Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

KHUYNH HƯỚNG DÂN CHỦ TƯ SẢN Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.88 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhìn nhận, đánh giá vị trí và vai trò của khuynh hướng dân chủ
tư sản ở Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc là một
vấn đề rất quan trọng trong giai đoạn lịch sử cận đại Việt Nam.
Mặc dù không đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi cuối cùng
nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò tích cực của khuynh hướng
dân chủ tư sản trong lịch sử nước ta. Nhờ có sự tồn tại khuynh
hướng dân chủ tư sản mới chuẩn bị được tiền đề cho sự vận động
sang một khuynh hướng mới, khuynh hướng vô sản.
Trong khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam, dân chủ được
xác định là một trong hai nhiệm vụ của cách mạng. Trong công cuộc
xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, Đảng ta đã kế thừa tư


tưởng đó để làm mục tiêu, động lực cho sự công bằng, đoàn kết tạo
nên sức mạnh dân tộc và thành công cho công cuộc đổi mới.
Các phong trào yêu nước theo tư tưởng dân chủ tư sản thể hiện
lòng yêu nước mãnh liệt. Ngày nay, tình hình quốc tế ngày càng
phức tạp, các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá chế độ xã hội
chủ nghĩa nước ta. Do đó, việc phát huy chủ nghĩa yêu nước hơn bao
giờ hết càng giữ một vị trí quan trọng.
Tìm hiểu khuynh hướng dân chủ tư sản ở nước ta để thấy sự
chuyển biến của con đường giải phóng dân tộc, thấy được sự hy sinh,
đóng góp của các bậc tiền bối cho cách mạng Việt Nam. Từ đó giúp
chúng ta thấy được giá trị của nền độc lập hôm nay, góp phần khơi
dậy tinh thần dân tộc, dân chủ trong việc giữ gìn và phát huy những

thành tựu mà ông cha đã dày công xây đắp.
Nghiên cứu khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ cuối
thế kỉ XIX đến trước năm 1930 còn giúp tôi nâng cao năng lực
nghiên cứu khoa học, có thêm nhiều kiến thức phục vụ công tác
1
giảng dạy, đồng thời là nguồn tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp
sau này.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định chọn vấn đề
“Khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến
trước năm 1930” làm đề tài khóa luận của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX

đến trước năm 1930 được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu ở
các góc độ, khía cạnh khác nhau.
- Quyển “Sự chuyển biến của phong trào yêu nước và cách
mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trong ba mươi năm đầu thế kỉ
XX” của tác giả Đinh Trần Dương, do Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội xuất bản năm 2002.
- Giáo sư Trần Văn Giàu viết về ý thức tư sản, các biểu hiện và
sự chuyển biến của nó qua quyển “Sự phát triển của tư tưởng ở Việt
Nam từ thế kỉ XIX đến cách mạng Tháng Tám”, tập II-Hệ ý thức tư
sản và sự bất lực của nó trong các nhiệm vụ lịch sử.
- Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản quyển “Bước chuyển
tư tưởng Việt Nam cuối thế kỉ XIX-đầu XX” vào năm 2005, do Phó

Giáo sư-Tiến sĩ Trương Văn Chung và Phó Giáo sư-Tiến sĩ Doãn
Chính đồng chủ biên.
- Quyển “Lịch sử cận-hiện đại Việt Nam một số vấn đề nghiên
cứu” của Giáo sư Đinh Xuân Lâm do Nhà xuất bản Thế giới xuất
bản năm 1998.
- Tác giả Nguyễn Khánh Toàn với quyển “Lịch sử Việt Nam, tập
II (1858-1945)”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2004.
- Nguyễn Ngọc Cơ (chủ biên), Lịch sử Việt nam từ 1858-1918,
Nhà xuất bản Đại học sư phạm, xuất bản năm 2005.
Tóm lại, những công trình trên phần nào khái quát, đề cập đến
khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đến trước
2

năm 1930. Ở đề tài luận văn này, tôi tổng hợp và đi cụ thể từ sự ảnh
hưởng đến hình thành và tổ chức hoạt động của các phong trào dân
chủ tư sản để làm rõ sự phát triển của khuynh hướng này ở Việt Nam
và sự đóng góp của nó trong cách mạng giải phóng dân tộc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt
Nam.
Phạm vi nghiên cứu là các phong trào yêu nước theo khuynh
hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đến trước năm
1930.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở hình thành và đi sâu phân tích hoạt động của các

phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Qua đó thấy
được sự đóng góp của khuynh hướng này trong cuộc vận động giải
phóng dân tộc Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp lịch sử
- Phương pháp logic
- Phương pháp sưu tầm, xử lí tài liệu, so sánh, phân tích, tổng hợp…
6. Đóng góp của đề tài
Giúp chúng ta nhìn nhận khách quan về sự tồn tại của khuynh
hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam. Đồng thời khẳng định vị trí và vai
trò của khuynh hướng này đối với cách mạng giải phóng dân tộc.

Đề tài nghiên cứu thành công còn góp phần bổ sung kiến thức
phục vụ cho công tác giảng dạy sau này và làm tài liệu tham khảo
cho đồng nghiệp và những người quan tâm tìm hiểu.
7. Giả thiết khoa học
Tìm hiểu khuynh hướng dân chủ tư sản ở nước ta để thấy sự
chuyển biến của phong trào giải phóng dân tộc, sự hy sinh, đóng góp
3
của các bậc tiền bối trong quá trình tìm giải pháp cứu nước. Từ đó
khẳng định giá trị của nền độc lập ngày nay, góp phần thức tỉnh ý
thức dân tộc, dân chủ trong việc giữ gìn độc lập, xây dựng và phát
triển đất nước.
8. Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phần phụ
lục, luận văn gồm hai chương:
Chương 1: Quá trình hình thành khuynh hướng dân chủ tư sản ở
Việt Nam
Chương 2: Những phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân
chủ tư sản ở Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến trước năm 1930.
4
Chương 1
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH KHUYNH HƯỚNG
DÂN CHỦ TƯ SẢN Ở VIỆT NAM
1.1. Hoàn cảnh lịch sử cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
1.1.1. Tác động của hoàn cảnh quốc tế đến Việt Nam

Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thế giới có nhiều biến cố tác
động đến cách mạng Việt Nam. Đặc biệt là Duy Tân Minh Trị ở
Nhật Bản (1868), cuộc vận động biến pháp ở Trung Quốc dẫn đến
cách mạng Tân Hợi (1911) và phong trào “châu Á thức tỉnh”.
Trước năm 1868, Nhật cũng là nước phong kiến “khép kín” như
Việt Nam. Bị các nước phương Tây đòi mở cửa. Nhật Bản sớm
thức thời, kịp thời cải cách và phát triển theo hướng tư bản chủ
nghĩa. Nhờ đó, Nhật giữ được độc lập và sớm cường thịnh. Nhật trở
thành “điểm sáng”, tác động lớn đến các nước châu Á lúc bấy giờ.
Còn Trung Quốc, từ sau thất bại trong cuộc chiến tranh với Nhật
(1895), triều đình giảm sút uy thế, phong trào đấu tranh của nhân
dân lên cao. Giữa lúc đó, nhiều sĩ phu tiến bộ và trí thức tư sản đã

mạnh dạn đòi cải cách. Những tư tưởng tiến bộ đó đã ảnh hưởng
sâu rộng vào nhân dân, nhanh chóng phát động phong trào chống
phong kiến và đế quốc. Cuộc đấu tranh dần phát triển lên cao dẫn
đến cuộc cách mạng Tân Hợi (1911). Những biến cố về chính trị, tư
tưởng đó nhanh chóng dội vào Việt Nam, nhất là qua Tân thư, Tân
văn làm cách mạng Việt Nam có nhiều chuyển biến rõ nét.
Trên thế giới còn có một sự kiện nữa tác động đến cách mạng
Việt Nam, đó là cao trào “Châu Á thức tỉnh”. Nhiều phong trào
cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước châu Á nổ ra mạnh mẽ.
Tất cả những sự kiện trên góp phần cổ vũ, nâng cao chí quyết
tâm trong quá trình chống xâm lược ở nước ta.
1.1.2. Tình hình trong nước

5
Các chương trình khai thác thuộc địa của Pháp làm cho tình
hình Việt Nam có nhiều biến đổi.
Về chính trị: Pháp thiết lập một chế độ chuyên chính điển hình
với mọi quyền hành đều do Pháp nắm, triều Nguyễn chỉ là bù nhìn.
Chúng tiến hành chính sách “chia để trị” thâm độc nhằm chia rẽ
dân tộc Việt Nam, chia rẽ các dân tộc Đông Dương và nhằm xóa bỏ
tên nước Việt Nam, Lào, Campuchia trên bản đồ thế giới. Ngoài ra,
chúng còn tổ chức quân đội thuộc địa, lực lượng cảnh sát, hệ thống
pháp luật khắc nghiệt nhằm đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân
dân, ổn định thuộc địa và đặc biệt phục vụ cho mục đích khai thác.
Về kinh tế: Pháp đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng ở Việt Nam,

nhất là về giao thông vận tải cũng không ngoài mục đích thống trị
và bóc lột. Pháp chủ trương phát triển công nghiệp nhưng chỉ chú
trọng một số ngành công nghiệp phục vụ cho vơ vét tài nguyên,
khoáng sản của Việt Nam. Do đó, công nghiệp Việt Nam phát triển
què cụt, phiến diện. Trong nông nghiệp, Pháp cướp đoạt ruộng đất
của nhân dân lập đồn điền và duy trì các hình thức bóc lột tô thuế
nặng nề. Nhìn chung, chính sách kinh tế của Pháp ở Việt Nam làm
cho nền kinh tế Việt Nam mất cân đối, phụ thuộc vào kinh tế Pháp
và mang nặng tính chất nửa phong kiến nửa thực dân.
Về xã hội: Dưới tác động của công cuộc khai thác thuộc địa của
Pháp, xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi. Bên cạnh những giai cấp
cũ (địa chủ, nông dân) đang phân hóa thì xuất hiện thêm các giai

tầng mới (công nhân, tư sản). Tầng lớp trí thức tiểu tư sản tăng lên
đáng kể. Sự tồn tại của những lực lượng xã hội khác nhau ít nhiều
đều có mâu thuẫn với chính quyền thống trị là điều kiện bên trong
cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng mới.
Về văn hóa giáo dục: Thực dân Pháp thi hành chính sách ngu
dân triệt để. Chúng xây dựng nhà tù nhiều hơn trường học và bệnh
viện. Pháp mở trường dạy tiếng Pháp nhằm đào tạo đội ngũ tay sai.
6
Chúng bưng bít, ngăn cản ảnh hưởng văn hoá tiến bộ trên thế giới,
truyền bá văn hoá đồi trị vào Việt Nam.
Tóm lại, những chính sách cai trị của Pháp ở Việt Nam mang
đậm tính chất thực dân: chuyên chính về chính trị, bóc lột nặng nề

về kinh tế, nô dịch tàn bạo về văn hoá giáo dục. Những biến đổi đó
là cơ sở cho sự tiếp nhận, hấp thụ những luồng tư tưởng mới vào
Việt Nam khi hệ tư tưởng phong kiến đã lỗi thời.
1.2. Sự du nhập của khuynh hướng tư sản vào Việt Nam
1.2.1. Nguồn gốc của tư tưởng dân chủ tư sản
Sự xuất hiện của tư tưởng dân chủ tư sản: Tư tưởng dân chủ
tư sản xuất hiện trước mỗi cuộc cách mạng tư sản. Nó là tiền đề tư
tưởng cùng với tiền đề kinh tế, chính trị-xã hội chuẩn bị cho các
cuộc cách mạng tư sản bùng nổ. Ở Anh, hệ tư tưởng dân chủ tư sản
thể hiện qua cuộc đấu tranh của Thanh giáo chống Anh giáo. Ở
Pháp có trào lưu tư tưởng “ánh sáng” chống chế độ phong kiến,
giáo hội với những đại biểu xuất sắc: Mông-xtec-ki-ơ , Rut-xô ,

Vôn-te Ở Nhật thì có trào lưu “Hà Lan học”, đề xướng tư tưởng
“trọng thương” xuất hiện trước Duy Tân Minh Trị…
Giá trị của các tư tưởng dân chủ tư sản: Tư tưởng dân chủ
xuất hiện công khai chống lại chế độ phong kiến, giáo hội, và đề
xướng những mô hình xã hội mới, tiến bộ. Điều đó thể hiện đúng
nguyện vọng của người dân. Do đó, nó có tác dụng khơi dậy tinh
thần đấu tranh của nhân dân. Và như vậy, tư tưởng dân chủ có tác
dụng mở đường cho các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ.
Cách mạng tư sản sau thắng lợi, tư tưởng dân chủ được khẳng
định (qua các bản Tuyên ngôn, Hiến pháp) và thể chế dân chủ được
thành lập với mô hình nhà nước Tam quyền phân lập tiến bộ hơn
các thể chế trước đó. Đây là một bước ngoặt vĩ đại trong sự phát

triển của lịch sử xã hội loài người.
7
Tư tưởng dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời cũng trên cơ sở tiếp
thu những giá trị tiến bộ ấy khi đã lọc bỏ những hạn chế để đi đến tự
do dân chủ triệt để hơn.
Với ý nghĩa như thế, tư tưởng dân chủ tư sản được đánh giá là
mang giá trị quốc tế sâu rộng.
Hạn chế của tư tưởng dân chủ tư sản: Tư tưởng là dân chủ tư
sản, đề cao vấn đề dân chủ nhưng dân chủ chỉ dành cho tư sản, còn
đa số nhân dân lao động vẫn bị áp bức bóc lột, bị hạn chế trong việc
hưởng tự do dân chủ cũng như không được tham gia bàn bạc công
việc chung. Giai cấp tư sản trong xã hội mới được hưởng nhiều

quyền lợi kinh tế lẫn chính trị, cơ bản đối lập với nhân dân. Sự
chênh lệch giàu-nghèo là nguồn gốc tất nhiên. Suy cho cùng, dân
chủ tư sản là quyền dân chủ giữa những con người tư sản với nhau.
Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng tư tưởng dân chủ tư sản
tính đến lúc trước cách mạng Tháng Mười Nga thì nó rất tiến bộ.
Do đó, khi tư tưởng này du nhập vào Việt Nam đang lúc xã hội
Việt Nam khủng hoảng về con đường cứu nước thì nó được tiếp
nhận một cách nhanh chóng, làm chuyển biến tư tưởng cách mạng
Việt Nam.
1.2.2. Các con đường du nhập vào Việt Nam
Tư tưởng dân chủ tư sản vào Việt Nam thông qua Pháp, Nhật
Bản và Trung Quốc là chủ yếu.

Trong quá trình xâm lược, ngoài bộ phận những người trong
chính quyền thực dân, còn có những trí thức, nhà khoa học hay giáo
sĩ đến Việt Nam với nhiều mục đích khác nhau. Các giáo sĩ truyền
bá đạo Thiên Chúa ít nhiều cũng đã mang tư tưởng bình đẳng của
Chúa truyền bá vào nhân dân Việt Nam. Ngoài ý muốn chủ quan
của Pháp, nền giáo dục Pháp ở Việt Nam đã không thể tránh khỏi
mang đến cho người học những tư tưởng tiến bộ của Mông-te-xki-
ơ, Rut-xô, Vôn-te,… Tư tưởng dân chủ tư sản ở Pháp vào Việt
8
Nam còn thông qua những người Việt Nam xuất ngoại sang Pháp,
nhiều nhất là những người Việt làm việc cho Pháp hoặc bị đưa sang
Pháp tham chiến. Đây là con đường tiếp cận tư tưởng dân chủ tư

sản phương Tây trực tiếp chính bằng trình độ nhận thức của người
Việt.
Con đường thứ hai truyền bá tư tưởng dân chủ tư sản tới Việt
Nam là từ Nhật Bản. Thành công của Nhật về cải cách và công
nghiệp hóa sau Minh Trị Duy Tân, rồi chiến thắng trong chiến tranh
Nga-Nhật (1904-1905) đã cổ vũ các dân tộc phương Đông về khả
năng khắc phục tình trạng lạc hậu và phục hưng của mỗi nước. Nhật
đã trở thành tấm gương các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
Tư tưởng dân chủ tư sản vào Việt Nam không thể không kể đến
Tân thư, Tân văn từ Trung Quốc. Đối với nước ta, Trung Quốc
không chỉ cùng cảnh ngộ: là một nước phong kiến bị thực dân xâm
lược mà còn là nước đồng chủng, đồng văn, và đặc biệt là cùng sử

dụng Hán tự. Trung Quốc là nước láng giềng với Việt Nam nên
thường xuyên có sự tiếp xúc qua lại giữa những nhà cách mạng với
nhau. Do đó, cách mạng Trung Quốc có ảnh hưởng lớn đến cách
mạng Việt Nam.
Tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây vào Việt Nam thông qua
Nhật Bản và Trung Quốc khác với Pháp vì đã có sự biến dạng nhất
định. Đó là cách vận dụng, cách nhìn của phần lớn những nhà theo
tư tưởng quân chủ lập hiến.
1.3. Cơ sở hình thành khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam
1.3.1. Sự thất bại của các phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng
phong kiến
Sau Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884), nhân dân ta vẫn tiếp tục đấu

tranh chống Pháp quyết liệt. Tiêu biểu là cuộc nổi dậy của phái chủ
chiến ở kinh thành Huế (1884), phong trào yêu nước của văn thân,
9
sĩ phu hưởng ứng Chiếu Cần Vương (1885-1896) và phong trào
nông dân tự phát, nổi bật là khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913).
Các phong trào trên đều thất bại. Nguyên nhân chủ yếu do hệ tư
tưởng phong kiến bấy giờ đã lạc hậu, không thể lãnh đạo cách
mạng Việt Nam trong tình tình mới. Yêu cầu lịch sử đặt ra là mau
chóng tìm ra một tư tưởng mới chỉ đạo con đường cứu nước Việt
Nam.
1.3.2. Những chuyển biến kinh tế-xã hội Việt Nam sau sau cuộc
khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp

Dưới chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân
Pháp, kinh tế-xã hội Việt Nam có sự chuyển biến sâu sắc.
Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nặng nề vào nền kinh tế Pháp.
Quan hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì, kết hợp với quan hệ
sản xuất tư bản chủ nghĩa xâm nhập vào. Do đó, nền kinh tế Việt
Nam đầu thế kỉ XX mang tính chất nửa thực dân nửa phong kiến.
Nền kinh tế vì thế ngày càng kiệt quệ, đời sống nhân dân bần cùng.
Bên cạnh chính sách bóc lột về kinh tế là chính sách áp bức về chính
trị của chính quyền thống trị. Được sống độc lập, tự do là nguyện
vọng của mọi người. Mặt khác, trong xã hội Việt Nam bấy giờ, tầng
lớp văn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ đang trên con đường tư sản
hoá. Họ phần nào nắm bắt được nguyện vọng của quần chúng, đứng

ra đảm nhiệm vai trò lãnh đạo. Đó là cơ sở cho sự chuyển biến của
cách mạng Việt Nam từ phạm trù tư tưởng phong kiến sang tư sản.
10
Chương 2
NHỮNG PHONG TRÀO YÊU NƯỚC THEO
KHUYNH HƯỚNG DÂN CHỦ TƯ SẢN Ở VIỆT NAM TỪ
CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN TRƯỚC NĂM 1930
2.1. Phong trào kháng chiến trước chiến tranh thế giới thứ nhất
2.1.1. Điều kiện ra đời của phong trào
Tư sản Việt Nam trở thành một giai cấp sau cuộc khai thác thuộc
địa lần thứ nhất của Pháp (1897-1914). Do đó, giai cấp làm tiền đề
quan trọng cho sự tiếp thu hệ tư tưởng tư sản vào Việt Nam trước

chiến tranh thế giới thứ nhất chưa có. Nhưng điều đó cũng không
quyết định sự chuyển biến tư tưởng trong cách mạng Việt Nam. Xã
hội Việt Nam bấy giờ đã có một lớp người thay thế, đó là những văn
thân, sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa.
Mặt khác, quá trình cai trị của Pháp làm thay đổi hẳn bộ mặt
kinh tế-xã hội Việt Nam. Nhiều thành thị ra đời cùng với bộ phận thị
dân. Thị dân là lớp người có tư tưởng nhạy bén với thông tin, tri thức
mới. Do đó, họ là nơi du nhập đầu tiên các luồng tư tưởng tiến bộ nói
chung, trong đó có tư tưởng dân chủ tư sản. Thị dân là lực lượng
quan trọng cho khuynh hướng đấu tranh mới và là thành phần có thể
giác ngộ đông đảo quần chúng trong buổi giao thời.
Tuy nhiên, thị dân đa phần tư tưởng còn phân tán, chưa qua trải

nghiệm đấu tranh nên họ chưa thể đóng vai trò lãnh đạo. Mà lãnh
đạo bấy giờ là các sĩ phu Nho học đang trong quá trình tư sản hóa.
Những điều kiện nói trên, đặc biệt về giai cấp lãnh đạo sẽ quyết
định rất nhiều tới đặc điểm của khuynh hướng chính trị-tư tưởng dân
chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
2.1.2. Các phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư
sản trước chiến tranh thế giới thứ nhất
2.1.2.1. Phong trào Đông Du
11
Tháng 1 năm 1905, một số sĩ phu Việt Nam do Phan Bội Châu
đứng đầu sang Nhật mở đầu cho phong trào Đông Du.
Phong trào Đông Du phát triển ngày càng rầm rộ trên cả ba miền

đất nước. Pháp nhận thấy sự phát triển của phong trào Đông Du ngày
càng gây bất lợi cho chúng nên câu kết với Nhật trục xuất du học
sinh Việt Nam ra khỏi Nhật vào năm 1908.
Có thể khẳng định, xuất dương cầu học là một quyết định
mang tính đột phá, thay đổi hướng đi và phương pháp cách mạng
Việt Nam. Phong trào đã đào tạo được một số cán bộ cách mạng
cung cấp cho phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thế kỉ XX. Hoạt
động của phong trào Đông Du có tác dụng mở đường cho những
người có tư tưởng chấn hưng đất nước sau này. Đồng thời, Đông Du
còn chỉ ra rằng không thể trông chờ vào đế quốc để chống đế quốc,
mà phải biết tự “đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Dù chọn con
đường bạo động vũ trang để giành độc lập dân tộc, những nhà cách

mạng Đông Du đã không coi nhẹ việc nâng cao dân trí và thức tỉnh
đồng bào. Những bài học lịch sử của phong trào Đông Du để lại rất
có ý nghĩa đối với cách mạng Việt Nam.
2.1.2.2. Phong trào Duy Tân
Phong trào Duy Tân với đại diện tiêu biểu là Phan Châu Trinh.
Phan Châu Trinh chủ trương “ỷ Pháp cầu tiến bộ”, chưa đặt việc
khôi phục chủ quyền quốc gia thành nhiệm vụ trước mắt, chỉ đề
xướng tư tưởng dân chủ tư sản với yêu cầu: “khai dân trí, chấn dân
khí, hậu dân sinh”. Phan Châu Trinh còn phản đối việc dùng vũ lực
để giành lại độc lập cũng như cầu viện bên ngoài. Nội dung hoạt
động của phong trào là mở mang trường học, phát triển công thương,
cải cách phong tục lạc hậu,… Phong trào được nhiều sĩ phu yêu

nước hưởng ứng, phát triển nhanh chóng rộng khắp cả nước trên hầu
hết các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội…
12
Pháp lo sợ nên tiến hành đàn áp dữ dội. Phong trào Duy Tân chỉ
tồn tại được hai năm (1906-1908). Thất bại của phong trào Duy Tân
cũng là sự thất bại chung của xu hướng cải cách đầu thế kỉ XX.
Nguyên nhân thất bại lớn nhất là tách rời biện pháp bạo động cứu
nước. Mà tách rời bạo động là Phan Châu Trinh đã tự tách mình ra
khỏi sức mạnh truyền thống của ông cha trong đấu tranh chống xâm
lược. Nguyên nhân thứ hai là do hạn chế nhãn quan chính trị, quá ảo
tưởng khi chủ trương dựa vào đế quốc dẫn đến sai lầm nghiêm trọng
là làm chệch mục tiêu đấu tranh của quần chúng lúc này…

Mặc dù chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh còn nhiều
hạn chế về mặt lịch sử, nhưng ông vẫn là người có tư tưởng dân chủ
sớm nhất ở Việt Nam. Phan Châu Trinh là một nhà yêu nước nhiệt
thành, đã có những đóng góp tích cực vào việc khơi dậy tư tưởng
dân chủ, mở ra cách nhìn mới về vấn đề dân tộc, dân chủ ở Việt Nam
trong những năm đầu thế kỉ XX.
2.1.2.3. Phong trào Đông Kinh nghĩa thục
Tháng 3 năm 1907, một nhóm sĩ phu đứng đầu là Lương Văn
Can, Nguyễn Quyền đứng ra thành lập Đông Kinh nghĩa thục ở Hà
Nội. Đây là một tổ chức cách mạng vận động văn hóa mang tính chất
dân tộc, dân chủ. Nội dung hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục rất
phong phú trên các lĩnh vực văn hóa-giáo dục, tư tưởng, xã hội, kinh

tế. Phong trào văn hóa của Đông Kinh nghĩa thục ngày càng phát
triển mạnh. Pháp nhận thấy Đông Kinh nghĩa thục ngày càng trở
thành nguy cơ lớn đối với chúng, cuối năm 1907, thực dân Pháp bắt
đầu bắt đóng cửa trường.
Nhìn chung, Đông Kinh nghĩa thục dù thất bại nhưng có tác
dụng không nhỏ đối với cách mạng Việt Nam. Nó góp phần chuẩn bị
về mặt tinh thần cho các phong trào đấu tranh rộng lớn sau đó, góp
phần tích cực vào việc phát triển ngôn ngữ và văn tự, văn hóa dân
tộc. Đông Kinh nghĩa thục với những hoạt động tuyên truyền chấn
13
hưng thực nghiệp và kinh doanh của mình đã góp phần thúc đẩy nền
kinh tế tư sản dân tộc phát triển trong quá trình hình thành thiếu cơ

sở. Những hoạt động phong phú của Đông kinh nghĩa thục là bài học
kinh nghiệm có giá trị cho các phong trào yêu nước giai đoạn sau
này.
2.1.2.4. Phong trào Việt Nam Quang phục Hội
Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc giành thắng lợi (1911) có tác
động đến tư tưởng của những nhà lãnh đạo Duy Tân hội. Tháng 5
năm 1912, tại Quảng Đông (Trung Quốc), Việt Nam Quang phục hội
được thành lập thay thế Duy Tân hội. Mục đích của Hội là đánh đuổi
thực dân Pháp và thủ tiêu chế độ quân chủ phong kiến, xây dựng
chính thể dân chủ. Phương pháp cách mạng vẫn là bạo động vũ trang
để giành chính quyền. Điểm khác của tổ chức mới này so với Duy
Tân hội là sự thức thời và phần nào có sự chuyển biến tư tưởng cách

mạng của hội viên trong điều kiện mới.
Trước nhiều cuộc bạo động của tổ chức Việt Nam Quang phục
hội, thực dân Pháp tiến hành khủng bố dã man. Các phong trào đều
lần lượt thất bại và chấm dứt từ sau năm 1917.
Nguyên nhân thất bại là do phong trào quần chúng và cơ sở cách
mạng trong nước gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, do thiếu tự tin vào
sức lực của mình, ít hay vẫn còn tư tưởng dựa vào bên ngoài, nên
ngay từ đầu hoạt động của Hội mang tính phiêu lưu, chưa có sự
chuẩn bị đầy đủ. Do đó, các phong trào dễ dàng bị Pháp đàn áp.
Dù thất bại, nhưng các hoạt động của Việt Nam Quang phục hội
đã phát động mạnh mẽ tinh thần yêu nước, giải phóng dân tộc của
nhân dân ta. Lần đầu tiên vấn đề chủ trương thành lập chế độ dân

chủ cộng hòa được nêu lên trong cương lĩnh của một tổ chức cách
mạng. Nó đánh dấu bước tiến về tư tưởng-chính trị của những người
lãnh đạo cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ trên con đường đấu tranh
14
mới. Đó là những cống hiến lớn lao của Phan Bội Châu và Việt Nam
Quang phục hội vào sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
2.1.3. Đặc điểm của các phong trào
Đây là thời kỳ quá độ từ phạm trù phong kiến sang phạm trù tư
sản nên phong trào diễn ra phức tạp. Có nhiều xu hướng đấu tranh
tồn tại và phát triển, điển hình là bạo động và cải cách. Phương
hướng đấu tranh là xóa bỏ nhà nước phong kiến chuyên chế, xây
dựng một nhà nước tiến bộ hơn. Động lực được mở rộng, không chỉ

có nông dân mà có cả những lực lượng xã hội mới tham gia. Vai trò
lãnh đạo thuộc về một số sĩ phu Nho học đang trên con đường tư sản
hóa. Các phong trào có sự kết hợp nhiều hình thức khác nhau như
lập các hội yêu nước, mở trường học, ra sách báo phổ biến kiến thức
mới, diễn thuyết, bình văn,… Đấu tranh trên các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, văn hóa với quân sự; kết hợp phương pháp hòa bình, bạo
lực, công khai hợp pháp, bất hợp pháp Quy mô các phong trào
rộng khắp toàn quốc, mặc dù mới là bề rộng, chưa đi vào chiều sâu.
Tuy nhiên, tất cả các phong trào đấu tranh trước chiến tranh thế
giới thứ nhất đều thất bại. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu một giai
cấp lãnh đạo năng lực, thiếu một đường lối chính trị đúng đắn và một
phương pháp cách mạng khoa học, không có cơ sở rộng rãi trong

quần chúng. Thế nhưng cũng cần phải khẳng định rằng: chính
khuynh hướng dân chủ tư sản đã làm cho công cuộc vận động giải
phóng dân tộc ở Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực.
2.2. Phong trào cách mạng sau chiến tranh thế giới thứ nhất
2.2.1. Điều kiện ra đời và phát triển của các phong trào
2.2.1.1. Bối cảnh thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước đế quốc bị thiệt hại
nặng nề. Do đó, chúng đẩy mạng quá trình khai thác thuộc địa.
Trên thế giới lúc bấy giờ có một sự kiện quan trọng, đó là cách
mạng Tháng Mười Nga thành công (1917). Sự kiện đó có ý nghĩa
15
mở ra con đường giải phóng dân tộc ở phương Đông và thúc đẩy

phong trào công nhân các nước tư bản phương Tây phát triển mạnh.
Tiếp sau cách mạng Tháng Mười Nga là sự ra đời Quốc tế thứ
III (3/1919) và sự ra đời của hàng loạt các Đảng cộng sản. Đáng chú
ý là sự ra đời của Đảng cộng sản Pháp (1920) và Đảng cộng sản
Trung Quốc (1921). Tất cả góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho cách
mạng Việt Nam “đứng chân”, gây dựng phong trào trong nước.
Thời kì này, bên cạnh chủ nghĩa Mác-Lênin bắt đầu truyền bá
vào Việt Nam cùng với con đường cứu nước theo khuynh hướng vô
sản, thì những tư tưởng dân chủ tư sản du nhập từ trước đó tiếp tục
phát triển làm cho nội dung cách mạng Việt Nam thêm phong phú.
Tình hình thế giới như trên ảnh hưởng nhiều tới bước phát triển
và đặc điểm của các phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam giai

đoạn 1919-1930 .
2.2.1.2. Tình hình trong nước sau chiến tranh thế giới thứ nhất
Về chính trị, thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới tăng cường
đàn áp cách mạng Việt Nam. Các quyền tự do, dân chủ của nhân dân
ta bị bóp nghẹt nhưng lại được che đậy dưới những chính sách mị
dân như: “cải lương hương chính”, “cải cách hành chính”.
Về kinh tế, Pháp đẩy mạnh chương trình khai thác thuộc địa lần
thứ hai với số vốn lớn hơn rất nhiều so với lần trước (1897-1914).
Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục chuyển biến sâu sắc, càng mang đậm
tính chất thực dân phong kiến.
Về xã hội, cũng tiếp tục phân hóa phức tạp các giai tầng với thái
độ chính trị, khả năng cách mạng khác nhau và ngày càng trưởng

thành về ý thức và lớn mạnh về số lượng. Nhưng họ ít nhiều đều
mâu thuẫn với chính quyền thống trị. Điều đó quy định tính quần
chúng của các phong trào yêu nước giai đoạn này.
Tóm lại, tình hình thế giới và trong nước như thế đã tạo ra những
điều kiện hình thành cũng như phát triển đồng thời quy định đặc
16
điểm của phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ
tứ sản ở Việt Nam giai đoạn 1919-1930.
2.2.2. Nội dung của các phong trào yêu nước dân chủ sau chiến
tranh thế giới thứ nhất đến trước năm 1930
2.2.2.1. Phong trào ở nước ngoài
- Những hoạt động yêu nước của người Việt Nam ở Trung

Quốc: tiêu biểu nhất là hoạt động tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước
trong người Việt của Phan Bội Châu; và hoạt động của Tâm Tâm
Xã-tổ chức do một số thanh niên yêu nước Việt Nam thành lập năm
1923 ở Quảng Châu.
- Những hoạt động yêu nước của người Việt Nam ở Pháp: đáng
chú ý nhất là những hoạt động yêu nước của Phan Châu Trinh. Tại
đây, ông tham gia thành lập Hội đồng bào thân ái tại Pháp (1912),
Hội những người Việt Nam yêu nước (1915). Đáng kể nhất là việc
ông viết Thất điều thư làm rầm rộ thêm phong trào kiều bào Việt chế
giễu vua Khải Định sang Pháp dự “Hội triển lãm thuộc địa” (1922).
Những hoạt động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở
nước ngoài nói trên là một bộ phận khá quan trọng thúc đẩy tiến

trình đấu tranh của cách mạng Việt Nam.
2.2.2.2. Phong trào đấu tranh trong nước
- Phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc: phong trào đấu tranh
của ngày càng phát triển với tính chất cao hơn. Ban đầu họ gây ra
phong trào tẩy chay tư sản Hoa kiều (1919), phong trào đấu tranh
chống độc quyền cảng Sài Gòn (1923) để chống lại tư sản nước
ngoài đòi chủ yếu quyền lợi kinh tế. Tiến hơn một bước là việc thành
lập Đảng Lập Hiến của Bùi Quang Chiêu (1923), đòi tự do dân chủ.
Rồi đến Việt Nam Quốc Dân Đảng-chính đảng của tư sản dân tộc.
- Phong trào đấu tranh của tầng lớp tiểu tư sản trí thức: phát
triển mạnh vào những năm hai mươi của thế kỉ XX, đáng kể là sự ra
đời Hội Phục Việt (1925); những hoạt động dân chủ công khai đấu

17
tranh đòi Pháp thả Phan Bội Châu (1925) và đám tang Phan Châu
Trinh (1926) và đấu tranh đòi thả Nguyễn An Ninh (1925),… Trí
thức tiểu tư sản còn thông qua báo chí đòi các quyền tự do dân chủ,
chống lại chủ nghĩa Pháp-Việt đề huề.
Những hoạt động nói trên đã trở thành một động lực quan trọng
cổ vũ phong trào đòi tự do dân chủ ở Việt Nam vào những năm hai
mươi của thế kỉ XX, song nó không thể đưa cuộc đấu tranh đến
thắng lợi do đường lối chính trị chưa đúng đắn.
2.2.3. Đặc điểm của các phong trào dân chủ sau chiến tranh thế
giới thứ nhất đến trước năm 1930
Đặc điểm nổi bật nhất trong các phong trào dân chủ thời kì này

là sự thay thế vai trò lãnh đạo từ những sĩ phu Hán học bằng trí thức
Tây học. Đặc biệt lúc này có sự ra đời các chính đảng tư sản như:
Đảng Lập hiến, Đảng Thanh niên cao vọng, Việt Nam Quốc dân
Đảng, song đường lối tiếp tục có những xu hướng khác nhau.
Phong trào của tầng lớp tiểu tư sản trí thức thời kì này phát triển
rất sôi nổi. Các tổ chức chính trị cũng ra đời như Tâm Tâm Xã, Tân
Việt cách mạng Đảng. Trong quá trình hoạt động của mình, chịu tác
động mạnh của chủ nghĩa Mác-Lênin với con đường cứu nước theo
khuynh hướng vô sản, và đặc biệt là từ sau Hội Việt Nam cách mạng
thanh niên ra đời (1925), các tổ chức này dần phân hóa rồi chuyển
sang tư tưởng mới, tư tưởng vô sản. Điều đó thể hiện bước chuyển
mới của phong trào cách mạng Việt Nam. Phong trào trí thức tiểu tư

sản có sức lôi kéo đông đảo quần chúng tham gia, phát động nhanh
chóng nhiều phong trào đấu tranh lan rộng cả nước. Tuy nhiên, các
phong trào dân chủ giai đoạn này cũng đều thất bại.
2.3. Nguyên nhân thất bại của các phong trào theo khuynh
hướng dân chủ tư sản
Về khách quan
18
Tư tưởng dân chủ tư sản đã mất đi tính thời đại của mình kể từ
khi cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi (1917). Mặt khác, thực
dân Pháp còn đủ mạnh để đàn áp những cuộc đấu tranh vừa yếu về
lực lượng, vừa non kém về tổ chức như những phong trào theo
khuynh hướng dân chủ tư sản ở nước ta.

Về chủ quan
Thứ nhất là hạn chế về tư tưởng, lập trường giai cấp của những
người tiếp thu, truyền bá luồng tư tưởng dân chủ tư sản vào nước ta.
Hơn nữa, sự tiếp thu tư tưởng tư sản đã bị biến dạng dưới cái nhìn
của những người theo tư tưởng quân chủ lập hiến qua Tân thư, Tân
văn từ Trung Quốc, Nhật Bản.Vì thế, tư tưởng dân chủ tư sản được
truyền bá lúc này chưa sâu sắc và thiếu hệ thống.
Thứ hai là do nền tảng kinh tế-xã hội của Việt Nam bấy giờ cho
hệ tư tưởng tư sản là không vững chắc. Một mặt, nền kinh tế Việt
Nam đầu thế kỉ XX là nửa tư bản, nửa phong kiến; mặt khác, giai
cấp tư sản thì số lượng không nhiều mà thực lực yếu kém, tiểu tư
sản thì tư tưởng thường dao động,…

Thứ ba là do thiếu hẳn một lực lượng cách mạng đông đảo và có
tính cố kết; thiếu một chính đảng có tổ chức chặt chẽ, sáng suốt, có
đường lối đúng đắn và thiếu hẳn một thời cơ cách mạng… nên thực
dân Pháp dễ dàng đàn áp.
Chính vì những nguyên nhân cơ bản đó, khuynh hướng dân chủ
tư sản đã thất bại ở Việt Nam như một tất yếu lịch sử.
2.4. Vị trí của khuynh hướng dân chủ tư sản trong cuộc vận
động giải phóng dân tộc Việt Nam
Dù thất bại, song các phong trào yêu nước theo khuynh hướng
dân chủ tư sản vẫn có một vị trí quan trọng trong cuộc vận động giải
phóng dân tộc Việt Nam
Trong lúc cách mạng Việt Nam đang bế tắc thì tư tưởng dân chủ

tư sản xuất hiện giải quyết được yêu cầu lịch sử đặt ra. Tư tưởng dân
19
chủ tư sản xuất hiện đúng lúc, đem đến cho nhân dân niềm hy vọng,
niềm tin mới. Nó được tiếp nhận nồng nhiệt và nhanh chóng phát
triển thành phong trào đấu tranh với nhiều hình thức khác nhau. Tư
tưởng dân chủ tư sản còn có tác dụng lớn trong việc bồi đắp thêm
lòng yêu nước, truyền thống chống ngoại xâm của nhân dân trong
lúc khuynh hướng cứu nước cũ đã mất vai trò lãnh đạo. Các phong
trào này còn góp phần tạo cơ sở quần chúng rộng rãi cho cách mạng
Việt Nam sau đó. Nó còn đặt cơ sở xã hội, tạo tiền đề cho sự vận
động sang một khuynh hướng mới, khuynh hướng vô sản, phù hợp
với cách mạng Việt Nam và đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi.

20
KẾT LUẬN
Khuynh hướng dân chủ tư sản do không phù hợp với quy luật
khách quan, với thời đại và đặc điểm dân tộc Việt Nam nên không
thể đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi cuối cùng. Tuy nhiên,
khuynh hướng này cũng có những đóng góp quan trọng cho lịch sử
Việt Nam.
Thành quả lớn nhất mà khuynh hướng dân chủ tư sản để lại cho
cách mạng Việt Nam là vấn đề “dân chủ”. Chính nó đã trực tiếp tạo
nên cuộc “cách mạng tư tưởng”cho dân tộc Việt Nam khi hệ tư
tưởng phong kiến thống trị từ lâu đời. “Dân chủ” trở thành động lực
cho đấu tranh chống thực dân, phong kiến, từ đó vựt dậy sức sống

cho phong trào cứu nước Việt Nam. Không có khuynh hướng dân
chủ tư sản với tư tưởng mới “dân chủ” tồn tại thì sẽ không tạo ra
được cơ sở quần chúng rộng lớn cho cách mạng. Và cách mạng Việt
Nam mãi dừng lại ở mỗi mục tiêu “dân tộc” một cách riêng lẻ, sẽ bị
thời đại vượt qua với mục tiêu “dân tộc-dân chủ” đi liền và đã phổ
biến trên thế giới hàng thế kỉ.
Khuynh hướng dân chủ tư sản còn tạo tiền đề quan trọng chuẩn
bị cơ sở cho cách mạng Việt Nam những bước tiếp theo. Khuynh
hướng vô sản xuất hiện, đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi, kế
thừa rất nhiều từ khuynh hướng dân chủ tư sản. Hồ Chí Minh kế thừa
ba nguyên tắc lớn của chủ nghĩa dân tộc của Tôn Trung Sơn: Độc
lập-Tự do-Hạnh phúc đặt tiêu ngữ cho nước Việt Nam sau cách

mạng Tháng Tám (1945). Đảng ta thấm nhuần vấn đề “dân chủ” là
vấn đề của mọi thời đại nên đưa ra quan điểm “lấy dân làm gốc”
(Đại hội VI 12/1986). Hiện nay, Việt Nam luôn phấn đấu xây dựng
Nhà nước “của dân, do dân, vì dân”. Đó là cơ sở cho việc xây dựng
đất nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh”, ổn định và không ngừng phát triển.
21
Sự tiếp xúc với tư tưởng dân chủ tư sản còn làm cho tư tưởng
nhân dân Việt Nam có sự mềm dẻo và nhạy bén hơn với thời cuộc
luôn thay đổi vì tính bảo thủ đã bị xóa bỏ. Ngày nay, trước xu thế hội
nhập và sự biến đổi phức tạp của quốc tế thì với tư duy nhạy bén,
linh hoạt đó càng có ý nghĩa quan trọng.

Như vậy, rõ ràng những gì mà khuynh hướng dân chủ tư sản để
lại cho cách mạng Việt Nam là vấn đề mà thế hệ sau cần phải nghiên
cứu, nhìn nhận và đánh giá đúng để có thể chắt lọc ra những giá trị
phù hợp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hôm nay.
22
23
24

×