Đề tài:
Ứng dụng mô hình ARCH, GARCH trong phân tích rủi ro cổ
phiếu Tập đoàn Bảo Việt (BVH) trên thị trường chứng khoán
Việt Nam
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MÔ HÌNH ARCH, GARCH TRONG PHÂN TÍCH RỦI RO 2
1.1. Mô hình ARCH, GARCH 2
1.1.1. Giới thiệu mô hình 2
1.1.2. Mô hình 2
1.1.3. Kiểm định hiệu ứng ARCH 5
1.1.4. Ước lượng 6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH BẢO HIỂM VÀ THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN (TTCK) VIỆT NAM 10
2.1. Tổng quan về TTCK Việt Nam 10
2.1.1. Lịch sử hình thành 10
2.1.2 Chức năng của TTCK 11
2.1.3. Vai trò của TTCK: 11
2.1.4. Các chủ thể tham gia TTCK 11
2.1.5. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của TTCK 12
2.1.6.Cấu trúc và phân loại cơ bản của TTCK 13
2.2. Tổng quan ngành Bảo Hiểm: 14
2.2.1. Ngành Bảo hiểm: 14
2.2.2.Tập đoàn Bảo Việt: 18
3.1. Số liệu phân tích: 23
3.2. Ước lượng mô hình ARCH, GARCH: 24
3.4. Dự báo 30
3.5.Mở rộng mô hình 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
PHỤ LỤC 1:
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 : Số tiền bồi thường bảo hiểm các năm: 16
Bảng 2: Lược đồ tương quan của R_BVH 24
Bảng 3: Kiểm định DF cho chuỗi R_BVH 25
Bảng 4: Ước lượng mô hình AR(1) có hệ số chặn. 25
Bảng 5: Mô hình AR(1) không có hệ số chặn 26
Bảng 6 : Lược đồ tương quan của chuỗi phần dư pt (12) 26
Bảng 7 : Kiểm định D-F cho chuỗi phần dư
t
e
27
Bảng 8 : Lược đồ tương quan chuỗi
2
t
e
27
Bảng 9: Ước lượng mô hình GARCH(1,1) Error! Bookmark not defined.
Bảng 10: Kiểm định Wald 29
Bảng 11: Lược đồ tương quan chuỗi
ˆ
u
30
Đề án môn học GVHD: Hoàng Đức Mạnh
Sinh viên: Phạm Thị Tú MSV: CQ513314
1
LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở Việt Nam đăt ra một yêu cầu
cấp thiết là phải phát triển thì trường vốn hiệu quả nhằm cung cấp vốn trung
và dài hạn cho nền kinh tế. Để có một thị trường vốn như thế, đòi hỏi phải
xây dựng được một thị trường chứng khoán vững mạnh. Nhận thức được tầm
quan trọng đó, ngày 20/7/2000 thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức
đi vào hoạt động. Cho đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã không
ngừng phát triển. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn e ngại cho rằng thị trường
chứng khoán Việt Nam như một “sòng bạc”. Sở dĩ là vì họ thấy quá nhiều rủi
ro khi tham gia vào thị trường.
Vì vậy, các nhà làm chính sách, tổ chức tư vấn và nhà đầu tư luôn cố
gắng dự báo rủi ro của thị trường nhưng các nhân tố tác động vào thị trường
Việt Nam rất đa dạng và biến đổi khó lường. Trong khi các mô hình hồi quy
cổ điển thường dùng để phân tích dự báo chuỗi dữ liệu cổ phiếu Việt Nam
không thể nhận diện hết được các yếu tố rủi ro và các kết quả dự báo thường
sai so với thực tế. Tìm ra một công cụ phân tích dự báo tốt hơn đã và đang là
nhu cầu bức thiết cho các nhà làm chính sách đặc biệt là nhà đầu tư.
Qua quá trình tìm hiểu về thị trường chứng khoán và các mô hình phân
tích em đã chọn đề tài: “Ứng dụng mô hình ARCH, GARCH trong phân tích
rủi ro cổ phiếu Tập đoàn Bảo Việt (BVH) trên thị trường chứng khoán Việt
Nam”.
Đề tài được chia làm 3 phần chính:
Chương 1: Mô hình ARCH, GARCH trong phân tích rủi ro.
Chương 2: Tổng quan về ngành bảo hiểm và thị trường chứng khoán Việt Nam
Chương 3: Ứng dụng mô hình ARCH, GARCH trong phân tích rủi ro cổ
phiếu BVH
Trong quá trình thực hiện đề tài em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
của thầy Th.s Hoàng Đức Mạnh. Qua đây, em xin chân thành cảm ơn các thầy
cô khoa Toán kinh tế đã giảng dạy em trong suốt quá trình học tập vừa qua.
Đề án môn học GVHD: Hoàng Đức Mạnh
Sinh viên: Phạm Thị Tú MSV: CQ513314
2
CHƯƠNG 1: MÔ HÌNH ARCH, GARCH TRONG PHÂN TÍCH RỦI RO
1.1. Mô hình ARCH, GARCH
1.1.1. Giới thiệu mô hình
Trong kinh tế, rủi ro là một nhân tố quan trọng để phân tích tài chính.
Những vấn đề về rủi ro được xem xét một cách nghiêm ngặt, nếu thiếu thông
tin về rủi ro thì không thể đưa ra được các chiến lược đầu tư. Trong bài
nghiên cứu dưới đây, rủi ro được hiểu là phương sai có điều kiện lợi suất của
một tài sản cơ bản. Trên thực tế thì rủi ro là yếu tố không quan sát được. Vì
vậy, vấn đề mô hình hóa rủi ro đã được đặt ra.
Năm 1982 Engle đã đề suất mô hình ARCH trong tác phẩm nổi tiếng
của mình bằng hồi quy tự tương quan phương sai có điều kiện để nhằm giải
quyết vấn đề trên. Ý tưởng của mô hình là: (1) cú sốc u
t
của một loại tài sản
không tương quan chuỗi nhưng phụ thuộc, (2) sự phụ thuộc của u
t
có thể được
mô tả bằng một hàm bậc 2 của các giá trị trễ. Đến 1986 thì Bollerslev đưa ra
mô hình ARCH tổng quát(GARCH), mô hình GARCH mũ (EGARCH) của
Nelson(1991). Những mô hình này được sử dụng rộng rãi trong các mô hình
toán kinh tế, đặc biệt là trong phân tích chuỗi thời gian tài chính.
1.1.2. Mô hình
a) Cấu trúc mô hình:
Gọi r
t
= log (P
t
/P
t-1
). Xét trung bình và phương sai có điều kiện của r
t
:
1
( / )
t t t
E r F
;
22
11
ar( / ) [( ) / ]
t t t t t t
V r F E r F
(1)
Trong đó: F
t-1
là tập hợp thông tin có ở thời điểm t-1. F
t-1
bao gồm tất cả
các hàm tuyến tính của lợi suất trong quá khứ. Giả thiết r
t
tuân thủ mô hình
chuỗi thời gian, chẳng hạn ARMA(p,q) với một số biến giải thích nào đó.
0
1 1 1
;
pq
k
t t t t i it i t i i t i
i i i
r u x r u
(2)
*
,p q N
, bậc p, q phụ thuộc vào tần số của số liệu. Nếu lợi suất tính theo
Đề án môn học GVHD: Hoàng Đức Mạnh
Sinh viên: Phạm Thị Tú MSV: CQ513314
3
ngày thì có tương quan chuỗi bận nào đó, lợi suất theo tháng có thể không có
bất kì tương quan chuỗi nào.
Từ (1) và (2) ta có:
2
11
ar( / ) ar( / )
t t t t t
V r F V u F
(3)
Phương trình (3) là phương trình phương sai có điều kiện thay đổi theo
thời gian.
u
t
đặc trưng là các cú sốc đối với lợi suất tài sản ở thời điểm t.
Mô hình đối với
t
ở (2) là phương trình trung bình; (3): là phương trình
độ rủi ro hay phương sai đối với r
t
.
Mô hình phương sai có điều kiện thay đổi được phân làm 2 loại: một là
sử dụng một hàm chính xác để đánh giá
2
t
; hai là dùng một phương trình
ngẫu nhiên để mô tả
2
t
. Mô hình GARCH thuộc loại một, mô hình biến động
ngẫu nhiên thuộc loại hai.
Do mô hình GARCH được xây dựng dựa trên cơ sở lí thuyết của mô
hình ARCH, cho nên ta sẽ tìm hiều mô hình ARCH trước để hiểu rõ hơn mô
hình GARCH.
b) Mô hình:
- Mô hình ARCH(m) có dạng:
2 2 2 2
0 1 1 2 2
0 1 2
0; , , , 0
t t t
t t t
t t t m t m
m
ru
u
u u u
(4)
Trong đó:
ε
t
là biến ngẫu nhiên độc lập có cùng phân bố với kì vọng bằng không,
phương sai bằng 1.
i
thỏa mãn một số điều kiện nhất định sao cho phương sai không điều
kiện là hữu hạn
Đề án môn học GVHD: Hoàng Đức Mạnh
Sinh viên: Phạm Thị Tú MSV: CQ513314
4
u
t
được giả thiết có phân bố chuẩn hóa hoặc phân bố t- student.
- Mô hình GARCH(m,s) có dạng:
2 2 2 2 2 2 2
0 1 1 2 2 1 1 2 2
ax( , )
0 1 2 1 2
1
(5)
0; , , , 0; , , , 0; ( ) 1
t t t
t t t
t t t m t m t t s t s
m m s
m s i i
t
ru
u
u u u
hay
2 2 2
0
11
,
ms
t i t i j t j
ij
u
(6)
Trong đó:
t
là các biến ngẫu nhiên độc lập, cùng phân bố
Nếu m>s thì
0
i
với j >s
Nếu m<s thì
0
i
với i >m
Các điều kiện trên đảm bảo cho phương sai không điều kiện và phương
sai có điều kiện dương.
m là độ dài của trễ đối với
2
t
u
, s là độ dài của trễ ứng với
2
t
.
- Đặt
22
t t t
u
suy ra:
22
t t t
u
;
22
1 1 1t t t
u
;…
Phương trình (5) được viết lại:
2 2 2 2
0
11
ax( , )
22
0
11
22
()
()
( ) (( ) ) 0;
( , ) 0, 1
ms
t t t i t i j t j t j
ij
m m s
s
t i i t i t j t j
ij
t t t t
t t j
u u u
uu
EE
Cov j
(7)
Như vậy, GARCH có thể coi như là một dạng của ARMA đối với
2
t
u
.
Trung bình không điều kiện đối với mô hình ARMA:
Đề án môn học GVHD: Hoàng Đức Mạnh
Sinh viên: Phạm Thị Tú MSV: CQ513314
5
2
0
ax( , )
1
()
1 ( )
t
m m s
ii
i
Eu
;
Mô hình GARCH(1,1):
2 2 2
0 1 1 1 1
0 1 1 1 1
,(8)
0; , 0, 1
t t t
u
2
1t
u
hoặc
2
1t
hoặc đồng thời cả
2
1t
u
và
2
1t
lớn sẽ dẫn đến
2
t
lớn. Điều
này có nghĩa là
2
1t
u
lớn có xu hướng dẫn đến
2
t
u
lớn, hành vi này chính là hành
vi bầy đàn trong các chuỗi tài chính theo thời gian.
1.1.3. Kiểm định hiệu ứng ARCH
t t t
ur
là phần dư của phương trình trung bình. Chuỗi
2
t
u
được dùng để
kiểm định có tồn tại hiệu ứng ARCH hay không (phương sai có điều kiện của
sai số thay đổi). Có thể dùng 2 kiểm định sau:
- Kiểm định 1: sử dụng thống kê Ljung- Box Q(m) đối với chuỗi
2
t
u
Ho: m hệ số tự tương quan đầu tiên ACF của chuỗi
2
t
u
đều bằng 0
(không có hiệu ứng ARCH)
H1: có ít nhất 1 trong m hệ số tự tương quan đầu tiên khác không. (có
hiệu ứng ARCH)
2
2
1
ˆ
( 2) ( ) ( )
m
k
k
Q n n m
nk
, n là kích thước mẫu.
2
()
qs
Qm
bác bỏ Ho
- Kiểm định 2: kiểm định nhân tử Lagrange của Engle(1982).
2 2 2 2
0 1 1 2 2
, 1, ,
t t t m t m t
u u u u t m n
(9)
Trong đó: m nguyên dương xác định, n: kích thước mẫu.
Ho:
12
0
m
( không có hiệu ứng ARCH)
H1:
2 2 2
12
0
m
( có hiệu ứng ARCH)
Đề án môn học GVHD: Hoàng Đức Mạnh
Sinh viên: Phạm Thị Tú MSV: CQ513314
6
Đặt:
2 2 2
0
11
1
( ) ,
nn
tt
t m t
SSR u u
n
là trung bình của
2
t
u
.
2
1
1
ˆ
n
t
tm
SSR
;
ˆ
t
là ước lượng của
t
trong phương trình (9).
01
1
( ) /
W , ( , 2 1)
/ ( 2 1)
qs
SSR SSR m
F F F m n m
SSR n m
.
1.1.4. Ước lượng
Sau khi kiểm định hiệu ứng ARCH ta tiến hành ước lượng mô hình
ARCH và xác định bậc m.
Xác định mô hình ARCH gồm các bước sau đây:
a) Xác định bậc m:
Nếu hiệu ứng ARCH có ý nghĩa thống kê, có thể dùng PACF đối với
2
t
u
để xác định bậc của mô hình ARCH. Từ phương trình phương sai:
2 2 2 2
0 1 1 2 2
t t t m t m
u u u
;
2
t
u
là ước lượng không chệch của
2
t
, kì vọng
2
t
u
tuân thủ AR(m).
Đặt
22
t t t
u
, khi đó
( ) 0
t
E
và
t
không tự tương quan. Mô hình
ARCH trở thành:
2 2 2 2
0 1 1 2 2
t t t m t m t
u u u u
(10) có dạng AR(m) đối với
2
t
u
,nhưng
t
không cùng phân bố và độc lập.
PACF của
2
t
u
là công cụ hữu hiệu để xác định bậc của (10).
b) Ước lượng:
t
u
có phân bố chuẩn hóa khi đó hàm hợp lí của ARCH(m) có dạng:
2
1 2 1 2
2
2
1
1
( , , , / ) exp( ) ( , , , / )
2
2
n
t
nn
im
t
t
u
L f u u u f u u u
(11)
Trong đó:
'
01
( , , , )
m
và
12
( , , , / )
m
f u u u
là hàm mật độ xác suất
đồng thời của
12
, , ,
m
u u u
.Dạng của
12
( , , , / )
m
f u u u
rất phức tạp nên bỏ thành
Đề án môn học GVHD: Hoàng Đức Mạnh
Sinh viên: Phạm Thị Tú MSV: CQ513314
7
phần này ra khỏi (10). Ta có:
2
12
2
2
1
1
( , , , / ) exp( )
2
2
n
t
m
im
t
t
u
L f u u u
;
2
t
được tính đệ quy.
Ước lượng hàm hợp lí tối đa có điều kiện với giả thiết
t
u
phân phối
chuẩn. Cực đại hóa hàm hợp lí có điều kiện tương đương với cực đại logarit
của hàm này:
2
2
2
1
1 1 1
ln( ) ( ln(2 ) ln( ) ) ax
2 2 2
n
t
t
tm
t
u
Lm
hay
2
'2
2
1
11
ln( ) ( ln( ) ) ax
22
n
t
t
tm
t
u
Lm
,
trong đó:
2 2 2 2
0 1 1 2 2
t t t m t m
u u u
được tính đệ quy.
c) Kiểm định:
Sau khi ươc lượng mô hình
t t t
ru
ta thu được phần dư và ước lượng
của phương sai tính từ phương trình phương sai
2 2 2
0 1 1
t t m t m
uu
, kí
hiệu lần lượt là
t
u
,
2
t
Kiểm định tính thích hợp của mô hình ARCH thông qua:
ˆ
t
t
t
u
u
.
Sử dụng tiêu chuẩn Ljung- Box đối với
ˆ
t
u
để kiểm định tính phù hợp của
phương trình trung bình và phương trình phương sai.
d) Dự báo:
- Xét mô hình ARCH(m):
2 2 2 2
0 1 1 2 2
t t t m t m
u u u
;
Thời điểm gốc dự báo là h, dự báo cho
2
1h
là:
+ Dự báo động:
2 2 2 2 2
1 0 1 2 1 1
(1)
h h h h m h m
u u u
2 2 2 2 2
2 0 1 2 2
(2) (1)
h h h h m h m
uu
Đề án môn học GVHD: Hoàng Đức Mạnh
Sinh viên: Phạm Thị Tú MSV: CQ513314
8
Tổng quát:
2 2 2 2 2
0 1 2
2
0
1
( ) ( 1) ( 2) ( )
()
h l h h h m h
m
ih
l
l l l l m
li
Trong đó:
22
()
h h l i
l i u
; nếu
10i
+ Dự báo tĩnh:
2 2 2 2
0 1 2 1 1
ˆ
; 1, 2, , 1
i i m i m m i
u u u i m m n
Từ dự báo thứ: n+2, n+3,…sẽ dùng công thức dự báo động.
- Xét mô hình GARCH(m,s):
Để đơn giản ta xét mô hình GARCH(1,1):
+ Dự báo tĩnh:
2 2 2 2
1 0 1 1
(1)
h h h h
u
2 2 2 2
2 0 1 1 1
(2) (1)
h h h h
u
Với dự báo tĩnh, ta có thể dự báo cho thời kì n+1
+ Dự báo động:
2 2 2 2
1 0 1 1
(1)
h h h h
u
Mặt khác:
t t t
u
nên:
2 2 2 2 2 2
1 0 1 1 0 1 1t t t t t t
u
2 2 2
0 1 1 1
( ) ( 1)
t t t
Thay t=h+1 ta có:
2 2 2 2 2
1 0 1 1 1
(1) ( ) ( 1)
h h h h h
Do
2
( 1/ ) 0
th
EF
nên:
22
0 1 1
(1) ( )
hh
22
0 1 1
( ) ( ) ( 1); 1
hh
k k k
Phần mềm Eviews lấy giá trị ban đầu của phương sai theo công thức san
mũ sau:
1
2 2 2 1 2
00
0
ˆ
(1 )
n
nj
nj
j
ue
; e là phần dư từ phương trình trung
bình và
2
2
1
ˆ
n
t
t
e
n
.
Dự báo phương sai có điều kiện sẽ hội tụ đến phương sai không điều
kiện khi độ dài dự báo tăng.
Đề án môn học GVHD: Hoàng Đức Mạnh
Sinh viên: Phạm Thị Tú MSV: CQ513314
9
1.1.5. Ý nghĩa mô hình
- Việc phân tích về giá và lợi suất của chứng khoán có một vai trò rất
quan trọng, một ý nghĩa lớn trong kinh tế đặc biệt trong giai đoạn hiện nay
khi thị trường chứng khoán nước ta vẫn còn rất non trẻ. Mô hình này được áp
dụng rộng rãi trong các ngành: toán kinh tế, tài chính, trong việc dự báo. Từ
đó, giúp các nhà phân tích thị trường có thể xác định được mức độ rủi ro của
việc nắm giữ tài sản, thấy được sự biến động của giá cổ phiếu trên thị trường
chứng khoán để đưa ra được những dự báo cũng như các kết luận nên đầu tư
vào loại cổ phiếu nào thì đem lại lợi nhuận cao nhất.
- Về phương diện thực hành, với sự tiến bộ của các phần mềm kinh tế
như Eviews là một công cụ phổ biến thì việc áp dụng mô hình ARCH và
GARCH có thể phân tích được sự biến động của giá chứng khoán. Nếu giá
chứng khoán càng giảm thì mức độ dao động trong giá càng lớn, hiện tượng
này được gọi là hiệu ứng đòn bẩy được Blank phát hiện vào năm 1976. Ngoài
ra, khi phân tích về chuỗi lợi suất còn chỉ ra được sự thay đổi trong lợi suất
trung bình từ đó thấy được mối liên hệ giữa lợi suất trung bình của cổ phiếu
trong một phiên với các phiên giao dịch khác.
Đề án môn học GVHD: Hoàng Đức Mạnh
Sinh viên: Phạm Thị Tú MSV: CQ513314
10
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH BẢO HIỂM VÀ THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (TTCK) VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về TTCK Việt Nam
2.1.1. Lịch sử hình thành
Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đưa Việt Nam trở thành
một nước công nghiệp phát triển đòi hỏi trong nước phải có một nguồn vốn
lớn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Vì vậy, Việt Nam cần
phải có chính sách huy động tối đa mọi nguồn lực tài chính trong và ngoài
nước để chuyển các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế thành nguồn vốn
đầu tư và TTCK tất yếu sẽ ra đời vì nó giữ vai trò quan trọng đối với việc huy
động vốn trung và dài hạn cho hoạt động kinh tế.
Nhận thức rõ việc xây dựng TTCK là một nhiệm vụ chiến lược có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tiến trình xây dựng và phát triển đất nước,
trước yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế, phù hợp với các điều kiện kinh tế
– chính trị và xã hội trong nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở
tham khảo có chọn lọc các kinh nghiệm và mô hình TTCK trên thế giới, thị
trường chứng khoán Việt Nam đã ra đời.
Sự ra đời của TTCK Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận
hành Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000 và
thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000.
TTCK là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán.
Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua
được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường
thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị
trường sơ cấp.
Đề án môn học GVHD: Hoàng Đức Mạnh
Sinh viên: Phạm Thị Tú MSV: CQ513314
11
2.1.2 Chức năng của TTCK
- TTCK là một kênh huy động vốn cho nền kinh tế;
- TTCK cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng;
- TTCK tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán;
- TTCK đánh giá hoạt động của các chủ thể phát hành chứng khoán;
- TTCK tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế
vĩ mô.
2.1.3. Vai trò của TTCK
- TTCK là công cụ khuyến khích dân chúng tiết kiệm và thu hút mọi
nguồn vốn nhàn rỗi vào đầu tư.
- TTCK là phương tiện huy động vốn.
- TTCK là công cụ làm giảm áp lực lạm phát.
- TTCK thúc đẩy các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả hơn.
- TTCK tạo thói quen về đầu tư.
- TTCK thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài.
2.1.4. Các chủ thể tham gia TTCK
* Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN)
UBCKNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chứng khoán và thị
trường chứng khoán.
* Sở Giao dịch chứng khoán
Sở giao dịch chứng khoán là cơ quan thực hiện vận hành thị trường và
ban hành những quyết định điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng khoán
trên Sở phù hợp với các quy định của luật pháp và UBCKNN.
* Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK)
TTGDCK có chức năng tổ chức, quản lý, điều hành và giám sát hệ
thống giao dịch và các hoạt động mua, bán chứng khoán trên thị trường.
Đề án môn học GVHD: Hoàng Đức Mạnh
Sinh viên: Phạm Thị Tú MSV: CQ513314
12
* Công ty chứng khoán (CTCK)
CTCK là tổ chức tài chính trung gian thực hiện một hoặc một số nghiệp
vụ kinh doanh chứng khoán bao gồm: môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành,
lưu ký chứng khoán.
* Các tổ chức phát hành chứng khoán
Các tổ chức được phép phát hành chứng khoán ở Việt Nam gồm: Chính
phủ, chính quyền địa phương, các công ty cổ phần, các quỹ đầu tư chứng
khoán và công ty quản lý quỹ.
* Nhà đầu tư chứng khoán
Nhà đầu tư là những cá nhân hay tổ chức tham gia mua và bán chứng
khoán trên thị trường chứng khoán. Các tổ chức đầu tư có thể là các công ty
đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, ngân hàng thương mại và các
công ty chứng khoán.
* Các tổ chức có liên quan khác
- Các ngân hàng thương mại;
- Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán;
- Các tổ chức tài trợ chứng khoán:
2.1.5. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của TTCK
TTCK hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản sau:
Nguyên tắc cạnh tranh: giá cả trên thị trường phản ánh quan hệ cung cầu
về chứng khoán và các đối tượng tham gia trên thị trường được cạnh tranh
bình đẳng với nhau.
Nguyên tắc công bằng: mọi người tham gia thị trường đều phải tuân thủ
những quy định chung, được bình đẳng trong việc chia sẻ thông tin.
Nguyên tắc công khai: công khai về hoạt động của tổ chức phát hành,
giao dịch của các loại chứng khoán trên thị trường.
Nguyên tắc trung gian: mọi hoạt động mua bán chứng khoán đều phải
Đề án môn học GVHD: Hoàng Đức Mạnh
Sinh viên: Phạm Thị Tú MSV: CQ513314
13
thực hiện thông qua tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán được phép
hoạt động trên thị trường.
Nguyên tắc tập trung: mọi giao dịch đều tập trung tại Trung tâm giao
dịch chứng khoán để đảm bảo việc hình thành giá cả trung thực, hợp lý.
2.1.6.Cấu trúc và phân loại cơ bản của TTCK
* Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn
TTCK được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
Thị trường sơ cấp: là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát
hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát
hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.
Thị trường thứ cấp: là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát
hành trên thị trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng
khoán đã phát hành.
* Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường
TTCK được phân thành thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán)
và phi tập trung (thị trường OTC).
* Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường
TTCK cũng có thể được phân thành các thị trường: thị trường cổ phiếu,
thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh.
Thị trường cổ phiếu: thị trường cổ phiếu là thị trường giao dịch và mua
bán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi.
Thị trường trái phiếu: thị trường trái phiếu là thị trường giao dịch và
mua bán các trái phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái
phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ.
Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi
bán lại các chứng từ tài chính khác như: quyền mua cổ phiếu, chứng quyền,
hợp đồng quyền chọn
Đề án môn học GVHD: Hoàng Đức Mạnh
Sinh viên: Phạm Thị Tú MSV: CQ513314
14
2.2. Tổng quan ngành Bảo Hiểm
2.2.1. Ngành Bảo hiểm
Trong cuộc sống cũng như trong sản xuất, con người luôn có nguy cơ
gặp phải rủi ro vì những nguyên nhân khác nhau. Mỗi khi gặp rủi ro thường
để lại những hậu quả khó lường làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất và
sức khỏe con người. Để đối phó những rủi ro và khắc phục hậu quả tổn thất
đó thì bảo hiểm ra đời như là một đòi hỏi khách quan của cuộc sống và sản
xuất. Xã hội càng phát triển và văn minh thì hoạt động bảo hiểm cũng ngày
càng phát triển và không thể thiếu được đối với mỗi cá nhân, tố chức và mỗi
quốc gia.
Ở Việt Nam, ngành Bảo hiểm có sự hình thành và phát triển chậm hơn
so với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
Và sau gần 20 năm phát triển, thị trường bảo hiểm Việt Nam cũng đạt
được một số thành tựu như luôn có tốc độ tăng trưởng ở mức cao. Trong giai
đoạn 2003-2010, hoạt động kinh doanh bảo hiểm (KDBH) tại Việt Nam đã
phát triển nhanh chóng, góp vào việc giảm thiểu các rủi ro trong sản xuất kinh
doanh và đời sống xã hội; cải thiện môi trường đầu tư; giảm bớt gánh nặng
cho NSNN góp phần phát triển KT-XH, thể hiện qua những kết quả chính.
Thứ nhất, ngành bảo hiểm tăng trưởng cao và ổn định so với tốc độ tăng
trưởng GDP quốc gia và tốc độ tăng trưởng của thị trường bảo hiểm thế giới
trong giai đoạn 2003-2010 và trong năm đầu của giai đoạn 2011-2020. Thứ
hai, ngành bảo hiểm từng bước đáp ứng được sự phát triển và ổn định KT-
XH. Thứ ba, số lượng và chất lượng sản phẩm bảo hiểm được nâng cao. Thứ
tư, phát triển các kênh phân phối bảo hiểm.
Số lượng công ty hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngày càng tăng; các
loại hình sở hữu đa dạng ở cả bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, thuộc cả ba
lĩnh vực bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân
Đề án môn học GVHD: Hoàng Đức Mạnh
Sinh viên: Phạm Thị Tú MSV: CQ513314
15
sự; tính cạnh tranh của các công ty đã và đang từng bước thoả mãn tốt hơn
nhu cầu của các khách hàng.
Trên thị trường bảo hiểm đã xuất hiện nhiều sản phẩm mới và khá độc
đáo trên cơ sở kết hợp giữa các yếu tố tiết kiệm - đầu tư bảo vệ, được công
luận đánh giá cao như sản phẩm bảo hiểm tai nạn cá nhân cho người sử dụng
thẻ ATM, bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm của người chăn nuôi và sản xuất
thức ăn gia cầm, bảo hiểm bệnh hiểm nghèo… Tốc độ tăng doanh thu phí của
bảo hiểm Việt Nam ở mức khá cao so với thế giới và khu vực. Một số công ty
bảo hiểm tuy mới đi vào hoạt động nhưng cũng đã đạt được tốc độ tăng
trưởng cao như Bảo Minh, Prudential, PJICO… Vốn đầu tư cho hoạt động
kinh doanh bảo hiểm tăng lên và theo đó khả năng giữ lại phí bảo hiểm trong
nước cũng được nâng lên tương ứng. Qui định của nhà nước về tái bảo hiểm
bắt buộc qua VINARE đã giúp mức phí giữ lại của toàn thị trường tăng đều
qua các năm. Tổng mức phí giữ lại chiếm khoảng 70% tổng phí bảo hiểm gốc,
giảm được một lượng không nhỏ phí bảo hiểm chảy ra nước ngoài. Theo đánh
giá của hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, hiện nay doanh thu phí bảo hiểm của thị
trường mới đạt mức trên 2% GDP trong khi các nước phát triển trong khu vực
thường đạt mức 8-10% GDP (bình quân thế giới khoảng 8%) do đó, tiềm
năng phát triển của các DN bảo hiểm vẫn còn rất lớn. Các doanh nghiệp bảo
hiểm Việt Nam đã có đủ khả năng phục vụ các ngành kinh tế, các tầng lớp
nhân dân với việc tham gia vào nhiều hợp đồng có mức trách nhiệm lớn tới
hàng tỷ USD như bảo hiểm trong các lĩnh vực hàng không; dầu khí; Nhà máy
xi măng Chinfon, Nhà máy điện Phú Mỹ, các toà nhà, khách sạn lớn cùng với
hàng nghìn nhà xưởng, văn phòng… Hoạt động đầu tư của các công ty đang
tạo ra một nguồn vốn lớn cho xã hội.
Các công ty bảo hiểm Việt Nam đang tích cực hợp tác, giúp đỡ nhau
cùng có lợi. Các công ty bảo hiểm đã có được bản đồng thoả thuận về khai
Đề án môn học GVHD: Hoàng Đức Mạnh
Sinh viên: Phạm Thị Tú MSV: CQ513314
16
thác bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt. Đặc biệt, sự ra đời của Hiệp hội bảo
hiểm Việt Nam đại diện cho các doanh nghiệp cũng thể hiện những bước tiến
tích cực của bảo hiểm Việt Nam.
Tuy nhiên, ngoài những điểm đáng ghi nhận trên thì ngành bảo hiểm
cũng tồn tại một số những hạt sạn sau:
- Một là, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp
vẫn tồn tại như giảm phí, mở rộng điều kiện bảo hiểm, tăng mức khấu trừ…
Công tác giải quyết bồi thường đôi khi còn phức tạp, gây khó khăn cho khách
hàng. Tình trạng trục lợi bảo hiểm diễn ra ngày càng nhiều với quy mô ngày
càng lớn, nên hiệu quả kinh doanh bảo hiểm gốc không cao. Mặt dù các
DNBH có được mức tăng trưởng nhanh về mặt doanh thu nhưng chưa thực sự
bền vững, chưa chú trọng đến chất luợng và hiệu quả kinh doanh. Thêm vào
đó, các doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng công tác khai thác cũng như đánh
giá rủi ro, đề phòng hạn chế tổn thất mà phần lớn vẫn chạy theo doanh thu.
Bảng 1 : Số tiền bồi thường bảo hiểm các năm:
(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt nam)
- Hai là, chưa tạo ra những kênh hữu hiệu để tuyên truyền rộng rãi mục
đích, ý nghĩa, tác dụng của bảo hiểm khiến phần lớn khách hàng tham gia bảo
hiểm đều là do Nhà nước bắt buộc (chẳng hạn như khi vay vốn ngân hàng,
xuất nhập khẩu…). Với một thị trường hơn 85 triệu dân như Việt Nam, tiềm
năng là không nhỏ nhưng để khai thác được tiềm năng lớn lao này, việc tuyên
truyền rộng rãi đến các tổ chức quần chúng nhân dân là một điều cần đặc biệt
quan tâm đối với ngành bảo hiểm. Hiện nay, nhiều khách hàng tham gia bảo
Đề án môn học GVHD: Hoàng Đức Mạnh
Sinh viên: Phạm Thị Tú MSV: CQ513314
17
hiểm mang tính bị động, khi họ gặp rủi ro bản thân họ cũng không biết mình
được bồi thường bao nhiêu, từ đó dẫn đến tranh chấp diễn ra khá phổ biến.
Chính tình trạng không minh bạch trong các khâu và những yếu kém trong
tuyên truyền đã dẫn đến tình trạng hoạt động của thị trường bảo hiểm, trong
một chừng mực nhất định, vẫn thiếu tính chuyên nghiệp. Tình trạng này nếu
kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình hội nhập sâu rộng của ngành
bảo hiểm.
- Ba là, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước về
bảo hiểm, Hiệp hội bảo hiểm và các DNBH, vô hình chung đã tạo nên những
ảnh hưởng không tốt đến môi trường kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm.
- Bốn là, các DNBH còn thiếu định hướng dài hạn cho hoạt động kinh
doanh, chưa đầu tư đúng mực vào công tác quy hoạch đào tạo – tuyển dụng –
sử dụng cán bộ, công tác phát triển nghiệp vụ cũng như công tác dự báo thống
kê và định phí. Đã có không ít sai phạm trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
bị phát hiện, điển hình là các sai phạm trong quản trị doanh nghiệp, vi phạm
các quy định về cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm, thời hạn nộp phí, tái bảo
hiểm, chi trả bồi thường và quyền lợi bảo hiểm, hoạt động đầu tư.
Bên cạnh yếu tố chủ quan từ các công ty, có thể thấy sự thiếu hoàn thiện
của hệ thống văn bản pháp luật và công tác quản lý Nhà nước cũng đang ảnh
hưởng không nhỏ tới sự phát triển lành mạnh của ngành bảo hiểm.
Việc mở cửa thị trường sẽ vừa tạo ra cơ hội và thách thức đối với sự phát
triển của ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và bản thân các công ty bảo
hiểm trong nước nói riêng. Bắt đầu từ ngày 1/1/2008, theo cam kết WTO, thị
trường bảo hiểm của Việt Nam sẽ thực sự mở cửa hoàn toàn, với việc cho
phép công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được cung cấp dịch vụ bảo
hiểm bắt buộc. Lúc đó, các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước sẽ phải chịu áp
lực cạnh tranh lớn hơn, khi sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị
Đề án môn học GVHD: Hoàng Đức Mạnh
Sinh viên: Phạm Thị Tú MSV: CQ513314
18
trường bảo hiểm Việt Nam nhiều hơn, sâu hơn và rộng hơn. Điều này đòi hỏi
sự nỗ lực từ rất nhiều phía: các cơ quan Nhà nước, các công ty bảo hiểm trên
thị trường, cũng như những cá nhân, tổ chức khác có lên quan.
2.2.2.Tập đoàn Bảo Việt
a) Lịch sử hình thành và quá trình phát triển:
Tập đoàn Bảo Việt, tiền thân là Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt)
được thành lập theo quyết định số 179/CP ngày 17/12/1964 của Chính phủ và
chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/01/1965. Khi mới thành lập, Bảo Việt
có số vốn điều lệ danh nghĩa 10 triệu đồng, chỉ kinh doanh một số nghiệp vụ
bảo hiểm truyền thống với khoảng 20 cán bộ nhân viên, hoạt động ở trụ sở
chính tại thành phố Hà Nội và 01 Chi nhánh tại Hải Phòng.
- Năm 1989 đánh dấu một bước phát triển quan trọng của Bảo Việt khi
Chính phủ quyết định chuyển Công ty Bảo hiểm Việt Nam thành Tổng Công
ty Bảo hiểm Việt Nam.
- Năm 1996, doanh số của Bảo Việt đã đạt 970 tỷ đồng, trong đó doanh
thu từ bảo hiểm phi nhân thọ đạt 882 tỷ đồng, doanh thu đầu tư tài chính đạt
80 tỷ đồng. Cũng trong năm này, Bảo Việt là doanh nghiệp đầu tiên và duy
nhất tại Việt Nam cho ra đời dịch vụ bảo hiểm nhân thọ, mở rộng hoạt động
bảo hiểm đến các tầng lớp dân cư. Cũng trong năm 1996, Chính phủ đã quyết
định thành lập lại Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam, đồng thời căn cứ vào
tính chất ngành nghề hoạt động và quy mô vốn, Chính phủ đã xếp hạng Bảo
Việt là “Doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt” và Bảo Việt trở thành một
trong 25 doanh nghiệp Nhà nước lớn nhất tại Việt Nam.
- Ngày 29/08/2003 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
175/2003/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển Tổng Công ty Bảo hiểm
Việt Nam (Bảo Việt) thành một Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm hàng đầu tại
Việt Nam, có khả năng cung cấp đa dạng và kết hợp các dịch tài chính chất
Đề án môn học GVHD: Hoàng Đức Mạnh
Sinh viên: Phạm Thị Tú MSV: CQ513314
19
lượng cao. Để thực hiện chiến lược phát triển trên, ngày 28/11/2005 Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 310/2005/QĐ-TTg về việc phê
duyệt đề án cổ phần hóa Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam và thí điểm thành
lập Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt.
- Ngày 31/5/2007, Bảo Việt hoàn tất cổ phần hóa và bán cổ phần lần đầu
ra công chúng.
- Ngày 13/9/2007, Tập đoàn Bảo Việt ký hợp đồng Hợp tác chiến lược
với các tập đoàn kinh tế hàng đầu trong nước (Tập đoàn Công nghiệp Tầu
thủy Việt Nam - Vinashin) và nước ngoài (Tập đoàn Bảo hiểm HSBC
Insurance (Asia - Pacific).
- Ngày 4/10/2007, tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thành lập
Tập đoàn Bảo Việt.
- Ngày 15/10/2007, Tập đoàn Bảo Việt đã nhận Giấy chứng nhận Đăng
ký kinh doanh công ty cổ phần số 0103020065 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.
Hà Nội cấp.
- Ngày 23/1/2008, Tập đoàn Bảo Việt chính thức ra mắt và đồng thời
công bố thành lập các công ty con do Tập đoàn Bảo Việt đầu tư 100% vốn
gồm: Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ,
Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán Bảo Việt.
b) Lĩnh vực kinh doanh:
Với tiềm lực tài chính hùng mạnh (vốn điều lệ hiện lên tới 5.730 tỷ
đồng), Tập đoàn Bảo Việt đã, đang và sẽ không ngừng mở rộng các loại hình
kinh doanh dịch vụ:
- Bảo hiểm nhân thọ (với hơn 40 sản phẩm)
- Bảo hiểm phi nhân thọ (với hơn 80 sản phẩm)
- Tái bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ
- Đầu tư tài chính
- Quản lý quỹ đầu tư
Đề án môn học GVHD: Hoàng Đức Mạnh
Sinh viên: Phạm Thị Tú MSV: CQ513314
20
- Chứng khoán
- Ngân hàng
- Kinh doanh bất động sản
- Các lĩnh vực kinh doanh khác theo quy định của pháp luật
Bảo Việt đã thiết lập quan hệ với nhiều công ty tái bảo hiểm và môi giới
tái bảo hiểm hàng đầu trên thế giới như Munich Re, Swiss Re, CCR,
Hannover RE, AON, Athur Gallagher, Marsh… Mối quan hệ hợp tác quốc tế
rộng lớn của Bảo Việt vừa giúp Tập đoàn tăng cường khả năng hợp tác, vừa
giúp phân tán rủi ro, tăng khả năng thanh toán.
Với hoạt động kinh doanh đa ngành, với mô hình tổ chức, cơ chế quản lý
kinh doanh mới, với thế và lực mới, Bảo Việt luôn là sự lựa chọn đúng đắn, là
người bạn đồng hành tin cậy của các cá nhân và tổ chức.
c) Vị thế công ty:
Trải qua chặng đường hơn 40 năm hình thành và phát triển, BAOVIET
đã trở thành thương hiệu quen thuộc với người dân Việt Nam. Bảo Việt với
khẩu hiệu “Phục vụ khách hàng tố nhất để phát triển”. Sau hơn 40 năm hình
thành, phát triển và liên tục mở rộng, Bảo Việt hiện có mặt ở tất cả các tỉnh
trên toàn quốc với hơn 120 công ty, cung cấp các dịch vụ tài chính, bảo hiểm,
ngân hàng, chứng khoán cho khách hàng. Ngoài ra, Bảo Việt còn đầu tư góp
vốn vào rất nhiều công ty khác với tỷ lệ dưới 50%, hoạt động trên nhiều lĩnh
vực khác nhau như vận tải, du lịch, khách sạn.
Năng lực tài chính của Bảo Việt ngày một lớn, được thể hiện qua một Về
kinh nghiệm thị trường: Chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 1965, Bảo
Việt là đơn vị có bề dày hơn 40 kinh nghiệm hoạt động trên thị trường bảo
hiểm, am hiểu khách hàng và văn hoá kinh doanh một cách sâu sắc. Bảo Việt
có một cơ sở khách hàng lớn, với tổng số hơn 20 triệu khách hàng gồm đủ các
thành phần cá nhân, tổ chức, giới tính, độ tuổi, và thu nhập.
Đề án môn học GVHD: Hoàng Đức Mạnh
Sinh viên: Phạm Thị Tú MSV: CQ513314
21
BVH hiện đứng đầu cả nước về thị phần bảo hiểm phi nhân thọ với
30,4% thị phần, thế mạnh là các sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm hỏa
hoạn, bảo hiểm tàu thủy và đứng thứ hai về bảo hiểm nhân thọ với 33,13% thị
phần (96% là bảo hiểm sinh kỳ), chỉ sau Prudential với 50%. (theo báo cáo
phân tích - CTCP Chứng khoán Miền Nam.
d) Chiến lược đầu tư và phát triển:
Phát triển Bảo Việt thành một Tập đoàn tài chính - Bảo hiểm có tiềm lực
tài chính mạnh, cung cấp các dịch vụ tài chính - bảo hiểm, ngân hàng và đầu
tư. Phát triển ổn định và bền vững trên cơ sở nâng cao hiệu quả kinh doanh,
đảm bảo việc bảo toàn vốn và cổ tức cho cổ đông.
Cung cấp dịch vụ tới mọi đối tượng có nhu cầu, không ngừng nâng cao
chất lượng toàn diện trong hoạt động quản lý và kinh doanh, lấy khách hàng
làm trung tâm và định hướng của mọi hoạt động.
Phát huy truyền thống đóng góp vào xây dựng xã hội, bảo vệ môi trường
và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
e) Triển vọng Công ty
Ngành bảo hiểm Việt Nam trong những năm vừa qua luôn duy trì được
tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng, cao hơn tốc độ tăng của GDP hàng năm.
Bảo Việt đã có những đóng góp tích cực cho các hoạt động mang tính xã
hội, nhân đạo. Việc tham gia các hoạt động cộng đồng vừa thể hiện tình cảm,
đạo lý, phong cách kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời có tác động lớn
trong việc nâng cao uy tín Bảo Việt trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
f) Rủi ro Kinh doanh chính
Hoạt động Bảo hiểm có thể xảy ra các rủi ro về thiết kế sản phẩm, định
giá sản phẩm bảo hiểm - đầu tư, như khi xây dựng lãi suất kỹ thuật, xác định
tỷ lệ tử vong; đánh giá rủi ro trước khi ký hợp đồng dẫn đến việc chấp nhận
giá trị bảo hiểm không hợp lý, hoặc chấp nhận bảo hiểm cho người tham gia
không đủ tiêu chuẩn.
Đề án môn học GVHD: Hoàng Đức Mạnh
Sinh viên: Phạm Thị Tú MSV: CQ513314
22
Hoạt động ngân hàng luôn phải đối mặt với các loại rủi ro đặc thù trong
ngành ngân hàng mà bất cứ một ngân hàng nào cũng có thể gặp phải như rủi
ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro thanh khoản.
Rủi ro thị trường sẽ phát sinh khi thị trường chứng khoán bị đình trệ
hoặc suy giảm do ảnh hưởng tiêu cực từ nền kinh tế, của việc thay đổi các
chính sách các giải pháp có liên quan đến thị trường, hay sự chuyển hướng
của dòng vốn đầu tư sang các lĩnh vực khác.