Tải bản đầy đủ (.ppt) (16 trang)

Tập làm văn tuần 8: Luyện tập tả cảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 16 trang )




NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH

Mục tiêu của phân môn TLV lớp 5

Nhiệm vụ của phân môn TLV lớp 5

Nội dung Tập làm văn ở lớp 5

Phương pháp dạy Môn Tập làm văn lớp 5 ở các bài
“Luyện tập tả cảnh”

Quy trình dạy bài TLV


Phân môn tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kỹ năng
sản sinh văn bản (nói và viết). Nhờ vậy mà tiếng Việt
không chỉ là một hệ thống cấu trúc được xem xét từng
phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công
cụ sinh động trong quá trình giao tiếp, tư duy, học tập.
- Bồi dưỡng vun đắp tình yêu tiếng Việt, biết giữ gìn sự
trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình
thành nhân cách của con người Việt Nam.
MỤC TIÊU

2. Nhiệm vụ
Sản phẩm của phân môn tập làm văn là các bài văn nói
hoặc viết theo các kiểu bài do chương trình qui định. Để
sản sinh các bài văn này, học sinh phải có thêm nhiều


kỹ năng khác ngoài các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết
tiếng Việt, kỹ năng dùng từ đặt câu.
- Đó là các kỹ năng phân tích đề, tìm ý và lựa chọn ý,
kỹ năng lập dàn ý, viết đoạn và liên kết đoạn.
- Ở tiểu học phân môn Tập làm văn góp phần rèn luyện
tư duy hình tượng, từ óc quan sát tới trí tưởng tượng,
từ khả năng tái hiện các chi tiết đã quan sát được tới
khả năng nhào nặn các vật liệu có thực trong đời sống
để xây dựng nên nhân vật, … tư duy lôgic của học sinh
cũng được phát triển.

Như vậy, dạy Tập làm văn có một ý nghĩa
to lớn vì nó có cả các nhiệm vụ giáo
dưỡng, giáo dục và phát triển.

NỘI DUNG DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN
Chương trình mới 175 tuần dành cho 5 lớp tiểu học.
Ở lớp 4, 5, Tập làm văn cũng được học 35 tuần, mỗi tuần 2 tiết.
+ Tập làm văn ở lớp 5 thường gắn với các chủ điểm của môn tập đọc.
Tập một gồm 5 chủ điểm học trong 18 tuần, tập hai gồm 5 chủ điểm,
học trong 17 tuần.
+ Dạy bài mới và ôn tập:
* 31 tuần học bài mới.
* 4 tuần ôn tập và kiểm tra định kỳ (tuần 10, tuần 18,
tuần 28, tuần 35).
+ Cấu trúc chương trình Tập làm văn:
Loại văn miêu tả:
* Tả cảnh: 14 tiết. HKI-Cả năm 14 tiết.
* Tả người: 8 tiết. HKI-HKII 4 tiết.
* Các loại văn bản khác: 36 tiết.


+ Các kỹ năng làm văn:
Việc sản sinh ra một văn bản thường có 4 giai đoạn:
* Giai đoạn định hướng:
- Nhận diện đặc điểm loại văn bản.
- Phân tích đề bài, xác định yêu cầu.
* Giai đoạn lập chương trình:
- Xác định dàn ý bài văn đã cho.
- Quan sát đối tượng, tìm ý và sắp xếp ý thành dàn ý
trong bài văn miêu tả.
* Giai đoạn thực hiện hóa chương trình:
- Xây dựng đoạn văn (chọn từ, tạo câu, viết đoạn).
- Liên kết các đoạn thành bài văn.
* Giai đoạn kiểm tra văn bản mới hoàn thành.
+ Viết được đoạn văn, bài văn tả cảnh, tả người theo nội dung chương
trình quy định.

Các biện pháp dạy môn Tập làm văn lớp 5
bài “Luyện tập tả cảnh”
1. Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập

Cho Hs đọc thầm rồi trình bày lại yêu cầu của BT.

GV giải thích thêm cho rõ YC của BT.

Tổ chức cho Hs thực hiện làm mẫu một phần của BT để cả
lớp nắm được YC của BT đó.
2. Tổ chức cho HS thực hiện BT

T/c cho HS LT cá nhân, nhóm, cặp,…để làm BT.


HS báo cáo kết quả bằng nhiều hình thức khác nhau.

Trao đổi, sửa lỗi, đánh giá và góp ý cho nhau ( GV-HS, HS – HS).

GV tổng hợp ý kiến và ghi bảng (nếu cần thiết).

QUY TRÌNH DẠY BÀI TẬP LÀM VĂN
1. GT bài học
2. Hình thành khái niệm:
-
Phân tích ngữ liệu: (Các biện pháp)
-
Ghi nhớ kiến thức: Ghi nhớ SGK
Bài dạy lí thuyết
Bài dạy lí thuyết
3. Hướng dẫn luyện tập
Theo cách đã t/bày
4. Củng cố- dặn dò:
-
Chốt lại những kiến thức và kĩ năng cần nắm vững.
-
Nhận xét tiết học.
-
Nêu yêu cầu thực hành luyện tập ở nhà.

Đối với loại bài thực hành
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn thực hành: ( Phần trên đã trình bày)
3. Củng cố, dặn dò


THẢO LUẬN
VÀ GÓP Ý CHUYÊN ĐỀ


Thư giãn


×