Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Xây dựng giải pháp khắc phục vấn đề trễ tiến độ sản xuất tại công ty TNHH SXDVTM Tiến Thịnh - LV Đại Học Bách Khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 94 trang )



i


LỜI CẢM ƠN
Thông qua đề tài luận văn này, tác giả có điều kiện áp dụng các kiến thức đã học được ở
trường vào thực tế hoạt động sản xuất và kinh doanh tại công ty SX&DVTM Tiến Thịnh.
Đây là cơ hội rất hữu ích cho việc tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp của bản thân tác giả
sau này. Tác giả xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến tất cả mọi người đã giúp tác giả hoàn
thành luận văn tốt nghiệp này.
Đầu tiên, cho phép tác giả gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô tại Khoa Quản Lý Công
Nghiệp – Trường Đại Học Bách Khoa TP – Hồ Chí Minh vì những kiến thức, kinh nghiệm
và những tình cảm mà Thầy Cô đã dành cho tác giả trong suốt hơn bốn năm theo học tại
trường. Đó chắc chắn là hành trang quý báu mà tác giả sẽ mang theo suốt cuộc đời mình.
Đặc biệt, xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn luận văn của
mình, ThS. Đường Võ Hùng, người đã tận tình hướng dẫn, trang bị thêm cho tác giả
nhiều kiến thức trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Kế đến, tác giả cũng xin cảm ơn Ban Giám Đốc Công ty TNHH SX&DVTM Tiến Thịnh
cùng các anh chị công tác tại văn phòng nhà máy, đặc biệt là anh Nguyễn Ngọc Thịnh và
chú Nguyễn Tấn Đạt đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn
thành tốt luận văn này.
Sau cùng, tác giả gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn ở bên
cạnh, động viên tác giả hoàn thành tốt luận văn của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 01 năm 2011

Sinh viên
Huỳnh Tấn Hoàng










ii


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Công ty TNHH SX&DVTM Tiến Thịnh được thành lập năm 1986, là công ty sản xuất và
kinh doanh dây điện từ. Xuất phát từ tình hình thực tế là kế hoạch sản xuất của công ty bị
trễ tiến độ, không đáp ứng được thời hạn giao hàng cho khách hàng. Mong muốn từ Ban
lãnh đạo của công ty là tìm các nguyên nhân và giải pháp để khắc phục vấn đề đang tồn
tại. Vì vậy đề tài “Xây dựng giải pháp khắc phục vấn đề trễ tiến độ sản xuất tại công
ty TNHH SX&DVTM Tiến Thịnh” ra đời, mục đích của đề tài là tìm ra nguyên nhân
gây trễ tiến độ sản xuất, đề xuất và thực hiện các giải pháp để loại bỏ các nguyên nhân
này. Việc giải quyết vấn đề này là hết sức quan trọng vì hiện tại công ty đang đối mặt với
sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty trong nước và ngoài nước. Ban lãnh đạo công ty Tiến
Thịnh xác định muốn cho sản phẩm công ty đứng vững trên thị trường trong nước và
ngoài nước thì điều đầu tiên phải nâng cao uy tín giao hàng cho khách. Giải quyết vấn đề
hiện tại sẽ giúp đáp ứng mong muốn này.
Từ những thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập ở công ty tác giả tiến hành phân tích hiện
trạng lập kế hoạch và triển khai kế hoạch sản xuất cũng như kiểm soát tiến độ thực hiện
để xác định nguyên nhân gây ra vấn đề trễ tiến độ sản xuất.
Qua các phân tích trên, tác giả đã xác định được nguyên nhân dẫn đến vấn đề trễ tiến độ
sản xuất ở công ty Tiến Thịnh là do thiếu nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất, thời gian
sản xuất kế hoạch thấp hơn thời gian sản xuất thực tế. Ngoài ra còn các nguyên nhân khác
như vấn đề kiểm soát bán thành phẩm trong quá trình sản xuất, xử lý các bán thành phẩm

đã qua giai đoạn kéo và vấn đề chất lượng sản phẩm ở các khâu sản xuất. Sau khi phân
tích sự tác động của các nguyên nhân, tác giả đã đề xuất các giải pháp phân làm hai
nhóm: Giải pháp tức thời và giải pháp lâu dài.
Nhóm các giải pháp tức thời: Xác định sản lượng sản xuất từng máy, từ đó xác định được
thời gian sản xuất đơn hàng, đây là cơ sở để xác định thời điểm giao hàng cho khách
hàng. Áp dụng các mô hình dự báo khác nhau, lựa chọn mô hình dự báo có sai số tuyệt
đối trung bình (MAD) nhỏ nhất để dự báo nhu cầu cho dòng sản phẩm dây nhôm và dây
đồng. Dựa vào sản lượng dự báo, tác giả tiến hành xác định lượng nguyên liệu cần đặt
hàng trong tháng tương ứng với thời gian đặt hàng và thời điểm cần nhận nguyên liệu để
sản xuất cho khoảng thời gian từ tháng 11/2010 đến tháng 12/2011. Nhóm giả pháp lâu
dài: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất. Đào tạo
nguồn nhân lực, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất thì yếu tố con người là quyết
định. Do vây, phải đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ quản lý và đào tạo để nâng cao tay
nghề công nhân.
Cuối cùng là những kết luận và kiến nghị theo ý kiến của tác giả nhằm nâng cao hiệu quả
quá trình sản xuất của công ty.


iii


MỤC LỤC
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN
LỜI CẢM ƠN i

TÓM TẮT ĐỀ TÀI ii

MỤC LỤC iii

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ ix

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT x

CHƯƠNG 1:

MỞ ĐẦU 1

1.1

LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI 1

1.2

MỤC TIÊU LUẬN VĂN 2

1.3

PHẠM VI ĐỀ TÀI 2

1.4

Ý NGHĨA LUẬN VĂN 2

1.5

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 2

1.5.1


Quy trình nghiên cứu 3

1.5.2

Thông tin và phương pháp thu thập 4

1.6

BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN 4

CHƯƠNG 2:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5

2.1

LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT 5

2.1.1

Khái niệm lập kế hoạch sản xuất 5

2.1.2

Các đầu vào cho hệ thống lập kế hoạch 6

2.2

DỰ BÁO 6


2.2.1

Dự báo là gì? 6

2.2.2

Các bước tiến hành dự báo 7

2.2.3

Phân loại dự báo theo thời gian 7

2.2.4

Phân loại theo cách tiếp cận dự báo 8

2.2.5

Đánh giá và lựa chọn phương pháp dự báo – sai số dự báo 10

2.3

HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU VẬT TƯ 13

2.3.1

Sự phối hợp các hoạt động trong hệ thống MRP 13

2.3.2


Lợi ích của MRP 13

2.3.3

Các bước thực hiện MRP 14



iv


2.3.4

Dữ liệu MRP 14

2.4

TỒN KHO 15

2.4.1

Khái niệm về tồn kho 15

2.4.2

Các loại hàng tồn kho: 15

2.4.3


Chức năng của tồn kho 15

2.5

BIỂU ĐỒ NHÂN QUẢ 17

2.5.1

Biểu đồ nhân quả dạng 5M (phương pháp phân tích 5M) 17

2.5.2

Biểu đồ nhân quả theo quá trình 18

2.6

NGHIÊN CỨU THỜI GIAN 18

2.6.1

Mục đích của nghiên cứu thời gian 18

2.6.2

Phương pháp đo thời gian 18

2.6.3

Bấm gờ 19


CHƯƠNG 3:

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH SX&DVTM TIẾN THỊNH 20

3.1

GIỚI THIỆU CHUNG 20

3.2

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 20

3.3

CÁC DÒNG SẢN PHẨM CHÍNH CỦA CÔNG TY 21

3.4

CƠ CẤU NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY 23

3.4.1

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 24

3.4.2

Cơ cấu lao động 25

3.5


CÔNG NGHỆ VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT 25

3.5.1

Công nghệ 25

3.5.2

Quy trình sản xuất 26

3.6

THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH 33

3.6.1

Thị trường 33

3.6.2

Đối thủ cạnh tranh 33

3.7

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG
NĂM GẦN ĐÂY 34

3.8

THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 35


3.8.1

Thuận lợi 35

3.8.2

Khó khăn 36



v


CHƯƠNG 4:

NHẬN DIỆN NGUYÊN NHÂN CỦA VẤN ĐỀ TRỄ TIẾN ĐỘ SẢN
XUẤT 33

4.1

VẤN ĐỀ TRỄ TIẾN ĐỘ SẢN XUẤT 33

4.1.1

Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất 33

4.1.2

Tại sao cần giải quyết vấn đề trễ tiến độ sản xuất 35


4.2

PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT 35

4.2.1

Quy trình xử lý đơn hàng 36

4.2.2

Quy trình lập kế hoạch sản xuất 37

4.2.3

Hoạch định nhu cầu nguyên liệu 38

4.2.4

Tồn kho 38

4.2.5

Bảo trì sửa chữa 39

4.2.6

Hoạch định năng lực sản xuất 39

4.3


NHẬN DIỆN NGUYÊN NHÂN CỦA VẤN ĐỀ TRỄ TIẾN ĐỘ SẢN XUẤT 40

4.3.1

Kiểm soát tiến độ 40

4.3.2

Phỏng vấn tìm và liệt kê nguyên nhân của vấn đề trễ tiến độ sản xuất 42

4.4

ĐÁNH GIÁ CĂN CỨ ĐỂ XÁC ĐỊNH THỜI GIAN SẢN XUẤT KẾ HOẠCH 44

4.5

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH VẬT TƯ 45

4.6

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ KIỂM SOÁT TỒN
KHO BÁN THÀNH PHẨM 46

4.6.1

Công tác quản lý chất lượng 46

4.6.2


Kiểm soát tồn kho bán thành phẩm 46

4.7

TỔNG KẾT CÁC NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP 47

CHƯƠNG 5:

ĐỀ XUẤT VÀ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 48

5.1

GIẢI PHÁP TỨC THỜI 48

5.1.1

Xác định lại sản lượng sản xuất từng máy 48

5.1.2

Hoạch định nguyên vật liệu 58

5.1.3

Kiểm soát tồn kho bán thành phẩm 80

5.2

GIẢI PHÁP LÂU DÀI 80


5.2.1

Đào tạo nguồn nhân lực 80

5.2.2

Quản lý chất lượng 81




vi


CHƯƠNG 6:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82

6.1

KẾT LUẬN 82

6.2

KIẾN NGHỊ 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2

PHỤ LỤC 3


vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Bảng phân loại dự báo 7

Bảng 4.1: Danh sách các đơn hàng bị trễ tháng 7, 8, 9 34

Bảng 4.2: Bảng sản lượng các máy khâu kéo 44

Bảng 4.3: Bảng sản lượng các máy khâu tráng vecni 45

Bảng 5.1: Bảng mô tả máy móc khâu kéo 48

Bảng 5.2: Bảng kích cỡ sản xuất và số vòng quay captang để đạt được 1 cuồn BTP 49

Bảng 5.3: Bảng sản lượng và thời gian sản xuất của các máy công ty chế tạo 50

Bảng 5.4: Bảng kích cỡ và số m chiều dài để đạt được 1 cuồn BTP 51

Bảng 5.5: Bảng sản lượng và thời gian sản xuất của các máy công ty nhập khẩu 52

Bảng 5.6: Mô tả các máy ở khâu tráng vecni 53

Bảng 5.7: Bảng kê xuống cuồn thành phẩm 54

Bảng 5.8: Bảng sản lượng và thời gian sản xuất một cuồn BTP của máy tráng vecni 2 54


Bảng 5.9: Bảng sản lượng và thời gian sản xuất một cuồn BTP máy tráng vecni 3, 4, 5 . 55

Bảng 5.10: Bảng sản lượng và thời gian sản xuất một cuồn BTP của máy tráng vecni 5A,
5B 55

Bảng 5.11: Bảng sản lượng và thời gian sản xuất một cuồn BTP của máy tráng vecni 6A,
6B 56

Bảng 5.12: Bảng sản lượng và thời gian sản xuất một cuồn BTP của máy tráng vecni 7 . 56

Bảng 5.13: Bảng chênh lệch thời gian gian SX giữa thực tế và kế hoạch 57

Bảng 5.14: Sản lượng dây đồng từ tháng 01/2009 đến tháng 10/2010 60

Bảng 5.15: Bảng so sánh về giá trị MAD của các phương pháp dự báo 61

Bảng 5.16: Bảng tổng hợp giá trị độ lệch tuyệt đối trung bình của phương pháp bình quân
di động có trọng số 61

Bảng 5.17: Bảng dự báo với n = 6 bằng phương pháp bình quân di động có trọng số 62

Bảng 5.18: Sản lượng dự báo sản phẩm dây đồng theo phương pháp bình quân di động có
trọng số với n = 6 trong giai đoạn từ tháng 11/2010 đến tháng 12/2011 64

Bảng 5.19: Bảng sản lượng sau khi hiệu chỉnh 65

Bảng 5.20: Bảng so sánh về giá trị MAD của các phương pháp dự báo 65

Bảng 5.21: Bảng sản lượng dây nhôm từ tháng 01/2009 đến tháng 10/2010 66




viii


Bảng 5.22: Bảng dự báo bằng phương pháp san bằng hàm số mũ có điều chỉnh xu hướng
với α = 0.109 và β = 1.00 68

Bảng 5.23: Kết quả dự báo nhu cầu cho sản phẩm dây nhôm từ tháng 11/2010 đến tháng
12/2011 70

Bảng 5.24: Bảng sản lượng sau hiệu chỉnh 71

Bảng 5.25: Bảng trọng số sản lượng tiêu thụ và định mức tiêu hao nguyên liệu của từng
nhóm kích cỡ dây đồng 72

Bảng 5.26: Bảng tính lượng nhu cầu nguyên vật liệu đồng từ tháng 11/2010 đến tháng
12/2011 73

Bảng 5.27: Bảng trọng số sản lượng tiêu thụ và định mức tiêu hao nguyên liệu của từng
nhóm kích cỡ dây nhôm 73

Bảng 5.28: Bảng tính lượng nhu cầu nguyên vật liệu nhôm từ tháng 11/2010 đến tháng
12/2011 74

Bảng 5.29: Bảng tính nhu cầu nguyên liệu vecni cách điện 75

Bảng 5.30: Kế hoạch đặt hàng cho nguyên liệu đồng 76


Bảng 5.31: Kế hoạch đặt hàng nguyên liệu nhôm 77

Bảng 5.32: Kế hoạch đặt hàng vecni UEW 78

Bảng 5.33: Kế hoạch đặt hàng vecni EIW 79

Bảng 5.34: Kế hoạch đặt hàng vecni PEW 79

Bảng 5.35: Kế hoạch đặt hàng vecni PVF 80
















ix



DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Quy trình thực hiện đề tài 3

Hình 2.1: Các yếu tố đầu vào của hệ thống lập kế hoạch 6

Hình 2.2: Các bước tiến hành dự báo 7

Hình 2.3: Biểu đồ kiểm soát 12

Hình 2.4: Mô hình sự phối hợp các hoạt động trong hệ thống MRP 13

Hình 2.5: Mô hình thể hiện các dữ liệu liên quan tới ERP 14

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức 23

Hình 3.2: Quy trình sản xuất dây đồng 27

Hình 3.3: Quy trình sản xuất dây nhôm 28

Hình 3.4: Biểu đồ sản lượng 34

Hình 4.1: Sơ đồ xử lý đơn hàng 36

Hình 4.2: Quy trình lập kế hoạch sản xuất 37

Hình 4.3: Biểu đồ số lỗi do bán thành phẩm gây ra 41

Hình 4.4: Biểu đồ số lỗi do máy hoạt động không ổn định gây ra 42

Hình 4.5: Biểu đồ nhân quả 43


Hình 5.1: Biểu đồ so sánh chênh lệch thời gian sản xuất giữa thực tế và kế hoạch tháng
10 và tháng 11 58

Hình 5.2: Quy trình thực hiện 59

Hình 5.3: Biểu đồ thể hiện nhu cầu thực và nhu cầu dự báo theo phương pháp bình quân
di động có trọng số 63

Hình 5.4: Biểu đồ kiểm soát dự báo theo phương pháp bình quân di động có trọng số 63

Hình 5.5: Biểu đồ thể hiện nhu cầu thực và nhu cầu dự báo theo phương pháp hàm số mũ
có điều chỉnh xu hướng 69

Hình 5.6: Biểu đồ kiểm soát dự báo theo phương pháp hàm số mũ có xu hướng điều
chỉnh xu hướng 69







x


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
SX : Sản xuất
DVTM : Dịch vụ thương mại
KH : Kế hoạch

STT : Số thứ tự
HT : Hoàn thành
BTP : Bán thành phẩm
MRP : Material Requirements Planning
MAD : Mean Absolute Deviation – Độ lệch tuyệt đối trung bình
MAPD : Mean Absolute Percent Deviation – phần trăm độ lệch tuyệt đối trung bình
E : Cumulative Error – Sai số tích lũy
MSE : Mean Squared Error – Sai số trung bình bình phương
SE : Standard Error – Sai số chuẩn



Chương 1: Mở đầu


1


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Hiện nay thị trường dây điện từ ở Việt Nam tăng trưởng khá ổn định do sản phẩm này là
đầu vào của nhiều ngành kinh tế quan trọng. Dây điện từ được sử dụng trong sản xuất các
sản phẩm truyền dẫn điện, sản phẩm điện máy thông dụng, các sản phẩm công nghiệp
khác như máy hàn, máy bơm nước…Nhu cầu đối với sản phẩm dây điện từ có mức tăng
trưởng từ 20% đến 22% (số liệu tháng 1 năm 2010) và dự báo tiếp tục tăng trong tương
lai do nhu cầu truyền tải điện năng, nhu cầu sản phẩm điện máy công nghiệp, dân dụng
ngày càng tăng theo thu nhập quốc dân. Đó là tiền đề cho sự phát triển bền vững của
ngành sản xuất dây điện từ.
Việt Nam có khoảng 50 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất dây điện từ.
Trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp liên doanh với Đài Loan, Hàn Quốc có lợi thế về

kinh nghiệm và công nghệ sản xuất. Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất dây điện từ thì hầu
hết các nguyên liệu đầu vào đều phải nhập khẩu. Sản phẩm đầu ra đều phải đảm bảo tiêu
chuẩn chất lượng của ngành điện (tiêu chuẩn JIS C3202 của Nhật và tiêu chuẩn NEMA
MW của Mỹ) nên yếu tố cạnh tranh trong ngành đó là chi phí sản xuất.
Cũng giống như những công ty sản xuất dây điện từ khác, công ty Tiến Thịnh cũng dựa
vào yếu tố chi phí để cạnh tranh. Tiến Thịnh không chỉ cạnh tranh với các công ty trong
nước mà còn cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc. Đứng trước
tình hình đó, Ban Giám đốc công ty xác định muốn cho sản phẩm của mình đứng vững
trên thị trường thì trước tiên là phải từng bước cải tiến liên tục trong sản xuất nhằm mục
đích giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm
thõa mãn nhu cầu khách hàng. Để đáp ứng những điều kiện trên thì trước tiên công ty cần
phải giải quyết những khó khăn tồn tại trong nhà máy sản xuất. Hiện tại công ty Tiến
Thịnh sản xuất chưa thật sự hiệu quả là do công ty đang gặp vấn đề nghiêm trọng là trễ
tiến độ sản xuất.
Công ty thường xuyên gặp vấn đề trễ tiến độ sản xuất, sản xuất thực tế chỉ đáp ứng
khoảng 80% đơn hàng giao hàng đúng hạn. Ngoài việc phải chịu thêm chi phí lương, chi
phí vận hành nhà máy, chi phí vận chuyển giao hàng, công ty còn phải chịu thêm các chi
phí tái chế sản phẩm lỗi hay các chi phí không đo lường được như uy tín của công ty đối
với khách hàng.
Công ty muốn có giải pháp để khắc phục những vấn đề tồn tại. Vì vậy công ty cho nghiên
cứu đề tài này nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất tại phân xưởng sản xuất của
công ty. Vấn đề nghiên cứu là “Xây dựng giải pháp khắc phục vấn đề trễ tiến độ sản
xuất tại công ty TNHH SX&DVTM Tiến Thịnh”.


Chương 1: Mở đầu


2



1.2 MỤC TIÊU LUẬN VĂN
Để giải quyết vấn đề trễ tiến độ sản xuất tại công ty TNHH SX&DVTM Tiến Thịnh cần
phải thực hiện các mục tiêu sau:
• Tìm hiểu thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Tiến Thịnh.
• Phân tích hiện trạng lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch sản xuất tại công ty.
• Xác định nguyên nhân gây trễ tiến độ sản xuất.
• Đề xuất và thực hiện các giải pháp nhằm khắc phục vấn đề trễ tiến độ sản xuất tại
công ty.
1.3 PHẠM VI ĐỀ TÀI
Do hạn chế về thời gian làm luận văn và vấn đề trễ tiến độ sản xuất là vấn đề phức tạp với
rất nhiều yếu tố liên quan tác động lên nên đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi là:
• Công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty (trong đó chỉ xét đến yếu tố sản lượng
sản xuất liên quan đến hoạt động lập kế hoạch sản xuất, không xét đến các loại chi
phí trong khâu lập kế hoạch).
• Hoạt động tại kho nguyên vật liệu, hoạt động sản xuất tại khâu kéo và khâu tráng
vecni cách điện.
1.4 Ý NGHĨA LUẬN VĂN
Giúp công ty nhìn nhận các vấn đề đang tồn tại trong hoạt động sản xuất, xác định được
nguyên nhân làm trễ tiến độ sản xuất. Thực hiện các biện pháp để giải quyết các vấn đề
đang tồn tại, tạo điều kiện để từng bước cải tiến trong sản xuất nhằm mục đích giảm chi
phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty và uy tín của công ty đối với khách hàng.
Ngoài ra, kết quả của cuộc nghiên cứu sẽ giúp người thực hiện hiểu, nắm vững lý thuyết
về hoạch định tổng hợp, cách lập kế hoạch sản xuất, lý thuyết về năng lực sản xuất, các
biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động lập kế hoạch sản xuất cũng như cách xác định
và giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong công ty sản xuất.
1.5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Để giải quyết vấn đề đang tồn tại, cần xác định những nguồn thông tin cần và phương
pháp tiến hành thu thập. Sau đó xác định những nguyên nhân gây ra vấn đề bằng cách

phân tích hiện trạng lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch sản xuất. Cần dùng biểu đồ nhân
quả theo quá trình (hàm chứa quá trình sản xuất) để tìm nguyên nhân gây trễ tiến độ sản
xuất. Sau đây là quy trình thực hiện, các thông tin cần và phương pháp thu thập.


Chương 1: Mở đầu


3


1.5.1 Quy trình nghiên cứu


Hình 1.1: Quy trình thực hiện đề tài
Chương 1: Mở đầu


4


1.5.2 Thông tin và phương pháp thu thập
Các thông cần gồm thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp:
• Phương pháp lập kế hoạch của công ty
• Báo cáo sản xuất tháng 7, 8, 9, 10, 11
• Bảng kế hoạch sản xuất tháng 7, 8, 9, 10, 11
• Bảng kê xuất nhập thành phẩm 7, 8, 9, 10, 11
• Quy trình sản xuất của công ty
Thông tin sơ cấp:

• Mặt bằng nhà máy sản xuất
• Sản lượng sản xuất thực tế của từng máy
Phương pháp thu thập thông tin:
• Quan sát trực quan
• Đo thời gian (dùng đồng hồ bấm giờ)
• Thống kê số liệu (từ nguồn có sẵn và tự ghi trên thực tế)
• Phỏng vấn
1.6 BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu chia làm 5 chương
Chương 1 – Mở đầu, cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi, phương pháp
và ý nghĩa nghiên cứu.
Chương 2 – Cơ sở lý thuyết, Lý thuyết về dự báo nhu cầu, lập kế hoạch sản xuất, hoạch
định nhu cầu nguyên liệu, quản lý tồn kho, biểu đồ nhân quả, phương pháp đo thời gian.
Chương 3 – Giới thiệu về công ty, quá trình hình thành và phát triển, hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty.
Chương 4 – Phân tích tình hình lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch sản xuất tại công ty,
xác định những nguyên nhân của vấn đề trễ tiến độ sản xuất.
Chương 5 – Đề xuất và thực hiện các giải pháp nhằm khắc phục vấn đề trễ tiến độ sản
xuất tại công ty.
Chương 6 – Kết luận và kiến nghị
Chương 2: Cơ sở lý thuyết


5


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Muốn giải quyết một vấn đề nào đó trong doanh nghiệp sản xuất thì cần phải hiểu những
hoạt dộng sản xuất của doanh nghiệp đó, muốn hiểu được các hoạt động sản xuất thì phải
nắm được cơ sở lý thuyết và các khái niệm liên quan. Dựa vào mục tiêu luận văn đã đề ra

ở chương 1, tác giả sẽ trình bày những cơ sở lý thuyết và các khái niệm có liên quan như
sau: dự báo nhu cầu, lập kế hoạch sản xuất, hoạch định nguyên liệu, tồn kho, biểu đồ nhân
quả và phương pháp đo thời gian.
Những khái niệm và cơ sở lý thuyết trong bài luận văn này giúp hiểu được hoạt động của
doanh nghiệp, hiểu được chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, nhận diện được vấn đề
tồn tại, phương pháp và trình tự để giải quyết vấn đề.
2.1 LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
2.1.1 Khái niệm lập kế hoạch sản xuất
“A decision of the future quantity to produce. This is based on orders from Customers,
production capacities, often a demand forecast, and the diverse inventory levels in the
supply chain.” (Utoronto, 2005).
Tạm dịch: “Việc ra quyết định về sản lượng sản xuất dựa vào những đơn hàng từ khách
hàng, khả năng sản xuất, thường là dự báo nhu cầu, và mức tồn kho đa dạng trong chuỗi
cung ứng.”
Lập kế hoạch sản xuất là việc phân bổ tài nguyên (nhân lực, máy móc, thiết bị ) để thực
hiện một tập đơn hàng. Lập kế hoạch sản xuất dựa trên các yếu tố như dự báo nhu cầu,
hoạch định nhu cầu nguyên liệu, năng lực sản xuất của nhà máy. Mục tiêu của lập kế
hoạch sản xuất là lập ra lộ trình và tiến độ thực hiện nhằm đảm bảo sử dụng tối ưu nguyên
liệu, nhân công, máy móc và thi hành các biên pháp đảm bảo cho nhà máy hoạt động theo
đúng kế hoạch.
Phân loại kế hoạch sản xuất:
Kế hoạch sản xuất dài hạn (hơn 2 năm): bàn về các vấn đề chiến lược do Ban giám đốc
công ty hoạch định như: định vị và phát triển thị trường, nghiên cứu và phát triển sản
phẩm mới, hoạch định hạng mục đầu tư, mở rộng và phát triển năng lực sản xuất
Kế hoạch sản xuất trung hạn (3 tháng đến 2 năm): nghiên cứu các vấn đề chiến thuật do
các bộ phận chức năng hoạch định trên cơ sở chiến lược dài hạn, như: kế hoạch bán hàng,
kế hoạch thuê mua ngoài, kế hoạch sản xuất, kế hoạch nhân lực, kế hoạch vốn tài chính,
kế hoạch tồn kho
Kế hoạch sản xuất ngắn hạn (dưới 3 tháng): do quản đốc hay đốc công hoạch định trên cơ
sở hoạch định trung hạn. Kế hoạch này bao gồm: phân công việc, lập tiến độ, điều độ sản

xuất, và các vấn đề khác theo tháng, tuần, ngày và giờ.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết


6



2.1.2 Các đầu vào cho hệ thống lập kế hoạch
Khi thưc hiện lập kế hoạch, việc xem xét những điều kiện bên ngoài và điều kiện bên
trong tác động tới công ty được chú ý nhằm đưa ra chiến lược lập kế hoạch sản xuất thích
hợp. Sau đây là những điều kiện đầu vào cần thiết cho hệ thống lập kế hoạch sản xuất:

Hình 2.1: Các yếu tố đầu vào của hệ thống lập kế hoạch
Nguồn: Richard B.Chase & Nicholas J.Aquilano, 1995
Trong luận văn này tác giả chỉ xem xét đến các yếu tố bên trong tác động đến hệ thống
lập kế hoạch sản xuất, các yếu tố bên ngoài tác động sẽ được bỏ qua.
2.2 DỰ BÁO
2.2.1 Dự báo là gì?
Dự báo là nghệ thuật và khoa học, tiên đoán các sự việc xảy ra trong tương lai. Nó có thể
là cách lấy các dữ liệu đã qua để làm kế hoạch cho tương lai nhờ một số mô hình toán học
nào đó. Nó có thể là cách dùng khách quan hay trực giác để tiên đoán tương lai; hoặc
cũng có thể là sự phối hợp giữa hai cái trên, có nghĩa là dùng mô hình toán học rồi dùng
phán xét theo kinh nghiệm của người quản lý để điều chỉnh lại.


Chương 2: Cơ sở lý thuyết



7


2.2.2 Các bước tiến hành dự báo

Hình 2.2: Các bước tiến hành dự báo
2.2.3 Phân loại dự báo theo thời gian
Bảng 2.1: Bảng phân loại dự báo
Phân loại Thời gian Ý nghĩa Mô hình
Dự báo ngắn hạn
Ít hơn hoặc bằng 1
năm
Dùng trong kế hoạch
mua hàng, điều độ
công việc, cân bằng
nhân lực, phân chia
công việc và cân
bằng sản xuất.
Mô hình chuỗi thời
gian
Dự báo trung hạn
Từ 3 tháng đến 2
năm
Dùng cho việc đặt
kế hoạch bán hàng,
kế hoạch sản xuất và
dự thảo ngân sách,
kế hoạch tiền mặt…
Mô hình chuỗi thời
gian hoặc mô hình

nhân quả
Dự báo dài hạn
Trong 2 năm hoặc
hơn
Dùng làm kế hoạch
cho sản phẩm mới,
xác định vị trí hoặc
mở rộng doanh
nghiệp và nghiên
cứu phát triển.
Sử dụng kỹ thuật dự
báo định tính hoặc
mô hình nhân quả
Chương 2: Cơ sở lý thuyết


8


2.2.4 Phân loại theo cách tiếp cận dự báo
2.2.4.1 Dự báo định tính
Dự báo định tính là sự kết hợp các yếu tố quan trọng như trực giác, kinh nghiệm và sự
nhạy cảm của người quản trị để dự báo. Phương pháp định tính thường được sử dụng khi
số liệu quá khứ không chỉ thị được cho số liệu tương lai, có thể vì số liệu không có sẵn
hoặc không thích hợp, ví dụ như trường hợp dự báo dài hạn thường khó khăn. Phương
pháp định tính được dùng để hỗ trợ mô hình định lượng, nhất là khi khó nắm bắt sự thay
đổi của nhu cầu hoặc số liệu tỏ ra không thích hợp lắm. Các mô hình thường áp dụng:
• Lấy ý kiến của bộ phận giám khảo thuộc ban điều hành.
• Lấy ý kiến hỗn hợp của lực lượng bán hàng.
• Phương pháp Delphi.

• Nghiên cứu thị trường người tiêu dùng.
2.2.4.2 Phương pháp dự báo định lượng
2.2.4.2.1 Phương pháp bình quân di động
Phương pháp này nhằm loại bỏ những dữ liệu có sự tăng (hoặc giảm) một cách ngẫu
nhiên khỏi mẫu dữ liệu cơ bản. Phương pháp bình quân di động được sử dụng để dự báo
nhu cầu cho các sản phẩm có nhu cầu ổn định và nó không thể hiện bất kỳ hành vi nhu
cầu rõ rệt nào, như theo mùa hay xu hướng.
F
t
=
n
1
(D
t-1
+ D
t-2
+ ….+ D
t –n
)
F
t
dự báo thời kỳ thứ t
D số liệu thực tế thời kỳ trước
n số thời kỳ tính toán di động
Ưu điểm: phương pháp này dễ sử dụng, nhanh chóng, tốn ít chi phí
Nhược điểm: phương pháp này là phương pháp “máy móc”, nó chỉ dựa trên những dữ liệu
quá khứ phù hợp mà bỏ qua những nhân tố gây nên sự thay đổi, như ảnh hưởng do chu
kỳ, do yếu tố mùa gây ra.
2.2.4.2.2 Phương pháp bình quân di động có trọng số
Phương pháp bình quân di động có trọng số sẽ phản ánh chính xác hơn với sự thay đổi bất

thường trong tập dữ liệu so với phương pháp trung bình dịch chuyển. Trong đó, trọng số
sẽ được gán cho những dữ liệu gần đây nhất.
Công thức dùng trong trung bình có dịch chuyển là:
F
t
=

=
n
i 1

W
i
x D
i

Chương 2: Cơ sở lý thuyết


9


Trong đó:
W
i
là trọng số của thời đoạn thứ I, (0≤ W
i
≤1)

W

i
= 1.00
Để xác định chính xác các trọng số của mỗi giai đoạn của tập dữ liệu, ta cần sử dụng
phương pháp “thử và sai”. Vì nếu những giai đoạn gần đây nhất được cho trọng số quá
lớn thì việc dự báo có thể tác động quá mạnh lên một sự thay đổi bất thường một cách
ngẫu nhiên trong nhu cầu hoặc nếu những giai đoạn này bị cho trọng số quá nhỏ thì việc
dự báo sẽ không thể hiện được những thay đổi thực sự trong hành vi nhu cầu.
2.2.4.2.3 Phương pháp san bằng số mũ
Phương pháp san bằng số mũ cũng là một phương pháp tính trung bình nhưng nó phản
ánh mạnh mẽ hơn những thay đổi gần đây trong nhu cầu.
Công thức dùng trong san bằng số mũ:
F
t
= F
t-1
+ α(A
t-1
- F
t-1
)
Trong đó:
F
t
= dự báo cho giai đoạn thứ t, giai đoạn kế tiếp
F
t-1
= dự báo cho giai đoạn thứ t-1, giai đoạn trước
D
t-1
= số liệu thực ở giai đoạn thứ t-1

α = hằng số làm trơn (0≤ α ≤1)
Với α càng lớn thì dự báo sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi sự thay đôỉ trong nhu cầu gần đây
nhưng độ trơn sẽ ít hơn. Với α càng nhỏ thì ngược lại. Để chọn được α phù hợp người ta
sử phương pháp “thử và sai”, và sẽ lựa chọn α sao cho độ lệch tuyệt đối trung bình là nhỏ
nhất. Thông thường người ta sử dụng giá trị α nằm trong khoảng 0.1 – 0.5.
2.2.4.2.4 Phương pháp san bằng hàm số mũ có điều chỉnh xu hướng
Phương pháp này được tính bởi công thức:
FT
t
= F
t
+ T
t

Với:
F
t
= F
t-1
+ α(A
t-1
- F
t-1
)
T
t
= T
t-1
+ β(F
t

– F
t-1
)
Trong đó:
FT
t
= dự báo theo xu hướng giai đoạn t
F
t
= dự báo đã được điều hòa trong giai đoạn t
T
t
= ước lượng xu hướng trong giai đoạn t
Chương 2: Cơ sở lý thuyết


10


A
t
= số liệu thực tế giai đoạn t
α = hằng số làm trơn (0≤ α ≤1)
β = hằng số san bằng xu hướng (0≤ β ≤1)
2.2.4.2.5 Phương trình xu hướng tuyến tính
Khi thể hiện một xu hướng rõ ràng theo thời gian thì phương trình xu hướng tuyến tính có
thể được sử dụng để dự báo nhu cầu. Một phương trình xu hướng tuyến tính thể hiện mối
quan hệ của một biến số phụ thuộc, ở đây là biến số nhu cầu, với một biến số độc lập, đó
là thời gian.
Công thức tính phương trình xu hướng tuyến tính:

y = a + bx
Trong đó:
a = phần bị chắn (tại giai đoạn thứ 0)
b = hệ số góc
x = khoảng thời gian
y = nhu cầu được dự báo cho khoảng thời gian x
Với:


Trong đó
n là số thời đoạn


2.2.5 Đánh giá và lựa chọn phương pháp dự báo – sai số dự báo
Với việc kiểm chứng thực tế qua từng thời kỳ thì số liệu thực tế có thể khác so với số liệu
dự báo, và sự sai lệch này được gọi là sai số dự báo. Sai số dự báo là thước đo sự chính
xác của phương pháp dự báo và là cơ sở để lựa chọn phương pháp dự báo thích hợp. Do
đó, ta phải theo dõi giữa việc dự báo và thực tế để kiểm soát phương pháp dự báo. Nếu sai
số nằm trong giới hạn cho phép thì không cần xem xét lại phương pháp dự báo. Còn nếu
sai số nằm ngoài giới hạn cho phép thì cần phải nghiên cứu để hiệu chỉnh lại phương pháp
dự báo cho phù hợp.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết


11


Các phương pháp đo sự báo thường dùng:
Độ lệch tuyệt đối trung bình (MAD – Mean Absolute Deviation)
Phần trăm độ lệch tuyết đối trung bình (MAPD – Mean Absolute Percent Deviation)

Sai số tích lũy (E – Cumulative Error)
Sai số trung bình (E – Average Error)
Sai số chuẩn (SE – Standard Error)
2.2.5.1 Độ lệch tuyệt đối trung bình (MAD)
MAD =
n
FD
tt



Trong đó:
D
t
= số liệu thực ở giai đoạn t
F
t
= nhu cầu được dự báo ở giai đoạn t
n = số thời đoạn sự báo
Giá trị MAD càng nhỏ thì mức độ chính xác của phương pháp dự báo càng lớn. Và ta lựa
chọn mô hình có MAD nhỏ nhất.
2.2.5.2 Phần trăm độ lệch tuyệt đối trung bình (MAPD)
MAPD =



t
tt
D
FD


Giá trị MAPD càng nhỏ thì mức độ chính xác của phương pháp dự báo đó càng lớn. Và ta
lựa chọn mô hình có MAPD nhỏ nhất.
2.2.5.3 Sai số tích lũy (E – Cumulative Error)
Sai số tích lũy là tổng của các sai số dự báo, và được tính bởi công thức:
E =
(
)


tt
FD

Sai số tích lũy có giá trị dương lớn thể hiện việc dự báo có lẽ thấp hơn so với nhu cầu
thực hoặc có khuynh hướng thấp hơn. Ngược lại, sai số tích lũy có giá trị âm lớn thì cho
thấy rằng việc dự báo có phần cao hơn nhu cầu thực hoặc có khuynh hướng cao hơn. Hơn
nữa, khi sai số của mỗi giai đoạn được xem xét một cách kỹ lưỡng mà các giá trị dương
có phần trội hơn thì điều này cho thấy các con số dự báo có phần ít hơn so với giá trị thực
và ngược lại. Do đó, sai số tích lũy của phương pháp dự báo nào càng tiến đến gần giá trị
“0” thì phương pháp dự báo đó càng chính xác.
2.2.5.4 Sai số trung bình (
E
- Average Error)
Sai số trung bình được tính bằng cách lấy trung bình sai số tích lũy trên số thời đoạn
Chương 2: Cơ sở lý thuyết


12



E
=
n
e
t


2.2.5.5 Sai số chuẩn (SE – Standard Error)
Sai số chuẩn có ý nghĩa giống như độ lệch chuẩn. Việc sử dụng giá trị này giúp chúng ta
có thể thống kê những giới hạn kiểm soát sai số của phương pháp dự báo.
Sai số chuẩn được tính bằng công thức:
SE =
( )
1
2



n
FD
tt

2.2.5.6 Kiểm soát dự báo bằng biểu đồ kiểm soát
Tín hiệu theo dõi =
MAD
FD
tt

− )(
=

MAD
E

Tín hiệu theo dõi >0: nhu cầu lớn hơn dự báo
Tín hiệu theo dõi <0: nhu cầu thấp hơn dự báo
Một tín hiệu theo dõi là tốt khi có E thấp và có sai số dương bằng với sai số âm. Và các
tín hiệu theo dõi được mang so sánh với giới hạn kiểm soát, nếu các tín hiệu nằm trong
giới hạn này thì dự báo nằm trong giới hạn kiểm soát. Ta có:
SEMAD 8.01

±

SEMAD 6.12

±

SEMAD 4.23

±

SEMAD 2.34

±

Giới hạn kiểm soát thường được sử dụng nằm trong khoảng
SE3
±

Ví dụ: Biểu đồ kiểm soát với SE=6.12


Hình 2.3: Biểu đồ kiểm soát
Chương 2: Cơ sở lý thuyết


13


Nhận xét: Với biểu đồ kiểm soát trên, tất cả các sai số đều nằm trong phạm vi kiểm soát
chứng tỏ dự báo nằm trong tầm kiểm soát.
2.3 HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU VẬT TƯ
2.3.1 Sự phối hợp các hoạt động trong hệ thống MRP

Hình 2.4: Mô hình sự phối hợp các hoạt động trong hệ thống MRP
Hệ thống MRP được xem như là mối dây liên hệ giữa tồn kho với sản xuất và mua hàng.
Với hệ thống này, công ty sẽ xác định số tồn kho cần thiết để đáp ứng nhu cầu sản xuất,
còn nhu cầu sản xuất này là do thị trường đòi hỏi, được xác định thông qua việc dự báo
nhu cầu. Và nhu cầu tồn kho này được đáp ứng thông qua việc đặt mua nguyên liệu để dự
trữ thêm trong kho.
Phân loại các hạng mục tồn kho:
• Hạng mục tồn kho độc lập: nhu cầu dự báo của mỗi hạng mục nguyên liệu không
được xác định trên cơ sở có liên quan đến các hạng mục nguyên liệu khác. Các
hạng mục này thường được sử dụng trong mô hình tồn kho cổ điển.
• Hạng mục tồn kho phụ thuộc: nhu cầu của loại hạng mục nguyên liệu này được xác
định thông qua loại nguyên liệu khác. Loại này được dùng trong mô hình tồn kho
MRP.
2.3.2 Lợi ích của MRP
Nhờ vào MRP người sử dụng có được thông tin quý giá để xác định được:
• Khi nào thì khách hàng yêu cầu và nhu cầu đối với các linh kiện hợp thành phải
được thỏa mãn, nhu cầu này có thể là cần trong một khoảng thời gian nào đó hay
tất cả đều cần ngay.

• Khi nào thì lượng dự trữ cạn kiệt.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết


14


• Khi nào cần phát đơn hàng (Khi nào đơn hàng bổ sung phải được gửi đi).
• Khi nào thì nhận hàng.
2.3.3 Các bư
ưư
ước thực hiện MRP
Dựa vào dự báo, xác định được nhu cầu của sản phẩm cuối cùng.
Chuyển nhu cầu tồn kho tổng quát ra nhu cầu tồn kho thực với từng cơ phận (linh kiện)
dựa vào lượng định mức và lượng tồn kho sẵn có của từng cơ phận.
Xác định thời gian phát đơn đặt hàng phù hợp và đúng hạn đối với từng nhu cầu tồn kho
thực này.
Nhận hàng đúng hạn với lượng hàng đã đặt để đảm bảo cho việc sản xuất không bị ảnh
hưởng, gián đoạn.
2.3.4 Dữ liệu MRP

Bảng điều độ sản
xuất chính
MRP
Đưa ra kế hoạch
đặt hàng
Các đơn đặt hàng
Danh sách vật tư,
cấu trúc sản phẩm
Hồ sơ vê vật tư

tồn kho
Lịch làm việc
Các báo cáo về kế
hoạch đặt hàng

Hình 2.5: Mô hình thể hiện các dữ liệu liên quan tới ERP
Các dữ liệu đầu vào:
• Bảng điều độ sản xuất chính.
• Danh sách nguyên liệu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết


15


• Hồ sơ về nguyên liệu tồn kho.
Các dữ liệu đầu ra:
• Loại linh kiện (bộ phận) nào cần đặt hàng.
• Đặt bao nhiêu.
• Đặt khi nào.
2.4 TỒN KHO
2.4.1 Khái niệm về tồn kho
Hàng tồn kho là những hàng hóa được bảo quản trong kho của các doanh nghiệp để đáp
ứng nhu cầu của khách hàng hay của chính doanh nghiệp. Trong môi trường cạnh tranh
như hiện nay, chi phí tồn kho trở nên quan trọng bởi nó góp phần quyết định sự gia tăng
tổng chi phí hàng năm của doanh nghiệp. Tùy thuộc nhu cầu đặc thù kinh doanh sản xuất
mà có mô hình tồn kho phù hợp với doanh nghiệp.
Để tăng tính linh hoạt trong sản xuất và đảm bảo thời gian giao hàng, người ta đã nhận
biết được tầm quan trọng của việc tồn kho:
• Duy trì tính độc lập của các hoạt động

• Đáp ứng sự thay đổi nhu cầu khách hàng
• Tạo sự linh hoạt cho điều độ sản xuất
• Tạo sự an toàn khi thay đổi thời gian cung ứng nguyên vật liệu
• Giảm chi phí đơn hàng nhờ đơn hàng có số lượng lớn
2.4.2 Các loại hàng tồn kho:
Tồn kho nguyên vật liệu: nguyên vật liệu/bộ phận cấu thành sản phẩm được hiểu là loại
hàng tồn kho dùng để chế tạo sản phẩm.
Tồn kho bán thành phẩm: sản phẩm đã qua một công đoạn sản xuất nhưng chưa thành
sản phẩm thì gọi là bán thành phẩm. Các bán thành phẩm được xem là hàng tồn kho trong
quá trình sản xuất cho đến khi hoàn chỉnh để xuất xưởng.
Tồn kho thành phẩm: bao gồm tất cả các sản phẩm đã hoàn tất ở khâu sản xuất, chờ
xuất kho bán.
Tồn kho các mặt hàng linh tinh: là các mặt hàng không có trong cấu tạo thành phẩm
nhưng cần thiết cho hoạt động sản xuất của công ty.
2.4.3 Chức năng của tồn kho
Duy trì sự độc lập của các hoạt động: với lượng dữ trữ hàng tồn kho, một bộ phận hay
một công đoạn sản xuất sẽ linh động hơn trong các hoạt động của mình. Thời gian để chế
biến nguyên liệu tại các công đoạn không giống nhau, vì vậy nếu công đoạn nào đó có
hàng tồn kho dự trữ riêng thì công đoạn đó ít phụ thuộc vào công đoạn trước đó.

×