khác và đây cũng là một hiện tượng khách quan. Tuy
nhiên ở nước ta thời gian qua, sự cạnh tranh đã phát triển một cách tự phát,
hoàn toàn không đi kèm với sự quy hoạch hợp lý, hợp tác, phân công lao
động, chuyên môn hoá lao động, sự bất lực trong vai trò của các Hiệp hội
và sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Điều này dẫn đến sự gia tăng quá đáng

vốn đầu tư vào một số ngành, dẫn đến khủng hoảng thừa, lãng phí tài
nguyên quốc gia.
1.2.1.2 Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi

Sự kém hiệu quả của các cơ quan pháp luật cấp địa phương:
Trong những năm gần đây, Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội,
Chính phủ, NHNN và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều Luật liên
quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, Luật và các Văn bản
đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm
chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về
cưỡng chế thu hồi nợ. Những Văn bản này đều có quy định : Trong trường
hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý TSĐB nợ vay
để thu hồi nợ. Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân
hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực Nhà nước,
không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao TSĐB cho ngân
hàng để xử lý hoặc việc chuyển TSĐB nợ vay để Toà án xử lý qua con
đường tố tụng…cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM
không giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng.
9
LuËn v¨n tèt nghiÖp Th¹c sÜ

Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN:
Bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, hoạt động thanh tra
ngân hàng và đảm bảo an toàn hệ thống chưa có sự cải thiện căn bản về
chất lượng. Năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu
cầu, thậm chí một số nghiệp vụ kinh doanh và công nghệ mới Thanh tra
ngân hàng còn chưa theo kịp. Nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát
lạc hậu, chậm đổi mới. Vai trò kiểm toán chưa được phát huy và hệ thống
thông tin chưa được tổ chức một cách hữu hiệu. Thanh tra tại chỗ vẫn là
phương pháp chủ yếu, khả năng kiểm soát toàn bộ hoạt động thị trường

tiền tệ và giám sát rủi ro còn yếu. Thanh tra ngân hàng còn hoạt động một
cách thụ động theo cách xử lý vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn
chặn và phòng ngừa rủi ro và vi phạm. Mô hình tổ chức của thanh tra ngân
hàng còn nhiều bất cập. Do vậy mà có những sai phạm của các NHTM
không được thanh tra NHNN cảnh báo, có biện pháp ngăn chặn từ đầu, để
đến khi hậu quả nặng nề đã xảy ra rồi mới can thiệp. Hàng loạt các sai
phạm về cho vay, bảo lãnh tín dụng ở một số NHTM dẫn đến những rủi ró
rất lớn, có nguy cơ đe doạ sự an toàn của cả hệ thống lẽ ra có thể đã được
ngăn chặn ngay từ đầu nếu bộ máy thanh tra phát hiện và xử lý sớm hơn.

Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập:
Hiện nay ở Việt Nam chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ
về doanh nghiệp và ngân hàng. Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng
(CIC) của NHNN hoạt động đã quá một thập niên và đã đạt được những
kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin kịp thời
về tình hình hoạt động tín dụng nhưng chưa phải là cơ quan định mức tín
nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập và hiệu quả, thông tin cung cấp còn
đơn điệu, thiếu cập nhật chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tra cứu thông
tin của các ngân hàng. Đó cũng là thách thức cho hệ thống ngân hàng trong
10
LuËn v¨n tèt nghiÖp Th¹c sÜ
việc mở rộng và kiểm soát tín dụng cho nền kinh tế trong điều kiện thiếu
một hệ thống thông tin tương xứng. Nếu các ngân hàng cố gắng chạy theo
thành tích, mở rộng tín dụng trong điều kiện môi trường thông tin không
cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thống ngân hàng.
1.2.1.3 Rủi ro do các nguyên nhân từ phía khách hàng vay

Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ
vay:
Đa số các khách hàng khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án

kinh doanh cụ thể, khả thi. Số lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai
mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy
nhiên, những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của
các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các khách hàng khác

Khả năng quản lý kinh doanh kém:
Khi khách hàng vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh,
đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít khách hàng nào
dám mạnh dạng đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát
kinh doanh, tài chính, kết toán theo đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh
phình ra quá to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản
của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên
thực tế.

Tình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch:
Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé là đặc điểm chung của hầu hết
các khách hàng vay vốn Việt Nam. Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ,
chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các khách hàng tuân
thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các khách
hàng cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn
là thực chất. Khi cán bộ ngân hàng lập các bảng phân tích tài chính của
11
LuËn v¨n tèt nghiÖp Th¹c sÜ
doanh nghiệp dựa trên số liệu do các khách hàng cung cấp thường thiếu
tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn
luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng
chống rủi ro tín dụng.
1.2.2 Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan :

Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng:

Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian
ví nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát
của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên
cùng với công việc kinh doanh. Nhưng trong thời gian trước đây, công
việc kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hầu như chỉ tồn tại trên hình thức.
Kiểm tra nội bộ cần phải được xem như hệ thống “thắng” của cỗ xe tín
dụng. Cỗ xe càng lao đi với vận tốc lớn thì hệ thống này càng phải an toàn,
hiệu quả thì mới tránh cho cỗ xe khỏi đi vào những ngã rẽ rủi ro vốn luôn
luôn tồn tại thường trực trên con đường đi tới.

Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
Một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến
cán bộ NHTM đều có sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng cùng với
khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên
quá cao so với thực tế để rút tiền ngân hàng.
Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố quan trọng để giải quyết
vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Một cán bộ kém về năng lực có thể bồi
dưỡng thêm, nhưng một cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về mặt
nghiệp vụ thì thật vô cùng nguy hiểm khi được bố trí trong công tác tín
dụng.

Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay:
12
LuËn v¨n tèt nghiÖp Th¹c sÜ
Các ngân hàng thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho
việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát
đồng vốn sau khi cho vay. Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần
phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ được hoàn trả. Theo
dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng
nói riêng và của ngân hàng nói chung. Việc theo dõi hoạt động của khách

hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa
khách hàng và ngân hàng nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở
rộng cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên, trong thời gian qua các NHTM chưa
thực hiện tốt công tác này. Điều này do một phần yếu tố tâm lý ngại gây
phiền hà cho khách hàng của cán bộ ngân hàng, một phần do hệ thống
thông tin quản lý phục vụ kinh doanh của các khách hàng quá lạc hậu,
không cung cấp được kịp thời, đầy đủ các thông tin mà NHTM yêu cầu.

Sự hợp tác giữa các NHTM quá lỏng lẻo, vai trò của CIC chưa
thật sự hiệu quả:
Kinh doanh ngân hàng là một nghề đặc biệt huy động vốn để cho
vay hay nói cách khác đi vay để cho vay, do vậy vấn đề rủi ro trong hoạt
động tín dụng là không thể trách khỏi, các ngân hàng cần phải hợp tác chặt
chẽ với nhau nhằm hạn chế rủi ro. Sự hợp tác nảy sinh do yêu cầu quản lý
rủi ro đối với cùng một khách hàng khi khách hàng này vay tiền tại nhiều
ngân hàng. Trong quản trị tài chính, khả năng trả nợ của một khách hàng là
một con số cụ thể, có giới hạn tối đa của nó. Nếu do sự thiếu trao đổi thông
tin dẫn đến việc nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng đến mức
vượt quá giới hạn tối đa này thì rủi ro chia đều cho tất cả chứ không chừa
một ngân hàng nào.
Trong tình hình cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt như
hiện nay, vai trò của CIC là rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin
13
LuËn v¨n tèt nghiÖp Th¹c sÜ
kịp thời, chính xác để các ngân hàng có các quyết định cho vay hợp lý.
Đáng tiếc là hiện nay ngân hàng dữ liệu của CIC chưa đầy đủ và thông tin
còn quá đơn điệu, chưa được cập nhật và xử lý kịp thời.
1.3 PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG
1.3.1 Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho vay, bảo lãnh,
cho thuê tài chính, chiết khấu, bao thanh toán và bảo đảm tiền vay; xem

xét và quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hoặc không có bảo
đảm bằng tài sản, cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay,
tránh các vướng mắc khi xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vay. Đặc biệt
chú trọng thực hiện các giải pháp thu hồi nợ vay. Đặc biệt chú trọng các
giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng không để nợ xấu gia tăng.
1.3.2 Phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên
tắc, thủ tục cho vay và cấp tín dụng khác, tránh xảy ra sự cố gây thất thoát
tài sản, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tăng cường công tác đào tạo cán bộ để
đáp ứng yêu cầu kinh doanh ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế.
1.3.3 Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt
động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ.
1.3.4 Thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mô hình giám sát
rủi ro tín dụng, phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng có hiệu
quả, trong đó bao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách
hàng, hợp đồng tín dụng, các tài sản đảm bảo, khả năng thu hồi nợ và quản
lý nợ của tổ chức tín dụng.
1.3.5 Thực hiện các quy định đảm bảo kiểm soát rủi ro và an toàn hoạt
động tín dụng.
a) Xây dựng và thực hiện đồng bộ một hệ thống quy chế, quy trình
nội bộ về quản lý rủi ro, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng chính sách
14
LuËn v¨n tèt nghiÖp Th¹c sÜ
khách hàng vay vốn, sổ tay tín dụng, quy định về đánh giá, xếp hạng khách
hàng vay, đánh giá chất lượng tín dụng và xử lý các khoản nợ xấu.
b) Mở rộng tín dụng trung và dài hạn ở mức thích hợp, đảm bảo cân
đối thời hạn cho vay đối với thời hạn của nguồn vốn huy động.
c) Thực hiện đúng quy định về giới hạn cho vay, bảo lãnh, cho thuê
tài chính, chiết khấu, bao thanh toán đối với một khách hàng và các tỷ lệ
an toàn hoạt động kinh doanh.
1.3.6 Đối với các trường hợp chây ỳ nhận nợ và trả nợ vay, cần áp

dụng các biện pháp kiên quyết, đúng pháp luật để thu hồi nợ vay, kể cả
việc xử lý TSTC, cầm cố và bảo lãnh, khởi kiện lên cơ quan tòa án.
1.3.7 Thực hiện tốt việc thẩm định khách hàng và khả năng trả nợ.
1.3.8 Bảo hiểm tiền vay, nghĩa là ngân hàng chuyển toàn bộ rủi ro cho
cơ quan bảo hiểm chuyên nghiệp.
1.3.9 Phải có một chính sách tín dụng hợp lý và duy trì các khoản dự
phòng để đối phó với rủi ro.
Kết luận chương I : Rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều
nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Các biện pháp phòng chống rủi ro
có thể nằm trong tầm tay của các NHTM nhưng cũng có những biệp pháp
vượt ngoài khả năng của riêng từng ngân hàng, liên quan đến vấn đề nội tại
của bản thân nền kinh tế đang chuyển đổi, đang định hướng mô hình phát
triển ở Việt Nam. Trong tầm tay của các ngân hàng, rủi ro tín dụng phụ
thuộc vào năng lực của cán bộ tín dụng trong việc phát triển và hạn chế rủi
ro từ lúc xem xét quyết định cho vay cũng như trong suốt thời gian vay.
Năng lực cấp tín dụng phụ thuộc vào chuyên môn của cán bộ tín dụng và
các nguồn lực của ngân hàng về nhân sự cũng như về cơ sở vật chất.
15
LuËn v¨n tèt nghiÖp Th¹c sÜ
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO
VAY HỘ CHĂN NUÔI CÁ TRA-BASA TẠI NGÂN
HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH AN GIANG
2.1 VÀI NÉT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ
XÃ HỘI TỈNH AN GIANG
2.1.1 Về điều kiện tự nhiên
An Giang là một tỉnh thuộc ĐBSCL, Phía Đông và Đông Bắc giáp
tỉnh Đồng Tháp; Phía Tây Bắc giáp Vương quốc Campuchia với đường
biên giới dài gần 96,6 km; Phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang;
Phía Đông Nam giáp Thành phố Cần Thơ. Diện tích tự nhiên của tỉnh là

3.536,8 km
2
. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm : TP Long
Xuyên, Thị xã Châu Đốc và 09 huyện là Châu Thành, Thoại Sơn, Châu
Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên, Chợ Mới, Phú Tân, Tân Châu, An Phú với 150
phường, xã, thị trấn. Dân số năm 2006 khoản 2.210.000 người tương ứng
với mật độ dân số là 625 người/km
2
.
An Giang có hai nhánh sông chảy qua là sông Tiền và sông Hậu,
sông Tiền chảy qua An Giang không liên tục, là ranh giới chung của hai
tỉnh An Giang – Đồng Tháp (ở Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới). Sông Hậu
đi qua tỉnh An Giang chia tỉnh thành hai phần : các huyện cù lao An Phú,
Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới; Các huyện còn lại nằm ở khu vực tứ giác
Long Xuyên, ngoài ra An Giang còn rất nhiều nhánh sông, kênh rạch,…
Nghề nuôi cá bè truyền thống của tỉnh An Giang tập trung chủ yếu
trên sông Hậu, ngoài ra các mô hình nuôi cá ao cũng tập trung chủ yếu hai
16
LuËn v¨n tèt nghiÖp Th¹c sÜ
bên tả ngạn và hữu ngạn của sông Hậu. Do sông Hậu có tốc độ dòng chảy
thấp, thấp hơn so với sông Tiền, độ sâu của lòng sông thấp, địa hình đáy
sông Hậu thoai thoải, chiều rộng lòng sông lớn rất thích hợp cho nghề nuôi
cá bè.
Mặt khác cộng đồng dân cư của tỉnh An Giang sống tập trung vùng
lưu vực sông Hậu nhiều hơn phía sông Tiền, cơ sở hạ tầng tốt hơn như :
đường giao thông bộ, bệnh viện, trường học, chợ, bưu chính viễn thông,…
Đất dùng cho nuôi trồng thủy sản vùng lưu vực sông Hậu tỉnh An Giang
rất nhiều tiềm năng (về diện tích), chủ yếu là đất canh tác nông nghiệp.
Với những lợi thế trên nghề nuôi trồng thủy sản mà nhiều nhất là
nghề chăn nuôi cá tra-basa phát triển rất mạnh và là một trong những

ngành kinh tế chủ lực của tỉnh.
2.1.2 Về tình hình kinh tế - xã hội
Năm 2007 tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh tăng 13,73%, cao nhất
trong vòng 17 năm qua kể từ năm 1990, tăng 4,68% so với năm 2006,
đứng hàng thứ 5 trong các tỉnh ĐBSCL. Từ đó làm cho thu nhập của người
dân trong tỉnh tăng lên từ 9,6 triệu đồng/người (năm 2006) tăng lên 11,8
triệu đồng/người (năm 2007).
Về cơ cấu GDP theo từng lĩnh vực : Nông, Lâm, Thủy sản là
35,47%; Công nghiệp – xây dựng là 12,14% và Dịch vụ là 52,39%. Kim
ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 540 triệu USD, tăng 21,5% so với năm
2006 và vượt kế hoạch 20% (trong đó : gạo xuất khẩu đạt 502.000 tấn
tương đương 148 triệu USD bằng 91,6% về sản lượng và tăng 5,1% về kim
ngạch so với năm 2006, Thủy sản đông lạnh xuất khẩu đạt 125.000 tấn
tương đương 335 triệu USD tăng 20,2% về lượng và 31,2% về kim ngạch
so với năm 2006). Tỷ lệ hộ nghèo là 8,93% giảm 1,86% so với năm 2006.
Cụ thể :
17
LuËn v¨n tèt nghiÖp Th¹c sÜ
Khu vực I (Nông lâm Thủy sản) : có mức tăng trưởng vượt bậc,
người dân trúng mùa, các mặt hàng nông sản được giá, xuất khẩu ổn định,
đời sống được nâng cao. Tốc độ tăng trưởng cả năm đạt 9,36% cao nhất
trong những năm gần đây. Ngành nông nghiệp có diện tích gieo trồng tăng
20.916 ha so năm 2006, sản lượng thu hoạch trên 3,1 triệu tấn, tăng 219
ngàn tấn so với năm 2006. Ngành thủy sản có mức tăng trưởng cao nhất
khu vực, đạt 26,97% so năm 2006, do nhu cầu tiêu thụ tăng, giá cả nguyên
liệu ổn định ở mức cao, lợi nhuận nhiều làm cho diện tích nuôi trồng ngày
càng mở rộng thêm, sản lượng thủy sản đạt 264.000 tấn, tăng 44,8% so
năm 2006.
Khu vực II (Công nghiệp – xây dựng) : sản xuất công nghiệp ổn
định và đạt ở mức tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng năm 2007 tăng

15,55% so năm 2006, trong đó công nghiệp chế biến tăng mạnh 17,81%;
những ngành nghề hoạt động có hiệu quả như : chế biến thủy sản, quần áo
may sẵn, gạch xây dựng, xay xát gạo, nước máy thương phẩm, thức ăn gia
súc, thủy sản,…Xây dựng tăng 10,5% so năm 2006.
Khu vực III (Dịch vụ) : Hoạt động kinh doanh tiếp tục phát triển;
khu vực Nông Lâm Thủy sản tăng về lượng, với các mặt hàng chủ lực là
lúa, cá tạo điều kiện cho khu vực công nghiệp phát triển sản xuất, giá lúa,
cá ở mức cao làm tăng sức mua và khả năng thanh toán của người dân
nông thôn, tăng sức mua của xã hội. Thương mại phát triển đã bảo vệ được
lợi ích của người sản xuất và kích thích sản xuất phát triển. Tốc độ tăng
trưởng của khu vực này đạt 15,80%, tăng 1,2% so năm 2006.
2.2 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
18
LuËn v¨n tèt nghiÖp Th¹c sÜ
VÀ GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH
AN GIANG
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống Ngân hàng
Công thương Việt Nam (tên viết tắt là Vietinbank)
2.2.1.1 Lịch sử hình thành
- Giai đoạn thứ nhất (từ tháng 07/1988 đến hết năm 1990) : trong
giai đoạn này Ngân hàng Công thương Trung ương chỉ thực hiện nhiệm vụ
quản lý như một liên hiệp xí nghiệp đặc biệt, các Chi nhánh thực hiện chế
độ hạch toán kinh tế độc lập.
- Giai đoạn thứ hai (từ tháng 01/1991 đến tháng 09/1996) : sau khi
Pháp lệnh ngân hàng có hiệu lực thi hành (tháng 10/1990), theo Quyết định
402/CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ
tướng Chính phủ), Ngân hàng Công thương Việt Nam mới thực sự trở
thành một ngân hàng thương mại có chức năng kinh doanh tiền tệ. Mô
hình tổ chức kinh doanh được định rõ : Ngân hàng Công thương Việt Nam

là một pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước, thực hiện hạch toán kinh tế độc
lập, có các Chi nhánh là các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc.
- Giai đoạn thứ ba (từ tháng 09/1996 đến nay) : theo mô hình Tổng
Công ty Nhà nước, Ngân hàng Công thương Việt Nam được quản lý bởi
Hội đồng Quản trị, điều hành bởi Tổng Giám đốc, có các Chi nhánh là các
đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc (Chi nhánh cấp I).
2.2.1.2 Quá trình phát triển
Ngân hàng Công thương Việt Nam là một trong những Ngân hàng
Thương mại Nhà nước lớn của Việt Nam. Ngày nay, Ngân hàng Công
thương Việt Nam có hệ thống mạng lưới rộng khắp bao phủ các tỉnh, thành
phố trong cả nước. Ngoài ra, Ngân hàng Công thương Việt Nam còn có
các đơn vị trực thuộc như : Văn phòng đại diện Thành phố Hồ Chí Minh,
19
LuËn v¨n tèt nghiÖp Th¹c sÜ
Trung tâm đào tạo, Trung tâm Công nghệ Thông tin, Công ty cho thuê Tài
chính, Công ty trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán, Công ty Quản lý và
Khai thác tài sản; tham gia cùng với các Tổ chức tín dụng nước ngoài lập
hai đơn vị liên doanh đầu tiên thuộc hệ thống tín dụng Việt Nam là
Indovina Bank và Công ty cho thuê Tài chính Quốc tế Việt Nam và góp
vốn một số liên doanh như Sài Gòn Công thương, Quỹ tín dụng nhân dân
Trung ương. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam
đã và đang vươn xa ra thế giới thông qua mạng lưới hơn 600 Ngân hàng
đại lý trên khắp Châu Lục.
Khách hàng của Ngân hàng Công thương Việt Nam là các tổ chức
kinh tế kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây
dựng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thương mại, du lịch, dịch
vụ,…và các khách hàng cá nhân tại các khu tập trung đông dân cư. Với
phương châm “Nâng giá trị cuộc sống” Ngân hàng Công thương Việt Nam
đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước và sự
thành đạt của các doanh nghiệp.

2.2.2 Giới thiệu về Ngân hàng Công thương Chi nhánh An Giang
2.2.2.1 Mạng lưới tổ chức
NHCT Chi nhánh An Giang chính thức được thành lập theo Quyết
định số 54/NH-TCCB ngày 14/07/1988 của Tổng Giám đốc NHNN Việt
Nam (nay là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
NHCT Chi nhánh An Giang có trụ sở chính tại số 270 đường Lý
Thái Tổ, Phường Mỹ Long, Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Ngân
hàng Công thương Chi nhánh An Giang là một trong 130 Chi nhánh của
Ngân hàng Công thương Việt Nam, thực hiện hạch toán nội bộ, là một
Ngân hàng Thương mại Nhà nước.
20
LuËn v¨n tèt nghiÖp Th¹c sÜ
Từ khi thành lập đến nay, NHCT Chi nhánh An Giang phát triển
không ngừng và đã tận dụng tốt những điểm mạnh để phát huy lợi thế của
một NHTMNN có uy tín trong hệ thống ngân hàng, với chức năng kinh
doanh trong lĩnh vực tài chính và tiền tệ, nên chi nhánh hoạt động khá hiệu
quả, lợi nhuận tăng trưởng qua các năm, ngoài ra NHCT Chi nhánh An
Giang còn góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội trong tỉnh
An Giang. Chi nhánh luôn đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn của khách
hàng, tạo được vị thế cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của mình. Với
những thành tích đạt được Chi nhánh đã góp phần phát triển kinh tế của
địa phương trong đó có 03 chương trình kinh tế lớn của tỉnh đề ra là :
khuyến công, khuyến nông và khuyến ngư.
Khi mới thành lập (tháng 7/1988), NHCT Chi nhánh An Giang
ngoài trụ sở chính chỉ có một Chi nhánh trực thuộc (Chi nhánh NHCT thị
xã Châu Đốc) nhưng vào tháng 06 năm 2007 Chi nhánh NHCT thị xã
Châu Đốc đã tách ra khỏi NHCT Chi nhánh An Giang để nâng lên Chi
nhánh cấp 1 ngang bằng với NHCT Chi nhánh An Giang. Hiện nay, NHCT
Chi nhánh An Giang gồm có 1 Hội sở chính và 03 Phòng Giao dịch đặt tại:
TP. Long Xuyên, huyện Thoại Sơn và huyện Chợ Mới.

2.2.2.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức, bộ máy hoạt động
NHCT Chi nhánh An Giang hiện nay có cơ cấu bộ máy tổ chức bao
gồm : Giám đốc lãnh đạo điều hành mọi hoạt động của các Phòng và chịu
trách nhiệm trước Tổng Giám đốc NHCT Việt Nam.
Giúp việc cho Giám đốc NHCT Chi nhánh An Giang có 02 Phó
Giám đốc : 01 Phó Giám đốc phụ trách nguồn vốn và kinh doanh; 01 Phó
Giám đốc phụ trách kho quỹ, tài chính, thanh toán XNK cùng với 08
Phòng nghiệp vụ giúp việc cho Ban Giám đốc là : Phòng Khách hàng
Doanh nghiệp, Phòng Khách hàng Cá nhân, Phòng Kế toán giao dịch,
21
LuËn v¨n tèt nghiÖp Th¹c sÜ
Phòng Tiền tệ Kho quỹ, Phòng Quản lý rủi ro và Nợ có vấn đề và Phòng
Tổ chức Hành chính.
2.3 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ XUẤT KHẨU
CÁ TRA-BASA
2.3.1 Khái quát về tình hình chăn nuôi và xuất khẩu cá tra-basa ở
Việt Nam
- Nuôi trồng thủy sản nói chung và chăn nuôi cá tra-basa nói riêng
đang từng bước trở thành một trong những ngành sản xuất hàng hóa chủ
lực, phát triển rộng khắp, có vị trí quan trọng và đang tiến đến xây dựng
các vùng sản xuất tập trung. Một đối tượng có giá trị cao, có khả năng xuất
khẩu đã được tập trung đầu tư, khuyến khích phát triển, hiệu quả tốt. Phát
huy được tiềm năng tự nhiên, nguồn vốn và sự năng động sáng tạo trong
doanh nghiệp và nông dân, đồng thời góp phần hết sức quan trọng cho
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp cũng như trong xóa đói giảm
nghèo. Chế biến xuất khẩu là mặt hàng phát triển rất nhanh, đã tiếp cận
được với trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến của khu vực và thế giới.
- Theo số liệu Báo cáo tổng kết hàng năm của Bộ Thủy sản, trong
giai đoạn 1990-2006, tổng sản lượng TSNT của Ngành Thủy sản Việt Nam
đã gia tăng nhanh chóng, từ 1 triệu tấn đã gia tăng lên gần 1,8 triệu tấn với

kim ngạch xuất khẩu tương đương từ 205.000 USD đã vượt 3,3 tỷ USD và
năm 2007 con số này đã lên tới 3,7 tỷ USD vượt 2,8% so với kế hoạch (3,6
tỷ USD) và tăng 10,5% so với năm 2006. Kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh
phải kể đến mặt hàng xuất khẩu cá tra-basa sang thị trường Đông Âu và
EU tăng, đạt giá trị xuất khẩu xấp xỉ 974 triệu USD tăng đến 35,5% so với
năm 2006 (719 triệu USD) với sản lượng xuất khẩu là 383.000 tấn. Thị
trường xuất khẩu thủy sản đã mở rộng ra 146 nước tăng 09 nước so với
năm 2006. Giá trị sản xuất của ngành thủy sản ngày càng có tỷ trọng cao
22
LuËn v¨n tèt nghiÖp Th¹c sÜ
hơn trong khối nông nghiệp và GDP của nền kinh tế, trong đó mặt hàng
xuất khẩu cá tra-basa đóng góp ngày càng nhiều vào tỷ trọng kim ngạch
của cả ngành, góp phần vào tính chủ động trong sản xuất, tạo công ăn việc
làm cho hàng triệu người lao động.
- Sản phẩm cá tra-basa xuất khẩu đảm bảo chất lượng và có tính
cạnh tranh, tạo được uy tín trên thị trường thế giới. Các cơ sở sản xuất
không ngừng được gia tăng, đầu tư, quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế, đổi
mới đa dạng hóa sản phẩm (trên 70 mặt hàng khác nhau), mở rộng thị
trường cụ thể như :
+ Năm 1995, Việt Nam gia nhập các nước ASEAN và ngành Thủy
sản Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Nghề cá Đông Nam Á
(SEAFDEC).
+ Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã giúp cho việc mở
rộng thị trường xuất khẩu cá tra-basa nhưng từ sau vụ kiện chống bán phá
giá cá tra-basa năm 2002 lại là động lực để các doanh nghiệp Việt Nam
tích cực tìm kiếm thị trường mới (hiện tại xuất khẩu cá tra-basa sang 98
quốc gia trên thế giới tăng thêm 15 thị trường so với năm 2002 với cơ cấu
thị trường bao gồm các thị trường chính như : Mỹ 9,8% (trước đó là 90%),
EU cao nhất với 46,9%, Nga 11,2%, các nước ASEAN 8,7%, Trung Quốc
(kể cả Hồng Kông) 5,1%, Australia 4,1% và 14,2% của các thị trường còn

lại. Tất cả các thị trường trên đều tăng nhập sản phẩm cá tra-basa đông
lạnh từ VN trong năm vừa qua tạo điều kiện cho ngành chế biến cá tra-
basa có chiều hướng phát triển tốt.
- Theo dự báo của Bộ Công thương, năm 2008 xuất khẩu Thủy sản
của Việt Nam sẽ tiếp tục có mức tăng trưởng cao, tăng khoảng 13,3% so
với năm 2007, đạt giá trị khoảng 4,25 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu cá tra-
basa chủ yếu của Việt Nam trong năm 2008 vẫn là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản
23
LuËn v¨n tèt nghiÖp Th¹c sÜ
và Hàn Quốc. Trong thời gian tới, ngành sẽ đẩy mạnh đa dạng hóa các thị
trường còn lại ở các nước ASEAN, Trung Quốc và các nước Đông Âu cũ.
- Theo đánh giá của các chuyên gia, nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản nói
chung và cá tra-basa nói riêng trên thế giới ngày càng tăng cao, tuy nhiên
doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam chỉ đáp ứng được một phần nhỏ.
Đơn cử, nhu cầu nhập khẩu của Mỹ những năm gần đây khoảng 12 tỷ
USD/năm, trong khi xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm 6,2% kim ngạch
nhập khẩu của Mỹ (tương đương 0,74 tỷ USD); thị trường EU nhập khẩu
khoảng 34 tỷ USD/năm trong khi xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm 2,8%
kim ngạch nhập khẩu của khu vực này (tương đương 0,95 tỷ USD),…
Chính vì vậy, cơ hội xuất khẩu của ngành Thủy sản Việt Nam nói chung
và xuất khẩu cá tra-basa nói riêng là rất lớn.
- Đến năm 2007, cả nước có 332 cơ sở chế biến thủy sản. Từ 18
doanh nghiệp năm 1999, đến nay đã có 244 doanh nghiệp Việt Nam được
phép xuất khẩu vào EU và mới đây ngày 17/01/2008 Uỷ ban liên minh
Châu Âu (EU) đã ban hành thông báo D4/RM/agm D(2007)441851 công
nhận thêm 25 Doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đủ điều kiện sản
xuất an toàn vệ sinh thực phẩm để xuất khẩu vào EU, nâng tổng số doanh
nghiệp Việt Nam được công nhận đến nay là 269 và những doanh nghiệp
mới được công nhận có thể xuất hàng vào EU từ 31/01/2008, 222 doanh
nghiệp được phép xuất khẩu vào Hàn Quốc. Bên cạnh các doanh nghiệp

Nhà nước, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản của tư nhân phát
triển mạnh trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp thuộc thành phần kinh
tế tư nhân đã có giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản hàng đầu, một số
doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đã có kim ngạch xuất khẩu trên dưới 100
triệu USD mỗi năm.
24
LuËn v¨n tèt nghiÖp Th¹c sÜ
- ĐBSCL là khu vực có lợi thế nổi trội hơn trong cả nước để phát
triển ngành nuôi trồng thuỷ sản. Khu vực có chiều dài bờ biển hơn 750 km,
mạng lưới sông ngòi dày đặc với 15 cửa sông lớn đổ ra biển và nguồn lợi
thủy sản phong phú, đa dạng, lực lượng lao động dồi dào, lại tiếp giáp với
TPHCM – trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Chính vì những thuận lợi đó,
sản lượng nuôi trồng thủy sản của ĐBSCL liên tục gia tăng từ 780.000 tấn
năm 2005 (trong đó cá tra-basa là 380.000 tấn, chiếm 49%), lên 1.225.000
tấn năm 2006 (trong đó cá tra-basa là 825.000 tấn, chiếm 67%) và năm
2007 là 1.500.000 tấn (trong đó cá tra-basa là 1.000.000 tấn, chiếm 67%).
Đặc biệt ngành nuôi trồng và chế biến cá tra-basa xuất khẩu phát triển rất
mạnh ở ĐBSCL, trong giai đoạn 1997 – 2007, sản lượng xuất khẩu loài
này đã có bước nhảy thần kỳ từ 7.000 tấn, trị giá 19,7 triệu USD tăng lên
380.000 tấn, trị giá 1.000 triệu USD. Như vậy, tăng đến trên 53 lần về khối
lượng và gần 50 lần về giá trị. Có thể nói chưa có một ngành hàng xuất
khẩu nào đạt được tốc độ tăng trưởng phi mã như vậy.
- Đứng thứ hai sau thế mạnh về gạo của ĐBSCL đó là ngành Thủy
sản, tuy nhiên từ thực tế phát triển của ngành Thủy sản cho thấy tuy thủy
sản là ngành phát triển sau ngành gạo nhưng đã có những thành tựu phát
triển vượt bậc. Tính đến thời điểm cuối năm 2007 toàn vùng ĐBSCL có
103 Nhà máy chế biến đông lạnh thuỷ sản, riêng đối với ngành sản xuất cá
tra-basa đã chiếm tới 70 Nhà máy chế biến với công suất 1.500.000
tấn/năm và theo quy hoạch từ nay đến năm 2010 các tỉnh ĐBSCL xây
dựng thêm 32 nhà máy chế biến cá tra-basa, nâng tổng số nhà máy lên 102

NMCB với tổng công suất gần 2.200.000 tấn/năm. Nếu như năm 2005 kim
ngạch xuất khẩu là 303 triệu USD thì đến năm 2007 là 1.000 triệu USD
tăng gần gấp ba lần chỉ sau ba năm.
25

×