Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Phương pháp dạy học văn bản nhật dụng ( chương trình ngữ văn THCS )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.08 KB, 20 trang )

TRƯỜNG THCS EATIÊU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2009-2010
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Báo cáo của Uỷ ban Quốc tế về phát triển giáo dục thế kỷ XX thuộc tổ chức
UNESCO nêu tên bốn trụ cột của giáo dục : Học để biết , học để làm , học để
chung sống và học để tồn tại … Đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển con người ở
thời đại mới , trước những yêu cầu bức thiết trong phát triển kinh tế xã hội ,
những tiến bộ của khoa học công nghệ , và cũng phù hợp với tiến trình phát
triển của nhân loại , nền giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây đã không
ngừng đổi mới và phát triển về cả nội dung và phương pháp giảng dạy
Không rời bỏ mục tiêu trang bị cho học sinh THCS mặt bằng tri thức và năng
lực cảm thụ , phân tích tác phẩm văn chương , nhằm bồi đắp , nâng cao nhu cầu
và khả năng hưởng thụ thẩm mỹ cho học sinh cấp học này , giúp các em “ tiếp
xúc với các giá trị tinh thần phong phú và những đặc sắc về văn hoá , cảnh
vật , cuộc sống con người Việt Nam và thế giới thể hiện trong những tác phẩm
văn học và trong các văn bản được học”. ( Bộ Giáo dục & Đào tạo ,Chương
trình THCS môn Ngữ văn , NXB Giáo dục , 2002 )
Một trong những đổi mới của nội dung chương trình Ngữ văn THCS ( từ năm
2002) là sự hiện diện của một bộ phận văn bản mà căn cứ vào nội dung cập nhật
của nó , chúng ta gọi là văn bản nhật dụng .
Một sự hiện diện như thế của các văn bản nhật dụng đã làm cho chương trình
Ngữ văn THCS phần nào giảm bớt tính hàn lâm , tạo cơ hội rõ rệt hơn cho việc
dạy học gắn kết với đời sống - Một trong những mục tiêu đổi mới của việc thay
sách giáo khoa Ngữ văn THCS .
Với sự hướng dẫn của các tác giả SGK trong các cuốn sách giáo viên Ngữ
văn 6 hoặc Ngữ văn 9 về đặc điểm nội dung và hình thức của văn bản nhật dụng
, là những chỉ dẫn quan trọng để nhận diện văn bản này . Tuy nhiên , những
hướng dẫn ấy thực sự chưa đủ rộng và sâu . Hơn thế nữa , trước đó , lí luận dạy
học văn chưa từng đề cập đến vấn đề phương pháp dạy học văn bản nhật dụng .
Trong khi đó , đa số giáo viên Ngữ văn đều tốt nghiệp các trường Sư phạm
trước thời gian thay SGK Ngữ văn THCS năm 2002 .Đây là một trong những


khó khăn cơ bản khi giảng dạy các văn bản này .
Thực tiễn dạy học văn bản nhật dụng cũng có sự bộc lộ những bất cập trong
cả kiến thức và phương pháp , nhất là phương pháp dạy học .
Chính thực trạng này cho thấy mỗi giáo viên Ngữ văn cần phải tiếp cận một
cách có hệ thống hơn các văn bản nhật dụng về cả kiến thức và phương pháp

Đề tài : Phương pháp dạy - học văn bản nhật dụng ( Chương trình Ngữ văn THCS )
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thu Hiền
- 1 -
TRƯỜNG THCS EATIÊU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2009-2010
dạy học , từ đó đáp ứng yêu cầu dạy học có hiệu quả văn bản nhật dụng trong
SGK Ngữ văn THCS .
Qua những năm trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn theo SGK mới và
phương pháp mới , bản thân tôi đã tự tìm tòi , học hỏi , tích luỹ kinh nghiệm để
giảng dạy các văn bản nhật dụng đạt hiệu quả tốt , đáp ứng yêu cầu đổi mới và
mục tiêu giáo dục .
Trong khuôn khổ một bài viết nhỏ , tôi xin được trao đổi một số vấn đề liên
quan tới phương pháp dạy học văn bản nhật dụng mà tôi đã áp dụng thành
công trong quá trình giảng dạy của bản thân …
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Mục đích nghiên cứu :
Trong khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm , đề tài “ Phương pháp
dạy- học văn bản nhật dụng” ( Chương trình Ngữ Văn THCS ) nhằm đưa ra
những kinh nghiệm được đúc rút qua những năm trực tiếp giảng dạy Ngữ văn
THCS của bản thân tác giả về những kiến thức cơ bản nhất liên quan đến hệ
thống văn bản nhật dụng trong chương trình SGK Ngữ văn THCS trên các
phương diện : nhận diện các đặc điểm nổi bật về hình thức và nội dung của văn
bản nhật dụng , đề xuất các biện pháp dạy học , các cách tổ chức dạy học , các
phương tiện dạy học tương hợp với văn bản nhật dụng …
2. Nhiệm vụ nghiên cứu :

Đề tài có ba nhiệm vụ cơ bản là :
- Thứ nhất : Hệ thống hoá một số lí luận của đề tài .
- Thứ hai : Đề xuất phương pháp dạy học văn bản nhật dụng .
( Hai nhiệm vụ này được cụ thể trong phần B.I của SKKN này )
- Thứ ba : Thiết kế 01 giáo án
( Nhiệm vụ này được cụ thể trong phần B.II của SKKN này )
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Đối tượng nghiên cứu : Hệ thống văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn
THCS .
2. Phạm vi nghiên cứu : Vấn đề phương pháp dạy học văn bản nhật dụng trong
SGK Ngữ văn THCS .
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài , bản thân tôi đã sử dụng các phương pháp chủ yếu sau :
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra thực trạng
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thực nghiệm .
V. DỰ KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài : Phương pháp dạy - học văn bản nhật dụng ( Chương trình Ngữ văn THCS )
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thu Hiền
- 2 -
TRƯỜNG THCS EATIÊU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2009-2010
Đề tài giúp đồng nghiệp có những định hướng cơ bản khi giảng dạy văn bản
nhật dụng trên cả hai mặt : Lí thuyết và vận dụng cụ thể . Từ đó , cùng với
những tìm tòi , sáng tạo của bản thân , mỗi đồng nghiệp sẽ có thêm kinh nghiệm
để dạy tốt phần văn bản nhật dụng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình Ngữ
văn THCS hiện nay .
Đồng thời , trong quá trình thực hiện đề tài cũng giúp bản thân tôi tự tìm tòi ,
học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ , hoàn thành tốt nhiệm vụ

được giao .

Đề tài : Phương pháp dạy - học văn bản nhật dụng ( Chương trình Ngữ văn THCS )
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thu Hiền
- 3 -
TRƯỜNG THCS EATIÊU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2009-2010
B. PHẦN NỘI DUNG

I. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VĂN BẢN NHẬT DỤNG :
( Để có được thành công trong một tiết dạy văn bản nhật dụng , bản thân tôi đã thực
hiện tốt các lưu ý sau đây . )
1.Giáo viên cần nắm vững và giúp học sinh nắm vững khái niệm văn bản
nhật dụng
Đây là yêu cầu cơ bản và quan trọng có tính chất quyết định đến sự thành
công của một bài học văn bản nhật dụng . Chính vì thế , ngay từ tiết dạy , học
văn bản nhật dụng đầu tiên ( đặc biệt khi dạy Ngữ văn 6 ) giáo viên cần hướng
dẫn các em hiểu được khái niệm của loại văn bản này và nhận diện được nó
trong các bài học tiếp theo.
Cần nhớ : “ Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại
hoặc chỉ kiểu văn bản . Nói đến văn bản nhật dụng trước hết là nói đến tính
chất nội dung của văn bản . Đó là những bài viết có nội dung gần gũi , bức thiết
đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại
như : thiên nhiên , môi trường, năng lượng , dân số , quyền trẻ em … Văn bản
nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản” ( Ngữ văn
6 , tập hai ) , tức là văn bản nhật dụng có thể thuộc bất cứ kiểu văn bản hoặc bất
cứ thể loại nào .
Nắm rõ được điều đó , người giáo viên sẽ thiết kế được những bài giảng văn
bản nhật dụng hợp lý ; tổ chức và điều khiển học sinh học tập chủ động , tích
cực; đáp ứng mục tiêu của môn học và yêu cầu đổi mới trong dạy học hiện nay .
2. Mỗi giáo viên cần nắm được hệ thống văn bản nhật dụng trong sách giáo

khoa Ngữ văn THCS .
Nắm được điều này sẽ giúp người dạy đáp ứng được yêu cầu tích hợp ( tích
hợp dọc ) và cấu trúc đồng tâm của chương trình Ngữ văn THCS.
Ở đây , tích hợp dọc được hiểu là tích hợp đồng tâm , tích hợp theo từng vấn
đề giữa các bài học với nhau trong cùng một lớp , giữa lớp trước với lớp sau
.Khi thực hiện tích hợp dọc , các kiến thức được nhắc lại , được liên hệ với nhau
giúp HS khắc sâu ,nhớ lâu nội dung bài học .Ví dụ : Khi dạy văn bản “ Tuyên
bố thế giới về sự sống còn , quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” ở lớp
9 ( Đề tài nhật dụng :Quyền sống của con người đặc biệt là trẻ em ) có thể liên
hệ với văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê” ở lớp 7 ( Đề tài nhật
dụng : Quyền trẻ em ) . Hay , ở lớp 7 khi dạy văn bản “Mẹ tôi” ( Đề tài nhật

Đề tài : Phương pháp dạy - học văn bản nhật dụng ( Chương trình Ngữ văn THCS )
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thu Hiền
- 4 -
TRƯỜNG THCS EATIÊU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2009-2010
dụng : Người mẹ ) có thể liên hệ với văn bản “Cổng trường mở ra” ( Đề tài nhật
dụng : Nhà trường ) vì nó đều có một điểm chung đó là tấm lòng bao la của
người mẹ dành cho những đứa con của mình . Hoặc, khi dạy văn bản “ Thông
tin về Ngày Trái Đất năm 2000” ở lớp 8 ( Đề tài nhật dụng : Môi trường) có thể
liên hệ với văn bản “ Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” ở lớp 6 ( Đề tài nhật dụng :
Quan hệ giữa thiên nhiên và con người ) vì nó đều có chung một mục tiêu giáo
dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường sống ….

* Hệ thống văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn THCS cơ bản như sau :
LỚP TÊN VĂN BẢN ĐỀ TÀI NHẬT DỤNG
CỦA VĂN BẢN
PHƯƠNG
THỨC BIỂU
ĐẠT

6
Ngữ văn 6
1.Cầu Long Biên - chứng
nhân lịch sử.
2. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
3. Động Phong Nha
- Di tích lịch sử
- Quan hệ giữ thiên nhiên
và con người .
- Danh lam thắng cảnh
- Thuyết minh
- Biểu cảm
- Thuyết minh
7
Ngữ văn 7
1.Cổng trường mở ra
2.Mẹ tôi
3. Cuộc chia tay của những
con búp bê .
4.Ca Huế trên sông Hương
- Nhà trường
- Người mẹ
- Quyền trẻ em
- Văn hoá dân tộc
- Biểu cảm
- Biểu cảm
-Tự sự
- Thuyết minh
8
Ngữ văn 8

1. Thông tin về Ngày Trái Đất
năm 2000
2. Ôn dịch thuốc lá
3. Bài toán dân số
- Môi trường
- Tệ nạn xã hội
- Dân số
-Thuyết minh
- Thuyết minh
- Nghị luận
9
Ngữ văn 9
1. Đấu tranh cho một thế giới
hoà bình
2. Phong cách Hồ Chí Minh
3. Tuyên bố thế giới về sự
sống còn , quyền được bảo vệ
và phát triển của trẻ em .
- Bảo vệ hoà bình ,
chống chiến tranh
- Hội nhập văn hoá thế
giới và bảo vệ bản sắc
văn hoá dân tộc .
- Quyền sống của con
người .
- Nghị luận
- Thuyết minh
- Nghị luận
3. Nắm vững phương hướng dạy học văn bản nhật dụng .
Ở vấn đề này , mỗi giáo viên Ngữ văn cần lưu ý hai điểm sau :

- Một là : Không nên quan niệm đây là những sáng tác tiêu biểu cho các tác
phẩm văn học …để đặt ra đòi hỏi quá cao yêu cầu về nghệ thuật của văn bản .
Nên khai thác các vấn đề nội dung tư tưởng đặt ra ở mỗi văn bản , từ đó mà liên

Đề tài : Phương pháp dạy - học văn bản nhật dụng ( Chương trình Ngữ văn THCS )
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thu Hiền
- 5 -
TRƯỜNG THCS EATIÊU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2009-2010
hệ , giáo dục tư tưởng , tình cảm và ý thức cho học sinh trước các vấn đề mà cả
xã hội đang quan tâm.
- Hai là : Nắm chắc đặc điểm và ý nghĩa của các nội dung đặt ra trong mỗi văn
bản nhật dụng để hướng dẫn học sinh tự liên hệ , rút ra được bài học cho chính
bản thân mình .
Ví dụ : Khi dạy văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn , quyền được bảo
vệ và phát triển của trẻ em”( Ngữ văn 9 ) , đây là một văn bản nghị luận tiêu
biểu , lập luận chặt chẽ hợp lí … ; tuy nhiên khi dạy văn bản này , giáo viên cần
chú trọng vào việc giúp học sinh hiểu được phần nào thực trạng cuộc sống của
trẻ em trên thế giới hiện nay , thấy được tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ ,
chăm sóc trẻ em , hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với
vấn đề bảo vệ , chăm sóc trẻ em …
4. Xác định mục tiêu dạy học .
Mục đích giáo dục kiến thức , kĩ năng và thái độ của mỗi môn học trong nhà
trường đòi hỏi mỗi bài học phải có đích riêng của nó . Đích riêng này không chỉ
phụ thuộc vào đặc điểm của môn học , phân môn mà thậm chí là đặc trưng của
mỗi phần học , mỗi bài học cụ thể .
Điều này được bộc lộ rất rõ rệt trong môn Ngữ văn . Mục tiêu dạy học của
môn Ngữ văn yêu cầu cần hoà hợp ba phân môn trong một chỉnh thể bài học
với các mục tiêu tích hợp của nó lại vừa tách tương đối mỗi phân môn thành
từng bài học đảm bảo các mục tiêu cụ thể do đặc trưng mỗi phân môn này đòi
hỏi . Hơn thế nữa , ở phân môn Văn học , yêu cầu đọc - hiểu theo kiểu văn bản

đòi hỏi tính định hướng rõ rệt hơn trong xác định mục tiêu bài học .
Như chúng ta đã biết , văn bản nhật dụng không phải là khái niệm chỉ thể loại
hoặc kiểu văn bản , điều đó không có nghĩa chúng là các hình thức vô thể loại .
Nhưng sự nhìn nhận một số văn bản theo loại hình nội dung đáp ứng yêu cầu
cập nhật về đề tài , gợi quan tâm chú ý của người đọc về những vấn đề thời sự
xã hội có ý nghĩa bức thiết đối với mỗi cá nhân và cộng đồng , đã khiến sự có
mặt của văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS có thể chưa cần
là sự hiện diện của các hiện tượng thẩm mĩ tiêu biểu , mà cần hơn là trong tư
cách của các thông điệp tư tưởng được trình bày dưới dạng văn bản ngôn từ .
Xuất phát từ những lí do trên , chúng tôi đề xuất hai điểm nhấn mà bài học
văn bản nhật dụng cần tác động tới người học :
- Một là : Mục tiêu trang bị kiến thức
- Hai là : Mục tiêu trau dồi tư tưởng , tình cảm , thái độ .

Đề tài : Phương pháp dạy - học văn bản nhật dụng ( Chương trình Ngữ văn THCS )
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thu Hiền
- 6 -
TRƯỜNG THCS EATIÊU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2009-2010
Về kiến thức , bài học văn bản nhật dụng giúp học sinh hiểu đúng ý nghĩa xã
hội ( chủ yếu là ý nghĩa thời sự cập nhật gần gũi ) qua việc tự nắm bắt vấn đề
được đề cập đến trong văn bản .
Nội dung văn bản nhật dụng là những vấn đề gần gũi , bức thiết đối với cuộc
sống con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại , nên mục tiêu bài học văn
bản nhật dụng còn là sự mở rộng nhận thức của học sinh tới đời sống xã hội và
bản thân về những vấn đề được đặt ra từ văn bản .
Về đích giao tiếp , các văn bản nhật dụng chủ yếu thoả mãn đích truyền
thông xã hội hơn là sự thoả mãn giao tiếp thẩm mĩ .
Tuy nhiên về hình thức thể hiện , các văn bản nhật dụng không nằm ngoài
cách thức của phương thức biểu đạt nào đó . Chính vì thế , chúng tôi đề xuất
dạy học văn bản nhật dụng sẽ theo nguyên tắc chung của dạy học văn là : dựa

vào các dấu hiệu hình thức để khám phá ra nội dung biểu đạt của văn bản .
( Điều này sẽ được đề cập rõ hơn ở phần sau )
Như vậy , cung cấp và mở rộng hiểu biết về những vấn đề gần gũi , bức thiết
đang diễn ra trong đời sống xã hội hiện đại , từ đó tăng cường ý thức công dân
đối với cộng đồng trong mỗi học sinh , đó sẽ là định hướng mục tiêu chung của
các bài học văn bản nhật dụng .
5. Coi trọng khâu chuẩn bị ở cả hai phía giáo viên và học sinh .
a. Chuẩn bị về kiến thức : Giáo viên thu thập , đồng thời giao cho các nhóm
học sinh cùng sưu tầm các tư liệu ngoài văn bản liên quan đến chủ đề văn bản
trên các nguồn thông tin đại chúng ( phát thanh , truyền hình , mạng Intenet ,
báo chí , sách vở, tranh ảnh , âm nhạc …) làm chất liệu cho dạy học văn bản
gắn kết với đời sống.
b. Chuẩn bị phương tiện dạy học :
Yêu cầu truyền thông cập nhật của các chủ đề nhật dụng đòi hỏi các hình
thức dạy học đáp ứng và khai thác thông tin nhanh và phong phú tới người học .
Các phương tiện dạy học truyền thống như : sách giáo khoa , bảng đen , phấn
trắng , tranh ảnh minh hoạ …là cần thiết những tự chúng chưa thể đáp ứng
được hết các yêu cầu dạy học văn bản nhật dụng theo tinh thần nói trên . Ở đây,
nếu hệ thống tư liệu bồi đắp trực tiếp cho chủ đề văn bản nhật dụng và mở rộng
chủ đề đó bên ngoài văn bản ( báo chí , mĩ thuật , điện ảnh … ) được thu thập ,
thiết kế và trình chiếu trên các phương tiện dạy học điện tử sẽ là các phương
tiện tạo hiệu ứng tích cực nhất trong dạy học văn bản nhật dụng …
6. Phương pháp dạy học .
a. Cần phù hợp với phương thức biểu đạt ( PTBĐ) của mỗi văn bản :
(Có thể tham khảo tại bảng hệ thống các văn bản nhật dụng , trang 4 của
SKKN này)

Đề tài : Phương pháp dạy - học văn bản nhật dụng ( Chương trình Ngữ văn THCS )
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thu Hiền
- 7 -

TRƯỜNG THCS EATIÊU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2009-2010
Mục tiêu của dạy học văn bản nhật dụng chủ yếu là tập trung khai thức các
vấn đề nội dung tư tưởng đặt ra ở mỗi văn bản . Nhưng trong bất kì văn bản nào
, nội dung không nằm ngoài hình thức tương ứng của nó . Cho nên , hoạt động
đọc- hiểu nội dung văn bản nhật dụng không nằm ngoài nguyên tắc : đi từ các
dấu hiệu hình thức biểu đạt tới khám phá mục đích giao tiếp trong hình thức
ấy, cho dù không cần sa đà vào hình thức của chúng . Trong dạy học văn bản ,
không thể hiểu đúng nội dung tư tưởng của văn bản nếu không đọc từ các dấu
hiệu hình thức của chúng ….
Ví dụ : Nếu văn bản được tạo theo PTBĐ tự sự như “ Cuộc chia tay của
những con búp bê” ( Ngữ văn 7 ) thì hoạt động dạy học sẽ được tiến hành theo
các yếu tố tự sự đặc trưng như : sự việc , nhân vật , lời văn , ngôi kể ; từ đó hiểu
chủ đề nhật dụng đặt ra trong văn bản này là vấn đề quyền trẻ em trong cuộc
sống phức tạp của gia đình thời hiện đại . Khi văn bản được tạo ra theo phương
thức biểu cảm như “ Cổng trưởng mở ra” ( Ngữ văn 7 ) nhằm mục đích nhận
thức vai trò của nhà trường đối với sự tiến bộ của mỗi con người , thì con
đường dạy học để hiểu mục tiêu ấy từ văn bản sẽ là dạy học theo các dấu hiệu
của văn biểu cảm , biểu hiện qua lời văn thấm đẫm cảm xúc, suy tư của tác giả
và nhiều hình ảnh liên tưởng trong mỗi sự việc …
b. Cần đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp :
Khi dạy học văn bản nhật dụng theo đặc trưng PTBĐ , nghĩa là chúng ta đã
đáp ứng yêu cầu tích hợp kiến thức và kĩ năng của hai phân môn Văn ( đọc
-hiểu ) với Tập làm văn ( kiểu văn bản ) . Hơn nữa , với đặc trưng của văn bản
nhật dụng còn đòi hỏi sự kết nối tri thức của nhiều môn học , nhiều lĩnh vực
nghệ thuật và các kiến thức đời sống khi dạy học các văn bản này ( Tích hợp
mở rộng ) .Có thể hình dung mối liên hệ giữa các kiến thức đó như sau .
* Sơ đồ :
KHOA HỌC CÁC LĨNH
TỰ NHIÊN VỰC VĂN NGHỆ
BÀI HỌC

VĂN BẢN
NHẬT DỤNG

Đề tài : Phương pháp dạy - học văn bản nhật dụng ( Chương trình Ngữ văn THCS )
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thu Hiền
- 8 -
TRƯỜNG THCS EATIÊU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2009-2010
KIẾN THỨC KHOA HỌC
ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
Ví dụ : Khi dạy văn bản “ Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” ( Ngữ văn
8 )cần tích hợp với kiểu văn bản thuyết minh ( phần Tập làm văn ) , và tích hợp
mở rộng với các kiến thức khoa học tự nhiên như : vật lí , hoá học …, các kiến
thức đời sống xã hội khác như : nạn chặt phá rừng , lũ lụt , các loại rác thải chưa
được xử lí gây ô nhiễm , hệ thống thoát nước , ý thức sử dụng bao bì ni lông
của người dân …Hoặc sự xuất hiện của phần trình chiếu VCD tiếng hát trên
sông Hương xứ Huế , cùng các làn điệu dân ca đặc sắc trên các miền đất nước
(như chèo , dân ca quan họ , lí Nam Bộ…) trong thiết kế bài học “Ca Huế trên
sông Hương” … sẽ khắc phục được tính thông tin tẻ nhạt , đơn điệu , từ đó hiệu
quả dạy học văn bản nhật dụng sẽ tăng thêm .
c. Cần đáp ứng yêu cầu dạy học tích cực :
Giáo viên cần lựa chọn và kết hợp các phương pháp dạy học , các cách tổ
chức dạy học , các phương tiện dạy học … sao cho có thể khai thác tốt nhất
năng lực tự học của học sinh . Sự gần gũi , thiết thực của các chủ đề nhật dụng
trong bài học , mục đích giúp học sinh hoà nhập hơn nữa với đời sống xã hội
đòi hỏi không khí giờ học văn bản nhật dụng cần thể hiện nhiều hơn tính dân
chủ và hào hứng trong hoạt động dạy , nhất là hoạt động học . Giáo viên cần tạo
cơ hội nhiều nhất cho mọi học sinh tham gia tìm hiểu văn bản theo cách tự sưu
tầm và thuyết minh tư liệu liên quan đến chủ đề văn bản , tự bộc lộ ý kiến khi
đọc - hiểu văn bản dưới hình thức cá nhân hay nhóm học tập; hoặc cũng có thể
tổ chức các hình thức trò chơi gọn nhẹ , thiết thực minh hoạ cho chủ đề văn bản


7. Với các yêu cầu trên , việc quan trọng là giáo viên cần thiết kế được
những giáo án văn bản nhật dụng theo hướng dạy - học gắn với cuộc sống
cộng đồng .
Sau mỗi bài học văn bản nhật dụng , học sinh không chỉ được mở rộng nhận
thức về đời sống xã hội mà còn có ý thức và hành động thiết thực đóng góp vào
một vấn đề nào đó mà các em đã được học .Tức là , các em không chỉ học để
biết mà còn học để làm , học để chung sống và học để tồn tại …
Ví dụ : Ý nghĩa chứng nhân lịch sử của cầu Long Biên trong bài học “ Cầu
Long Biên - chứng nhân lịch sử” có thể gợi học sinh liên tưởng tới nhiều cây
cầu chứng nhân lịch sử khác trên đất nước trong những năm tháng kháng chiến
chống Pháp, chống Mĩ ( như cầu Nậm Rốm , cầu Hàm Rồng …) và hoà bình
dựng xây ( như cầu Thăng Long , cầu Mỹ Thuận … ), khơi dậy trong các em
tình yêu, niềm tự hào về những “chứng nhân lịch sử” của dân tộc . Bài học

Đề tài : Phương pháp dạy - học văn bản nhật dụng ( Chương trình Ngữ văn THCS )
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thu Hiền
- 9 -
TRƯỜNG THCS EATIÊU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2009-2010
“Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” và “ Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” sẽ gợi
cho học sinh liên hệ tới thực trạng báo động về môi trường sống và sức khoẻ
con người ở mỗi làng quê , thành phố , đất nước đang bị chính con người huỷ
hoại … Từ đó học sinh sẽ có ý thức hơn trong các hành động của mình trong
việc bảo tồn các di tích lịch sử và bảo vệ môi trường .
II. VẬN DỤNG DẠY HỌC VĂN BẢN NHẬT DỤNG
( Ngữ văn 8 - Tập Một )
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Giúp HS
- Thấy được tác hại , mặt trái của việc sử dụng bao bì nilông .
- Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của việc sử

dụng bao bì nilông cũng như tính hợp lí của những kiến nghị mà văn bản đề
xuất .
- Tích hợp với phần Tập làm văn về phương pháp thuyết minh và tích hợp
với các môn học khác có liên quan như : Hoá học , Vật lí , Sinh học … để hiểu
rõ và làm sáng tỏ vấn đề văn bản đặt ra .
2. Kỹ năng : Đọc , tìm hiểu , phân tích một văn bản nhật dụng dưới dạng văn
bản thuyết minh một vấn đề khoa học .
3. Thái độ : Giúp HS
- Thấy được tầm quan trọng và tính phức tạp của một trong những vấn đề
khó giải quyết trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường và xử lí rác thải đó là : Việc
sử dụng và xử lí rác thải bao bì nilông .
- Biết tự mình hạn chế sử dụng bao bì nilông và tuyên truyền , vận động mọi
người thực hiện việc làm cần thiết này .
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên :
- Các kiến thức , tư liệu ( tranh , ảnh , vidio clip …) về rác thải đặc biệt là rác
thải bao bì nilông .
- Phương tiện dạy học : máy chiếu Projector
2. Học sinh : Chuẩn bị theo nhóm
- Nhóm 1,2 : Tìm hiểu tình hình dùng bao bì nilông ở địa phương , thực trạng
sử dụng bao bì nilông ở nước ta ( qua báo chí , truyền hình , internet …)
- Nhóm 3, 4 : Sưu tầm một số tranh , ảnh về rác thải bao bì nilông …
- Cả lớp đọc văn bản , soạn bài trước khi đến lớp .
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Đề tài : Phương pháp dạy - học văn bản nhật dụng ( Chương trình Ngữ văn THCS )
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thu Hiền
- 10 -
TRƯỜNG THCS EATIÊU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2009-2010
* Sau đây là ý tưởng một bài giảng văn bản nhật dụng ứng dụng phần mềm

Power Point :
Slide Nội dung của Slide Hệ thống câu hỏi tương ứng
1
2
3
* KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Khái niệm văn bản nhật dụng ?
- Văn bản nhật dụng có những kiểu văn
bản nào ?
- Từ lớp 6 đến nay , em đã được học
những văn bản nhật dụng nào ? Về
những vấn đề nào ? Cho một vài ví dụ
minh hoạ ?
Đoạn băng hình những hình ảnh
về hành tinh xanh – Trái Đất

Tiết 39 . Văn bản :


- GV chiếu lần lượt các câu
hỏi lên màn chiếu – Gọi HS
lần lượt trả lời nhanh .
* Hoạt động giới thiệu bài :
- Qua máy chiếu : Đoạn băng
hình những hình ảnh
về hành tinh xanh – Trái Đất
- GV giới thiệu bài : Bảo vệ
môi trường sống quanh ta , rộng
hơn là bảo vệ Trái Đất – ngôi
nhà chung của mọi người đang

bị ô nhiễm nặng nề là một
nhiệm vụ khoa học , xã hội , văn
hoá vô cùng quan trọng đối với
nhân dân toàn thế giới , cũng là
nhiệm vụ của mỗi chúng ta .
Một trong những việc làm cụ
thể và cần tiết hàng ngày là hạn
chế đến mức thấp nhất việc
dùng các loại bao bì nilông . Vì
sao vậy ? Văn bản Thông tin về
Ngày Trái Đất năm 2000 sẽ
giúp chúng ta hiểu rõ hơn vấn
đề này .
- Chiếu Slide3 : Tên bài
giảng .

Đề tài : Phương pháp dạy - học văn bản nhật dụng ( Chương trình Ngữ văn THCS )
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thu Hiền
- 11 -
TRƯỜNG THCS EATIÊU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2009-2010
4
5
6
I. ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG
1. Chú thích : ( SGK )
2. Đọc .
3. Kiểu văn bản : Thuyết minh
4. Đề tài nhật dụng : Vấn đề ô nhiễm
môi trường và bảo vệ môi trường sống .


5. Bố cục : 3 phần
- Phần 1( từ đầu đến câu “ Một ngày
không dùng bao bì nilông” : Trình bày
nguyên nhân ra đời của bản thông điệp
Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
- Phần 2 ( Tiếp theo đến ô nhiễm
nghiêm trọng đối với môi trường ) :
Phân tích tác hại của việc sử dụng bao
bì nilông và giải pháp
- Phần 3 ( còn lại ) : Lời kêu gọi
Văn bản :

THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1.Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
- Ngày 22/4 hàng năm được gọi là
Ngày Trái Đất .
* GV lần lượt tổ chức các
hoạt động đọc – tìm hiểu
chung văn bản .
* Hướng dẫn HS tìm hiểu
chi tiết văn bản :
- Theo dõi phần 1, cho biết :
a. Những sự kiện nào được
thông báo ?
( HS trình bày – GV chiếu
Slide 6 )


Đề tài : Phương pháp dạy - học văn bản nhật dụng ( Chương trình Ngữ văn THCS )

Người thực hiện : Nguyễn Thị Thu Hiền
- 12 -
TRƯỜNG THCS EATIÊU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2009-2010

7


8
9,10,11


Hình ảnh biểu tượng của
Ngày Trái Đất

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1.Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
- Ngày 22/4 hàng năm được gọi là
Ngày Trái Đất .
- Có 141 nước tham gia với quy mô và
nội dung thiết thực về bảo vệ môi
trường.
- Ngày Trái Đất hàng năm được tổ
chức theo những chủ đề liên quan đến
những vấn đề môi trường nóng bỏng
nhất của từng nước hoặc từng khu vực .
* Các hình ảnh :
- Hàng nghìn học sinh ở New York
quét dọn gần đài tưởng niệm ở công
viên Union( Ngày Trái Đất năm 1970)
- Quả cầu mô phỏng Trái Đất cao

bằng một toà nhà 5 tầng được dựng ở
Wasingtơn( Ngày Trái Đất năm 1995)
- Trình diễn trang phục làm từ vỏ hộp
ở Seoul ( Ngày Trái Đất năm 1996)

* GV chiếu Slide 7 và giới
thiệu : Liên hợp quốc lấy hình ảnh
Trái Đất chụp từ Mặt Trăng để làm
biểu tượng Ngày Trái Đất với ý
nghĩa : “Chúng ta là chủ nhân của
tương lai Trái Đất - Nếu chúng ta
không chăm sóc Trái Đất nơi
chúng ta đang sống , không kiểm
tra những khai thác làm cạn kiệt
tài nguyên , những hành động tổn
hại môi trường để có ý thức bảo vệ
môi trường thì chúng ta sẽ làm
nguy cơ cho tương lai con cháu
của chúng ta và con cháu của con
cháu chúng ta”.
*GV chiếu các Slide 9,10,11
HS quan sát các hình ảnh

Đề tài : Phương pháp dạy - học văn bản nhật dụng ( Chương trình Ngữ văn THCS )
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thu Hiền
- 13 -
TRƯỜNG THCS EATIÊU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2009-2010
12

13


II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1.Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
- Ngày 22/4 hàng năm được gọi là
Ngày Trái Đất .
- Có 141 nước tham gia với quy mô và
nội dung thiết thực về bảo vệ môi
trường.
- Ngày Trái Đất hàng năm được tổ
chức theo những chủ đề liên quan đến
những vấn đề môi trường nóng bỏng
nhất của từng nước hoặc từng khu vực .
- Năm 2000, lần đầu tiên Việt Nam
tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề
Một ngày không dùng bao bì nilông


Hình ảnh thực trạng sử dụng
Bao bì nilông ở Việt Nam

b. Văn bản này chủ yếu
thuyết minh cho sự kiện nào?
( Văn bản nhằm thuyết minh
cho chủ đề :Một ngày không
dùng bao bì nilông)
c. Nhận xét của em về cách
trình bày các sự kiện đó ?
( Các sự kiện được trình bày từ
phạm vi rộng đến hẹp, từ các
vấn đề chung đến cụ thể bằng

một hình thức trang trọng )
- Từ đó em thu nhận được
những nội dung quan trọng
nào nêu trong phần mở đầu
của văn bản ?
( Biết được lịch sử ra đời , tôn
chỉ , quá trình hoạt động của
một tổ chức Quốc tế bảo vệ môi
trường cũng như lí do Việt Nam
chọn chủ đề cho năm 2000 là :
Một ngày không dùng bao bì
nilông)

* Theo dõi đoạn đầu phần 2
của văn bản , cho biết :
- Tác hại của việc sử dụng
bao bì nilông ?
( HS trình bày – GV chiếu
Slide 13 )
- Chú ý hướng dẫn HS vận dụng
kiến thức của các môn học khác
như : Hoá học , Vật lí , Sinh học
và các kiến thức xã hội có liên
quan để làm nổi bật tác hại của
bao bì nilông đối với sức khoẻ
con người và môi trường sống .
* Các nhóm lần lượt trình bày
những sưu tầm về thực trạng
việc sử dụng bao bì nilông .


Đề tài : Phương pháp dạy - học văn bản nhật dụng ( Chương trình Ngữ văn THCS )
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thu Hiền
- 14 -
TRƯỜNG THCS EATIÊU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2009-2010

14
15
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
2. Những tác hại của việc sử dụng bao
bì nilông :
- Lẫn vào đất cản trở quá trình của các
loài thực vật .
-Cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến
xói mòn .
- Tắc cống , tắc đường dẫn nước thải
làm cho muỗi phát triển , lây truyền
dịch bệnh.
- Trôi ra biển làm sinh vật chết .
- Làm ô nhiễm thực phẩm .
- Khi đốt bao nilông , khí độc sẽ gây
các bệnh hiểm nghèo cho con người
→ - Phương pháp thuyết minh : Kết hợp
liệt kê , phân tích .
- Dẫn chứng cụ thể , sinh động ;
cách viết ngắn gọn , dễ hiểu
→ Bao bì ni nilông có những tác hại
to lớn đến môi trường và sức khoẻ
của con người .
* Chiếu Slide 15 :
- Hãy xác định rõ phương pháp

thuyết minh của đoạn văn này
trong các phương pháp sau :
A. Liệt kê
B. Phân tích
C. Kết hợp liệt kê , phân tích .
- Từ đó , em có nhận xét gì về
cách trình bày dẫn chứng của
người viết ?
- Trước khi có những thông tin
này ,em hiểu gì về tác hại của
bao bì nilông ?
- Sau khi đọc những thông tin
này , em thu nhận được thêm
những thông tin nào về hiểm
hoạ của việc dùng baobì nilông?
- Ngoài các tác hại của bao bì
nilông như SGK đã nêu , em
còn biết các tác hại nào khác
của bao bì nilông ?
( HS bàn luận , trao đổi )

Đề tài : Phương pháp dạy - học văn bản nhật dụng ( Chương trình Ngữ văn THCS )
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thu Hiền
- 15 -
TRƯỜNG THCS EATIÊU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2009-2010

16
17

18

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
3.Những biện pháp hạn chế việc sử
dụng bao bì nilông :
- Thay đổi thói quen sử dụng bao bì
nilông .
- Không sử dụng bao bì nilông khi
không cần thiết .
- Nên sử dụng túi đựng không phải
bằng nilông .
- Nói những hiểu biết của mình về tác
hại của việc sử dụng bao bì nilông cho
mọi người biết để cùng tìm ra giải pháp .

* Sau khi đọc các kiến nghị của văn
bản này, có ba bạn tranh luận với nhau :
- Bạn A : Tuyệt đối không nên sử dụng
bao bì nilông .
- Bạn B : Bao bì nilông thuận tiện và
gọn nhẹ . Vì thế , cứ dùng , chẳng việc
gì mà phải sợ .
- Bạn C : Vẫn dùng bao bì nilông . Nhưng
cần hạn chế , chỉ dùng khi thật cần thiết .

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
4.Lời kêu gọi bảo vệ môi trường
TráiĐất.
- Nhiệm vụ chung : Bảo vệ Trái Đất khỏi
nguy cơ ô nhiễm .
- Hành động cụ thể : Hạn chế dùng bao
bì nilông .

* Theo dõi đoạn văn tiếp theo
của phần 2 , cho biết :
- Phần này trình bày nội dung gì
?
( HS trình bày – GV chiếu
Slide 16 )
- Đoạn văn này được liên kết
với đoạn văn trên đó bằng từ
nào ? ( “Vì vậy” : giúp cho văn
bản có bố cục chặt chẽ , liền
mạch )
- Nhận thức của em về biện
pháp hạn chế việc sử dụng bao
bì nilông trước và sau khi đọc
thông tin này ?( HS tự bộc lộ )
- GV chiếu Slide17 :
Em đồng ý với ý kiến nào ?
Tại sao ?
( HS tranh luận )
* GV giảng : Như chúng ta đã biết
túi nilông rất rẻ , nhẹ , tiện lợi , dễ đáp
ứng được những nhu cầu rất khác nhau
của người tiêu dùng . Sản xuất bao bì
nilông so với sản xuất bao bì bằng giấy
tiết kiệm được 40% năng lượng
Tuy nhiên so sánh một cách toàn diện
thì dùng bao bì nilông như đã phân
tích vẫn là “lợi bất cập hại “.
* Theo dõi phần 3 của văn bản :
- Có hai kiến nghị được nêu :

+ Nhiệm vụ của chúng ta ,
+ Hành động của chúng ta .
Hãy xác định hai kiến nghị đó ?
(HS xác định ,GVchiếu Slide18)
- Tại sao nhiệm vụ chung được
nêu trước, hành động cụ thể nêu
sau ?
- Các câu cầu khiến : Hãy cùng
nhau quan tâm , Hãy bảo vệ
Trái Đất , Hãy cùng nhau hành
động được dùng ở cuối văn

Đề tài : Phương pháp dạy - học văn bản nhật dụng ( Chương trình Ngữ văn THCS )
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thu Hiền
- 16 -
TRƯỜNG THCS EATIÊU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2009-2010

19
20
Văn bản :
THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000
III. TỔNG KẾT
Ghi nhớ :
Lời kêu gọi bình thường : “Một ngày không
dùng bao bì nilông” được truyền đạt bằng
một hình thức rất trang trọng : Thông tin về
Ngày Trái Đất năm 2000 . Điều đó , cùng
với sự giải thích đơn giản mà sáng tỏ về tác
hại của việc dùng bao bì nilông , về lợi ích
của việc giảm bớt chất thải nilông , đã gợi

cho chúng ta những việc có thể làm ngay để
cải thiện môi trường sống , để bảo vệ Trái
Đất - Ngôi nhà chung của chúng ta .


Video bài hát :
“ Trái Đất này là của chúng mình”
N & L : Nhạc sĩ Trương Quang Lục

bản có ý nghĩa gì ?
( HS trả lời )
* Hướng dẫn HS tổng kết bài
học :
- Văn bản Thông tin về Ngày
Trái Đất năm 2000 đem lại cho
em những hiểu biết mới mẻ nào
về việc sử dụng bao bì nilông ?
- Em dự định sẽ làm gì để thông
tin này đi vào đời sống , biến
thành hành động cụ thể ?
- Bảo vệ môi trường sống trong
sạch của Trái Đất là vấn đề to
lớn , rộng khắp mọi lĩnh vực đời
sống , tự nhiên , con người .Em
còn biết những việc làm nào ,
những phong trào nào nhằm bảo
vệ môi trường Trái Đất trên thế
giới , ở nước ta , ở địa phương
em , ở trường em ?
( HS tự bộc lộ )

• GV : Chiếu Slide 20 .
• Kết thúc tiết học .
* Ghi chú :Các tư liệu hình ảnh , video clip … trong bài học này có thể khai thác
từ Internet hoặc một số phần mềm phục vụ cho dạy - học Ngữ văn .



Đề tài : Phương pháp dạy - học văn bản nhật dụng ( Chương trình Ngữ văn THCS )
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thu Hiền
- 17 -
TRƯỜNG THCS EATIÊU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2009-2010
C. PHẦN KẾT LUẬN
Nguyễn Đình Thi đã viết trong “ Tiếng nói của văn nghệ” : Nghệ thuật
không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi , nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng
chúng ta , khiến chúng ta tự phải bước đi trên con đường ấy .Và dạy học cũng
là một nghệ thuật , đặc biệt là dạy học Ngữ văn . Trong khuôn khổ của SKKN
này , chúng tôi xin được khái quát yêu cầu của một bài dạy học văn bản nhật
dụng như sau :
- Đa dạng hoá các phương pháp dạy học , các cách tổ chức dạy học , các
phương tiện dạy học theo hướng hiện đại hoá và tương hợp với đọc- hiểu văn
bản nhật dụng :thu thập , sưu tầm , xử lí các nguồn tư liệu , minh hoạ và mở
rộng kiến thức theo nội dung văn bản nhật dụng trên các kênh thông tin…
- Coi trọng đàm thoại về văn bản bằng hệ thống câu hỏi , trong đó sử dụng
nhiều hơn hình thức học nhóm và câu hỏi liên hệ ý nghĩa văn bản với hoạt
động thực tiễn của cá nhân và cộng đồng xã hội hiện nay .
- Phương pháp dạy học văn bản nên dựa vào đặc trưng phương thức biểu đạt
của từng văn bản và phải đáp ứng được yêu cầu dạy học tích cực và tích hợp …
- Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học hiện đại để đẩy nhanh nhịp điệu
dạy học và gia tăng lượng thông tin trong bài học văn bản nhật dụng trên lớp .
- Tạo không khí dân chủ , hào hứng trong mỗi giờ học văn bản nhật dụng .


Chúng tôi rất hi vọng qua sáng kiến kinh nghiệm này cùng với sự sáng tạo
của bản thân mỗi đồng nghiệp , mỗi giáo viên Ngữ văn chúng ta sẽ tìm được
“con đường” dạy học văn bản nhật dụng tốt nhất , sẽ “ đốt lửa” được trong lòng
của mỗi học sinh , khiến các em “ tự bước đi đúng hướng” trên con đường tri
thức và sống có trách nhiệm hơn với bản thân và cộng đồng xã hội qua mỗi văn
bản nhật dụng được học .


Đề tài : Phương pháp dạy - học văn bản nhật dụng ( Chương trình Ngữ văn THCS )
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thu Hiền
- 18 -
TRƯỜNG THCS EATIÊU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2009-2010
* TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục & Đào tạo , Sách giáo khoa Ngữ văn ( 6,7,8,9 )
2. Bộ Giáo dục & Đào tạo , Sách giáo viên Ngữ văn ( 6,7,8,9 )
3. Trần Đình Chung , Dạy học văn bản Ngữ văn trung học cơ sở theo đặc
trưng phương thức biểu đạt , NXB Giáo dục , Hà Nội , 2006.
4. Đỗ Ngọc Thống ( Chủ biên ) , Tư liệu Ngữ văn ( 6,7,8,9 ) , NXB Giáo dục ,
Hà Nội , 2005.
5. Đoàn Thị Kim Chung , Phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường THCS
theo hướng tích hợp và tích cực , NXB Đại học Quốc gia , Thành phố Hồ Chí
Minh , 2006.


Đề tài : Phương pháp dạy - học văn bản nhật dụng ( Chương trình Ngữ văn THCS )
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thu Hiền
- 19 -
TRƯỜNG THCS EATIÊU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2009-2010

MỤC LỤC

- Phần mở đầu ……………………………………………… Trang 01
- Phần nội dung ……………………………………………… Trang 04
+ Phương pháp dạy học văn bản nhật dụng ………… Trang 04
+ Vận dụng dạy học văn bản nhật dụng ……………… Trang 10
- Phần kết luận ……………………………………………… Trang 18
- Tài liệu tham khảo ………………………………………… Trang 19



Đề tài : Phương pháp dạy - học văn bản nhật dụng ( Chương trình Ngữ văn THCS )
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thu Hiền
- 20 -

×