Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Xây dựng các bài tập ngoại khóa nhằm nâng cao thể lực và kỹ chiến thuật đội tuyển bóng đá nam (B Tỉnh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 32 trang )

DÀN Ý
TÊN ĐỀ TÀI: Xây dựng các bài tập ngoại khóa nhằm nâng cao thể lực và kỹ
chiến thuật đội tuyển bóng đá nam Trường Tiểu học Tân Đông Hiệp –Dĩ An
I. NHẬN THỨC VẤN ĐỀ
II. NỘI DUNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A. Thực trạng của vấn đề
1. Thuận lợi
2. Khó khăn
B. Biện pháp thực hiện
1. Điều tra, tổng hợp số liệu, hệ thống các kiến thức liên quan đến
thể lực, kỹ chiến thuật bóng đá của học sinh tiểu học.
2. Kiểm tra sư phạm về thể lực và kỹ thuật
3. Xây dựng các bài tập ngoại khóa nhằm nâng cao thể lực và kỹ
chiến thuật đội tuyển bóng đá nam Trường Tiểu học Tân Đông
Hiệp – huyện Dĩ An
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
V. PHỔ BIẾN KINH NGHIỆM
Trang 1
I. NHẬN THỨC VẤN ĐỀ:
- Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu của giáo dục thể chất trong nhà trường
ở các bậc học đều thực hiện mục tiêu của giáo dục theo tinh thần Nghị quyết Đại
hội Đảng lần VII. Đó là góp phần nâng cao dân trí – đào tạo nhân lực – bồi dưỡng
nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức, có năng lực và lao động sáng
tạo nhằm xây dựng mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh. Trong đó giáo dục thể chất trong nhà trường giữ vai trò quan trọng
trong chiến lược phát triển sự nghiệp giáo dục và hoạt động thể dục thể thao.
- Chương trình Thể dục Tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và
hiện nay đang được áp dụng ở các trường Tiểu học chỉ xoay quanh các bài tập thể
dục của các khối lớp, các môn thể thao cơ bản như đá cầu, nhảy dây … chứ chưa
có các tiết học cho môn bóng đá. Trong khi đó, bóng đá nam là một môn thi đấu


chính thức của các kỳ Đại hội TDTT học sinh cấp huyện, tỉnh nên việc tập luyện
và thi đấu tốt là một vấn đề rất quan trọng đối với các trường tiểu học chúng tôi.
Hơn nữa, bóng đá là một môn thi đấu đòi hỏi người chơi phải có tinh thần tập thể
cao, di chuyển nhiều, kỹ chiến thuật tốt và đôi lúc cả sự dũng cảm … Vì thế việc
nâng cao thể lực và kỹ chiến thuật luôn là mục tiêu hàng đầu và mang ý nghĩa
quyết định đối với kết quả thi đấu của đội tuyển bóng đá nam trường chúng tôi.
- Trường Tiểu học Tân Đông Hiệp – huyện Dĩ An thuộc xã Tân Đông
Hiệp, huyện Dĩ An, học sinh phần lớn là con em của các gia đình nông thôn và
dân nhập cư nên hầu hết gia đình các em còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống
và sự quan tâm đến việc tập luyện thể dục thể thao nói chung và tập luyện môn
bóng đá nói riêng còn hời hợt và hạn chế. Đội bóng đá của nhà trường thường chỉ
đạt các thứ hạng không cao tại các kỳ HKPĐ huyện.
- Từ những thực trạng nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xây dựng
các bài tập ngoại khóa nhằm nâng cao thể lực và kỹ chiến thuật đội tuyển
bóng đá nam Trường Tiểu học Tân Đông Hiệp –Dĩ An”
Trang 2
II. NỘI DUNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
A. Thực trạng của vấn đề :
1. Thuận lợi:
• Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hoạt
động thể dục thể thao trong và ngoài nhà trường.
• Nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình về kiến thức, kinh nghiệm, nhân lực từ
chi đoàn và giáo viên chủ nhiệm.
• Bản thân tôi đã giảng dạy môn Thể dục được 11 năm, rất yêu nghề, yêu
trẻ và luôn học hỏi các bạn đồng nghiệp nên đã tích lũy được nhiều
kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và huấn luyện các đội năng khiếu
thể dục thể thao.
• Tôi được phân công giảng dạy khối 5 từ năm 1999 đến nay và đây
chính là nguồn cung cấp chủ yếu các vận động viên cho các đội tuyển
của nhà trường nên tôi có nhiều thuận lợi trong việc quan sát, tuyển

chọn và tập huấn.
• Học sinh lứa tuổi tiểu học rất thích các hoạt động thể dục thể thao, đặc
biệt là môn bóng đá nên thường ngoan ngoãn, chăm chỉ và cố gắng
trong tập luyện khi được tuyển chọn.
• Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối tốt nên đảm bảo được phần
lớn các yêu cầu về sân bãi cho tập luyện.
2. Khó khăn:
• Trường Tiểu học Tân Đông Hiệp là trường nửa nông thôn, nửa thành
thị nên vẫn còn một số PHHS chưa hiểu hết hoặc chưa quan tâm đúng
mức đến việc tham gia tập luyện và thi đấu của con em mình. Vì thế đôi
lúc họ không thích cho con em mình tham gia tập luyện vì sợ ảnh
hưởng đến việc học, sức khỏe hoặc ngại đưa đón ngoài giờ học chính
khóa.
Trang 3
• Trường học ngày 2 buổi nên thời gian dành cho tập luyện còn gặp khó
khăn vì nếu tập luyện quá nhiều sau giờ học hay vào thứ bảy, chủ nhật
thì học sinh dễ mệt mỏi, ngán ngại và bỏ tập còn nếu tập luyện quá ít
thì kết quả thu được thường không cao.
• Trường vẫn còn thiếu một vài dụng cụ tập luyện cần thiết.
• Khả năng nhận thức của các em chưa cao nên đôi khi không hiểu và
tiếp thu hết các vấn đề giáo viên muốn truyền thụ.
B. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :
1. Điều tra, tổng hợp số liệu, hệ thống các kiến thức liên quan đến thể
lực, kỹ chiến thuật bóng đá của học sinh tiểu học.
a. Đối với phụ huynh học sinh (PHHS):
- Đối tượng điều tra: phụ huynh học sinh của 12 vận động viên bóng đá
nam tiểu học.
- Địa bàn điều tra: trường Tiểu học Tân Đông Hiệp – huyện Dĩ An.
- Nội dung điều tra: sử dụng phiếu điều tra trên PHHS để tìm hiểu:
+ Thực trạng thể lực của vận động viên.

+ Mức độ kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc tập luyện của
vận động viên.
+ Ý kiến của PHHS về chương trình đào tạo ngoại khóa.
+ Nhận thức của gia đình về việc luyện tập môn bóng đá nam của vận
động viên.
+ Mức độ tập luyện tại nhà của vận động viên.
Trang 4
PHIẾU ĐIỀU TRA PHỤ HUYNH HỌC SINH
PHIẾU 1:
TỐT KHÁ TB YẾU
THỂ LỰC CỦA HỌC SINH
KHI CHƯA TẬP LUYỆN
THỂ LỰC CỦA HỌC SINH
SAU KHI TẬP LUYỆN
SỰ KẾT HỢP GIỮA
NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH
Ý KIẾN CỦA PHHS VỀ
KẾT QUẢ ĐÀO TẠO BÓNG ĐÁ
PHIẾU 2:
- Nhận thức của gia đình về việc luyện tập môn bóng đá nam của vận
động viên.
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
- Mức độ tập luyện tại nhà của vận động viên.
Rất thường xuyên Thường xuyên Không thường xuyên
 Kết quả: (Số lượng 12 PHHS)
PHIẾU ĐIỀU TRA PHỤ HUYNH HỌC SINH
PHIẾU 1:
TỐT KHÁ TB YẾU
Thể lực của học sinh khi chưa tập luyện 8 4 0 0
Thể lực của học sinh sau khi tập luyện 11 1 0 0

Sự phối hợp giũa nhà trường và gia đình 11 1 0 0
Ý kiến của PHHS về kết quả đào tạo bóng đá 12 0 0 0
PHIẾU 2:
- Nhận thức của gia đình về việc luyện tập môn bóng đá nam của vận
động viên.
Trang 5
8 4 0
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
- Mức độ tập luyện tại nhà của vận động viên.
Rất thường xuyên Thường xuyên Không thường xuyên
b. Đối với học sinh:
- Đối tượng điều tra: 12 vận động viên bóng đá nam tiểu học.
- Địa bàn điều tra: trường Tiểu học Tân Đông Hiệp – huyện Dĩ An.
- Nội dung điều tra: trò chuyện để tìm hiểu:
+ Thực trạng thể lực của vận động viên.
+ Mức độ tập luyện tại nhà của vận động viên.
+ Ý kiến và nguyện vọng của vận động viên về chương trình đào tạo
ngoại khóa.
PHIẾU 1:
TỐT KHÁ TB YẾU
THỂ LỰC CỦA HỌC SINH
KHI CHƯA TẬP LUYỆN
THỂ LỰC CỦA HỌC SINH
SAU KHI TẬP LUYỆN
Ý KIẾN CỦA HỌC SINH VỀ
KẾT QUẢ ĐÀO TẠO BÓNG ĐÁ
Trang 6
3
7
2

PHIẾU 2: Ý kiến, nguyện vọng của bản thân trong thời gian tập luyện.

QUÁ
SỨC
VỪA
SỨC
DƯỚI
SỨC
THỜI GIAN TẬP LUYỆN
KHỐI LƯỢNG TẬP LUYỆN
ĐỘ KHÓ CỦA CÁC BÀI TẬP
SỰ THOẢI MÁI TRONG TẬP LUYỆN
NGUYỆN VỌNG CỦA BẢN THÂN
PHIẾU 3:
- Nhận thức của bản thân về việc luyện tập môn bóng đá nam.
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
- Mức độ tập luyện tại nhà của bản thân.
Rất thường xuyên Thường xuyên Không thường xuyên
- Nguyện vọng của bản thân sau thời gian tập luyện và thi đấu.
Tiếp tục tập luyện Không tiếp tục tập luyện
Duy trì thi đấu Không tiếp tục thi đấu
 Kết quả: (Số lượng 12 học sinh)
Trang 7
PHIẾU 1:
TỐT KHÁ TB YẾU
THỂ LỰC CỦA HỌC SINH 10 2 0 0
KHI CHƯA TẬP LUYỆN
THỂ LỰC CỦA HỌC SINH 12 0 0 0
SAU KHI TẬP LUYỆN
Ý KIẾN CỦA HỌC SINH VỀ 12 0 0 0

KẾT QUẢ ĐÀO TẠO BÓNG ĐÁ
PHIẾU 2: Ý kiến, nguyện vọng của bản thân trong thời gian tập luyện.

QUÁ
SỨC
VỪA
SỨC
DƯỚI
SỨC
THỜI GIAN TẬP LUYỆN 2 10 0
KHỐI LƯỢNG TẬP LUYỆN 3 9 0
ĐỘ KHÓ CỦA CÁC BÀI TẬP 2 10 0
SỰ THOẢI MÁI TRONG TẬP LUYỆN 0 12 0
NGUYỆN VỌNG CỦA BẢN THÂN
- Được thi đấu giao hữu thường
xuyên hơn.
- Được đá chính.
- Được đá tiền đạo.
Trang 8
PHIẾU 3:
- Nhận thức của bản thân về việc luyện tập môn bóng đá nam.
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
- Mức độ tập luyện tại nhà của bản thân.
Rất thường xuyên Thường xuyên Không thường xuyên
- Nguyện vọng của bản thân sau thời gian tập luyện và thi đấu.
Tiếp tục tập luyện Không tiếp tục tập luyện
Duy trì thi đấu Không tiếp tục thi đấu
c. Đối với các giáo viên dạy thể dục trong huyện Dĩ An:
- Đối tượng điều tra: toàn thể giáo viên dạy thể dục trong huyện Dĩ An.
- Địa bàn điều tra: các trường tiểu học trong huyện Dĩ An.

- Nội dung điều tra: sử dụng phiếu điều tra trên giáo viên thể dục để tìm
hiểu:
+ Thực trạng thể lực của vận động viên các trường bạn.
+ Những biện pháp tập luyện tại nhà của vận động viên các trường bạn.
+ Các phương pháp huấn luyện bóng đá nam tiểu học thường dùng và
hiệu quả của các phương pháp đó.
PHIẾU 1:
TỐT KHÁ TB YẾU
THỂ LỰC CỦA HỌC SINH
KHI CHƯA TẬP LUYỆN
THỂ LỰC CỦA HỌC SINH
SAU KHI TẬP LUYỆN
Trang 9
5
6
7 0
6
0
11
11
1
1
PHIẾU 2: Các phương pháp huấn luyện bóng đá nam tiểu học thường dùng và
hiệu quả của các phương pháp đó.
STT PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN
SỬ DỤNG KẾT QUẢ
Có Không Tốt Khá TB. Yếu
1 Rèn luyện kỹ năng sút cầu môn
2 Rèn luyện kỹ năng qua người
3 Rèn luyện kỹ năng chuyền bóng

4 Rèn luyện kỹ năng qua người, sút cầu môn
5 Rèn luyện kỹ năng dẫn bóng qua cọc
6 Thi đấu đối kháng
 Kết quả: (13 giáo viên Thể dục tập huấn môn bóng đá của các trường tiểu học
trong Huyện Dĩ An, 12 vận động viên X 13 trường = 156 VĐV)
PHIẾU 1:
TỐT KHÁ TB YẾU
THỂ LỰC CỦA HỌC SINH
KHI CHƯA TẬP LUYỆN 26 48 64 18
THỂ LỰC CỦA HỌC SINH
SAU KHI TẬP LUYỆN 83 41 19 13
PHIẾU 2: Các phương pháp huấn luyện bóng đá nam tiểu học thường dùng và
hiệu quả của các phương pháp đó (13 trường).
Trang 10
STT PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN
SỬ DỤNG KẾT QUẢ
Có Không Tốt Khá TB Yếu
1 Rèn luyện kỹ năng sút cầu môn 13 0 5 3 3 2
2 Rèn luyện kỹ năng qua người 13 0 3 5 3 2
3 Rèn luyện kỹ năng chuyền bóng 13 0 8 2 2 1
4 Rèn luyện kỹ năng qua người, sút cầu môn 13 0 3 4 5 1
5 Rèn luyện kỹ năng dẫn bóng qua cọc 13 0 3 3 6 1
6 Thi đấu đối kháng 13 0 4 2 5 2
2. Kiểm tra sư phạm về thể lực và kỹ thuật:
a. Kiểm tra thể lực:
- Bật xa tại chỗ
- Bật cao tại chỗ
- Chạy 20m luồn cọc
- Chạy 30m
- Chạy 5 x 30m

- Chạy 3 x 100m
 Kết quả: (Số lượng 12 học sinh)
STT NỘI DUNG KIỂM TRA
THÀNH TÍCH
Tốt Khá TB. Yếu
1
2
3
4
5
6
Bật xa tại chỗ
Bật cao tại chỗ
Chạy 20m luồn cọc
Chạy 30m
Chạy 5 x 30m
Chạy 3 x 100m
2
1
0
4
3
3
7
5
5
4
4
3
2

4
5
4
5
5
1
2
2
0
0
1
b. Kiểm tra kỹ thuật:
- Sút bóng bằng lòng bàn chân, mu bàn chân, má ngoài bàn chân
- Chuyền bóng chuẩn
Trang 11
- Dẫn bóng qua cọc sút cầu môn
- Tâng bóng liên tục bằng hai chân
 Kết quả: (Số lượng 12 học sinh)
STT NỘI DUNG KIỂM TRA THÀNH TÍCH
Tốt Khá TB. Yếu
1
2
3
4
Sút bóng bằng lòng bàn chân, mu bàn
chân, má ngoài bàn chân
Chuyền bóng chuẩn
Dẫn bóng qua cọc sút cầu môn
Tâng bóng liên tục bằng hai chân
1

0
0
0
3
3
3
2
6
7
5
2
2
2
4
8
3. Xây dựng các bài tập ngoại khóa nhằm nâng cao thể lực và kỹ chiến thuật
đội tuyển bóng đá nam Trường Tiểu học Tân Đông Hiệp – huyện Dĩ An
a. Các bài tập ngoại khóa nhằm nâng cao thể lực: Huấn luyện viên
phải chú ý lựa chọn các bài tập thể lực phong phú, phù hợp với đặc thù môn bóng
đá và với lứa tuổi của vận động viên để gây hứng thú tập luyện và đảm bảo nâng
cao thể lực của các em. Sau đây là một số bài tập thể lực của đội tuyển bóng đá
nam tiểu học Trường Tiểu học Tân Đông Hiệp.
- Bài tập tăng sự dẻo dai và sức chịu đựng cho chân trụ. (Hình 1 trang 13)
- Bài tập chạy tốc độ, xoay trở. (Hình 2 trang 13)
- Bài tập tăng sức bật, sức mạnh, sự dẻo dai của cổ chân. (Hình 3 trang 14)
- Bài tập nâng cao sức bền trong thi đấu.
Trang 12
Trang 13
Hình 1. Bài tập tăng sự dẻo dai, sức mạnh, sức bền cho chân trụ
Hình 2. Bài tập chạy tốc độ, xoay trở

b. Các bài tập ngoại khóa nhằm nâng cao kỹ chiến thuật: Huấn luyện
viên phải chú ý lựa chọn các bài tập kỹ chiến thuật phong phú, phù hợp với đặc
thù môn bóng đá và với lứa tuổi của vận động viên để gây hứng thú tập luyện và
đảm bảo nâng cao kỹ chiến thuật của các em. Tôi thường dùng các bài tập sau:
- Bài tập rèn luyện kỹ năng sút cầu môn
- Bài tập rèn luyện kỹ năng qua người, sút cầu môn
- Bài tập rèn luyện kỹ năng chuyền bóng
- Bài tập rèn luyện kỹ năng đệm lòng
- Bài tập rèn luyện kỹ năng dẫn bóng qua cọc
- Bài tập rèn luyện kỹ năng đánh đầu
- Thi đấu đối kháng
- Một chống một có hỗ trợ
- Bật tường ( 2 chống 1)
- Hai chống hai
 Sau đây tôi xin trình bày ba buổi tập do tôi phụ trách huấn luyện với các
hoạt động đặc thù, phù hợp với môn bóng đá và với lứa tuổi tiểu học như một
minh họa.
Trang 14
Hình 3. Bài tập “Nhảy cóc” nhằm tăng sức bật, sức mạnh
và sự dẻo dai của cổ chân
Buổi tập thứ nhất:
 Huấn luyện viên giới thiệu nội dung, yêu cầu buổi tập: Rèn luyện kỹ
năng sút cầu môn, kỹ năng qua người, chiến thuật “Một chống một có hỗ trợ” và
thi đấu đối kháng.
 Huấn luyện viên hướng dẫn vận động viên khởi động:
- Khởi động không bóng (10 – 15 phút): cổ, vai, tay, hông, gối, chân,
bật cao tại chỗ, chạy đá má trong trên đoạn đường 15 – 20 mét 3 lần, chạy đá má
ngoài trên đoạn đường 15 – 20 mét 3 lần, chạy xoay trở trên khoảng đường 15 –
20 mét 3 lần, chạy tốc độ trên khoảng đường 15 – 20 mét 2 lần.
- Khởi động có bóng (10 – 15 phút): Chia đội làm 2 nhóm, mỗi nhóm 6

vận động viên để chơi bắt bóng 2 – 4.
 Huấn luyện viên hướng dẫn vận động viên rèn luyện kỹ chiến thuật:
- Rèn luyện kỹ năng sút cầu môn: HLV chia đội thành 2 nhóm, mỗi
nhóm gồm 6 VĐV. Nhóm 1 xếp thành một hàng dọc đứng đối diện khung thành
với khoảng cách từ 12 – 15 mét, nhóm 2 ra sau cầu môn để nhặt bóng. Huấn
luyện viên đặt 5 đến 8 quả bóng hàng ngang trước mặt vận động viên (Hình 4
trang 15). Các VĐV nhóm 1 sẽ chạy lấy đà và lần lượt sút hết 8 quả vào khung
thành có thủ môn. Khuyến khích vận động viên tập sút cả 2 chân. Mỗi vận động
viên sẽ thực hiện 2 lượt sút. Sau đó đổi nhóm 2 sút bóng và nhóm 1 nhặt bóng.


X  X X X X X X



Hình 4. Đội hình rèn luyện kỹ năng sút cầu môn
Ghi chú: Huấn luyện viên
 Bóng
Trang 15
X Vận động viên
- - - - - - Đường di chuyển của bóng và vận động viên
Khung thành
- Rèn luyện kỹ năng qua người: Các vận động viên xếp thành 1 hàng dọc
đứng đối diện với 1 bạn đồng đội của mình, huấn luyện viên sẽ đứng sau người
này để làm nhiệm vụ truy cản đối phương (không tích cực). Từng vận động viên
sẽ chuyền bóng sệt cho bạn đồng đội của mình, người này sẽ dùng má trong hoặc
má ngoài làm động tác ngoặc bóng qua trái hoặc qua phải đồng thời chạy theo
quả bóng để qua người (Hình 5 trang 16). Mỗi vận động viên sẽ tập từ 4 đến 5
lần.
 X

X   X X X X X X
Hình 5: Đội hình rèn luyện kỹ năng qua người
Ghi chú: Huấn luyện viên
 Bóng
X Vận động viên
- - - - - - Đường di chuyển của bóng và vận động viên
- Rèn luyện chiến thuật “Một chống một có hỗ trợ”: (hình 6 trang 17)
+ Thời gian: 6-8 phút, mỗi hiệp hai phút
+ Số người: Hai đội, mỗi đội hai người
Trang 16
+ Mục tiêu: Luyện chiến thuật tấn công và phòng thủ cá nhân, tập thể
lực
+ Bố trí: Vẽ sân chữ nhật 9 X 18m, chọn hai vận động viên đứng dang
rộng chân làm khung thành ở hai đầu sân, hai vận động viên còn lại ở giữa sân,
một đấu một. Một vận động viên giữ bóng.
+ Cách tập: Vận động viên có bóng ghi bàn bằng cách dắt bóng qua đối
phương và chuyền bóng qua chân của vận động viên làm khung thành. Nếu hậu
vệ cắt bóng, vận động viên đó lập tức tấn công và cố ghi khung thành đối
phương. Vận động viên làm khung thành sẽ phải đứng yên và không được lấy
chân cản bóng. Quyền giữ bóng thay đổi khi hậu vệ cắt được bóng, bóng ra ngoài
sân và ghi được bàn thắng sau mỗi hiệp đấu. Huấn luyện viên là trọng tài.
Trang 17
Hình 6. Rèn luyện chiến thuật “Một chống một có hỗ trợ”
 Huấn luyện viên tổ chức cho vận động viên thi đấu đối kháng: Huấn
luyện viên chia vận động viên thành 2 đội và tổ chức cho các vận động viên thi
đấu với nhau trong khoảng 20 phút. Huấn luyện viên làm trọng tài, áp dụng theo
đúng luật thi đấu hiện hành.
 Huấn luyện viên hướng dẫn vận động viên thả lỏng: Mỗi vận động viên
1 quả bóng tập động tác dẫn bóng trong khoảng thời gian 5 đến 7 phút.
 Kết thúc buổi tập: Huấn luyện viên nhận xét về kỷ luật và kỹ – chiến

thuật trong khi tập luyện, thi đấu của cả đội. Chú trọng tuyên dương những cá
nhân tích cực và có tiến bộ trong tập luyện.
Buổi tập thứ hai:
 Huấn luyện viên giới thiệu nội dung, yêu cầu buổi tập: Tập chuyền
bóng; qua người sút cầu môn; rèn luyện chiến thuật “Bật tường (2 chống 1); thi
đấu 4 khung thành không có thủ môn.
 Huấn luyện viên hướng dẫn vận động viên khởi động:
- Khởi động không bóng (10 – 15 phút): cổ, vai, tay, hông, gối, chân,
bật cao tại chỗ, chạy đá má trong trên đoạn đường 15 – 20 mét 3 lần, chạy đá má
ngoài trên đoạn đường 15 – 20 mét 3 lần, chạy xoay trở trên quãng đường 15 – 20
mét 3 lần, chạy tốc độ trên khoảng đường 15 – 20 mét 2 lần.
- Khởi động có bóng (5 – 7 phút): Một vận động viên sử dụng một quả
bóng, tập dẫn bóng trong vòng tròn có bán kính 3 – 4 mét, cố gắng không để quả
bóng của mình chạm vào quả bóng của người khác.
 Huấn luyện viên hướng dẫn vận động viên rèn luyện kỹ chiến thuật:
- Rèn luyện kỹ năng chuyền bóng (20 phút): Huấn luyện viên chia các
vận động viên thành hai nhóm, đứng thành 2 hàng ngang đối diện với nhau
Trang 18
X  X
X  X
X  X
X  X
khoảng cách từ 5 – 10 mét. Mỗi cặp 1 quả bóng và các vận động viên chuyền qua
chuyền lại. (Hình 7 trang 19)
+ Mục tiêu: Nội dung này giúp các vận động viên phát triển kỹ năng
quan sát và có được kỹ thuật khống chế bóng sệt, chuyền bóng chính xác.
+ Kỹ thuật chuyền bóng: Dùng má trong bàn chân khống chế bóng
và chuyền bóng sệt lại cho bạn mình.
Hình 7: Đội hình rèn luyện kỹ năng chuyền bóng
Ghi chú: Huấn luyện viên

 Bóng
X Vận động viên
- - - - - - Đường di chuyển của bóng và vận động viên
- Rèn luyện kỹ năng qua người, sút cầu môn:
+ Mục tiêu: Nội dung này giúp các vận động viên rèn luyện kỹ thuật
qua người và sút chính xác.
+ Hình thức rèn luyện kỹ thuật qua người, sút cầu môn: Các vận động
viên xếp thành 1 hàng dọc đứng đối diện với 1 bạn đồng đội của mình, người
huấn luyện viên sẽ đứng sau người này để làm nhiệm vụ truy cản đối phương
(không tích cực). Từng vận động viên sẽ chuyền bóng sệt cho bạn đồng đội của
mình, người này sẽ dùng má trong hoặc má ngoài làm động tác ngoặc bóng qua
Trang 19
X
X X   X X X X X X
trái hoặc qua phải, đồng thời chạy theo quả bóng để qua người và sút vào khung
thành (Hình 8 trang 20). Mỗi vận động viên sẽ tập từ 4 đến 5 lần.
Hình 8: Đội hình rèn luyện kỹ năng qua người, sút cầu môn
Ghi chú: Huấn luyện viên
 Bóng
X Vận động viên
- - - - - - Đường di chuyển của bóng và vận động viên
Khung thành
- Rèn luyện chiến thuật “Bật tường (2 chống 1) (hình 9 trang 21):
+ Thời gian: 15 phút
+ Số người: Nhóm 3 người
+ Mục tiêu: Luyện kỹ năng chuyền bật tường để qua hậu vệ, luyện kỹ
năng và chiến thuật phòng thủ cá nhân.
+ Bố trí: Vẽ sân hình vuông 9 X 9m cho mỗi nhóm, chọn hai tiền đạo
và một hậu vệ, mỗi nhóm có một quả bóng
+ Cách tập: Tiền đạo sử dụng kỹ thuất dắt bóng và chuyền phối hợp

để tránh hậu vệ. Sử dụng kỹ thuật bật tường khi tiền đạo chuyền bóng cho đồng
Trang 20
đội đứng gần mình, sau đó chạy nhanh ra phía sau hậu vệ để nhận lại đường trả
bóng của hậu vệ. Lần lượt thay phiên nhau làm hậu vệ.
 Huấn luyện viên tổ chức cho vận động viên thi đấu đối kháng 4 cầu
môn (không có thủ môn):
- Mục tiêu: Nội dung này giúp các vận động viên rèn luyện khả năng
nhanh chóng thay đổi hướng tấn công và phòng thủ. Ngoài ra, loại hình thi đấu
này còn giúp các em xử lý linh hoạt, tích cực các tình huống tấn công và phòng
thủ.
- Hình thức tổ chức: Huấn luyện viên chia vận động viên thành 2 đội và tổ
chức cho các vận động viên thi đấu với nhau trong khoảng 20 phút trên sân hình
vuông có diện tích 30m (Hình 10 trang 22). Mỗi đội sẽ bảo vệ hai khung thành.
Trang 21
Hình 9. Rèn luyện chiến thuật “Bật tường (2 chống 1)”
X
X
X O
O
X  O
X O
O
Huấn luyện viên đứng bên ngoài sân vừa hướng dẫn các vận động viên thi đấu
vừa làm trọng tài, áp dụng theo đúng luật thi đấu hiện hành.
Hình 10: Đội hình thi đấu 4 cầu môn
Ghi chú: Huấn luyện viên
 Bóng
X Vận động viên đội A
O Vận động viên đội B
Khung thành

 Huấn luyện viên hướng dẫn vận động viên thả lỏng: Cho toàn đội chạy
chậm 1 vòng quanh sân bóng.
 Kết thúc buổi tập: Huấn luyện viên nhận xét về kỷ luật và kỷ – chiến
thuật trong khi tập luyện, thi đấu của cả đội. Chú trọng tuyên dương những cá
nhân tích cực và có tiến bộ trong tập luyện.
Trang 22
      X X X X X

Buổi tập thứ ba:
 Huấn luyện viên giới thiệu nội dung, yêu cầu buổi tập: Tập kỹ năng
dẫn bóng qua cọc, chiến thuật “Hai chống hai” và thi đấu.
 Huấn luyện viên hướng dẫn vận động viên khởi động:
- Khởi động không bóng (10 – 15 phút): cổ, vai, tay, hông, gối, chân,
bật cao tại chỗ, chạy đá má trong trên đoạn đường 15 – 20 mét 3 lần, chạy đá má
ngoài trên đoạn đường 15 – 20 mét 3 lần, chạy xoay trở trên quãng đường 15 – 20
mét 3 lần, chạy tốc độ trên khoảng đường 15 – 20 mét 2 lần.
- Khởi động có bóng (10 phút): Chia đội làm 3 nhóm, mỗi nhóm 4 vận
động viên đứng thành một vòng tròn có bán kính 2m. các vận động viên quay mặt
vào tâm vòng tròn và chuyền bóng cho nhau, chú ý giữ bóng ở trên không, hạn
chế để bóng rơi xuống đất.
 Huấn luyện viên hướng dẫn vận động viên rèn luyện kỹ chiến thuật:
- Rèn luyện kỹ năng dẫn bóng qua cọc:
+ Mục tiêu: Nội dung này giúp các vận động viên luyện tập kỹ năng
lừa bóng.
+ Hình thức tổ chức: Xếp 10 cọc trên 1 đường thẳng, mỗi cọc cách
nhau 1 –1,5 mét. Các vận động viên xếp thành 1 hàng dọc trước các cọc. Lần lượt
từng vận động viên dẫn bóng luồn qua cọc, tránh để bóng chạm cọc (Hình 11
trang 23). Mỗi vận động viên tập từ 8 đến 10 lần.

Hình 11: Đội hình rèn luyện kỹ năng dẫn bóng qua cọc

Trang 23
Ghi chú: Huấn luyện viên
 Bóng
X Vận động viên
- - - - - - Đường di chuyển của bóng và vận động viên
- Rèn luyện chiến thuật “Hai chống hai” (hình12 trang 25):
+ Thời gian: 15 – 20 phút
+ Số người: Mỗi đội hai người
+ Mục tiêu: Luyện kỹ thuật chuyền bật tường để qua đối phương
+ Bố trí: Vẽ sân hình chữ nhật 13 X 23m, hai đội trong sân dùng cờ hoặc
cột mốc tạo hai khung thành ở cuối sân. Một đội giữ bóng.
+ Cách tập: Bắt đầu giao bóng từ giữa sân, mỗi đội bảo vệ khung thành
của mình, cố gắng ghi bàn vào khung thành đối phương. Một vận động viên ở đội
phòng thủ làm thủ môn, vận động viên kia làm hậu vệ. Quyền giữ bóng thay đổi
khi hậu vệ lấy được bóng, thủ môn bắt được bóng, tiền đạo đối phương đá bóng
ra ngoài sân hoặc khi bàn thắng được ghi. Một khi thủ môn nhận được bóng hoặc
được đồng đội chuyền bóng về lập tức trở thành tiền đạo và tấn công khung thành
đối phương. Vận động viên làm mất bóng lập tức trở thành thủ môn và vận động
viên kia trở thành hậu vệ. Vận động viên tập thay phiên nhau làm thủ môn nhưng
không được bắt bóng bằng tay.
Trang 24
 Huấn luyện viên tổ chức cho vận động viên thi đấu đối kháng (40 phút):
Huấn luyện viên chia vận động viên ra làm 2 đội đều nhau. Các em thi đấu như 1
trận đấu thật. Huấn luyện viên điều khiển cho 2 đội thi đấu, chú ý nhắc nhở các
em thi đấu tích cực nhưng không chơi xấu.
 Huấn luyện viên hướng dẫn vận động viên thả lỏng: Cho toàn đội chạy
chậm 1 vòng quanh sân bóng.
 Kết thúc buổi tập: Huấn luyện viên nhận xét về kỷ luật và kỹ – chiến
thuật trong khi tập luyện, thi đấu của cả đội. Chú trọng tuyên dương những cá
nhân tích cực và có tiến bộ trong tập luyện .

Trang 25
Hình 12. Rèn luyện chiến thuật “Hai chống hai”

×