Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Định hướng ôn tập tốt nghiệp môn văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 34 trang )


SỞ GDĐT ĐỒNG THÁP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN QUANG DIÊU
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Đồng Tháp, ngày 15 tháng 4 năm 2012



ĐỊNH HƯỚNG LÀM BÀI THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN

A. DÀN Ý CHUNG CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ

Bố cục Nội dung Thao tác chủ yếu
Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề
Nêu vấn đề
Viết 1 đoạn văn
Thân bài
(viết nhiều đoạn
văn tương ứng
với luận điểm –
luận cứ )
Bước 1: Giải thích tư tưởng đạo lí được nêu
trong đề bài
trả lời câu hỏi: nghĩa là như thế nào?Tại
sao? Câu nói thể hiện tư tưởng gì? Quan niệm
gì?
Bước 2: Bàn luận:


+ Phân tích – CM: Các biểu hiện của tư
tưởng, đạo lí ở những phương diện khác nhau
trong đời sống… Dùng thực tế để làm rõ,
thuyết phục đặt câu hỏi : Ở đâu? Bao giờ?
Người thật việc thật nào?
+ Bình luận:
+ Đánh giá: quan niệm, tư tưởng ấy đúng
đắn, sâu sắc như thế nào? Ý nghĩa đối với tâm
hồn, nhân cách con người?
+ Phản biện: phê phán những biểu hiện
sai trái, suy nghĩ, quan niệm lệch lạc so với quan
niệm, tư tưởng được nghị luận?
+ mở rộng : xem xét vấn đề ở những
phương diện, góc độ khác nhau ( phương pháp,
góc nhìn, …)
Bước 3: Rút ra bài học:
+ về nhận thức: giúp ta hiểu sâu sắc về
điều gì? Ta rút ra được điều gì có ý nghĩa ?
+ hành động: phải làm gì? Việc làm cụ
thể, thiết thực?

1.Giải thích.



2.Phân tích -Chứng
minh
( Dẫn chứng: câu
chuyện, tấm gương
các nhà khoa học,

bậc danh nhân…)
3. Bình luận
Kết bài
- Khẳng định ý kiến bản thân về vấn đề đó.
- Ý nghĩa v/đề đối với con người,cuộc sống.

 Viết 1 đoạn văn
Trang:2/34
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU BÙI THỊ KIM DUYÊN

ĐỀ MINH HỌA

Đề
Viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ ) nêu suy nghĩ của anh / chị về ý kiến sau
của Ăng -ghen:
“Trang bị quý nhất của con người là khiêm tốn và giản dị ”.

Dàn ý chi tiết
Ý 1 : Giải thích :
- Khiêm tốn : có ý thức và thái độ đúng mức trong đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu,
không tự cho mình là hơn người.
- Giản dị : đơn giản một cách tự nhiên trong phong cách sống.
- Ý cả câu : Khiêm tốn và giản dị là hai phẩm chất đáng quý của con người ; những đức tính ấy
góp phần làm nên nhân cách và giá trị đích thực của con người.
Ý 2 : Phân tích – Chứng minh : ( Những biểu hiện của khiêm tốn và giản dị)
- Khiêm tốn trong học tập, trong quan hệ giao tiếp, sẽ được mọi người quý trọng, đồng thời
hướng con người không ngừng vươn lên để hoàn thiện bản thân.
- Giản dị trong cách sống, trong hành động, ngôn ngữ, sẽ giúp con người dễ hòa đồng với xã
hội và tạo ấn tượng tốt về giá trị đích thực của bản thân.
( Dẫn chứng : Tấm gương Hồ Chí Minh – nguyên thủ quốc gia nhưng cuộc sống hết sức

giản dị và khiêm tốn ( nơi ở và làm việc là ngôi nhà sàn đơn sơ ; trang phục với bộ ka ki, đôi
dép cao su, bữa ăn thường là những món dân dã; Người luôn khiêm tốn với tất cả mọi người –
với những người giúp việc, Bác luôn thân mật gọi là cô hay chú, luôn trân trọng, lễ độ khi tiếp
xúc với các vị nhân sĩ, Quốc hội đề nghị tặng Bác Huân chương cao quý nhất Nhà nước là Huân
chương Sao vàng, Bác khiên tốn từ chối và nói : Miền Nam còn chưa được giải phóng, khi nào
thống nhất đất nước xin Quốc hội ủy quyền cho đồng bào miền Nam thay mặt Quốc hội trao
tặng thì tôi xin nhận ; Di chúc Người còn dặn dò : « sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu
phúng linh đình để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân ». - Đắc – uynh – nhà bác
học không ngừng học )
Khiêm tốn và giản dị không hề làm giảm giá trị của bản thân mà trái lại sẽ được mọi người
tôn trọng và tin cậy.
Ý 3 : Bình luận :
- Đánh giá : Câu nói của Ăng- ghen thể hiện một quan niệm nhân sinh sâu sắc, hướng con
người vươn tới những giá trị cao quý. Nó giúp con người tránh khỏi thói hợm hĩnh, kiêu ngạo để
hoàn thiện mình.
- Phản biện : Phê phán thói tự cao, tự phụ, khoe khoang, đua đòi, thích phô trương, chạy theo
hình thức
- Mở rộng : Trong hành trang cuộc sống, mỗi người cần biết làm giàu có tâm hồn mình từ trau
dồi hai phẩm chất khiêm tốn và giản dị. Giá trị đích thực của con người bắt đầu từ đấy.
Ý 4 : Bài học :
- Nhận thức : Khiêm tốn sẽ giúp con người luôn hướng thượng, nêu cao tinh thần học hỏi, có ý
thức phấn đấu không ngừng. Giản dị là một trong nét đẹp của lối sống thời hiện đại hôm
nay.Tuy nhiên, khiêm tốn không phải là tự ti, giản dị không phải là xuề xòa, dễ dãi.
Trang:3/34
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU BÙI THỊ KIM DUYÊN
- Hành động : Mỗi con người nên học lối sống khiêm tốn và giản dị ( trong cách sống, học tập,
hành động, ngôn ngữ ) để có thể hòa đồng với cộng đồng và luôn phấn đấu đóng góp thật
nhiều cho xã hội.



DÀN Ý CHUNG CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

Bố cục Nội dung Thao tác chủ yếu

Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề
- Nêu vấn đề

Viết 1 đoạn văn
Thân bài
Bước 1: Làm rõ hiện tượng và nêu thực trạng:
+ Giải thích và miêu tả những biểu hiện
của hiện tượng (số liệu,sự kiện…)
+ tình trạng
Bước 2: Bàn luận
+ Nguyên nhân dẫn đến tình trạng, hiện
tượng
- khách quan
- chủ quan
+ Tác động, ảnh hưởng của hiện tượng
 tác động đến sức khỏe, kinh tế,
văn hóa, nhân cách, môi trường sống.v.v
Bước 3: Nêu giải pháp
+ giải pháp nào có hiệu quả - cải thiện tình
hình? Làm gì? Ở đâu?
+ giải pháp cho các đối tượng? phạm vi…
(cá nhân, cộng đồng)
Bước 4: Mở rộng:
Tính thời sự? Nếp sống? ứng xử ? giá trị

đời sống?

- Giải thích
- Phân tích
- Chứng minh


- Phân tích
- Bình luận









Bình luận
Kết bài
- Khẳng định ý kiến bản thân về hiện tượng đó.
-Ý nghĩa vấn đề đối với con người, cuộc sống.
 Viết 1 đoạn văn


ĐỀ MINH HỌA

Đề: Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh /chị về “nạn bạo
hành” trong gia đình và xã hội hiện nay? .


Dàn ý
1. Làm rõ hiện tượng và nêu thực trạng:
Trang:4/34
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU BÙI THỊ KIM DUYÊN
a. Giải thích thế nào là bạo hành?
 hành động vũ phu,ngang ngược,bất chấp công lí, đạo lí làm tổn thương đến tinh thần
và thể xác người khác…
b. Những biểu hiện của bạo hành và thực trạng bạo hành hiện nay
+ Biểu hiện:
o Lăng mạ
o Đay nghiến
o Xúc phạm,chà đạp.
o Đánh đập,tra tấn…
+ Thực trạng: (dẫn chứng)
o Diễn ra không ít
o Xuất hiện nhiều nơi (trường học, gia đình, xã hội, trẻ em, người lớn ….)
2. Bàn luận về nạn bạo hành:
a. Nguyên nhân:
+ chủ quan: sự phát triển thiếu toàn diện, sự thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm
soát hành vi trong ứng xử, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan niệm sống…
+ khách quan: ảnh hưởng của môi trường văn hóa qua phim ảnh, sách báo, đồ chơi mang
tính bạo lực, game online…; sự giáo dục của gia đình chưa được chú ý đúng mức, giáo dục nhà
trường còn nặng việc dạy chữ hơn dạy người; xã hội chưa quan tâm đúng mức, chưa có những
giải pháp thiết thực, triệt để và đồng bộ…
b. Tác hại:
+ Gây ra mối bất hoà ảnh hưởng tới sự bền vững của gia đình và xã hội, ảnh hưởng tới sự
phát triển nhân cách của trẻ thơ, tổn thương tình cảm, lòng tự trọng…
+ gây tâm lí bất an, lo lắng trong đời sống gia đình, nhà thường xã hội
+ sự trượt dài tha hóa nhân cách, đạo đức xuống cấp…
3. .Giải pháp

+ cá nhân: nâng cao ý thức sống đẹp, có trách nhiệm về hành vi của chính mình…
+ gia đình: cha mẹ nêu gương tốt, chú ý giáo dục tình thương và trách nhiệm trong
ứng xử- từ những việc nhỏ nhất.
+ nhà trường: quan tâm giáo dục đạo đức, nhân cách, kĩ năng sống, ứng xử có văn
hóa….
+ xã hội: cần có những biện pháp đồng bộ, chặt chẽ trong phối hợp: gia đình –
đoàn thể- pháp luật, các phương tiện thông tin đại chúng… nhằm ngăn chặn, phòng chống bạo
hành
4. Bình luận: ( Mở rộng)
+ Bạo hành là hành động xấu cần lên án vì:
o ảnh hưởng đến tâm lí,nhận thức, ứng xử của con người…
o để mang lại sự bình yên cho gia đình và xã hội  xây dựng một xã hội văn
minh, tiến bộ.
+ Thái độ của bản thân trước nạn bạo hành hiện nay?
DÀN Ý CHUNG CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC

I.NGHỊ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO

Bố cục Các phương diện cần tìm hiểu
Trang:5/34
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU BÙI THỊ KIM DUYÊN
Mở bài
- Dẫn vào đề ( Có thể giới thiệu tác giả, tác phẩm)
- Nêu vấn đề nghị luận : Giá trị nhân đạo

Thân bài
1.Giới thiệu khái quát:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm - hoàn cảnh sáng tác…
- Giải thích khái niệm: Giá trị nhân đạo: là giá trị cơ bản của văn học chân
chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người,

sự lên án những thế lực chà đạp con người, sự nâng niu trân trọng những nét
đẹp tâm hồn, những khát vọng chân chính của con người, và lòng tin vào
khả năng vươn dậy của họ.
2. Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo thể hiện trong tác phẩm:
+ nhà văn thể hiện thái độ bênh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận
bất hạnh con người
+ tác phẩm tố cáo sự thống trị tàn bạo đối với con người.( chà đạp, đày
đọa, vùi dập con người)
+Thái độ trân trọng những phẩm chất tốt đẹp tốt đẹp của con người.
+ Nhà văn đồng tình và trân trọng những khát vọng, ước mơ của con
người.
+ Niềm tin vào con người…
3. Đánh giá về giá trị nhân đạo
- Ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm: giá trị, ảnh hưởng, sức
sống, …
- Tài và tâm của nhà văn trong thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Kết bài
- Cảm nhận của bản thân về vấn đề được nghị luận.




II.NGHỊ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ HIỆN THỰC

Bố cục Các phương diện cần tìm hiểu
Mở bài
- Dẫn vào đề.
- Nêu vấn đề nghị luận: Giá trị hiện thực


Thân bài
1.Giới thiệu khát quát:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm - hoàn cảnh sáng tác…
- Giải thích khái niệm giá trị hiện thực:
+ Khả năng phản ánh trung thành đời sống xã hội một cách khách quan
trung thực.
+ Xem trọng yếu tố hiện thực và lí giải nó bằng cơ sở xã hội lịch sử.
2. Phân tích các biểu hiện của giá trị hiện thực
+ Tác phẩm phản ánh chân thực đời sống xã hội lịch sử như thế nào? .
+ Tác phẩm đã khắc hoạ đời sống, nội tâm con người chân thật như thế nào?

( qua nhân vật, chi tiết nghệ thuật, hình ảnh…) .
Trang:6/34
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU BÙI THỊ KIM DUYÊN
+ Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo (hay ngợi ca) xã hội, chế độ ở những
phương diện nào? .
3. Đánh giá về giá trị hiện thực
- Ý nghĩa đối với đương thời, với thời đại ngày nay…
- Ý nghĩa đối với sự thành công của tác phẩm.

Kết bài
- Cảm nhận, cảm xúc của bản thân về vấn đề được nghị luận.
III.NGHỊ LUẬN VỀ TÌNH HUỐNG

Bố cục Các phương diện cần tìm hiểu
Mở bài
- Dẫn vào đề
- Nêu vấn đề nghị luận : Giới thiệu tình huống truyện

Thân bài

1.Giới thiệu khái quát:
- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả.
- Giới thiệu tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm) - hoàn cảnh sáng tác
- Giải thích khái niệm tình huống truyện: Tình huống truyên luôn giữ vai
trò hạt nhân của cấu trúc thể loại.Nó là hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi sự
kiện đặc biệt, khiến hiện thực đời sống đó hiện lên đậm đặc nhất, ý đồ tư
tưởng của tác giả cũng bộc lộ đậm nét nhất, tính cách nhân vật được bộc lộ
sắc nét nhất.
3. Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống và ý nghĩa của tình
huống đó.

+ Tình huống 1 … - Tóm tắt tình huống truyện
+ Tình huống 2… - Phân tích ý nghĩa, tác dụng của tình huống đối với

việc làm nổi bật tính cách nhân vật, bộc lộ chủ đề
tư tưởng của tác phẩm - tư tưởng nghệ thuật của

nhà văn …

4. Bình luận về giá trị của tình huống.
- Vai trò, ý nghĩa của tình huống truyện đối với sự thành công của tác phẩm (
(sức hấp dẫn, sự độc đáo – sáng tạo, khả năng dẫn dắt mạch truyện, sự phát
triển tính cách – tâm lí nhân vật …)

Kết bài
- Cảm nhận của bản thân về vấn đề nghị luận.


DÀN Ý CHUNG CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ



Bố cục Các phương diện cần tìm hiểu
Mở bài
- Dẫn vào đề
- Nêu vấn đề nghị luận: Giới thiệu bài thơ, đoạn thơ được nghị luận.
Trang:7/34
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU BÙI THỊ KIM DUYÊN

Thân bài
1.Giới thiệu khái quát:
- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả.(có thể nêu phong cách)
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ bài thơ, đoạn thơ
- Giới thiệu vị trí đoạn thơ trong mạch cảm xúc toàn bài
- Cảm nhận chung về bài thơ, đoạn thơ: cảm xúc chủ đạo
2.Phân tích bài thơ, đoạn thơ.
Có thể phân tích theo hai cách:
+ Cắt ngang: đi theo bố cục, phân tích từng phần
+ Bổ dọc: phân tích theo các chủ điểm
* Phân tích nội dung – nghệ thuật:
- Đoạn 1 ( Ý 1) phân tích
+ từ ngữ, hình ảnh  đắc địa, sáng tạo biểu hiện cảm xúc,
+ biện pháp tu từ tình cảm, tư tưởng
+ nhạc điệu: vần, âm,nhịp, phép điệp, đối của nhân vật trữ tình

+ cấu tứ, tứ thơ v.v… như thế nào?


- Đoạn 2 ( Ý 2) …

3. Đánh giá chung:


- Về phương diện nội dung:
+ Đóng góp cho đề tài
+ Ý nghĩa bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm con người…
+ v.v…
- Về phương diện nghệ thuật:
+ thành công trong sử dụng thể thơ, ngôn ngữ, sáng tạo hình ảnh, tứ thơ
+ dấu ấn của một phong cách thơ…
+ v.v…
Kết bài
- Cảm nhận của bản thân về bài thơ, đoạn thơ ( cảm xúc, ấn tượng, suy
nghĩ…).


ĐỀ MINH HỌA

Phân tích đoạn thơ mở đầu bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn

Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ,bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buồi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
Trang:8/34
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU BÙI THỊ KIM DUYÊN

Dàn ý

I/ Mở bài
- Dẫn vào đề: Việt Bắc, bài ca nghĩa tình với quê hương của kháng chiến, quê hương cách mạng.
- Nêu vấn đề nghị luận: Qua năm tháng với bao biến động của cuộc sống, bài ca ấy vẫn lay
động lòng người:
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn

Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ,bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buồi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

II. Thân bài:
1/ Giới thiệu khái quát:
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc
- Vị trí đoạn trích: Đoạn mở đầu bài thơ là lời đối đáp giữa kẻ ở và người về, lời giã biệt giữa
Việt Bắc với người cán bộ kháng chiến về xuôi.
 thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
2/Cảm nhận đoạn thơ:
* Bốn câu đầu: Lời của Việt Bắc – lời người ở lại:
- Mở đầu là lời ướm hỏi ngọt ngào của người ở lại:
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
+ đại từ “mình-ta” rất quen thuộc, câu thơ nghe như một câu ca dao tình yêu (Mình về mình
có nhớ ta chăng / Ta về ta nhớ hàm răng mình cười)
+ Người ở lại nhắc về “15 năm ấy” - khoảng thời gian được tính từ cuộc khởi nghĩa Bắc
Sơn năm 1940 đến khi kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, thời gian Việt Bắc gắn bó với
cách mạng – Việt Bắc là chiếc nôi của Cách mạng:

“Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”
 Cụm từ “ thiết tha mặn nồng”: gợi bao tình cảm thân thương, bao nghĩa tình gắn bó
giữa Việt Bắc với Cách mạng.
 Câu thơ mang âm hưởng Truyện Kiều ( Những là rày ước mai ao /Mười lăm năm
ấy biết bao nhiêu tình…)
- Câu lục bát tiếp theo không giống như ca dao tình yêu nữa:
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
+ sự láy lại: mình về mình có nhớ: âm điệu gợi tình cảm day dứt khôn nguôi.
+ “ nhớ” : điệp lại 3 lần trong 2 dòng thơ: tô đậm âm hưởng chủ đạo của bài thơ, gợi
niềm lưu luyến nhớ thương
+ nhìn cây nhớ núi – nhớ Việt Bắc ; nhìn sông nhớ nguồn – nhớ về cội nguồn
 câu hỏi gợi về tình cảm cội nguồn = nét tư tưởng, tình cảm rất dân tộc.
Trang:9/34
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU BÙI THỊ KIM DUYÊN
- Hai câu hỏi rất khéo:
+ 1 câu gợi về thời gian: mười lăm năm ấy – một thời cách mạng.
+ 1 câu gợi về không gian: nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn – nhớ một vùng đất
cách mạng – chiếc nôi của Cách mạng.
 Lời đưa tiễn cũng là lời nhắc nhở về những tình cảm thiêng liêng.
* Bốn câu sau: Lời người ra đi – lời người cán bộ kháng chiến về xuôi:
- Đáp lại những lời của Việt Bắc là tiếng lòng của người về xuôi như một sự đồng vọng:
Tiếng ai tha thiết bên cồn
+ “ ai” : đại từ phiếm chỉ, câu thơ mang âm hưởng ca dao, đồng thời gợi 1 không gian gần
gũi, thân thương ( Tiếng ai tha thiết bên cầu… - cd )
+ từ láy: “bâng khuâng”, “bồn chồn” gợi rất đúng không khí và tâm trạng chia tay.
 từ dùng rất tinh tế: “bâng khuâng”: gợi nỗi niềm, cảm xúc bên trong tâm hồn.
“ bồn chồn”: diễn tả tâm trạng, cảm xúc biểu lộ ra bên ngoài ở thái
độ, hành động.
 Hai từ dùng cân xứng trong câu thơ có tiểu đối tạo âm điệu dìu dặt, xao xuyến.

- Cảnh tiễn đưa đầy xúc động qua hình ảnh:
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
+ “Áo chàm” : đơn sơ , bình dị mà khó phai - hình ảnh hoán dụ - gợi về con người Việt Bắc
chân chất, mộc mạc mà nghĩa tình bền chặt.
+ Nhịp câu thơ lục bát sự xáo trộn (3/3/2): Cầm tay nhau/ biết nói gì/ hôm nay…
 diễn tả thần tình cái ngập ngừng, bối rối lúc chia tay.
+ Cầm tay nhau biết nói gì…: xúc động không nên lời, ngôn ngữ như đã trở nên bất lực.
+ hình ảnh cầm tay gợi tình cảm thắm thiết, yêu thương, không muốn rời xa của người đi,
kẻ ở.( so sánh: Cầm tay hỏi hết xa gần…/ Nguyễn Khuyến, Thương nhau tay nắm lấy bàn
tay…/ Chính Hữu…)
+ “Biết nói gì”: diễn tả cái không lời nhưng thể hiện được nhiều nhất tình cảm dạt dào,
dâng trào trong nỗi xúc động.
+Dấu chấm lửng ( …) cuối dòng như một nốt lặng đọng lại biết bao cảm xúc ,tình cảm vấn
vương.
 Cảnh chia tay đầy lưu luyến, bịn rịn = một cuộc chia tay lớn mang tính chất chính trị trọng
đại trong hình thức cuộc chia tay tình tứ của lứa đôi.
3/Đánh giá chung:
- Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu - giọng tâm tình như tiếng nói “đồng tâm,
đồng tình, đồng chí”
- Đoạn thơ là là tiếng lòng thiết tha của nhà thơ với cuộc đời, với nghĩa tình sâu nặng của nhân
dân.
III. Kết bài
- Đoạn thơ thể hiện tiếng hát thủy chung hướng về những tình cảm cội nguồn
 khơi dậy trong ta niềm tự hào và lòng yêu mến chiếc nôi cách mạng -Việt Bắc.


DÀN Ý CHUNG CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ NHÂN VẬT



Trang:10/34
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU BÙI THỊ KIM DUYÊN
Bố cục Các phương diện cần tìm hiểu
Mở bài
- Dẫn vào đề
- Nêu vấn đề nghị luận: Giới thiệu nhân vật được nghị luận.

Thân bài
1.Giới thiệu khái quát:
- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả.(có thể nêu phong cách)
- Giới thiệu tác phẩm và nội dung khái quát
- Giới thiệu vị trí nhân vật trong tác phẩm
2.Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật.
- có thể phân tích các sự kiện chính, các biến cố, những giai đoạn cuộc đời
nhân vật
- có thể phân tích các đặc điểm, tính cách nhân vật:
+ ngoại hình
+ cảnh ngộ, số phận
+ Tính cách : bộc lộ qua hành động, thái độ, ngôn ngữ, tâm trạng…
nhân vật…)
+ mối quan hệ giữa nhân vật với môi trường – hoàn cảnh sống, v.v…
3. Đánh giá về nhân vật
- đối với sự thành công của tác phẩm – với nền văn học
+ Về phương diện nội dung: góp vào “ bảo tàng con người” trong
văn học dân tộc về hình tượng tiêu biểu nào? Ý nghĩa và sức khái quát ra
sao?
+ Về phương diện nghệ thuật: tài năng nhà văn trong nghệ thuật
khắc họa hình tượng nhân vật? ( các thủ pháp nghệ thuật, ngôn ngữ trần
thuật, ngôn ngữ nhân vật, tình huống, chi tiết nghệ thuật…)
- đối với độc giả ( nhận thức, bồi dưỡng tâm hồn – nhân cách…)


Kết bài
- Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó ( cảm xúc, ấn tượng, suy nghĩ…).


ĐỀ MINH HỌA

Đề: Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “ Chiếc
thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.

Dàn ý chi tiết
I. Mở bài:
- Dẫn dắt: “ Một nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy” ( Sê- khốp).Nguyễn Minh
Châu là một nghệ sĩ như thế  luôn suy tư, trăn trở về con người, luôn khát khao khám phá “hạt ngọc”
trong bề sâu tâm hồn con người.
- Nêu vấn đề: Hình tượng người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh
Châu thể hiện rõ nét quan niệm nghệ thuật của nhà văn, nhân vật đã để lại nhiều ấn tượng sâu đậm cho
độc giả.
II. Thân bài:
1.Giới thiệu khái quát:
Trang:11/34
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU BÙI THỊ KIM DUYÊN
- là nhà văn “ mở đường tinh anh và tài năng nhất” (Nguyên Ngọc) cho công cuộc đổi mới văn học
thời hậu chiến  Sáng tác sau 1980 thiên về cảm hứng thế sự với khuynh hướng đi tìm “vẻ đẹp khuất
lấp” trong tâm hồn những con người bình thường trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn tìm
kiếm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách.
- Người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa” là nhân vật trung tâm của tác phẩm, nhân vật
góp phần thể hiện cái nhìn đa diện, đa chiều của nhà văn trong khám phá hiện thực cuộc sống.
2. Cảm nhận về hình tượng người đàn bà hàng chài: ( Phân tích)
LĐ 1: Người đàn bà không tên: ( Cách giới thiệu nhân vật)

- Cách gọi phiếm định: mụ, chị ta, người đàn bà…= vô danh như bao người đàn bà vùng biển, tiêu biểu
cho bao số phận nhỏ bé giữa cuộc đời.
 nhà văn đã mờ hóa tên tuổi nhân vật để tô đậm một số phận – những số phận như thế có thể dễ
dàng gặp ở mọi nơi.
- Người đàn bà không tên nhưng là nhân vật có vị trí đáng kể: sự xuất hiện của chị làm cho câu
chuyện “săn ảnh” của anh nghệ sĩ nhiếp ảnh được soi chiếu từ một góc nhìn khác – góc nhìn ở bề sâu
bức tranh cuộc sống.
==> nhân vật có vai trò quan trọng trong sự phát triển mạch truyện.
LĐ 2: Người đàn bà xấu xí, lam lũ: ( Ngoại hình)
- Ngoại hình xấu xí, thô kệch: trạc ngoài bốn mươi, rỗ mặt, hình dáng thô kệch ( thân hình quen thuộc
của người đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch).
- Người đàn bà hiện ra với vẻ bề ngoài lam lũ của người đàn bà vùng biển:
+ Khuôn mặt mệt mỏi, tái ngắt và dường như buồn ngủ  in dấu nhọc nhằn, lam lũ
+ Chi tiết : “ tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng”
==> nhân vật được miêu tả chân thật đến từng chi tiết – thật đến nỗi như người đàn bà từ chiếc thuyền
lưới vó bước thẳng và trang viết của nhà văn = vất vả, cơ cực in dấu trên hình hài người đàn bà vùng
biển.
LĐ 3: Người đàn bà bất hạnh ( Số phận)
- Bất hạnh đầu tiên là con gái mà không có nhan sắc : chị tự kể về mình: từ nhỏ tuổi, tôi đã là một
đứa con gái xấu, lại rỗ mặt sau một bận lên đậu mùa.
- Khát vọng hạnh phúc và duyên phận hẩm hiu: lớn lên không có ai yêu, có mang với anh con trai
hàng chài sống ngoài phá rồi thành vợ chồng…
- Cuộc sống mưu sinh trên biển cơ cực, vất vả, lam lũ, bấp bênh:
+ Không gian sống: thuyền vó lênh đênh trên mặt phá mênh mông…
+ Thực tế : vất vả, tần tảo mưu sinh mà vẫn nghèo đói ( những lúc biển động suốt hàng tháng, cả
nhà toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối…)
- Không chỉ cực khổ, vất vả mà chị còn là nạn nhân thường xuyên của những trận đòn tàn bạo: “ba
ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”  bị chà đạp tàn nhẫn.
==> ngòi bút nhà văn đầy day dứt, xót xa khi tái hiện một số phận đầy bi kịch.
LĐ 4: Người đàn bà với vẻ đẹp bên trong tâm hồn ( Phẩm chất, tính cách):

- Người đàn bà vị tha:
+ Đối với chồng: dù bị ngược đãi, vẫn cố chịu đựng vì hiểu nỗi khổ của chồng ( bởi nghèo, con cái
nheo nhóc, không gian sống tù đọng…)  cố bênh vực cho chồng trước vị chánh án tòa án huyện, nhận
lỗi về mình ( cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật).
+ Đối với con: chịu đựng những trận đòn chồng không than van, chỉ xin “ đưa lên bờ mà đánh”
không muốn làm tổn thương tâm hồn trẻ thơ = nhận hết khổ đau về mình.
- Người đàn bà với lòng thương con vô bờ bến:
+ ý thức là sống cho con, vì con = tự nguyện buộc đời mình vào người đàn ông vũ phu là vì con (
Đàn bà trên thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như trên đất được)
Trang:12/34
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU BÙI THỊ KIM DUYÊN
+ chấp nhận những trận đòn thô bạo như một phần đời của mình vì sự tồn tại của một gia đình, vì
cuộc sống của các con. = chị chấp nhận như là thiên chức của người phụ nữ “Ông trời sinh ra người
đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ”
 thương con, hi sinh cho con là bản tính muôn đời của người phụ nữ ( Như người mẹ sớm chiều gánh
nặng/ Nhẫn nại nuôi con - suốt đời im lặng – Tố Hữu)
+ đau đớn khi con chứng kiến cảnh bố đánh mẹ: nước mắt người mẹ không bởi nỗi đau thể xác mà
do nỗi đau tinh thần, chị vái lấy vái để đứa con như là lời nhận lỗi.= lòng thương con của một người mẹ
tội nghiệp.
+ bảo vệ con: chị gửi con lên rừng cho bố mình nuôi “ sợ thằng bé có thể làm điều gì dại dột đối với
bố nó” = không để con vì thương mẹ mà phạm sai lầm, trái đạo lí  chiều sâu của lòng thương con ở
một người mẹ tội nghiệp.
==> Tình mẫu tử vút lên trên cái nền cuộc sống cơ cực, đầy ngang trái.
- Người đàn bà ít học nhưng lại rất sắc sảo, thấu hiểu lẽ đời:
+ từ chối bỏ chồng: lí lẽ của một người từng trải ( Lòng các chú tốt nhưng các chú đâu phải là
người làm ăn…cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của người làm ăn lam lũ, khó nhọc…), gia
đình vạn chài cần có cái cột buồm vững chải để chống chọi với phong ba – đó là người đàn ông ( là bởi
các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà
trên một chiếc thuyền không có đàn ông…)  lí lẽ của một người mẹ bảo vệ cái gia đình cho đàn con
của mình (cần một người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi đặng một sắp

con)….
+ cái nhìn thâm trầm, thấu suốt lẽ đời, có trước có sau: nhìn về quá khứ, tìm về những gì tốt đẹp
vốn đã có ở người chồng ( Lão chồng tôi khi ấy là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành, không bao
giờ đánh đập tôi)…
+ biết chắt chiu những hạnh phúc nhỏ nhoi, bình dị trong cuộc sống lam lũ, nhọc nhằn, bất hạnh:
vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…. vả lại, ở trên thuyền cũng có lúc vợ chồng
con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ… hạnh phúc giản dị mà rất thực.
==> Cái nhìn đa chiều của nhà văn phát hiện: đằng sau cái vẻ bề ngoài xấu xí, thô kệch, lấm láp là “chất
ngọc” long lanh trong tâm hồn = nhân hậu, bao dung, rất mực yêu thương con, giàu lòng vị tha, giàu đức
hi sinh, sống nghĩa tình.
3. Đánh giá:
- Nhân vật với “ vẻ đẹp khuất lấp” được khắc họa rất chân thực, rất đời để lại nhiều ấn tượng và xúc
động cho người đọc  quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu : không thể nhìn con người một
cách đơn giản, nhà văn phải phấn đấu để đào xới bản chất con người, khám phá “hạt ngọc” long lanh
đằng sau cái lấm láp, bụi bẩn của đời thường.
- Người đàn bà trong tác phẩm là một nhân vật đầy cảm hứng của nhà văn.
 số phận của người phụ nữ ấy được đặt trong một hoàn cảnh rất khắc nghiệt của cuộc sống = bão tố
của thiên nhiên, sóng gió của cuộc đời luôn rình rập và đe dọa, con người vượt lên những nghịch lí để
sống thật nhân văn > nhân vật của Nguyễn Minh Châu không hề dễ dãi.
- Nhân vật người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa đã góp thêm vào kho tàng văn học Việt
Nam một chân dung người phụ nữ với vẻ đẹp rất nữ tính.
.III. Kết bài:
- Nhân vật như nhắc nhở mỗi chúng ta đừng quên đâu đó những góc khuất của cuộc đời vẫn còn bao
nghịch lí, còn bao số phận đau khổ
- đặt vấn đề: chừng nào con người chưa thoát khỏi đói nghèo sẽ còn bao số phận khổ đau – phải cải tạo
hoàn cảnh, mới có thể giải thoát con người thoát khỏi tăm tối, đau khổ.

NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý KHI LÀM BÀI THI TỐT NGHIỆP MÔN NGỮ VĂN

Trang:13/34

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU BÙI THỊ KIM DUYÊN
II. LƯU Ý CHUNG:
- Chữ viết rõ ràng, trình bày cẩn thận, sạch sẽ.
- Không gạch xóa cẩu thả, không quẹt bẩn bài thi – gạch bỏ phải dùng thước gạch ngay ngắn,
cẩn thận.
- Không viết tắt, không dùng kí hiệu, không viết số ( trừ trường hợp ngày –tháng – năm)
- Khoảng thụt đầu dòng của các đoạn văn trong bài ngay ngắn và đều nhau.
- Viết theo lề tờ giấy thi đã có in sẵn, không gạch thêm chừa lề.
- Xếp tờ giấy thi ngay ngắn theo đường gấp - ở mỗi tờ giấy thi, viết theo từng trang, trang 2
không viết vượt đường gấp chồm sang trang 3.
- Tuyệt đối không sử dụng bút xóa, không có dấu hiệu bất thường.
- Cả bài thi chỉ viết một màu mực.
- Tận dụng hết thời gian làm bài, cố gắng hết sức – tuyệt đối không bỏ cuộc.
- Chọn câu nào thuận lợi, làm trước – chủ động điều tiết thời gian làm bài cho từng câu.
- Không nên viết nháp rồi chép lại, mất thời gian – chỉ cần vạch dàn ý (các ý chính) cho câu 2 và
câu 3 trên giấy nháp, rồi triển khai bài văn trên giấy thi theo dàn ý.
- Cố gắng phấn đấu bài thi không dưới 1 tờ giấy thi.

II. LƯU Ý ĐỐI VỚI TỪNG CÂU HỎI
CÂU 1 ( 2điểm) Học sinh cần lưu ý
- Đọc kĩ câu hỏi, xác định đầy đủ các yêu cầu để trả lời không bỏ sót ý.
- Trả lời trực tiếp vào các ý được hỏi, không dẫn giải dài dòng, lan man
- Có thể trình bày các ý theo gạch đầu dòng, nhưng phải diễn đạt trọn ý, rõ ràng, không viết câu
tỉnh lược, không viết tắt.
- Thời gian dành cho câu 1 khoảng 10-15 phút.
CÂU 2 ( 3 điểm) – Bài văn nghị luận xã hội – Học sinh cần lưu ý
- Bố cục bài văn rõ ràng ( đầy đủ Mở bài – Thân bài – Kết bài)
- Xác định đúng dạng bài ( Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí hay Nghị luận về một hiện tượng
đời sống) để vận dụng đúng và đủ các bước nghị luận.
- Mở bài phải nêu được vấn đề nghị luận ( trích dẫn vấn đề)

- - Phần thân bài được trình bày thành nhiều đoạn văn, mỗi đoạn tương ứng với một ý được triển
khai  tuyệt đối không trình bày phần thân bài chỉ bằng một đoạn văn.
- - Cần nêu được một vài dẫn chứng.
- Chú ý tách các đoạn văn và trình bày rõ bằng cách xuống dòng – Chữ đầu của đoạn văn cách
lề khoảng 2-3 cm.
- Độ dài bài văn khoảng 400 từ độ 1 trang rưỡi đến 2 trang giấy thi (không quá 2 trang rưỡi )
Thời gian dành cho câu 2 khoảng 45 phút.
CÂU 3 ( 5 điểm) Bài văn nghị luận văn học – Học sinh cần lưu ý:
- Bố cục bài văn rõ ràng ( đầy đủ Mở bài – Thân bài – Kết bài)
- Mở bài phải nêu được vấn đề nghị luận ( trích dẫn đoạn thơ, hoặc giới thiệu nhân vật, hoặc
giới thiệu hình tượng, v.v )
- - Phần thân bài được trình bày thành nhiều đoạn văn, mỗi đoạn tương ứng với một ý được triển
khai ( theo dàn ý tổng quát của từng dạng bài)  tuyệt đối không trình bày phần thân bài chỉ
bằng một đoạn văn.
- - Chú ý không diễn nôm ý thơ, kể chuyện về nhân vật, sa vào kể lể tác phẩm…
Trang:14/34
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU BÙI THỊ KIM DUYÊN
- Chú ý tách các đoạn văn và trình bày rõ bằng cách xuống dòng – Chữ đầu của đoạn văn cách
lề khoảng 2-3 cm.
- Độ dài bài văn khoảng 1 đến trên dưới 2 tờ giấy thi ( ít nhất trên dưới 1 tờ giấy thi)
- Thời gian dành cho câu 3 khoảng 90 phút
.
Trang:15/34
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU BÙI THỊ KIM DUYÊN
B. MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO

I. NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ

Đề 1: Tình thương là hạnh phúc của con người.


Dàn ý:

Ý 1. Giải thích câu nói: Tình thương là hạnh phúc của con người.
- Tình thương: là tình cảm nồng nhiệt làm cho gắn bó mật thiết và có trách nhiệm với
người, với vật - Hạnh phúc: là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý
nguyện. (Từ điển tiếng Việt)
- Tại sao Tình thương là hạnh phúc của con người?
+ Tình thương khiến cho người ta luôn hướng về nhau để chia sẻ, thông cảm, đùm bọc
lẫn nhau.
+ Như vậy là thỏa mãn mọi ý nguyện, đã được hưởng sung sướng, hạnh phúc mà tình
thương mang lại.
Ý 2. Phân tích để khẳng định, chứng minh các biểu hiện, ý nghĩa của tình thương:
- Trong phạm vi gia đình:
+ Cha mẹ yêu thương con cái, chấp nhận bao vất vả, cực nhọc, hi sinh bản thân để nuôi
dạy con cái nên người. Con cái ngoan ngoãn, trưởng thành, cha mẹ coi đó là hạnh phúc
nhất của đời mình.
+ Trong đời người có nhiều nỗi khổ, nhưng con cái không nên danh nên phận hoặc hư
hỏng là nỗi đau lớn nhất của cha mẹ.
+ Con cái biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ, biết đem lại niềm vui cho cha mẹ, đó là
hiếu thảo, là tình thương và hạnh phúc.
+ Tình thương yêu, sự hòa thuận giữa anh em, giữa cha mẹ và con cái tạo nên sự bền
vững của hạnh phúc gia đình.
- Trong phạm vi xã hội:
+ Tình thương chân thành là cơ sở của tình yêu đôi lứa.

“Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo
Ngũ lục sông cũng lội, thất bát cửu thập đèo cũng qua”.

+ Tình thương là truyền thống đạo lí: Thương người như thể thương thân; tạo nên sự
gắn bó chặt chẽ trong quan hệ cộng đồng giai cấp, dân tộc. ( D/c: Chương trình Vòng tay

nhân ái, Trái tim cho em,…)
+ Tình thương mở rộng, nâng cao thành tình yêu nhân loại.( Thế giới – Việt Nam
hướng về những nạn nhân của sóng thần và động đất ở Nhật Bản…)
- Những tấm gương sáng trong lịch sử coi Tình thương là hạnh phúc của con người:
+ Vua Trần Nhân Tông trong một chuyến đi thăm quân sĩ đã cởi áo bào khoát cho
m
ột người lính giữa đêm đông lạnh giá.
Trang:16/34
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU BÙI THỊ KIM DUYÊN
+ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng chia sẻ ngọt bùi, cùng vào sinh ra tử
với tướng sĩ dưới quyền trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên –
Mông, giành thắng lợi vẻ vang cho dân tộc.
+ Người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi suốt đời đeo đuổi lí tưởng vì dân vì nước,
gác sang một bên những oan ức, bất hạnh của riêng mình.
+ Người thanh niên Nguyễn Tất Thành xuất phát từ lòng yêu nước thương dân trong
tình cảnh nô lệ nên đã rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Phương châm
sống đúng đắn của Người là: Mình vì mọi người. Bác luôn lấy tình yêu thương con người
làm mục đích và hạnh phúc cao nhất của cuộc đời mình.
Ý 3. Bình luận - Phê phán, bác bỏ:
- Khẳng định: Đó là một quan niệm nhân sinh cao quí
- Phê phán lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu tình thương, không biết quan tâm, chia sẻ, đồng
cảm và giúp đỡ người khác…
Ý 4. Bài học:
- Nhận thức:
- Rút ra bài học về phương châm sống: sống xứng đáng là con người có đạo đức, có nhân
cách và hành động vì tình thương.
- Tình thương là lẽ sống cao cả của con người. Tình thương vượt lên trên mọi sự khác
biệt giữa các dân tộc trên thế giới.
- Hành động:
- Để tình thương thực sự trở thành hạnh phúc của con người, mỗi chúng ta phải vươn lên

chống đói nghèo, áp bức bất công, chiến tranh phi nghĩa… để góp phần xây dựng một thế
giới hòa bình thịnh vượng…


Đề 2: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”
Ý kiến trên của nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về
việc tu dưỡng và học tập của bản thân.

Dàn ý:

Ý 1. Giải thích câu nói:
- Đức hạnh là đạo đức và tính nết tốt (Từ điển tiếng Việt)
- Đức hạnh được thể hiện qua lời nói và những việc làm cụ thể, qua mối quan hệ giữa
cá nhân với tập thể, xã hội…
- Hành động là thước đo phẩm giá của mỗi con người.
Ý 2. Phân tích, chứng minh: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”
- Từ xưa, nhân dân ta đã ca ngợi và đề cao những hành động thiết thực mang lại lợi ích
cho bản thân và xã hội:
+ Có những câu tục ngữ khẳng định ý nghĩa quan trọng của hành độngNói hay không
bằng cày giỏi”
Trang:17/34
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU BÙI THỊ KIM DUYÊN
+ Nhân dân cũng phê phán, chê cười những kẻ: “Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo,
làm như mèo mửa”; “Ăn thì ăn những miếng ngon, Làm thì chọn việc cỏn con mà làm”.
- Trong văn chương cũng như trong thực tế lịch sử có rất nhiều gương sáng hành động,
thể hiện phẩm chất cao quý của con người:
+ Chàng Thạch Sanh: thật thà, dũng cảm, giàu lòng thương người, sẵn sàng cứu giúp
kẻ bất hạnh.
+ Cậu bé làng Gióng: đánh đuổi giặc Ân ra khỏi bờ cõi, đem lại thái bình cho đất
nước.

+ Từ Hải trong Truyện Kiều: cứu Thúy Kiều thoát khỏi cuộc sống lầu xanh, giúp
nàng thực hiện công lí – báo ân báo oán.
+ Lục Vân Tiên: đánh tan bọn cướp cứu tiểu thư Kiều Nguyệt Nga.
+ Hai Bà Trưng: khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược nhà Hán.
+ Nguyễn Trãi: thực thi lời cha dạy theo phò tá Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh, làm nên
chiến thắng oanh liệt ngàn năm.
+ Anh hùng áo vải Nguyễn Huệ: đánh tan hai hơn hai mươi vạn quân Thanh đem lại
cuộc sống thanh bình cho dân.
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh: ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi xiềng
xích nô lệ, giành độc lập tự do, thành lập nên nước VNDCCH.
Ý 3. Bình luận - Phê phán, bác bỏ:
- Ý kiến có ý nghĩa như kim chỉ nam cho mỗi con người trong cuộc sống, hướng con
người sống trung thực và tích cực.
- Phê phán những lối sống, những hành động biểu hiện không xứng đáng là một con
người đức hạnh: sống vị kỉ, chỉ nghĩ cho riêng mình, sống vô bổ, đua đòi, giả dối
Y4. Bài học :
- Hành động thiết thực của tuổi trẻ ngày nay là không ngừng học tập, tu dưỡng và rèn
luyện để nâng cao trình độ hiểu biết để đáp ứng yêu cầu của xã hội, xứng đáng là người
vừa có tài vừa có đức.
- Hành động còn là dám nhìn thẳng vào những khuyết điểm để sửa chữa, khắc phục để
vươn lên, có tinh thần cầu tiến để thể hiện phẩm chất và đức hạnh của bản thân.

ĐỀ 3: Ý kiến của anh/ chị về phương châm: “ Học đi đôi với hành”.

DÀN Ý

Ý 1: Giải thích câu nói:
+ Học: học lí thuyết từ sự hướng dẫn của thầy cô, hay tự học từ sách vở, bạn bè, cuộc
sống…
học có nhiều loại: học văn hoá, kiến thức khao học, học nghề,…

mục đích: trang bị những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp để tham gia vào mọi
hoạt động xã hội, mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
+ Hành:
Trang:18/34
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU BÙI THỊ KIM DUYÊN
• Đem những cái đã học vào thực tế để kiểm tra độ đúng – sai, làm cho nó sinh
động thêm.
• Có nhiều cấp độ: bắt chước, làm lại theo trí nhớ, sáng tạo hoạt động mới… tuỳ
thuộc vào trình độ tri mà ta học được và điều kiện mà ta có để thực hành.
Ý 2.Phân tích- chứng minh:
- Gớt: Mọi lí thuyết đều là màu xám…lí thuyết đi vào thực tế, được thực hành sẽ trở nên
sinh động, hiệu quả , ý nghĩa…
Công việc của người nông dân khác với công việc trên đồng ruộng khác với công việc
của kĩ sư nông nghiệp trong phòng thí nghiệm.
Công nhân làm việc khác với các nhà khoa học.
Ý 3.Bình luận vấn đề:
+ Là một phương châm đúng.
+ Là hai mặt thống nhất và bổ sung cho nhau.
+ Học đóng vai trò quyết định, nhưng học mà không thực hành thì học chỉ là vô ích.
+ Chỉ lo thực hành mà không học lí thuyết thì không nắm được bản chất sự vật, dễ ấu trĩ,
duy ý chí.
Ý4. Rút ra bài học:
- Cần kết hợp giữa lí thuyết và thực hành thì kiến thức mới trở nên thiết thực, có ích,
giúp nắm vững tri thức, rèn luyện kĩ năng thực tế.
- Đây là phương pháp học mang lại hiệu quả cao, cần được áp dụng sâu rộng vào việc
học tập.


ĐỀ: 4: "Một quyển sách tốt là một người bạn hiền"
Hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên.


DÀN Ý


Ý1. Giải thích
- Thế nào là sách tốt ? tại sao ví sách tốt là người bạn hiền?
+ Sách tốt là loại sách mở ra co ta chân trời mới, giúp ta mở mang kiến thức về nhiều
mặt: cuộc sống, con người, trong nước, thế giới, đời xưa, đời nay, thậm chí cả những dự
định tương lai, khoa học viễn tưởng.
+ Bạn hiền đó là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những nỗi niềm trong cuộc sống, giúp
ta vươn lên trong học tập, cuộc sống. Do tác dụng tốt đẹp như nhau mà có nhận định ví
von "Một quyển sách tốt là một người bạn hiền".
Ý 2. Phân tích, chứng minh vấn đề
- Sách tốt là người bạn hiển kể cho ta bao điều thương, bao kiếp người điêu linh đói khổ
mà vẫn giữ trọn vẹn nghĩa tình:
- Ví dụ để hiểu được số phận người nông dân trước cách mạng không gì bằng đọc tác
ph
ẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Lão Hạc của Nam Cao…
Trang:19/34
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU BÙI THỊ KIM DUYÊN
- Sách cho ta hiểu và cảm thông với bao kiếp người, với những mảnh đời ở những nơi xa
xôi, giúp ta vươn tới chân trời của ước mơ, ước mơ một xã hội tốt đẹp.( Sách và Măc-
xim Gorki)
- Sách giúp ta chia sẻ, an ủi những lúc buồn chán: Truyện cổ tích, thần thoại, Truyện
Kiều )
Ý3. Bình luận - Bàn bạc, mở rộng vấn đề
- Trong xã hội có sách tốt và sách xấu, bạn tốt và bạn xấu.
Ý 4. Bài học - phương hướng bản thân
- Liên hệ với thực tế, bản thân: Thói quen đọc sách, biết chọn lựa sách để đọc, vun đắp
tình yêu với sách…


Đề 5.
Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về
câu nói: “Thất bại là mẹ thành công”.
Gợi ý
Ý 1. Giải thích
Câu nói hàm chứa triết lý sống, cách sống mạnh mẽ: thất bại không được nản lòng,
sau mỗi lần thất bại giúp ta tiến đến thành công
Ý 2. Phân tích, Chứng minh
- Trong cuộc đời mỗi con người, ai mà không có lần thất bại trong công việc, nhưng
dừng vì thất bại (dù tới vài lần liên tiếp) mà nản lòng.
- Trong cuộc sống: học tập, lao động, thể thao, khoa học… Có thất bại rồi mới có kinh
nghiệm và rút ra bài học sau mỗi lần thất bại để sửa đổi lại lối suy nghĩ, cách làm việc và
từ đó giúp ta tiến gần đến sự thành công.
- Có được những thành công trong cuộc sống chính là biết đi lên từ những thất bại
* Dẫn chứng: chọn 1 vài dẫn chứng ( Ê-đi-xơn, Ma-ri Cui-ri đã phải làm đi làm lại hàng
nghìn thí nghiệm – Walt Disney từng bị sa thải vì thiếu ý tưởng, nếm mùi phá sản trước
khi sáng tạo nên Disney Land, Lép Tôn –xtôi từng bị đình chỉ đại học vì vừa không có
khả năn vừa thiếu ý chí học tập trước khi trở thành nhà văn vĩ đại của nước Nga và cả
nhân loại; Ngô Bảo Châu từng thi hỏng trong kì thi tuyển vào lớp chuyên Toán THCS
Trưng Vương, có lúc tưởng như bế tắc trong chứng minh Bổ đề cơ bản cho đại số Lie của
Langlands trước khi nhận giải thưởng Fields, v.v…)
Ý 3. Bình luận
- Câu nói bao hàm một nhân sinh quan tích cực, một lời khuyên đúng đắn: sống mạnh
mẽ, lạc quan và luôn có niềm tin vào mục đích sống tốt đẹp.
- Câu nói có ý nghĩa an ủi con người khi gặp thất bại, truyền cho ta niềm tin để phấn đấu
vươn tới thành công.
- Tuy nhiên cần cảnh giác, đôi khi nó làm con người bằng lòng, an phận, tự lừa dối mình,
không coy1 chí vươn lên khi thất bại.
Ý 4: Bài học:

Trang:20/34
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU BÙI THỊ KIM DUYÊN
- Nhận thức: Không có thất bại, vấn đề là con người có biết học cách thành công sau
những thất bại hay không? Phải biết cách đứng dậy sau những vấp ngả; phải có khát vọng
thành công.
- Hành động:Khi thất bại, phải tìm ra nguyên nhân, xem xét năng lực, thời cơ và những
điều kiện và cần chuẩn bị tốt hơn cho những lần sau để tránh thất bại.

Đề 6.
Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về
câu ngạn ngữ Hi Lạp:
“Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào”.

Gợi ý
* Ý 1. Giải thích câu ngạn ngữ.
- Học hành là quá trình học và thực hành để mở mang kiến thức, nâng cao trình độ hiểu
biết của mỗi người.
-rễ đắng và quả ngọt là hình ảnh ẩn dụ chỉ công lao học hành và kết quả học tập.
 Câu ngạn ngữ thể hiện nhận thức sâu sắc về qui luật của học vấn và vai trò quan
trọng của việc học hành đối với mỗi người.
*Ý 2. Phân tích, Chứng minh câu ngạn ngữ.
-Học hành có những chùm rễ đắng cay: tốn thời gian, công sức ; bị quở mắng; thi
hỏng…Quá trình học tập có những khó khăn, gian nan, vất vả.
-Vị ngọt của quả tri thức: niềm vui, niềm tự hào của gia đình; những khát vọng mới
mẻ, sự thành công của bản thân trên con đường lập nghiệp.
-Chấp nhận đắng cay giai đoạn đầu để sau đó hưởng thành quả tốt đẹp lâu dài.
(Lấy dẫn chứng từ cuộc đời của các nhà văn, nhà khoa học…)
*Ý 3. Bình luận câu ngạn ngữ.
- Đánh giá: Câu nói bao hàm một nhận thức đúng đắn, một lời khuyên tích cực: nhận
thức được quá trình chiếm lĩnh tri thức, mỗi người cần có bản lĩnh, chủ động vượt qua

khó khăn để thu nhận được thành quả tốt đẹp trong học tập.
- Phê phán: Trong thực tế, nhiều người lười biếng không chịu khó học hỏi, trau dồi kiến
thức, không biết biến nhựa đắng thành quả ngọt dâng cho đời.
Ý 4: Bài học:
-
- Nhận thức được qúa trình chiếm lĩnh tri thức, mỗi người cần có bản lĩnh, chủ động vượt qua khó khăn để thu nhận
được thành quả tốt đẹp trong học tập.
- Hành động: học tập có phương pháp và luôn phấn đấu không ngừng nghỉ để thu hoạch những quả ngọt cho bản thân
và cho cuộc đời.
(Học sinh có sự lí giải khác nhau nhưng cần hợp lí và có sức thuyết phục cao)


Đề 7.
Trang:21/34
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU BÙI THỊ KIM DUYÊN
Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý
kiến của nhà văn Ban-dắc:
“Khi công nhận cái yếu của mình, con người trở nên mạnh mẽ”.


Gợi ý
* Ý 1. Giải thích ý kiến.
- Công nhận cái yếu của mình tức là con người có đủ dũng cảm, trung thực và năng
lực nhận thức để kiểm điểm bản thân một cách khách quan, toàn diện.
- Điều ấy giúp con người có nghị lực, trưởng thành “trở nên mạnh mẽ”
*Ý 2. Phân tích, Chứng minh ý kiến.
- Trong mỗi con người, ai cũng có những thế mạnh và yếu.
- Con người sẽ trở nên mạnh mẽ khi nhận thức, kiểm điểm bản thân một cách
nghiêm túc, trung thực.
- Vấn đề này đã được chứng minh trong thực tiễn cuộc sống ở nhiều lĩnh vực, trong

những hoàn cảnh khác nhau (đưa dẫn chứng cụ thể)

*Ý 3. Bình luận ý kiến.
- Vấn đề đặt ra đúng đắn, sâu sắc, có ý nghĩa định hướng cho con người trong nhận thức,
lối sống.
- Phê phán những kẻ luôn tự cao tự đại, không biết mình, bảo thủ…
- Đây không phải chỉ là vấn đề đặt ra với cá nhân mà còn có ý nghĩa với cả tập thể, quốc
gia, dân tộc.
Ý 4: Bài học:
- Nhận thức: Khi công nhận cái yếu của bản thân, cá nhân không tự cao, tự đại, biết ứng
xử một cách khiêm tốn, đúng mực; biết nhìn nhận mọi người xung quanh một cách khách
quan, đúng đắn; biết học tập vươn lên.
- Hành động: liên hệ bản thân (Học sinh có sự lí giải khác nhau nhưng cần hợp lí và có
sức thuyết phục cao)


Đề 8.
“Điều gì có thể theo đuổi suốt cuộc đời” – Khổng Tử đáp: “Chỉ có lượng thứ mà
thôi”.
Từ những câu trả lời trên, anh/chị hãy trình bày trong một đoạn văn ngắn
(không quá 400 từ) suy nghĩ của mình về sự lượng thứ, lòng khoan dung trong cuộc
sống của mỗi con người.
Gợi ý
* Ý 1. Giải thích.
Trang:22/34
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU BÙI THỊ KIM DUYÊN
- Lời đáp của Khổng Tử cho thấy sự lượng thứ, khoan dung chính là cách ứng xử độ
lượng, vị tha, biết hy sinh, nhường nhịn đối với người khác, biết bỏ qua những lỗi lầm
của người khác gây ra cho mình hoặc cho xã hội.
*Ý 2. Phân tích, Chứng minh.

- Nhờ có lượng thứ, khoan dung làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp, con người
sống gần gũi đáng yêu hơn. (đưa dẫn chứng minh họa)
- Song lượng thứ, khoan dung cũng không phải là sự đồng nhất với nhu nhược
hoặc bao che, dung túng, đồng tình với những khuyết điểm của người khác.
*Ý 3. Bình luận.
- Lời Khổng tử chứa đựng một quan niệm nhân sinh cao đẹp, nhân đạo.
- Trong cuộc sống xã hội hiện đại ngày nay, nhiều người trở nên vô cảm, dửng dưng
thiếu trách nhiệm và quên đi những truyền thống đạo lí tốt đẹp. Những con người ấy cần
bị lên án.
* Ý 4: Bài học:
- Nhận thức: - Lượng thứ, khoan dung là một phẩm chất cao đẹp, một ứng xử cao thượng
cần được thực hiện và ca ngợi.
- Mỗi học sinh cần phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ văn hóa, tri thức để có
sự hiểu biết phong phú, biết sống vị tha, bao dung hơn.
Hành động: Tích cực thực hành và bồi đắp lẽ sống khoan dung, sự lượng thứ từ những
việc nhỏ xung quanh mình, với những người thân của mình; tích cực tham gia các hoạt
động của cộng đồng, xã hội.





Đề 9: Anh / chị nghĩ như thế nào về câu nói:
“Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”
( Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm)

Gợi ý

Ý 1: Làm rõ ý tưởng của câu nói :
- giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội .

- Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước
khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan.
Ý 2: Bàn luận ( Phân tích – chứng minh) :
- Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp,
sống thật đẹp và hào hùng.( Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc, Nguyễn Viết Xuân “
nhằm thẳng quân thù mà bắn”…)
Trang:23/34
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU BÙI THỊ KIM DUYÊN
- Dù trong hoàn cảnh nào, khi con người không cúi đầu trước thử thách, con người sẽ
trưởng thành và nhân cách sẽ tỏa sáng ( Ngô Bảo Châu và công trình nghiên cứu về Bổ
đề cơ bản…, )
Ý 3: Bình luận:
- Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực : sống không sợ gian nan , thử thách
, phải có nghị lực và bản lĩnh.

Câu nói ngắn gọn nhưng cô đúc, có nghĩa giáo dục sâu sắc
đối với thế hệ trẻ.
- Phê phán lối sống hèn nhát, cầu an, ngại khó…
- Ý 4: Bài học:
- Nhận thức: Gian nan là thử thách của cuộc đời, con người được tôi luyện trong thử
thách sẽ trưởng thành.
- Phương hướng của bản thân: dám nghĩ – dám làm, phải năng động, phải rèn luyện tu
dưỡng những phẩm chất cần có ở những con người của thời đại mới có khả năng vượt
qua mọi thử thách để thành công.


Đề 10 : Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của bản thân về ý kiến sau đây:
“ Học cách đồng cảm và sẻ chia là cánh cửa dẫn đến thiên đường”.

Gợi ý

Ý 1. Giải thích :
- Đồng cảm: biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, đặt mình vào hoàn
cảnh của người khác để hiểu và cảm thông với họ.
- Sẻ chia: cùng người khác san sẻ vui buồn, những trạng thái tình cảm, tâm hồn với nhau;
cả sự chia sẻ những khó khăn về vật chất, giúp nhau trong hoạn nạn…
- Học cách đồng cảm và sẻ chia là cánh cửa dẫn đến thiên đường: khi ta học được cách
đồng cảm và chia sẻ tức biết sống vì người khác cũng là lúc mình nhận được niềm vui;
ta cảm thấy cuộc đời này thật tuyệt vời. Nếu ai cũng biết “học cách đồng cảm và sẻ
chia”, trái đất này sẽ thật là “ thiên đường”.
Ý 2. Phân tích, chứng minh…
- Những biểu hiện của đồng cảm, sẻ chia
+ Về vật chất: giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn
+ Về tinh thần: ánh mắt, nụ cười, lời an ủi, chúc mừng, sự im lặng
+ Về công sức v.v…
- Sự đồng cảm ,sẻ chia được thể hiện tronng nhũng mối quan hệ khác nhau giữa người và
người: gia đình , học đường, tập thể, xã hội, toàn cầu….
* Dẫn chứng: Các chương trình “ Mái ấm tình thương”, “ Thắp sáng ước mơ”, “
Mùa hè xanh”, “ Tiếp sức mùa thi”, câu chuyện về Nguyễn Hữu Ân, “ Ước mơ của
Thúy” v.v…
Ý 3: Bình luận
- Ý nghĩa, tác dụng của đồng cảm và sẻ chia trong cuộc sống :
+
Đối với người nhận…
Trang:24/34
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU BÙI THỊ KIM DUYÊN
+ Đối với người dành cho…
+ Đồng cảm, sẻ chia và xã hội ngày nay…
 Cuộc sống sẽ đẹp vô cùng khi con người biết đồng cảm, sẻ chia. Đó cũng là truyền
thống tốt đẹp của dân tộc ta.
-Phê phán bệnh vô cảm, lối sống ích kỉ, sống thiếu trách nhiệm với đồng loại, với cộng

đồng ở một số người.
Ý 4: Bài học:
- Nhận thức: Đồng cảm, sẻ chia giúp con người thêm sức mạnh để vượt qua những thử
thách, những nghịch cảnh của cuộc đời. Đó cũng là một trong những phẩm chất “người”,
kết tinh giá trị nhân văn cao quý ờ con người.
- Hành động: phải học cách đồng cảm, sẻ chia  phân biệt đồng cảm, sẻ chia với sự
thương hại, ban ơn…Ai cũng có thể đồng cảm, sẻ chia với những người quanh mình với
điều kiện, khả năng có thể của mình.

Đề 11: Trong truyện ngắn Đời thừa, nhà văn Nam Cao viết:
“ Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ.
Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình”
Hãy trình bày suy nghĩ của anh/ chị về quan niệm trên.

Gợi ý
Ý 1. Giải thích:
- Quan niệm về “ kẻ mạnh”; được diễn đạt qua cách nói hình ảnh :
+ không phải là “ giẫm lên vai kẻ khác” : sức mạnh của con người không chỉ đo
bằng sức mạnh cơ bắp, ỷ vào sức mạnh cơ bắp mà lấn ép, chà đạp người khác.
+ mà là “ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình”: Sức mạnh con người được đo bằng
chính tình yêu thương, bằng hành động cao đẹp của lòng vị tha.
- Ý nghĩa câu nói: “ Kẻ mạnh”, theo Nam Cao là người biết giúp đỡ người khác, nâng đỡ
người khác vươn lên, luôn sống vì người khác…Đó là người có nhân cách đáng quý,
đáng được trân trọng.
Ý2. Bàn luận về những biểu hiện của “ kẻ mạnh” trong cuộc sống ( Phân tích –
Chứng minh)
- Trong quan hệ gia đình: yêu thương, trách nhiệm, hy sinh ( d/c)
- Trong quan hệ bạn bè: giúp đỡ cùng tiến bộ, chia sẻ khó khăn, điểm tựa tinh thần… (
d/c)
- Trong quan hệ xã hội: bênh vực kẻ yếu, giúp đỡ người hoạn nạn, hành động nghĩa hiệp

chống cái ác… (d/c)
- Với bản thân: dám đương đầu với khó khăn, thử thách, vượt lên nghịch cảnh…( d/c)
Ý 3. Bình luận:
- Câu nói chứa đựng một quan niệm đúng đắn và sâu sắc về nhân cách, về lẽ sống; đặt ra
vấn đề trách nhiệm của mỗi người đối với đồng loại, với cuộc sống.
Trang:25/34
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU BÙI THỊ KIM DUYÊN
- Đặt trong bối cảnh cuộc sống ngày nay, câu nói trên càng có ý nghĩa – khi mà nạn bạo
hành trong gia đình, nạn bạo lực trong học đường, nạn côn đồ hoành hành … đang là
những vấn đề bức xúc của xã hội.
- Phê phán lối sống ích kỉ, giẫm đạp lên cuộc sống người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ,
hiếu thắng của mình.

Ý 4. Bài học:
- Biết yêu thương, giúp đỡ, cảm thông mọi người xung quanh; định hướng cho mình một
quan niệm sống tốt đẹp.
- Có ý thức rèn luyện ý chí, nghị lực, sức mạnh… để bản thân có thể vượt qua những khó
khăn thử thách trong cuộc sống.Từ đó, có thể hoàn thiện nhân cách, có khả năng giúp đỡ
người khác, sẽ được mọi người yêu mến và tôn trọng.

II. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

ĐỀ 1: Suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích
trong giáo dục?

Dàn ý
I/ Mở bài:
- Tầm quan trọng của Giáo dục
- Thực trạng của giáo dục nước ta hiện nay
- Vì thế cuộc vận động : nói khồn với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo

dục đang được xã hội quan tâm
II/. Thân bài:
1. Giải thích:
-“ Tiêu cực trong thi cử” : Là những hành vi gian lận trong thi cử như: thí sinh
mang những tài liệu hoặc những thiết bị không được cho phép vào phòng thi
- “ Bệnh thành tích trong giáo dục”: là những danh hiệu thi đua của Thầy và trò,
giữa các lớp, các trường và các phòng ban với nhau gây nên hiện tượng điểm ảo, thành
tích ảo, không phản ánh đúng khả năng và trình độ.
2. Phân tích, chứng minh
*
Nguyên nhân
của bệnh thành tích:

+ học sinh học kém nhưng vẫn mong có tiếng là" học giỏi"
+ thầy cô muốn có tiếng tăm là "thầy giỏi"
=> căn bệnh " thành tích" xuất hiên nhằm đáp ưng nhu cầu đó

* Hậu quả: là hiện tượng xấu để lại hậu quả nghiên trọng cho ngành Giáo dục
- Đối với học sinh: học sinh ỷ laịi, không phát huy được năng lực học tập, không có
đọng lực học, không tiếp thu đựoc tri thức, ảnh hưởng đến chất lượng
- Đối với giáo viên: mất đi lương tâm, nghề nghiệp, không có động lực để dạy,
không có sáng kiến đổi mới phương pháp dạy học.
-
Đối với giáo dục: giáo dục trì trệ, chậm phát triển

×