Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Thực trạng và hướng giải quyết cho thị trường đồ gỗ nội thất Đồng Kỵ ( Từ Sơn Bắc Ninh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.2 KB, 13 trang )

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG
GIẢI QUYẾT CHO THỊ TRƯỜNG ĐỒ
GỖ NỘI THẤT ĐỒNG KỴ (TỪ SƠN,
BẮC NINH)
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 9
BỐ CỤC
HỌ VÀ TÊN
MSV
Trần Thị Vân Anh 571532
Vũ Thị Thanh Huyền 571930
Nguyễn Diệu Linh 572078
Nguyễn Thị Mai 572939
Trương Thị Yến 572992
I. Mở đầu:
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục tiêu
II.Nội dung
1. Giới thiệu sơ lược về làng Đồng kỵ
2. Thực trạng nghề của làng
3. Thuận lợi
4. Khó khăn
5. Giải pháp hướng giải quyết cho thị trường đồ gỗ nội thất
III. Kết Luận
IV. Tài Liệu tham khảo
I. Mở Đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ xưa, Việt Nam được biết đến với nền văn minh lúa nước, là
một nước nông nghiệp phần đông dân số làm nghề nông nhưng sản xuất
nông nghiệp ở nước ta còn lac hậu, kém phát triển, thu nhập của người
dân trong sản xuất nông nghiệp còn thấp. Từ đó người dân biết
không chỉ phát triển cả sản xuất nông nghiệp mà còn phát triển về sản


xuất phi nông nghiệp, trong đó đã xuất hiện các làng nghề thủ công
truyền thống, nhằm tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân lao động.
Làng nghề truyền thống phát triển không những thúc đẩy du lịch
phát triển mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương, giải quyết
công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, góp
phần giảm bớt tệ nạn xã hội. Đồng thời góp phần quan trọng vào việc
khôi phục, bảo tồn các giá trị làng nghề.
Trong những năm gần đây, với xu thế phát triển và hội nhập kinh
tế thế giới rất nhiều làng nghề của Việt Nam đã được khôi phục và đảm
bảo được đời sống, đáp ứng được mong muốn của của nhân dân các
làng nghề truyền thống đó là bảo tồn và phát triển nghề của ông cha
trao truyền làm giàu cho quê hương và đem lại hiệu quả kinh tế góp
phần xây dựng đất nước. Trong đấy, nổi bật nhất có làng nghề Đồng Kỵ
thuộc tỉnh Bắc Ninh từ lâu vốn nổi tiếng với nghề sản xuất các sản
phẩm thủ công mỹ nghệ, nội thất gỗ được chế biến. Các sản phẩm gỗ
mỹ nghệ của Đồng Kỵ không chỉ có chất lượng mà còn vô cùng phong
phú về mẫu mã phục vụ cho mọi nhu cầu của cuộc sống, từ những đồ
trang trí, nội thất, đến những loại đồ dùng phục vụ nhà bếp…
Trên thị trường Việt Nam hầu như địa phương nào cũng có những
sản phẩm đồ gỗ, nội thất, mỹ nghệ mang tên Đồng Kỵ. Đây là một làng
nghề nổi tiếng lâu đời chế tác ra nhiều sản phẩm đồ gỗ tinh sảo được thị
trường trong và ngoài nước ưa chuộng…Chính vì vậy nhóm em chọn
đề tài : “Thực trạng và hướng giải quyết cho thị trường đồ gỗ nội
thất Đồng Kỵ” để phần nào hiểu được về thị trường đồ gỗ nội thất, mỹ
nghệ Đồng Kỵ.
2. Mục tiêu:
Với đề tài này, nhóm đã thống nhất đưa ra có 2 mục tiêu lớn cần
giải quyết:
- Thứ nhất: tìm hiểu khái quát về làng đồng kỵ, thực trạng thị
trường đồ gỗ nội thất của làng, những thuận lợi, khó khăn mắc phải.

- Thứ hai: tìm hiểu về hướng giải quyết, giải pháp cho thị trường
tiêu thụ đồ gỗ nội thất.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: làng nghề đồ gỗ nội thất Đồng Kỵ (Từ Sơn- Bắc
Ninh)
- Phạm vi: Nghiên cứu vấn đề sản xuất và tiêu thụ mặt hàng
đồ gỗ nội thất Đồng Kỵ.
II. Nội dung:
1. Giới thiệu khái quát về làng nghề gỗ Đồng Kỵ.
“Hỡi cô thắt yếm lưng xanh
Có về Đồng Kỵ với anh thì về
Đồng kỵ có lắm ngành nghề
Có sông tắm mát có nghề quanh năm…”
Phải chăng tất cả các làng nghề Việt Nam đều có những bài ca dao
như vậy, như một cách PR cho mình để mọi người biết đến mà tìm về.
Làng Đồng Kỵ cũng không phải ngoại lệ, cũng có những câu ca dao mà
khi chỉ mới nghe qua cũng muốn tìm về….
Từ trung tâm thành phố Hà Nội theo đường quốc lộ 1A tới km 18 rẽ
trái đi chừng 2 km là tới làng Đồng Kỵ- xã Đồng Quang- thị xã
Từ Sơn- tỉnh Bắc Ninh. Xã Đồng Quang tiếp giáp với thị xã Từ Sơn,
nằm cạnh xã Phù Khê. Làng gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ thuộc xã Đồng
Quang có lịch sử phát triển từ lâu đời, trải qua bao thăng trầm của thời
gian cũng như biến đổi của đất nước. Tới năm 1986, làng nghề được
khôi phục và phát triển, hiện nay sản phẩm của làng nghề đang ngày
một khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong và
ngoài nước. Đồng Kỵ có diện tích tự nhiên 340 ha, toàn làng có khoảng
149 hợp tác xã, hơn 150 doanh nghiệp và 3134 hộ tham gia kinh doanh
sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ (chiếm 95% số hộ). Đến nay, làng Đồng Kỵ
được mở mang với quy mô lớn, trực thuộc khu công nghiệp Từ Sơn,
tỉnh Bắc Ninh. Vì thế Đồng Kỵ không còn bó hẹp trong những con

đường làng cổ kính, nhỏ bé, giờ đây các xưởng sản xuất, các
“showroom” giới thiệu sản phẩm được “lên phố” với những khu nhà hết
sức khang trang, to lớn và mang dáng dấp hiện đại.
2. Sự phát triển của đồ gỗ Đồng Kỵ
- Mặc dù do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và suy thoái
toàn cầu (những tháng cuối năm 2008, đầu năm 2009, thị trường tiêu
thụ sản phẩm rơi vào tình trạng trì trệ nên không ít hợp tác xã, doanh
nghiệp phải đóng cửa người lao động phải nghỉ việc) nhưng nhờ có
chính sách kích cầu kịp của Chính phủ, chính quyền địa phương cùng
các doanh nghiệp đã chủ động đưa ra biện pháp ứng phó kịp thời để
khôi phục và phát triển làng nghề.
- Từ đầu năm 2010 đến nay, do sức mua của thị trường tăng nên
lượng hàng tiêu thụ cũng tăng từ 20-40%. Đây là một tín hiệu khả quan
cho các hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ cá thể và người lao động.
- Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 là 50 triệu đồng/ người/
năm
- Sau một thời gian dài trầm lắng, gần đây hoạt động sản xuất kinh
doanh ở các làng nghề gỗ mỹ nghệ đã có tín hiệu khả quan. Có lẽ do thị
trường Trung Quốc-nơi tiêu thụ chính sản phẩm của các làng nghề
(thường chiếm khoảng 70%, thời kỳ cao điểm lên tới 80% lượng sản
phẩm làm ra) sau một thời gian dài thu hẹp gần đây đã mở lại; sức mua
thị trường trong nước cũng gia tăng hơn cộng với những nỗ lực của các
doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh đã đưa giá trị sản phẩm đồ gỗ
mỹ nghệ cả năm 2013 của thị xã ước đạt gần 2.000 tỷ đồng (bằng gần
1/3 giá trị sản xuất công nghiệp-TTCN của thị xã), tăng 14,3% so năm
2012 và tạo việc làm cho nhiều lao động trong và ngoài địa phương.
Kết quả này đã góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp-
TTCN của thị xã trong năm 2013 (năm được đánh giá là nhiều khó
khăn, thách thức nhất trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp-TTCN) với
tổng giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt 7.025 tỷ đồng, tăng 14% so với

kế hoạch năm và tăng 16,7% so với năm 2012.
- Hiện làng nghề đang giải quyết việc làm cho 5.000 lao động tại đị
a phương và khoảng 7000 lao động địa phương khác.
3. Thực trạng làng nghề
a. Hoạt động sản xuất và kinh doanh sản phẩm đồ gỗ nội
thất Đồng Kỵ
- Đồng Kỵ là nơi tập kết gỗ để phục vụ sản xuất, những cây gỗ
nguyên khối và những cây gỗ đã được cắt xẻ. Gỗ trong nước không đáp
ứng được hết nhu cầu sản xuất, vì vậy gỗ chế tác thường được khai thác
trong nước và một phần để nhập khẩu từ thị trường Lào, Campuchia,
Thái Lan (thường là gỗ hương, gỗ trắc,…), lượng gỗ sử dụng bình quân
khoảng 34.000 m
3/
năm
- Sản phẩm của làng nghề Đồng Kỵ được làm chủ yếu bằng thủ
công không qua máy móc, những đường nét trạm trổ đều do một tay
người thợ lành nghề đặt tâm huyết vào sản phẩm.
- Sản phẩm có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện đại và truyền
thống, có nét riêng độc đáo mà không nơi nào có thể cạnh tranh được,
phù hợp với nhiều xu hướng tiêu dùng và gu thẩm mỹ của khách hàng,
giá cả cũng có nhiều loại phục vụ cho nhiều đối tượng.
- Đồng Kỵ được xem là làng có nhiều giám đốc nhất nước và cũng
là nơi có tốc độ phát triển doanh nghiệp từ nghề truyền thống nhanh
nhất nước. Mỗi năm, giá trị sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp của làng
Đồng Kỵ đạt gần 160 tỉ đồng, là nguồn đóng góp chính cho sự phát
triển của xã và cả huyện Từ Sơn. Nhiều giám đốc “làng” đều đi lên từ
những cơ sở sản xuất nhỏ, cho đến nay chưa có một trường hợp nào bị
phá sản hoặc đóng cửa. Vốn ít nhất của một doanh nghiệp ở làng này
khoảng 1-2 tỉ đồng. Theo số liệu của UBND tỉnh Bắc Ninh, toàn tỉnh có
1.000 giám đốc thì chỉ riêng làng Đồng Kỵ đã chiếm đến 20-25%.

b. Thị trương tiêu thụ
- Đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ là một địa chỉ đáng tin cậy của khách hà
ng trong và ngoài nước. Sản phẩm của làng nghề có mặt ở hầu hết các
địa phương trong cả nước nhưng doanh thu của làng nghề có được lại
chủ yếu dựa vào xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ Đồng
Kỵ là một số nước châu Á như: Singapore, Trung Quốc, Đài Loan, và
một số nước Châu Âu như: Pháp, Canada, Australia, Mỹ, EU. Trong đó
mạnh nhất là thị trường Trung Quốc, buôn bán thuận lợi, nay ở khu
thương mại này có khoảng 400 cửa hàng đồ gỗ thì người Việt đã đứng
tên hơn 300, chủ yếu là người Đồng Kỵ.
- Hàng năm, các công ty du lịch cũng đưa nhiều du khách nước
ngoài như : Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Hà Lan,… đến tham quan và
tìm hiểu làng nghề, đánh dấu những bước tiến xa hơn nữa vào các thị
trường tiềm năng mới cho các sản phẩm đồ gỗ nội thất Đồng Kỵ.
4. Thuận lợi và khó khăn
a. Thuận lợi
- Vị trí địa lý thuận lợi
- Những người thợ có bàn tay khéo léo, tỉ mỉ,
- Những sản phẩm do người Đồng Kỵ làm ra có nét độc đáo,
riêng biệt,
- Tạo ấn tượng khó phai cho khách du lịch và khách hàng đến
thăm làng Đồng Kỵ
b. Khó khăn
- Việc quy hoạch, định hướng phát triển làng nghề còn chậm, nhất
là việc quy hoạch mặt bằng cho sản xuất và khu công nghiệp tập trung.
-
Thị trường tiêu thụ gặp khó khăn, thông tin kinh tế còn nhiều bất cập.
Sản phẩm làm ra nhiều nhưng thị trường tiêu thụ quá hẹp. Công việc
tiếp thị còn yếu kém, chưa có khả năng mở rộng thị trường.
- Môi trường trong các làng nghề bị ô nhiễm quá nặng bởi khói bụi,

chất thải, hóa chất và phế liệu .
- Do hàng đồ gỗ Đồng Kỵ phần lớn là hàng cao cấp, sản xuất thủ
công, tỉ mỉ, làm bằng loại gỗ tốt nên giá thành sản phẩm tương đối cao.
Vì vậy, lượng sản phẩm tiêu thụ trong nước ít hơn, những gia đình có
điều kiện mới dám bỏ tiền ra mua, còn chủ yếu sản phẩm xuất khẩu
sang Trung Quốc. Hiện nay, thương lái Trung Quốc không mua nữa
nên hàng ế, tồn đọng rất nhiều.
- Thực tế cho thấy những hộ sản xuất, kinh doanh ở làng gỗ Đồng
Kỵ phải đóng cửa là do thiếu vốn hoặc do nợ ngân hàng quá nhiều,
không có khả năng trả nợ. Thời điểm này, những hộ sản xuất kinh
doanh ở Đồng Kỵ mong được Nhà nước, Chính phủ hỗ trợ về vốn, thị
trường đầu ra.
5. Giải pháp và định hướng đi cho đồ gỗ Đồng Kỵ
a. Về thị trường
- Ưu tiên thị trường nội địa
+ Đa dạng thị trường, tránh phụ thuộc vào một vài thị trường
+ Hạn chế rủi ro
+ Đơn đặt hàng trong nước có giá trị cao hơn đơn đặt hàng xuất khẩu
+ Thị trường trong nước đã đủ lớn, đủ hấp dẫn cho các doanh nghiệp
- Cần mở rộng tìm kiếm và khai thác có hiệu quả thị trường trong
nước và thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp nhà nước cần thúc
đẩy các mối quan hệ giao lưu, hợp tác, liên kết kinh tế với các làng
nghề.
b. Phát huy sức mạnh tổng hợp các hình thức kinh tế
trong làng nghề truyền thống:
- Để thích nghi với nền kinh tế nhiều thành phần thì mỗi đơn vị, mỗi
tổ chức kinh tế phải quan hệ hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, trong đó giúp đỡ
hộ gia đình về kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm. Trước mắt cần tổ chức
lại làng nghề truyền thống với mức độ và hình thức khác nhau. Đó là
hình thức tốt nhất để thúc đẩy làng nghề truyền thống phát triển với quy

mô lớn hơn.
c. Lựa chọn công nghệ và tiến bộ kỹ thuật thích hợp.
Khuyến khích các cơ sở sản xuất, các nghệ nhân, các thợ lành nghề
đổi mới công nghệ, đưa công nghệ tiên tiến thay thế dần kỹ thuật thủ
công lạc hậu. Công nghệ lựa chọn phải thích hợp với công nghệ truyền
thống, hay công nghệ truyền thống phải có khả nằng tiếp thu công nghệ
mới cả về trình độ kỹ thuật lẫn qui mô sản xuất.
Chủ trương hiện đại hóa công nghệ truyền thống phải
đảm bảo nguyên tắc sản phẩm làm ra không mất đi tính truyền thống,
tính độc đáo, độ tinh xảo. Mặt khác, có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức
quản lý cho các chủ doanh nghiệp vàchính sách ưu đãi nghệ nhân có
tâm huyết với ngành nghề.
d. Giáo dục về việc bảo tồn và phát triển làng nghề
e. Thúc đẩy tiềm năng du lich làng nghề
III. Kết luận
Nghề và làng nghề truyền thống là một tài sản quý giá mà ông cha ta
đã để lại và nó cũng là một tài sản quý báu mà những người con Bắc
Ninh gìn giữ và phát huy, cống hiến để cho làng nghề ngày càng phát
triển. Trong những làng nghề mà những người con Bắc Ninh gìn giữ và
phát huy thì Đồng Kỵ là một làng nghề với truyền thống lâu đời, có
nhiều triển vọng trong sự phát triển kinh tế của Bắc Ninh và cả nước.
Những sản phẩm của Làng nghề được tạo ra từ những nghệ nhân với
đôi bàn tay khéo léo không chỉ tạo được sự thu hút, yêu thích của thị
trường trong nước, sản phẩm của Đồng Kỵ không những vang danh
khắp trong nam ngoài bắc mà danh tiếng đã bay xa vượt biên giới bởi
những sản phẩm tinh xảo của mình, được khách hàng trên nhiều nước
trên thế giới ưa chuộng và đón nhận. vì vậy mà cuộc sống của người
dân nơi đây không ngừng được cải thiện, thu nhập tăng cao. Đồng Kỵ
ngày nay không ngừng nâng cao về chất lương và mẫu mã, để phù hợp
với nền kinh tế thị trường và cạnh tranh với các thị trường đồ gỗ khác

trong và ngoài nước
IV. Tài liệu tham khảo

ar_gar_a_ar_ng_karm_laon_a_ar_i

cac-lang-nghe-go-my-nghe.html

phap-phat-trien-lang-go-dong-ky-bac-ninh-294378

ky-%E2%80%9Csuy-thoai%E2%80%9D-cung-kinh-te.html

trong-nuoc-cang-kho-khan-doanh-nghiep-can-quan-tri-tot-thi-
truong-trong-nuoc/tin-460.html

×