Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Biện pháp thi công cốp pha bàn cho sàn nhà cao tầng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 43 trang )

1
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
Tên đề tài: Biện pháp thi công cốp pha bàn cho sàn nhà cao tầng
Phần mở đầu
• Tính cấp thiết của đề tài:
Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao kéo theo sự đô thị
hóa mạnh mẽ, kết quả là hàng loạt các dự án trung tâm thương mại, văn phòng, chung cư
cao tầng và siêu cao tầng ra đời. Đây cũng là cơ hội đồng thời cũng là thách thức đối với
ngành xây dựng của chúng ta, là làm sao nắm bắt được công nghệ xây dựng hiện đại, thi
công nhanh, đảm bảo chất lượng và an toàn lao động. Vì vậy các giải pháp xây dựng với
công nghệ thi công mới được nghiên cứu và ứng dụng ngày càng nhiều, biện pháp thi
công cốp pha bàn cho sàn nhà cao tầng là một trong những giải pháp công nghệ đáp ứng
được các nhu cầu đó.
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu chúng tôi lựa chọn biện pháp thi công cốp pha bàn
cho sàn nhà cao tầng. Đây là biện pháp mang tính hiện đại, đáp ứng được các yêu cầu
xây dựng hiện nay. Vấn đề đặt ra là phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật an toàn trong suốt quá
trình thi công.
• Mục tiêu:
Tìm hiểu về các loại cốp pha thi công nhà cao tầng, cấu tạo và cách thi công lắp dựng
cốp pha bàn cho sàn nhà cao tầng.
• Phạm vi nghiên cứu:
Các loại cốp pha thi công nhà cao tầng, đặc biệt là cốp pha bàn trong thi công sàn nhà
cao tầng.
• Phương pháp nghiên cứu:
Dựa theo các công trình thực tiễn đã và đang thi công tại Việt Nam và các tiêu chuẩn
và tài liệu hiện hành. Phạm vi nghiên cứu tập chung vào các giải pháp kỹ thuật an toàn
trong thi công.

2
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN CÁC LOẠI CỐP PHA SỬ DỤNG THI CÔNG CHO NHÀ CAO
TẦNG


1.1 Sơ lược các loại cốp pha thường sử dụng thi công nhà cao tầng
Ta có thể phân loại cốp pha sử dụng thi công cho nhà cao tầng theo nhiều cách khác
nhau, tuy nhiên phổ biến nhất là phân loại theo vật liệu chế tạo và theo cách sử dụng
chúng.
1.1.1 Theo vật liệu chế tạo
- Theo vật liệu chế tạo có các loại sau:
• Cốp pha làm từ gỗ xẻ.
• Cốp pha làm từ gỗ công nghiệp.
• Cốp pha kim loại.
• Cốp pha bê tông cốt thép.
• Cốp pha gỗ thép kết hợp.
• Cốp pha sản xuất từ chất dẻo.
1.1.1.1 Cốp pha làm từ gỗ xẻ
a. Đặc điểm cấu tạo
- Cốp pha gỗ xẻ được sản xuất từ các tấm ván gỗ có chiều dầy từ 2,5 đến 4cm. Gỗ
dùng sản xuất cốp pha là loại
gỗ thuộc nhóm VII, VIII. Các
tấm gỗ này liên kết với nhau
thành từng mảng theo kích
thước yêu cầu, mảng cốp pha
được tạo từ các tấm ván, nẹp
gỗ và các đinh liên kết.

Hình 1.1: Mảng cốp pha gỗ xẻ
1 – Tấm gỗ xẻ; 2 – Nẹp gỗ; 3 – Đinh liên kết
60-70cm
3
2
1
3

Hình 1.2: Hình ảnh cốp pha gỗ xẻ.
b. Ưu nhược điểm
+ Ưu điểm:
- Có thể cắt và lắp ghép theo hình dáng và kích thước của cấu kiện.
- Chi phí thấp.
+ Nhược điểm:
- Số lần sử dụng lại ít (3 ÷ 7 lần).
- Dễ bị hư hỏng.
- Mất nhiều công để lắp ghép.
- Do những hạn chế về độ phẳng của bề mặt từng tấm và khi tổ hợp nhiều tấm nhỏ,
cộng thêm với việc kích thước, hình dạng không đồng đều nên nhìn chung mỹ quan
khối đổ không được đảm bảo.
- Ảnh hưởng đến vấn đề bảo vệ môi trường (dùng gỗ để xẻ thành cốp pha).
c. Phạm vi ứng dụng
4
- Trước kia khi chưa có nhiều các loại cốp pha (cốp pha gỗ công nghiệp, cốp pha kim
loại, cốp pha nhựa…), thì cốp pha gỗ xẻ được sử dụng nhiều cho các công trình xây
dựng nhưng hiện nay do sự phát triển của công nghệ xây dựng và yêu cầu bảo vệ môi
trường thì nó chỉ được dùng ở các công trình vừa và nhỏ. Trong tương lai thì cốp pha
gỗ xẻ sẽ không được sử dụng nữa.
1.1.1.2 Cốp pha làm từ gỗ công nghiệp
a. Đặc điểm cấu tạo
- Cốp pha gỗ công nghiệp được sản xuất chế tạo trong nhà máy (gỗ dán, gỗ ván ép)
với các loại kích thước cơ bản: 1,2 × 2,4m; 0,4 × 1,2m; 0,3 × 1,2m; 0,3 × 1,5m; 0,22 ×
1,2m; 0,22 × 1,5m; 0,2 × 1,2m có chiều dầy từ 1 đến 2,5cm. Trong trường hợp cần
thiết có thể đặt hàng theo kích thước yêu cầu.
- Gỗ dán hoặc gỗ ván ép kết hợp với các sườn gỗ hoặc sườn kim loại tạo thành mảng
cốp pha có độ cứng lớn.
1
2

1
3
2
Tấm cốp pha cột Tấm cốp pha tường
Hình 1.3 : Tấm cốp pha
1- Gỗ dán (ván ép) 1- Gỗ dán (ván ép)
2- Sườn 2- Sườn dọc
3-Sườn ngang
5
Hình 1.4 : Ván khuôn gỗ công nghiệp
Các loại VK gỗ CN
VK cột
6
VK sàn
7
b. Ưu nhược điểm
+ Ưu điểm:
- Thi công nhanh, việc lắp đặt tháo dỡ cũng dễ dàng − giảm chi phí gia công trên công
trường.
- Số lần luân chuyển nhiều.
- Không bị cong vênh, bề mặt phẳng nhẵn → chất lượng bê tông tốt hơn.
+ Nhược điểm:
- Khi gặp nước cốp pha gỗ công nghiệp có thể bị trương nở và nhanh hỏng.
c. Phạm vi ứng dụng
- Cốp pha gỗ công nghiệp có thể được sử dụng cho tất cả các công trình xây dựng. loại
lớn sử dụng cho các tấm tường, vách, sàn. Loại nhỏ sử dụng cho dầm và cột.
1.1.1.3 Cốp pha kim loại
a. Đặc điểm cấu tạo
+ Cốp pha kim loại − thép
- Gồm các tấm mặt sản xuất từ thép đen dầy từ 1 đến 2mm được hàn với các thanh

thép dẹt có kích thước tiết diện 2 × 5mm để làm sườn kích thước phổ biến:
55 x 50 x 100, 180, 200, 300; 55 x 900 x 1000, 1200, 1500, 1800mm.
- Các tấm khuôn được liên kết với nhau bằng các khóa (móc kẹp) thông qua các lỗ
khoan dọc theo các sương nằm trên chu vi các tấm khuôn .
1 - Lỗ để liên kết sườn các tấm khuôn khi đặt
cạnh nhau
2 - Lỗ nhỏ để liên kết bằng đinh với nẹp gỗ
3 - Lỗ để liên kết chốt, tăng cứng cho bề mặt
cốp pha
Cốp pha thép, sườn và mặt đều bằng thép
tấm mỏng
1 - Lỗ để liên kết các tấm khuôn
2 - Mặt tấm khuôn
3 - Sườn tấm khuôn
4 - Lỗ để xuyên thanh giằng
1
2
3
1
2
3
4
8
Hình 1.5 : Ván khuôn kim loại
Cốp pha thép , sườn bằng thép hình , mặt bằng thép tấm mỏng
1
5
0
3
0

0
3
0
0
3
0
0
1
5
0
3
0
0
3
0
0
3
0
0
3
0
0
3
0
0
3
0
0
3
0

0
3
0
0
3
0
0
(a) (b)
Hình 1.6 : Tấm cốp pha góc
a - Tấm cốp pha góc trong
b - Tấm cốp pha góc ngoài
Hình 1.7: Đặc trưng kỹ thuật cốp pha thép.
+ Cốp pha kim loại − nhôm
- Gồm các tấm lá nhôm hàn với sườn thép hộp.
- Các tấm khuôn được liên kết với nhau bằng các khóa (móc kẹp) thông qua các lỗ
khoan dọc theo các sương nằm trên chu vi các tấm khuôn. Hệ số luân chuyển cao hơn
so với cốp pha kim loại − thép.
Chốt LK
9
10
Hình 1.8: Cốp pha nhôm
b. Ưu nhược điểm
+ Ưu điểm:
- Hệ số luân chuyển cao.
- Khả năng chịu lực lớn.
- Thi công lắp ghép nhanh.
- Cho chất lượng bê tông tốt.
+ Nhược điểm:
- Chi phí chế tạo cao.
- Trọng lượng nặng.

c. Phạm vi ứng dụng
11
- Cốp pha kim loại thường được sử dụng cho các công trình lớn. Dùng để lắp ghép ván
khuôn cho các cấu kiện như cột, dầm, sàn, tường, vách…
1.1.1.4 Cốp pha bê tông cốt thép
a. Đặc điểm cấu tạo
- Cốp pha bê tông cốt thép được sản xuất trong nhà máy bằng các loại vật liệu là bê
tông đá nhỏ bên trong có cốt thép thường dầy từ 60 đến 100mm và mác bê tông
thường lớn hơn mác bê tông của sàn. Hình dáng của tấm có thể là hình chữ nhật, hình
thang, kích thước được xác định theo tính toán để đảm bảo phù hợp với sức nâng của
cần cẩu, độ bền của tấm trong quá trình thi công không bị gẫy khi cẩu vào vị trí và đảm
bảo sự làm việc của tấm với phần bê tông để sau như một khối thống nhất theo sơ đồ
kết cấu ban đầu. Mặt tiếp giáp giữa mặt trên của tấm và phần bê tông đổ sau không bị
trượt qua nhau.
- Mặt trên của tấm cốp pha bê tông (mặt tiếp giáp với phần bê tông đổ sau) tuyệt đối
không được xoa nhẵn, mà phải tạo nhám và có các gân bê tông để tạo lực dính bám
với bê tông đổ sau. Mặt dưới của tấm có thể xoa nhẵn vì nó có thể là trần nhà.
- Cốt thép trong tấm được chia làm mấy loại như sau:
+ Lưới thép đặt trong tấm có cấu tạo như lưới thép của bản sàn và được xác định theo
yêu cầu.
+ Thép chờ là thép cấu tạo thường bố trí vòng quanh chu vi của tấm để neo lưới cốt
thép trên trong tấm vào phần sàn bê tông đổ sau.
+ Râu thép có thể coi như các móc cẩu, nhưng khi đã vào vị trí thì nó được coi như
thép giá để định vị khoảng cách giữa hai tấm lưới thép.
+ Thép gia cố giữa các móc cẩu
b. Ưu nhược điểm
+ Ưu điểm:
- Nó vừa có chức năng làm cốp pha vừa là một bộ phận của kết cấu công trình − giá
thành của công trình giảm.
+ Nhược điểm:

- Chỉ sử dụng được một lần.
c. Phạm vi ứng dụng
12
- Được sử dụng cho các công trình bán lắp ghép (Công trình áp dụng tại Việt Nam:
Khách sạn Opera Hiltơn, khu nhà chung cư Trung Hòa Hà Nội, nhà làm việc khoa Pháp
văn Đại học Sư phạm Hà Nội…).
1.1.1.5 Cốp pha gỗ thép kết hợp
a. Đặc điểm cấu tạo
- Cốp pha gỗ thép kết hợp có sườn bằng thép, còn các tấm mặt được sản xuất từ gỗ
dán hoặc ván ép.
b. Ưu nhược điểm
+ Ưu điểm:
- Cốp pha gỗ thép kết hợp dễ dàng thay thế tấm mặt.
- Số lần dùng lại nhiều − giá thành hạ.
- Thi công lắp ghép nhanh, cho chất lượng bê tông tốt.
+ Nhược điểm:
- Tấm mặt làm bằng gỗ dán hoặc ván ép nên khi gặp nước có thể bị trương nở và
nhanh hỏng.
1.1.1.6 Cốp pha sản xuất từ chất dẻo
a. Đặc điểm cấu tạo
- Các bộ phận cơ bản của cốp pha chất dẻo là: tấm khuôn, chốt, khóa, bu lông. Tấm
cốp pha chất dẻo được ghép với nhau thành các mảng có kích thước lớn hơn và hình
dạng phong phú, khi kết hợp với các sường bằng thép hay gỗ sẽ cho khả năng chịu lực
lớn.
- Cốp pha chất dẻo có kích thước khác nhau từ 100mm, đến 2000mm, dày 50mm.
Liên kết tốt với hầu hết các hệ xương đỡ phía sau. Chúng có bố trí các vị trí để liên kết
tấm cốp pha với khung bằng vít từ trên xuống rất chắc chắn, nhanh mà không cần
dùng nhiều phụ kiện rất thuận lợi để tạo mảng làm tường, cột,đà…
13
Hình 1.9: Cốp pha sản xuất từ chất dẻo

b. Ưu nhược điểm
+ Ưu điểm:
- Kích thước đa dạng.
- Lắp dựng và tháo dỡ nhanh, trọng lượng nhẹ.
- Khả năng chịu lực lớn.
- Luân chuyển được nhiều lần, giá thành rẻ.
- Cho chất lượng cấu kiện bê tông tốt.
- Sau khi tháo tạo nhám trên bề mặt bê tông làm tăng khả năng bám dính giữa bê tông
và các lớp trát.
c. Phạm vi ứng dụng
- Hiện nay cốp pha chất dẻo được sử dụng rất rộng rãi, sử dụng tốt cho tất cả các kết
cấu: cốp pha sàn, tường, cột, dầm, móng Rất tốt khi sử dụng làm mặt cho cốp pha
trượt.
1.1.2 Theo phương pháp sử dụng
- Theo phương pháp sử dụng, cốp pha sử dụng thi công cho nhà cao tầng gồm có các
loại sau:
• Cốp pha định hình.
• Cốp pha bay.
• Cốp pha bàn.
1.1.2.1 Cốp pha định hình
a. Đặc điểm cấu tạo
- Được gia công chế tạo thành từng tấm theo một sô kích thước điển hình, sử dụng lại
cho nhiều cấu kiện khác nhau.
14
- Chúng có thể được chế tạo theo các kiểu sau:
* Khung thép mặt gỗ dán.
* Cốp pha thép.
Hình 1.10: Cốp pha tường Hình 1.11: Cốp pha góc tường
15
Hình 1.12: Cốp pha liên kết mảng Hình 1.13: Cốp pha cột

b. Ưu nhược điểm
+ Ưu điểm:
- Sử dụng được cho nhiều dạng cấu kiện.
- Tháo lắp, vận chuyển dễ dàng, tốn ít công chế tạo, kinh tế.
- Khi tháo dỡ giữ được nguyên hình.
+ Nhược điểm:
- Trọng lượng bản thân lớn.
c. Phạm vi ứng dụng
- Được sử dụng cho các loại cấu kiện như tường, cột, sàn, dầm…
1.1.2.2 Cốp pha bay
a. Đặc điểm cấu tạo
- Cốp pha bay là loại cốp pha tấm lớn đúc sẵn nhưng được thiết kế chế tạo và tổ chức
sản xuất ở trình độ cao.
- Cấu tạo cốp pha bay gồm: ván sàn, hệ thống giá đỡ, hệ thống điều chỉnh và dịch
chuyển ngang. Ván sàn có thể là kim loại hay gỗ dán. Hệ thống đỡ là khung không gian
gồm các thanh xà gỗ và cột. Ván sàn được liên kết chặt với xà gỗ, cột chống được gắn
thiết bị nâng hạ và bánh xe di chuyển. Khi bê tông sàn đạt cường độ yêu cầu, điều
chỉnh cơ cấu nâng hạ để cốp pha tách cốp pha ra khỏi bê tông sàn và hạ thấp xuống,
nhờ các bánh xe hoặc các thiết bị trượt mà dễ dàng đẩy cả hệ thống cốp pha ra khỏi
khu vực đổ bê tông.

- Cốp pha bay được đưa lên tầng trên bằng cần cẩu.
Hình 1.14: Cốp pha bay
16
b. Ưu nhược điểm
+ Ưu điểm:
- Thi công lắp ghép nhanh và đơn giản giúp giảm chi phí.
- Cho chất lượng bê tông tốt, bề mặt phẳng nhẵn.
- Thời gian luân chuyển nhanh.
- Độ bền cao.

+ Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư ban đầu lớn.
- Đòi hỏi trình độ thiết kế chế tạo và tổ chức ở trình độ cao.
c. Phạm vi ứng dụng
- Áp dụng cho các công trình cao tầng có các ô sàn điển hình.
1.1.2.3 Cốp pha bàn
a. Đặc điểm cấu tạo
- Cấu tạo của cốp pha bàn gồm hệ cột chống không gian có cơ cấu điều chỉnh chiều
cao(chân giáo và đế điều chỉnh độ cao), đà đỡ (đà dọc và đà ngang), ván sàn.
17
Hình 1.15 : Cốp pha bàn
b. Ưu nhược điểm
+ Ưu điểm:
- Có cấu trúc đơn giản, dễ tháo lắp, thi công nhanh đẩy nhanh tiến độ xây dựng, tiết
kiệm chi phí.
- Thay đổi vị trí linh hoạt trên mặt bằng.
- Thời gian luân chuyển nhanh.
- Độ bền cao.
+ Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư ban đầu lớn.
c. Phạm vi ứng dụng
- Được sử dụng trong thi công sàn điển hình của các công trình cao tầng.
1.2 Khái quát biện pháp thi công cốp pha bàn cho sàn nhà cao tầng
- Cốp pha bàn là một loại ván khuôn định hình cỡ lớn chuyên dùng trong thi công đổ bê
tông sàn và nó được sử dụng rộng rãi trong các tòa nhà cao tầng, tòa nhà chọc trời,
nhà xưởng công nghiệp cao tầng, công trình ngầm.
1.2.1 Cấu tạo cơ bản của các loại cốp pha bàn
+ Cốp pha bàn được cấu tạo từ các bộ phận chính sau:
18
-Ván lát

-Hệ thống các thanh đà đỡ bao gồm có các thanh đà dọc và các thanh đà ngang, các
thanh đà đỡ này là các loại cấu kiện dạng thanh định hình( có thể là chữ I, chữ C, chữ
T hoặc có thể là tổ hợp từ 2 trong số các loại trên để nâng cao khả năng chịu lực.)
được làm bằng các loại vật liệu như thép và nhôm.
-Hệ thống chân giáo làm bằng các loại cấu kiện dạng thanh định hình( ống tròn hay
dạng ống hộp…) được làm bằng các loại vật liệu như thép hoặc nhôm.
-Đế điều chỉnh độ cao, nhờ bộ phận này mà hệ thống chân giáo có thể điều chỉnh
được độ cao cho phù hợp trong quá trình thi công cũng như tháo lắp.
-Hệ thống các thanh giằng chân giáo giúp định vị và tăng ổn định giữa các chân giáo.
-Hệ thống công xôn sàn công tác: hệ thống này để công nhân có thể đi lại trong quá
trình thi công.
Tất cả các bộ phận của cốp pha bàn đều được sản xuất trong nhà máy. Quá trình lắp
ráp có thể là được thực hiện trong nhà máy rồi dùng xe vận chuyển đến công trường
hoặc cũng có thể lắp ráp tại công trường.
19
20
Hình 1.16: Cốp pha bàn
1.2.2 Khái quát biện pháp thi công cốp pha bàn cho nhà cao tầng
+Sau khi được vận chuyển đến công trường, cốp pha bàn sẽ được vận chuyển lên
công trình bằng sự trợ giúp của khung vận chuyển và cần trục hoặc có thể dùng hệ
thống dây móc treo để vận chuyển cốp pha. Công việc này khá đơn giản vì cốp pha
được vận chuyển trực tiếp từ trên xe vận chuyển lên công trình mà chỉ cần 2 đến 3
công nhân. Có 3 cách để vận chuyển cốp pha lên mặt bằng thi công của công trình:
-Cách thứ nhất là xếp các tấm cốp pha chồng lên nhau sau đó dùng dây cáp và cần
trục vận chuyển lên mặt bằng thi công.
21
-Cách thứ hai là lắp ráp các tấm cốp pha thành một hệ thống có diện tích lớn sau đó
cũng dùng dây cáp và cần trục vận chuyển lên mặt bằng thi công.
Hình 1.17 : Cẩu lắp cốp pha bàn bằng cần trục
-Cách thứ ba là bố trí lắp đặt 1 hệ thống vận thăng chuyên dụng để vận chuyển cốp

pha bàn.

Hình 1.18 : Vận chuyển cốp pha bàn bằng vận thăng
+Khi cốp pha đã được vận chuyển lên mặt bằng thi công thì chúng sẽ được di chuyển
đến đúng vị trí và lắp ghép lại với nhau theo đúng kích thước sàn. Việc di chuyển
chúng trên mặt bằng thi công là khá đơn giản, chỉ cần 1 công nhân với sự trợ giúp của
xe đẩy. Xe đẩy giúp dịch chuyển các đơn vị ván khuôn bàn trên cùng một tầng đến
đúng vị trí. Các đơn vị cốp pha được điều động một cách nhanh chóng vào vị trí.
22


Hình 1.19 : Vận chuyển cốp pha bàn theo phương ngang
+Sau khi các đơn vị ván khuôn đã được dịch chuyển đến đúng vị trí chúng sẽ được lắp
ghép lại với nhau theo đúng hình dáng và kích thước sàn. Việc điều chỉnh về cao độ
của sàn là rất đơn giản với bộ phận đế điều chỉnh độ cao ở chân giáo.
+Khi bê tông đã đạt đến cường độ theo yêu cầu thì các đơn vị cốp pha sẽ được tháo
dỡ vận chuyển lên tầng tiếp theo. Việc tháo dỡ trước tiên sẽ hạ độ cao của chân giáo,
cốp pha sẽ tách khỏi sàn sau đó dùng xe đẩy di chuyển các đơn vị cốp pha đến vị trí
mép sàn sau đó sẽ dùng khung vận chuyển và cần trục để đưa cốp pha lên tầng trên
hoặc dùng vận thăng chuyên dụng .
23
Hình 1.20: Các bước vận chuyển cốp pha bàn lên tầng trên bằng khung vận chuyển và
cần trục.
+Ưu điểm của cốp pha bàn
-Cốp pha bàn có cấu trúc đơn giản, dễ dàng lắp ráp và tháo dỡ.
-Thay đổi vị trí linh hoạt trên mặt bằng thi công mà không tốn nhiều sức.
-Các đơn vị lắp ráp hoàn chỉnh được điều động nhanh chóng vào vị trí.
-Việc vận chuyển, lắp ráp,thi công đơn giản vì vậy sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng, tiết
kiệm nhiều chi phí lao động.
-Thời gian luân chuyển nhanh.

-Độ bền cao, an toàn trong khi thi công.
+Nhược điểm
24
-Chi phí đầu tư ban đầu lớn vì giá thành sản phẩm cao.
1.3 Kết luận
- Hiện nay trong việc thi công xây dựng có rất nhiều các loại cốp pha sử dụng thi công
cho nhà cao tầng, mỗi loại cốp pha đều có những đặc điểm và ưu nhược điểm khác
nhau. Nhưng thi công cốp pha bàn là một biện pháp thi công mang tính hiện đại có
nhiều ưu điểm cho sàn(sàn điển hình) nhà cao tầng, nó đáp ứng được các yêu cầu
xây dựng hiện nay như việc thi công đơn giản dễ dàng thực hiện nhanh chóng, thay
đổi vị trí thi công linh hoạt mà không tốn nhiều sức, cho chất lượng cấu kiện tốt, kinh
tế, thời gian luân chuyển nhanh làm tăng tiến độ xây dựng và độ bền cao. Tuy nhiên
hiện nay ở Việt Nam chúng mới chỉ được thi công cho một vài công trình. Vì vậy
chúng ta cần nghiên cứu và áp dụng chúng phổ biến hơn trong xây dựng để đạt được
hiệu quả cao trong thi công và chất lượng công trình.
CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP THI CÔNG CỐP PHA BÀN CHO SÀN NHÀ CAO TẦNG
2.1 Cấu tạo các loại cốp pha bàn
+Các loại cốp pha bàn được cấu tạo nên từ các bộ phận chính: hệ cột chống không
gian có cơ cấu điều chỉnh chiều cao, các đà đỡ và ván sàn.
-Ta có thể chia cốp pha bàn ra thành 2 phần chính: Bảng ván khuôn và hệ thống chân
chống.
• Bảng ván khuôn
Bảng ván khuôn bao gồm hệ thống các thanh đà đỡ ( đà dọc, đà ngang) và các tấm
ván lát.
Hình 2.1: Cấu tạo bảng ván khuôn chuẩn.
25
Bảng ván khuôn được sản xuất với nhiều loại kích thước khác nhau để sử dụng linh
hoạt đối với các loại sàn có kích thước khác nhau. Dưới đây là một số kích thước chính
của bảng ván khuôn.
Loại (m

2
) Rộng(m
)
Cao(m
)
Dài(m) Trọng
lượng(kg)
Bảnván 2,5x4 2,45 0,49 4 346,5
Bảng ván
2,5x5
2,45 0,49 5 443,5
Bảng ván 2x4 2 0,49 4 310
Bảng ván 2x5 2 0,49 5 388
2.1.1 Ván lát
-Ván lát được làm bằng các loại vật liệu như gỗ ép hoặc gỗ dán có chiều dày 21mm
hoặc 27mm. Ván lát được làm bằng các loại vật liệu trên thì không bị cong vênh, cho
bề mặt phẳng nhẵn, giá thành rẻ…
2.1.2 Đà ngang
-Các thanh đà ngang được đặt ngay bên dưới tấm ván
lát, chúng được đặt cách nhau khoảng 400mm. Đà
ngang có các loại chiều dài 2,45m và 2m được chế tạo
từ vật liệu kim loại hoặc hợp kim.
-Đà ngang có tiết diện chữ I, được kê trực tiếp lên đà
dọc và liên kết bằng các bulông.
Hình 2.2 : Đà ngang
2.1.3 Đà dọc
-Các thanh đà dọc bố trí dọc theo bảng ván khuôn với
khoảng cách giữa các thanh đà dọc là 1,524m(với bảng
ván tiêu chuẩn). Chiều dài đà dọc 4m hoặc 5m cũng
được chế tạo từ vật liệu kim loại hoặc hợp kim

-Đà dọc có tiết diện chữ I

Hình 2.3 : Đà doc

×