I. Tìm hiểu chung
1. Định nghĩa: sgk/65
2. Phân loại truyện cổ tích.
- Cổ tích loài vật.
- Cổ tích thần kì.
- Cổ tích sinh hoạt.
3. Đặc điểm truyện cổ tích thần kì:
- Có sự tham gia của yếu tố thần kì (tiên, bụt, những vật
có phép màu…)
- Thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân về:
+ Hạnh phúc gia đình.
+ Lẽ công bằng xã hội.
+ Phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người.
4. Truyện “ Tấm Cám” :
- Thể loại:
+ Truyện cổ tích thần kì
+ Kiểu nhân vật mồ côi, bất hạnh.
- Tóm tắt.
- Bố cục: 3 phần
+ Mở truyện: “ Từ đầu ….việc nặng” : ( giới thiệu
nhân vật chính, hoàn cảnh truyện)
+ Thân truyện: “ Một hôm… về cung” ( diễn biễn
câu truyện).
+ Kết truyện: Còn lại ( Tấm trở lại làm người).
Nhân vật chính là Tấm, một cô gái mồ côi có nhiều phẩm
chất tốt đẹp, cuộc đời cô trải qua nhiều bất hạnh nhưng cuối
cùng cô cũng gặp được hạnh phúc.
Tấm mồ côi mẹ, rồi mồ côi cha, phải sống với dì ghẻ, chịu nhiều
thiệt thòi, bị ức hiếp (bị cướp giỏ cá, bị mất cá bống, không được
dự hội…)
Nhờ sự giúp đỡ của Bụt, Tấm trở thành Hoàng Hậu nhưng
vẫn bị mẹ con Cám hãm hại nhiều lần. Tấm hoá thành chim
vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, cây thị, quả thị . Cuối cùng
Tấm trở lại thành người.
Một hôm, vua đi qua quán nước, nhìn thấy trầu têm cánh
phượng khéo giống như Tấm têm. Nhờ đó Tấm được về cung.
Vẫn bị sự ghen ghét của Cám, Tấm đã chỉ cách làm cho trắng.
Cám làm theo và chết, mụ dì ghẻ nghe tin, cũng chết theo.
Truyện kể về số phận của cô gái mồ côi,bất hạnh với ước mơ
đổi đời và công lí xã hội của nhân dân lao động. Truyện gắn liền
với cuộc đấu tranh chống lại cái ác để giành và giữ hạnh
phúc.Tác phẩm thể hiện quan niệm hạnh phúc của nhân dân.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám:
a. Diễn biến mâu thuẫn:
Chặng 1: Lúc Tấm chưa trở thành hoàng hậu:
Tấm Mẹ con Cám
- Đi bắt tép: chăm chỉ, siêng năng bắt đầy giỏ
cá và tép để có được yếm đỏ
- Cám lười biếng chẳng làm được gì
→ tìm đến ước mơ bằng chính sức lao
động của mình.
→ lừa chị đổ tép vào giỏ của mình về nhà
lãnh thưởng trước.
+ Khóc.
→ Cướp mất ước mơ nhỏ bé của Tấm
- Nuôi bống:
+ Chia phần cơm cho bống.
+ Rình trộm Tấm cho bống ăn.
+ Khóc khi bống chết.
→ Ước mơ được chia sẻ vui buồn trong cuộc
sống.
+ Lừa Tấm đi chăn trâu đồng xa để giết
bống ăn thịt.
→ Cướp đi người bạn, nguồn an ủi của Tấm.
- Đi xem hội
+ Phải nhặt thóc, gạo
+ Ướm thử giày → trở thành hoàng hậu.
+ Bày kế hành hạ Tấm.
+ Thử giày, bẽ bàng, xấu hổ.
→ Siêng năng, chăm chỉ, hiền lành, khao khát
hạnh phúc, luôn nhường nhịn và nhận sự thua
thiệt
→ phản kháng yếu đuối, bị động và dễ khóc.
→ Lười biếng, độc ác, mưu mô, nhẫn
tâm hành hạ, cướp công lao quyền lợi
vật chất và tinh thần của Tấm.
→ Phản ánh mâu thuẫn xoay quanh quyền lợi vật chất và tinh thần trong cuộc sống
gia đình.
Chặng 2: Khi Tấm trở thành hoàng hậu.
Tấm Mẹ con Cám
- Trèo lên hái cau cúng cha → ngã chết đuối.
- Bày mưu độc, đẵn gốc cau giết Tấm, đưa
Cám vào thế chị làm hoàng hậu.
- Hoá thành chim vàng anh hót mắng Cám và
quấn quýt theo vua
- Giết chim nấu ăn và vứt lông ra vườn.
- Hoá thành cây xoan đào.
- Sai lính chặt cây xoan đào làm khung cửi.
→ Hiện thân qua tiếng kêu của khung cửi
nguyền rủa tội cướp chồng
→ Đốt khung cửi đổ tro ra ngoài đường xa
hoàng cung.
- Hoá thành cây thị có một quả → nguyên
hình là cô Tấm xinh đẹp.
- Tiếp tục tận hưởng cuộc sống hạnh phúc.
- Được vua đón về cung. - Bị trừng trị đích đáng.
Tấm trưởng thành hơn, phản ứng
mạnh mẽ và cuối cùnglà hành động quyết
liệt để đòi lại hạnh phúc, đòi lại những gì
thuộc về mình.
Độc ác, nham hiểm hòng tiêu diệt Tấm
Phản ánh mâu thuẫn và quyền lợi xã hội.
b. Bản chất và ý nghĩa xã hội của mâu thuẫn:
- Mâu thuẫn, xung đột trong gia đình thời cổ đại:
Dì ghẻ >< con chồng
Chị em cùng cha khác mẹ.
- Mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác trong xã hội.
- Mâu thuẫn giữa các lực lượng đối lập trong xã
hội nhằm khẳng định và địa vị mới( rất mờ
nhạt).
Ý nghĩa: Khẳng định sự chiến thắng của cái
thiện trước cái ác.
2. Ý nghĩa của quá trình biến hoá của Tấm:
- Khẳng định sức sống mãnh liệt, sức trỗi dậy phi
thường của con người, của cái thiện trước sự vùi
dập của cái ác.
- Thể hiện quan niệm luân hồi của đạo Phật trong
đời sống tinh thần của nhân dân.
- Thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng, tốt
đẹp của người Việt cổ.
→ Lòng nhân đạo và tinh thần lạc quan.
2. Ý nghĩa của quá trình biến
hoá của Tấm:
- Khẳng định sức sống mãnh
liệt, sức trỗi dậy phi thường
của con người, của cái thiện
trước sự vùi dập của cái ác.
- Thể hiện quan niệm luân hồi
của đạo Phật trong đời sống
tinh thần của nhân dân
- Thể hiện ước mơ về một xã
hội công bằng, tốt đẹp của
người Việt cổ.
→ Lòng nhân đạo và tinh
thần lạc quan.
3.Hành động trả thù của
Tấm và quan niệm, thái
độ của nhân dân:
- Hành động trả thù của
Tấm thể hiện quan điểm
của người dân xưa:
+ Thiện luôn luôn thắng
ác, ở hiền gặp lành, ở ác
gặp ác → Tấm không độc
ác.
+ Hiền không có nghĩa là
nhút nhát, sợ hãi, chịu
khuất phục trước cái ác và
cái xấu.
III. Ghi nhớ: SGK/ 72
1.Nội dung : sgk
2.Nghệ thuật :
+Xây dựng những mâu thuẫn, xung đột ngày càng tăng
tiến.
+ Xây dựng nhân vật theo tuyến đối lập cùng tồn tại và
song song phát triển bản chất của từng tuyến nhân vật
được nhấn mạnh. tô đậm.
+ Có nhiều yếu tố kì ảo.
+ Kết cấu quen thuộc của truyện cổ tích: người nghèo
khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng được
hưởng hạnh phúc.