Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng chuyên môn tổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.29 KB, 4 trang )

Giải pháp nâng cao chất lượng chuyên môn tổ
Đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn, khắc phục tình
trạng sinh hoạt chuyên môn mang tính hành chính sự vụ, kém hiệu quả.
Trong đó, tập trung vào các nội dung trọng tâm : đổi mới phương pháp dạy
học, chú ý khâu rèn kỹ năng cho học sinh, dạy học phù hợp với đối tượng
học sinh, tạo sự hứng thú học tập cho học sinh và hướng dẫn học sinh tự
học ở nhà, đồng thời sử dụng tốt các trang thiết bị dạy học hiện có, đẩy
mạnh ứng dụng CNTT có hiệu quả trong các hoạt động của tổ chuyên
môn.
1. Quản lý thực hiện chương trình bộ môn.
* Nhiệm vụ:
- Giáo viên đầu tư thời gian nghiên cứu một cách nghiêm túc, kĩ lưỡng
chương trình, sách giáo khoa và sách giáo viên khối lớp do mình được
phân công giảng dạy ; đồng thời nắm vững CT - SGK của lớp trước - lớp
sau kế tiếp để có sự đồng bộ trong việc thực hiện chương trình.Đồng thời
phảI thường xuyên cập nhập nội dung thay đổi theo đúng tinh thần đổi
mới.
- Giáo viên nghiên cứu tài liệu ( SGK, SGV, tài liệu bồi dưỡng thường
xuyên, các tài liệu tham khảo khác… ) để nắm vững nội dung chương trình
của môn học từ lớp 6 đến lớp 9 ( hoặc từ lớp 7 đến lớp 9 với một số bộ
môn học từ lớp 7 ) đồng thời nắm vững số thiết bị và ĐDDH hiện có để sử
dụng có hiệu quả số thiết bị và ĐDDH
- Thực hiện nghiêm túc đúng phân phối chương trình,lịch báo giảng, không
cắt xén, dạy gộp.
- Đối với các giờ thực hành, thí nghiệm phải sử dụng triệt để đồ dùng
được cấp và đã làm.
- Đối với các đồ dùng chưa có, động viên GV đi mượn hoặc tự làm để
phục vụ cho bài giảng.
- Có kế hoạch đề nghị nhà trường mua sắm đồ dùng còn thiếu.
- Mỗi năm học GV làm mới 1 đồ dùng có chất lượng, có đánh giá xếp loại
của tổ ,trường sau đó lựa chọn đi tham gia ĐDDH cụm và huyện


- Từng bước thực hiện hiệu quả yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học,
giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức và hiểu bài ngay trên lớp.
- Hướng dẫn HS hoạt động tốt theo chủ đề tự chọn của các môn văn
hoá.
* Giải pháp:
- Giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong tổ để xây dựng và thực
hiện nghiêm túc kế hoạch đề ra.
- Động viên GV trong tổ bằng vật chất và tinh thần giúp GV yên tâm công
tác
- Có kế hoạch theo dõi, kiểm tra thường xuyên, kịp thời đôn đốc nhắc nhở
những vi phạm, đề nghị khen thưởng GV thực hiện tốt nhiệm vụ.
2. Quản lý quá trình dạy học:
a) Quản lý giáo dục chính khoá:
* Nhiệm vụ:
- Ra vào lớp đúng giờ, không bỏ giờ, không làm việc riêng trong giờ
dạy, không sử dụng ĐTDĐ trong khi lên lớp…
- Tiếp tục đưa những phương pháp và hình thức dạy học mới, tích
cực vào áp dụng trong nhà trường: Dạy học thông qua tổ chức các hoạt
động của học sinh; tăng cường hình thức học tập cá nhân với học tập hợp
tác theo nhóm, rèn kĩ năng qua thí nghiệm - thực hành; tổ chức trò chơi,
viết bài thu hoạch, chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, phát huy tác
dụng của thiết bị và ĐDDH để nâng cao chất lượng
- Tích cực ứng dụng CNTT vào dạy học.Tăng cường việc đưa các
thiết bị và ĐDDH mới: máy chiếu hắt, máy chiếu đa năng, dùng phần
mềm soạn giáo án điện tử E-learning, Microsoft Power Point, thực hiện
bài soạn trên máy vi tính
Chủ động mở lớp bồi dưỡng Tin học cho CBGV, phấn đấu 100% CBGV
biết soạn thảo văn bản trên máy vi tính và biết sử dụng máy vi tính; nâng
cao kiến thức Tin học cho 1 bộ phận CBGV về soạn giáo án điển tử và
truy cập mạng Internet để cập nhật thông tin. Khuyến khích CBGV tự trang

bị máy vi tính, kết nối Interet để khai thác tài nguyên, trao đổi thông tin qua
mạng.
Tiếp tục triển khai thực hiện các phần mềm: Phần mềm GAĐT ,Phần mềm
thí nghiệm ảo ,Quản lí điểm, Quản lí học sinh, hộp thư điện tử (Email), ứng
dụng các phần mềm để soạn giáo án điện tử, đăng kí thành viên Violet (địa
chỉ: www.violet.vn ), khai thác thông tin tại cổng thông tin điện tử Bộ
GD&ĐT ( địa chỉ: www.moet.gov.vn ), Website Phòng GD&ĐT , đồng
thời đưa các phần mềm dạy học mới vào nhà trường, phát huy tốt các
trang thiết bị CNTT hiện có.
- 100% GV lên lớp có bài soạn đầy đủ, đúng quy định, bài soạn sạch,
đẹp, có chất lượng.
- Bài soạn bằng vi tính phải được thẩm định nghiêm túc theo đúng
mẫu mã quy định của Phòng GD.
- Đổi mới hình thức kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh qua
các bài kiểm tra tự luận và kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan đảm
bảo tỉ lệ trong các đề kiểm tra: trắc nghiệm tự luận 70 - 80 % ; trắc nghiệm
khách quan 20 - 30 %. Các môn Hóa học & Vật lý khuyến khích ra đề trắc
nghiệm 100 % (đề kiêm giấy kiểm tra).
- GV dạy song song phải thống nhất trong việc ra các đề kiểm tra 1
tiết trở lên; tạo điều kiện in các đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan đến
học sinh
- Tăng cường các hình thức kiểm tra đối với học sinh, nhất là những
học sinh học yếu, kém để khắc phục tình trạng học sinh lười học, không
học bài, không làm bài tập trước khi đến lớp.
- Tổ chức coi thi ( kiểm tra), chấm trả bài nghiêm túc, có sửa chữa, nhận
xét cụ thể từng bài. Chấm, vào điểm chậm nhất sau 1 tuần.
Giáo viên chấm trả bài kiểm tra chính xác, đúng thời gian, đánh giá
sát trình độ kiến thức của học sinh; khắc phục triệt để việc cấy điểm,
nâng điểm tuỳ tiện. Coi việc thực hiện nghiêm Quy định về xếp loại hạnh
kiểm và học lực đối với học sinh là một động lực thúc đẩy sự vươn lên

trong học tập của học sinh, là một biện pháp tích cực chống việc học sinh
ngồi nhầm lớp.
* Giải pháp:
- Thường xuyên kiểm tra giáo án vào các buổi thứ năm hàng tuần, có xếp
loại thi đua.
- Tổ chức chuyên đề học tập sử dụng CNTT ứng dụng vào dạy học.
- Cử GV có trình độ vi tính kiểm tra giáo án soạn trên máy tính.
- Đối với các giờ thực hành, thí nghiệm phải sử dụng triệt để đồ dùng
được cấp và đã làm.
- Đối với các đồ dùng chưa có, động viên GV đi mượn hoặc tự làm để
phục vụ cho bài giảng.
- Có kế hoạch đề nghị nhà trường mua sắm đồ dùng còn thiếu.
- Mỗi năm học, GV làm mới 1 đồ dùng có chất lượng, có đánh giá xếp loại
của tổ.
- Tăng cường kiểm tra việc sử dụng đồ dùng dạy học của GV trên lớp.
- Tăng cường công tác kiểm tra việc chấm trả bài của GV mỗi tháng ít nhất
1 lần.
b) Quản lý các giờ ngoại khoá, phụ đạo, bồi dưỡng:
* Nhiệm vụ:
- Đảm bảo chỉ tiêu, kế hoạch về chất lượng hai mặt giáo dục, chất lượng
học sinh giỏi.
- 100% các giờ ngoại khoá thực hiện tốt yêu cầu về nội dung, trang thiết
bị ,thời gian.
- Các giờ dạy và bồi dưỡng, giáo viên phải viết chuyên đề giảng dạy có
chất lượng cao.
* Giải pháp:
- Phân công giáo viên chọn đội tuyển học sinh giỏi, có kế hoạch bồi dưỡng
ngay từ đầu năm.
- Có thể mời chuyên viên hoặc GV cốt cán của huyện về dạy hoặc tổ
chức thảo luận về các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi.

- Đối với học sinh yếu, kém: Chọn ra các em học sinh yếu, kém,
động viên các em và kết hợp với gia đình để các em tham gia các lớp phụ
đạo dưới sự sắp xếp chỉ đạo của nhà trường.
- Dự giờ, kiểm tra hành chính có đánh giá, xếp loại hàng tháng.
c) Quản lý các hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ:
* Nhiệm vụ:
- Sinh hoạt chuyên môn: 100% GV tham gia đầy đủ, có chất lượng các
buổi SHCM ở cụm huyện và các buổi sinh hoạt chuyên đề của tổ và
trường.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn tại trường 2 lần vào thứ 5 các tuần 2, 4
trong tháng.
-Các nhóm song song sinh hoạt tuần một lần
- 100% giáo viên tham gia học tập BDTX có chất lượng.
- Mỗi giáo viên tự viết một chuyên đề (bài tập ) phục vụ cho việc dạy
* Giải pháp:
- Thường xuyên kiểm tra sổ tư liệu của giáo viên.
- Tổ chức có hiệu quả các chuyên đề SHCM của tổ.
- Tổ chức tốt các cuộc hội giảng nhân dịp các ngày lễ lớn ,các GV trong tổ
tham gia và dự giờ đông đủ.
d) Quản lý quá trình học tập của học sinh:
* Nhiệm vụ:
- Thực hiện tốt công tác ra đề, chấm trả bài cho học sinh.
- Làm tốt công tác theo dõi tính chuyên cần học tập của học sinh
* Giải pháp:
- Kiểm tra công tác chủ nhiệm của các GV trong tổ, hoạt động tự học của
học sinh.
- Hàng tuần, biểu dương gương học tốt, nhắc nhở những học sinh có ý
thức học tập chưa cao.
e) Phối hợp với các tổ chức trong nhà trường:

* Nhiệm vụ:
- Phối hợp tốt với các tổ chức trong nhà trường nhằm thực hiện, giải quyết
có hiệu quả các nhiệm vụ của tổ chuyên môn.
* Giải pháp:
- Chủ động liên hệ với các đoàn thể trong nhà trường thảo luận, thống
nhất cách giải quyết với từng trường hợp cụ thể.

×