BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
NGUYỄN VĂN VÂN
NGHIÊN CỨU ðẶC ðIỂM DỊCH TỄ BỆNH GIUN ðŨA
BÊ, NGHÉ Ở HUYỆN ðÔNG SƠN, TRIỆU SƠN -
TỈNH THANH HÓA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y
MÃ SỐ : 60.64.01.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS.TS. NGUYỄN VĂN THỌ
HÀ NỘI – 2013
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và hoàn toàn chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị
nào.
Tôi cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ ñể thực hiện luận văn này ñã ñược cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Vân
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và thực hiện ñề tài này, tôi ñã nhận ñược sự
quan tâm, chỉ bảo, hướng dẫn, giúp ñỡ tận tình của các thầy cô giáo, ñồng
nghiệp, bạn bè; sự ñộng viên khích lệ của gia ñình ñể tôi hoàn thành luận
văn này. Nhân dịp này tôi xin ñược bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
PGS -TS. Nguyễn Văn Thọ ñã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp ñỡ tôi
trong quá trình hoàn thành luận văn này.
ðồng thời tôi xin cảm lãnh ñạo UBND huyện ðông Sơn, Triệu Sơn và
Trường trung cấp Nông Lâm Thanh Hóa, ñã tạo ñiều kiện, giúp ñỡ tôi trong
quá trình học tập và thực hiện ñề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Vân
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iii
MỤC LỤC
Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình viii
MỞ ðẦU 1
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI 1
2 MỤC ðÍCH NGHIÊN CỨU 2
3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 2
3.1 Ý nghĩa khoa học 2
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ðỀ TÀI. 3
1.1.1 Căn bệnh 3
1.1.2 Vòng ñời 4
1.1.3 Dịch tễ học. 5
1.1.4 Cơ chế sinh bệnh và bệnh tích 6
1.1.5 Triệu chứng 6
1.1.6 Chẩn ñoán 7
1.1.7 Phương pháp phòng trị bệnh 7
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIUN ðŨA 8
1.2.1 Nghiên cứu ở nước ngoài 8
1.2.1 Nghiên cứu ở trong nước 16
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iv
Chương 2 ðỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1 ðỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 27
2.2 ðỊA ðIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU. 27
2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 28
2.3.1 Nghiên cứu một số ñặc ñiểm dịch tễ bệnh giun ñũa bê, nghé ở hai
huyện ðông Sơn và Triệu Sơn của tỉnh Thanh Hóa. 28
2.3.2 Bệnh lý và lâm sàng của bê, nghé bị bệnh giun ñũa. 28
2.3.3 Nghiên cứu biện pháp phòng, trị bệnh giun ñũa bê, nghé. 28
2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM 28
2.4.1 Nghiên cứu dịch tễ học 28
2.4.2 Kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu 29
2.4.3 Bố trí thí nghiệm 31
2.5 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 34
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
3.1 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ðẶC ðIỂM DỊCH TỄ BỆNH GIUN
ðŨA BÊ, NGHÉ Ở 2 HUYỆN ðÔNG SƠN VÀ TRIỆU SƠN
TỈNH THANH HÓA 35
3.1.1 Nghiên cứu tình hình nhiễm giun ñũa bê, nghé. 35
3.2 Biểu hiện lâm sàng của bệnh giun ñũa bê, ghé. 41
3.2.1 Biểu hiện lâm sàng của bê, nghé mắc bệnh giun ñũa. 41
3.2.2 Mối liên hệ của tỷ lệ nhiễm với hội chứng tiêu chảy của bê, nghé. 42
3.3 Nghiên cứu và ñề xuất quy trình phòng trị bệnh giun ñũa bê nghé. 44
3.3.1 Chỉ tiêu sinh lý của bê, nghé trước tẩy và sau tẩy 6 giờ 44
3.3.2 Hiệu lực của Bivermectin 1% ñối với bê, nghé nhiễm Neoascaris
vitulorum 48
3.3.2 Sự biến ñổi và phát triển của trứng Neoascaris vitulorum trong hố ủ 49
3.3.3 ðề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun ñũa cho bê, nghé. 52
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
v
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 54
1 KẾT LUẬN 54
2 ðỀ NGHỊ: 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
cs : cộng sự
Nxb : Nhà xuất bản
TT : Thể trọng
TN : Thí nghiệm
g : gam
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vii
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
3.1 Tỷ lệ và cường ñộ nhiễm giun ñũa ở bê, nghé tại hai huyện
ðông sơn và Triệu Sơn. 35
3.2 Tỷ lệ và cường ñộ nhiễm giun ñũa bê nghé theo mùa vụ 37
3.3 Tỷ lệ và cường ñộ nhiễm giun ñũa bê nghé theo tuổi. 38
3.4 Tỷ lệ và cường ñộ nhiễm giun ñũa bê nghé theo ñịa hình 40
3.5 Tỷ lệ bê nghé có biểu hiện lâm sàng của bệnh giun ñũa. 41
3.6 Tỷ lệ và cường ñộ nhiễm giun ñũa bê, nghé bình thường và tiêu
chảy 42
`3.7 Một số chỉ tiêu sinh lý nghé trước và sau khi dùng thuốc
Bivermectin 1% ñiều trị 45
3.8 Một số chỉ tiêu sinh lý bê trước và sau khi dùng thuốc
Bivermectin 1% ñiều trị 47
3.9 Hiệu lực của thuốc Bivermectin 1% trong ñiều trị giun ñũa
Neoascaris vitulorum của bê 48
3.10 Hiệu lực của thuốc Bivermectin 1% trong ñiều trị giun ñũa
Neoascaris vitulorum ñối với nghé. 49
3.11 Bảng kết quả theo dõi sự tăng nhiệt của hố phân sau ủ 50
3.12 Biến ñổi trứng Neoascaris vitulorum giữ trong ñống ủ 50
3.13 Sự phát triển trứng Neoascaris vitulorum giữ trong ñống ủ ñem
nuôi cấy trong nước sinh lý. 51
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
viii
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
1.1 Cấu tạo giun ñũa bê nghé Neoascaris vitulorum 4
1.2 Sơ ñồ vòng ñời của Neoascaris vitulorum 5
3.1 Biểu ñồ tỷ lệ nhiễm giun ñũa bê nghé theo mùa vụ trong năm 38
3.2 Biểu ñồ tỷ lệ nhiễm giun ñũa bê, nghé theo lứa tuổi 40
3.3 Biểu ñồ tỷ lệ nhiễm giun ñũa ở bê, nghé bình thường và tiêu chảy 43
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1
MỞ ðẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI
Lượng lẫn chất lượng là một vấn ñề quan trọng, nhằm ñáp ứng nhu cầu
thực phẩm cho người tiêu dùng, ổn ñịnh nền kinh tế, góp phần nâng cao ñời
sống xã hội. Tuy nhiên, các bệnh xảy ra ở lứa tuổi bê, nghé ñã gây ảnh hưởng
rất lớn ñến công tác phát triển chăn nuôi trâu bò, trong ñó phảỉ kể ñến bệnh
giun ñũa bê nghé.
Bệnh giun ñũa bê nghé nói riêng và bệnh ký sinh trùng nói chung không
gây thành ổ dịch lớn như các bệnh do vi khuẩn và virus, nhưng nó thường kéo
dài âm ỉ, làm giảm năng suất chăn nuôi, ảnh hưởng ñến khả năng sinh trưởng
và phát triển của bê nghé.
Theo Trịnh Văn Thịnh và cs (1982), giun ñũa Neoascarisvitulorum gây tiêu
chảy chiếm tỷ lệ cao trong tổng số bê nghé sinh ra, tỷ lệ chết có thể tới 38,97%
trong tổng số bê nghé bị bệnh.
Bệnh giun ñũa là bệnh khá phổ biến ở bê nghé của nước ta. Bệnh thường
phát vào vụ ñông - xuân, ở bê nghé dưới 3 tháng tuổi. Bê nghé ở miền núi
nhiễm giun ñũa cao hơn trung du và ñồng bằng.
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999), Phan ðịch Lân và cs (2005),
bệnh do giun Neoascaris vitulorum gây ra, chúng ký sinh trong ruột non của bê
nghé và gây ra các tác hại như: gây tổn thương ruột non, một số cơ quan (gan,
phổi,…) do ấu trùng di hành, giun lấy chất dinh dưỡng làm cho bê nghé gầy
còm, chậm lớn. Ngoài ra, giun ñũa còn tiết ñộc tố làm cho bê nghé bị trúng
ñộc, sốt cao, ỉa chảy, gầy sút và dễ chết nếu không ñược ñiều trị kịp thời.
Thanh Hóa là một tỉnh có ñiều kiện tự nhiên thuận lợi ñể phát triển chăn
nuôi trâu bò, bê, nghé. Tuy nhiên, trong những năm gần ñây, việc nghiên cứu
về bệnh giun ñũa bê nghé và biện pháp phòng trị vẫn chưa ñược chú ý. Vì vậy,
bê nghé ở các ñịa phương của tỉnh Thanh Hóa còn bị bệnh phân trắng nhiều,
gây thiệt hại kinh tế ñáng kể. Trong mấy năm gần ñây, ñiều kiện tự nhiên và
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2
thời tiết khí hậu ở nước ta nói chung và ở các tỉnh miền trung nói riêng có
nhiều biến ñổi. ðiều ñó có thể ảnh hưởng, làm thay ñổi quy luật sinh tồn của ký
sinh trùng, từ ñó ảnh hưởng ñến ñặc ñiểm dịch tễ của bệnh.
Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của thực tế chăn nuôi ở tỉnh Thanh Hóa
và những vấn ñề ñề cập ở trên, chúng tôi thực hiện ñề tài:
"Nghiên cứu ñặc ñiểm dịch tễ bệnh giun ñũa bê, nghé ở huyện ðông
Sơn, Triệu Sơn - tỉnh Thanh Hóa và biện pháp phòng trị".
2. MỤC ðÍCH NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu ñể bổ sung những thông tin khoa học về ñặc ñiểm dịch tễ
học của bệnh giun ñũa bê nghé trong ñiều kiện sinh thái hiện nay.
- Xây dựng quy trình phòng chống bệnh giun ñũa bê nghé ñể hạn chế tỷ
lệ nhiễm giun ñũa, giảm thiệt hại do bệnh giun ñũa gây ra, góp phần phát triển
chăn nuôi trâu bò.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của ñề tài làm hoàn thiện hơn những thông tin khoa học về bệnh
giun ñũa bê nghé tại một số ñịa phương của tỉnh Thanh Hóa, ñồng thời là cơ sở
khoa học ñể xây dựng quy trình phòng trị bệnh giun ñũa cho bê nghé.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của ñề tài là cơ sở ñể khuyến cáo người chăn nuôi trâu bò áp
dụng biện pháp phòng trị bệnh giun ñũa cho bê nghé, nhằm hạn chế tỷ lệ nhiễm
giun ñũa, hạn chế thiệt hại do giun ñũa gây ra, góp phần nâng cao hiệu quả
chăn nuôi, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ðỀ TÀI.
1.1.1. Căn bệnh
Bệnh thường phát vào vụ ðông-Xuân ở nghé miền núi do giun Neoascaris
vilulorum, thuộc họ Anisakidal ở ruột non bê và nghé. Thân giun màu vàng nhạt,
ñầu có 3 môi, chân môi tương ñối rộng, thực quản dài 3-4,5 mm nơi nối tiếp với
ruột phình thành dạ dày nhỏ, ñó là một ñặc ñiểm quan trọng của họ Anisakidae,
vòng thần kinh và lỗ bài tiết ở ngang nhau gần ñầu.
Giun ñực dài 13-15 cm, rộng nhất 0,35 cm. ðuôi dài 0,21 -0,46 mm, thon
dần, từ phần giữa ñuôi trở xuống có hình ngón tay. Trước và sau hậu môn ở phía
bụng có nhiều gai từ 20 ñến 27 cái; ở mặt bụng có 2 hàng, 5 ñôi gai sau hậu môn,
trong ñó có một ñôi gai giao hợp dài 0,95 - 1,20mm, có một màng mỏng suốt dọc
chiều dài.
Giun cái dài 19-23cm, rộng nhất 0,5cm, âm hộ ở khoảng 1/8 trước thân.
ðuôi hình nón dài 0,37-0,42mm. Gần chóp ñuôi có 2 gai bên mặt bụng, ñuôi
giống con ñực, có bao phủ nhiều gai.
Trứng hơi tròn, màng protit ở ngoài có cấu tạo như tổ ong, kích thước
0,080 -0,090 x 0,070 - 0,075mm.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
4
Hình 1.1. Cấu tạo giun ñũa bê nghé Neoascaris vitulorum
(theo MOZGOVOI, DAVTIAN).
a) Miệng: 1- ðỉnh ñầu, 2- Môi phía lưng,
3- Môi phía cạnh giáp bụng.
b) ðầu ñuôi: 1- ðoạn ñầu, 2- Gai giao hợp,
3- ðoạn ñuôi con cái (phía cạnh).
c)1. ðoạn thân trước, 2.3. trứng .
1.1.2. Vòng ñời
Giun cái ñẻ trứng ở ruột non theo phân ra ngoài, gặp nhiệt ñộ, ñộ ẩm thích
hợp thành trứng có sức gây bệnh. Nhiệt ñộ 15 - 17
0
C cần 38 ngày, 19 - 22
0
C cần
20 ngày, 25
0
C cần 10-12 ngày, 28-30
0
C cần 7 ngày, 31-32
0
C cần 6 ngày; nhưng
nhiệt ñộ cao tới 34-35
0
C thì trứng không phát triển.
Theo Davlian (1934-1937), nếu cho bê nuốt trứng giun ñũa gây bệnh sau
43 ngày có thể thấy giun ñũa trưởng thành và còn non ở cơ thể bê. Ngoài ra nếu
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
5
cho bê mẹ trước khi ñẻ 124-192 ngày nuốt trứng giun gây bệnh thì bê ñẻ ra 20-31
ngày trong phân có trứng giun ñũa. ðiều này chứng tỏ giun ñũa bê nghé có thể
qua máu truyền vào bào thai. Thí nghiệm ở chuột bạch, thỏ và bê nghé có thể
thấy sau 5-8 giờ ấu trùng ở trứng nở ra, qua 13 giờ nữa ấu trùng có ở gan và phổi.
Hình 1.2. Sơ ñồ vòng ñời của Neoascaris vitulorum
1.1.3. Dịch tễ học.
+ Vùng và mùa phát bệnh: Bệnh thấy ở bê nghé tất cả các vùng miền núi,
trung du và ñồng bằng, nhưng phổ biến nhất là nghé miền núi. Ở miền núi nước
ta trâu thường ñẻ vào các tháng 11, 12 và tháng 1, bệnh thường phát sau 1-2
tháng tức là mùa phát bệnh vào tháng 12, 1, 2. Nghé ở miền núi thường bị bệnh
vì trứng giun ñũa có sức ñề kháng mạnh, lạnh dưới 0
0
C và nóng trên 42
0
C, khô
ráo tuy trứng ngừng phát triển không nở thành ấu trùng ñược, nhưng khi ñã thành
trứng có sức gây bệnh thì sức ñề kháng mạnh chỉ ở nhiệt ñộ 45
0
C và ánh nắng
mặt trời chiếu trực tiếp mới diệt ñược trứng. Ngoài ra khí hậu nhiệt ñới nước ta
thuận lợi cho trứng phát triển, kỹ thuật chăn nuôi trâu ở miền núi còn kém, nghé
thường thả rông theo mẹ ñi ăn, chuồng ẩm ướt lầy lội, ao tù nước ñọng, nghé thải
trứng theo phân ñọng lại rồi nghé nuốt phải, vào mùa ñông thiếu cỏ trâu mẹ
không ñủ sữa cho con bú nên dễ mắc bệnh.
+ Tỷ lệ mắc bệnh: Theo thống kê thấy nghé ñẻ ra nhiễm bệnh tới 39,1%,
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
6
chết 3,8% so với số nghé mắc bệnh.
+ Loài vật và tuổi mắc bệnh: N vitubrum chỉ thấy ở bê nghé, trâu bò
không mắc. Tuổi nghé mắc sớm nhất là 14 ngày (tỷ lệ 23%), muộn nhất là 65
ngày (tỷ lệ 12%), phổ biến là khoảng 20-35 ngày (tỷ lệ 64 %) sau khi ñẻ. Tuổi
càng cao thì tỷ lệ nhiễm càng giảm, tới 3-4 tháng tuổi thì không bị nhiễm. Trong
khoảng 3 tháng, tỷ lệ nhiễm từ 80% giảm xuống còn 2%.
1.1.4. Cơ chế sinh bệnh và bệnh tích
Giun ñũa gây tác hại ở bê nghé biểu hiện các mặt sau:
+ Cơ giới: Ấu trùng di hành làm tổn thương một số khí quan như phổi,
gan; giun trưởng thành vít chặt làm tắc ruột non, có khi bị thủng, chui vào ống
dẫn mật, gan,
+ ðộc tố: Giun tiết các chất ñộc làm con vật trúng ñộc, bê nghé la lỏng
gầy sút, sốt
+ Chiếm ñoạn dinh dưỡng: Giun lấy chất dinh dưỡng của vật chủ làm bê
nghé gầy yếu.
Mổ khám: xác chết gầy, bệnh tích không rõ lắm.
Niêm mạc ruột có tụ máu lấm tấm ñỏ, sữa ñặc lại thành cục, màu trắng
không tiêu ở dạ múi khế. Bệnh tích chủ yếu là giun ñũa ở ñường tiêu hóa. Có
nhiều trường hợp có từ 200 ñến 300 con trong ruột non xếp thành 5-6 hàng ở
ñoạn tá tràng, vít chặt ruột và hàng nọ nối tiếp hàng kia, có trường hợp còn thấy
giun ở các bộ phận khác: dạ cỏ, dạ múi khế, ống dẫn mật.
1.1.5 Triệu chứng
Bệnh tiến triển ngắn nhất là 5 ngày, dài nhất là 8 ngày, phổ biến 11-30
ngày, nghé thường chết vào 7-16 ngày sau khi phát bệnh. Thời gian bệnh tiến
triển dài ngắn tùy theo tuổi. Sức khỏe con vật, cách nuôi dưỡng.
Nghé ốm dáng ñi lù ñù, chậm chạp, ñầu cúi lưng cong, ñuôi cụp, lúc ñầu
nghé còn chậm chạp theo mẹ, khi nặng nghé bỏ ăn nằm một chỗ, thở yếu, bụng
ñau, nằm ngửa dẫy dụa, ñạp chân lên phía bụng, có khi thấy sôi bụng, nghé gầy
sút. Lông xù, mắt lờ ñờ, niêm mạc nhợt, mũi khô, hơi thở thối, thân nhiệt cao tới
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
7
40-41
0
C, khi nghé sắp chết thân nhiệt hạ xuống dưới bình thường.\
Một triệu chứng ñiển hình là phân màu trắng rất thối. Có thể xem phân ñể
chẩn ñoán bệnh. Khi mới ñẻ, phân nghé màu xanh ñen, dẻo, hơi tanh, ngày sau
phân màu vàng, mùi chua, 3-4 ngày sau phân cứng dần lại, màu ñen hơn. Nếu
nghé mắc bệnh thì phân lổn nhổn hơi táo, màu ñen chuyển sang màu vàng sẫm,
sau ñó phân ngả sang màu trắng và lỏng dần, lúc bị nặng thì phân trắng hẳn và
lỏng, mùi thối khắm, con vật ỉa vọt cần cẩu, phân dính ở khuỷu chân, chung
quanh hậu môn, nghé gầy sút nhanh.
1.1.6 Chẩn ñoán
+ Căn cứ triệu chứng lâm sàng và dịch tễ học: Bệnh thường thấy ở bê
nghé, trâu bò không bị mắc, chú ý biến ñổi của phân, phân trắng, lỏng, khắm.
+ Kiểm tra phân bằng phương pháp phù nổi tìm trứng.
Muốn nâng cao hiệu quả phương pháp này ta có thể thay Nacl bão hòa bằng các
dung dịch bão hòa của một số hóa chất khác có tỷ trọng lớn hơn. Như dung dịch
bão hòa sodium hyposulfit (1 lít nước hòa với 1,70g), hoặc dung dịch sodium
nitrat (1 lít nước hòa với 1000g), dung dịch magnesum sulfat (1 lít nước hòa với
920g). Tất cả dung dịch trên ñây cần giữ ở nhiệt ñộ 13
0
C, không tỷ trọng sẽ
giảm ñi.
+ Mổ khám, tìm giun trưởng thành ở ruột và ấu trùng ở gan và phổi.
1.1.7 Phương pháp phòng trị bệnh
* ðiều trị
Có nhiều loại thuốc, tùy theo hoàn cảnh có thể chọn một trong các loại
thuốc sau:
+ Piperazin: Liều 0,3-0,5g/kg thể trọng, trộn lẫn thức ăn cho con vật ăn
hoặc hòa với nước cho uống.
+ Silicofluorat natri: Liều 0,035g/kg thể trọng chia hai lần trong ngày, hai
ngày liền: trộn lẫn thức ăn.
+ Sunfat ñồng 1%: Liều 2-2,5ml/kg thể trọng, cho uống bằng ống cao su
hoặc chai cao su, hiệu quả tốt.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8
+ Phenothiazin: 0,05g/kg thể trọng, hai lần trong ngày, uống liền trong hai
ngày.
+ Tinh dầu giun: Liều dùng 30-60ml/con, cho uống.
* Phòng trừ
+ Cần tẩy giun cho bê nghé, nhất là bê nghé ở vùng có bệnh.
+ Giữ vệ sinh cho nghé và bê: ở chuồng sạch sẽ, khô ráo, ñịnh kỳ làm vệ
sinh chuồng trại, phân cần tập trung ủ diệt trứng giun.
+ Bồi dưỡng ñầy ñủ cho trâu bò mẹ ñẻ ñủ sức cho con bú, bồi dưỡng cho
nghé nhằm nâng cao sức ñề kháng của con vật.
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIUN ðŨA
1.2.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
1.2.1.1. Nghiên cứu căn bệnh giun ñũa bê, nghé
Bệnh giun ñũa do loài giun Neoascaris vitulorum (Goeze, 1782), hay còn
có tên gọi khác là Toxocara vitulorum thuộc họ Anikidae gây ra.
Các nghiên cứu trên phù hợp với các tài liệu mô tả của Orlov (1970),
Euzeby (1981) nhưng có khác với tài liệu mô tả của Skrjabin (1950), Neveu -
Lemaire (1952), Soulsby (1965), Drozdz (1967) là âm hộ giun cái ở 1/6 trước thân.
Theo những nghiên cứu của Taira và Fujita (1991) từ năm 1982 - 1988,
về giun tròn ở hai huyện Kyushu và Okinawa, Nhật bản. Hai tác giả ñã nghiên
cứu 7 giun ñũa ñực và 21 giun ñũa cái về hình thái học, cho thấy ñộ dài trung
bình của giun ñực là 15,64 cm (14,0 - 18,0 cm), giun cái 25,75 cm (16,5 - 34,0
cm). Thân trắng ñục và mềm. Trứng giun dài 81,6µm và rộng 71,8µm, bề mặt
vỏ trứng trơn nhẵn, không nhăn nheo.
Prokopic J.và Sterba J.(1989) ñã quan sát giun ñũa Neoascaris vitulorum
trên kính hiển vi ñiện tử, thấy cấu trúc bề mặt của giun gồm môi, răng, gai nhỏ
và phần ñuôi, ở giun non răng hình nón và nhọn chúng dài hơn khi tuổi giun
tăng lên.
Theo mô tả của Urquhart G.M. và cs (1996) thì giun ñũa T. viturlorum
là ký sinh trùng ñường ruột lớn nhất của ở bê nghé, giun cái dài có thể ñến
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
9
30,00 cm. Giun ñũa có thân dày, màu hơi hồng khi còn sống, và lớp biểu bì khá
trong suốt nên có thể nhìn thấy ñược các cơ quan nội tạng, trứng giun ñũa có
một lớp vỏ dày và trong suốt.
1.2.1.2. Nghiên cứu về vòng ñời của giun ñũa bê nghé
Vòng ñời của giun ñũa bê nghé không cần ký chủ trung gian. Davtian
(1934 - 1937) làm thí nghiệm; cho bê nuốt trứng giun ñũa có sức gây bệnh thì
sau 43 ngày có thể thấy giun ñũa trưởng thành và con non ở cơ thể bê. Ngoài ra,
nếu cho bò mẹ trước khi ñẻ 124 - 192 ngày nuốt trứng giun có súc gây bệnh thì
bê ñẻ ra 20 - 31 ngày trong phân ñã có trứng giun ñũa. ðiều ñó chứng tỏ giun ñũa
bê, nghé có thể qua máu truyền vào bào thai. Ở trâu mẹ thời kỳ chửa ñầu nuốt
trứng giun cảm nhiễm thì tất cả nghé ñẻ ra ñều bị nhiễm giun qua nhau thai.
Skjabin và Schulz (1973) cho biết, sự phát triển của trứng ñến giai ñoạn cảm
nhiễm kéo dài 12 - 13 ngày ở nhiệt ñộ 28-30
0
C và 17-19 ngày ở nhiệt ñộ 25
0
C.
Vichitr Sukhapesna(1 982) ñã nghiên cứu 10 trâu bò mẹ nhiễm
Strongyloides papillosus và Neoascaris vitulorum cùng với bê nghé kể từ khi bê
nghé ñược sinh ra. Tác giả cho rằng trâu bò mẹ là nơi chứa mầm bệnh chính làm
cho bê nghé con bị nhiễm S. papillosus và N. vitulorum. Bê nghé ñã bị nhiễm S.
papillosus qua bú sữa từ trâu bò mẹ và nhiễm N. vitulorum qua nhau thai.
Nghé ñẻ ra sau 14 ngày ñã có trứng giun trong phân (tức là có giun
trưởng thành trong ruột) chứng tỏ nghé bị nhiễm bệnh từ trong bào thai.
Giun ñũa có chu kỳ phát triển trực tiếp, không qua ký chủ trung gian.
Giun trưởng thành sống trong ruột non của bê nghé ñẻ trứng, trứng theo phân
ra ngoài, gặp ñiều kiện thuận lợi thì phát triển thành phôi thai trong trứng .
Trứng có phôi thai là trứng ñã có sức gây bệnh. Sau ñó trứng này lại vào
cơ thể con vật theo thức ăn, nước uống. Khi mới theo phân ra ngoài trứng
không phân chia. Tuỳ theo ñiều kiện nhiệt ñộ và ñộ ẩm bên ngoài, thời gian
trứng phát triển thành trứng cảm nhiễm có khác nhau
Theo Soulsby (1965), ở nhiệt ñộ tối ưu 28 - 30
0
C, thời gian này là 7
ngày; ở 25
0
C cần 10 - 11 ngày, ở 15 - 18
0
C cần trên 28 ngày. Trứng giai ñoạn
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10
cảm nhiễm có chứa ấu trùng, có sức ñề kháng cao với ñiều kiện ngoại cảnh.
Galila A.B. và cs (1990) cho biết, ở 25
0
C trứng giun ñũa phát triển thành
trứng chứa ấu trùng sau 7 ngày. Kết quả trên giống với nghiên cứu của
Refuerzo và cs (1952); Enyenihi (1969) tại 27
0
C. Nhưng theo báo cáo của
Schwartz (1922) là mất 10 - 12 ngày ở 25
0
C ñể phát triển thành trứng chứa ấu
trùng. Giai ñoạn thứ hai của trứng chứa ấu trùng ñã ñược quan sát thấy ở vào
ngày thứ 11 và có 91% trứng ñược phát triển ñến giai ñoạn này vào ngày 15
ngày. Tawkif (1970) báo cáo rằng mất 9 ngày ở 26 - 28
0
C ñể phát triển ñến giai
ñoạn trứng chứa ấu trùng.
Irfan và Sarwar (1954) ñã nghiên cứu ở Pakistan, trứng phát triển ñến
giai ñoạn cảm nhiễm sau 11 ngày ở 26
0
C, trứng sẽ bị thoái hoá nếu ñể ở nhiệt
ñộ 30
0
C; ở 10
0
C trứng ngừng phát triển.
Euzeby (1981) ñã theo dõi ở Malaixia cho biết, với nhiệt ñộ 15 – 17
0
c,
cần 38 ngày ñể trứng phát triển thành trứng có khả năng gây bệnh . Theo
Orlov (1970), ở nhiệt ñộ 30
0
C cần hai tuần, ở nhiệt ñộ 25
0
C cần ba tuần.
Refuerzo và Jemenez (1954) ñã quan sát sự phát triển của trứng giun ở
Philippin cho biết, ở nhiệt ñộ 17
0
C phôi bắt ñầu hình thành vào ngày thứ sáu,
hoàn thành vào ngày thứ 9 và có khả năng gây bệnh ở ngày thứ 13 - 15.
Trứng giun cảm nhiễm có sức ñề kháng cao với một số hoá chất cũng
như yếu tố vật lý. Khi trứng ở trong phân thì trứng có sức ñề kháng cao ñối
với một số chất sát trùng.
Refuerzo và Jemenez (1954) ñã làm thí nghiệm về sức ñề kháng của
trứng giun ñũa ở Philippin, thấy trứng có sức ñề kháng kém dưới ảnh hưởng
trực tiếp của ánh nắng mặt trời. Trứng trong phân thì tồn tại lâu hơn và còn phụ
thuộc vào khối lượng cục phân. Nước nóng có tác dụng diệt phôi thai rất nhanh,
nếu ở trong phân thì tác dụng hạn chế; trong nước nóng 90 - 100
0
C, trứng ñã
phân lập ra bị hỏng sau 2 giây, phôi bị huỷ, nhưng nếu ở trong phân thì chỉ ở
lượt ngoài trứng bị hỏng.
ðối với một số chất sát trùng thông thường như: Lysol 2%, Zyphen 4 -
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11
5%, sau 17 - 20 giây phôi bị huỷ hoàn toàn, nhưng ở trong phân thì phôi không
bị diệt. Phạm Chức (1980) cũng cho biết, Lysol 5% diệt trứng giun ñũa trong 1
giờ; Axit phêníc 5% diệt trứng trong thời gian 45 phút ñến một giờ.
Ở bào thai ấu trùng sống trong gan. Theo Augustine (1972) và Noda
(1954) ấu trùng sống không biến ñổi trong suốt thời kỳ bào thai còn ở trong tử
cung. Theo Spent (1958), thời kỳ cuối trước khi ñẻ ấu trùng có thể từ gan lên
phổi biến thái một lần. Nhưng nói chung, ở mọi trường hợp, chỉ sau khi bê nghé
ñược ñẻ ra, ấu trùng mới tiếp tục biến thái sau khi hoàn thành một ñợt di hành
qua phổi, khí quản, ruột giống như sự di hành của giun ñũa lợn, xuống ruột,
giun lớn lên nhanh chóng và phát triển thành giun trưởng thành ñẻ trứng .
Trong ñiều kiện tự nhiên, ở bê nghé từ 17 ngày tuổi trở lên ñã có thể tìm
thấy trứng giun ñũa trong phân. Thường tuổi bê, nghé mắc bệnh là 15 - 42 ngày
(Boulenger C.L., 1922, Spent, 1946, Keith,1951, Irfan và Sarwar, 1954,
Spirestava và Mehre, 1955 ). ðối với một số giun ñũa khác như Ascaris của
lợn, người, Parascaris của ngựa, thời gian từ khi con vật bắt ñầu cảm nhiễm
trứng giun ñũa cho ñến khi thành giun trưởng thành có khả năng ñẻ trứng phải
tối thiểu trên một tháng. Tuổi mắc bệnh quá sớm của bê nghé làm người ta nghĩ
ñến bê nghé có thể mắc bệnh từ khi còn trong bào thai. Mặt khác, nhiều thí
nghiệm gây bệnh cho bê, nghé một ngày tuổi trở lên nuốt trứng giun ñũa có
phôi ñều không thành công (Brampt, 1922, Schmidt, 1933). Năm 1935, Davtian
ñã gây bệnh ñược bằng cách cho một bê nuốt trứng giun 2 giờ sau khi ñẻ, sau
ñó 30 ngày xuất hiện trứng trong phân. Mổ khám sau khi chết, ngày thứ 43 thấy
một giun trưởng thành và 8 giun con.
1.2.1.3. Nghiên cứu về dịch tễ bệnh giun ñũa bê, nghé
Bệnh giun ñũa bê nghé do Neoascaris vitulorum gây ra, thường xảy ra
hầu khắp các nơi trên thế giới.
Travassos và Lacombe (1959) ñã ñiều tra ở Braxin và cho biết, giun ñũa
Neoascaris vitulorum là loại phổ biến ở nghé, ít thấy hơn ở bê.
Swain G.D. (1987) cho biết, ñã kiểm tra 12 nghé ở Ấn ðộ, thấy 4 con có
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
12
Neoascaris vitulorum, có con có tới 400 giun trong ruột. Tripathi J.C. (1967)
cũng cho biết, bê nghé ở Ấn ðộ thường bị giun ñũa ký sinh.
Theo Vichitr Sukhapesna (1981), bê nghé nhiễm giun ñũa Neoascaris
vitulorum chủ yếu qua bào thai và sữa.
Ranatunga (1960) ñiều tra ở Srilanka, tại nông trại Ridiyagana, thấy
nhiều nghé có trứng giun trong phân ở lứa tuổi 10 - 26 ngày sau khi ñẻ. Theo
tác giả, tỷ lệ nghé chết về bệnh này còn cao hơn bệnh do cầu trùng gây ra.
Muangyai M. (1989) thông báo rằng, giun ñũa bê nghé Neoascaris
vitulorum là một trong những ký sinh trùng chủ yếu gây bệnh cho bê ghé.
Theo Pandey V.S. và cs (1990), kiểm tra phân của 20 bê nghé trong giai
ñoạn 15 - 20 ngày tuổi ở ñồng cỏ Zimbabwe, thấy trứng giun có trong phân, số
trứng ñếm ñược từ 257 - 19821 trứng /gam phân.
Akyol C.V. (1993) cho biết, bê ở khu vực Barsa (Thổ Nhĩ Kỳ) bị nhiễm
Neoascaris vitulorum phổ biến qua việc kiểm tra trứng trong phân. Ấu trùng
cũng ñược tìm thấy trong mẫu sữa. ðồng cỏ là nơi có nhiều trứng giun nên làm
bê nghé bị nhiễm bệnh nhanh. Tỷ lệ nhiễm bệnh giữa các vùng sinh thái khác
nhau là khác nhau.
Một thông báo khác cho biết, ở Braxin nghé bị nhiễm giun ñũa với tỷ lệ
58% ở tuần tuổi thứ nhất, 87,5 % ở tuần tuổi thứ 2, 96 % ở tuần tuổi thứ 3 và
100% ở tuần thứ 4. Hầu hết bị nhiễm qua bào thai, một số ít truờng hợp nhiễm qua
sữa. Bê, nghé phát bệnh trong ñộ tuổi 3 - 17 tuần tuổi (Barbosa và Correa, 1989 ).
Starke W.A., Machado R.Z, Becchara G.H. và Zocoller M.C. (1996) ñã
kiểm tra 75 mẫu phân bê nghé từ 9 - 115 ngày tuổi, thấy có 86,7% bê nghé
nhiễm giun ñũa. Số lượng trứng cao nhất khi 45 ngày tuổi.
Wen Y.L. và cs, (1986) ñã phát hiện 99 con nghé nhiễm giun ñũa trong
số 245 nghé ở 7 làng của tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Tỷ lệ nhiễm giun ñũa
của nghé ñực cao hơn nghé cái (43,02% so với 38,03%).
Theo Roberts J.A. (1990), tỷ lệ chết của nghé trong 6 tháng ñầu sau khi
sinh ở vùng ðông Nam Á tới 30% do giun Neoascaris vitulorum và S.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
13
papillosus.
Gupta và cs (1985) cho biết, trong 1626 bê ở bang Haryana (Ấn ðộ) có
55,8% bị nhiễm ký sinh trùng, bao gồm: giun móc 44,2%, giun ñũa 15,2%, giun
ñầu gai 6,2%. Tỷ lệ nhiễm trong mùa thu (62,8%) cao hơn trong mùa xuân
(54,2%), mùa hè (52,4%) và mùa ñông (52,2%). Trong 2411 nghé ở Bang
Haryana có 62,9% nhiễm ký sinh trùng, trong ñó giun ñũa là 29,1%, giun móc
20,7%; giun ñầu gai 9,2% và cầu trùng 5,2%. Tỷ lệ nhiễm trong mùa thu
(69,8%) và mùa hè (67,8%), cao hơn mùa xuân (51,9%) và mùa ñông (56,3%).
Kết quả ñiều tra cho thấy, có trường hợp bê mắc bệnh sớm nhất là 15
ngày (Lee - Nigeria, 1959), nghé là 10 ngày (Ranatuga, 1960). Theo Orlov
(1970), sau 3 tháng tuổi bê có hiện tượng tự thải giun ñũa.
1.2.1.3. Nghiên cứu về triệu chứng và bệnh tích
Theo Usanakorkul S. (1987), khoảng 10 - 30% nghé ở Thái Lan bị chết
trước khi chúng ñược cai sữa. Hầu hết chúng bị chết bởi nguyên nhân là ký sinh
trùng. Nghé nhiễm bệnh giun ñũa và giun lươn qua ñường sữa. Trứng của giun
ñũa có trong phân bê nghé từ 21 - 131 ngày tuổi. Cường ñộ nhiễm cao nhất
trong khoảng 21 - 35 ngày. Khi có số lượng giun lớn bê nghé bệnh có triệu
chứng kém ăn, ỉa chảy và thiếu máu.
Hossain M.I. và cs (1988) ñã thông báo, Neoascaris vitulorum ñã ñược
tìm thấy ở 296/350 nghé (84,57%) với triệu chứng chậm phát triển, còi cọc,
thiếu máu, ỉa chảy và mất nước.
Aumont và cs (1991) cho biết, giun ñũa Neoascaris vitulorum là ký sinh
trùng chính của bê trong 2 tháng tuổi và làm giảm khối lượng từ sơ sinh ñến
giai ñoạn cai sữa khoảng 10,5kg.
Theo Srivastava A.K., Sharma D.N. (1981), ở Muthura - Ấn ðộ, 16
trong 90 nghé 1 tháng tuổi ñã có 500 - 700 trứng giun ñũa trong 1 gam phân và
có những triệu chứng: ăn ít, gày còm, xù lông, táo bón, ỉa chảy, phân hôi thối,
lưng cong, ñau bụng và dáng ñi cứng nhắc.
Mổ khám thấy ruột non viêm cata, có nhiều giun ñũa ký sinh, có thể tạo
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
14
thành búi làm tắc ruột. Sữa bị vón cục, màu trắng, có mùi khó chịu, gạt lớp sữa,
chất chứa và giun ñũa ra thấy niêm mạc có nhiều vết loét. Có trường hợp bị
thủng ruột, chất chứa lọt ra xoang bụng gây viêm phúc mạc. Ngoài ruột non, có
thể thấy giun ñũa ở các bộ phận: dạ cỏ, dạ múi khế. Biến ñổi hoại tử ở gan, thấy
giun ở trong ống dẫn mật, viêm có mủ ở vỏ thận và viêm do tổn thương ở phổi.
Srivastava và Sharma (1981), Makundi và cs (1996) cho biết, Toxocara
vitulorum là một trong những ký sinh trùng nguy hiểm nhất của bê nghé. Ấu
trùng của T. vitulorum di hành gây ra tổn thương lớn cho nhiều cơ quan, ñặc
biệt là gan và ruột, nó gây chết cho bê , nghé từ 11 ñến 50%.
1.2.1.5. Nghiên cứu về chẩn ñoán giun ñũa bê, nghé
Maria F.N., Wilma A.S.B., Alessandra M.M.G. (2003) [44] ñã tìm hiểu
sự phát triển phản ứng viêm của ruột và mô của bê bị nhiễm giun ñũa trong
trong các giai ñoạn tuổi. Các mẫu máu ñược thu thập hai tuần một lần từ khi
sinh ra ñến 174 ngày sau sinh và thấy trong mô cơ ở chân của bê bị nhiễm giun
ñũa, số lượng tế bào mast tăng ñáng kể, số lượng bạch cầu ái toan tăng ở niêm
mạc của tá tràng (gấp 2 - 5 lần so với bình thường).
Abdulalim Aydin và cs (2005) ñã xác ñịnh tỷ lệ nhiễm giun ñũa theo tuổi
bê nghé ở Hakkari thuộc khu vực phía ñông của Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách sử dụng
phương pháp phù nổi Fulleborne và buồng ñếm Mc Master ñể ñếm trứng giun
ñũa có trong 1 gam. Trứng giun ñũa Neoascaris vitulorum ñã ñược tìm thấy
trong 208 mẫu phân trên trong 718 mẫu phân bê nghé ñược xét nghiệm
(28,96%). Bê nghé từ 1- 6 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 34,4%, từ 6-12 tháng tuổi tỷ
lệ nhiễm là 6,6%, trên 12 tháng tuổi là 3,3%.
Hussein M.O., Barriga O. (1991) ñã làm thí nghiệm, gây nhiễm cho 10
thỏ cái New Zealand trứng giun ñũa bê nghé có sức gây nhiễm. Kết quả kiểm
tra máu thấy tế bào hồng cầu giảm, nhưng bạch cầu ái toan và ái kiềm tăng
Starke W.A. và cs (2001) ñã tìm hiểu phản ứng miễn dịch, mức ñộ
kháng thể, kháng nguyên chiết xuất hòa tan (Ex) từ nghé bị nhiễm ấu trùng giun
ñũa bằng phương pháp ELISA gián tiếp với huyết thanh của 15 nghé con, mẫu
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
15
ñược lấy ở 15 và 180 ngày tuổi. Từ tất cả các mẫu huyết thanh kiểm tra trong
thời gian 180 ngày ñầu tiên, mức ñộ kháng thể thấp nhất và cao nhất trong bê ở
1 ngày tuổi trước và sau khi bú sữa ñầu cho thấy rằng nguồn gốc của kháng thể
là sữa non. Ngay sau khi sinh, nồng ñộ kháng thể trong bê ñược bú sữa vẫn ở
mức cao cho ñến 15 ngày tuổi, sau ñó bắt ñầu giảm xuống mức thấp hơn từ 15
ñến 30 ngày tuổi và tương ñối ổn ñịnh cho ñến 120 ngày tuổi.
1.1.1.6. Nghiên cứu biện pháp phòng trị
Balabakian X.P. (1956) ñã ứng dụng có kết quả dung dịch Natri sunfat
10% với liều 4,0g cho 1 kg thể trọng ñể tẩy giun ñũa cho bê, cho uống qua ống
cao su và phễu.
Theo Robert J.A. (1989), hiệu quả tẩy giun ñũa bê nghé của Pyrantel là
100%; Febentel là 100%; Levamisol (7,5 mg/kg TT cho uống) là 83%,
Levamisol tiêm (0,1 ml/kg TT) là 73%, Piperazine là 57%.
Vichitr Sukhapesna (1981), ñã dùng Pyrantel Tartrate với các liều khác
nhau 5,10 và 20 mg/kg tẩy cho bê 28 nghé bị nhiễm giun ñũa thì thấy với các
liều lượng trên thì ñều có hiệu quả cao (100%). Số lượng trứng giun ñũa thải ra
theo phân giảm nhiều sau 1 tuần ñiều trị.
Gabriel Davila, Max Irsik và Ellis C .G. (2010), ñã ñánh giá tỷ lệ nhiễm
giun ñũa ở bê tại Bắc Trung Bộ Florida - Mỹ. Phân tích 433 mẫu phân bê dưới
9 tháng tuổi thấy có trứng giun ñũa trong phân. Tỷ lệ nhiễm theo các lứa tuổi là:
Bê dưới 3 tháng tuổi là 17,6%, 3 - 4 tháng tuổi là 0,4% và bê 5 - 6 tháng tuổi
có tỷ lệ nhiễm 0,9% và không thấy trứng trong bê lớn hơn 6 tháng tuổi. 20 bê bị
nhiễm giun ñũa ñược tẩy bằng Fenbendazole (10% Fenbendazole) với liều 5
mg/kgTT. Sau 2 tuần dùng thuốc, phân tích lại tỷ lệ và cường ñộ nhiễm ñể ñánh
giá hiệu quả của Fenbendazole, thì thấy có 17 bê không có trứng giun ñũa
trong phân, chiếm tỷ lệ 85%.
Gadjiev (1953) cho biết, Hexachloretan với liều 0,2 ml/kg TT, cho uống
2 lần, cách nhau 10 ngày cho kết quả tốt trong việc tẩy giun ñũa bê nghé.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
16
1.2.1. Nghiên cứu ở trong nước
1.2.1.1. Nghiên cứu căn bệnh giun ñũa bê, nghé
Theo Phan Thế Việt và cs (1977), giun ñũa bê nghé có vị trí trong hệ
thống phân loại ñộng vật học như sau:
Nghành Nemathelminthes Schneider, 1873.
Lớp Nematoda Rudolphi, 1808.
Phân Lớp Rhabditia Pearse, 1942.
Bộ Ascaridida Skrjabin et Schulz, 1940.
Phân bộ Ascaridina Skrjabin, 1915.
Họ Anisakidae Skrjabin et Karokhin, 1945.
Giống Neoascaris Travassos, 1927.
Loài Neoascaris vitulorum Goeze, 1782. Theo Phạm Văn Khuê và cs
(1996), Nguyễn Thị Kim Lan và cs 1999), giun tròn Neoascaris vitulorum có
thân màu vàng nhạt ñầu có ba lá môi, rìa của những môi này có răng cưu, thực
quản dài 3 - 4,5 mm, chỗ nối tiếp với ruột phình thành dạ dày nhỏ, vòng thần
kinh và lỗ bài tiết ở ngang nhau phần ñầu. Giun ñực không có cánh ñuôi, dài 13
- 15 cm, rộng nhất 0,35 cm, ñuôi dài 0,21 - 0,46 mm, thon tròn, trước và sau
hậu môn ở phía bụng có 20 - 27 gai, có một ñôi gai giao hợp dài 0,95 - 1,20
mm. Giun cái dài 19 - 23 cm, chỗ rộng nhất là 0,5 cm, âm hộ ở khoảng 1/8
trước thân, ñuôi hình nón dài 0,37 - 0,42 mm, ñuôi có nhiều gai bao phủ. Trứng
giun hơi tròn, có vỏ với nhiều chỗ lõm nhỏ, dài 0,080 - 0,090 mm, rộng 0,070 -
0,075 mm.
Theo ðỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh (1978), Phan ðịch Lân và cs
(2005), giun ñũa Neoascaris vitulorum (Goeze 1782) ký sinh ở bê nghé có kích
thước: Giun ñực ở nghé dài 13 - 15 cm, ñường kính 0,3 cm, ở bê dài 14 - 16
cm. Giun cái ở nghé dài 19 - 23 cm, ñường kính 0,5 cm, trứng 70 - 75 x 80 - 90
µm, giun cái ở bê dài 20 - 26 cm, trứng 75 - 85 x 90 - 100 µm, vị trí âm hộ của
giun cái là 1/8 phần trước thân.
Phan Lục (2005) cho biết, giun ñũa có kích thước to, vàng nhạt, dài 13 -