Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

KHUYNH HƯỚNG dân CHỦ tư sản TRONG PHONG TRÀO dân tộc dân CHỦ ở VIỆT NAM NHỮNG năm 1919 1930

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.35 KB, 28 trang )

Đề tài: KHUYNH HƯỚNG DÂN CHỦ TƯ SẢN TRONG
PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM 1919-1930

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam những năm 1919-1930
có hai khuynh hướng cách mạng song song tồn tại. Đó là khuynh hướng
cách mạng dân chủ tư sản và khuynh hướng cách mạng vơ sản. Giữa hai
khuynh hướng này có sự cạnh tranh với nhau để một trong hai khuynh
hướng sẽ trở thành khuynh hướng chủ đạo của phong trào cách mạng Việt
Nam những thời kì sau. Đây có lẽ là đặc điểm nổi bật nhất của phong trào
dân tộc dân chủ ở Việt Nam những năm 1919-1930. Vì vậy, việc lựa chọn
nghiên cứu khuynh hướng dân chủ tư sản sẽ giúp giáo viên, học sinh hiểu rõ
thêm về đặc điểm nổi bật này của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam
những năm 1919-1930.
Trong hai khuynh hướng cách mạng ở Việt Nam thời kì 1919-1930, người
ta thường nói nhiều đến khuynh hướng cách mạng vơ sản. Đó cũng là điều
hiển nhiên bởi vì khuynh hướng cách mạng vơ sản là khuynh hướng cách
mạng đúng đắn nhất, phù hợp nhất với hoàn cảnh và điều kiện lịch sử Việt
Nam. Bản thân mỗi giáo viên dạy lịch sử phải hiểu rõ điều đó và định hướng
cho học sinh hiểu được điều đó. Tuy nhiên, sẽ thật phiến diện nếu như ta
khơng tìm hiểu kĩ về khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản. Bởi vì:
Thơng qua việc tìm hiểu về khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản
trong thời kì lịch sử 1919-1930 ta sẽ có cái nhìn xun suốt về khuynh hướng
cách mạng này từ khi nó xuất hiện đến khi nó chấm dứt vai trị lịch sử. Trên
cơ sở đó ta thấy được những đóng góp của khuynh hướng cách mạng này đối
với phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam, thấy được những mặt tích cực và
hạn chế của nó, đánh giá nó cho khách quan và chính xác.
Qua việc tìm hiểu khuynh hướng cách mạng này ta có thể đặt nó trong sự
so sánh với khuynh hướng cứu nước phong kiến, khuynh hướng cách mạng


1


vô sản. Ta sẽ thấy được sự tiến bộ hơn hẳn của khuynh hướng cách mạng
dân chủ tư sản so với khuynh hướng cứu nước phong kiến. Đồng thời ta
cũng nhận thấy nhiều điểm hạn chế của khuynh hướng cách mạng dân chủ
tư sản so với khuynh hướng cách mạng vơ sản. Có như vậy chúng ta mới
thấy được rằng việc cách mạng Việt Nam từ bỏ khuyng hướng phong kiến để
đến với khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản là điều hợp lý, là bước
phát triển. Đồng thời thấy được rằng chính sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch
sử đã đưa đến việc khuynh hướng cách mạng vô sản trở thành khuynh
hướng chủ đạo của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay chứ không
phải là khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
Qua việc tìm hiểu về khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản ta sẽ hiểu
rõ thêm về những đóng góp của các sĩ phu yêu nước tiến bộ, tầng lớp tư sản
dân tộc, giai cấp tiểu tư sản trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam
những năm 1919-1930. Chúng ta cũng hiểu thêm rằng phong trào yêu nước
của các giai cấp và tầng lớp này góp phần thúc đẩy các nhân tố đưa đến sự
ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam sớm chín muồi. Nói như vậy bởi lẽ Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa ba nhân tố là chủ
nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam
trong thời đại mới.
Khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản cũng là một nội dung quan
trọng của phần lịch sử Việt Nam thời kì 1919-1930. Nếu nghiên cứu kĩ vấn
đề này giáo viên sẽ hiểu rõ hơn về một nội dung kiến thức quan trọng được
đề cập đến trong chương trình học. Qua đó giáo viến có thể gúp học sinh
hiểu rộng hơn, rõ hơn và sâu hơn phần kiến thức khó này.
Đó là những lý do khiến tơi chọn viết chuyên đề này và cũng soạn chuyên
đề này để dạy cho học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi.
2. Mục đích của đề tài

Mục đích của đề tài nhằm khai thác rộng và sâu những kiến thức liên
quan đến khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào dân tộc dân chủ ở
Việt Nam những năm 1919-1930 qua đó giúp bản thân giáo viên nâng cao
hiểu biết về nội dung kiến thức này.


Trên cơ sở đó giáo viên chuyển hóa đề tại này thành chuyên đề để dạy cho
học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia, học sinh giỏi tỉnh. Thậm chí
giáo viên có thể chắt lọc từ trong đề tài một số vấn đề để từ đó nêu lên thành
câu hỏi, thành tình huống có vấn đề để phục vụ cho việc ôn thi đại học, ôn
thi tốt nghiệp THPT cho học sinh.
Từ đề tài này có thể lựa chọn ra những đơn vị kiến thức quan trọng để
xây dựng thành những đề tài mới, những chuyên đề mới phục vụ cho việc
dạy của giáo viên và học của học sinh. Ví dụ như chuyên đề về hoạt động của
tư sản dân tộc trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam 1919-1930; hoạt
động của tiểu tư sản trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam 19191930; những đặc điểm nổi bật của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản
trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam những năm 1919-1930; những
đóng góp của tư sản dân tộc, tiểu tư sản trong phong trào dân tộc dân chủ ở
Việt Nam những năm 1919-1930…
B. PHẦN NỘI DUNG
1. Điều kiện lịch sử tác động đến khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản ở
Việt Nam những năm 1919-1930
Ngay từ đầu thế kỉ XX, luồng tư tưởng dân chủ tư sản đã ào ạt tràn vào
nước ta. Ngay lập tức, các sĩ phu yêu nước tiến bộ mà tiêu biểu là Phan Bội
Châu, Phan Châu Trinh đã chấp nhận nó, tiếp thu nó rồi bắt tay vào hoạt
động cứu nước. Cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng cách mạng
dân chủ tư sản diễn ra mạnh mẽ trong hai mươi năm đầu thế kỉ XX. Tuy
nhiên, trải qua hai mươi năm đấu tranh miệt mài, cuộc vận động cứu nước
đó khơng đạt được kết quả như mong muốn là là cho đất nước được độc lập,
tự do, dân trí được mở mang, đời sống nhân dân được ấm no, hạnh phúc, và

càng không đưa đến sự xác lập của thể chế quân chủ lập hiến hay cộng hịa
ở nước ta. Thất bại đó là điều đáng tiếc nhưng nó lại giúp cho các lực lượng
theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản nhìn nhận rõ hơn về khuynh
hướng cách mạng này, rút ra những bài học kinh nghệm quý giá để có thể
xác định những cách thức đấu tranh phù hợp hơn trong những năm 19191930.


Để bù đắp những thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra, trong
những năm 1919-1929, thực dân Pháp đã tiến hành chương trình khai thác
thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương , chủ yếu là ở Việt Nam. Qua cuộc khai
thác thuộc địa này, nền kinh tế của tư bản Pháp tiếp tục được mở rộng và bao
trùm lên nền kinh tế phong kiến Việt Nam. Trong quá trình đầu tư vốn và mở
rộng khai thác thuộc địa, thực dân Pháp cũng có đầu tư kĩ thuật và nhân lực,
song rất hạn chế. Cơ cấu kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến ít nhiều, song
vẫn chỉ mang tính chất cục bộ. Về cơ bản, kinh tế Việt Nam vẫn là một nền
kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu và ngày càng bị lệ thuộc vào nền
kinh tế Pháp.
Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa trên quy mơ lớn và chính
sách thống trị của thực dân Pháp, cơ cấu giai cấp của xã hội Việt Nam có
những chuyển biến mới. Trong xã hội Việt Nam, bên cạnh những giai cấp cũ
đã xuất hiện thêm các giai cấp mới. Trong mỗi giai cấp lại có thể có nhiều
tầng lớp khác nhau. Mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp do có đời sống kinh tế và địa
vị xã hội khác nhau nên có thái độ chính trị và khả năng cách mạng khơng
giống nhau. Có hai giai cấp, tầng lớp được coi là lực lượng chính tham gia
phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản là
giai cấp tiểu tư sản và tầng lớp tư sản dân tộc ở Việt Nam.
Giai cấp tiểu tư sản bao gồm những người buôn bán nhỏ, chủ xưởng nhỏ,
thợ thủ công, học sinh, sinh viên, cơng chức, trí thức… Sau chiến tranh giai
cấp này có sự phát triển nhanh về số lượng. Họ có ý thức dân tộc dân chủ,
chống thực dân Pháp và tay sai. Đặc biệt, bộ phận trí thức, học sinh, sinh

viên rất nhạy cảm với thời cuộc và tha thiết canh tân đất nước nên hăng hái
tham gia các cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc.
Giai cấp tư sản ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và phân hóa
thành hai bộ phận là tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Tư sản mại bản là
những chủ tư bản lớn, mở xí nghiệp để gia công và nhận thầu cho đế quốc,
lập các hiệu buôn bán lớn… Tư sản dân tộc đã đi vào con đườn phát triể
kinh tế dân tộc. Địa vị kinh tế của tư sản Việt Nam rất nhỏ bé, tổng số vốn
kinh doanh chỉ bằng khoảng 5% số vốn của tư bản nước ngoài đầu tư vào
nước ta lúc bấy giờ. Tư sản dân tộc Việt Nam là lực lượng có khuynh hướng


dân tộc và dân chủ.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những sĩ phu yêu nước lão thành như
Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh vẫn cịn sục sơi nhiệt tình cách mạng. Về
cơ bản họ vẫn kiên trì đi theo con đường cứu nước mà chính họ đã vạch ra
từ đầu thế kỉ XX. Giờ đây, tuy hoạt động của họ khơng cịn đóng vai trị nịng
cốt trong khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản nữa nhưng họ vẫn là
những biểu tượng lớn của khuynh hướng cách mạng này và của cả phong
trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam.
Trong và sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ngày càng có nhiều người Việt
Nam ra nước ngồi hơn. Một bộ phận trong số đó sẽ có điều kiện tiếp xúc và
tiếp thu luồng tư tưởng dân chủ tư sản. Hơn nữa, sau Chiến tranh thế giới
thứ nhất, việc thực dân Pháp đẩy mạnh thực hiện các chính sách về văn hóa,
giáo dục vơ tình làm cho hệ tư tưởng dân chủ tư sản có điều kiện tràn vào
nước ta thêm nữa. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải hiểu rằng, hệ tư tưởng dân
chủ tư sản lúc đó khơng cịn là hệ tư tưởng mới nhất, tiên tiến nhất, cách
mạng nhất nữa. Vả lại, hệ tư tưởng đó khi vào Việt Nam lại bị bóp méo phần
nào nên đã bị giảm bớt tính ưu việt đi nhiều.
2. Những hoạt động tiêu biểu đại diện cho khuynh hướng cách mạng dân chủ
tư sản ở Việt Nam những năm 1919-1930

2.1. Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt
Nam sống tại Pháp sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
- Hoạt động của Phan Bội Châu
Năm 1913, Phan Bội Châu bị bọn quan phiệt Trung Quốc bắt giam. Đến
cuốc năm 1917 mới được trả tự do. Từ sự thất bại và thờ cuộ sau Chiến tranh
thế giới thứ nhất, Phan Bội Châu tuy vẫn nặng long yêu nước song đã khơng
thể tiếp tục tìm được phương thức cứu nước đúng đắn. Phan Bội Châu đã
khước từ lời dụ dỗ, mua chuộc của viên Tồn quyền Pháp Anbe Xarơ.
Giữa lúc đó, ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười và sự ra đời của
nước Nga Xô viết đã đến với ông như một luồng ánh sang mới. Phan Bội
Châu có cảm tình với cuộc cách mạng này. Tuy nhiên, trong khi chưa thể


thay đổi được tổ chức, thay đổi phương thức đấu tranh thích hợp với chuyển
biến mới của đất nước và thời đại thì Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt
tại Thượng Hải đưa về nước, kết án tù rồi đưa về an trí tại Huế. Từ đó trở đi,
trong hoàn cảnh một người tù bị giam lỏng, Phan Bội Châu không thể tiến
theo nhịp bước đấu tranh mới của dân tộc.
- Hoạt động của Phan Châu Trinh
Sau khi ra khỏi nhà tù Côn Đảo, Phan Châu Trinh sang Pháp (1911) tiếp
tục hoạt động. Ơng có quan hệ với Nguyễn Ái Quốc trong những năm tháng
hoạt động ở Pháp.
Vào đầu năm 1922, Phan Châu Trinh đến Mácxây. Nhân dịp vua Khải
Định sang dự cuộc triển lãm để khuếch trương “công lao khai hóa” của
Pháp, Phan Châu Trinh đã viết Thất điều thư vạc ra 7 tội đáng chém của
Khải Định. Phan Châu Trinh còn tổ chức diễn thuyết lên án chế độ quân chủ
và quan trường Việt Nam; tiếp tục hơ háo “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu
dân sinh”…
Tháng 6-1925, Phan Châu Trinh về nước. Mặc dù sức khỏe đã yếu, ông
vẫn tiếp tục hoạt động, đả phá chế độ quân chủ, đề cao dân quyền. Nhiều

tang lớp nhân dân, nhất là thanh niên rất mến mộ và hưởng ứng hoạt động
của Phan Châu Trinh
- Hoạt động của một số người Việt Nam sống tại Pháp
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhiều Việt kiều tại Pháp đã tham gia
hoạt động như chuyển tài liệu, sách báo tiến bộ về nước. Nhiều trí thức và
lao động Việt Nam ở Pháp đã tập hợp lại trog các tổ chức yêu nước. Năm
1925, Hội nghững người lao động trí óc Đơng Dương ra đời.
Một số thanh niên, sinh viên yêu nước xuất than trong các gia đình địa
chủ, tư sản lập ra Đảng Việt Nam độc lập, xuất bản báo Tái sinh.
2.2. Hoạt động yêu nước của tư sản và tiểu tư sản trong những năm 19191925
- Các hoạt động cạnh tranh với tư sản nước ngoài trên lĩnh vực kinh tế
Ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp, giai cấp tư sản


Việt Nam vốn nhỏ yếu về kinh tế và thường xuyên bị tư sản nước ngoài cạnh
tranh, chèn ép. Tuy nhiên sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp tư sản đã
mạnh dạn đương đầu với tư sản người Hoa và tư sản Pháp.
Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tại các thành phố lớn như Sài Gòn,
Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định,... với khẩu hiệu “Người An Nam mua bán với
người An Nam”, tư sản Việt Nam đã vận động tẩy chay hàng hoá của tư sản
Hoa kiều. Thậm chí một số nơi cịn xảy ra các vụ xô xát, đập phá một số cửa
hàng, cửa hiệu của người Hoa. Việc làm này tuy có lợi cho tư sản Pháp, giúp tư
sản Pháp diệt trừ một đối thủ cạnh tranh với chúng, nhưng phong trào càng tiến
triển, Pháp càng lo sợ cho trật tự an ninh của chúng. Do đó chúng đã tiến hành
các vụ bắt bớ làm cho phong trào lắng dần.
Năm 1923, một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì (đại biểu là Bùi Quang
Chiêu, Nguyễn Phan Long…) đã lập ra Đảng Lập hiến. Cơ quan ngôn luận của
Đảng lập hiến là hai tờ Diễn đàn Đông Dương và tờ Tiếng dội An Nam. Khi
được thực dân Pháp nhượng bộ cho ít quyền lợi (như cho tham gia Hội đồng
Quản hạt Nam kì), họ lại thỏa hiệp với chúng.

Cũng trong năm 1923, với sự trưởng thành của mình, giai cấp tư sản Việt
Nam bắt đầu chống chính sách độc quyền về kinh tế của Pháp. Mở đầu là cuộc
đấu tranh chống Hội đồng thuộc địa Nam Kì trao cho một cơng ti tư bản Pháp
độc quyền cảng Sài Gòn trong 20 năm.
Tháng 5-1923, tại Hội đồng quản hạt, các dân biểu thuộc phe luật sư
Mônanh (Monin) và các đại biểu thuộc Đảng lập hiến như: Bùi Quang Chiêu,
Nguyễn Phan Long, Lê Quang Liêm, Trương Văn Bền, Nguyễn Tấn Được,
Nguyễn Văn Thinh, Trần Văn Đôn, Lưu Văn Lang đều bỏ phiếu phản đối.
Cuộc đấu tranh lan rộng ra ngồi, Đảng Lập hiến khơng những đã dựa vào
nhân dân, đặc biệt là thanh niên Sài Gịn, mà cịn liên minh với tập đồn tư bản
Hoa kiều ở Chợ Lớn và được tập đoàn này cung cấp tiền bạc cho Đảng lập hiến
và luật sư Mônanh hoạt động chống tư bản Pháp.
- Đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa
Năm 1925, nhân lúc Varen (Varenne) sang nhận chức Tồn quyền Đơng
Dương, 600 đại biểu nhân dân đã đến tận Phủ Toàn quyền trao tận tay Varen


một tập Dân nguyện viết bằng tiếng Pháp nhằm đòi quyền tự do dân chủ.
Cũng năm 1925, Bùi Quang Chiêu sang Pháp. Trong chuyến đi này Bùi
Quang Chiêu đã giao thiệp với một số chính khách của các đảng phái và viết
một số bài báo, đọc một số bài diễn văn yêu cầu chính phủ Pháp ban hành
quyền tự do, dân chủ cho thuộc địa Đông Dương - một yêu sách lúc bấy giờ rất
được công luận chú ý. Việc làm này có ảnh hưởng tốt, được báo Việt Nam hồn
xuất bản ở Pháp cổ vũ, hoan nghênh. Do đó uy tín của Bùi Quang Chiêu và
Đảng lập hiến càng được đề cao trong giới tư sản, trí thức và thanh niên công
chức ở miền Nam.
Nhưng tối 24 - 3 - 1926, trong cuộc mít tinh tại đường Băng Cốc (Sài Gịn),
mọi người háo hức chờ tiếng nói của Bùi Quang Chiêu “người vừa được cái
vinh dự 60 nghìn người đón tiếp như một vị anh hùng cứu quốc” truyền cho họ
một tinh thần dân tộc hay ít ra một lời hứa hẹn đấu tranh cho tự do dân chủ thì

ơng ta lại “dội nước đá vào người nghe” bằng mấy câu dõng dạc tuyên bố: “Tôi
nguyện hy sinh cho Chủ nghĩa Pháp -Việt đề huề”(!). Trần Huy Liệu đã viết:
trước 4 giờ chiều, trong cuộc đón Bùi Quang Chiêu, thanh niên là những người
đi đầu ủng hộ Bùi Quang Chiêu. Ba giờ sau, nghĩa là 7 giờ tối thanh niên đã ra
mặt chống đối Bùi Quang Chiêu, chống chủ nghĩa Pháp -Việt đề huề.
Lợi dụng những điều kiện có lợi cho hoạt động văn hóa, nhiều trí thức thanh
niên tiến bộ lúc bấy giờ đã tham gia một số tờ báo tiếng Pháp như tờ: La
Tribune Indigene (Diễn đàn của người bản xứ) của Nguyễn Phú Khai và Bùi
Quang Chiêu, La Cloche Félée (Tiếng chuông rè) của Nguyễn An Ninh,
L’Annam và báo Le Nhà quê của Phan Văn Trường, Jeune Annam, của Đảng
Thanh niên do Lâm Hiệp Châu làm chủ nhiệm, L’ Union Indochinoise của Vũ
Đình Dị, L’echo annamitte của Nguyễn Phan Long...
Báo chí đã đề cập tới một số vấn đề cụ thể đang diễn ra hàng ngày như cơng
kích chính quyền thực dân, bọn tay sai của Pháp ở Nam kì, cơng kích chế độ
thuộc địa và bọn quan lại tham nhũng, chống áp bức ở thuộc địa, địi mở rộng
dân chủ...
Tờ La Cloche Félée (Tiếng chng rè) do Nguyễn An Ninh làm chủ bút, với
lời lẽ kịch liệt “khơng phải chỉ đả kích mấy tên trùm sỏ trong tập đồn thống trị
mà cịn chống với cả chế độ thuộc địa nói chung”, “những người đọc La
Gloche Félée hồi ấy phần lớn là những người có tư tưởng chống đối chính phủ,


khơng sợ mật thám trù”. Tờ báo đó sau được Phan Văn Trường đổi tên là tờ L’
Annam và có khuynh hướng cộng sản rõ rệt.
Ngoài những tờ báo của người Việt, La Voix Libre (Tiếng nói tự do) của Ganốt-xky (Ganobsky) với những bài ngắn gọn, tờ báo tập trung đả kích tập đồn
thơng trị của Pháp ở Nam Kì từ Thống đốc cho tới Chủ tịch và các nghị sĩ Hội
đồng quản hạt Nam Kì, “Ga-nốt-xky đã trở thành một người Pháp chống thực
dân Pháp vào hạng nhất”.
Luật sư Mônanh (Monin) với tờ L’Indochine (báo ra hàng ngày), phải đương
đầu với cả tập đoàn thống trị Pháp. Tại các tồ án, Mơnanh đã trở thành một nhà

hùng biện bênh vực cho chính nghĩa. Ơng là một nhà báo có tài, diễn thuyết
giỏi, đã từng chiến đấu trên nhiều địa hạt: tồ án, nghị trường, báo giới. Ơng
ln đứng về phía những người bị áp bức chống lại bọn phản động thuộc địa.
Tuy chưa có một xu hướng chính trị thống nhất, nhưng những hoạt động văn
hóa của tầng lớp tiểu tư sản trí thức đã phát triển rầm rộ, quy mô khá rộng lớn.
Họ không chỉ lớn tiếng trong làng báo mà còn biên soạn, dịch thuật và xuất bản
khá nhiều sách: “Gắn những hoạt động văn hóa vào những vấn đề nóng hổi
đang diễn ra trước mắt cũng là một đặc điểm nổi bật cuả họ. Từ đó họ đả kích
thực dân, cổ động lịng u nước”. Họ khơng những góp phần đấu tranh địi tự
do dân chủ mà bằng hoạt động văn hóa họ đã tập hợp lực luợng tạo nên những
Nam đồng thư xã, Cường học thư xã, Đảng thanh niên ở Nam Kì, Hội Phục
Việt ở Trung Kì. Các tổ chức chính trị này ra sức tuyên truyền, tổ chức các hoạt
động yêu nước đáp ứng được yêu cầu của cuộc đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội
Châu và biểu dương lực lượng trong phong trào tang lễ nhà yêu nước Phan
Châu Trinh.
- Phong trào đấu tranh đòi ân xá Phan Bội Châu (1925) và lễ tang Phan Châu
Trinh (1926)
Năm 1925, sau lần Phan Bội Châu lớn tiếng bênh vực cho hành động của
Phạm Hồng Thái trong việc ném tạc đạn vào Toàn quyền Méclanh (Merlin) và
việc cụ Phan “răn đe” chính quyền thực dân: sẽ “quyết khơng để cho chính phủ
Pháp một ngày ngồi nằm yên ổn. Việc ám sát Méc-lanh lần này chẳng qua là
một sự cảnh cáo của đảng chúng tôi mà thôi”, rồi khẳng định: “Thắng lợi cuối
cùng thế tất thuộc về đảng chúng tơi”; thì thực dân Pháp đã sang tận Trung


Quốc bủa vây, rình mị để bắt cóc cụ Phan Bội Châu, nhằm chấm dứt vai trò của
một thủ lĩnh cách mạng, suốt hơn một phần tư thế kỉ, đã kiên cưịng đấu tranh,
lăn lộn hoạt động vì sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân ta.
Nghe tin một người Việt Nam yêu nước hoạt động ở Trung Quốc bị Pháp bắt
giải về Hà Nội, ông nghè Ngô Đức Kế cùng với các học trị thân tín đã bí mật

điều tra. Qua một đoạn thơ do Bùi Bằng Đoàn (phiên dịch) chép được của bị
can: “Sống không trừ được lo thiên hạ, chết không rửa được thù ý trung, mối
hận dẳng dai, Sơng cả núi Hồng mn thuở đó. Trò chơi trước đã sắp đến lúc
tàn, Sân múa sau chính đường sắp dựng, thúc người sơi sục, gió Âu, mưa Á tám
phương dồn”; cụ Ngô Đức Kế khẳng định người bị bắt mang tên Trần Văn Đức
chính là Phan Bội Châu. Cụ Ngô Đức Kế và các bạn của cụ cho rằng nếu khơng
có phản ứng gì thì chính phủ Pháp sẽ tìm cách thủ tiêu cụ Phan. Sau đó các báo
chí và các nhân viên Hoả Lị cũng lần lượt tung ra ngoài cái tin cụ Phan Bội
Châu bị bắt. Nhiều nhân vật và đoàn thể đánh điện cho các nhà chức trách Pháp
đòi thả Phan Bội Châu. Varen-vừa mới được bổ nhiệm chức Tồn quyền Đơng
Dương đã được các sinh viên Trường Cao đẳng tổ chức đón tiếp với ba khẩu
hiệu: “Người đảng viên xã hội Varen mn năm”, “Tha cho Phan Bội Châu”,
“Đả đảo chính sách thuộc địa bằng roi vọt”.
Hội Phục Việt đã kịp thời in truyền đơn phân phát ở Hà Nội và nhiều tỉnh
khác. Ngoài việc vạch tội ác của thực dân Pháp, truyền đơn kịch liệt phản đối
việc bắt nhà ái quốc Phan Bội Châu. Theo Tôn Quang Phiệt - một yếu nhân của
Hội Phục Việt hồi đó thì ở Nhà lưu trú Thanh niên Việt Nam tại Hà Nội một số
sinh viên đã tiếp Toàn quyền Varen và đã đọc một bài diễn văn mà mật thám
Pháp gọi là “nảy lửa”.
Khi Tồ Đề hình Đơng Dương tun án mức án khổ sai chung thân đối với
Phan Bội Châu thì dư luận rất phẫn nộ. Rất nhiều cá nhân, đoàn thể, trường học,
các nhà báo đánh điện cho Tồn quyền Đơng Dương đòi thả Phan Bội Châu.
Cuối cùng, ngày 25-12-1925, trước áp lực đấu tranh của quần chúng, Tồn
quyền Varen kí lệnh “ân xá” Phan Bội Châu và đưa về giam lỏng ở Huế dưới sự
kiểm soát chặt chẽ của bọn mật thám.
Sự thắng lợi của phong trào đấu tranh đòi ân xá Phan Bội Châu - phong trào
đấu tranh công khai đầu tiên, đã làm nức lòng nhân dân cả nước và cổ vũ mạnh


mẽ cho cuộc đấu tranh cứu nước trong giai đoạn mới.

- Phong trào tổ chức tang lễ Phan Châu Trinh
Theo Giáo sư Trần Văn Giàu thì “tư tưởng dân chủ tư sản đối với Việt Nam
hồi những năm đầu thế kỉ XX còn là một điều mới mẻ, tiến bộ thì sau Chiến
tranh thế giới thứ nhất đã mất tính chất mới mẻ, tiến bộ rồi”, nhưng “Phan Châu
Trinh vẫn theo chủ trương nhờ vào Pháp bảo hộ mà tiến lên, nên ở mãi trong cái
phạm trù tư sản dân chủ cũ kĩ” và điều này được khẳng định lại trong hai bài
diễn văn Đạo đức và ln lí Đơng Tây, Quan trị chủ nghĩa và Dân trị chủ nghĩa
của cụ Phan Châu Trinh ở Sài Gòn cuối 1925. Mặc dầu vậy, những người yêu
nước lúc bấy giờ vẫn rất mến mộ người chí sĩ suốt đời đã dốc hết sức lực để
nghĩ suy cho một hình thức vận động cứu nước; nhân dân vẫn quý trọng một
Tây Hồ đã đấu tranh khơng mệt mỏi nhằm xố bỏ nền qn chủ hủ bại ở Việt
Nam. Cho nên, ngày 24-3-1926, khi nghe tin Cụ mất, các báo chí tiếng Pháp
cũng như tiếng Việt, trừ 2 tờ L Impartial và Trung Lập của Đờ -sơ-vơ-rơ-chi-e,
cịn lại đều hết lời ca ngợi nhà u nưóc nhiệt thành này. Tờ Đơng Pháp thời
báo lúc ấy đăng rất nhiều thơ ca, câu đối của các tầng lớp nhân dân gửi điếu nhà
chí sĩ.
Ban tổ chức tang lễ cụ Phan Châu Trinh đã gửi lời hiệu triệu đi khắp cả nước
kêu gọi làm lễ truy điệu nhà chí sĩ ái quốc, coi như một quốc tang. Nối tiếp khí
thế của cuộc vận động địi thả cụ Phan Bội Châu, nên bản hiệu triệu trên đã
được mọi nơi hưởng ứng nhiệt liệt. Học sinh các trường Trung học địi nghỉ học
để để tang nhà chí sĩ. Khơng chỉ ở chùa Đồng Nhân (Hà Nội), chùa Dư Hàng
(Hải Phòng), chùa Cả (Nam Định) và nhiều nơi khác trên cả ba miền Bắc,
Trung, Nam mà lòng tiếc thương Cụ cịn vượt ra ngồi biên giới đến cả
Phnơmpênh (Campuchia) và Viên Chăn (Lào); tổng cộng có tới hàng chục vạn
người tham gia lễ truy điệu. Riêng tại Sài Gòn 14 vạn người đã có mặt trong
cuộc tiễn đưa cụ Phan Châu Trinh (từ Sài Gòn lên Tân Sơn Nhất) về nơi an nghỉ
cuối cùng. Trong cuộc vận động đám tang này, Đảng Thanh niên là động lực
chính. Nhưng họ khơng ngờ rằng, bọn chính khách trong đám tư sản mại bản và
địa chủ đã lợi dụng phong trào để thực hiện ý đồ chính trị tuyên truyền cho cái
chủ nghĩa Pháp-Việt đề huề của chúng. Tuy vậy, theo Trần Huy Liệu, “đám

tang cụ Phan Châu Trinh đã gây được một ảnh hưỏng rất sâu rộng cho phong
trào ái quốc và dân chủ hồi ấy và nếu bắt đầu từ cuộc đấu tranh chống độc


quyền hải cảng Sài Gòn năm 1923, qua những cuộc đưa Dân nguyện cho Tồn
quyền Varen (Varene), địi thả cụ Phan Bội Châu, biểu tình đón Bùi Quang
Chiêu thì đây là độ cao chót của phong trào”.
2.3. Tâm tâm xã và Phục Việt ra đời, một bước chuyển biến mới của phong
trào yêu nước và cách mạng giải phóng dân tộc
Sự bế tắc của Phan Bội Châu trên con đường cứu nước, như chính cụ tự bạch
“trăm lần thất bại mà không một lần thành công” đã làm xuất hiện thêm hai tổ
chức yêu nước mới. Đó là Tâm tâm xã (1923) và Phục Việt (7-1925). Hai tổ
chức này đều chuyển hố nhanh chóng theo khuynh hướng cách mạng vơ sản.
- Tâm tâm xã hay là Tân Việt Thanh niên đồn là do một nhóm 7 người trí
thức Việt Nam xuất dương sang Trung Quốc lập ra. Đó là những thanh niên yêu
nước trẻ tuổi: Lê Văn Phan (tức Lê Hồng Sơn), Hồ Bá Cự (tức Hồ Tùng Mậu),
Nguyễn Giản Khanh (con nuôi của cụ Nguyễn Thiện Thuật thủ lĩnh cuộc khởi
nghĩa Bãi Sậy), Đặng Xuân Hồng, Trương Quốc Huy, Lê Cầu (tức Tống Giao
Cầu), Nguyễn Công Viễn (tức Lâm Đức Thụ), Đầu năm 1924, Tâm tâm xã còn
kết nạp thêm Lê Hồng Phong và Phạm Hồng Thái,... Tổ chức này gồm những
thanh niên trưởng thành sau Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất (1914-1918) và
đã từng chịu ảnh hưởng của các sĩ phu yêu nước đầu thế kỉ XX. Nhưng lúc đó,
Việt Nam Quang phục hội do cụ Phan Bội Châu đứng đầu đã bị tan rã sau
những thất bại liên tiếp ở trong và ngoài nước. Nhờ vậy họ nhận thấy đường lối
của tổ chức này có nhiều hạn chế và sai lầm nên bàn nhau và quyết định đi tìm
một đường lối cách mạng đúng đắn.
Tơn chỉ của Tâm tâm xã là: “Liên hiệp những người có trí lực trong tồn dân
Việt Nam khơng phân biệt ranh giới đảng phái, miễn là có quyết tâm hi sinh tất
cả tư ý và quyền lợi cá nhân, đem hết sức mình tiến hành mọi việc để khơi phục
quyền làm người của người Việt Nam”. Điều lệ của Tâm tâm xã còn đề cập tới

việc rút kinh nghiệm về những bài học thất bại xưa để tìm kiếm một phương
pháp cách mạng đúng đắn. Trong giai đoạn liên minh để giành độc lập, để tránh
sự bàn cãi gay gắt “tranh chấp lẫn nhau” tạm thời “chưa bàn tới chính thể"; “còn
đối với bọn quân thù và tay sai của chúng làm cản trở cho cơng việc của chúng
ta thì phải lo hết cách để khử trừ”; “đối với tư ý và quyền lợi cá nhân phải quyết
tâm hi sinh để đảm bảo tư cách làm người”. Mục đích là: “Hợp sức mọi người,
lấy ý kiến tập thể, dũng cảm tiến lên để đem lại cho mọi người cái nhân quyền


đã bị cướp mất và mưu cầu hạnh phúc cho quốc dân” .
Đem so sánh mục đích, tơn chỉ của Tâm tâm xã với Việt Nam Quang phục
hội thì hai tổ chức đều giống nhau ở chủ trương giành độc lập. Nhưng Tâm tâm
xã đi xa hơn, họ hướng tới việc giải phóng giai cấp, giải phóng con người; mang
đậm màu sắc Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, nó tiếp tục nâng chủ
nghĩa yêu nước Việt Nam lên một tầm cao mới rất thuận lợi cho bước chuyển
hoá theo khuynh hướng cách mạng vô sản.
Tâm tâm xã là một tổ chức mới được sinh ra từ trong tổ chức cũ. Do đó nó
phải dựa vào cái nơi của tổ chức cũ, dựa vào uy danh của các nhà cách mạng
tiền bối để tuyên truyền vận động gây dựng tổ chức. Tuy vụ mưu sát Méclanh
(M.Merlin)- Tồn quyền Đơng Dương không thành nhưng tiếng lựu đạn của
Phạm Hồng Thái đã làm chấn động dư luận trong và ngoài nước, cổ vũ tinh thần
và củng cố niềm tin cho đồng bào ta sau những tổn thất cuối phong trào do Phan
Bội Châu lãnh đạo. Chỉ sau hai năm ra đời, Tâm tâm xã đã có được vận hội lớn.
Đó là cuộc hội ngộ lịch sử giữa những người đứng đầu Tâm tâm xã với Nguyễn
Ái Quốc - lãnh tụ kiểu mới của phong trào giải phóng dân tộc, người đã hiệu
chỉnh và rọi sáng con đường cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, đã
thuyết phục lôi cuốn hầu hết các thành viên của Tâm tâm Xã đi theo con đường
cách mạng vô sản, Con đường của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Chính Nguyễn Ái Quốc lựa chọn một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm
xã để tổ chức thành nhóm Cộng sản Đồn (2-1925). Đến tháng 6-1925, trên cở

sở hạt nhân là nhón Cộng sản Đồn, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập Hội Việt
Nam Cách mạng Thanh niên.
- Phục Việt (7-1925):
Chế độ lao tù hà khắc của thực dân Pháp không làm suy giảm được tinh thần
yêu nước của các sĩ phu Việt Nam đầu thế kỉ XX. Bị cầm tù, nhưng các sĩ phu
vẫn tiếp tục ni chí cứu nước, chờ ngày được tự do để đem phần sức lực cuối
cùng của mình cống hiến cho độc lập dân tộc. Tư tưởng phục Việt mà các cụ
thường nhắc nhở nhau hàng ngày ở Côn Đảo đành phải đợi lúc mãn hạn tù mới
có điều kiện tổ chức thực hiện.


Nhưng khi ấy phong trào cứu nước đang hết sức khó khăn, nhiều nhân vật
cốt cán của phong trào, nhiều đồng bào ta bị thực clân Pháp truy lùng bắt bớ
chém giết rất dã man. Cho nên nhiệm vụ đầu tiên và cũng là nhiệm vụ cấp bách
nhất của các tù chính trị vừa được thả là phải chắp nối liên lạc gây dựng lại tổ
chức để vận động và chỉ đạo phong trào. Lê Văn Huân và Nguyễn Đình Kiền là
hai trong nhiều sĩ phu đã kiên trì tìm hiểu phát hiện những thanh niên hăng hái
nhiệt tình hoạt động chống Pháp. Nghĩa khí của các nhà “âm mưu lão thành ấy”
đã cuốn hút các thầy giáo trẻ như Trần Phú, Trần Đình Thanh, Trần Văn Tăng,
Hà Huy Tập và một số thanh niên học sinh vừa mới được tập hợp trong Việt
Nam nghĩa đồn như Tơn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai, Phạm Thiều... ở trường
Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Tất cả những người này đều thông nhất một tinh
thần Phục Việt.

Sự xuất hiện của Phục Việt (7-1925) gần như là một sự trùng hợp trong lịch
sử: trước đó chỉ mấy ngày, trên cơ sở những thanh niên thuộc phong trào Phan
Bội Châu, một tổ chức cách mạng mới theo khuynh hướng cách mạng vô sản đã
được Nguyễn Ái Quốc sáng lập ở Quảng Châu (Trung Quốc) là Hội Việt Nam
thanh niên cách mạng. Chính vì vậy, sau chuyến ra nước ngoài đầu tiên mà Phục
Việt giao cho Lê Duy Điếm thực hiện đã mang về cho tổ chức này những quan

điểm mới về giải phóng dân tộc. Đồng thời Phục Việt cũng trở thành nơi đầu
tiên cung cấp thanh niên cho Trường huấn luyện chính trị Quảng Châu của Hội
Việt Nam cách mạng thanh niên, tạo nguồn cán bộ cho phong trào cộng sản Việt
Nam trong nhiều năm sau.


2.4. Việt Nam Quốc dân đảng (1927-1930)

Sự xuất hiện Việt Nam Quốc dân đảng là một trong những hiện tượng phát
triển của chủ nghĩa dân tộc cách mạng, là sự vượt lên trên sự bế tắc của chủ
nghĩa yêu nước ôn hoà trong điều kiện lịch sử mới.
Chủ nghĩa dân tộc cách mạng đã xuất hiện hồi đầu thế kỉ XX bằng Duy Tân
hội, Việt Nam quang phục hội và nhiều tổ chức yêu nước khác. Đến những năm
1922-1930, chủ nghĩa dân tộc cách mạng được biểu hiện phong phú bằng các
đảng chính trị, các hội văn hố, các cơ quan ngơn luận, có khi bằng đồn thể
đượm màu sắc tôn giáo.
Theo GS.Trần Văn Giàu, vào năm 1925, luồng “chủ nghĩa u nước ơn hồ”
mà Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là hai chính khách tiêu biểu, được cơng
khai quảng bá trong quảng đại quần chúng nhân dân Bắc, Trung, Nam và lớp trẻ
hơn các chí sĩ ấy nhưng đầy máu nóng như Nguyễn An Ninh, Trần Huy Liệu
cũng chưa vượt qua các mức u nước ơn hồ. Những suy tư của Nguyễn Thái
Học muốn hợp tác với Chính phủ Pháp để làm cho dân tộc Việt Nam tiến bộ
theo kịp người Pháp như người Pháp đã từng hứa hẹn trong chiến tranh; những
người biểu tình địi ân xá cho Phan Bội Châu (1925), những cuộc tập hợp lớn
hơn chục vạn người để làm đám tang cho Phan Châu Trinh và việc Chính phủ
Pháp phái Varen (nguyên đảng viên Đảng xã hội) sang làm Tồn quyền Đơng
Dương càng gây ảo mộng làm cho chủ nghĩa u nước ơn hồ và chủ nghĩa cải
lương càng thêm thịnh đạt.
Nhưng chính thực dân Pháp đã nhanh chóng dập tắt ảo vọng “đề huề”, “ỷ
Pháp cầu tiến bộ”, chính sách đầu tư khai thác thuộc địa của Pháp vào Việt Nam

không những không cải thiện được tình hình mà cịn làm cho đời sống nhân dân
ngày càng tồi tệ hơn. Các sự kiện: Bùi Quang Chiêu trở mặt bị nhân dân đả đảo,
Nguyên An Ninh bị Pháp bắt, Ngô Đức Kế lột mặt nạ văn hoá phản dân tộc của
Phạm Quỳnh; xung đột giữa Viện trưởng dân biểu Huỳnh Thúc Kháng với
Khâm sứ Trung Kì Gia-bui-ơ (Jabouille); thái độ quyết liệt của Phan Bội Châu
“trồng cây nên gậy để đánh què” bọn thực dân Pháp xâm lược; những ước


nguyện của Phạm Tất Đắc “Muốn đem máu đỏ nhuộm màu giang sơn”; Lời kêu
gọi của Việt Nam hồn tới “những ai xót giống thương nịi, đồng tâm vác súng ta
địi giang sơn”, và những lời sục sơi tâm huyết của Nguyễn An Ninh: “Tay dơ
lấy nước mà rửa; nước dơ lấy máu mà rửa” không chỉ “được quần chúng hoan
hơ như sấm dậy”; mà cịn “làm cho hàng vạn thanh niên thấy càng rõ hợp tác
với Pháp để cầu tiến bộ chỉ là một ảo mộng lớn” .
Trong bốì cảnh ấy, vào cuối những năm 20, một số thư xã tiến bộ và yêu
nước như Nam đồng thư xã (Hà Nội), Giác quần thư xã (Hà Nội), Cường học
thư xã (Sài Gịn), Tồn Việt thư xã (Sài Gịn) cơng khai hoạt động góp phần
chuẩn bị tư tương, nhen nhóm lực lượng cho sự thành lập đảng dân tộc cách
mạng. Nam đồng thư xã của thầy giáo Phạm Tuấn Tài ra sức tuyên truyền chủ
nghĩa yêu nước, chủ nghĩa dân tộc cách mạng, chủ nghĩa Tam dân. Những
quyển sách như Trưng nữ vương, Gương Thiếu niên. Gương thành bại mà Nam
đồng thư xá xuất bản nêu gương các anh hùng cứu quốc và rút một số kinh
nghiệm được thua của các cuộc vận động cách mạng trong nước và ngoài nước;
chính vì vậy mà Nam đồng thư xã nhanh chóng trở thành một trung tâm thu hút
nhiều học sinh, sinh viên yêu nước, trong đó có Nguyền Thái Học, Phó Đức
Chính, Hồ Văn Mịch, Trúc Khê (Ngơ Văn Triệu), Nhượng Tống (Hồng Phạm
Trân). Trên cơ sở đó, ngày 25-12-1927, Việt Nam Quốc dân đảng đã ra đời. Đầu
năm 1928, Việt Nam quốc dân đảng hợp nhất với nhóm Việt Nam dân quốc của
Nguyễn Khắc Khu ở Bắc Ninh, Bắc Giang và nhóm Hồng VănTùng ở Thanh
Hố.

Về cơ cấu tổ chức, Việt Nam Quốc dân đảng có 4 cấp: Tổng bộ, Kì Bộ, Tỉnh
bộ và Chi bộ. Số đảng viên trong chi bộ không quá 19 người. Nhưng Việt Nam
Quốc dân đảng chưa bao giờ trở thành hệ thống trong nước. Đứng đầu Chi bộ là
Chi bộ trưởng. Chi bộ có thể hình thành trong phạm vi các đơn vị hành chính
một xóm, một làng, một tổng, một huyện, một khu phố hay một thành phố. Trên
thực tế, Việt Nam Quốc dân đảng đã xây dựng và phát triển cơ sở ở Vĩnh Yên,
Phú Thọ, Sơn Tây (Hà Tây). Cuối năm 1928 đầu năm 1929, phát triển thêm
nhiều cơ sở ở Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Nội và Thái Bình. Theo tài
liệu dị xét được của mật thám Pháp thì riêng Bắc Kì Việt Nam Quốc dân đảng


đã lập được 120 Chi bộ với khoảng 1.500 đảng viên, trong đó có 120 người là
cai đội lính khố đỏ. Ở Trung Kì, Việt Nam Quốc dân đảng hầu như khơng phát
triển được lực lượng vì ở các tỉnh Trung Kì cơ sở hội Việt Nam cách mạng
thanh niên và Tân Việt cách mạng đảng khá mạnh. Ở Nam Kì Việt Nam Quốc
dân đảng xây dựng được một số chi bộ ở Sài Gòn, Chợ Lớn, Mĩ Tho.
Thành phần xã hội của đảng viên trong Việt Nam Quốc dân đảng chủ yếu
gồm trí thức, giáo viên, cơng chức, học sinh, những người làm nghề tự do, một
số tư sản ở thành thị, những kì hào, địa chủ, phú nơng ở nơng thơn và một số
binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp. Việt Nam Quốc dân đảng hầu như
không kết nạp công nhân và nông dân lao động.
Ban lãnh đạo tổng bộ Việt Nam Quốc dân đảng gồm một số nhân vật có uy
tín như Nguyễn Thái Học (Chủ tịch đảng), Nguyễn Thế Nghiệp (Phó Chủ tịch),
các uỷ viên gồm có Nhượng Tống, Tưởng Dân Bảo và Nguyễn Hữu Đạt. Cơ
quan Tổng Bộ có các ban: Ban tuyên truyền huấn luyện (Phó Đức Chính phụ
trách), Ban ngoại giao (Nhượng Tống), Ban trinh sát (Hoàng Văn Tùng), Ban
Kinh tài (Hồ Văn Mịch và Nguyễn Ngọc Sơn), Tổ chức ám sát (Đoàn Trần
Nghiệp).
Vụ ám sát tên trùm mộ phu Ba-danh (Bazin) tuy có làm nức lịng các tầng
lớp nhân dân, nhưng sau đó đã bị thực dân Pháp đàn áp dữ dội. Sau 5 tháng săn

lùng liên tục, đến tháng 7 năm 1929, Pháp đã bắt được 225 đảng viên đưa ra xét
xử và giam cầm trong các nhà tù. Hầu hết các cơ sở của Việt Nam Quốc dân
đảng ở Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh bị mật thám Pháp phá vỡ.
Trước tình hình nguy ngập ấy, Ban lãnh đạo Tổng bộ đi đến quyết định phát
động khởi nghĩa với tinh thần “Không thành công cũng thành nhân”.
Do thiếu chặt chẽ trong tổ chức, thiếu thống nhất trong lãnh đạo, kế hoạch
khởi nghĩa hoãn đi hoãn lại nhiều lần, lại bị thực dân Pháp điên cuồng khủng bố
nên khởi nghĩa nổ ra không đều. Tại các vùng Lâm Thao, Hưng Hoá, Sơn Tây,
Phả Lại, Vĩnh Bảo, Kiến An, Phủ Dực khởi nghĩa nổ ra đều không thành công;
chỉ có cuộc khởi nghĩa Yên Bái (đêm 9-2-1930), nơi khởi sự cho phong trào đã
chiếm được Trại lính cơ số 5 và Trại lính cơ số 6. Nhưng khơng làm chủ được
tình hình, khơng lơi kéo được tồn bộ lính khố xanh, nên sáng hôm sau, thực
dân Pháp tập trung lực lượng phản cơng và cuộc khởi nghĩa nhanh chóng bị dập


tắt.
Nghiên cứu quá trình ra đời, đặc điểm, nội dung hoạt động và kết cục của
Việt Nam Quốc dân đảng trong lịch sử, Giáo sư Sử học Trần Văn Giàu đã đưa
ra 4 kết luận, có thể tóm tắt như sau:
Một là, Việt Nam Quốc dân đảng là một đảng khơng có chủ nghĩa xác định:
“Đảng viên thì nói nhiều tới chủ nghĩa Tam dân mà chương trình điều lệ thì
khơng nói, chương trình điều lệ thì có lần nói về chủ nghĩa xã hội dân chủ mà
cái đó là gì thì khơng thấy cắt nghĩa, lần khác nói “Tự do, bình đẳng, bác ái” thì
cũng khơng ra chủ nghĩa nào hết”.
Hai là, Việt Nam Quốc dân đảng không chú trọng đến tun truyền huấn
luyện, khơng quan tâm đến lí luận tư tưởng. Mặc dù có đề ra nhiệm vụ “chính
đảng cương, minh đảng nghĩa”, nhưng chưa kịp tiến hành thì khởi nghĩa Yên
Bái đã nổ ra, các lãnh tụ của Đảng “chỉ cịn kịp bưng tồn bộ chủ nghĩa Tạm
dân vào Đảng” (Trần Huy Liệu); khơng có tài liệu tuyên truyền (Chỉ có một tờ
Hồn cách mạng và chỉ ra được một số duy nhất, khơng có tài liệu huấn luyện;

mãi đến khi các đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng bị Pháp giam vào tù ngục
mới thảo luận về chủ nghĩa, về tư tưởng. Việc làm này quá muộn và khơng có
kết quả, càng tranh luận càng mất đoàn kết, càng chia rẽ sâu sắc.
Ba là, mặc dù có phê phán tư tưởng phiêu lưu mạo hiểm, ám sát cá nhân,
không biết đến sức mạnh của quần chúng nhân dân, mang nặng tư tưởng “Sát
thân thành nhân” của Việt Nam Quốc dân đảng, người đương thời vẫn nhiệt liệt
biểu dương tinh thần chiền đấu, chủ nghĩa yêu nước của các chiến sĩ đã đứng
dậy chiến đấu ở Yên Bái, Lâm Thao, Vĩnh Bảo và những nơi khác hồi đầu
tháng 2-1930. Có điều là phải nhìn thấy bài học kinh nghiệm: khi lịch sử đặt ra
yêu cầu “Con em trong nước phải giám hi sinh vì nước, vì danh dự của dân
tộc”, thì “các nhà lãnh đạo phong trào nhất thiết phải tránh chủ nghĩa mạo hiểm,
cân nhắc lợi hại, dự đoán thành bại, tránh cho con thuyền cách mạng được càng
nhiều ghềnh thác càng hay”..
Bốn là, Chủ nghĩa dân tộc của những nhà lãnh đạo Việt Nam Quốc dân đảng
từ khởi nghĩa Yên Bái trở về trước không có chủ trương chống cộng sản. Tuy là
một đảng khơng có chủ nghĩa xác định, nhưng Việt Nam Quốc dân đảng thừa
nhận “Cách mạng vô sản Nga, cùng với cách mạng Trung Quốc đã gây một ảnh


hưởng lớn trên toàn thế giới”, thúc đẩy “thời đại các dân tộc bị áp bức nổi dậy
làm cách mạng”; và mặc dù, trên thực tế chưa làm được, nhưng trong hai bản
điều lệ năm 1928 và năm 1929 đều xác định rõ một trong ba nhiệm vụ cơ bản
của Việt Nam Quốc dân đảng là giúp các dân tộc khác đấu tranh tự giải phóng.
Trước và Sau khởi nghĩa n Bái khơng chỉ có nhân dân Việt Nam mà cả
Đảng cộng sản Pháp, Tổng công hội thống nhất và báo Nhân đạo cũng bền bỉ
đấu tranh chống khủng bố của đế quốc Pháp. Khơng ít đảng viên của Việt Nam
Quốc dân đảng đã được những người cộng sản Việt Nam cảm hoá hướng theo
ngọn cờ cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
Theo GS. Trần Văn Giàu, “Những bước thoái hoá về tư tưởng của Việt
Nam Quốc dân đảng sẽ bắt đầu sau khi khởi nghĩa Yên Bái thất bại, số

đông đảng viên vào tù lâu dài mà hi vọng thì tan dần, số ít đảng viên chạy
sang Vân Nam tìm cách dựa vào Quốc dân đảng Trung Quốc đã trở thành
phản động”.
3. Sự chuyển hoá của các cá nhân, tổ chức yêu nước từ khuynh hướng
cách mạng dân chủ tư sản sang theo khuynh hướng cách mạng vô sản
Như trên đã trình bày, sau khi phong trào cần Vương hoàn toàn thất bại
(1896), các sĩ phu yêu nước - trí thức đương thời lại trăn trở tìm kiếm các
phương lược cứu nước mới. Nhiều giải pháp đã được lịch sử kiểm chứng và lựa
chọn một cách nghiêm khắc thông qua hoạt động của các tổ chức yêu nước do
họ lập ra và không ngừng tự cải tổ. Suốt cuộc đời hoạt động yêu nước của mình,
Phan Bội Châu khơng phải chỉ có “trăm lần thất bại mà khơng một lần thành
cơng” mà cịn có cả niềm kiêu hãnh chân chính về cuộc đời cách mạng của
những người yêu nước đầu thế kỉ XX và tin tưởng sắt đá vào cơng việc làm của
mình. Cụ Phan viết: “... Xưa nay những công cuộc thay cũ đổi mới, gạn đục
khơi trong, mấy khi không thất bại mà thành công được! Ngay như nước Pháp
xây dựng nên nước dân chủ cộng hồ cũng phải trải qua ba bốn lần mới thành.
Đó là một chứng cớ rõ rệt. Chúng ta nên trông bánh xe đã đổ trước, thay đổi con
đường thất bại, tìm kiếm con đường thành cơng, kiếm cái sống trong trăm ngàn
cái chết, tìm bài thuốc hay sau khi đã bị đứt tay nhiều lần, việc làm cẩn mật cho
khỏi vỡ lở, đồng tâm đồng đức thì nợ máu mới rửa được”. Dù là ở trên đất Việt


Nam, trên đất Nhật, hay Trung Hoa, Thái Lan, rồi Pháp, Anh, Mỹ,... hay các
nước thuộc lục địa khác thì các chí sĩ lúc bấy giờ cũng đều kiên trì hoạt động vì
nền độc lập của nước nhà. Trước khi xuất hiện phong trào cộng sản, các hoạt
động mang màu sắc duy tân của phong trào do Phan Bội Châu và một số sĩ phu
yêu nước khởi xướng đã có sức lôi cuốn mạnh mẽ đông đảo các tầng lớp nhân
dân. Đặc biệt là phong trào đó đã khơng ngừng vươn tới những giá trị đích thực
của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Các tổ chức có cội nguồn từ Duy Tân
hội như Tâm Tâm xã, Phục Việt đã thừa nhận vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái

Quốc. Họ hăng hái chuyển hố theo khuynh hướng cộng sản.
Chính gia đình Nguyễn Ái Quốc cũng là thành viên của Duy Tân hội và sau
đó là của Việt Nam Quang phục hội; còn Nguyễn Ái Quốc là một trường hợp
khác biệt trong cả một trào lưu yêu nước; là một sắc tố trỗi vượt trong phong
trào yêu nước đầu thế kỉ XX. Sau khi vào Sài Gòn, đến bến Nhà Rồng, với tên
là Văn Ba, ngày 3-6-1911, xuống tàu buôn Latútsơ Tơrêvin (Amiral Latouche
Tréville) nhận làm phụ bếp. Ngày 5 tháng 6 năm 1911, rời bến Nhà Rồng ra đi
với ý muốn sang phương Tây để làm quen với nền văn minh Pháp, để tìm xem
những gì ẩn náu đằng sau những từ hố mỹ: tự do, bình đẳng, bác ái mà bọn
thực dân đang phô trương ở các thuộc địa. Cuộc khảo nghiệm dài ngày, gian
khổ tại nhiều thuộc địa và tại những quốc gia đã từng diễn ra các cuộc cách
mạng tư sản điển hình đã giúp Người đối chiếu thực trạng các nước tư bản phát
triển với cuộc sống của nhân dân các nước thuộc địa để xác định mục tiêu, tìm
kiếm đồng minh và những phương pháp hành động mới cho cuộc cách mạng
Việt Nam.
Bằng con đường lao động và chấp nhận lao động cực nhọc làm phương
tiện và biện pháp để đi tìm chân lí, Nguyễn Ấi Quốc đã thực hiện một cuộc
hành trình dài ngày quá nhiều nước. Người đã chứng kiến tội ác chồng
chất của chủ nghĩa thực dân, Người cũng đã chia sẻ và nếm trải những khổ
đau của nhân loại trong cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất 1914 1918.
Năm 1918. Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc. Ngày 18-1-1919, đại
biểu các nước đế quốc tham gia chiến tranh họp hội nghị ở Vécxây (Pháp),


chúng rêu rao đưa lại quyền tự do bình đẳng cho các dân tộc, thực chất là
các nước thắng trận (chủ yếu là Mỹ, Anh, Pháp) chia lại thị trường thế giới.
Nhân danh nhóm những người yêu nước Việt Nam tại Pháp, ngày 18 tháng
6 năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đã gửi tới Hội nghị, đồng thời gửi tới Tổng
thống Mỹ và trưởng đoàn các nước tham dự Hội nghị Vécxây bản Yêu sách
của nhân dân An Nam gồm 8 điểm.

Bản yêu sách này không những “được phân phát” cho các đại biểu tới
dự Hội nghị Vécxây mà Nguyễn Ái Quốc cịn biết lợi dụng những điều kiện
hợp pháp, đó là lúc các cưòng quốc thắng trận trong Chiến tranh Thế giới
thứ nhất hứa hẹn đem lại quyền bình đẳng cho các dân tộc, để thuê in
thành truyền đơn, đăng trên các báo, gửi đến các nhà hoạt động chính trị
có tên tuổi, phân phát trong các buổi hội họp, mít tinh, gửi cho Việt kiều ở
Pháp và gửi về nước. Sự kiện này cũng chứng tỏ rằng lần đầu tiên những
người yêu nước Việt Nam đã biết lợi dụng diễn đàn quốc tế và dư luận rộng
rãi của nhân dân thế giới để công khai bày tỏ nguyện vọng chính đáng của
nhân dân Việt Nam.
Trước khi đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra được
ba nhận xét có tính chất kết luận: Một là, thế giới đang tồn tại hai hạng người
đối lập nhau: một bên, chiếm số đông, gồm những người lao động cùng khổ, bị
bóc lột và chà đạp; cịn một bên, chỉ có số ít, sống đế vương, có địa vị cao sang
trong xã hội, bóc lột và áp bức số đông ở bên kia. Hai là, các cuộc cách mạng tư
sản đều là những cụộc cách mạng chưa đến nơi, chưa triệt để, nhân dân lao
động còn khổ, giai cấp tư sản bên trong thì bóc lột cơng nống, bên ngồi thì áp
bức thuộc địa; Ba là, các dân tộc bị áp bức muốn được giải phóng thì phải tự
mình đứng lên đấu tranh. Những vấn đề này được Sơ thảo lần thứ nhất những
luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.Lênin soi sáng. Các sự
kiện tháng 7 (nghiên cứu Luận cương của V.Lênin) và tháng 12-1920 bỏ phiếu
tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp tại
Đại hội Tours đã khẳng định sự chuyển hoá nhanh chóng về chính trị tư tưởng
của Nguyễn Ái Qc từ lập trường của chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa
cộng sản.


Như vậy, suốt 10 năm ôm ấp khát vọng “độc lập cho tổ quốc tôi, hạnh phúc
cho đồng bào tôi” đã đưa Người đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin, học thuyết
khoa học và cách mạng của thời đại. Người nói: "Bây giờ học thuyết nhiều, chủ

nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, kách mệnh nhất
là chủ nghĩa Lênin”. Trong những năm 20 của thế kỉ XX, Nguyễn Ái Quốc vận
dụng những vấn đề lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, những kinh nghiệm của
cách mạng thế giới vào thực tiễn Việt Nam để hình thành con Đường kách
mệnh. Con đường này đã được Phục Việt (về sau cải tổ thành Tân Việt cách
mạng Đảng) sớm thừa nhận. Ngay sau khi liên hệ, tiếp xúc trao đổi với Hội Việt
Nam Cách mạng Thanh niên, ban lãnh đạo Tân Việt đã khẳng định: “Họ chủ
trương trước làm quốc gia cách mạng, sau làm thế giới cách mạng. Cịn ta thì
cũng đồng ý như vậy”. Trong nhật ký Nhớ nghĩ chiều hôm, Đào Duy Anh nguyên là Bí thư Tổng bộ Tân Việt năm 1928 -1929 đã kể lại con đường diễn
biến tư tưởng khi ông được Trần Mộng Bạch làm lễ kết nạp vào Hưng Nam:
"Tôi sở dĩ thừa nhận rằng con đường cách mệnh của nước ta phải theo phương
hướng cách mệnh xã hội chủ nghĩa là do nhận thức bằng lí trí, thấy như thế m ới
lô-gic chứ thực ra chưa biết làm cách mệnh xã hội chủ nghĩa là thế nào mà cũng
không hề biết tình hình nước Nga từ Cách mệnh tháng Mười đến bấy gìơ đã
diễn biến như thế nào”; và sau khi đã đọc một số sách báo do Đảng cộng sản
Pháp xuất bản, ông khẳng định: "Tôi đã tin tưởng rằng cách mệnh Việt Nam
muốn thành công cuối cùng tất phải theo hướng cách mệnh xã hội chủ nghĩa.
Chủ nghĩa xã hội đây là chủ nghĩa xã hội khoa học hay chủ nghĩa cộng sản, dựa
trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác, mà chủ nghĩa Mác tức là chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong khi tìm hiểu chủ nghĩa Mác
tơi ln ln so sánh nó với các thứ học thuyết và chủ nghĩa khác mà tơi vẫn
tiếp tục tìm hiểu thêm. Tôi nhận thấy một cách sơ lược rằng từ giáo lí Cơ đốc
cho rằng vũ trụ lồi người là do chúa trời tạo nên, đến Đạo giáo cho vũ trụ
muôn vật từ người cho đến tiên thánh, quỉ thần đều là do Đạo biến hoá mà sinh
ra, cho đến Phật giáo cho rằng phải trừ diệt mọi thú tính để thoát khỏi luân hồi,
và Nho giáo dạy người ta phải bắt đầu từ thành ý chính tâm rồi mới đến sửa
mình, tề nhà trị nước và bình thiên hạ, các thứ tôn giáo và học thuyết ấy vốn do


các bậc thánh hiền dựng lên để mong chỉ vẽ con đường cứu khổ cho loài người,

nhưng trước sau rốt cuộc bị các giai cấp thống trị xuyên tạc và lợi dụng làm lợi
khí mê hoặc lịng người để cho chúng tự do sai khiến và bóc lột những người
nghèo khổ, duy chỉ có các nhà triết học duy vật từ các nhà lí luận của cách mệnh
tư sản đến các nhà lí luận của cách mệnh vơ sản, tức các nhà mác- xít là chỉ cho
nhân dân con đường tự giải thốt khỏi ách thống trị và bóc lột, mà xây dựng
hạnh phúc cho đời mình. Nhưng các nhà lí luận của cách mệnh tư sản chỉ mới
nhằm giải phóng cho con người trừu tượng, mà trong thực tế thì những con
người thực tế này chính lại lợi dụng học thuyết tự do của họ mà bóc lột số đơng
những con người thực tế khác". Ơng kết luận "Chỉ có chủ nghĩa duy vật biện
chứng với chủ nghĩa khoa học của Các Mác và Ănghen mới dạy cho loài người
đánh đổ mọi giai cấp bóc lột mà giải phóng hồn tồn con người thực tế. Do đó
tơi càng tin rằng, nếu chúng ta muốn khôi phục độc lập dân tộc mà đừng để cho
giai cấp nào phỗng mất tay trên thành quả cách mệnh mà bóc lột đồng bào, thì
phải đi theo con đường cách mệnh do chủ nghĩa Mác vạch ra".
Các tổ chức khác tuy khơng có sự chuyển hoá nhanh và đồng loạt như
Tân Việt cách mạng đảng, nhưng cũng có một số người chịu ảnh hưởng của
chủ nghĩa Mác - Lênin. Đối với Đảng Thanh niên (1926-1927), theo nhà sử
học Trần Huy Liệu - một trong những yếu nhân của Đảng này, thì khoảng
năm 1928 - lúc ấy những tổ chức bí mật của các tổ chức chính Đảng đã lan
tràn khắp trong nước, nhiều cơ sở quần chúng của Đảng Thanh niên trước
đây đã trở thành địa bàn của nhiều đảng phái mới. Những phần tử cốt cán
của Đảng Thanh niên cũng dần dần phân hố, số đơng gia nhập Hội Việt
Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt cách mạng đảng, và sau đó nhiều
người chuyển qua Đảng cộng sản. Nguyễn An Ninh một thời theo “chủ
nghĩa ơn hồ” đã từng nói với nhiều người rằng: "Ở ngồi Đảng, tơi nhận
vận động trí thức và những người thuộc tầng lớp trên, như thế có lợi hơn
cho công tác của Đảng. Tôi xin nguyện làm một chiến sĩ vô danh của Đảng.
Tuy tôi không vào Đảng, nhưng trái tim tôi đã thuộc về Đảng".
Việt Nam quốc dân Đảng (1927-1930) muốn phối hợp hành động chống
Pháp, nhưng khơng cùng chính kiến với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh

niên. Nhận thức được điều này, một số đảng viên tiêu biểu của Việt Nam


Quốc dân đảng đã bí mật đi theo Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên,...
Song vẫn có nhiều người phải vật lộn một cách vất vả trong tư tưởng mới
vượt qua được vòng cương toả của Đảng họ để đến với Đảng Cộng sản.
Phạm Tuấn Tài – người sáng lập Nam Đồng thư xã và là người cùng
Nguyễn Thái Học sáng lập Việt Nam Quốc dân đảng (12-1927), sau những
ngày tháng ở tù với những người cộng sản, trước khi qua đời đã ra Tuyên
cáo đồng chí: "Do ở những điều kinh nghiệm về cách mệnh, tôi nhận thấy
rằng: Muốn phá hoại một xã hội cũ và kiến thiết một xã hội mới, lực lượng
cách mệnh chỉ có thể trơng vào cái giai cấp nào ở trong xã hội bị bóc lột
hơn hết và bị áp bức hơn hết. Và muốn đánh đổ chế độ hiện thời, những
phần tử cách mệnh ở các dân tộc bị áp bức phải liên kết với công nông và
quần chúng lao khổ ở các nước tư bản mà lập thành một trận tuyến chung;
chủ nghĩa quốc gia hiện đã trái mùa, cả đến chủ nghĩa xã hội dân chủ hay
chủ nghĩa Tam dân cũng chỉ là những cải lương dở dang khơng cơng hiệu.
Nói rõ hơn, chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin mới có thể phá tan được xã hội
giai cấp mà dẫn nhân loại tới thế giới đại đồng”.
Như vậy, tuy hoạt động chống Pháp xâm lược dưới những màu sắc khác
nhau, những người Việt Nam yêu nước chân chính dù sớm hay muộn đều
cảm nhận được tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin, chân lí lớn nhất
của thời đại. Từ sau Đai hội Tua (12-1920), chủ nghĩa Mác - Lênin đến Việt
Nam và trở thành động lực mới của chủ nghĩa yêu nước, làm nền tảng tư
tưởng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trong thời đại mới. Từ đó uy
thế phong trào cộng sản ngày càng lớn mạnh đến mức khơng cịn một tổ
chức chính trị nào ở Việt Nam vượt lên trên được.
Một hiện tượng phổ biến dễ thấy khi tìm hiểu phong trào giải phóng dân
tộc ở Việt Nam là việc "sang tên" cho các tổ chức yêu nước để thích hợp
với yêu cầu và sự phát triển của lịch sử dân tộc, đồng thời cũng thích hợp

với sự vận động đi lên khơng ngừng của thế giới. Trên nền tảng của chủ
nghĩa yêu nước, từ các sĩ phu đầu thế kỉ XX như Phan Bội Châu, Lê Văn
Huân, Đặng Thúc Hứa, Đặng Tử Kính, Nguyễn Đình Kiên,... cho đến lớp
trí thức tân học trong những năm 1925 - 1930 như Trần Phú, Tôn Quang
Phiệt, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Đức Cảnh... đã khơng khó khăn lắm khi tự


chuyển mình sang tổ chức mới hoặc thay đổi đảng danh của mình.
Đến năm 1925, tình hình cách mạng trở nên sáng sủa hơn, bởi mấy lẽ
sau đây: Một là, những thanh niên mà Phan Bội Châu và Đặng Thúc Hứa
tuyển chọn đào tạo từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất đã trưởng
thành, họ đã có khả năng tự lập, thay thế các sĩ phu trong những tình thế
cấp bách. Tiêu biểu cho từng lớp này là Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn,
Trương Văn Lĩnh, Lê Hồng Phong, Lê Thiết Hùng,... Hai là, các sĩ phu
mãn hạn tù trong số đó có Lê Văn Hn, Nguyễn Đình Kiên, Huỳnh Thúc
Kháng,... hoạt động dưới những hình thức khác nhau đang nhen nhóm lại
phong trào u nước.
Trong Văn bản thơng báo của Quyền Khâm sứ Trung Kì gửi các Cơng
sứ, các Đốc lí ở Tua Ran và Đà Lạt (Số 2951-sc, có đóng dấu mật, Huế ngày
11-9-1929) đã ghi rõ: "Ở Cơn Đảo các tù chính trị hồi 1908 và 1913 đã
thành lập một nhóm đặt tên là nhóm Phục Việt; Lê Huân, Tú Kiên, Cửu
Cai, Huỳnh Thúc Kháng,... tất cả đều là những nhà Nho ở trong nhóm
này". Theo nhận định của mật thám Pháp thì “Những người âm mưu già
ấy trung thành với lời đã hứa và vài năm sau khi được trả lại tự do” đã
triển khai kế hoạch của mình: "một mặt lợi dụng thời cơ chính phủ Pháp
ban bố một chính sách rộng rãi để ru ngủ những mối nghi ngờ đối với mình
bằng việc giả vờ cộng tác với chính quyền”. Chúng cho rằng Huỳnh Thúc
Kháng đã đóng vai trị này khá thành cơng, trở thành nghị trưởng Hội
đồng dân biểu Trung Kì và lập báo Tiếng Dân. Thông qua báo Tiếng Dân,
cụ Huỳnh đã khéo léo giới thiệu hướng dẫn một cách tế nhị những người

u nước tìm đọc những sách báo có tư tưởng tiến bộ mà chính quyền thực
dân Pháp đang cấm lưu hành, bằng cách rao tin hợp pháp. Mặt khác,
"những nhà âm mưu lão thành ấy" còn vận động và tìm các “đồng chí” để
thành lập một hệ thơng mạng lưới rộng rãi các hội kín và chuẩn bị các
chiến sĩ theo chủ nghĩa quốíc gia..., bằng việc gửi một số thanh niên ra nước
ngoài theo các người như Phan Bội Châu và Tú Hứa". "Hai sự kiện Hội
Việt Nam cách mạng thanh niên và Phục Việt xuất hiện giữa năm 1925, như
một sự phát triển tất yếu lịch sử dân tộc, bắc thêm những nhịp cầu bền


×