Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Xây dựng mô hình địa chất theo phương pháp geostatistic

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.96 KB, 76 trang )

Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Phùng Thò Ngọc
Dung
LỜI NÓI ĐẦU
Thềm lục đòa Việt Nam bao gồm các cấu trúc đòa chất phức tạp trong
đó chủ yếu là các bể trầm tích Đệ Tam với hệ thống dầu khí hấp dẫn và đa
dạng trên rìa Tây biển Đông Việt Nam. Bồn trũng Cửu Long nói chung và mỏ
NP nói riêng cũng nằm trong bình đồ cấu trúc đòa chất chung của thềm lục đòa
Việt Nam.
Môi trường đòa chất cũng như đặc trưng của vỉa chứa luôn mang tính
bất đồng nhất. Vì thế hiểu biết và làm giảm được các yếu tố rủi ro đòa chất
của vỉa sản phẩm là vấn đề quan trọng trong công tác quản lý vỉa. Quá trình
xây dựng mô hình đòa chất theo phương pháp Geostatistic (tạm dòch là “Đòa
chất xác suất”) nhằm mô phỏng các tính chất bất đồng nhất của vỉa chứa dựa
vào các thông tin đòa chất, đòa vật lý cũng như kết quả phân tích mẫu lõi, đòa
chấn, v.v… là công nghệ mới đang được áp dụng thành công và rộng rãi trong
ngành công nghiệp dầu khí ở nước ta, cụ thể như tại các Đề án Rạng Đông (lô
15.2), Ruby (01 /02), Hải Thạch (05.2), Sư Tử Đen/Sư Tử Vàng (15.1)…. Có
nhiều công ty đi đầu trong lónh vực công nghệ mới này và họ cũng là những
nhà cung cấp phần mềm và dòch vụ mô hình hóa vỉa chứa tại Việt Nam và
trên thế giới như : Schlumberger, Landmark, Roxar, Geosciences. Một số bộ
phần mềm như : RMS, Petrel, Modeling Office đã trở nên rất quen thuộc với
đội ngũ các nhà kỹ thuật làm công tác mô hình trong ngành dầu khí Việt
Nam.
Trường ĐHKHTN – tháng 7 năm 2004
1
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Phùng Thò Ngọc
Dung
Mỏ NP thuộc lô 15.2, bể Cửu Long hiện nay đang trong giai đoạn đầu
của quá trình khai thác. Đối tượng khai thác hiện nay không chỉ là tầng
Miocene hạ mà còn có cả tầng móng và tầng Oligocene. Để xây dựng các
phương án phát triển mỏ hợp lý thì việc xây dựng mô hình đòa chất cho các


tầng chứa là nhiệm vụ đương nhiên phải thực hiện. Việc xây dựng mô hình
đòa chất cho tầng Miocene hạ mỏ NP được tiến hành thông qua các bước
chuẩn như chuẩn bò và chuẩn hóa số liệu đầu vào, xây dựng mô hình cấu trúc,
xây dựng mô hình phân bố tướng và môi trường, xây dựng mô hình tham số và
tính toán trữ lượng. Bước cuối cùng là lựa chọn mô hình hợp lý để chuyển
sang chạy mô hình khai thác. Vì lý do thời gian có hạn nên tiểu luận tốt
nghiệp này chỉ tập trung nghiên cứu xây dựng mô hình đòa chất cho tập chứa
thứ nhất trong bảy tập chứa của tầng chứa Miocene hạ, mỏ NP thuộc bể trầm
tích Cửu Long sử dụng phương pháp “Đòa chất xác suất” với phần mềm RMS
(ROXAR) chạy trên môi trường Windows XP của máy vi tính có cấu hình
mạnh.
Trường ĐHKHTN – tháng 7 năm 2004
2
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Phùng Thò Ngọc
Dung
Chương I KHÁI QUÁT CHUNG
I. ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu này là xây dựng mô hình đòa chất (MHĐC) ba
chiều (3D) cho tập chứa thứ nhất của tầng chứa Miocene hạ mỏ NP dựa trên
cơ sở các tài liệu mới nhất, bao gồm tài liệu đòa chất, đòa chấn, đòa vật lý
giếng khoan, tài liệu đo áp suất MDT, thử vỉa, … Mô hình đòa chất này sẽ là cơ
sở đểõ xây dựng mô hình khai thác (MHKT) mỏ nhằm làm cơ sở cho việc xây
dựng các phương án kinh tế kỹ thuật phát triển mỏ và dự báo trữ lượng.
2. Cơ sở tài liệu và phương pháp nghiên cứu
a. Cơ sở tài liệu
Để đảm bảo chất lượng của mô hình, tất cả các tài liệu đều được cập
nhật tới thời điểm nghiên cứu. Tài liệu đầu vào trước hết là tài liệu đòa chấn,
bao gồm tài liệu 3D, độ sâu các tầng chuẩn (thường là nóc các tập chứa) tại
các giếng khoan, kết quả minh giải ở dạng thời gian và chiều sâu như bản đồ

cấu trúc, hệ thống đứt gãy, các thuộc tính đòa chấn (seismic attributes).
Tài liệu đòa chất và đòa vật lý giếng khoan gồm tài liệu đòa chất khu vực,
kết quả phân tích mẫu lõi và mẫu vụn của các giếng khoan thăm dò, thẩm
lượng và khai thác cũng như bộ các tài liệu đo carota như đường cong điện,
đường cong gamma ray, đường cong mật độ, vận tốc, độ rỗng, độ bão hòa
nước, chiều dày vỉa chứa, …
Trường ĐHKHTN – tháng 7 năm 2004
3
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Phùng Thò Ngọc
Dung
Ngoài ra, quá trình xây dựng mô hình đòa chất còn sử dụng các kết quả
thử vỉa DST, MDT, v.v. cũng như các giá trò tới hạn (cut-off value), ranh giới
chất lưu, quan hệ độ rỗng-độ thấm và áp suất vỉa tại các giếng khoan.
b. Phương pháp nghiên cứu
Để đưa ra được mô hình đòa chất (MHĐC) phản ánh gần đúng nhất bản
chất của vỉa sản phẩm, phương pháp mô hình hóa “Đòa chất xác suất”
(Geostatistic_phương pháp sử dụng xác suất thống kê trong đòa chất) sử dụng
bộ phần mềm RMS của công ty ROXAR (Nauy) đã được xem xét và áp dụng.
Chương trình này có thể chạy trên máy tính cấu hình mạnh (loại Pentium IV
trở lên) trong môi trường Windows 9X, 2000, XP hoặc trạm Workstation trong
môi trường Unix. Quá trình xây dựng mô hình đòa chất được thực hiện theo
quy trình chuẩn hiện nay bao gồm các bước từ khâu thu thập chuẩn hóa số
liệu (đòa chất, đòa chấn, đòa vật lý giếng khoan và các tài liệu phân tích mẫu
lõi, thử vỉa) cho đến các bước chính như sau:
- Xây dựng mô hình cấu trúc (structural modeling)
- Xây dựng mô hình phân bố tướng và môi trường (facies modeling),
trong đó chú trọng việc kết hợp với tài liệu về thuộc tính đòa chấn
(seismic attributes) để xác đònh hướng phân bố của thể đòa chất, tướng
trầm tích môi trường ở khu vực ngoài các giếng khoan.
- Xây dựng mô hình tham số (petrophysical modeling)

- Tính toán trữ lượng (Volumetric Calculation)
- Đánh giá và lựa chọn mô hình (Realization Validation & Ranking)
- Chuyển đổi tỷ lệ (upscaling)
Trường ĐHKHTN – tháng 7 năm 2004
4
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Phùng Thò Ngọc
Dung
Vì lý do thời gian như đã nói ở trên nên với tiểu luận tốt nghiệp này chỉ
tập trung vào việc xây dựng MHĐC đơn (single realization).
II. ĐỊA CHẤT CHUNG
1. Một số đặc điểm chung
a. Về bồn trũng Cửu Long
Bồn trũng Cửu Long nằm phía Đông Bắc thềm lục đòa Nam Việt Nam,
với tọa độ đòa lý nằm giữa 9
0
- 11
0
vó độ Bắc, 106
0
30’- 109
0
kinh độ Đông, kéo
dài dọc theo bờ biển Phan Thiết đến cửa sông Hậu (hình 1). Bồn trũng Cửu
Long nằm trên thềm lục đòa Việt Nam có diện tích gần 60.000 km
2
, là bể trầm
tích dạng rift hình thành vào Kỷ Đệ Tam sớm, có hình dạng kéo dài theo
hướng Đông Bắc – Tây Nam. Về phía Đông Nam bể được ngăn cách với bể
Nam Côn Sơn bởi khối nâng Côn Sơn, phía Tây Nam được ngăn cách với bồn
trũng Vònh Thái Lan bởi khối nâng Korat, phía Tây Bắc nằm trên phần rìa của

đòa khối Kontum.
Bồn trũng Cửu Long được các nhà đòa chất nghiên cứu từ lâu. Công tác
nghiên cứu đòa chất, đòa vật lý ở đây có thể đánh giá là khá tỉ mỉ và thu được
nhiều kết quả tốt, cùng với việc tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí được
tiến hành mạnh mẽ trên toàn bồn trũng thông qua các hợp đồng phân chia sản
phẩm (PSC) và liên doanh (BCC, JOC, JOA). Công tác khai thác đã và đang
tiến hành tại các mỏ chính như Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Ruby, Sư Tử Đen
đem lại giá trò kinh tế lớn lao, đóng góp rất nhiều cho ngân sách quốc gia và
góp phần chấn hưng nền kinh tế. Ngoài ra, khá nhiều phát hiện dầu khí quan
trọng khác đang trong quá trình đánh giá chuẩn bò cho phát triển mỏ như :
Trường ĐHKHTN – tháng 7 năm 2004
5
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Phùng Thò Ngọc
Dung
Phương Đông (lô 15.2), Sư Tử Vàng/Sư Tử Trắng (lô 15.1), Emerald/Topaz (lô
01 và 02).

Trường ĐHKHTN – tháng 7 năm 2004
6
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Phùng Thò Ngọc
Dung
Công tác nghiên cứu đòa chất, đòa vật lý ở bể trầm tích Cửu Long đđã và
đang được tiến hành tỉ mỉ và chi tiết với chất lượng tốt do áp dụng nhiều công
nghệ mới tiên tiến trong đó có công tác minh giải đòa chấn đặc biệt và mô
hình hóa.
Lòch sử phát triển của bồn trũng Cửu Long có thể chia làm 3 thời kỳ
chính như sau:
• Trước tạo rift: tạo nên móng trước Đệ Tam, bao gồm chủ yếu là đá
granit và núi lửa.
• Đồng tạo rift: xảy ra vào thời kỳ Eocene-Oligocene, hoạt động đứt gãy

tạo nên các khối đứt gãy và các trũng trong bồn trũng. Nghòch đảo đòa
phương, sự kết thúc hoạt động đứt gãy và bất chỉnh hợp trên nóc trầm
tích Oligocene đã đánh dấu sự kết thúc thời kì rift.
• Sau tạo rift: xảy ra vào thời kỳ Miocene hạ – hiện tại, các trầm tích
Miocene hạ phủ chờm lên các trầm tích cổ hơn, các tầng đá núi lửa và
tầng sét biển Rotalit phân bố rộng khắp là những nét điển hình trong
thời kì này.
b. Lòch sử nghiên cứu
Lòch sử nghiên cứu ở bồn trũng Cửu Long có thể chia làm ba giai đoạn:
b.1. Giai đoạn trước 1975
•Vào đầu những năm 60 đã có những dự đoán về tiềm năng dầu
khí ở bồn trũng, nó đã trở thành đối tượng tìm kiếm dầu khí của
một số công ty nước ngoài.
Trường ĐHKHTN – tháng 7 năm 2004
7
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Phùng Thò Ngọc
Dung
•Năm 1969, công ty Mobil Oil đã phủ mạng lưới tuyến khảo sát đòa
vật lý 8km x 8km và 4km x 4km trên khu vực lô 09 và lô 16.
•Năm 1974, công ty Petty Ray đã tiến hành nghiên cứu đòa vật lý
với mạng lưới tuyến 2km x 2km trên khu vực lô 09.
•Đầu năm 1975, công ty Mobil Oil đã khoan giếng BH -1X trên
cấu tạo Bạch Hổ, khi thử vỉa tầng Miocene hạ đã thu được dòng
dầu công nghiệp đầu tiên với lưu lượng 2400 thùng/ ngày đêm.
b.2. Giai đoạn 1975 -1980
• Năm 1976, công ty dầu khí Pháp đã tiến hành đo đòa vật lý theo
mạng lưới tuyến khu vực và liên kết đòa chất ở các lô 09, 16, 17
vào các khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
• Năm 1978, công ty Geco của NaUy đã tiến hành đo đòa vật lý với
mạng lưới tuyến 2km × 2km, 1km × 1km trên khu vực lô 09, lô 16.

• Năm 1979, công ty Deminex đo đòa vật lý lô 15 với mạng lưới
tuyến 3,5km x 3,5km và tiến hành khoan 4 giếng khoan thăm dò
15-A-1X,15-B-1X,15-C-1X và15-G-1X.
b.3. Giai đoạn từ 1980 đến nay
• Năm 1980, liên doanh dầu khí giữa Việt Nam và Liên Xô được
thành lập và tiến hành thăm dò, khai thác dầu khí rộng rãi trên
toàn bồn trũng.
• Năm 1984, liên đoàn đòa vật lý Thái Bình Dương của Liên Xô đã
tiến hành khảo sát khu vực một cách chi tiết với các mạng lưới
như sau:
Trường ĐHKHTN – tháng 7 năm 2004
8
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Phùng Thò Ngọc
Dung
- Mạng lưới tuyến 2km x 2km ở các cấu tạo Bạch Hổ, Rồng,
Tam Đảo.
- Mạng lưới tuyến 1km x 1km ở các cấu tạo Rồng, Tam Đảo, khu
vực lô 15.
- Mạng lưới 0,5km x 0,5km ở cấu tạo Bạch Hổ.
•Năm 1991 công ty Geco thực hiện công tác khảo sát đòa chấn 3D
ở mỏ Bạch Hổ.
Ngoài ra, từ năm 1989, các Công ty như Enterprise Oil (Anh) lô 17,
Petronas Carigali Việt Nam lô 01/02, JVPC Việt Nam lô 15.2, và một loạt các
liên doanh như Cuu Long JOC lô 15.1, Hoang Long JOC 16.2, Hoan Vu JOC
09.2, Conoco 16.1, v.v… đã tiến hành rất nhiều các khảo sát đòa chấn 2D, 3D
với độ phân giải ngày càng cao cũng như đã khoan nhiều giếng khoan thăm
dò, thẩm đònh và khai thác.
Cho đến nay có tất cả trên dưới 100.000 km tuyến đòa chấn 2 chiều, 3
chiều đã thực hiện trên diện tích bồn trũng với mật độ trung bình 1,5km /
1km

2
, đã khoan hơn 250 giếng tìm kiếm, thăm dò và khai thác trên các cấu
tạo và phát hiện nhiều mỏ dầu khí với các đối tượng sản phẩm là trầm tích
Miocene, Oligocene và đặc biệt là đá móng phong hóa và nứt nẻ (granit,
granodiorit). Việc khai thác dầu được thực hiện đầu tiên ở mỏ Bạch Hổ từ
26/06/1996, cho đến nay đã có thêm 4 mỏ dầu được đưa vào khai thác là mỏ
Rồng (12/1994), Rạng Đông (08/1998), Ruby (10/1998), Sư Tử Đen (11/2002).
Tổng sản lượng dầu đã khai thác tới nay là trên 100 triệu tấn và hàng tỷ m
3
khí đồng hành tại mỏ Bạch Hổ, Rạng Đông đã được đưa vào bờ sử dụng cho
công nghiệp (ví dụ khu Điện Đạm Phú Mỹ). Một loạt các mỏ mới đang được
Trường ĐHKHTN – tháng 7 năm 2004
9
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Phùng Thò Ngọc
Dung
thẩm đònh để đưa vào phát triển như Phương Đông (15.2), Sư Tử Vàng (15.1),
Sư Tử Trắng (15.1), Emerald, Topaz (01/02),…Tuy nhiên, một số cấu tạo được
đánh giá cao trước đây nhưng qua quá trình thẩm đònh cho thấy tiềm năng dầu
khí của chúng là thấp như Tam Đảo (lô 16.1), Vừng Đông (15.2). Rủi ro trong
tìm kiếm thăm dò ngay cả trong vùng có xác suất thành công cao như bể Cửu
Long cũng là điều không thể tránh khỏi đối với các nhà đầu tư dầu khí.
Với khoảng vài trăm giếng khai thác dầu từ đá móng mỏ Bạch Hổ,
Rồng, Sư Tử Đen, Rạng Đông và Ruby cho lưu lượng hàng trăm tấn ngày
đêm, có giếng đạt tới trên 1000 tấn /ngày đêm đá móng phong hóa nứt nẻ đã
và đang khẳng đònh tiềm năng dầu khí to lớn của mình (có thể trên 60% trữ
lượng của bồn trũng), và là đối tượng chính cần được quan tâm hơn nữa trong
công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí trong tương lai ở bồn trũng Cửu Long và
vùng kế cận. Tuy nhiên, đối tượng chứa Miocene cũng đóng vai trò rất quan
trọng (chiếm khoảng 25-30% trữ lượng) và hiện đang được khai thác song
song với tầng móng. Thêm vào đó, đối tượng Oligocene đang được quan tâm

hơn sau sự thành công của giếng khoan STT-1X (lô 15.1). Đối tượng này chủ
yếu có tiềm năng condensate và khí.
c. Đặc điểm về mỏ NP
Mỏ NP thuộc lô X nằm ở phần phía Đông Bắc bể trầm tích Cửu Long,
nằm trên dải nâng trung tâm theo hướng Đông Bắc – Tây Nam (hình 2) kéo
dài từ khu vực cấu tạo Cam (lô 17) qua Rồng, Bạch Hổ tới Rạng Đông và
Ruby.
Trường ĐHKHTN – tháng 7 năm 2004
10
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Phùng Thò Ngọc
Dung
Mỏ NP được bắt đầu nghiên cứu từ 1992 và đến nay đã có khoảng 20
giếng khoan thăm dò và thẩm lượng, trên 20 giếng khai thác trong tầng
Miocene và tầng móng. Các tầng chứa chính của mỏ NP là: Miocene hạ,
Trường ĐHKHTN – tháng 7 năm 2004
11
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Phùng Thò Ngọc
Dung
Trường ĐHKHTN – tháng 7 năm 2004
12
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Phùng Thò Ngọc
Dung
Oligocene hạ và tầng móng phong hóa nứt nẻ. Do tầm quan trọng của mỏ NP
trong chiến lược phát triển chung của ngành Dầu khí Việt Nam nên các công
tác nghiên cứu đòa chất, đòa vật lý, đòa chất mỏ luôn luôn được chú trọng song
song với việc áp dụng ngày càng nhiều công nghệ cao thích hợp trong các lónh
vực từ minh giải đòa chấn đến mô hình hóa nhằm có được hiểu biết toàn diện,
chính xác hơn về các đối tượng chứa, tiến tới ngày càng nâng cao hệ số thu
hồi, tăng hiệu quả kinh tế.
2. Đặc điểm đòa tầng

a. Đòa tầng bồn trũng Cửu Long
Đòa tầng chung của bồn trũng Cửu Long từ tầng móng trước Đệ Tam cho
đến trầm tích Đệ Tứ được thể hiện ở hình 3.
a.1. Móng trước Đệ Tam
Ở bể Cửu Long, thành phần thạch học của đá móng có thể xếp thành hai
nhóm chính: Granit và Granodiorit – Diorit với thành phần khoáng vật giàu
Biotit – Microlin, tồn tại ở dạng khối, đôi khi cũng thấy có các dạng sáng
màu.
Do các hoạt động kiến tạo mạnh mẽ trước và trong Kainozoi, các đá này
bò phá hủy bởi các đứt gãy kèm theo nứt nẻ, đồng thời với các hoạt động phun
trào Anđezit, Bazan đưa lên thâm nhập vào một số các đứt gãy và nứt nẻ. Tùy
theo từng khu vực các đá khác nhau mà chúng bò nứt nẻ, phong hóa ở các mức
độ khác nhau. Đá móng bò thay đổi ở những mức độ khác nhau bởi quá trình
Trường ĐHKHTN – tháng 7 năm 2004
13
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Phùng Thò Ngọc
Dung
biến đổi thứ sinh. Trong số những khoáng vật biến đổi thứ sinh thì phát triển
nhất là Canxit, Zeolite và Kaolinit. Đá móng Granit với hàm lượng thạch anh
Trường ĐHKHTN – tháng 7 năm 2004
14
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Phùng Thò Ngọc
Dung
Trường ĐHKHTN – tháng 7 năm 2004
15
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Phùng Thò Ngọc
Dung
lớn hơn so với các loại khác nên có tính cứng dòn dễ tạo nứt nẻ trong quá
trình kiến tạo.
Tuổi tuyệt đối của đá móng kết tinh thay đổi từ 245±7 triệu năm đến

89±3 triệu năm (từ nghiên cứu đá móng mỏ Bạch Hổ). Granit tuổi Creta có
hang hốc và nứt nẻ cao, góp phần thuận lợi cho việc chuyển dòch và tích tụ
dầu trong móng.
Theo số liệu thu được từ các giếng khoan vào móng trong đó có các
giếng khoan rất sâu (lên đến 1600 mTVD như giếng khoan BH-404)ø mức độ
biến đổi của đá có xu thế giảm theo chiều sâu, đặc biệt ở chiều sâu hơn
4500m thì quá trình biến đổi giảm rõ rệt.
a.2. Trầm Tích Kainozoi
Đòa tầng trầm tích Kainozoi của bể Cửu Long được tóm lược dưới đây:
• Hệ tầng Trà Cú
Tuổi: Eocene – Oligocene hạ
Thạch học: gồm các tập sét kết màu đen, xám xen kẽ với các lớp
cát hạt từ mòn đến trung bình, độ lựa chọn tốt, gắn kết chủ yếu bởi xi măng
Kaolinit. Phần bên trên của trầm tích Oligocene hạ là lớp sét dày. Trên các
đòa hình nâng cổ ở đỉnh thường không gặp hoặc chỉ gặp các lớp sét Oligocene
hạ mỏng. Ở chiều sâu lớn sét kết có màu đỏ cam đến màu nâu đỏ hoặc màu
hồng xám cam, màu xám sáng đến màu xám và đen nâu.
Môi trường trầm tích: lắng đọng trong môi trường sông hồ, đầm
lầy hoặc châu thổ, sườn tích ở gần các vùng cao, có thể là hồ ở phần trung
Trường ĐHKHTN – tháng 7 năm 2004
16
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Phùng Thò Ngọc
Dung
tâm bể. Chiều dày của điệp này thay đổi từ 0-3500m, chiều dày lớn thường
tập trung ở những trũng sâu phía Tây của cấu tạo Bạch Hổ và Rạng Đông.
• Hệ tầng Trà Tân
Tuổi: Oligocene
Thạch học: có thể chia thành hai phần theo đặc trưng thạch học của
chúng: phần dưới bao gồm xen kẽ các lớp cát kết hạt mòn - trung, các lớp sét
và các tập đá phun trào, phần trên đặc trưng bằng các lớp sét đen dày.

Môi trường trầm tích: gồm các trầm tích sông hồ, đầm lầy và trầm
tích biển nông. Đây là tầng sinh dầu rất tốt, chiều dày từ 100-1000m và phủ
hầu hết bồn trũng trừ phía Tây Bắc của lô 16.
• Hệ tầng Bạch Hổ
Tuổi: Miocene hạ
Thạch học: sét kết màu nâu, xám xanh xen kẽ với cát kết và bột
kết. Tầng sét kết Rotalit nằm ở phần trên cùng của mặt cắt.
Môi trường trầm tích: đồng bằng lòng sông – đồng bằng ven bờ ở
phần dưới nhiều cát. Đồng bằng ven bờ – biển nông ở phần trên nhiều sét.
Trong tầng này có tầng đá chắn tuyệt vời cho toàn bể (sét kết Rotalit), các
tầng cát xen kẽ có chất lượng thấm, rỗng và độ liên tục tốt, được đánh giá là
đối tượng chứa thứ hai ở bể Cửu Long, bề dày thay đổi từ 100 – 1500m (chủ
yếu trong khoảng từ 400 – 1000m).
• Hệ tầng Côn Sơn
Tuổi: Miocene trung
Trường ĐHKHTN – tháng 7 năm 2004
17
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Phùng Thò Ngọc
Dung
Thạch học: gồm các tập cát dày gắn kết kém xen kẽ với các lớp sét
vôi màu xanh thẫm, đôi chỗ gặp các lớp than và Dolomite, chủ yếu là trầm
tích hạt thô, bề dày thay đổi từ 250 – 900m.
Môi trường trầm tích: lòng sông ở phía Tây, đầm lầy – đồng bằng
ven bờ ở phía Đông.
• Hệ tầng Đồng Nai
Tuổi: Miocene thượngï
Thạch học: gồm những lớp cát hạt trung xen kẽ với bột kết, phong
phú Glauconit, bề dày thay đổi từ 500 – 750m.
Môi trường trầm tích: đầm lầy – đồng bằng ven bờ ở phần Tây bể,
biển nông ở phần Đông bể.

• Hệ tầng Biển Đông
Tuổi: Pliocene – Đệ Tứ
Thạch học: là cát mòn màu xanh, trắng, có độ mài tròn trung bình,
độ lựa chọn kém, giàu Glauconit. Trong cát có cuội thạch anh hạt nhỏ. Phần
trên các hóa thạch giảm, cát trở nên thô hơn, trong cát có lẫn bột, cát có màu
hồng chứa Glauconit, bề dày thay đổi từ 400 – 700m.
Môi trường trầm tích: biển nông ở phần Tây bể, lục đòa ở trung
tâm và phía Đông bể.
b. Đòa tầng của mỏ NP
Mỏ NP thuộc bể trầm tích Cửu Long nên đòa tầng ở đây có tính chất
tương tự. Trong báo cáo này chỉ nghiên cứu tầng sản phẩm Miocene nên phần
Trường ĐHKHTN – tháng 7 năm 2004
18
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Phùng Thò Ngọc
Dung
này sẽ mô tả chi tiết đòa tầng Miocene hạ. Trên cột đòa tầng chung của mỏ NP
(hình 4), tầng Miocene hạ tương ứng với thành hệ Bạch Hổ – tập BI .
Trường ĐHKHTN – tháng 7 năm 2004
19
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Phùng Thò Ngọc
Dung
Trầm tích Miocene hạ – điệp Bạch Hổ ( N
1
1
b.h ):
Trầm tích điệp này nằm bất chỉnh hợp trên các trầm tích nằm dưới. Bề
mặt bất chỉnh hợp được thể hiện bởi phản xạ khá mạnh trên mặt cắt đòa chấn.
Đây là bề mặt bất chỉnh hợp quan trọng nhất trong đòa chất đòa tầng Kainozoi.
Dựa vào tài liệu thạch học, cổ sinh, đòa vật lý, điệp này chia làm hai phụ điệp:
• Phụ điệp Bạch Hổ dưới (N

1
1
b.h1):
Trầm tích của điệp này là các lớp cát kết lẫn với các lớp sét kết và bột kết,
càng gần với phần trên của điệp khuynh hướng cát hạt thô càng rõ, cát kết
thạch anh màu xám sáng, độ hạt từ nhỏ đến trung bình, độ lựa chọn trung
bình, được gắn kết chủ yếu bằng ximăng sét, Kaolinit, lẫn với ít Cacbonat.
Bột kết màu từ xám đến nâu, xanh đến xanh tối, trong phần dưới chứa nhiều
sét.
• Phụ điệp Bạch Hổ trên (N
1
2
b.h 2):
Phần dưới của phụ điệp này là những lớp cát hạt nhỏ lẫn với những lớp
bột rất mỏng. Phần trên chủ yếu là sét kết và bột kết, đôi chỗ gặp những vết
than và Glauconit.
Căn cứ theo nhận dạng về các mặt ngập lụt chính (flooding surfaces) (do
thay đổi mực nước biển) mà các đơn vò trầm tích (sequences) đã được nhận
dạng và phân chia từ nóc đến đáy của tầng chứa thứ nhất (Zone I) theo thứ tự
từ 1-7. Phân chia này được thể hiện trên cơ sở tài liệu liên kết các giếng
khoan (hình 5).
Trường ĐHKHTN – tháng 7 năm 2004
20
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Phùng Thò Ngọc
Dung
Trường ĐHKHTN – tháng 7 năm 2004
21
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Phùng Thò Ngọc
Dung
Các đặc trưng chính của các đơn vò trầm tích này như sau:

o Đơn vò 7 (tập 7): Tướng đồng bằng ven bờ (coastal plain) và biển rìa
o Đơn vò 6 (tập 6):Tướng biển lùi (hạt thô dần lên trên–coarsening
upward)
o Đơn vò 5 (tập 5): Tướng biển lùi (regressive)
o Đơn vò 4 (tập 4): Mực nước biển ổn đònh (major flooding surface)
o Đơn vò 3 (tập 3): Tướng biển tiến (hạt mòn dần lên trên – fining
upward)
o Đơn vò 2 (tập 2): Tướng biển tiến (Progressive)
o Đơn vò 1 (tập 1): Tướng biển tiến.
Đặc điểm đòa chất từ trên xuống dưới của tầng Miocene hạ được mô tả
như sau:
• Sét Bạch Hổ (Bạch Hổ Shale): Chủ yếu là bột kết, sét kết, được thành
tạo trong môi trường biển tiến. Bột kết, sét kết có hình khối, màu xám
xanh đến xám sáng, mềm, đôi chỗ tương đối cứng. Sét Bạch Hổ là một
trong những tầng đánh dấu (marker) chính và tầng chắn của bể Cửu
Long. Nó được phân bố rộng khắp toàn mỏ NP, với bề dày tương đối ổn
đònh khoảng 110m ->140m. Sét Bạch Hổ có độ trương nở lớn và là
nguyên nhân chính dẫn đến kẹt cần khoan, kẹt ống chống khi khoan ở
mỏ NP và các cấu tạo khác.
• Đới I (Zone I): Chủ yếu là cát kết, đôi chỗ xen kẽ các tập than mỏng,
được lắng đọng trong môi trường cửa sông và đồng bằng châu thổ. Cát
Trường ĐHKHTN – tháng 7 năm 2004
22
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Phùng Thò Ngọc
Dung
kết có màu xám xanh, xám nâu, độ mài tròn và độ chọn lọc tốt. Xi
măng gắn kết chủ yếu là vôi bở, vụn, đôi chỗ là thạch anh hoặc
Kaolinite. Đới này có độ rỗng tốt, bề dày thay đổi từ 60 -> 110m. Đây
là một đối tượng khai thác chính của mỏ NP.
• Đới II (Zone II) : Chủ yếu là cát kết, đôi chỗ xen kẽ bột kết được thành

tạo trong môi trường cửa sông và đồng bằng châu thổ. Cát kết có màu
xám xanh đến xám sáng, độ mài tròn và chọn lọc trung bình. Xi măng
gắn kết chủ yếu là vôi, thạch anh hoặc mica. Đới cát kết II có bề dày
thay đổi từ 60 ->80m.
• Đới III (Zone III) : Chủ yếu là cát kết, xen kẽ bột kết hoặc các tập than
mỏng hình thành trong môi trường cửa sông và đồng bằng châu thổ.
Cát kết có màu xám xanh đến xám sáng, độ mài tròn và chọn lọc trung
bình. Xi măng gắn kết chủ yếu là vôi, thạch anh hoặc mica. Đới cát kết
III có bề dày thay đổi từ 50 ->120m.
• Đới IV (Zone IV) : Chủ yếu là cát kết, bột kết được thành tạo trong môi
trường cửa sông và đồng bằng châu thổ. Cát kết có màu xám, độ chọn
lọc trung bình. Xi măng gắn kết chủ yếu là thạch anh, mica, bề dày
thay đổi từ 120 ->200m.
• Đới V (Zone V ): Chủ yếu là cát kết, xen kẽ các tập than được thành
tạo trong môi trường cửa sông và đồng bằng châu thổ. Cát kết có màu
xám, độ mài tròn và chọn lọc kém. Xi măng gắn kết chủ yếu là thạch
anh, mica. Đới cát kết V có bề dày thay đổi từ 190 ->220m.
Trường ĐHKHTN – tháng 7 năm 2004
23
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Phùng Thò Ngọc
Dung
3. Đặc điểm hệ thống dầu khí mỏ NP
• Đặc điểm tầng sinh:
Từ kết quả phân tích mẫu lõi, mẫu vụn trong các giếng khoan thăm dò,
khai thác và nghiên cứu về đòa hóa cho thấy rằng với các chỉ số TOC, HI và
loại Kerogen, các tập sét kết của tầng Oligocene nằm ngay phía dưới tầng
Miocene hạ chính là các đá sinh chính của mỏ NP.
• Đặc điểm tầng chứa:
Các tập cát kết (từ Zone I đến Zone V) đều là các đối tượng chứa tốt của
tầng Miocene hạ. Tuy nhiên, các kết quả thăm dò – thẩm lượng tầng Miocene

hạ cho thấy chỉ có dầu trong Zone I là có tính thương mại. Tầng chứa Miocene
hạ (Zone I) có dạng cấu trúc một nếp lồi khép kín bốn chiều phát triển theo
hướng Đông Bắc – Tây Nam.
• Đặc điểm tầng chắn:
Tập sét Bạch Hổ phủ ngay phía trên nóc của Zone I đóng vai trò tầng
chắn cho tầng chứa Miocene hạ mỏ NP. Sét Bạch Hổ phát triển rộng khắp bể
Cửu Long và có bề dày tương đối ổn đònh từ 110 ->140m.
4. Đặc điểm kiến tạo và đứt gãy
Đặc điểm kiến tạo và đứt gãy của mỏ NP mang đặc trưng kiến tạo
chung của toàn bể Cửu Long. Vào cuối giai đoạn tạo Rift (Oligocene) xảy ra
Trường ĐHKHTN – tháng 7 năm 2004
24
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Phùng Thò Ngọc
Dung
các chuyển động kiến tạo, một số đứt gãy tái hoạt động và hình thành các đứt
gãy trượt ngang theo hướng Bắc – Nam hoặc Bắc Đông Bắc - Tây Tây Nam.
Các phức hệ lồi chính bò phá vỡ bởi các nén ép khu vực dọc theo các đứt gãy
tạo thành một loạt các đứt gãy nhỏ bậc thang theo hướng Bắc – Nam trong
suốt giai đoạn lắng đọng trầm tích Oligocene thượngï Miocene hạ (hình 6).
Nhìn chung, tầng Miocene hạ rất ít bò đứt gãy phá hủy. Ở phần trung
tâm cấu tạo chỉ có một đứt gãy nhỏ kéo dài theo hướng Đông - Tây, chiều dài
khoảng 1.5km (hình 7). Ở khu vực phía Tây Nam, mật độ đứt gãy dày hơn,
các đứt gãy này chủ yếu phát triển theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, hoặc
Bắc – Nam. Tuy nhiên, do diện tích ở khu vực này hẹp và phần lớn nằm ngoài
ranh giới dầu – nước, nên mức độ ảnh hưởng đến khả năng khai thác của vỉa
là không lớn.
Trường ĐHKHTN – tháng 7 năm 2004
25

×