Tải bản đầy đủ (.ppt) (25 trang)

CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM B5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 25 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
MODULE
KĨ NĂNG TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ
HỌC SINH TRUNG HỌC


MỤC TIÊU MODULE
- PHÁT BIỂU
- KỂ
- SỬ DỤNG
- TỰ ĐƯA RA
- THÁI ĐỘ KHÁCH QUAN, KHOA HỌC, THẬN
TRỌNG
- có ý thức TỰ RÈN LUYỆN

HĐ 1: KHỞI ĐỘNG
MỤC TIÊU:

Làm quen. Tạo không khí thoải mái, thân thiện giữa
các thành viên lớp học;

- Tìm hiểu nhu cầu học tập và cam kết của học viên
khi tham gia module này;

- Thống nhất chung phương pháp học tập module
này.

A. KẾT LUẬN HĐ 1:


1. Nội dung cơ bản của Module:

- Một số khái niệm cơ bản: “Tìm hiểu tâm lí học
sinh”, “Cấu trúc nhân cách”; “Đặc điểm tâm lí”.

- Nguyên tắc, các bước tiến hành, các điều kiện
cần thiết để tìm hiểu tâm lí học sinh.

- Các phương pháp, kĩ thuật, cách thức tìm
hiểu tâm lí học sinh đơn giản, phù hợp, mang tính
khách quan, khoa học.
2. Phương pháp học tập module: “Động não”, “Thực
hành”, “Chia sẻ kinh nghiệm”

B. HĐ 2: QUY LUẬT PHÁT TRIỂN TÂM LÍ
MỤC TIÊU:

Xác định được quy luật chung trong phát triển tâm lí
ở lứa tuổi học sinh THCS và THPT;

- Liên hệ được với thực tiễn học sinh ở nhà
trường THCS và THPT hiện nay;

- Xác định được các mặt phát triển tâm lí của học
sinh THCS và THPT. Phân biệt được sự khác nhau
về nội dung phát triển của một số mặt/lĩnh vực nhân
cách giữa học sinh THCS và học sinh THPT;




Thảo luận nhóm

Những biểu hiện ở HS THCS:

(làm trên giấy Ao)

KẾT LUẬN HĐ 2:
- Sự phát triển tâm lí mang tính quy luật. Ở lứa tuổi học
sinh THCS và THPT ngự trị quy luật về tính mất cân
đối tạm thời, tính mâu thuẫn (THCS) và quy luật về
tính không đồng đều của sự phát triển (THCS và
THPT) thể hiện ở tất cả các lĩnh vực của nhân cách:
trẻ phát triển với tốc độ khác nhau, nhg đó lại là Tính
độc đáo.
- Các điều kiện phát triển tâm lí ở lứa tuổi học sinh trung
học: hoạt động học tập, các hoạt động chung khác,
hoạt động giao tiếp với những người xung quanh (với
người lớn và các bạn cùng tuổi).

KẾT LUẬN HĐ 2 (TIẾP)


Đặc thù mang tính quy luật trong sự phát triển tâm lí
của học sinh lứa tuổi trung học gây ra những khó
khăn nhất định cho giáo viên trong việc nhận diện,
đánh giá, có tác động phù hợp đến học sinh. Điều
này đòi hỏi phải có những cách thức phù hợp, khoa
học, để có thể tìm hiểu học sinh một cách khách
quan, đúng đắn.


Ở từng lứa tuổi (THCS hoặc THPT), có một số lĩnh
vực thể hiện nét riêng, đặc thù của lứa tuổi, chi phối
sự phát triển của các lĩnh vực khác và toàn bộ nhân
cách học sinh. Đây là điều giáo viên chủ nhiệm cần
nắm được để định hướng cho việc tìm hiểu học sinh
một cách phù hợp.

*Thực hành

1/ Thầy/Cô hãy giải thích hiện tượng dưới đây dựa vào
kiến thức sinh lí học lứa tuổi và tâm lí học tuổi thiếu niên.

“Hai bà mẹ tâm sự với nhau. Một bà mẹ nói:

- “Đứa con gái nhà tôi mới 13 tuổi mà đã cao gần
bằng mẹ. Cháu ăn được, ngủ thì sét đánh ngang tai
chẳng dạy. Nhưng sao trông nó còm còm thế nào ấy”.

Bà mẹ thứ hai hưởng ứng ngay:

“Con bé nhà tôi cũng thế. Nó cùng tuổi với con Hà nhà
chị đấy. Nó cao vổng lên, chân tay thì dài ngẵng ra, làm
gì thì “hậu đậu” ơi là “hậu đậu”. Rửa bát thì vỡ bát, cắt
bìa đậu thì nát cả đậu…”.


2/ Nhà tâm lí học Hung-Ga-Ri – Gôiôsơ Êlêna, ví tuổi
thiếu niên như một “xứ sở kì lạ”. “…Ở xứ sở này khí hậu
rất thất thường và kì quặc: khi thì nóng nực như ở vùng
nhiệt đới, khi thì bỗng nhiên trở lạnh như băng. Xứ sở

này có cả mùa xuân hoa nở ngát hương, có cả mùa thu
lá vàng rụng tơi tả. Nhưng hai mùa này không phải bao
giờ cũng tuần tự nối tiếp nhau. Vả lại, lắm khi mùa đông
lại đột nhập vào giữa mùa hạ, còn mùa thu đôi khi lại
nhảy vào giữa mùa xuân. Cư dân ở xứ sở này khi thì rất
vui vẻ, ồn ào, khi thì bỗng nhiên lại trầm ngâm lặng lẽ;
khi có những hành động anh hùng quả cảm, khi thì bỗng
trở nên sợ sệt yếu đuối; Khi quá tự tin kiêu ngạo, lúc lại
khiêm tốn và kín đáo; đôi khi họ lại rất buông tuồng và
trâng tráo. Trong xứ sở kì lạ này không có trẻ con mà
cũng chẳng có người lớn ”.

Thầy/Cô cho biết đoạn văn trên thể hiện quy luật phát
triển tâm lí nào ở lứa tuổi học sinh THCS? Đâu là đặc
tính tâm lí nổi bật của lứa tuổi này?


3/ Thầy, Cô hãy phân tích hiện tượng tâm lí
sau đây:

“Trong buổi sinh hoạt lớp, một em nữ sinh
lớp 9 tỏ ra rất đúng đắn khi nhận xét về những
ưu điểm và khuyết điểm của tổ mình một cách
nghiêm túc, chín chắn. Vậy mà khi ở nhà, có
lúc chính cô bé “biết suy nghĩ” ấy lại “tị” với cậu
em trai của mình về việc phải rửa mâm bát
nhiều hơn, đến mức cãi nhau om sòm, giận dỗi.
Còn một cậu học sinh cùng lớp đó thì có lúc
học hành rất nghiêm túc, thậm chí các bạn rủ
cùng đi bắt ve cũng kiên quyết không đi. Thế

mà có lúc anh chàng “sếu vườn” này chỉ mặc
độc mỗi chiếc quần đùi leo lên chiếc xe đạp 3
bánh của cậu em 5 tuổi đạp lấy đạp để”.

C. HĐ 3: CÁC NGUYÊN TẮC, CÁC BƯỚC, CÁC ĐIỀU
KIỆN, CÁC MẶT CẦN TÌM HIỂU

Mục tiêu:

- Xác định được các nguyên tắc chung trong
tìm hiểu tâm lí học sinh;

- Xác định được các bước tổ chức tìm hiểu tâm
lí học sinh một cách phù hợp;

- Xác định được các mặt phát triển tâm lí cần
tìm hiểu ở học sinh phù hợp theo lứa tuổi;

- Xác định được các điều kiện cần thiết để tìm
hiểu học sinh phù hợp lứa tuổi.

KẾT LUẬN HĐ 3:

Hiện tượng tâm lí không thể được đo đạc một cách
trực tiếp nhưng có thể đánh giá gián tiếp thông qua các
sản phẩm hoạt động và các mối quan hệ giao tiếp. Đối
với lứa tuổi học sinh trung học, đó là hoạt động học
tập, các hoạt động chung khác của học sinh, giao tiếp
của học sinh với người lớn (trong gia đình, ở nhà
trường, ngoài xã hội) và với bạn cùng lứa. Điều này thể

hiện nguyên tắc gián tiếp, khách quan, xã hội – lịch sử
trong nghiên cứu tâm lí học. Các nguyên tắc này cần
được quán triệt trong tổ chức tìm hiểu tâm lí học sinh
để đảm bảo thu được tư liệu một cách tin cậy nhất.
Ngoài ra, từ phía giáo viên chủ nhiệm cần tránh sự
định kiến, nóng vội đối với học sinh.

KẾT LUẬN HĐ 3 (TIẾP)
- Việc tổ chức tìm hiểu tâm lí học sinh cần tuân thủ các
bước: xác định mục đích; thời gian; phạm vi; cách thức;
điều kiện tìm hiểu; hướng phối hợp xử lí thông tin;
hướng lưu trữ, khai thác thông tin về học sinh.
- Nội dung tìm hiểu tùy theo mục đích và bám vào cấu trúc
nhân cách học sinh.

*Nhu cầu con người là 1 hệ thống có thứ bậc
được sắp xép theo hệ thống

*Nhu cầu con người là 1 hệ thống có thứ bậc được
sắp xép theo hệ thống

1. Nhu cầu sinh lí

2. Nhu cầu an tòan

3. Nhu cầu được thương yêu chăm sóc

4. Nhu cầu được đánh giá, thừa nhận, khẳng định

5. Nhu cầu nhận thức


6. Nhu cầu thẩm mỹ

7. Nhu cầu được phát huy tối đa cái mà mình có (ít nhất
3 % ds)

(Nhu cầu bản ngã, nhu cầu sáng tạo)

D. HĐ 4: THỰC HÀNH TÌM HIỂU TÂM LÍ HỌC
SINH

Mục tiêu:
- Học viên thực hành sử dụng một số phương pháp
tìm hiểu tập thể học sinh và đặc điểm tâm lí cá nhân
học sinh vào tìm hiểu học sinh.
- Học viên tự xây dựng cách thức riêng để tìm hiểu
tâm lí học sinh.


10/ Tìm hiểu hứng thú/thái độ đối với học tập (Làm trong 2 phút):

Cách làm:

- Chuẩn bị một phiếu hỏi đơn giản với nội dung như mẫu dưới đây;

- Yêu cầu học sinh trả lời bằng cách khoanh tròn 1 phương án phù hợp
nhất với suy nghĩ của các em.

Mẫu phiếu:


“Em phải học bao nhiêu môn ở trường?”

5;

6;

7;

8;

9;

QUÁ NHIỀU!

Đánh giá:

Nếu có câu trả lời ở phương án (6), thì đó không phải là câu trả lời mà
là một LỜI PHÀN NÀN! Nếu thế, việc này có thể tước đi niềm vui trong
học tập, trường hợp xấu nhất là nó bóp chết niềm yêu thích học tập của
học sinh.


11/ Phiếu tìm hiểu đặc điểm tâm lí-xã hội của học sinh

1. Họ và tên học sinh.

2. Ngày, tháng năm sinh. Cầm tinh con gì.

3. Địa chỉ sinh sống. Số điện thoại, địa chỉ email của bố mẹ hoặc của những người thân
khác.


4. Hứng thú riêng của học sinh: a/Theo ý kiến của bản thân học sinh; b/Theo ý kiến của
cha mẹ học sinh.

5. Họ và tên cha mẹ, nơi công tác, chức vụ, số điện thoại ở nơi làm việc, địa chỉ email.
Trình độ học vấn của cha mẹ.

6. Hứng thú của bố và của mẹ: a/Theo ý kiến của học sinh; b/Theo ý kiến của cha mẹ
học sinh.

7. Tình trạng điều kiện vật chất của gia đình.

8. Điều kiện về nhà ở của gia đình.

9. Thành phần/cơ cấu gia đình.

10. Số lượng trẻ dưới 18 tuổi trong gia đình và năm sinh cụ thể của từng em.

11. Tình trạng sức khỏe của học sinh.

12. Những đặc điểm cá nhân của trẻ cần được giáo viên đặc biệt chú ý.

13. Những đặc điểm tính cách nổi bật của trẻ.

14. Những năng lực mà trẻ có.

15. Thiên hướng mà học sinh bộc lộ đối với các môn học (học sinh thích học và học tốt
môn nào?).

16. Trẻ gặp khó khăn ở những môn học nào.


17. Trẻ tham gia vào các nhóm nào: trong trường; ngoài trường.

18. Cha mẹ có thể giúp được gì cho lớp, cho trường.


12/ Phiếu trưng cầu ý kiến phụ huynh học sinh

1. Họ và tên học sinh

2. Ngày, tháng, năm sinh.

3. Hứng thú riêng của học sinh.

4. Địa chỉ sinh sống. Điện thoại nhà riêng, điện thoại của
những người thân khác hoặc điện thoại của hàng xóm
(nếu có thể).

5. Họ và tên mẹ, nơi làm việc, chức vụ, số điện thoại cơ
quan, số điện thoại riêng. 6. Trình độ đào tạo. Hứng thú.

7. Họ và tên bố, nơi công tác, chức vụ, số điện thoại nơi
làm việc, số điện thoại riêng. Trình độ đào tạo. Hứng thú.

8. Thành phần/cơ cấu gia đình. Số trẻ dưới 18 tuổi sống
trong gia đình và năm sinh của chúng.

9. Tình trạng điều kiện về vật chất của gia đình.

10. Điều kiện về nhà ở.





Các vị phụ huynh kính mến!

Để sự phối hợp giáo dục học sinh giữa giáo viên với phụ huynh có hiệu quả, đề nghị các Quý vị hãy
trả lời cho chúng tôi một số câu hỏi dưới đây càng chi tiết càng tốt. Xin cảm ơn các Quý vị.

1. Ông/Bà mong đợi gì từ nhà trường?

2. Điều gì trong nhà trường không làm Ông/Bà hài lòng?

3. Con của Ông/Bà có những nét tính cách nổi bật nào?

4. Theo Ông/Bà, những đặc điểm riêng nào của con Ông/Bà cần được giáo viên đặc biệt lưu ý?

5. Con của ÔNg/Bà có những năng lực gì?

6. Cha mẹ có được những năng lực nào trong sự phát triển của trẻ? Điều đó đã được tiếp tục bù đắp
như thế nào?

7. Ông/Bà nhận thấy con của mình có thiên hướng đối với những môn học nào?

8. Con của Ông/Bà gặp khó khăn ở những môn học nào?

9. Con của Ông/Bà thích làm gì trong những lúc rảnh rỗi?

10. Ông/Bà thích điều gì ở con của mình?


11. Con của Ông/Bà có chăm chỉ, chuyên cần không?

12. Con Ông/Bà có nhanh bị mệt mỏi không?

13. Con của Ông/Bà có phải là người tự lập không?

14. Con của Ông/Bà có hay đọc không? Thường đọc cái gì? Trong nhà của Ông/Bà có nhiều sách
không?

15. Ông/Bà mong muốn gì ở con của mình?

16. Theo Ông/Bà, con cái mong muốn gì ở cha mẹ?

17. Con của Ông/Bà có gặp khó khăn trong giao tiếp không? Nếu có thì trẻ thường gặp khó khăn như
thế nào? Gặp khó khăn trong giao tiếp với ai?

18. Con của Ông/Bà có phòng riêng không?

19. Cha mẹ có nhiều thời gian rỗi không?

20. Những mối quan tâm trước hết ở thời điểm hiện tại của mẹ là gì? Của cha là gì?

21. Ông/Bà có cần đến sự tư vấn của nhà tâm lí học không? Nếu có thì đó là vấn đề gì?

22. Ông/Bà quan niệm như thế nào về một “sự giáo dục tốt”?

23. Ông/Bà có thể giúp đỡ được gì cho lớp? Cho trường? (về vật chất, sửa chữa phòng ốc, thực hiện
các biện pháp giáo dục, hoạt động nghỉ ngơi dã ngoại…)?

LÀM QUEN


Vừa gặp nhau đây ta đã thấy quen
quen/ mê mê/ say say/ phê phê/yêu
yêu

Thấy quen quen nhưng chưa phải là
quen

Cười lên đi, hát lên đi , hát lên đi cho
chúng mình quen nhau.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×