Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

tổng hợp giáo án sinh học 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.24 KB, 124 trang )

Trường Sinh học 10
GIÁO ÁN SINH HỌC
10
1
Trường Sinh học 10
Tuần 1:
Tiết PPCT: 1
Phần I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
Bài 1: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được tổ chức và nguyên tắc thứ bậc trong thế giới sống.
- Trình bày đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
- Giải thích tại sao tế bào là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.
- Vận dụng kiến thức đã học vào đời sống.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
II. Phương pháp:
- Vấn đáp - giảng giải - thảo luận nhóm.
III. Phương tiện:
- Tranh ảnh liên quan đến bài học như: tế bào.
- Tranh phóng to SGK.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Giới thiệu: Chương trình môn học.
2. Mở bài:
Để nghiên cứu sự sống các nhà sinh học thường tập trung vào nghiên cứu các đặc điểm của
cơ thể sống vì chỉ ở cấp độ cơ thể mới biểu hiện đầy đủ các đặc tính của sự sống. Tuy nhiên, để
hiểu được sự sống ở cấp độ cơ thể các nhà sinh học còn phải nghiên cứu tất cả các cấp tổ chức
dưới và trên cấp cơ thể, từ cấp nhỏ nhất đến cấp lớn nhất. Vậy các cấp tổ chức mà các nhà sinh


học đã nghiên cứu là những cấp tổ chức nào?

3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
2
Trường Sinh học 10
Hoạt động: Tìm hiểu các cấp
tổ chức của thế giới sống.
GV: Cho HS nghiên cứu SGK
trả lời câu hỏi:
+ SV khác với vật vô sinh ở
những điểm nào ?
+ Học thuyết tế bào cho biết
những điều gì?
GV: Nhận xét và hoàn thiện
kiến thức.
GV: Nêu tiếp câu hỏi:
+ Hãy cho biết các cấp tổ chức
cơ bản của thế giới sống?
+ Các cấp tổ chức nào của thế
giới sống được xem là cấp tổ
chức trung gian?
+ Các nguyên tử, phân tử được
xem là cấp tổ chức trên tế bào
hay dưới tế bào?
HS: Nghiên cứu SGK trang 6.
Thảo luận nhóm trả lời và nêu
được:
+ Sinh vật có các biểu hiện
sống như trao đổi chất, sinh

sản.
+ Sinh vật có nhiều mức độ tổ
chức cơ thể.
+ Sinh vật được cấu tạo từ tế
bào.
- Học thuyết tế bào cho biết:
+ Mọi cơ thể sống đều được
cấu tạo từ một hay nhiều tế
bào.
+ Các tế bào chỉ được sinh ra
bằng cách phân chia tế bào.
HS: Lắng nghe.
HS: Nghiên cứu thông tin
SGK /trang 6 và quan sát
Hình 1 trình bày:
- Các cấp tổ chức cơ bản của
thế giới sống bao gồm:
+ Tế bào.
+ Cơ thể.
+ Quần thể.
+ Quần xã.
+ Hệ sinh thái.
- Các cấp tổ chức trung gian
của thế giới sống là:
+ Mô.
+ Cơ quan.
+ Hệ cơ quan.
- Các nguyên tử, phân tử
được xem là cấp tổ chức dưới
tế bào.

I Các cấp tổ chức của thế
giới sống:
- Thế giới sinh vật được tổ
chức theo thứ bậc rất chặt
chẽ.
- Tế bào là đơn vị cơ bản cấu
tạo nên mọi cơ thể sinh vật.
- Các cấp tổ chức cơ bản của
thế giới sống bao gồm: tế
bào, cơ thể, quần thể, quần xã
và hệ sinh thái.
3
Trường Sinh học 10
+ Tại sao nói tế bào là đơn vị
cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể
sinh vật ?
GV: Nhận xét và hoàn thiện
kiến thức
HS: Suy nghĩ trả lời: Vì tất cả
các sinh vật đều có cấu tạo từ
tế bào. Các hoạt động sống
đều được diễn ra trong tế bào.
HS: Thống nhất ý kiến.

V. Củng cố:
- Thế giới sống được tổ chức như thế nào?
- Nêu các cấp tổ chức sống cơ bản.
- Sinh vật khác với những vật vô sinh như thế nào?
VI. Dặn dò:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Xem trước phần đặc điểm chung của của các cấp tổ chức sống.
4
Trường Sinh học 10
Tuần 2:
Tiết PPCT: 2
Ngày dạy và lớp dạy:…………………………………….
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
Bài 1: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG (TT)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được tổ chức và nguyên tắc thứ bậc trong thế giới sống.
- Trình bày đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
- Giải thích tại sao tế bào là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.
- Vận dụng kiến thức đã học vào đời sống.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
II. Phương pháp:
- Vấn đáp - giảng giải - thảo luận nhóm.
III. Phương tiện:
- Tranh ảnh liên quan đến bài học như: tế bào.
- Tranh phóng to SGK.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Thế giới sống được tổ chức như thế nào?
- Nêu các cấp tổ chức sống cơ bản.

2. Mở bài:
Để nghiên cứu sự sống các nhà sinh học thường tập trung vào nghiên cứu các đặc điểm của
cơ thể sống vì chỉ ở cấp độ cơ thể mới biểu hiện đầy đủ các đặc tính của sự sống. Tuy nhiên, để
hiểu được sự sống ở cấp độ cơ thể các nhà sinh học còn phải nghiên cứu tất cả các cấp tổ chức
dưới và trên cấp cơ thể, từ cấp nhỏ nhất đến cấp lớn nhất. Vậy các cấp tổ chức mà các nhà sinh
học đã nghiên cứu có đặc điểm gì?
5
Trường Sinh học 10
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc
điểm chung của các cấp tổ
chức sống.
GV: Cho HS nghiên cứu SGK
và thảo luận nhóm để trả lời
câu hỏi:
+ Thế nào là nguyên tắc thứ
bậc?
+ Thế nào là đặc tính nổi trộn?
Cho ví dụ.
+ Đặc điểm nổi trội do đâu mà
có?
+ Đặc điểm nổi trội đặc trưng
cho cơ thể sống là gì?
GV : Nêu vấn đề :
+ Hệ thống mở là gì?
+ Sinh vật với môi trường có
mối quan hệ như thế nào?
Liên hệ: Làm thế nào để sinh
vật có thể sinh trưởng phát triển

tốt nhất trong môi trường?
+ Tại sao ăn uống không hợp lí
sẽ dẫn đến phát sinh bệnh?
+ Nếu trong các cấp tổ chức
sống không tự điều chỉnh thì
điều gì sẽ xảy ra?
+ Vì sao sự sống tiếp diễn từ
thế hệ này sang thế hệ khác?

HS: Nghiên cứu SGK trang 8.
+ Trao đổi nhóm nhanh trả lời
câu hỏi.
+ Các nhóm cử đại diện trình
bày trước lớp, cả lớp bổ sung.
HS: Nghiên cứu SGK trang 8
+ Trao đổi nhóm nhanh trả lời
câu hỏi.
+ Các nhóm cử đại diện trình
bày trước lớp, cả lớp bổ sung.
HS: Trẻ em ăn nhiều thịt
không bổ sung rau xanh dẫn
đến bệnh béo phì.
+ Trẻ thiếu chất sẽ bi bệnh
suy dinh dưỡng.
+ Hệ nội tiết, hệ thần kinh
điều hòa cân bằng cơ thể.
HS: Nghiên cứu SGK trao đổi
nhóm trình bày câu hỏi.
HS: Trong chăn nuôi hay
trồng trọt→ tạo điều kiện

II. Đặc điểm chung của
các cấp tổ chức sống:
1. Tổ chức theo nguyên tắc
thứ bậc:
- Nguyên tắc thứ bậc: là tổ
chức sống cấp dưới làm nền
tảng để xây dựng nên tổ chức
sống cấp trên.
- Đặc điểm nổi trội: là đặc
điểm của một cấp tổ chức
nào đó được hình thành do sự
tương tác của các bộ phận cấu
tạo nên chúng. Đặc điểm này
không thể có được ở cấp tổ
chức nhỏ hơn.
- Đặc điểm nổi trội đặc trưng
cho thế giới sống là: Trao đổi
chất và năng lượng, sinh sản,
sinh trưởng và phát triển, cảm
ứng, khả năng tự điều chỉnh
cân bằng nội mô, tiến hóa tiến
hóa thích nghi với môi trường
sống.
2. Hệ thống mở và tự điều
chỉnh:
- Hệ thống mở: Sinh vật ở
mọi cấp tổ chức đều không
ngừng trao đổi chất và năng
lượng với môi trường.
- Sinh vật không chỉ chịu sự

tác động của môi trường mà
còn góp phần làm biến đổi
môi trường.
- Khả năng tự điều chỉnh của
hệ thống sống.
- Khả năng tự điều chỉnh của
hệ thống sống nhằm đảm bảo
duy trì điều hòa cân bằng
động trong hệ thống để tồn
tại và phát triển.
3. Thế giới sống liên tục tiến
hóa:
6
Trường Sinh học 10
GV: Nhận xét và hoàn thiện
kiến thức.
thuận lợi về nơi ở, thức ăn
cho sinh vật phát triển.

- Sự sống tiếp diễn liên tục
nhờ sự truyền thông tin trên
ADN từ thế hệ này sang thế
hệ khác.
- Các sinh vật trên trái đất có
chung nguồn gốc.
V. Củng cố:
Chứng minh sinh vật tự họat động và tự điều chỉnh, thế giới sống thống nhất là do được tiến
hóa từ tổ tiên chung.
VI. Dặn dò:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Xem trước Bài 2.
Tuần 3:
7
Trường Sinh học 10
Tiết PPCT: 3
Ngày dạy và lớp dạy
Bài 2: CÁC GIỚI SINH VẬT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
+ Nêu được khái niệm về giới sinh vật
+ Trình bày được hệ thống phân loại sinh giới (hệ thống sinh giới)
+ Nêu được những đặc điểm chính của mỗi giới.
2. Kỹ năng:
+ Rèn luyện kỹ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ hình vẽ.
+Kỷ năng khát quát hóa kiến thức.
3. Thái độ:
+ Có lòng say mê và yêu thích môn sinh học
II. Phương pháp:
Vấn đáp - giảng giải - thảo luận nhóm
III. Phương tiện:
- Tranh phóng to hình 2 SGK Trang 10
- Phiếu học tập
IV. Tiến trình thực hiện:
1. Kiểm tra bài cũ:
* Chọn câu trả lời Đúng:
Câu 1: Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc nào?
A/ Thứ bậc (tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn).
B/ Tổ chức sống cấp cao hơn không chỉ có các đặc diểm của tổ chức sống thấp mà còn có đặc
tính nổi trội (mà cấp dưới không có).
C/ Tổ chức sống cao hơn phân bố trong phạm vi rộng lớn hơn.

D/ Cả A và B
Câu 2: Đặc điểm của thế giới sống?
A/ Không ngừng trao đổi chất và năng lượng với môi trường
B/ Là hệ thống mở và có khả năng tự điều chỉnh
C/ Là hệ thống duy nhất trên hành tinh
D/ Cả A và B
Câu 3: Đặc điểm chung của tất cả các loài sinh vật?
A/ Chúng sống trong những môi trường giống nhau
8
Trường Sinh học 10
B/ Chúng đều được cấu tạo từ tế bào
C/ Chúng đều có chung một tổ tiên
D/ Cả A và B
2. Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới
và hệ thống phân loại 5 giới .
GV: Viết sơ đồ lên bảng
Giới - Ngành - Lớp - Bộ - Họ
- Chi - loài
GV: Nêu câu hỏi
+ Giới là gì? Cho ví dụ
GV: Nhận xét bổ sung hoàn
thiện kiến thức.
GV: Cho HS quan sát sơ đồ hệ
thống 5 giới sinh vật.
+ Giới được phân loại như thế
nào? Kể ra?
GV: Nhận xét bổ sung hoàn
thiện kiến thức.

Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc
điểm chính của mỗi giới.
GV: Cho HS quan sát tranh đại
diện của 5 giới để nhớ lại kiến
thức.
GV: Yêu cầu: HS hoàn thành
phiếu học tập về đặc điểm của 5
giới.
GV: Treo phiếu học tập lên
bảng
GV: Nhận xét và hoàn thành
phiếu học tập cho hoàn chỉnh.

HS: Quan sát sơ đồ kết hợp
với kiến thức sinh học lớp
dưới và nêu dược:
+ Giới là đơn vị cao nhất
+ Giới thực vật và giới động
vật
HS: Quan sát tranh SGK trả
lời.
HS : Quan sát tranh hình
SGK
+ Nghiên cứu SGK trang 10 ,
11, 12 .
+ Thảo luận nhóm hoàn
thành phiếu học tập
+ Cử đại diện các nhóm lên
bảng ghi đặc điểm của giới
I. Giới và hệ thống 5 loại giới:

1 Khái niệm giới:
Giới trong sinh học là đơn vị
phân loại lớn nhất bao gồm các
ngành sinh vật có chung những
đặc điểm nhất định.
2. Hệ thống phân loại 5 giới:
Hệ thống phân loại 5 giới được
chia thành 5 giới:
+ Giới khởi sinh
+ Giới nguyên sinh
+ Giới nấm
+ Giới thực vật
+ Giới động vật .
II . Đặc điểm chính của mỗi
giới:
Nội dung Phiếu học tập.
9
Trường Sinh học 10
Đáp án Phiếu học tập:
Nội dung
Giới
Khởi sinh
Giới
Nguyênsinh
Giới Nấm Giới Thực vật Giới Độngvật
1 Đặc điểm
- Loại tế
bào (nhân
thực, nhân
sơ)

- Mức độ tổ
chức cơ thể
- Kiểu dinh
dưỡng
- Sinh vật
nhân sơ
- Kích thước
nhỏ 1- 5Mm
- Sống hoại
sinh hoặc kí
sinh
- Một số có
khả năng
tổng hợp
chất hữu cơ
-Sinh vật
nhân thực
-Cơ thể đơn
bào hay đa
bào , có loài
có diệp lục
- Sống dị
dưỡng hoại
sinh
- Tự dưỡng
-Sinh vật
nhân thực
- Cơ thể đơn
bào hay đa
bào

- Cấu trúc
dạng sợi,
thành tế bào
chứa kitin
- Không có
lục lạp,lông,
roi
- Dị dưỡng
hoại sinh, kí
sinh hoặc
cộng sinh
-Sinh vật nhân thực
- Sinh vật đa bào
- Sống cố định
- Có khả năng cảm
ứng chậm
- Có khả năng
quang hợp
-Sinh vật nhân
thực
-Sinh vật đa
bào
- Có khả năng
di chuyển
- Có khả năng
cảm ứng
nhanh
- Sống dị
dưỡng
2 Đại diện

- Vi khuẩn
- Vi sinh vật
cổ( Sống ở
nhiệt độ
0
O
→100
0
C
Độ muối 26
5 %)
- Tảo đơn
bào đa bào
- Nấm nhầy
- ĐVNS:
trùng đế giày
Trùng biến
hình
- Nấm men
-nấm sợi
- Địa y:
(nấm + tảo)
- Rêu
- Quyết, hạt trần,
hạt kín ( thể bào tử
chiếm ưu thế)
- Ruột khoang,
giun Dẹp, giun
tròn, thân
mềm, chân

khớp, động vật
có xương sống
.
V. Củng cố:
Sắp xếp đặc điểm của các giới sinh vật vào từng giới sao cho phù hợp:
STT Các giới sinh vật Trả lời Đặc điểm
1 Khởi sinh 1 C
a) Tế bào nhân thực, đa bào phức tạp, tự
dưỡng, sống cố định.
2 Nguyên sinh 2 D
b) Tế bào nhân thực, đa bào phức tạp, dị
dưỡng hoại sinh, sống cố định.
10
Trường Sinh học 10
3 Nấm 3 A
c) Tế bào nhân sơ, đơn bào, dị dưỡng hoặc
tự dưỡng.
4 Thực vật 4 B
d) Tế bào nhân thực, đơn bào, đa bào, dị
dưỡng hoặc tự dưỡng.
5 Động vật 5 E
e) Tế bào nhân thực, đa bào phức tạp, dị
dưỡng, sống di chuyển.

VI. Dặn dò:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK / Trang 13.
- Xem trước Bài 3/trang 15.
Tuần 4: Tiết PPCT: 4
Phần II: SINH HỌC TẾ BÀO
Chương I: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO

Bài 3: CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC.
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Nêu được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào.
- Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với tế bào.
- Phân biệt nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.
- Giải thích được cấu trúc hóa học của phân tử nước quyết định các đặc tính lý hóa của nước.
- Trình bày được vai trò của nước đối với tế bào.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng làm việc nhóm
- Quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ hình vẽ
- Kĩ năng làm việc độc lập với SGK, so sánh, rút ra kết luận
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trình bày nội dung trước nhóm, tổ, lớp.
3. Thái độ:
- Có hứng thú với khoa học tự nhiên và môn Sinh học.
- Có ý thức giữ gìn nguồn tài nguyên nước.
II. PHƯƠNG PHÁP.
- Vấn đáp – tìm tòi bộ phận.
- Quan sát tranh tìm tòi bộ phận.
- Nghiên cứu SGK phát hiện kiến thức
III. PHƯƠNG TIỆN.
- SGK.
- Hình 3.1, 3.2 SGK phóng to.
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN.
1. Kiểm tra bài cũ:
- Giới sinh vật là gì? Thế giới sống được phân thành mấy giới? đó là những giới nào? Nêu tiêu
chí phân loại các giới sinh vật?
11
Trường Sinh học 10
- Hãy nêu đặc điểm cơ bản của giới nguyên sinh, giới nấm và giới động vật?

- Em hãy cho biết, vi rút có được xếp vào các giới ính vật hay không? Tại sao?
2. Nội dung bài mới:
Tất cả các sinh vật sống đều được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, vậy tế bào được cấu tạo
từ những đơn vị nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề đó qua Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước.
Hoạt động 1: Tìm hiểu các nguyên tố hóa học.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
- GV: Các em hãy nghiên cứu
nội dung trong SGK mục I
trang 15 và cho biết: Có bao
nhiêu nguyên tố tham gia cấu
tạo cơ thể sống? Những
nguyên tố nào là nguyên tố
chủ yếu?
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV hỏi tiếp:
+ Dựa vào cơ sở nào để
phân biệt nguyên tố đa lượng
và nguyên tố vi lượng?
+ Thế nào là nguyên tố đa
lượng? Vai trò của nguyên tố
đa lượng? Kể tên các nguyên
tố đa lượng cơ bản?
+ Thế nào là nguyên tố vi
lượng? Vai trò của nguyên tố
vi lượng? Kể tên các nguyên
tố vi lượng cơ bản?
- GV nhận xét và chuẩn hóa
kiến thức cho HS.
- GV: Vì sao nguyên tố vi
lượng chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng

không thể thiếu? Nêu VD?
- HS Đọc nội dung trong SGK
trả lời: Có 92 nguyên tố tham
gia cấu tạo nên cơ thể sống,
nguyên tố chủ yếu là C, H, O,
N.
+ Dựa vào tỉ lệ các nguyên
tố trong cơ thể sống
+ Nguyên tố đa lượng có
hàm lượng

0,01% khối
lượng chất khô, là thành phần
cấu tạo nên tế bào, các hợp
chất hữu cơ như: Cacbohidrat,
lipit điều tiết quá trình trao
đổi chất trong tế bào. Bao
gồm các nguyên tố C, H, O,
N, Ca, S, Mg
+ Nguyên tố vi lượng có
hàm lượng

0,01% khối
lượng chất khô, là thành phần
cấu tạo enzim, các hooc mon,
điều tiết quá trình trao đổi
chất trong tế bào. Bao gồm
các nguyên tố : Cu, Fe, Mn,
Co, Zn
- HS ghi nhận kiến thức vào

vở.
- HS dựa vào SGK trả lời và
nêu được VD.
I. Các nguyên tố hóa học:
- Tế bào được cấu tạo từ các
nguyên tố hoá học. Người ta
chia các nguyên tố hoá học
thành 2 nhóm cơ bản:
+ Nguyên tố đa lượng (Có
hàm lượng

0,01% khối
lượng chất khô): Là thành
phần cấu tạo nên tế bào, các
hợp chất hữu cơ như:
Cacbohidrat, lipit, protein
điều tiết quá trình trao đổi
chất trong tế bào. Bao gồm
các nguyên tố C, H, O, N, Ca,
S, Mg
+ Nguyên tố vi lượng (Có
hàm lượng

0,01% khối
lượng chất khô): Tham gia
vào các quá trình sống cơ bản
của tế bào. Bao gồm các
nguyên tố : Cu, Fe, Mn, Co,
Zn
Hoạt động 2: Tìm hiểu nước và vai trò của nước trong tế bào.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
II. Nước và vai trò của nước
trong tế bào:
12
Trường Sinh học 10
- GV cho yêu cầu HS tham
khảo thông tin SGK và hình
3.1 rồi hỏi:
+ Nước được cấu tạo như
thế nào?
+ Cấu trúc của nước giúp
cho nước có được đặc tính
hóa lí như thế nào?
- GV nhận xét và chuẩn hóa
kiến thức cho HS.
- GV cho HS quan sát hình
3.2 và yêu cầu HS cho biết
hậu quả gì có thể xảy ra khi ta
đưa các tế bào sống vào ngăn
đá trong tủ lạnh?
- GV nhận xét bổ sung rồi hỏi
tiếp:
+ Nếu cơ thể bị mất nước
lâu ngày sẽ như thế nào?
+ Nêu vai trò của nước đối
với tế bào và cơ thể sống?
- HS nghiên cứu SGK và hình
trả lời:
+ Phân tử nước cấu tạo
gồm một nguyên tử oxi kết

hợp với 2 nguyên tử hiđrô
bằng liên kết cộng hóa trị.
+ Do đôi electron trong
mối liên kết bị kéo lệch về
phái oxi nên phân tử nước có
tính phân cực. Do đó phân tử
nước này hút phân tử nước
kia và hút phân tử nước khác.
- HS ghi nhận kiến thức vào
vở.
- HS quan sát hình phát hiện
kiến thức: mật độ phân tử
nước ở trạng thái rắn thấp hơn
trạng thái lỏng và ở thể rắn thì
khoảng cách giữa các phân tử
nước tăng lên. Do vậy khi đưa
tế bào sống vào ngăn đá thì
nước trong tế bào sẽ đóng
băng làm tăng thể tích và các
tinh thể nước đá sẽ phá vỡ tế
bào.
- HS vận dụng kiến thức thực
tế và SGK trả lời:
+ Chết.

+ HS nêu được vai trò của
nước dựa vào SGK.
1. Cấu trúc và đặc tính
hóa lý của nước:
a. Cấu trúc:

- Nước được cấu tạo từ 1
nguyên tử ôxi kết hợp với 2
nguyên tử hidro bằng liên kết
cộng hoá trị.
- Phân tử nước có hai đầu tích
điện trái dấu do đôi điện trong
liên kết bị kéo lệch về phía
ôxi.
b. Đặc tính:
- Phân tử nước có tính phân
cực.
- Phân tử nước này hút phân
tử nước kia.
- Phân tử nước hút các phân
tử phân cực khác.
2. Vai trò của nước đối với
tế bào:
Vai trò của nước :
+ Là thành phần chủ yếu
trong mọi cơ thể sống.
+ Là dung môi hoà tan các
chất
+ Là môi trường phản ứng,
tham gia các phản ứng sinh
hóa
3. Củng cố:
Câu 1: Nguyên tố hoá học đặc biệt quan trọng tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ là :
A. O C. Fe
B. K D. C
Câu 2: Iốt trong cơ thể người chỉ cần một lượng cực nhỏ, nhưng nếu thiếu nó sẽ gây bệnh gì?

A. Đao (Down) B. Bướu cổ
B. Ung thư máu D. Hồng cầu lưỡi liềm.
Câu 3: Nước có đặc tính phân cực cao nên có vai trò gì?
A. Làm dung môi hoà tan nhiều chất, tạo môi trường cho các phản ứng sinh hoá xảy ra.
B. Làm ổn định nhiệt của cơ thể.
C. Làm giảm nhiệt độ cơ thể.
D. Làm cho tế bào chất dẫn điện tốt
Câu 4: Thế nào là nguyên tố vi lượng? Cho ví dụ về một vài nguyên tố vi lượng trong cơ thể
người?
Câu 5: Mô tả cấu trúc hóa học và nêu vai trò của nước trong tế bào?
13
Trường Sinh học 10

4. Dặn dò:
- Học bài và đọc mục “Em có biết” trong SGK. Trả lời các câu hỏi SGK trang 18.
- Đọc trước Bài 4 CACBOHIĐRAT VÀ LIPIT. Cho biết:
+ Phân biệt các loại cacbohiđrat và chức năng của chúng?
+ Nêu cấu tạo và chức năng của từng loại lipit.
Tuần 5: Tiết PPCT: 5 Ngày dạy và lớp dạy:…………………………………….
Bài 4 , 5: CACBOHIĐRAT, LIPIT VÀ PRÔTÊIN.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Liệt kê được các loại đường đơn, đường đôi và đường đa (đường phức) có trong các cơ thể
sinh vật.
- Trình bày được chức năng của từng loại đường trong cơ thể sinh vật.
- Trình bài được chức năng của từng loại lipit.
- Phân biệt được các mức độ cấu trúc của prôtêin và chức năng của các loại prôtêin.
2. Kỹ năng:
- Kĩ năng làm việc độc lập với SGK, so sánh, rút ra kết luận.
- Kĩ năng làm việc nhóm.

- Kĩ năng quan sát tranh, phân tích, tìm hiểu nội dung.
- Vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trình bày nội dung trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực.
3. Thái độ.
Có ý thức ăn uống hợp lý.
II. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp – tìm tòi bộ phận.
- Nghiên cứu SGK – tìm tòi.
- Quan sát tranh tìm tòi bộ phận.
- Hoạt động nhóm.
III. PHƯƠNG TIỆN:
- Sách giáo khoa.
- Phiếu học tập.
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nguyên tố đại lượng là gì? Nêu vai trò của nguyên tố đại lượng? Có những nguyên tố đại
lượng chủ yếu nào?
- Nguyên tố vi lượng là gì? Nêu vai trò của nguyên tố vi lượng? Có những nguyên tố vi
lượng chủ yếu nào?
- Nêu cấu trúc và đặc tính hóa lý của nước? nước có vai trò gì đối với tế bào và cơ thể?
14
Trường Sinh học 10
- Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trên vũ trụ, các nhà khoa học trước hết
lại tìm xem ở đó có nước hay không?
2.Nội dung bài mới:
Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu vai trò của nước trong tế bào, ở bài này chúng ta sẽ tìm hiểu
3 phân tử hữu cơ quan trọng của tế bào là cacbohiđrat, lipit, prôtêin.
Hoạt động 1: Tìm hiểu Cacbohiđrat (đường).


Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung
- GV: Hãy kể tên một số loại
đường mà em biết ?
- GV: cho biết độ ngọt của
các loại đường? Các loại quả
mít, cam, dưa có vị ngọt
giống nhau hay không?
- GV nhận xét, rồi hỏi tiếp:
Cacbôhiđrat là gì?
- GV nhận xét rồi chuẩn hóa
kiến thức cho HS.
- Có mấy loại cacbôhiđrat?
Kể tên đại diện cho từng loại?
- GV nhận xét và chuẩn hóa
kiến thức cho HS.
- GV: Các đơn phân trong
phân tử đường đa liên kết với
nhau bằng loại liên kết gì?
Hãy phân biệt các loại đường
đa?
- GV nhận xét.
- Nêu chức năng của đường?
- GV liên hệ: vì sao khi đói lả
(hạ đường huyết) người ta
thường cho uống nước đường
thay vì cho ăn các loại thức
ăn.
- GV nhận xét, bổ sung.
- HS vận dụng kiến thức thực
tế trả lời: đường mía, đường

trong quả.
- Vị ngọt của mỗi loại đường
là khác nhau. Mỗi loại quả có
độ ngọt khác nhau do chứa
các loại đường khác nhau.
- HS trả lời: là hợp chất hữu
cơ được cấu tạo chủ yếu từ 3
nguyên tố C, H, O.
- HS ghi kiến thức vào vở.
- HS nghiên cứu SGK trả lời:
có 3 loại đó là đường đơn
(glucozo), đường đôi (đường
mía) và đường đa (glicogen,
tinh bột).
- HS ghi nhận kiến thức vào
vở.
- HS vận dụng kiến thức SGK
trả lời: các đơn phân glucozo
liên kết với nhau bằng các
liên kết glicozit.
- HS nghiên cứu SGK trả lời:
+ Là nguồn năng lượng dự
trữ cho tế bào và cho cơ thể
+ Là thành phần cấu tạo
nên các bộ phận của cơ thể
- HS vận dụng kiến thức trả
lời: Khi hạ đường huyết thì
trong cơ thể không còn năng
lượng dự trữ, cho uống nước
đường để bổ sung năng lượng.

I. Cacbohiđrat (đường):
1. Cấu trúc hóa học:
- Là hợp chất hữu cơ được cấu
tạo chủ yếu từ 3 nguyên tố C,
H, O .
- Bao gồm: Đường đơn,
đường đôi và đường đa.

2. Chức năng:
- Là nguồn năng lượng dự trữ
cho tế bào và cho cơ thể
- Là thành phần cấu tạo nên tế
bào và các bộ phận của cơ thể
- Cacbohidrat liên kết với
prôtêin tạo nên các phân tử
glicôprôtêin là những bộ
phận cấu tạo nên các thành
phần khác nhau của tế bào.
Hoạt động 2: Tìm hiểu lipit.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
- GV:Đặc điểm chung của các - HS vận dụng kiến thức SGK II. Lipit:
15
Trường Sinh học 10
loại lipit là gì?
- GV nhận xét và bổ sung.
- GV chia lớp thành các nhóm
nhỏ rồi yêu cầu HS thảo luận
nhóm trong 5 phút hoàn thành
phiếu học tập: “Phân tích

chức năng của lipit”?
- GV nhận xét và thông báo
đáp án đúng cho HS bằng các
đưa đáp án phiếu học tập lên
bảng.
- GV dặn dò HS vẽ hình 4.2
vào tập học.
trả lời được: có tính kị nước,
có thành phần đa dạng
- HS chia thành nhiều nhóm
nhỏ rồi tiến hành thảo luận,
các nhóm cử đại diện trả lời,
nhóm còn lại theo dõi và bổ
sung.
- HS sửa chữa phiếu học tập
và lưu lại làm tài liệu học tập.
- Lipit : Là hợp chất hữu cơ
không tan trong nước mà chỉ
tan trong dung môi hữu cơ.
- Lipit bao gồm lipit đơn giản
( mỡ, dầu, sáp) và lipit phức
tạp (photpholipit và stêrôit).
- Cấu trúc và chức năng của
từng loại lipit. (Đáp án phiếu
học tập 1)
Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu trúc của prôtêin.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
- GV giảng giải: Prôtêin là
đại phân tử hữu cơ có vai trò
đặc biệt quan trọng đối với

sự sống, prôtêin chiếm
khoảng 50% khối lượng khô
trong các loại tế bào.
- GV: Tại sao các loại thịt
bò, gà, lợn lại khác nhau?
- GV yêu cầu HS nghiên cứu
SGK mục I rồi hỏi:
+ Em hãy cho biết prôtêin
được cấu tạo như thế nào?
+ Tính đa dạng và đặc thù
của prôtêin là do đâu?
- GV nhận xét, bổ sung và
chuẩn hóa kiến thức cho HS.
- GV chia lớp thành nhiều
nhóm nhỏ và yêu cầu HS
thảo luận nhóm và hoàn
thành phiếu học tập số 1
Cấu
trúc
Đặc điểm
Bậc 1
Bậc 2
Bậc 3
Bậc 4
- GV nhận xét, bổ sung và
chuẩn hóa kiến thức cho HS.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS: Vì chứa các loại
prôtêin khác nhau.
- HS dựa vào SGK trả lời:


+ Prôtêin được cấu tạo
theo nguyên tắc đa phân,
trong đó các đơn phân là các
axit amin.
+ Prôtêin đa dạng và đặc
thù do số lượng, thành phần
và trật tự sắp xếp các axit
amin.
- HS ghi nhận kiến thức vào
vở.
- HS chia nhóm và tiến hành
thảo luận sau đó đại diện
nhóm báo cáo kết quả, các
nhóm khác lắng nghe và bổ
sung.
- HS sửa chữa đáp án PHT
và lưu lại làm tài liệu học
tập.
I. Cấu trúc của prôtêin:
Prôtêin:
+ Là đại phân tử hữu cơ
có cấu tạo theo nguyên tắc
đa phân gồm các đơn phân là
các axit amin (có khoảng 20
loại axit amin).
+ Prôtêin đa dạng và đặc
thù do số lượng thành phần
và trật tự sắp xếp các axit
amin.

- Prôtêin có 4 bậc cấu trúc
không gian (Đáp án phiếu
học tập số 2)
16
Trường Sinh học 10
Hoạt động 4: Tìm hiểu chức năng của prôtêin.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
- GV: Hãy nêu các chức năng
cơ bản của Protein?
- GV nhận xét và chuẩn hóa
kiến thức cho HS.
- GV: Tại sao chúng ta lại cần
ăn prôtein từ các nguồn thực
phẩm khác nhau ?
- GV nhận xét, bổ sung.
- HS dựa vào SGK trả lời:
+ Cấu tạo nên TB và cơ
thể.
+ Dự trữ các axit amin.
+ Vận chuyển các chất.
+ Bảo vệ cơ thể.
+ Thu nhận thông tin.
+ Xúc tác cho các phản
ứng hóa sinh.
- HS ghi nhận kiến thức.
- HS vận dụng hiểu biết trả
lời: Khi ăn nhiều loại thức ăn
khác nhau chúng ta có cơ hội
nhận được các axit amin
không thay thế khác nhau rất

cần cho cơ thể. Đó là các axit
amin triptôphan, mêtiônin,
valin, thrêônin, phenyl alanin,
lơxin, izôlơxin, lizin.
II. Chức năng của prôtêin:
- Tham gia vào cấu trúc nên tế
bào và cơ thể.
- Vận chuyển các chất
- Xúc tác các phản ứng hoá
sinh trong tế bào.
- Điều hoà các quá trình trao
đổi chất.
- Bảo vệ cơ thể.
- Thu nhận thông tin
Đáp án Phiếu học tập 1:
Các loại Lipit Mỡ Phôtpholipít Sterốit Sắc tố và Vitamin
Cấutạo
- Gồm một
phân tử glixêrôl
liên kết với 3
axit béo.
- Một phân tử
glixêrol liên kết
2 phân tử axit
béo và 1 nhóm
phốt phát.
- Chứa các
nguyên tử liên
kết vòng.
- Vitamin là phân tử hữu

cơ nhỏ.
- Sắc tố carôtenôit.
Chức năng
- Dự trữ năng
lượng cho tế
bào.
- Tạo nên các
loại màng tế
bào.
- Cấu tạo màng
sinh chất và 1
số hooc môn.
- Tham gia vào mọi hoạt
động sống của cơ thể.
Đáp án Phiếu học tập 2:
Cấu
trúc
Đặc điểm
Bậc 1 Là một chuỗi polipeptit do các axit amin liên kết với nhau tạo thành.
Bậc 2
Do cấu trúc bậc 1 co xoắn (dạng α) hoặc gấp nếp (dạng β).
Bậc 3 Cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin do cấu trúc bậc 2 co xoắn hay gấp nếp.
Bậc 4 Do 2 hay nhiều chuỗi polipeptit cùng loại hay khác loại tạo thành.
3. Củng cố:
- Nêu cấu trúc và chức năng của các loại Cacbôhiđrat ?
- Kể tên một số cấu trúc có sự tham gia của lipit và có bản chất lipit?
- Nêu cấu trúc và chức năng của prôtêin?
17
Trường Sinh học 10
4. Dặn dò:

- Học thuộc bài đã học.
- Làm bài tập cuối bài (trang 22, SGK Sinh học 10)
- Xem trước bài 5 trang 23, SGK Sinh học 10. Cho biết protein có các bậc cấu trúc nào và
chức năng của protein là gì?
Tuần 6:
Tiết PPCT: 6
Ngày dạy và lớp dạy:…………………………………….
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
Bài 6: AXIT NUCLÊIC
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- HS nêu được thành phần hóa học của một nuclêôtit.
- Mô tả được cấu trúc của phân tử ADN và ARN.
- Trình bày được các chức năng của ADN và ARN.
- So sánh được cấu trúc và chức năng của ADN và ARN.
2. Kỹ năng:
- Kĩ năng quan sát tranh, phân tích, tìm hiểu nội dung.
- Quan sát, thu nhận kiến thức từ mô hình.
- Kĩ năng làm việc độc lập với SGK, so sánh, rút ra kết luận.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trình bày nội dung trước nhóm, tổ, lớp.
3. Thái độ:
Có ý thức tìm tòi và nghiên cứu khoa học môn sinh học.
II. PHƯƠNG PHÁP.
- Vấn đáp – tìm tòi bộ phận
- Hoạt động nhóm.
- Quan sát tranh tìm tòi bộ phận.
- Nghiên cứu SGK – tìm tòi.

III. PHƯƠNG TIỆN.
- SGK.
- Tranh 6.1, 6.2 SGK phóng to.
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN.
1. Kiểm tra bài cũ.
- Nêu cấu trúc và chức năng của Cacbohiđrat?
- Nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng của các loại lipit?
- Trình bày các bậc cấu trúc của prôtêin.
- Prôtêin có chức năng gì? Nêu VD?
2. Nội dung bài mới:
Trong bốn đại phân tử cấu tạo nên cơ thể sống, axit nuclêic là đại phân tử quan trọng nhất. Vì
sao lại nói vậy, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài hôm nay.
Hoạt động 1: Tìm hiểu axit đêôxiribônuclêic
18
Trường Sinh học 10
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
- GV hỏi: ADN cấu tạo theo
nguyên tắc nào? Mỗi đơn
phân là gì?
- GV yêu cầu HS quan sát
hình 6.1 rồi yêu cầu HS trả
lời các câu hỏi:
+ Trình bày cấu trúc hóa
học của ADN?
+ Các nuclêôtit liên kết
với nhau bằng loại liên kết
gì?
- GV nhận xét và chuẩn hóa
kiến thức cho HS.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu

SGK mục I.1 và hình 6.1 rồi
hỏi tiếp:
+ Trình bày cấu trúc
không gian của ADN?
+ Thế nào là liên kết bổ
sung?
- GV nhận xét, bổ sung và
chuẩn hóa kiến thức cho HS.
- GV giảng giải: mặc dù các
liên kết hiđrô là các liên kết
yếu nhưng phân tử ADN bao
gồm rất nhiều đơn phân nên
số lượng liên kết hiđrô là cực
kì lớn làm cho phân tử ADN
khá bền vững và rất linh
hoạt.
- GV: ADN của tế bào nhân
sơ và nhân thực có gì khác
nhau?
- GV nhận xét.
- GV cho HS nghiên cứu
SGK mục II.2 rồi hỏi:
+ ADN có chức năng gì?
- HS trả lời: cấu tạo theo
nguyên tắc đa phân, mỗi đơn
phân là một nuclêotit.
- HS quan sát hình và nghiên
cứu SGK trả lời được:
+ Mỗi nuclêôtit cấu tạo
gồm 3 thành phần: Đường

pentozơ, nhóm phốt phat,
bazơ nitơ. Có 4 loại nuclêôtit
là A, T, G, X.
+ Các nuclêôtit liên kết
với nhau bằng các liên kết
photphođieste tạo thành
chuỗi polinuclêôtit.
- HS ghi nhận kiến thức vào
vở.
- HS nghiên cứu hình và
SGK phát hiện kiến thức:
+ Mỗi phân tử ADN gồm
2 chuỗi polinuclêôtit liên kết
với nhau bằng liên kết hiđrô
giữa các bazơ nitơ của các
nuclêôtit.
+ A liên kết với T bằng 2
liên kết hiđrô, G liên kết với
X bằng 3 liên kết hiđrô.
- HS ghi nhận kiến thức vào
vở.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS nghiên cứu SGK trả lời
được: các tế bào nhân sơ
ADN có cấu trúc mạch vòng
còn ở tế bào nhân thực ADN
có cấu trúc dạng mạch thẳng.
- HS nghiên cứu SGK trả lời:
+ ADN có chức năng
mang, bảo quản và truyền

đạt thông tin di truyền.
I. Axit đêôxiribônuclêic.
1. Cấu trúc của ADN:
 Cấu trúc hóa học :
- Được cấu tạo theo nguyên
tắc đa phân mà đơn phân là
các nuclêôtit.
- Gồm 4 loại nuclêôtit: A, T,
G, X.
- Mỗi nuclêôtit gồm 3 thành
phần: đường pentozơ, nhóm
phốt phat và bazơ nitơ.
- Các nuclêôtit liên kết với
nhau bằng các liên kết
photphođieste tạo thành
chuỗi polinuclêôtit.
 Cấu trúc không gian :
- Phân tử ADN gồm 2 chuỗi
polinuclêôtit song song và
ngược chiều nhau.
- Các nuclêôtit đối diện trên
hai mạch đơn liên kết với
nhau theo nguyên tắc bổ
sung bằng liên kết hidro: A
liên kết với T bằng 2 liên kết
hidro, G liên kết với X bằng
3 liên kết hidro.

2. Chức năng của ADN.
Chức năng: ADN có

chức năng là mang, bảo
quản và truyền đạt thông tin
di truyền.
19
Trường Sinh học 10
+ Hãy cho biết đặc điểm
cấu trúc nào của ADN giúp
nó thực hiện được chức năng
trên?
- GV nhận xét, bổ sung và
chuẩn hóa kiến thức cho HS.
- GV giảng giải thêm: thông
tin di truyền được lưu giữ
trong AND dưới dạng số
lượng, thành phần và trật tự
các nuclêôtit. Trình tự các
nuclêôtit trên AND mã hóa
trình tự các axit amin trong
prôtêin. Các prôtêin lại cấu
tạo nên các tế bào và do vậy
quy định các đặc điểm của
cơ thể.
+ ADN được cấu tạo 2
mạch theo nguyên tắc bổ
sung nên TTDT được bảo
quản rất chặt chẽ. Nếu có sai
sót sẽ có hệ thống enzim sửa
sai trong tế bào sửa chữa.
- HS chú ý lắng nghe.
Hoạt động 2: Tìm hiểu axit ribônuclêic.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
- GV yêu cầu HS nghiên cứu
SGK mục II rồi hỏi HS:
+ ARN có cấu tạo như thế
nào?

+ ARN khác với ARN ở
đặc điểm cấu tạo nào?
- GV nhận xét và chuẩn hóa
kiến thức cho HS.
- GV hỏi:
+ Có các loại ARN nào?
+ Người ta dựa vào đâu để
phân loại ARN.
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV chia lớp thành 6 nhóm,
yêu cầu các nhóm thảo luận
hoàn thành phiếu học tập:
“ Cấu tạo và chức năng các
loại ARN”.
+ Nhóm 1, 2: nghiên cứu
- HS nghiên cứu SGK trả lời:

+ ARN có cấu tạo theo
nguyên tắc đa phân mà mỗi
đơn phân là một nuclêôtit. Có
4 loại nuclêôtit: A (ađênin), U
(uraxin), G (guanin), X
(xitoxin).
+ Phân tử ARN chỉ được

cấu tạo từ một chuỗi
polinuclêotit còn ADN gồm 2
chuỗi polinuclêôttit.
- HS ghi nhận kiến thức vào
vở.
- HS trả lời:
+ Có 3 loại: ARN thông
tin, ARN vận chuyển, ARN
ribôxôm.
+ Dựa vào chức năng.
- HS chia nhóm thảo luận,
thống nhất ý kiến.
II. Axit ribônuclêic.
1. Cấu trúc của ARN:
- ARN: Được cấu tạo theo
nguyên tắc đa phân mà mỗi
đơn phân là 1 nuclêôtit.
- Có 4 loại nuclêôtit là A, U,
G và X.
- Phân tử ARN chỉ có 1 mạch
polinuclêôtit.
- Có 3 loại ARN là mARN,
tARN và rARN thực hiện các
chức năng khác nhau.

2. Cấu tạo và chức năng
của các loại ARN. (Đáp án
phiếu học tập).
20
Trường Sinh học 10

ARN thông tin.
+ Nhóm 3, 4: nghiên cứu
ARN vận chuyển.
+ Nhóm 5,6: nghiên cứu
ARN ribôxom.
- GV gọi đại diện các nhóm
trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét bổ sung và
thông báo đáp án đúng.
- GV giảng giải thêm: Các
phân tử ARN thực chất là
những phiên bản được đúc
trên một mạch khuôn của gen
trên phân tử ADN nhờ quá
trình phiên mã. Sau khi thực
hiện xong chức năng của
mình, các phân tử ARN
thường bị các enzim phân huỷ
thành các nuclêôtit.
- Đại diện mỗi nhóm trình
bày, nhóm còn lại nhận xét bổ
sung.
- HS sửa chữa phiếu học tập
và lưu lại làm tài liệu học tập.
- HS chú ý lắng nghe.
Đáp án phiếu học tập:
Các loại ARN ARN thông tin ARN vận chuyển ARN ribôxom
Cấu tạo
- mARN cấu tạo từ
một chuỗi

polinuclêôtit dưới
dạng mạch thẳng.
- tARN có cấu trúc
với 3 thuỳ, trong đó
có một thuỳ mang bộ
ba đối mã.
- rARN có cấu trúc
mạch đơn nhưng
nhiều vùng các
nuclêôtit liên kết bổ
sung với nhau tạo
các vùng xoắn kép
cục bộ.
Chức năng
- mARN có chức
năng truyền đạt
thông tin di truyền.
- tARN có chức năng
vận chuyển axit amin
tới ribôxôm để tổng
hợp nên prôtêin.
- rARN là thành
phần cấu tạo nên
ribôxôm, nơi tổng
hợp prôtêin.
3. Củng cố:
- Phân biệt cấu trúc của ADN với ARN?
- Nếu phân tử ADN quá bền vững và sự sao chép thông tin di truyền không xảy ra sai sót thì
thế giới sinh vật có đa dạng và phong phú như ngày nay hay không?


4. Dặn dò:
- Học thuộc bài đã học.
- Xem trước Bài 7: Tế bào nhân sơ.Cho biết đặc điểm của tế bào nhân sơ và các cấu trúc của
một tế bào nhân sơ điển hình?
21
Trường Sinh học 10
Tuần 7 :
Tiết PPCT: 7
Ngày dạy và lớp dạy:…………………………………….
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
BÀI TẬP CHƯƠNG I.
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Nêu được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào.
- Phân biệt các nguyên tố đa lượng và vi lượng và chức năng của chúng.
- Nêu được chức năng của đường.
- Nêu được thành phần hóa học của một nuclêôtit.
- Giải thích được chức năng của cấu trúc không gian của ADN.
2. Kỹ năng:
- Lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ.
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trình bày nội dung trước nhóm, tổ,
lớp.
- Vận dụng kiến thức vào thực tế làm bài tập.
3. Thái độ:
Có nhận thức hình thành thế giới quan khoa học của bộ môn sinh học. Có chế độ ăn uống đủ
chất.
II. PHƯƠNG PHÁP.

Vấn đáp – thuyết trình – giảng giải.
III. PHƯƠNG TIỆN.
Các câu hỏi bài tập liên quan đến chương I.
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN.
1. Kiểm tra bài cũ:
Phân biệt cấu trúc của ADN với ARN?
2. Nội dung bài mới:
Hoạt động: Bài tập chương I.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
- GV nêu câu hỏi và yêu cầu
HS trả lời:
+ Tại sao khi tìm kiếm
các hành tinh khác trong vũ
trụ, các nhà khoa học trước
hết lại tìm xem ở đó có nước
hay không?
- HS vận dụng kiến thức đã
học trả lời.
+ Nước là thành phần chủ
yếu của tế bào, không có
nước thì tế bào sẽ chết. Vì
thế không có nước sẽ không
có sự sống.
Đáp án:
- Nước là thành phần chủ
yếu của tế bào, không có
nước thì tế bào sẽ chết. Vì
thế không có nước sẽ không
có sự sống.
22

Trường Sinh học 10
+ Dựa vào tỉ lệ các
nguyên tố trong cơ thể,
người ta chia các nguyên tố
thành mấy loại? Vai trò của
các nguyên tố đối với cơ thể
sống?
+ Mô tả cấu trúc và đặc
tính hóa lí của nước?
+ Hậu quả gì có thể xảy
ra khi ta đưa các tế bào sống
vào ngăn đá trong tủ lạnh?
+ Nêu chức năng của
Cacbohiđrat?
+ Vì sao khi đói lả (hạ
đường huyết) người ta
thường cho uống nước
đường thay vì cho ăn các
loại thức ăn?
+ Nếu cấu trúc bậc 1 của
protein thay đổi, VD thay
+ Nguyên tố đa lượng: là
thành phần cấu tạo nên tế
bào, các hợp chất hữu cơ
như: Cacbohidrat, lipit,
protein điều tiết quá trình
trao đổi chất trong tế bào;
Nguyên tố vi lượng
Tham gia vào các quá trình
sống cơ bản của tế bào.

+ HS trả lời:
• Cấu trúc: Nước được
cấu tạo từ 1 nguyên tử ôxi
kết hợp với 2 nguyên tử
hidro bằng liên kết cộng hoá
trị; Phân tử nước có hai đầu
tích điện trái dấu do đôi điện
trong liên kết bị kéo lệch về
phía ôxi.
• Đặc tính: Phân tử
nước có tính phân cực; Phân
tử nước này hút phân tử
nước kia; Phân tử nước hút
các phân tử phân cực khác.
+ Mật độ phân tử nước ở
trạng thái rắn thấp hơn trạng
thái lỏng và ở thể rắn thì
khoảng cách giữa các phân
tử nước tăng lên. Do vậy khi
đưa tế bào sống vào ngăn đá
thì nước trong tế bào sẽ đóng
băng làm tăng thể tích và các
tinh thể nước đá sẽ phá vỡ tế
bào.
+ Là nguồn năng lượng
dự trữ cho tế bào và cho cơ
thể; Là thành phần cấu tạo
nên tế bào và các bộ phận
của cơ thể; Cacbohidrat liên
kết với prôtêin tạo nên các

phân tử glicôprôtêin là
những bộ phận cấu tạo nên
các thành phần khác nhau
của tế bào
+ Khi hạ đường huyết thì
trong cơ thể không còn năng
lượng dự trữ, cho uống nước
đường để bổ sung năng
lượng.
+ Bị thay đổi vì khi thay
hết axit amin này bằng axit
- Nguyên tố đa lượng: là
thành phần cấu tạo nên tế
bào, các hợp chất hữu cơ
như: Cacbohidrat, lipit,
protein điều tiết quá trình
trao đổi chất trong tế bào;
- Nguyên tố vi lượng: Tham
gia vào các quá trình sống cơ
bản của tế bào.
- Cấu trúc và đặc tính hóa lí
của nước.
- Hậu quả xảy ra khi ta đưa
các tế bào sống vào ngăn đá
trong tủ lạnh là: Tế bào sống
vào ngăn đá thì nước trong tế
bào sẽ đóng băng làm tăng
thể tích và các tinh thể nước
đá sẽ phá vỡ tế bào.
-Chức năng của Cacbohiđrat:

Là nguồn năng lượng dự trữ
cho tế bào và cho cơ thể; Là
thành phần cấu tạo nên tế
bào và các bộ phận của cơ
thể; Cacbohidrat liên kết với
prôtêin tạo nên các phân tử
glicôprôtêin là những bộ
phận cấu tạo nên các thành
phần khác nhau của tế bào .
- Vì: Khi hạ đường huyết thì
trong cơ thể không còn năng
lượng dự trữ, cho uống nước
đường để bổ sung năng
lượng.
- Chức năng của protein
thay đổi.
23
Trường Sinh học 10
axit amin này bằng axit amin
khác thì chức năng của
protein bị thay đổi không?
Giải thích?
+ Tơ nhện, tơ tằm, sừng
trâu, tóc thịt gà đều được cấu
tạo từ protein nhưng chúng
khác nhau về rất nhiều đặc
tính. Dựa vào kiến thức đã
học em hãy cho biết sự khác
nhau đó là do đâu?
+ Trong tế bào thường có

các enzim sửa chữa các sai
sót về trình tự nuclêôtit.
Theo em, đặc điểm nào về
cấu trúc của ADN giúp nó có
thể sửa chữa những sai sót
nêu trên?
+ Tại sao cũng chỉ 4 loại
nuclêôtit nhưng các loài sinh
vật khác nhau lại có những
đặc điểm và kích thước rất
khác nhau?
- GV nhận xét, bổ sung.
amin khác thì trật tự các axit
amin trong protein thay đổi
nên chức năng của protein
thay đổi theo.
+ Các protein khác nhau
về đặc tính do chúng khác
nhau về thành phần, số
lượng và trật tự sắp xếp các
axit amin.
+ Vì ADN được cấu tạo
2 mạch theo nguyên tắc bổ
sung nên TTDT được bảo
quản rất chặt chẽ. Nếu có sai
sót trên 1 mạch nào đó thì
mạch bổ sung sẽ sữa chữa
ngay nhờ vào hệ thống
enzim.
+ Vì với 4 loại nu có thể

tạo nên rất nhiều trình tự sắp
xếp khác nhau. Mỗi trình tự
nu trên ADN với số nu nhất
định qui định trình tự axit
amin của một chuỗi polinu.
Vì vậy với 4 loại nu có thể
tạo nên vô số gen khác nhau
nên các loài SV khác nhau
có đặc điểm và kích thước
khác nhau.
- Do: Các protein khác nhau
về đặc tính do chúng khác
nhau về thành phần, số
lượng và trật tự sắp xếp các
axit amin.
- Do ADN được cấu tạo 2
mạch theo nguyên tắc bổ
sung nên TTDT được bảo
quản rất chặt chẽ. Nếu có sai
sót trên 1 mạch nào đó thì
mạch bổ sung sẽ sữa chữa
ngay nhờ vào hệ thống
enzim.
- Vì với 4 loại nu có thể tạo
nên rất nhiều trình tự sắp xếp
khác nhau. Mỗi trình tự nu
trên ADN với số nu nhất
định qui định trình tự axit
amin của một chuỗi polinu.
Vì vậy với 4 loại nu có thể

tạo nên vô số gen khác nhau
nên các loài SV khác nhau
có đặc điểm và kích thước
khác nhau.
3. Củng cố:
Nhấn mạnh lại nội dung chính của các bài tập.
4. Dặn dò:
Xem trước Bài 7.
24
Trường Sinh học 10
Tuần 8 :
Tiết PPCT: 8
Ngày dạy và lớp dạy:…………………………………….
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
Chương II: CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO.
Bài 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ.
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm của tế bào nhân sơ.
- Giải thích được tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ sẽ có lợi thế gì.
- Trình bài được cấu trúc và chức năng của các bộ phận cấu tạo nên tế bào vi khuẩn.
2. Kỹ năng:
- Lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ.
- Kĩ năng quan sát tranh, phân tích, tìm hiểu nội dung.
- Kĩ năng làm việc độc lập với SGK, so sánh, rút ra kết luận.
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trình bày nội dung trước nhóm, tổ,
lớp.

- Quản lí thời gian, đảm bảo trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
Có lòng say mê và nghiên cứu khoa học môn sinh học.
II. PHƯƠNG PHÁP.
- Trực quan – tìm tòi bộ phận
- Vấn đáp – tìm tòi.
III. PHƯƠNG TIỆN.
- SGK.
- Tranh 7.1, 7.2 SGK phóng to.
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN.
1. Kiểm tra bài cũ.
- Trình bày cấu trúc hóa học và cấu trúc không gian của ADN.
- So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa cấu trúc của ADN và ARN
2.Nội dung bài mới:
- GV nêu vấn đề: mọi sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào. Tế bào là đơn vị cơ
bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật. Vậy thế giới sống được cấu tạo từ các loại tế bào nào?
- HS trả lời: có 2 loại tế bào là tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ.
- GV dẫn dắt: Vậy để tìm hiểu xem 2 loại tế bào này có cấu trúc như thế nào mà lại là đơn vị
cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật. Hôm nay các em nghiên cứu tiếp Chương II – Cấu
25

×